Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm hệ thống đánh giá kpi ứng dụng cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.92 KB, 20 trang )

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ
KPI ỨNG DỤNG CHO DOANH NGHIỆP


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
I. TỔNG QUAN VỀ KPI VÀ PHẦN MỀM KPI...........................................................2
1. KPI............................................................................................................................. 2
1.1. Khái Niệm KPI...................................................................................................2
1.2. Mục Đích Sử Dụng KPI.....................................................................................2
1.3. Đặc Điểm Chỉ Số KPI.........................................................................................3
2. Phần mềm KPI..........................................................................................................3
2.1. Tìm hiểu về phần mềm KPI...............................................................................3
2.2. Ưu, nhược điểm của phần mềm KPI.................................................................3
II. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM IHCM..........................................................................5
III. HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KPI TRÊN PHẦN MỀM iHCM..................................6
1. Xác định mẫu KPI....................................................................................................6
2. Thiết lập KPI.............................................................................................................7
3. Quản lý KPI............................................................................................................. 10
3.1. Danh sách KPI..................................................................................................10
3.2. Dữ liệu KPI.......................................................................................................11
3.3. Thông tin KPI...................................................................................................13
4. Duyệt kết quả KPI:.................................................................................................14
5. Báo cáo KPI.............................................................................................................15
5.1. Báo cáo KPI nhân viên.....................................................................................15
5.2. Báo cáo KPI tổng hợp:.....................................................................................15
KẾT LUẬN.....................................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................18


MỞ ĐẦU


Một tổ chức muốn vận hành tốt khi và chỉ khi nó được quản lý hiệu quả. Trong đó,
cơng tác quản lý nguồn nhân lực, đặc biệt là công tác đánh giá hiệu quả hoạt động là một
trong những chức năng quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Có thể nói rằng việc đánh
giá hiệu quả cơng việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người sử dụng lao động và
người lao động. Nó giúp cho người sử dụng lao động biết được mức độ hoàn thành công
việc của người lao động để đánh giá, đãi ngộ và đào tạo phù hợp tạo động lực thúc đẩy
người lao động. Bên cạnh đó, đánh giá hiệu quả cơng việc cũng giúp người lao động nhận
thức về năng lực hiện có và là động lực phấn đấu hồn thành công việc tốt hơn nữa. Vấn
đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để đánh giá chính xác, khách quan hiệu
quả cơng việc của người lao động…Về cơ bản đánh giá hồn thành cơng việc thường
mang tính cảm tính chưa đánh giá đúng năng lực, hiệu quả làm việc của người lao động.
Do đó, nó khơng những chưa phát huy vai trò động lực mà còn tiềm ẩn nhiều xung đột
trong nội tại doanh nghiệp. Tôi cho rằng, để đánh giá hiệu quả công việc khách quan và
chính xác bên cạnh việc phải có cách thức, phương pháp đánh giá hiệu quả công việc phù
hợp doanh nghiệp cần sử dụng chỉ số đánh giá hiệu quả cơng việc theo KPI. Vì thấy được
sự quan trọng của việc xây dựng chỉ số KPI nên nhóm chúng em đã làm đề tài “Nghiên
cứu cách sử dụng phần mềm hệ thống đánh giá KPI sử dụng chp doanh nghiệp”.

1


NGHIÊN CỨU CÁCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ KPI SỬ
DỤNG CHO DOANH NGHIỆP

I. TỔNG QUAN VỀ KPI VÀ PHẦN MỀM KPI
1. KPI
1.1. Khái Niệm KPI
KPI là từ viết tắt của Key Performance Indicator (chỉ số hiệu suất công việc). KPI là
công cụ đo lường và là chỉ số đánh giá công việc hiệu quả thông qua tỉ lệ, số liệu, chỉ tiêu
định lượng để đánh giá hoạt động của các tổ chức hay các bộ phận của cơng ty/doanh

nghiệp/cá nhân. Mỗi bộ phận sẽ có một chỉ số KPI khác nhau nhằm đánh giá khách quan
hiệu quả làm việc của mỗi bộ phận.
Thông thường, KPI được đo lường, đánh giá dựa trên 3 chỉ số cơ bản mà mỗi cá nhân,
tổ chức khi tiến hành xây dựng KPI đều cần nắm rõ:
- KRP: chỉ số biểu thị cho kết quả cốt yếu, phản ánh được kết quả từ sự kết hợp giữa
nhiều hành động khác nhau. Thông qua chỉ số KRP giúp chúng ta có thể xác định được
doanh nghiệp có đang thực sự đi đúng hướng hay không. Chỉ số này thường được sử
dụng để đo lường giá trị dài hạn, theo tháng, quý mà không chi tiết và cụ thể như KPI.
- PI: Chính là chỉ số về hiệu suất giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc
tuân thủ theo chiến lược kinh doanh đã đề ra. Thông qua chỉ số PI giúp bổ sung cho KPI
một cách hiệu quả. Chỉ số này thường bao gồm một số vấn đề được đề cập như: tỷ lệ tăng
doanh thu so với 10% khách hàng thuộc nhóm đầu, hay số lượng đề suất của từng nhân
viên trong 30 ngày đã qua, hoặc những khiếu nại xuất phát từ khách hàng chủ chốt,…
- RI: chỉ số kết quả giúp tổng kết các hoạt động, cũng như những hoạt động tài chính.
Từ những kết quả tổng hợp này giúp doanh nghiệp xác định được đâu là yếu tố cần cải
thiện, quản lý nên xem xét các yếu tố tác động nào tới kết quả cuối cùng. Đối với chỉ số
này bao gồm có 3 yếu tố chính là: lợi nhuận rịng có được từ sản phẩm chính, số lượng
bán hàng của ngày hôm trước và những khiếu nại từ chính những khách hàng chủ chốt.
1.2. Mục Đích Sử Dụng KPI
Việc sử dụng KPI trong đánh giá thực hiện cơng việc nhằm mục đích:
- Đảm bảo người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả cơng việc
của từng vị trí chức danh cụ thể.
- Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao
hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.

2


- Đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu
quả hơn…

1.3. Đặc Điểm Chỉ Số KPI
- Đầu tiên, KPI phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đặt mục tiêu “trở thành doanh nghiệp có hiệu suất lợi nhuận cao
nhất trong ngành”, các chỉ số KPI sẽ xoay quanh lợi nhuận và các chỉ số tài chính. “Lợi
nhuận trước thuế” và “Vốn/tài sản cổ đơng” là những chỉ số chính. Tuy nhiên nếu doanh
nghiệp đưa ra chỉ số “Tỉ lệ phần trăm lợi nhuận dành cho các hoạt động xã hội”, chỉ số
này không phải là KPI.
- Thứ hai, KPI là những thước đo có thể lượng hóa được.
Chỉ số KPI chỉ có giá trị khi được xác định và đo lường một cách chính xác. Ví dụ
“Sản phẩm được u chuộng nhất của mọi gia đình” – đây khơng phải là chỉ số KPI do
khơng có cách nào đó lường được sự yêu chuộng nhất hay so sánh sự yêu chuộng với các
doanh nghiệp khác.
Việc xác định rõ các chỉ số KPI và theo sát các chỉ số này phải chặt chẽ. Đối với KPI
“tăng doanh số và lợi nhuận” cần làm rõ các vấn đề như đo lường theo số hợp đồng, số
khách hàng, doanh thu được tính theo giá niêm yết hay giá bán thực tế.
- Thứ ba đó là mỗi KPI cần phải có mục tiêu rõ ràng.
Cần phải đặt ra định nghĩa cho mỗi chỉ số KPI, ví dụ như chỉ số “hiệu quả quảng cáo
tuyển dụng”, chỉ số này được định nghĩa bằng tổng chi phí/tổng số ứng viên, từ đó sẽ xác
định xem để thu được một ứng viên doanh nghiệp mất bao nhiêu đồng, sau đó đặt mục
tiêu cho chỉ số KPI ví dụ như “Tăng hiệu quả quảng cáo tuyển dụng thêm 10% trong
năm 2014”.
2. Phần mềm KPI
2.1. Tìm hiểu về phần mềm KPI
Phần mềm KPI là một hệ thống đo lường và đánh giá hiệu quả công việc, giúp doanh
nghiệp có thể thiết kế hệ thống chỉ tiêu hiệu suất trọng yếu. Cập nhật số liệu cho các chỉ
tiêu, trình bày báo cáo thực hiện nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc
bộ phận chức năng hay cá nhân. Thường thì mỗi phịng ban sẽ có một bản mơ tả cơng
việc, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng vị trí mà nhân viên phải thực hiện. Dựa trên cơ
sở đó, nhà quản lý sẽ đưa ra các chỉ số để đánh giá hiệu quả thực hiện cơng việc của nhân
viên. Từ đó có chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân, khuyến khích phù hợp cho từng

nhân viên.
2.2. Ưu, nhược điểm của phần mềm KPI
- Về ưu điểm:

3


 Phần mềm KPI mang đến cái nhìn nhanh chóng về một mục tiêu cụ thể trong một
dự án hay hoạt động của doanh nghiệp. Phần mềm thường dưới định dạng những con số
cụ thể, định lượng đi kèm dữ liệu. Điều này giúp cho các nhà quản lý dễ dàng đọc, hiểu
và quyết định định hướng hành động.
 KPI cịn giúp thành tích của cá nhân, tập thể được đánh giá trực quan hơn. Theo đó,
bộ phận nhân sự sẽ dễ dàng triển khai khen ngợi, tuyên dương, động viên tinh thần làm
việc của nhân viên.
 Với tính năng thơng minh, phần mềm KPI có cơng đoạn nhập liệu đơn giản hơn.
Chỉ cần nhập các thống số ban đầu một lần duy nhất để tính KPI theo ngày, tuần, tháng.
 Có thể áp dụng KPI cho nhiều nhân viên cùng một lúc hoặc cho từng nhân viên.
Thay vì phải chọn từng nhân viên rồi giao dùng chỉ tiêu, sau đó lại phải nhập lại kết quả
hồn thành của từng nhân viên vào file excel để tính KPI thì phần mềm sẽ giúp tiết kiệm
tới 70% thời gian nhập dữ liệu và tính tốn thủ cơng.
- Về nhược điểm:
 Khi triển khai xây dựng, do nhiều lý do mà các chỉ số KPI có thể khơng đáp ứng
được các tiêu chí SMART. Vì thế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quy trình và hiệu quả quản
lý nhân sự của doanh nghiệp.
 KPI nếu mơ hồ, khơng có tính đo lường thì sẽ khiến nhân viên lạc lối, mấy ý chí
phấn đấu trong suốt quá trình thực hiện.
 Nếu xây dựng KPI thiếu chính xác sẽ trở thành những chỉ số vượt quá tầm với
khiến cho nhân viên sẽ rơi vào tình trạng chán nản bởi dù thực hiện hết mình vẫn khơng
thể đạt được KPI.
2.3. Lợi ích khi sử dụng phần mềm KPI

-Tự thiết lập hệ thống chỉ tiêu KPI các cấp độ từ công ty đến với từng cá nhân
-Tự thiết lập và phân quyền linh hoạt cho các tài khoản từ thiết kế, nhập, duyệt, kiểm
tra và theo dõi số liệu
-KPI cịn giúp đơn giản hóa việc nhập/ xuất dữ liệu khi thiết kế và xây dựng các chỉ
tiêu một cách đơn giản bằng cách tạo trực tiếp hoặc bằng các biểu mẫu excel được chuẩn
hóa
-Mục tiêu hàng năm được tập trung thực hiện và theo dõi quá trình thực hiện. Giúp
doanh nghiệp nắm được tiến độ thực hiện kế hoạch chiến lược cả năm.
-Xác định quá trình và các công việc cần thiết, đảm bảo đạt được mục tiêu cho từng
vai trị, nhóm, bộ phận và các tổ chức trong doanh nghiệp.

4


-Đảm bảo đánh giá dựa trên các tiêu chí đo lường được, căn cứ trên các tiêu chí khách
quan. Giúp lãnh đạo công ty hiểu hơn về các nhân viên của mình. Nhân viên sẽ thấy rõ về
hiệu quả làm việc cũng như chính sách khen thưởng đúng người, đúng việc.
-Tiết kiệm tới 70% thời gian nhập dữ liệu và tính tốn thủ cơng.

II. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM IHCM
Hệ thống quản trị hiệu suất iHCM tối ưu hóa nhân lực, điều hướng kết quả kinh
doanh
Nhân sự luôn được xem là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong doanh
nghiệp. Với quy trình quản lý hiệu suất, nhiều doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy nhân viên
tiềm năng, tận tâm với cơng việc; tuy nhiên cũng có doanh nghiệp khơng tận dụng hết
nguồn nhân lực mà mình có, thời gian và sự nỗ lực của nhân viên bị lãng phí vào những
cơng việc khơng sinh lợi nhuận, ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế trong doanh
nghiệp.
Nhà lãnh đạo đều hiểu được tầm quan trọng của nhân lực trong chiến lược xây dựng
và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải làm cách nào để tối ưu hóa

được hiệu suất làm việc của nhân viên, quản lý và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả?
Có cơng cụ nào giúp được các nhà quản lý trong quá trình này?

iHCM - Khơi dậy tiềm năng, nâng tầm doanh nghiệp

5


iHCM - Giải pháp Nâng tầm doanh nghiệp
Thấu hiểu kỳ vọng của các nhà lãnh đạo đang tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ hiệu quả
cho doanh nghiệp mình đồng thời bám sát nhu cầu thực tế của thị trường nhân sự Việt
Nam. Hyperlogy đã cho ra đời "Hệ thống quản trị hiệu suất iHCM", là phần mềm đầu
tiên tại Việt Nam đi theo xu hướng quản trị hiện đại với nhiều ứng dụng hữu ích giúp các
nhà lãnh đạo hoạch định quản trị nhân lực khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
Quản trị theo mục tiêu, xu hướng quản trị hiện đại mà iHCM áp dụng, hiện đang được
nhiều công ty trên thế giới như Google, Apple, Microsoft, Metro Cash & Carry,.... sử
dụng để quản trị và phát triển doanh nghiệp, xây dựng những quy trình chuẩn, giảm bớt
thủ tục hành chính, tập trung hướng tới đạt những mục tiêu trong doanh nghiệp.
iHCM - Human Capital Management - Quản trị nhân lực chính là Quản trị doanh
nghiệp
Vậy điều gì tạo nên một iHCM khác biệt với những phần mềm quản lý nhân sự đang
có mặt trên thị trường? iHCM không phải phần mềm quản lý nhân sự, mà iHCM mang
đến một giải pháp quản trị tồn diện, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. iHCM không chỉ dành
cho tổ chức/doanh nghiệp lớn (Phiên bản Enterprise PLUS, Advanced) mà doanh
nghiệp vừa và nhỏ (Phiên bản Enterprise) đều có thể sử dụng phần mềm quản trị hiệu
suất iHCM với 11 modules xuyên suốt trong hệ thống bao gồm trung tâm nhân lực, mục
tiêu & công việc, đánh giá, tuyển dụng, hội nhập, lương thưởng, phát triển nghề
nghiệp, học tập & chia sẻ tri thức, cộng tác, phân tích nhân lực và kế hoạch nhân lực để
đảm bảo hệ thống quản lý trơn tru hơn.

Với hệ thống phần mềm quản trị iHCM, quản trị nhân lực chính là quản lý hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý iHCM áp dụng phương thức quản lý theo mục tiêu MBO, sử dụng
các công cụ quản lý hiện đại KPI, BSC, từ điển năng lực, OKR (Objectives and Key
Results), Kanban, được phát triển và vận hành trên nền điện toán đám mây theo tiêu
chuẩn bảo mật ISO 27001 chứng nhận bởi QUACERT. Các chức năng quản lý mục
tiêu, quản lý công việc, quản lý năng lực, đánh giá nhân viên,... và nhiều chức năng khác
được thiết kế hỗ trợ người dùng sử dụng thuận tiện trên web cũng như ứng dụng di động,

6


giúp nhân viên cộng tác theo thời gian thực. iHCM được phát triển bởi Hyperlogy, công
ty công nghệ thành lập từ 2003.
III. HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ KPI TRÊN PHẦN MỀM iHCM
1. Xác định mẫu KPI
iHCM là công cụ hỗ trợ quản lý và đo lường KPI một cách hiệu quả, giảm thiểu tối đa
thời gian triển khai, dữ liệu thống nhất minh bạch, thống kê, đánh giá, và tổng hợp kết
quả KPI chính xác.
Trước khi thiết lập KPI, doanh nghiệp cần xác định được mẫu KPI sử dụng. Mẫu KPI
được chọn sẽ được áp dụng thống nhất cho đơn vị trong suốt quá trình xây dựng và sử
dụng các chỉ tiêu KPI.
Để thiết lập mẫu KPI, người dùng vào Module “KPI”  “Quản trị KPI”  “Mẫu
KPI”.

Phần mềm cho phép người sử dụng lựa chọn 2 mẫu KPI:
Mẫu KPI 1: Điểm đánh giá KPI được tính theo thang điểm từ 1-5 tương ứng với hệ
số hoàn thành. Điểm KPI cao nhất được đánh giá theo mẫu này là 5.
Mẫu KPI 2: Điểm đánh giá được tính trực tiếp từ chỉ tiêu và kết quả. Phần mềm so
sánh kết quả với chỉ tiêu đề ra và tính điểm tương ứng.

2. Thiết lập KPI

7


Việc thiết lập KPI trên iHCM được thực hiện bằng cách Click vào nút
trên thanh
menu ngang chọn “Tạo KPI”, hoặc vào Module “KPI”  chọn “Danh sách KPI” 
“Tạo KPI” để thiết lập KPI và nhập các thông tin liên quan đến mục tiêu.

TAB 1: THƠNG TIN MỤC TIÊU
• Chọn mục tiêu: Lựa chọn mục tiêu đã có sẵn (Lựa chọn mục tiêu có sẵn phần mềm sẽ
tự động lấy ra các thơng tin trong tab Thơng tin mục tiêu)
• Loại mục tiêu: Lựa chọn loại mục tiêu cần xây dựng chỉ số đo lường KPI
 Đơn vị: Mục tiêu cho cơng ty, phịng ban, bộ phận
 Nhân viên: Mục tiêu cho nhân viên
• Đơn vị/ nhân viên: Lựa chọn đơn vị/ nhân viên thực hiện của mục tiêu
• Mục tiêu: Thiết lập tên mục tiêu

8


• Bảng mục tiêu: Lựa chọn các bảng được thiết lập sẵn trong quản trị dùng để quản lý
các mục tiêu theo từng năm hoặc dùng theo mục đích.
• Mức độ chia sẻ: Lựa chọn để cấu hình mặc định các cá nhân có quyền trên mục tiêu
đang thiết lập (cấu hình chi tiết tại module quản trị)
 Chung tồn doanh nghiệp/chung
 Riêng phịng ban bộ phận/riêng
• Nhóm mục tiêu: Lựa chọn nhóm mục tiêu đã được thiết lập sẵn
• Trọng số: Xác định mức độ quan trọng của mục tiêu.

• Ngày bắt đầu/ hạn hồn thành: Nhập liệu thời gian cho mục tiêu
• Mơ tả: Cập nhập mơ tả chi tiết cho mục tiêu
• Liên kết: Liên kết đến mục tiêu cha (Bản đồ mục tiêu sẽ tự động vẽ theo liên kết này)
• Người thực hiện: Click chọn để thêm người tham gia thực hiện cho mục tiêu và check
chọn quyền
 Quyền đọc: Được xem mục tiêu
 Quyền thông báo: Được xem và nhận thông báo liên quan đến mục tiêu
 Quyền Thảo luận: Được xem, nhận thông báo, thảo luận trên mục tiêu
 Quyền Báo cáo: Được xem, nhận thông báo, thảo luận, cập nhật mức độ hoàn
thành của mục tiêu.
 Quyền ghi: Bao gồm các quyền trên và quyền sửa tên, thay đổi thời gian hoàn
thành mục tiêu
TAB 2: THƠNG TIN KPI
• Chọn KPI có sẵn: Lựa chọn KPI đã được thiết lập sẵn trong thư viện KPI (Lựa chọn
KPI từ thư viện phần mềm sẽ tự động lấy ra các thông tin đã được thiết lập sẵn)
• Tần suất: Lựa chọn tuần suất, chu kỳ cần đo lường KPI: Ngày, tuần, tháng, quý, năm
• Loại giá trị:
 Kiểu số: Định dạng KPI kiểu số
 Kiểu danh mục: Định dạng KPI kiểu danh mục tự định nghĩa
TAB 2.1: Thông tin KPI Kiểu số
9


• Chiều hướng tốt: Xác định chiều hướng tốt cho KPI
 Tăng: chiều hướng tăng là tốt (các chỉ số về doanh thu, độ hài lòng khách hàng….)
 Giảm: chiều hướng giảm là tốt (các chỉ số về chi phí, phản hồi xấu từ khách hàng,
tỷ lệ sản phẩm lỗi...)
• Hệ số hoàn thành (K): Dùng để xác định điểm KPI đạt được trong thang điểm KPI
 Kết quả thực hiện: Lấy kết quả thực hiện so sánh với kết quả trong thang điểm
 Kết quả/chỉ tiêu: Lấy % kết quả/ chỉ tiêu so sánh với % trong thang điểm

• Đơn vị đo: Xác định đơn vị đo lường của KPI (triệu đồng, số, %, ...)
• Tính điểm đánh giá KPI: Xác định thang điểm để đánh giá KPI (điểm, xu hướng)
• Chỉ tiêu mặc định: Mặc định sẵn chỉ tiêu cho các chu kỳ thực hiện
• Nhận kết quả từ KPI khác: lựa chọn các KPI nguồn để cộng dồn hoặc tính trung
bình lên KPI đích
• Tính chỉ tiêu theo cơng thức: Chỉ tiêu được tự động tính tổng hoặc trung bình theo
cơng thức
• Thực hiện: Nhấn thực hiện để hồn tất việc thiết lập KPI
TAB 2.2: Thơng tin KPI Kiểu danh mục
• Tính điểm đánh giá KPI: Người dùng tự định nghĩa các danh mục trong thang điểm
KPI, tự xác định mực điểm và xu hướng cho từng danh mục
• Chỉ tiêu mặc định: Lựa chọn 1 trong các danh mục đã thiết lập để làm chỉ tiêu mặc
định cho các chu kỳ thực hiện
• Thực hiện: Nhấn thực hiện để hoàn tất việc thiết lập KPI
3. Quản lý KPI
3.1. Danh sách KPI
Việc quản lý KPI trên iHCM được phân cấp theo từng cấp độ: KPI cấp công ty, KPI
cấp phòng ban và KPI cấp cá nhân.
Người dùng đi từ menu chức năng, bấm chọn “KPI” -> chọn “Danh sách KPI” để
theo dõi và quản lý KPI.

10


• Nhóm: Phân nhóm theo nhóm của mục tiêu
• Mục tiêu: Quản lý các thông tin chung
 Tên mục tiêu
 Số cơng việc hồn thành trên tổng số cơng việc của mục tiêu
 Số lượng comment
 Đơn vị, cá nhân phụ trách mục tiêu

 Thơng tin chi tiết KPI
• Đơn vị đo: Đơn vị đo lường KPI
• Tần suất: Tần suất đo lường
• Trọng số tổng: Tổng trọng số theo nhóm
• Trọng số: Trọng số từng KPI
• Chỉ tiêu mặc định: Chỉ tiêu mặc định cho các chu kỳ thực hiện
3.2. Dữ liệu KPI
Tại tính năng Dữ liệu KPI người dùng có thể giao chỉ tiêu, nhập kết quả KPI, kiểm
soát xu hướng của 7 chu kỳ gần nhất, kiểm soát điểm số và ghi chú.
Người dùng đi từ menu chức năng, bấm chọn “KPI”  chọn “Danh sách KPI” để
theo dõi và quản lý KPI.

11


• Nhóm: Phân nhóm theo nhóm của mục tiêu
• Mục tiêu: Thơng tin mục tiêu
• Đơn vị đo: Đơn vị đo KPI
• Trọng số: Trọng số KPI
• Chỉ tiêu: Giao chỉ tiêu KPI theo từng chu kỳ
• Kết quả: Cập nhật kết quả KPI theo từng chu kỳ
12


• Biểu đồ: Thể hiện thông tin của 7 chu kỳ gần nhất
• Hệ số hồn thành, điểm: Được tự động tính tốn theo thiết lập ban đầu
• Điểm theo trọng số: Được tính theo cơng thức điểm * trọng số KPI
• Ghi chú: Nhập các thơng tin ghi chú theo từng chu kỳ KPI
3.3. Thông tin KPI
Người dùng đi từ menu chức năng, bấm chọn “KPI”  chọn “Danh sách KPI” 

Lựa chọn KPI cần xem chi tiết -> click “Thông tin KPI” để quản lý chi tiết thông tin
KPI.

Tính năng thơng tin KPI giúp người dùng theo dõi chi tiết nội dung từng KPI bao gồm
các thơng tin:
• Tên mục tiêu
• Thời hạn mục tiêu
13


• Biểu đồ 7 chu kỳ gần nhất (lựa chọn thời gian để xem thêm các chu kỳ)
• Chỉ tiêu: Chỉ tiêu KPI được giao theo từng chu kỳ
• Kết quả: Kết quả KPI được cập nhật theo từng chu kỳ
• Hệ số hồn thành, điểm: Được tự động tính tốn theo thiết lập ban đầu
• Điểm theo trọng số: Được tính theo cơng thức điểm * trọng số KPI
• Ghi chú: Nhập các thông tin ghi chú theo từng chu kỳ KPI
• Thơng tin KPI: Là các thơng tin đã được thiết lập sẵn và không được thay đổi
4. Duyệt kết quả KPI:
- Sau khi chỉ tiêu được giao và kết quả được cập nhật thì người có thẩm quyền (Được
phân quyền trong admin) sẽ duyệt mức độ chính xác của KPI
- Người dùng đi từ menu chức năng, bấm chọn “KPI” Chọn “Dữ liệu KPI”  Lựa
chọn đối tượng cần duyệt  Click “Duyệt KPI” để thực hiện duyệt chỉ tiêu hoặc kết
quả KPI

Click các nút duyệt màu cam để duyệt chỉ tiêu
Click các nút duyệt màu xanh đề duyệt kết quả
14


Click duyệt tất cả để duyệt tất cả chỉ tiêu hoặc kết quả cùng lúc

-Sau khi nhấn duyệt chỉ tiêu hoặc kết quả, những KPI được duyệt sẽ không được phép
thay đổi thông tin
* Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi thì cần bỏ duyệt tại các trường thơng tin để
có thay đổi nội dung.
5. Báo cáo KPI
5.1. Báo cáo KPI nhân viên
- Người dùng đi từ menu chức năng, bấm chọn “KPI”  Chọn “Báo cáo KPI” 
Lựa chọn “Báo cáo KPI nhân viên ” để kiểm soát báo cáo KPI nhân viên.
Người dùng lựa chọn điều kiện tìm kiếm tại trường Thơng tin tìm kiếm.
Nhấn kết xuất để kết xuất báo cáo ra excel.

5.2. Báo cáo KPI tổng hợp:
- Người dùng đi từ menu chức năng, bấm chọn “KPI”  Chọn “Báo cáo KPI” 
Lựa chọn “Báo cáo KPI tổng hợp” để kiểm soát báo cáo KPI tổng hợp.
- Người dùng lựa chọn điều kiện tìm kiếm tại Thơng tin tìm kiếm.

15


16


KẾT LUẬN
Sự ra đời của phần mềm đánh giá KPI iHCM đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp
hồn thiện hệ thống quản lý của mình, giúp doanh nghiệp được nâng lên một tầm cao
mới.
Do kiến thức bản thân còn hạn hẹp, nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu cịn hạn chế,
nên bài làm khơng tránh khỏi có những hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được lời
nhận xét và sự giúp đỡ của quý thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!


17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>fbclid=IwAR0IPNULkPAjfPrEE4X51-3u8vulw2fA3fQHTqpKixxnLn1plWpZqIBDBes
/>
18



×