Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài 8: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU- TỐC ĐỘ DÀI VÀ TỐC ĐỘ GÓC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.97 KB, 4 trang )

Bài 8: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU- TỐC ĐỘ DÀI VÀ TỐC ĐỘ GÓC
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Hiểu rằng trong chuyển động tròn cũng như chuyển động cong, véc tơ vận
tốc có phương tiếp tuyến với quỹ đạo và hướng theo chiều chuyển động.
- Nắm vững định nghĩa chuyển động tròn đều, từ đó biết cách tính tốc độ
dài.
- Hiểu rõ chuyển động tròn đều, tốc độ dài đặc trưng cho độ nhanh, chậm
của chuyển động của chất điểm trên quỹ đạo.
1.2. Kĩ năng:
- Quan sát thực tiễn về chuyển động tròn.
- Tư duy lôgíc để hình thành khái niệm véc tơ vận tốc.
1.3. Thái độ (nếu có):
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên:
- Các câu hỏi, công thức về chuyển động tròn đều.
- Biên soạn câu hỏi 1- 4 SGK dưới dạng trắc nghiệm.
- Các thí dụ về chuyển động cong, chuyển động tròn đều.
- Hình vẽ H8.2 và H8.4. Mô hình chuyển động tròn (đồng hồ).
2.2. Học sinh:
- Ôn về véc tơ độ dời, véc tơ vận tốc trung bình.
- Sưu tầm các tranh về chuyển động cong, chuyển động tròn.
3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Hoạt động 1 ( phút):

Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nêu những đặc điểm véc tơ độ dời,
véc tơ vận tốc trung bình, véc tơ vận
tốc tức thời trong chuyển động
thẳng?
- Vẽ hình minh hoạ?


- Nhận xét câu trả lời của bạn.
-
Đặt câu hỏi cho HS.
-
Yêu cầu một HS lên bảng vẽ.
-
Nhận xét các câu trả lời.
Hoạt động 2 ( phút):

Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc phần 1 SGK.
- Trình bày luận để đưa ra khái niệm
vận tốc tức thời.
- Biểu diễn đặc điểm véctơ vận tốc
trên hình vẽ H2.
- Cho HS đọc SGK.
- Hướng dẫn HS hình thành khái
niệm vận tốc tức thời.
- So sánh với chuyển động thẳng.

Hoạt động 3 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc định nghĩa chuyển động tròn
đều trong SGK, lấy ví dụ thực tiễn?
- Đặc điểm của véc tơ vận tốc trong
chuyển động tròn đều? Tốc độ dài?
- Trả lời câu hỏi C1.
- So sánh với véc tơ vận tốc trong
chuyển động thẳng?
- Cho HS đọc SGK phần 2.

- Nêu các câu hỏi.
- Nhận xét trả lời.
- Hướng dẫn HS so sánh.



Hoạt động 4 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc phần 3 SGK, trả lời câu hỏi: - Cho HS đọc SGK.
Chuyển động tuần hoàn là gì? Chu kì
và đơn vị của chu kì là gì? Tần số và
đơn vị của tần số là gì?
- Mô tả chuyển động của các kim
đồng hồ để minh hoạ.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
- Cho HS quan sát đồng hồ, yêu cầu
mô tả chu kì, tần số.

Hoạt động 5 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc phần 3 SGK, xem H8.4 trả lời
câu hỏi: Tốc độ góc và đơn vị tốc độ
góc là gì?
- So sánh tốc độ góc và tốc độ dài?
- Tìm mối liên hệ giữa tốc độ góc với
tốc độ dài?
- Đổi rad ra độ?
- Đọc phần 4 SGK.
- Tìm mối liên hệ giữa tốc độ góc và
với chu kì, tần số?

- Xem bảng chu kì các hành tinh
trong SGK. Nêu ý nghĩa?
- Cho HS đọc SGK.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn HS tìm công thức liên
hệ, vận dụng để đổi đơn vị.
- Cho HS đọc SGk.
- Hướng dẫn HS tìm công thức liên
hệ.
- Cho HS xem bảng SGK.




Hoạt động 6 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm nội dung câu 1-4 (SGK).
- Làm việc cá nhân giải bài tập 2, 3
(SGK).
- Ghi nhận kiến thức: Chuyển động
- Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời
của các nhóm.
- Yêu cầu: HS trình bày đáp án.
- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy.

tròn đều; véc tơ vận tốc, chu kì, tần
số, tốc độ dài, tốc độ góc, mối liên hệ
giữa các đại lượng.


Hoạt động 7 ( phút):
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Những sự chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.

4. RÚT KINH NGHIỆM

×