Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nghiên cứu cách thức sử dụng mô hình kim cương mở rộng của michael porter và áp dụng vào nghành công nghiệp ô tô của vingroup

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.62 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁCH THỨC SỬ DỤNG MƠ HÌNH KIM CƯƠNG
MỞ RỘNG CỦA MICHAEL PORTER VÀ ÁP DỤNG VÀO
NGHÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA VINGROUP


Mục lục
Lời mở đầu------------------------------------------------------------------------------------------------1
I. LÍ THUYẾT MƠ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER----------------------2
1.1 . Sơ lược về sự ra đời của mơ hình kim cương---------------------------------------------2
1.2 . Khái niệm về mơ hình kim cương của Michael Porter----------------------------------2
1.3 Các yếu tố mơ hình kim cương--------------------------------------------------------------2
1.3.1 Thâm dụng lao động-------------------------------------------------------------------2
1.3.2. Chiếc lược cấu trúc và cạnh tranh---------------------------------------------------2
1.3.3 Yếu tố nhu cầu--------------------------------------------------------------------------3
1.3.4 Các ngành cơng nghiệp liên quan và hỗ trợ-----------------------------------------3
1.3.5. Cơ hội-----------------------------------------------------------------------------------3
1.3.6 Chính phủ.-------------------------------------------------------------------------------4
1.4. Tầm quan trơng của mơ hình kim cương---------------------------------------------------4
1.4.1. Tìm hiểu sự cạnh tranh trên thị trường---------------------------------------------4
1.4.2 Hiểu biết rõ hơn về sức mạnh của các nhà cung cấp------------------------------4
1.4.3 Hiểu rõ sức mạnh của người mua----------------------------------------------------4
1.4.4 Hiểu được mối hiểm họa của sự thay thế-------------------------------------------5
1.4.5 Hiểu mối đe dọa của những người mới tham gia thị trường----------------------5
II. Phân tích nghành công nghiệp ô tô của VIN GROUP----------------------------------------5
2.1 Khái quát ngành Cơng nghiệp Ơ tơ Việt Nam----------------------------------------------6
2.2. Phân tích nghành cơng nghiệp ô tô Việt Nam---------------------------------------------7
2.2.1 Thâm dụng trong ngành ô tô VINFAST--------------------------------------------7
2.2.2. Chiến lược, cấu trúc và các yếu tố cạnh tranh trong ngành ô tô VINFAST- - -7
2.2.3 Yếu tố nhu cầu trong ngành ô tô VINFAST----------------------------------------8
2.2.4 Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ trong ngành ô tô VINFAST-------9


2.2.5. Cơ hội trong ngành ô tô VINFAST------------------------------------------------10
2.2.6 Yếu tố chính phủ ảnh hưởng đến ngành ơ tơ VINFAST------------------------10
Kết luận--------------------------------------------------------------------------------------------------12
Tài liệu tham khảo-------------------------------------------------------------------------------------13


Lời mở đầu
Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh hay không sẽ phụ thuộc vào sự đổi mới của những ngành
cơng nghiệp của quốc gia đó. Khả năng cạnh tranh là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của quốc gia. Vậy tại sao các ngành cơng nghiệp cụ thể lại có khả năng tại
những quốc gia khác nhau. Giáo sư Michael Porter của đại học Harvard đã nghiên cứu và đưa
ra một mô hình kinh tế có tên mơ hình kim cương.
Mơ hình kim cương là một mơ hình kinh tế phát triển bởi Michael Porter trong cuốn sách của
ông Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, nơi ông xuất bản lý thuyết của ông về lý do tại sao
các ngành công nghiệp cụ thể trở nên cạnh tranh tại các địa điểm cụ thể. Sau đó, mơ hình này
đã được mở rộng bằng cách khác học giả.
Vào năm 1990, giáo sư Michael Porter của Trường Kinh doanh Harvard đã cho xuất bản
những kết quả của một nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm hiểu tại sao một số nước lại
thành cơng cịn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tế. Porter và các cộng sự đã
nghiên cứu tổng cộng 100 ngành tại 10 quốc gia khác nhau. Giống như những người ủng hộ
thuyết thương mại mới, công trình của Porter được định hướng bởi niềm tin rằng các lý
thuyết hiện tại về thương mại quốc tế chỉ chỉ ra được một phần của câu chuyện. Đối với
Porter, nhiệm vụ cốt yếu là giải thích được tại sao một quốc gia đạt được sự thành công quốc
tế trong một ngành cụ thể. Tại sao Nhật Bản rất giỏi trong ngành chế tạo ô tô? Tại sao Thụy
sĩ xuất sắc trong sản xuất và xuất khẩu các thiết bị chính xác và các loại dược phẩm? Tại sao
Đức và Hoa Kỳ làm rất tốt trong ngành cơng nghiệp hóa chất? Những câu hỏi này khó thể trả
lời được một cách dễ dàng bằng lý thuyết H-O, và lý thuyết về lợi thế so sánh sẽ nói rằng
Thụy Sĩ xuất sắc về sản xuất và xuất khẩu các thiết bị chính xác bởi vì nước này sử dụng các
nguồn lực của mình rất hiệu quả trong những ngành đó. Mặc dù điều này có thể là chính xác,
nhưng lại khơng giải thích được tại sao Thụy Sĩ năng suất hơn về ngành đó so với các nước

khác như Anh, Đức, hoặc Tây Ban Nha. Porter đã cố gắng giải vấn đề nan giải này và chính
vì thế Porter đã xây dựng lý thuyết về bốn thuộc tính lớn của một quốc gia hình thành nên
mơi trường cạnh tranh cho các cơng ty tại nước đó, và những thuộc tính này thúc đẩy hoặc
ngăn cản sự tạo ra lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó.

1


I.

LÍ THUYẾT MƠ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA MICHAEL PORTER
1.1 . Sơ lược về sự ra đời của mơ hình kim cương
Mơ hình kim cương này được tạo ra bởi Michael Porter – ơng cũng chính là người sáng
lập Viện Chiến lược và Năng lực cạnh tranh tại Trường Kinh doanh Harvard. Mơ hình kim
cương của Porter là một lý thuyết kinh tế chủ động, chứ không phải là một lý thuyết đơn
giản định lượng các lợi thế so sánh mà một quốc gia hoặc khu vực có thể có.
Mơ hình Kim Cương của Porter cũng gợi ý rằng các quốc gia cũng có thể tạo ra lợi thế cho
các yếu tố mới như công nghệ sản xuất vượt trội, lao động lành nghề và nguồn nhân lực
hiệu quả, các ngành cơng nghệ tiên tiến và chính sách thuận lợi của chính phủ hỗ trợ và
nâng cao nền kinh tế của đất nước cao hơn
1.2 . Khái niệm về mơ hình kim cương của Michael Porter
Mơ hình kim cương là mơ hình được thiết kế để tìm hiểu các quốc gia hoặc nhóm có lợi
thế cạnh tranh do các yếu tố có sẵn và giải thích cách mà chính phủ đóng vai trị như chất
xúc tác để cải thiện vị trí của một quốc gia trong một môi trường kinh tế cạnh tranh tồn
cầu.
Lý thuyết và mơ hình Kim Cương của Porter đã được hiểu và thiết kế để hiểu được lợi thế
cạnh tranh và lợi thế mà các quốc gia và nhóm nhất định sở hữu nhờ các yếu tố thuận lợi
nhất định có sẵn cho họ. Nó cũng nhấn mạnh một thực tế là làm thế nào các cơ quan chính
phủ có thể đóng vai trị là chất xúc tác trong việc ứng biến vị thế của đất nước trên cấp độ
tồn cầu với mơi trường kinh tế cạnh tranh cao .

1.3 Các yếu tố mơ hình kim cương
1.3.1 Thâm dụng lao động
Thâm dụng lao động là hoạt động sản xuất đòi hỏi lượng lao động đầu vào cao hơn để
thực hiện các hoạt động sản xuất so với lượng vốn cần thiết. Ví dụ về các ngành thâm
dụng lao động bao gồm nông nghiệp, nhà hàng, khách sạn, khai thác mỏ và các ngành
khác đòi hỏi nhiều nhân lực để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
1.3.2. Chiếc lược cấu trúc và cạnh tranh
Chiến lược cơ cấu và sự cạnh tranh của cơng ty là những chính sách thúc đẩy năng suất lao
động, cơ chế khuyến khích lao động nhằm tạo ra giá trị, tăng khả năng cạnh tranh cho
công ty. Chiến lược quản lý và cơ cấu tổ chức hiệu quả cũng sẽ tác động đến khả năng
cạnh tranh. Bộ phận quản lý phải luôn giám sát quá trình thực hiện kế hoạch và nỗ lực đạt
được mục tiêu đã đề ra.
Yếu tố đầu tiên của mô hình kim cương chính là tập trung vào sự cạnh tranh trong thị
trường để đưa ra các sản phẩm mới sáng tạo, giúp các doanh nghiệp phát triển trên toàn
2


quốc gia. Nó cũng giúp giữ cho doanh nghiệp trên cơ sở hạ tầng ở dạng liên tục và nhất
quán để cạnh tranh
1.3.3 Yếu tố nhu cầu
Ông nhấn mạnh vai trò nhu cầu trong việc trong nước giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của
một quốc gia. Do doanh nghiệp nhạy cảm với những khách hàng ở gần họ nhất nên những
đặc điểm của nhu cầu thị trường trong nước có quyết định quan trọng trong việc định hình
các thuộc tính của sản phẩm chế tạo trong nước và tạo động lực cho việc sáng tạo, đổi mới
và nâng cao chất lượng sản phẩm. hay có thể nói cách khác đó là tăng trưởng thị trường
trong kinh doanh là điều cần thiết. Nhu cầu thị trường là điều ảnh hưởng mặt thiết tới các
doanh nghiệp bởi người tiêu dùng luôn đổi mới hành vi tiêu dùng của mình, các doanh
nghiệp cần nắm bắt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chỉ có vậy mới có thể tạo nên lợi
thế cạnh tranh.
Nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới quy mô và tăng trưởng thị trưởng đồng thời liên quan

đến cả tính chất khách hàng. Nhìn chung, mơi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu
cao từ các nhóm khách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung
cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành cơng.
Điều kiện nhu cầu trong thị trường nhà có thể giúp các cơng ty tạo ra một lợi thế cạnh
tranh khi thị trường nhà tinh vi người mua các công ty áp lực để đổi mới nhanh hơn và tạo
ra các sản phẩm tiên tiến hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
1.3.4 Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ
Đối với sự phát triển và thành công chung của các doanh nghiệp và đất nước, điều rất quan
trọng là tất cả các lĩnh vực công nghiệp được kết nối với nhau giúp nhau phát triển và phát
triển có một cách tiếp cận tồn diện và yếu tố thứ ba của mơ hình Kim cương của Porter
giống nhau.
Ví dụ, một cơng ty Bất động sản yêu cầu nguyên liệu thô chất lượng tốt như xi măng và
thép cho mục đích xây dựng và công ty sẽ mua tương tự từ các công ty có liên quan trong
nước thay vì đi thị trường quốc tế hoạt động như một thỏa thuận có lợi cho cả hai các đảng
dẫn đến tăng trưởng và phát triển chung của quốc gia.
1.3.5. Cơ hội
Ngoài 4 yếu tố chính trong mơ hình kim cương thì cơ hội là một trong số các yếu tố quyết
định ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty trong một ngành của một quốc
gia.
Yếu tố cơ hội là những phát triển nằm ngồi tầm kiểm sốt của các cơng ty chẳng hạn như
những phát minh thuần túy mang tính đột phá trong công nghệ cơ bản với những phát triển
3


chính trị bên ngồi và những thay đổi lớn về nhu cầu nước ngồi. Cơ hội đã đóng vai trị
quan trọng trong việc chuyển dịch lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp và hội
nhập kinh tế quốc tế.
1.3.6 Chính phủ.
Chính phủ là yếu tố có thể tác động đến lợi thế cạnh tranh quốc gia thông qua 4 nhóm
nhân tố chính xác định lợi thế cạnh tranh đã được nêu ở trên.

Chính phủ có thể cải thiện hoặc làm giảm lợi ích quốc gia :
+ Các chính sách, quy định có thể thay đổi điều kiện nhu cầu trong nước.
+ Đầu tư vào giáo dục có thể thay đổi điều kiện về các yếu tố sản xuất.
+ Chi tiêu ngân sách có thể kích thích các ngành hỗ trợ có liên quan.
1.4. Tầm quan trơng của mơ hình kim cương
1.4.1. Tìm hiểu sự cạnh tranh trên thị trường
Yếu tố đầu tiên của mơ hình kim cương chính là tập trung vào sự cạnh tranh trong thị
trường để đưa ra các sản phẩm mới sáng tạo, giúp các doanh nghiệp phát triển trên tồn
quốc gia. Nó cũng giúp giữ cho doanh nghiệp trên cơ sở hạ tầng ở dạng liên tục và nhất
quán để cạnh tranh.
1.4.2 Hiểu biết rõ hơn về sức mạnh của các nhà cung cấp
Các nhà cung cấp nguyên liệu cho mục đích sản xuất đều có vị trí quan trọng của hệ sinh
thái của doanh nghiệp cho sự tăng trưởng của họ. Mơ hình kim cương của Michael
Porter giúp xác định bạn có nhà cung cấp nào, ai là nhà cung cấp tiềm năng, sản phẩm của
họ là gì, điều này vơ cùng quan trọng khi bạn muốn chuyển qua sử dụng nhà cung cấp
khác. Bạn sẽ có được mức giá rẻ hơn nếu bạn có nhiều lựa chọn từ nhiều nhà cung cấp, nó
tác động đến lợi nhuận và chiến lược giá của doanh nghiệp.
1.4.3 Hiểu rõ sức mạnh của người mua
Ở đây chúng ta có thể phân tích rằng ai đang thúc đẩy chiến lược giá của bạn, đó là bạn
hoặc người mua của bạn.
Mơ hình Kim cương của Porter giúp bạn xác định :
+ Bạn có bao nhiêu người mua?
+ Đơn đặt hàng của họ lớn như thế nào?
+ Họ có trung thành với thương hiệu của bạn khơng , họ có đủ mạnh mẽ để đưa ra điều
khoản của họ cho bạn khơng
 Điều gì sẽ tác động đến họ nếu họ chuyển từ bạn sang các thương hiệu cạnh tranh
khác trên thị trường.

4



Và bạn có ít người mua cho sản phẩm của bạn, họ có nhiều quyền lực hơn. Và một khi
danh sách người mua của bạn tăng lên, sức mạnh của bạn sẽ tăng lên để chỉ huy phí bảo
hiểm.
1.4.4 Hiểu được mối hiểm họa của sự thay thế
Hiểm họa bị thay thế luôn là mối đe dọa cho doanh nghiệp, nó tác động trực tiếp đến
lợi nhuận kinh doanh và tạo doanh thu cho doanh nghiệp. Ví dụ, bạn có cửa hàng thời
trang nhưng hiện nay phương tiện truyền thông phát triển, khách hàng sẽ thích đặt hàng
trực tuyến và giao hàng tận nơi để tiết kiệm thời gian và chi phí. Chính vì thế bạn cần có
kế hoạch chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường.
1.4.5 Hiểu mối đe dọa của những người mới tham gia thị trường
Luôn có một mối đe dọa cạnh tranh trên thị trường từ những người chơi hiện tại và cả
những người mới tham gia. Mơ hình Kim cương của Porter tập trung vào mối đe dọa của
những người mới tham gia vào thị trường hiểu được chỗ đứng của họ trong ngành, các loại
sản phẩm được cung cấp, chiến lược giá, yếu tố đổi mới và các chi tiết quan trọng khác.
Mối đe dọa của những đơn vị mới gia nhập:


Lượng vốn cần thiết để kinh doanh



Sự tác động của các công ty hiện tại



Rào cản pháp lý (bằng sáng chế, bản quyền,...)




Uy tín thương hiệu



Sản phẩm khác biệt



Khả năng tiếp cận nhà cung cấp / nhà phân phối



Tính kinh tế của quy mơ



Chi phí chìm



Quy định của chính phủ

II. Phân tích nghành công nghiệp ô tô của VIN GROUP
VinFast đang hội tụ những nhân tài, hội tụ những người rất giỏi, hội tụ những người đồng
nghiệp trên thế giới đi từ các nơi để xây dựng một nguồn nhân lực và trung tâm nghiên
cứu.
Về cơ hội phát triển các dòng xe máy điện, ô tô VinFast tại thị trường Việt Nam, Tổng
Giám đốc VinFast cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, người dân
càng có điều kiện, cơ hội sở hữu 1 chiếc ô tô. Đặc biệt, tỉ lệ sở hữu ô tô của Việt Nam hiện
nay là cực kỳ thấp với 23 xe trên 1000 người dân. Đây là điều kiện phù hợp cho mức tăng

trưởng doanh số bán xe ô tô cao.Thông tin từ Tập đồn Vingroup, tính tới thời điểm hiện
tại, có 6,2 triệu khách hàng đang sử dụng các dịch vụ của Vingroup, trong đó có
5


Vinschool, VinMart, Vinmec, VinHomes, VinPearl,... Đây chính là cơ hội và cũng là lợi
thế cạnh tranh của các sản phẩm VinFast.
Tổng hợp những yếu tố này và cùng với sức mạnh thương hiệu đã tạo nên một cơ hội
khổng lồ cho Vinfast tại thị trường nước nhà.
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường Việt Nam
đã tiêu thụ 296,634 xe trong 2020. Trong năm 2020, VinFast đã bán được khoảng 30.000
xe ô tô. Công ty đặt mục tiêu sẽ bán được hơn 45.000 chiếc vào năm 2021. VinFast dự
kiến bắt đầu giao xe ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở Hải Phòng cho khách hàng
trong nước vào tháng 12-2021.
Mới đây, California cũng đã chính thức cấp phép cho VinFast được kiểm thử xe điện có
các tính năng tự hành tại các đường phố công cộng của bang. Hãng xe thương hiệu Việt
đặt mục tiêu sẽ bán những chiếc xe điện đầu tiên tại thị trường Mỹ vào năm tới.
Vào tháng 9-2020, Thống đốc bang California Gavin Newson đã đặt ra lộ trình dừng bán
xe xăng vào 2035, nhằm đưa California trở thành bang “khơng khí thải”. Chính sách này
cũng là động lực thúc đẩy VinFast bán xe điện tại thị trường Mỹ
2.1 Khái qt ngành Cơng nghiệp Ơ tơ Việt Nam
Trong lịch sử cơng nghiệp Việt Nam thì ngành Ơ tơ vẫn cịn non trẻ, Nhâm Phong Tn &
Trần Đức Hiệp (2014) ghi nhận rằng nó chính thức hình thành kể từ khi hai liên doanh lắp
ráp ơ tơ đầu tiên hình thành năm 1991 là Liên doanh ơ tơ Hịa Bình và Cơng ty Liên doanh
Mekong Auto, từ đó đến nay những nỗ lực có được những thương hiệu ô tô “made in Việt
Nam” vẫn không ngừng tiếp nối. Trong ngành Cơng nghiệp Ơ tơ, các sản phẩm xe thường
được phân thành 4 loại là xe du lịch (xe hơi, ô tô con); xe thương mại (xe bus và xe tải); xe
chuyên dụng; xe máy và xe tay ga, theo Lê Anh Tú & Phan Bích Ngọc (2014) thì ơ tơ
chiếm 3,9% lượng xe cơ giới, mỗi năm số xe ô tô tăng 10%, tỷ lệ xe du lịch (dưới 9 chỗ
ngồi) chiếm 48,98%, ô tô khách (trên 10 chỗ ngồi) chiếm 6,12 %, ô tô tải chiếm 40,90%,

còn lại là xe chuyên dùng và các loại xe khác. Tổng năng lực sản xuất, lắp ráp ô tô khoảng
460 ngàn xe/năm, gồm hầu hết các chủng loại xe con (khoảng 200 ngàn xe/năm), xe tải và
xe khách (cơng suất khoảng 215 ngàn xe/năm). Tính đến hết năm 2018, cả nước có 358
doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ơ tơ; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô; 45
doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện,
phụ tùng ôtô đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ.
VIN GROUP là 1 trong các hãng xe tiên phong đầu tiên phong trong lĩnh vực công nghệ
ô tô và hiện đang nằm trong top những hãng xe ô tô nổi tiếng của Việt Nam ta. VINFAST

6


được kết nối từ chuỗi viết tắt của các từ: Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo Tiên phong với ý nghĩa tôn vinh xe thương hiệu Việt.
Sự ra đời của VINFAST thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có tầm
thế giới, khẳng định khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại của người Việt. Thông qua
lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy - một trong những ngành công nghiệp mang tính dẫn dắt, có
tác động tới nhiều ngành nghề khác – Vingroup cũng mong muốn tham gia góp phần thúc
đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nặng và chế tạo tại Việt Nam, góp phần thực hiện
CNH, HĐH đất nước.
2.2. Phân tích nghành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam
2.2.1 Thâm dụng trong ngành ô tô VINFAST
Nguồn lao động ngành Ơ tơ Việt Nam trẻ, năng động nhưng nhân lực chất lượng cao còn
yếu và thiếu đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Để bổ sung nguồn nhân lực
cho ngành này, hiện cả nước có 6 trường đại học đã phát triển các chương trình đào tạo về
kỹ thuật ô tô, 31 trường đại học, hơn 30 trường cao đẳng có đào tạo Cử nhân Cơng nghệ
Kỹ thuật ô tô hoặc Kỹ sư thực hành… Các thống kê, dự báo về nhân lực của ngành hiện
vẫn còn thiếu.
2.2.2. Chiến lược, cấu trúc và các yếu tố cạnh tranh trong ngành ô tô VINFAST
 Chiến lược phát triển:
+ Tập trung vào phát triển các sản phẩm xe con phù hợp với người Việt Nam và xu hướng

phát triển xe con của thế giới (xe thân thiện môi trường: eco car, hybrid, xe điện.…) gồm:
Xe cá nhân, kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện với môi trường và giá cả
phù hợp với người tiêu dùng.
+ Đối với xe tải và xe khách: tập trung vào phát triển các chủng loại sản phẩm sản xuất
trong nước có lợi thế và các sản phẩm phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn; các loại xe chun
dùng, gồm có: xe tải nhỏ đa dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn; xe khách tầm
trung và tầm ngắn; xe chở bê tông, xi téc và đặc chủng an ninh - quốc phịng; xe nơng
dụng đa chức năng.
 Cấu trúc thị trường: ô tô Việt Nam tương đối ổn định với sự chi phối của 5 nhà sản
xuất dẫn đầu (giữ hơn 70% thị phần) là Trường Hải Auto (Thaco), Hyundai Thành công
(TC Motor), Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam và Ford Việt Nam. Theo VAMA (2020),
Trường Hải (Thaco) vẫn giữ vị trí số một về thị phần với 91.710 xe của các dòng Kia,
Mazda, Peugeot, xe tải và xe buýt; Toyota Việt Nam đứng thứ hai với 80.838 xe. TC
Motor đứng thứ ba với 79.568 xe.
 Các yếu tố cạnh tranh:
7


+ Hình ảnh thương hiệu (brand equity): Thương hiệu quốc gia có ảnh hưởng rất mạnh đến
sự sẵn sàng mua sản phẩm của khách hàng và mức giá mà họ sẵn sàng trả cho một sản
phẩm ô tô. Về thị phần của các thương hiệu ô tô năm 2019, không thể phủ nhận rằng các
thương hiệu ơ tơ ngoại có một dấu ấn sâu đậm đối với ngành Công nghiệp Ô tô, thế nhưng
các thương hiệu Việt cũng đang ngày càng có chỗ đứng.
+ Cơng nghệ (technology): Cơng nghệ là nguồn lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các công ty
sản xuất ô tô hiện nay. Các tên tuổi lớn khác có vị thế dẫn đầu trong ngành nhờ vào công
nghệ ô tô hiện đại bậc nhất thế giới, đối với các nhà sản xuất nội địa, áp lực lạc hậu về
công nghệ và R&D là thường trực trong bối cảnh các nhà sản xuất ô tô đang hướng tới AI
để làm cho phương tiện an toàn và cung cấp mức độ kết nối cao hơn.
+ Hệ thống cung cấp và phân phối (supply and distribution system): Việc mở rộng, chiếm
lĩnh thị trường phân phối, sửa chữa sản phẩm là xu thế được hầu hết các doanh nghiệp ô tô

lựa chọn làm lợi thế cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần tại Việt Nam, các nhà sản xuất ô
tô hàng đầu Việt Nam đều cố gắng xây dựng hệ thống đại lý phân phối sản phẩm rộng
khắp. Thaco hiện có hệ thống đại lý phân phối ô tô lớn nhất trong ngành với 106 đại lý,
TC Motor với 72 đại lý, kế đến là Toyota Việt Nam với 53 đại lý, Ford Việt Nam có 39
đại lý, Honda Việt Nam có 32 đại lý và dù mới ra đời nhưng hiện có 22 đại lý trên cả nước
cung ứng sản phẩm ô tô VinFast.
+ Sản phẩm mới (new products): Khả năng cung ứng các dịng sản phẩm mới là vơ cùng
cần thiết để duy trì vị trí của nhà sản xuất trong ngành Cơng nghiệp Ơ tơ Việt Nam. Trong
năm 2019, các nhà sản xuất liên tục giới thiệu các dòng xe mới như Mitsubishi Triton
2019 (Mitsubishi Motors Việt Nam - MMV), Hyundai Santa Fe 2019 (TC Motor), MINI
Convertible 2019 (Thaco), Honda Brio (Honda Việt Nam), VinFast Fadil, Sedan Lux và
SUV Lux
2.2.3 Yếu tố nhu cầu trong ngành ô tôVINFAST
Triển vọng thị trường: Theo Business Monitor International (BMI), Việt Nam đang là
quốc gia có tỷ lệ sở hữu xe ơ tô thấp nhất trong khu vực khi chỉ 4-5% số gia đình có ơ tơ,
chỉ 23 xe/1.000 dân trong khi tại Thái Lan là 204 xe và tối thiểu là 400 xe/1.000 dân ở các
nước phát triển, Hoa Kỳ là 790 xe/1.000 dân. Dự báo đến năm 2025, ngành sản xuất ô tô
Việt Nam sẽ tăng 18,5% và 13,5% từ năm 2025 đến 2035, với sản lượng đạt 531.600 chiếc
vào năm 2025 và 1,76 triệu chiếc vào năm 2035, doanh số bán ơ tơ được dự đốn sẽ tăng
22,6% vào năm 2025 và 18,5% sau năm 2025 (IPSI, 2018). Tỷ lệ trung bình người tiêu
dùng thành thị tại các nền kinh tế ASEAN có ý định mua xe ơtơ là 1/4, tại Việt Nam trong

8


năm 2016 và 2017 là trên 15%, tăng so với mức 11,9% năm 2013 thuộc nhóm cao nhất
ASEAN (FTCR, 2017).
Năng lực chi trả: Cho ô tô của cá nhân và tổ chức khơng ngừng tăng lên, theo VAMA
(2020) thì tổng doanh số bán hàng của tồn thị trường tính đến hết tháng 12/2019 tăng
12% so với cùng kì 2018, xe ô tô du lịch (passenger cars) tăng 20%, xe thương mại

(comemerial vehicles) giảm 5.6% và xe chuyên dụng (special-purpose vehicles) giảm 27%
so năm 2018. Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 12%, trong khi xe nhập
khẩu tăng 82% so với cùng kì 2018, nhu cầu ơ tô ở Việt Nam cao nhất trong tháng 1, 2 và
12/2019, thấp nhất trong tháng 2, 4 và 8/2019.
Doanh số: Năm 2019, người Việt tiêu thụ 385.641 ô tô các loại, tương đương hơn 1.000
xe mỗi ngày. Con số này tăng 9,4% so với cùng kỳ 2018. Kết quả này tới từ 306.073 chiếc
của các hãng VAMA và 79.568 xe của TC Motor (phân phối Hyundai, không thuộc
VAMA). Riêng VAMA, lượng xe con tăng trưởng 20%, trong khi xe thương mại giảm
5,6% và xe chuyên dụng giảm 27%. Trong đó, sản lượng xe lắp ráp đạt số bán ra 189.450
xe, giảm 12% so với cùng kỳ 2018. Ngược lại, xe nhập khẩu tăng 82%, tương đương
lượng bán ra 132.872 xe.
Doanh số của VinFast:
+ Đầu năm 2020 VinFast bất ngờ công bố tổng đơn đặt hàng trong năm 2019 là 17.214 xe
trong đó có 15.300 xe được sản xuất đưa tới khách hàng (chiếm 3.66%)
+ Doanh số trong năm 2020, đạt 19.485 xe, tăng gần gấp đôi so với năm 2019. Trong đó,
ấn tượng nhất là mẫu xe cỡ nhỏ Fadil với 18.016 xe bán ra, vị trí thứ 2 thuộc về mẫu sedan
hạng D Lux A2.0 với 6.013 xe bán ra, kế tiếp là Lux SA2.0 với 5.456 xe tới tay khách
Việt.
+ Gần 30.000 xe bán ra không phải là con số nhỏ với một hãng xe hiện chỉ có 3 mẫu xe
trên thị trường khi so với Huyndai (81.368 xe bán ra) vốn có nhiều mẫu xe bao trùm tất cả
phân khúc xe phổ thông. Hyundai cùng với Toyota là hai hãng xe cạnh tranh vị trí đứng
đầu những thương hiệu bán chạy nhất thị trường Việt Nam trong những năm qua. Chính vì
vậy, thành tích của VinFast được xem là con số khá lạc quan giúp hãng xe Việt có cơ hội
lọt vào vị trí top 3 hãng xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam nếu tiếp tục duy trì đà tăng
trưởng trong tương lai.
2.2.4 Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ trong ngành ô tô VINFAST

9



Các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam mới chỉ
sản xuất được một số nhóm linh kiện, phụ tùng như chi tiết cấu thành khung gầm xe,
thùng xe, vỏ cabin, cửa xe, săm lốp, bộ tản nhiệt...
Tỷ lệ mua phụ tùng trong nước tùy theo chủng loại xe và nhà sản xuất đạt 10-30% đối với
xe du lịch; hơn 30% đối với xe tải và hơn 40% đối với xe bus, đặc biệt phụ tùng, linh kiện
chủ yếu được sản xuất và nhập khẩu từ DN FDI, tỷ lệ đặt hàng phụ tùng linh kiện nội địa
cung cấp rất thấp (Lương Đức Toàn, 2018). Mặc dù chưa phát triển, nhưng xuất khẩu phụ
tùng linh kiện ô tô của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng bình quân 18% giai đoạn
2010-2016. Phụ tùng xuất khẩu chủ yếu là cụm dây diện (HS8544), chiếm trên 50% và thị
trường chủ yếu là Nhật Bản (50%) và Hoa Kỳ (13%). Phụ tùng xuất khẩu lớn thứ hai là
linh kiện hộp số (HS870840) chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu phụ tùng, linh kiện ô
tô, và điểm đến chủ yếu là Nhật Bản, Mexico, và Trung Quốc.
2.2.5. Cơ hội trong ngành ơ tơ VINFAST
Ngồi 4 yếu tố chính trong mơ hình kim cương thì cơ hội là một trong số các yếu tố quyết
định ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các công ty trong một ngành của một quốc
gia.
Yếu tố cơ hội là những phát triển nằm ngồi tầm kiểm sốt của các công ty chẳng hạn như
những phát minh thuần túy mang tính đột phá trong cơng nghệ cơ bản với những phát triển
chính trị bên ngồi và những thay đổi lớn về nhu cầu nước ngồi. Cơ hội đã đóng vai trò
quan trọng trong việc chuyển dịch lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp và hội
nhập kinh tế quốc tế.
2.2.6 Yếu tố chính phủ ảnh hưởng đến ngành ơ tơ VINFAST
Chính phủ tác động đến ngành ơ tơ nói chung và VinFast nói riêng thơng qua các các
chính sách như:
+ Chính sách phát triển: nhằm hiện thực hóa giấc mơ ơ tơ Việt Nam, nhiều chính sách
hỗ trợ phát triển từ Chính phủ đã ra đời như: Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp ô tô
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày
16/7/2014) và Quy hoạch phát triển ngành Cơng nghiệp Ơ tơ Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24/7/2014). Trong bối cảnh nguy
cơ thị trường trong nước tràn ngập xe nhập khẩu của khu vực, bởi thuế xuất nhập khẩu chỉ

bằng 0% thì Nghị định số 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập
khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô được ban hành vào ngày 17/10/2017
mang lại nhiều lợi thế cho dòng xe sản xuất, lắp ráp nội địa, khi có nhiều rào cản mới đối
với xe nhập khẩu; Quyết định số 589/QĐ-TTg được ban hành với nội dung phê duyệt Kế
10


hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 xét đến 2025 bao gồm: Khuyến
khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành Cơng nghiệp Ơ tô, không phân biệt
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhằm phát triển
ngành Cơng nghiệp Ơ tơ Việt Nam. Vừa qua kể từ ngày 1-1-2021, Nghị định 70 của
Chính phủ về việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho các dịng xe ơ tơ sản xuất và lắp ráp trong
nước đã chính thức hết hiệu lực. Khách hàng làm thủ tục đăng ký mới ô tô lần đầu trong
năm 2021 sẽ phải nộp đủ 100% lệ phí trước bạ, tương đương với 10-12% giá trị xe điều
này làm.
+ Chính sách thuế nhập khẩu: ơ tô cao để bảo vệ sản xuất trong nước đáng được chú ý,
dù Việt Nam là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN nhưng nhập khẩu ô tơ
là ngoại lệ vì được cho là hàng xa xỉ nên cùng lúc sẽ chịu các loại thuế tiêu thụ đặc biệt
(35 đến 150%), thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Từ ngày 01/01/2021, các
dòng xe xuất xứ từ EU sẽ được áp dụng mức thuế nhập khẩu mới từ 60.5% - 63.8% tùy
theo dung tích xy lanh, giảm từ 6.7% - 7.4% so với trước đây. Mức thuế trên sẽ tiếp tục
giảm thêm ở những năm tới.
+ Chính sách ưu đãi: Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi riêng đối với các doanh
nghiệp ô tô như ưu đãi thuế đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, đầu tư hạ tầng để xây
dựng thành hạt nhân phát triển ở các địa phương như Vĩnh Phúc (Toyota và Honda), Ninh
Bình (TC Motor), Quảng Nam (cơ sở sản xuất, hậu cần và logistics của ngành ô tô,
Thaco), Hải Phòng (VinFast).

11



Kết luận
Việc nghiên cứu về cách thức sử dụng mô hình kim cương mở rộng của Michael Porter là
một điều quan trọng và rất cần thiết, nó giúp cho các doanh nghiệp hiểu cũng như biết được
lợi thế cạnh tranh của ngành , vị trí và thị phần trên thị trường. Giúp doanh nghiệp sẽ đưa ra
những hướng đi tốt cho mình trong tương lai.
Nhìn chung VinFast là một thương hiệu đang lớn mạnh và có thị phần trên thị trường hiện
nay, doanh nghiệp đã áp dụng những cơ hội và đã đạt được kết quả đáng tự hào trong quá
trình xây dựng thương hiệu. Sản phẩm của VinFast được khách hàng đánh giá cao và tin
tưởng nhưng vẫn có một số tồn tại chưa hài lòng của người tiêu dùng đã và đang được khắc
phục để đưa doanh nghiệp này lên một tầm cao mới.

12


Tài liệu tham khảo
/> /> />
13



×