Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI NGỮ VĂN CUỐI HỌC KÌ 1 LỚP 12 BÌNH PHƯỚC 20232024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.22 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
( ĐỀ CHÍNH THỨC)

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 12
Thời gian: 90 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN

Câu Nội dung

I

ĐỌC HIỂU
1 Bài thơ viết theo thể thơ ngũ ngôn.
2 Những từ ngữ chỉ tính chất của biển: rộng, xanh, thẳm sâu, dạt
dào, mặn. (Tùy số lượng từ học sinh chỉ ra cho điểm hợp lý)
3 Thí sinh có thể chỉ ra một trong số các biện pháp nghệ thuật sau:
- Nhân hóa: Gọi “Biển ơi”
-> Tác dụng: Khiến cho lời thơ thêm sinh động, hình tượng biển
trở nên gần gũi như một con người cũng có cảm xúc, tâm hồn,
cũng có thể tâm sự, chuyện trò.
- Điệp ngữ: điệp lại từ “ Biển”, “Biển ơi”
-> Tác dụng: Tạo nên một điệp khúc nhịp nhàng, đầy dư ba trong
lòng người đọc, nhấn mạnh hình ảnh biển thẳm sâu nhưng thầm
lặng, kín đáo.
4 - Nội dung hai câu thơ nhấn mạnh thông điệp trong cuộc sống: để
đạt được giá trị vững bền thì con người phải vượt qua những khó


khăn, mất mát, tổn thất. Cịn nếu đạt được dễ dãi thì sẽ khơng bền
vững.
Nội dung hai câu thơ mang tính ý nghĩa triết lý sâu sắc. Những
điều đạt được dễ dãi thường là giá trị sẵn có, khơng cần phải phấn
đấu, khơng cần đấu tranh mà cũng có được thì cũng sẽ dễ mất đi.
Hai câu thơ là lời nhắc nhở cho mỗi người về lối sống cần phải nỗ
lực, quyết tâm hướng đến giá trị bền vững bằng sự đấu tranh,
bằng sự khẳng định, quyết tâm, thậm trí cả hi sinh, mất mát.
LÀM VĂN
1 Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn
văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của bản thân về giá trị
của lòng dũng cảm đối với mỗi con người.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận:
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,

II

Điểm

1

3.0
0.5
0.5
1.0

1.0

7.0
2.0


0.25


tổng phân hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị lòng dũng cảm đối
với mỗi con người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể diễn đạt theo
nhiều cách khác nhau, có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng
nhưng phải có lí lẽ và dẫn chứng xác đáng:
* Giải thích
- Dũng cảm là khơng sợ khó khăn, nguy hiểm, là sức mạnh ý chí,
là nghị lực kiên cường để mỗi người có thể vượt qua bất cứ khó
khăn để chiến thắng thứ thách, chiến thắng chính bản thân mình.
- Bàn luận:
+ Lòng dũng cảm giúp con người làm nhiều nhiều điều phi
thường, phát huy khả năng tiền tàng trong mỗi con người mà
trong điều kiện bình thường khơng thể có được.
+ Lịng dũng cảm là chất xúc tác để thúc đẩy hành động con
người. Nhờ lòng dũng cảm mà con người đối diện mọi khó khăn
thử thách, có thể khám phá thế giới xung quang và chính bản thân
mình.
+ Lòng dũng cảm giúp con người đạt mục tiêu trong cơng việc
cũng như cuộc sống. Lịng dũng cảm có thể thước đo nhân phẩm
con người.
+ Lòng dũng cảm là đức tính quan trọng khơng chỉ thể hiện ở
những hạnh động lớn lao mà còn được thể hiện ở điều nhỏ nhặt
trong cuộc sống.
+ Phê phán những người khơng có lịng dũng cảm. Có những
người suy nghĩ lệnh lạc, run sợ trước cái xấu, cái ác, cái tiêu cực

trong xã hội.
- Bài học nhận thức, hành động:
+ Nhận thức rõ lòng dũng cảm là điều cần có ở mỗi người.
+ Liên hệ về lịng dũng cảm bản thân.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về
vấn đề nghị luận.
2

0.25
1.0

0.25
0.25


2

Hãy phân tích những sự phức tạp và đồng nhất của hình tượng
sóng trong hai khổ thơ một và khổ thơ thứ năm bài Sóng- Xuân
Quỳnh từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình
yêu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân
bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn
đề; kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định được vấn đề cần nghị luận: Sự phức tạp và đồng nhất
của hình tượng sóng, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận;

kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu
sau:
Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề
nghị luận.
Thân bài. Phân tích hai đoạn thơ, nhận xét
* Khổ thơ đầu: Tác giả cho thấy những trạng thái phức tạp của
sóng và của tâm hồn người phụ nữ đang yêu:
- Hai câu đầu diễn tả trạng thái đối lập của sóng: dữ dội>< dịu
êm; ồn ào>< lặng lẽ. Sóng có lúc mạnh mẽ, ồn ã, lúc lại êm ái,
dịu dàng. Đó là những trạng thái phức tạp của tâm hồn người phụ
nữ trong tình u, khơng hề bình lặng mà chứa đầy những biến
động: có khi thì sơi nổi cuồng nhiệt, cũng có lúc lại e lệ, kín đáo,
có lúc đằm thắm nhưng có lúc lại hờn ghen.
- Ở hai câu tiếp theo: "Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận
bể". Từ "tìm" đã diễn tả được sự chủ động của những con sóng.
Sóng từ bỏ không gian tù túng, chật hẹp để đến với nơi rộng lớn,
bao la. Từ "sơng" tới "bể", sóng đã làm một cuộc hành trình đầy
dứt khốt. Hình ảnh dịng sơng tìm ra biển lớn ẩn dụ cho khát
vọng khám phá những điều lớn lao của người con gái trong tình
u. Như vậy, bản chất, tính cách và hành trình nhận thức của
sóng cũng là đặc điểm của người con gái khi yêu.
- Nghệ thuật: Những hình ảnh tượng trưng kết hợp với những tính
từ mang ý nghĩa trái ngược đã diễn tả những cung bậc cảm xúc đa
dạng của sóng và tình u. Phép nhân hóa làm hình tượng sóng
trở nên có hồn và sinh động hơn.
3

5.0

0.25


0.5

0.5
2.5
1.0


* Khổ thơ thứ năm: Chỉ tập trung diễn tả trạng thái đặc trưng
nhất của tình yêu: nỗi nhớ
- Bốn câu đầu khổ thơ diễn tả nỗi nhớ bờ sóng. Nỗi nhớ vô cùng
mãnh liệt, ôn trùm mọi giới hạn về thời gian, không gian. Sự liên
tưởng thật thú vị: từ hình ảnh những con sóng vận động khơng
ngừng nghỉ ngoài khơi, tác giả liên tưởng đến biểu hiện vĩnh cửu
của sóng. Sự vận động khơng ngừng nghỉ trong thực tế của sóng
là biểu hiện của nỗi nhớ, nỗi thao thức vì tình u trong mọi
khơng gian thời gian. Phép điệp ngữ, phép đối, phép nhân hóa
giúp tác giả diễn tả ấn tượng, sinh động nỗi nhớ trong tình yêu
của sóng.
- Hai câu sau mượn nỗi nhớ của sóng, so sánh với nỗi nhớ sóng,
tác giả diễn tả nỗi nhớ “anh” của “em” cũng mạnh liệt như sóng,
có phần mãnh liệt hơn cả sóng, vì nhớ “cả trong mơ cịn thức”:
nỗi nhớ ăn sâu vào tiềm thức và vô thức của “em”
=> Tình yêu, bao giờ cũng gắn liền với nỗi nhớ: yêu tha thiết,
đắm say thì nhớ càng nồng nàn, da diết. Cả sóng và em đều đang
ngập tràn nỗi nhớ.
* Nhận xét vẻ đẹp tâm tâm người phụ nữ trong tình u:
Sóng là ẩn thân, hóa thân của nhân vật trữ tình em. Qua hình
tượng sóng, Xn Quỳnh diễn tả cụ thể và sinh động những trạng
thái, cung bậc tình cảm, tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu: sôi

nổi, đắm say, nồng nàn, mãnh liệt, nhân hậu, chân thành, sâu sắc,
khát khao yêu thương và luôn ước vọng hướng tới tình yêu cao
thượng, lớn lao.
Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ
------HẾT------

4

1.0

0.5

0.5
0.25
0.5



×