Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đề cương sinh 10 hki (23 24)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 17 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ I
MÔN SINH 10 (NH: 2023 – 2024)

Các cấp độ tổ chức của thế giới sống




I. Các cấp độ tổ chức sống
1. Khái niệm cấp độ tổ chức sống
Cấp độ tổ chức sống là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng,
phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hóa vật chất và năng lượng …
2. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản
Cấp độ tổ chức sống cơ bản là cấp độ tổ chức mà ở đó biểu hiện đầy đủ các đặc điểm của sự sống.
Các cấp độ cơ bản của tổ chức sống bao gồm:

3. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức của thế giới sống
Tế bào là đơn vị tổ chức nhỏ nhất có đầy đủ các đặc điểm của sự sống, được tổ chức từ các bậc nhỏ
hơn là bào quan, phân tử, nguyên tử.
Quần thể là tập hợp các cá thể (cơ thể sinh vật) cùng loài sống trong một khu vực địa lí nhất định và
vào thời điểm nhất định.
Quần xã là tập hợp các quần thể của nhiều loài khác nhau cùng tồn tại trong một khu vực địa lý ở
cùng một thời điểm.
Quần xã tương tác với nhau và với môi trường tạo nên cấp tổ chức hệ sinh thái.
Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức dựa trên các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.











Ví dụ:
Các cấp độ tổ chức sống cịn liên hệ với nhau bởi q trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong
thế giới sống.
Nguồn năng lượng cung cấp cho thế giới sống chủ yếu đến từ mặt trời và được truyền từ cấp độ tổ
chức này sang cấp độ tổ chức khác của thế giới sống, cùng với sự chuyển hóa của vật chất.
II. Đặc điểm chung của thế giới sống
1. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc
Tổ chức theo thứ bậc từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Cấp tổ chức thấp làm nền tảng cấu
thành nên cấp cao hơn.
Vật khơng sống cũng có thể được tổ chức theo các cấp độ, nhưng chững không thể thực hiện các
chức năng sống cơ bản như sinh trưởng, sinh sản, chuyển hóa…
2. Các cấp độ tổ chức sống là những hệ mở tự điều chỉnh
Các cấp độ tổ chức sống đều là những hệ thống mở (không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng
với mơi trường).
Ví dụ: Tế bào chỉ tồn tại, lớn lên và phân chia khi thường xun thu nhận các chất hóa học từ bên
ngồi, biến đổi chúng tạo thành các chất sống, đồng thời loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Cơ thể được cấu tạo nên từ một hay nhiều tế bào, cơ thể cũng khơng ngừng trao đổi khí, trao đổi
nước, lấy thức ăn và thải chất thải ra ngồi mơi trường trong q trình sống.
Các hệ thống sống có khả năng tự điều chỉnh duy trì ổn định các thơng số trong hệ thống không phụ
thuộc vào sự thay đổi của môi trường.








Sự duy trì ổn định mơi trường nội mơi được gọi là sự cân bằng nội mơi.
Ví dụ: Cơ thể con người có có các cơ chế duy trì thân nhiệt, pH, đường huyết… ở mức tương đối ổn
định. Nếu khả năng tự điều chỉnh bị trục trặc, chúng ta có thể bị bệnh, thậm chí tử vong.
3. Thế giới sống liên tục tiến hóa
Tiến hóa xảy ra nhờ phát sinh đột biến trong q trình truyền đạt thơng tin di truyền (ADN) từ thế
hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác.
Điều kiện môi trường sống khác nhau làm nhiệm vụ lựa chọn những thể đột biến có kiểu hình thích
nghi nhất với mơi trường.
Sơ đồ tư duy các cấp độ tổ chức của thế giới sống:

Các phân tử sinh học trong tế bào
I. Khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào
Phân tử sinh học là những phân tử hữu cơ chỉ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.
Các phân tử sinh học chính bao gồm protein, lipid, carbohydrate, nucleic acid. Trong đó, protein,
carbohydrate và nucleic acid là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều
đơn phản hợp thành. Vì vậy, những loại phân tử sinh học này có kích thước rất lớn và được gọi là
các polymer.
Thành phần hoá học chủ yếu của các phân tử sinh học là khung cacbon và các nguyên tử hydrogen,
chúng liên kết với nhau hình thành nên bộ khung hydrocarbon rất đa dạng.
II. Các phân tử sinh học
1. Carbohydrate - chất đường bột
Carbohydrate được cấu tạo từ ba loại nguyên tố C, H và O với tỉ lệ 1:2:1 và công thức cấu tạo
chung là (CH2O)n, trong đó n là số nguyên tử carbon. Carbohydrate được chia thành ba nhóm:
đường đơn (monosaccharide), đường đôi (disaccharide) và đường đa (polysaccharide).
Nguồn thực phẩm cung cấp đường và tinh bột cho con người và động vật đều bắt nguồn từ các bộ
phận dự trữ đường và tinh bột của thực vật như củ, quả, hạt thân cây (ví dụ: củ cải đường, mía …).
a) Đường đơn
Đường đơn có 6 ngun tử cacbon, gồm ba loại chính là glucose, fructose và galactose (H 5.1).



Các loại đường đơn này có hai chức năng chính:
(1) dùng làm nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào;
(2) dùng làm nguyên liệu để cấu tạo nên các loại phân tử sinh học khác.
b) Đường đơi
Đường đơi được hình thành do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau (sau khi loại một phân tử
nước) bằng một liên kết cộng hoá trị (được gọi là liên kết glycosidic).

Đường đơi cịn được gọi là đường vận chuyển và các sinh vật vận chuyển nguồn năng lượng là
glucose đến các bộ phận khác nhau của cơ thể hoặc nuôi dưỡng con non (do đường đôi sẽ khơng bị
phân giải trong q trình vận chuyển).
Ví dụ: được tổng hợp từ lá cây, sau đó liên kết với nhau thành đường đối sucrose rồi vận chuyển
đến các bộ phận khác nhau của cây. Đường lactose là đường sữa, được sản xuất để cung cấp cho
các con non.
c) Đường đa
Đường đa là loại polymer được cấu tạo từ hàng trăm tới hàng nghìn phân tử đường đơn lớn là
glucose).
Đường đa hay còn gọi là đường phức, bao gồm các loại tinh bột, glicogen, cellulose, chitin.

Cấu

Tính bột
Glycogen
Mạch phân tử glucose Mạch phân tử

Cellulose
Mạch phân tử glucose

Chitin
Mạch phân tử glucose



trúc

ít phân nhánh.

glucose phân nhánh thẳng, khơng phân
rất mạnh.
nhánh.

gắn thêm nhóm amino.

Cấu tạo nên bộ khung
Là loại carbohydrat
Dự trữ năng lượng Là thành phần chính cấu xương ngồi của nhiều
được dùng làm năng
Vai trò
trong cơ thể động vật tạo nên thành tế bảo của lồi tơm, cua, nhện và
lượng dự trữ ở các
và một số oài nấm. thực vật.
thành tế bào của nhiều
loại thực vật.
loài nấm.
2. Lipit - Chất béo:
Lipid là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc nhưng có đặc tính chung là kị nước.
Các loại mỡ động vật hormone sinh dục (như testosterone, estrogen, dầu thực vật, phospholipid)
một số sắc tố, sáp và một số loại vitamin đều là lipid.
Có 4 loại lipit chủ yếu là: mỡ và dầu, phospholipid, steroid và carotenoid.
Mỡ và dầu
Phospholipid

Steroid
Carotenoid
Một phân tử glycerol
Không chứa phân tử
Một phân tử glycerol liên kết với hai phân tử acid béo, gồm các
Là nhóm sắc tố màu vàng
Cấu
liên kết với ba phân tử acid béo ở một đầu, đầu nguyên tử carbon liên cam ở thực vật có bản
trúc
acid béo.
cịn lại iên kết vói nhóm kết với nhau tạo nên 4 chất là một loại lipid.
phosphate.
vịng.
Vận chuyển trong máu, Là tiền chất của vitamin
Có vai trò quan trọng
Dầu và mỡ là chất dự
chúng phải liên kết vói A, sau khi ăn, con người
Vai
trong việc tạo nên câu
trữ năng ượng của tế
các loại protein nhất
chuyển đổi thành sắc tố
trò
trúc màng của các loại
bào và cơ thể.
định tạo nên các phân tử võng mạc, rất có lợi cho
tế bào.
lipoprotein.
thị giác.
3. Protein - Chất đạm:

a) Chức năng của protein
Trong cơ thể, protein có rất nhiều chức năng, có thể nói protein tham gia vào hầu hết tất cả các hoạt
động sống của tế bào. Một số chức năng của protein được trình bày dưới đây:
- Cấu trúc: Nhiều loại protein tham gia cấu trúc nên tế bào và cơ thể.
- Xúc tác: Protein cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào.
- Bảo vệ: Các kháng thể có bản chất là protein giữ chức năng chống lại các phân tử kháng ngun
từ mơi trường ngồi xâm nhập vào cơ thể qua các tác nhân nhu vi khuẩn, virus,...
- Vận động: Protein giúp tế bào thay đổi hình dạng cũng như di chuyển. Tiếp nhận thông tin:
Protein cấu tạo nên thụ thể của tế bào, giúp tiếp nhận thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài tế
bào.
- Điều hoà: Nhiều hormone có bản chất là protein đóng vai trị điều hồ hoạt động của gene trong tế
bào, điều hoà các chức năng sinh lí của cơ thể.
b) Cấu trúc của protein
- Protein được cấu tạo từ các đơn phân là 20 loại amino acid.
f- Các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm
amino (-NH), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một chuỗi bên cịn gọi là nhóm. R
(H 5.7).

Hai amino acid liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị, được gọi là liên kết peptide.
Chức năng của protein còn phụ thuộc vào các bậc cấu trúc của nó. Protein có 4 bậc cấu trúc (H 5.8):








Cấu trúc bậc 1: Trình tự các amino acid trong một chuỗi polypeptide.
Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polypeptide cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp.

Cấu trúc bậc 3: Chuỗi polypeptide cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên cấu trúc không gian ba chiều
đặc trưng do có sự tương tác đặc thù giữa các nhóm chức của các amino acid trong chuỗi
polypeptide.
Cấu trúc bậc 4: Hai hay nhiều chuỗi polipeptit liên kết với nhau.
Cấu trúc không gian của protein (bậc 3 và bậc 4) được duy trì nhờ các liên kết yếu như liên kết
hydrogen, tương tác kị nước, tương tác Van der Waals và liên kết cộng hoá trị S-S (disulphide)
cũng như liên kết ion
Cấu trúc không gian của protein bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ ...
4. Nucleic acid
Nucleic acid hay còn gọi là acid nhân vì ban đầu được phát hiện chủ yếu ở trong nhân tế bào. Có
hai loại acid nhân là DNA và RNA.
Deoxyribonucleic acid (DNA)

Ribonucleic acid (RNA)

Cấu tạo bởi hai chuỗi polynucleotide song
song và ngược chiều nhau, liên kết với nhau Cấu trúc chủ yếu từ một chuỗi
bằng các liên kết hydrogen (A-T,G-C). Số polynucleotide. Mỗi nucleotide được cấu tạo
Cấu trúc
lượng các phân tử DNA trong tế bảo cũng từ base, đường ribose và nhóm phosphat.
như trình tự sắp xếp các nucleotide trong
Có bốn loại base là A, U, G và C.
mỗi phân tử DNA là đặc trưng cho từng lồi.
Mang, bảo quản và truyền đạt thơng tin di
- RNA thông tin (mRNA) được dùng làm
truyền.
khuôn để tổng hợp protein ở ribosome
- RNA vận chuyển (tRNA) làm nhiệm vụ
vận chuyển amino acid đến ribosome và tiến
Chức

hành dịch mã.
năng
- RNA ribosome (rRNA) tham gia cấu tạo
nên ribosome, nơi tiến hành tổng hợp
protein.
- Các loại RNA nhỏ khác tham gia vào quá
trình điều hoả hoạt động của gene.
Sơ đồ tư duy các phân tử sinh học:


Tế bào nhân sơ
1. Đặc điểm chung của tế bào nhõn s
ã
ã
ã
ã

Kớch thc dao ng t 1àm n 5àm, bng 1.10 tế bào nhân thực.
Tỉ lệ S bề mặt cơ thể / V cơ thể lớn dẫn tới tốc độ trao đổi chất với mơi trường nhanh.
Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh
Sinh sản nhanh
Tế bào nhân sơ phổ biến nhất là tế bào hình cầu, hình que và hình xoắn.







2. Cấu tạo tế bào nhân sơ

a) Lơng, roi và vỏ nhầy:
Lơng và roi đều có cấu tạo từ bó sợi protein. Mỗi tế bào có 1 roi và nhiều lơng. Trong đó, lơng có
vai trị giúp TB bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt sinh vật khác. Roi có vai trị giúp
tế bào định hướng di chuyển.
Vỏ nhầy có cấu tạo chủ yếu từ lipopolysaccharide. Màng ngoài của vi khuẩn giúp chúng tránh khỏi
sự tấn công của bạch cầu.
b) Thành tế bào và màng tế bào:
Hầu hết vi khuẩn đều có thành TB. Thành Tb dày 10 nanomet (nm) đến 20nm, được cấu tạo bởi
peptidoglycan. Dựa vào độ dày của thành tế bào để chia vi khuẩn thành 2 nhóm: vi khuẩn gram âm
(Gr-) và vi khuẩn gram dương (Gr+).





Thành tế bào có vai trị như một bộ khung, có tác dụng giữ ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.
Màng tế bào được cấu tạo từ lớp phospholipid và protein. Màng TB có chức năng trao đổi chất ra
vào tế bào có chọn lọc, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi chất và năng lượng của tế bào.

c) Tế bào chất:
Tế bào chất nằm giữa màng tế bào và vùng nhân, được cấu tạo từ bào tương (chất keo lỏng có thành
phần chính là nước, còn lại là các hợp chất hữu cơ và chất khác).
Tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh để đảm bảo hoạt động sống của tế bào.
Ngồi ra tế bào chất có chứa Ribosome là nơi tổng hợp nên protein.

d) Vùng nhân:
Vùng nhân của vi khuẩn là nơi DNA duy nhất dạng vòng, mạch kép tồn tại. DNA này mang thông
tin di truyền điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Ngoài DNA vùng nhân, một số loại vi khuẩn có plasmid (plasmid là các phân tử DNA nhỏ dạng
vòng, mạch kép và chứa nhiều gen kháng thuốc kháng sinh.)

Thành phần
Lơng
Roi
Màng ngồi
Thành tế bào

Cấu trúc
- Cấu tạo từ bó protein
- Mỗi tế bào có 1 roi và nhiều lông.
- Chủ yếu từ lipopolysaccharide
- Dày 10nm – 20nm.
- Cấu tạo bởi peptidoglycan.

Vai trị
- Giúp tế bào bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc
bám vào các bề mặt khác.
Roi giúp định hướng di chuyển cho tế bào.
- Bảo vệ VK gây bệnh khỏi sự tấn công của
bạch cầu.
- Giúp ổn định hình dạng và bảo vệ tế bào.


Màng tế bào

- Cấu tạo từ lớp kép phospholipid.
- Chủ yếu là bào tương (dung dịch chủ
yếu là nước với một số chất hữu cơ).

Tế bào chất


Vùng nhân

- Chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng
kép.

- Cho các chất ra vào tế bào một cách có chọn
lọc.
- Có chứa ribosome là nơi xảy ra quá trình tổng
hợp protein.
- Là nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm
bảo hoạt động sống của tế bào.
- Một số tế bào plasmit chứa gen kháng thuốc
kháng sinh.
- DNA mang thông tin DT điều khiển mọi hoạt
động sống của tế bào.

Sơ đồ tư duy tế bào nhân sơ:

Tế bào nhân thực




I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực:
Tế bào nhân thực có kích thước lớn và cấu tạo phức tạp. những điểm tiến hóa của tế bào nhân thực
so với tế bào nhân sơ là:
chính thức có màng nhân ngăn cách chất nhân và tế bào chất
có hàng loạt bào quan có màng bọc, chuyên hóa những chức năng riêng biệt.

Tế bào nhân thực chia thành 2 loại là tế bào thực vật và động vật với những đặc điểm thích nghi

riêng biệt:


II. Cấu tạo tế bào nhân thực:
1. Nhân - trung tâm thông tin của tế bào:
Mỗi tế bào nhân thực có một nhân. Nhân tế bào hình cầu, đường kính 5µm và có lớp màng kép
phospholipid bao quanh. Trên màng nhân có các lỗ giúp các chất ra vào nhân.
Trong nhân có chứa DNA điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, ngoài ra nhân cũng là nơi diễn
ra q trình nhân đơi DNA và phiên mã. Trong nhân cịn có hạch nhân, là nơi tổng hợp rRNA.

2. Ribosome - “nhà máy” tổng hợp protein
Ribosome được cấu tạo bởi 2 tiểu phần gọi là: tiểu phần nhỏ và tiểu phần lớn, khơng có màng bao
bọc. Ribosome dạng cầu, đường kính 150A0, thành phần hóa học chính là rRNA.
Ribosome có rất nhiều trong tế bào, đóng vai trị là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein.

3. Lưới nội chất - “bến cảng” và “nhà máy” tổng hợp sinh học
Lưới nội chất là hệ thống các ống và túi dẹp chứa dịch thông nhau thành 1 mạng lưới, bao gồm lưới
nội chất trơn và lưới nội chất hạt.

Tế bào gan chứa hệ thống lưới nội chất phát triển mạnh để khử độc từ rượu và các chất độc hại
khác. Ở người nghiện rượu, lưới nội chất trơn phát triển mạnh hơn nhiều so với người không uống
rượu và nguy cơ tổn thương gan cũng tăng lên nhiều lần.


4. Bộ máy Golgi - nơi phân loại, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào
Bộ máy Golgi gồm các túi dẹp nằm song song nhưng không thông nhau.
Bộ máy golgi có nhiệm vụ chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipit rồi phân phối chúng
tới nơi cần thiết.

5. Lysosome - “nhà máy” tái chế rác thải và chế biến thức ăn của tế bào

Lysosome là bào quan có màng đơn, bên trong chứa rất nhiều loại enzyme thủy phân khác nhau.
Lysosome được hình thành từ bộ máy golgi và chỉ có ở tế bào động vật.
Nhiệm vụ của lysosome bao gồm: phân giải các tế bào bị tổn thương hay bào quan quá hạn và thải
bỏ các chất thải ra ngoài; đồng thời hỗ trợ tiêu hóa thức ăn bằng đường thực bào.

6. Khơng bào - “túi bảo dưỡng” đa năng của tế bào
Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc, có ở thực vật. Khơng bào nằm ở trung tâm tế bào,
có nguồn gốc từ bộ máy golgi và đóng nhiệm vụ điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào bằng cách:
là kho chứa các chất như carbohydrate, muối, ion, chất thải, enzyme thủy phân và các enzyme khử
chất độc...; bơm nước ra khỏi tế bào khi tế bào có quá nhiều nước (ở trùng giày); chứa sắc tố nhằm
thu hút côn trùng, động vật ăn để phát tán hạt (ở các tế bào hoa, quả, …).


7. Peroxisome - bào quan giải độc và chuyển hóa lipid
Peroxisome là bào quan hình cầu, bao bọc bởi màng đơn mỏng. Bào quan này chứa peroxide
(H2O2) biến đổi chất độc thành dạng không độc, phân giải chất béo thành lipid và cholesterol.
8. Ti thể - “nhà máy điện” của tế bào
Ti thể là bào quan được bao bọc bởi 2 lớp màng: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo
mào. Khoang ngoài chứa ion H+; màng trong và chất nền có hệ enzyme tham gia hơ hấp tế bào để
tổng hợp ATP.
Tế bào hoạt động càng nhiều thì càng có nhiều ti thể (VD như tế bào cơ tim).
Ngồi ra, chất nền ti thể cịn chứa DNA nhỏ và ribosome để tổng hợp protein cho riêng mình.

9. Lục lạp - bào quan hấp thụ năng lượng ánh sáng
Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp hình bầu dục, được bao bọc bởi 2 lớp màng
giống như ti thể. Bên trong lục lạp có hệ thống túi dẹp gọi là thylakoid - chứa sắc tố hấp thụ ánh
sáng. Enzyme quang hợp có cả ở chất nền (stroma) và hệ thống thylakoid để chuyển hóa năng
lượng ánh sáng thành năng lượng dự trữ trong phân tử carbohydrate.
Ngồi ra, lục lạp cũng có DNA và ribosome của riêng mình, để tổng hợp những protein cần thiết
cho quang hợp.

Ti thể và lục lạp có mối quan hệ mật thiết trong q trình chuyển hóa năng lượng của tế bào:


10. Tế bào chất và khung xương tế bào
a) Tế bào chất
Tế bào chất bao gồm bào tương và các bào quan. Bào tương là chất dịch keo có thành phần chính là
nước, cịn lại là các phân tử sinh học. Tế bào chất là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
b) Khung xương tế bào
Bộ khung xương tế bào là mạng lưới vi sợi, sợi trung gian và vi ống liên kết với nhau. Vai trò chính
của bộ khung xương tế bào là nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào, neo giữ các bào quan và enzyme,
hỗ trợ các bào quan và tế bào di chuyển.
c) Trung thể
Trung thể gồm hai trung tử nằm vuông góc nhau, mỗi trung tử gồm nhiều bộ ba vi ống xếp thành
vịng. Trung thể có vai trị hình thành nên thoi phân bào, giúp NST di chuyển trong phân bào.
11. Cấu trúc và chức năng của màng tế bào
Mô hình cấu trúc màng tế bào gọi là mơ hình khảm lỏng với nhiều thành phần, mỗi thành phần đảm
nhận các chức năng riêng biệt:

12. Thành tế bào
Thành tế bào là lớp cấu trúc vững chắc bên ngoài màng tế bào, chỉ có ở tế bào thực vật. Thành tế
bào được cấu tạo từ các bó sợi cellulose vững chắc và được gia cố thêm bởi lignin (hoặc chitin ở
nấm). Thành tế bào có vai trị bảo vệ, định hình tế bào.
13. Lông và roi
Một số tế bào nhân thực cũng có lơng là roi. Lơng và roi là cấu trúc dạng sợi nhơ ra khỏi tế bào.
Ví dụ: Tinh trùng của động vật và người có roi để bơi đến chỗ trứng. Niêm mạc mũi đẩy được dịch
nhầy ra khỏi đường hô hấp là nhờ lông rung.
Lông và roi đều được cấu tạo từ vi ống, đóng vai trị giúp tế bào vận động, nhận và truyền tín hiệu
từ ngồi vào trong tế bào.
Ví dụ: Lơng rung trong các tế bào tai giúp ta cảm nhận được âm thanh.
14. Chất nền ngoại bào

Chất nền ngoại bào là cấu trúc bên ngoài tế bào, được cấu tạo chủ yếu từ thành phần glycoprotein.
Có chức năng như “chất keo” kết dính các tế bào cạnh nhau tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận
thonho tin
Sơ đồ tư duy tế bào nhân thực:


Vận chuyển các chất qua màng tế bào (Màng sinh chất)
I. Khái niệm trao đổi chất qua màng tế bào
Trao đổi chất qua màng tế bào thực chất là quá trình vận chuyển chất ra, vào tế bào qua màng tế
bào.
Các phân tử nhỏ ra, vào tế bào chủ yếu qua sự khuếch tán. Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào kích
thước, bản chất phân tử, nhiệt độ, áp suất của môi trường và quan trọng nhất là sự chênh lệch nồng
độ của chất khuếch tán.
Các phân tử lớn không thể khuếch tán qua màng, tế bào có các cơ chế đặc biệt để vận chuyển
chúng.
II. Các cơ chế trao đổi chất qua màng tế bào
1. Vận chuyển thụ động
Là sự khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp (xuôi
chiều gradient nồng độ) và không tiêu tốn năng lượng của tế bào.
Gồm có ba hình thức: khuếch tán đơn giản, khuếch tán tăng cường và thẩm thấu.
Đặc điểm

Khuếch tán đơn giản

Khuếch tán tăng cường

Con đường

Qua lớp kép phospholipid


Qua protein kênh hoặc protein mang

Các chất vận
chuyển

Không phân cực và nhỏ, các chất tan
trong lipid: O2, CO2, nước.

Ion, chất phân cực, nước, amino acid...

Tốc độ vận
chuyển

Phụ thuộc vào bản chất chất tan, sự
chênh lệch nồng độ.

Phụ thuộc vào số lượng kênh protein.
Tế bào có thể tự điều chỉnh thơng qua
việc thêm kênh và đồng mở kênh theo
nhu cầu.

Thẩm thấu: sự khuếch tán các phân tử nước qua màng tế bào gọi là sự thẩm thấu. Tốc độ thẩm thấu
của nước phụ thuộc vào áp suất thẩm thấu của tế bào. (Nước được vận chuyển từ nơi có nồng độ
chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao)
Áp suất thẩm thấu của tế bào cao hay thấp phụ thuộc vào nồng độ chất tan trong tế bào. Dựa vào
nồng độ chất tan trong dung dịch có dung mơi là nước, người ta chia mơi trường bên trong và bên
ngồi tế bào thành 3 loại: ưu trương, đẳng trương và nhược trương.


2. Vận chuyển chủ động

Là kiểu vận chuyển qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao
(ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.
Các phân tử được vận chuyển qua bơm protein, muốn bơm hoạt động, tế bào phải cung cấp cho nó
ATP.
VD: các tế bào thận sử dụng 90% năng lượng để lọc máu và bơm các amino acid và glucose từ
nước tiểu trở lại máu.

3. Vận chuyển vật chất nhờ biến dạng màng tế bào
Là hình thức vận chuyển các đại phân tử như protein, đường đa, DNA, … không thể đi qua protein
xuyên màng. Tế bào lấy các chất này vào bằng cách thực bào (đối với chất không tan) và ẩm bào
(với chất tan) và tiêu tốn năng lượng.
a) Nhập bào (Thực bào và ẩm bào)
Tế bào lấy vào các phân tử có kích thước lớn, hoặc thậm chí là cả một tế bào nhờ sự biến dạng
màng tế bào, bọc lấy vật cần chuyển và hình thành bóng chứa tách khỏi màng và di chuyển vào
trong.


b) Xuất bào
Là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn, có thể là các sản phẩm tiết, chất độc hại, chất
thải … ra khỏi tế bào. Bóng chứa chất này tiến lại gần màng tế bào và liên kết với màng tế bào, giải
phóng chất ra bên ngoài.

Sơ đồ tư duy về vận chuyển các chất qua màng sinh chất:

Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
I. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng
1. Các dạng năng lượng trong tế bào:
Năng lượng là khả năng sinh công hay khả năng tạo nên sự chuyển động của vật chất.



Trong tế bào tồn tại các dạng năng lượng khác nhau như: Hóa năng, nhiệt năng, điện năng, cơ
năng…
2. Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào:
Chuyển hóa vật chất là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học xảy ra bên trong tế bào làm chuyển đổi
chất này thành chất khác.
Chuyển hóa năng lượng là sự chuyển đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tuân theo quy
luật nhiệt động học.
Hai quá trình chuyển hóa này ln đi kèm với nhau.
II. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào:
Nguồn năng lượng phổ biến nhất cho các phản ứng hóa học của tế bào là ATP (adenosine
triphosphate).
Một phân tử ATP được cấu tạo từ 3 thành phần: 1 gốc adenine + 1 gốc đường ribose + 3 gốc
phosphate. Năng lượng dự trữ trong phân tử ATP nằm ở chính liên kết cao năng giữa các gốc
phosphate.

III. Enzyme
1. Khái niệm, cấu trúc và cơ chế hoạt động:
Emzyme là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống, có tác dụng làm tăng tốc độ
phản ứng trong điều kiện sinh lí bình thường của cơ thể, và khơng bị biến đổi sau phản ứng.
Hầu hết enzyme được cấu tạo từ protein. Ngồi ra, một số enzyme có thêm cofactor (ion kim loại
hoặc phân tử hữu cơ). Cofactor có thể liên kết tạm thời hoặc cố định với enzyme.
Mỗi enzyme có một trung tâm hoạt động - vị trí liên kết đặc hiệu với cơ chất (chất chịu tác động của
enzyme) để xúc tác phản ứng diễn ra. Mỗi enzyme chỉ xúc tác cho một hoặc một nhóm phản ứng
hóa học nhất định (tính đặc hiệu).

2. Vai trị của enzyme trong q trình chuyển hóa
Enzyme khiến phản ứng xảy ra dễ dàng hơn trong cơ thể, giảm năng lượng hoạt hóa cần thiết để
một phản ứng xảy ra, nhờ đó tăng tốc độ phản ứng lên nhiều lần.



3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme:
Hoạt tính enzyme là tốc độ phản ứng xúc tác bởi enzyme và được đo bằng lượng cơ chất bị chuyển
đổi trong một phút ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Nồng độ enzyme và cơ chất:
Nồng độ cơ chất không đổi, lượng enzyme tăng lên thì hiệu suất phản ứng tăng, đến khi biến đổi hết
cơ chất.
Nếu lượng enzyme không đổi, tăng nồng độ cơ chất thì hiệu suất phản ứng sẽ tăng đến ngưỡng tất
cả các enzyme đều hoạt động hết cơng suất.
b) Độ pH:
Mỗi loại enzyme đều có khoảng pH phù hợp nhất để hoạt động hiệu quả, ngoài khoảng pH này
enzyme không hoạt động (bất hoạt) hoặc giảm hoạt tính.
c) Nhiệt độ:
Mỗi loại enzyme chỉ hoặc đồng hiệu quả trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Hầu hết enzyme
trong cơ thể đều hoạt động tốt ở nhiệt độ 37 độ C.
d) Chất điều hòa enzyme:
Chất ức chế và chất hoạt hóa ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme. Chất hoạt hóa liên kết vào
enzyme sẽ làm tăng hoạt tính của enzyme. Chất ức chế liên kết vào enzyme sẽ cản trở enzyme liên
kết với cơ chất và làm giảm hoạt tính enzyme.
4. Điều hịa q trình chuyển hóa vật chất và năng lượng thông qua enzyme:
Tốc độ của các q trình chuyển hóa ln thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, trạng thái của
cơ thể. Vậy nên tế bào điều chỉnh tốc độ của quá trình này bằng cách điều chỉnh hoạt tính của
enzyme thơng qua chất hoạt hóa và chất ức chế.
Ngồi ra, ức chế ngược là q trình điều hịa xảy ra khi sản phẩm chuyển hóa được tạo ra đủ nhu
cầu sẽ quay lại ức chế enzyme xúc tác để dừng tổng hợp sản phẩm đó.
Mỗi enzyme được định vị ở từng vùng có điều kiện thích hợp trong các cơ quan để chúng hoạt động
tối ưu nhất, giúp tăng hiệu quả chuyển hóa.
Sơ đồ tư duy về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

TTCM


Nguyễn Thị Minh Phương



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×