Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn học và thi học theo các chức năng của ngôn ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.72 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Đề 3: Anh/ chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về hướng nghiên cứu ngôn ngữ
văn học và thi học (6 chức năng: chức năng thể hiện, chức năng thi ca, chức năng tiếp
xúc, chức năng siêu ngôn ngữ, chức năng biểu cảm, chức năng tác động). Sau đó, anh/chị
hãy phân tích ít nhất 3 văn bản văn học, có sự vận dụng một trong các hướng nghiên cứu
nói trên.

Học phần:

Ngơn ngữ văn học và sự phát triển của
tiếng Việt trong thế kỷ 20

Mã lớp học phần:

LIN2013

Giảng viên:

PGS.TS Nguyễn T. Phương Thùy

Sinh viên thực hiện:

Đồn Kim Chi 21030994
Trình Phương Un 21031060

Hà Nội, 2023



2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................................3
NỘI DUNG ...................................................................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................................................4
1.

Quan niệm về ngôn ngữ ...............................................................................................................4

2.

Hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn học và thi học theo các chức năng của ngơn ngữ ..............5

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH 3 VĂN BẢN VĂN HỌC CỤ THỂ THEO HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ THI HỌC ...............................................................................................11
1.

Tác phẩm “Bếp lửa” của Bằng Việt ...........................................................................................11

2.

Tác phẩm “Chí Phèo" của Nam Cao .........................................................................................18

3.

Tác phẩm Vợ Nhặt .....................................................................................................................28

Chương III. Kết luận .............................................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................................................46
BẢNG PHÂN CÔNG .................................................................................................................................47


3

MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ - một hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của
chúng ta, được dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ý thức cộng
đồng và trừu tượng hố khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc và ước muốn cụ thể nào.
Ngôn ngữ trở thành một công cụ giao tiếp vạn năng của con người. Phương tiện giao
tiếp ấy được bổ sung và hoàn thiện dần theo lịch sử tiến hoá của nhân loại, theo những trào
lưu và xu hướng tiếp xúc văn hố có từ cổ xưa đến tận ngày nay. Song, bên cạnh chức năng
giao tiếp, ở ngôn ngữ cụ thể đặt trong phạm trù văn học, còn tồn tại những chức năng khác
và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau. Với các lý do nêu trên, trong bài
tiểu luận này, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn học và thi học
(6 chức năng: chức năng thể hiện, chức năng thi ca, chức năng tiếp xúc, chức năng siêu
ngôn ngữ, chức năng biểu cảm, chức năng tác động)”


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Quan niệm về ngơn ngữ
Thơng thường ngơn ngữ được hiểu là tiếng nói của con người được con người dùng
để biểu hiện ý nghĩ, tâm tư, tình cảm và trao đổi thơng tin với người khác.
Tuy nhiên, xét về những phương diện khác, ngơn ngữ - tiếng nói tự nhiên của con
người - vẫn có nhiều điểm khác biệt về bản chất so với những “ngôn ngữ" theo quan niệm
rộng trên nhiều phương diện khác nhau. Những sự khác biệt cơ bản như:

Xét về mặt thời gian, tức là xét về mặt lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của
ngơn ngữ - tiếng nói của con người có lịch sử lâu dài nhất (từ khi có con người và xã hội
lồi người). Về mặt này, tiếng kêu của các loài động vật (có thể có cả các tín hiệu giao tiếp
khác của chúng mà không chỉ âm thanh: cử chỉ, mùi vị, màu sắc…). Chính nhờ có sự trao
đổi ý kiến, bàn bạc, thống nhất quan niệm bằng ngơn ngữ nói mà các “ngơn ngữ" đó mới
hình thành, tồn tại và phát triển.
Xét về mặt không gian (phạm vi sử dụng), ngôn ngữ tự nhiên của con người là loại
phương tiện giao tiếp phổ biến nhất (dùng ở mọi ngành nghề, mọi lứa tuổi, mọi dân tộc,
mọi nơi chốn, mọi tình huống…). Các nghi lễ tơn giáo chỉ có thể biểu hiện và thông tin
những quan niệm về tôn giáo và chỉ những người theo tơn giáo mà thơi. Tiếng nói tự nhiên
của con người thì trái lại, được sử dụng để giao tiếp giữa tất cả các thành viên của một cộng
đồng xã hội, không phụ thuộc vào lứa tuổi, nghề nghiệp, địa điểm giao tiếp.
Xét về mặt hiệu quả, ngơn ngữ tự nhiên của con người có cơng dụng và hiệu quả nhất
trong sự biểu hiện, lưu trữ và trao đổi thông tin. Không một nội dung nào là không thể biểu
hiện được bằng ngôn ngữ, kẻ cả những nội dung từ trừu tượng khái quát đến cụ thể hay tinh
vi, tế nhị như những cảm xúc, trạng thái tâm lý của con người. Về những phương diện này,
“ngôn ngữ" của các máy móc; động vật; ngơn ngữ nhân tạo trong các ngành khoa học và
cả các tập tục, nghi lễ thuộc những lĩnh vực khác, thậm chí những tín hiệu viễn thơng hiện
đại ngày nay… cũng khơng thể sánh được. Chữ viết là một bước tiến lớn của nhân loại.
=> Ngôn ngữ âm thanh tự nhiên - tiếng nói của con người - vẫn tồn tại, vẫn được sử
dụng ở mọi nơi, mọi lúc và vẫn luôn luôn phát triển. Nó vẫn tiếp tục được sử dụng khơng
chỉ trong đời sống thường nhật của con người, mà trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống
xã hội, từ những trường hợp cần hình thành, biểu hiện và truyền đạt những khái niệm trừu
tượng khái quát trong tư duy logic, đến những lĩnh vực cụ thể, tế nhị, sâu lắng trong tâm lý,
tình cảm của con người… Với những sự khác biệt to lớn giữa tiếng nói tự nhiên của con
người và các thứ “ngôn ngữ” khác, trong công tình này từ “ngơn ngữ" vẫn được dùng theo
quan niệm là tiếng nói của con người (có thể ở dạng nói hay dạng viết) dùng để tư duy, giao


5


tiếp và sáng tạo nghệ thuật. Điều này sẽ được nói rõ khi xem xét những chức năng của ngơn
ngữ.
2.
ngữ

Hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn học và thi học theo các chức năng của ngơn

Trong q trình nghiên cứu ngơn ngữ văn học, các nhà ngôn ngữ học đưa ra một số
hướng tiếp cận như: hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn học theo lý thuyết về hệ thống và cấu
trúc; hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn học và thi học theo 6 chức năng; hướng nghiên cứu
ngôn ngữ văn học và phong cách học (3 quan hệ: quan hệ theo trục ngang, quan hệ theo
trục dọc, quan hệ tôn ti). Với những hướng nghiên cứu này, phần nào cho thấy những đặc
trưng của tiếng Việt. Song, việc nghiên cứu theo phương diện chức năng của ngôn ngữ,
nghiên cứu ngôn ngữ gắn liền với sự hành chức của nó, với xã hội, văn hoá, tâm lý, nhận
thức và chủ thể người sử dụng ngôn ngữ là những hướng tiếp cận mới đối với tiếng Việt
nói chung và ngơn ngữ văn học Việt Nam nói nói riêng.
Ngơn ngữ của mọi dân tộc trước hết thực hiện hai chức năng cơ bản: dùng công cụ
nhận thức, tư duy và phương tiện giao tiếp. Tư duy, nhất là tư duy trừu tượng và giao tiếp
là những hoạt động không thể thiếu của con người, làm nên những đặc trưng của bản chất
của con người và xã hội loài người. Cụ thể hướng nghiên cứu ngôn ngữ văn học và thi học
thể hiện qua 6 chức năng như sau:
2.1.
Chức năng thể hiện
Đây là chức năng quan trọng nhất xét về mặt giao tiếp. Những thông tin, ước muốn,
truyền giao thơng tin giữa người nói – người nghe được ngôn ngữ thực hiện thông qua chức
năng này. Bằng chức năng thứ 3, những thông tin thuần lí về thế giới, về tư duy, về các sự
vật, hiện tượng ở xung quanh đã được truyền tải và tạo nên những thông điệp ngôn ngữ.
90% các nội dung thông tin trong các cuộc giao tiếp của cộng đồng là những thơng tin thuần
lí do chức năng thứ 3 đảm nhiệm.

Ví dụ: Hơm nay tơi đi học lúc 7 giờ. (1)
Thông điệp này cho chúng ta biết thời gian, khơng gian, hành động và mục đích hành
động của một sự tình cụ thể do người nói phát lên.
(1) khác với thông tin khác như:
7 giờ 30 phút, trời vẫn cịn tối, khơng đi học được (2)
Trong phát ngơn (2) này, chúng ta có thể thấy được thêm chức năng thứ nhất thơng
qua việc thể hiện tính lười biếng của chủ thể phát ngôn.
2.2.
Chức năng thi ca
Chức năng của thi ca là bằng những phương tiện của chính nó khơi gợi ra cái phần
không thể mô tả trong mỗi sự vật; hoạt động của thi ca hiển hiện như là phương tiện hiệu


6

nghiệm do chúng ta sắp đặt để bùng nổ cái điều mà vũ trụ chối từ diễn tả bằng ngôn ngữ
minh bạch. Thêm vào trong ngôn ngữ thông dụng những từ khơng hề nói ra, khiến cho từ
ấy có cái biên giới hạn chế của nó, thiết lập sau lưng nó hình bóng khó tả mà nó là phù hiệu,
chúng làm tăng lên những kích thước vơ hạn, nếu khơng phải là cầm nắm vũ trụ thì ít ra đó
là linh cảm của chúng ta về nó.
Thi ca giải tỏa sự ngột ngạt của ngơn từ thơng dụng, nó lia chúng trong không gian
vũ trụ và gây cho chúng sự phản ứng dội lại đến bức thành cản ngăn của thế giới. Như thế
nghệ thuật của ngôn ngữ phải chăng là nghệ thuật của im lặng, làm cho ngôn ngữ thành tôn
nghiêm. Một trong vô số kể những lầm lẫn của ý nghĩa chung là đối chiếu “thi ca” với “thực
tại”, chính trong thói quen sử dụng ngơn ngữ đã giấu nhẹm chúng ta cái thực tại dưới lớp
da mù mờ của nó: thi ca đem lại cho ngơn từ chiều sâu đục ngầu, nó khiến chúng ta dự
đốn, thấy lờ mờ ở phía bên kia của nó, xun qua nó, những thực tại mà chúng ta thường
ước lượng nương theo sơ đồ hữu dụng, nó mở ra cho chúng ta phía bên kia những ngơn từ
rất đơn giản, nhưng lấp lánh khơng thể lường và chống ngợp của biển cả. Qua đó, nó có
được trên thế giới một điều khơng thể giải thích được, nhưng chắc chắn lớn hơn cái điều

mà ngơn ngữ rút gọn trong phẩm chất trí tuệ, một thực tại mạnh mẽ hơn nhiều.
Sự nhận thức thi ca không phải chỉ là sự truy tầm một ánh sáng trong đêm tối, mà là
những bóng tối trong ánh sáng , nó thấy xa xa những hình thể nhợt nhạt yếu đuối, nó biết
rằng có lắm điều bí mật trong vũ trụ mà có lẽ đã bị che giấu bằng cái áo khốc của ánh thái
dương. Nó khơng hề tìm hiểu ý nghĩa của sự kì diệu, mà chỉ tìm những sự khó hiểu hằng
ngày. Tất cả cái nhìn với nó là nhân sư (sphinx), tất cả ngơn từ đều là vu thuật khó hiểu,
mỗi một cộng cỏ, mỗi một thân cây đều chứa đựng thần thân hữu hay hung ác, Thái dương
chỉ là ánh sáng của hư vô, và trên chiếc lá hiển hiện sự trắng bạch, ngịi bút mà nó thường
dùng khơng hề qn noi theo theo đường gân của hố thẳm.
Chỉ có lý trí khơng hề dao động cái ảo ảnh buồn cười làm cạn kiệt những đối tượng
mà nó áp dụng, thi ca lơi ra cho chúng ta những niềm vui mới mẻ vô tận của một thế
giới đồng trinh vĩnh hằng . Nó cho chúng ta hình thức cao cả của sự hiểu biết, hay nếu
người ta muốn, điều mà chúng ta biết rất ít về thân phận chính của chúng ta khơng mấy
chuẩn xác, Đúng lúc rút ra từ thi ca cái dụng cụ xấu xí của sự tưởng tượng thơ lậu, và tức
khắc là bài thơ đầy quái trạng. Thi ca khơng hề khởi thủy ít giống với sự điên cuồng, hay
ảo tưởng, hay mơ mộng. Nhà thơ, càng là nhà thơ chân chính, ít có mơ mộng như nhà tốn
học, bởi vì nó khơng hề chủ trương thay thế những phù hiệu mà nó sưu tập trong thực tại,
mà nó chỉ khêu gợi sự hiện hữu của nó một cách bất tồn. Sự hóa trang tinh thần lạ lùng mà
cộng đồng khờ khạo gán cho nhà thơ, sự đau đớn, đãng trí, cuồng nhiệt, tưởng tượng lo âu
và lang thang , sự hóa trang ấy phối trí theo cách sống thường nhật dưới hình thức kinh ngạc,
và mộng du, thuộc về những cửa hàng phụ tùng lố bịch vơ ích như cái nơ, đùm tóc, kho vận
thiếu ấm áp và những ve chai.


7

=> Nhằm cung cấp cho ngôn ngữ một khả năng khác cái khả năng thơng dụng, thi ca
có thể coi như trái lại với mơi trường cộng đồng. Nói như Valéry: “Ngôn ngữ của thi ca là
một thứ ngôn ngữ ở trạng thái sơ sinh”, nghĩa là cái ngôn ngữ tự tìm thấy ở nó tính trinh
bạch; trong khi các ngơn ngữ cộng đồng thích nghi với hình tượng của vũ trụ với tính dửng

dưng mà con người nói tên họ người tình nhân theo thói quen, thi nhân gọi những vật thể
và những sinh vật với thái độ cung kính trang trọng.
2.3.
Chức năng tiếp xúc (giao tiếp)
Chức năng này liên kết người nói với người nghe thành một khối nhằm đảm bảo cho
sự giao tiếp ln liên tục.
Ví dụ:
Khi nghe tiếng điện thoại chúng ta phải luôn “dạ, vâng” để thể hiện mình đang
nghe người kia nói. Hoặc, trong các diễn ngơn, những ngữ như: “tóm lại là”, “như vậy
là”, “bởi thế cho nên”… cũng thể hiện sự liên tục của lời nói.
Chức năng này hướng về người nhận, mà diễn đạt ngữ pháp tiêu biểu nhất là hô cách
và mệnh lệnh chức. Những câu mệnh lệnh khác hẳn với câu khẳng định. Các câu khẳng
định có thể kiểm điểm được tính chân ngụy, có thể đúng hay khơng đúng cịn với các câu
mệnh lệnh người nghe có thể làm hay hay không làm.
Giao tiếp là hoạt động không thể thiếu của con người và xã hội loài người. Trong giao
tiếp ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ thực hiện nhiều chức năng cụ thể.
Trước hết, giao tiếp bằng ngôn ngữ thông thường thực hiện chức năng thông tin sự
kiện. Thông qua văn bản (diễn ngôn, thông điệp), người phát chuyển đến người nhận những
hiểu biết nào đó về tự nhiên, về xã hội hay về chính bản thân mình. Nội dung thông tin sự
kiện được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai, phù hợp hay không phù hợp thể hiện ở nhiều
cấp độ: phát ngôn (câu), văn bản, thậm chí ở loại văn bản chỉ có một từ.
Ví dụ: Một phát ngôn được phát đi để người nghe tiếp nhận là “Ngày mai đã là chủ
nhật rồi". Trong đó, thông điệp miêu tả là nội dung bộc lộ (thể hiện qua từ “đã"): có thể
người nói thể hiện một sắc thái vui mừng vì sắp đến ngày được nghỉ, có thể là tâm trạng lo
lắng, sợ sệt nào đó gắn liền với ngày chủ nhật,... Trong hoạt động văn chương, ngôn ngữ
cũng vừa thực hiện chức năng thông tin, miêu tả, vừa thực hiện chức năng bộc lộ (cảm xúc,
tình cảm, thái độ, sự đánh giá…)của tác giả đối với thơng tin miêu tả.
Ví dụ: Câu thơ đầu tiên trong “Truyện Kiều":
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau (1-2)



8

Vừa thể hiện hiện tượng đố kị, xung khắc giữa tài và mệnh trong đời người, lại vừa
cho thấy một thái độ mỉa mai, chua chát sâu cay của tác giả đối với hiện tượng đó (thể hiện
qua từ “khéo là"). Độc giả như hình dung ra một nụ cười mỉa (khen mà chê trách) của tác
giả đối với hiện tượng thông thường trong cuộc sống: tài và mệnh ghét nhau.
Cuối cùng của chức năng giao tiếp ngôn ngữ thông thường là chức năng thuộc về lĩnh
vực hành động: tác động đến người nhận nhận để thực hiện (hay không thực hiện) một hành
động nào đó. Nội dung tác động được đánh giá theo tiêu chuẩn có thực hiện được hay không.
Trong một hoạt động giao tiếp, 3 chức năng trên thường hoà quyện và tương tác với nhau.
VD: Trong quảng cáo, một hoạt động giao tiếp rất phổ biến trong xã hội hiện nay, 3
chức năng trên đều được quan tâm và thể hiện trong nội dung, hình thức quảng cáo. Một
quảng cáo vừa có chức năng thơng tin miêu tả (giới thiệu mặt hàng dịch vụ), vừa có chức
năng bộc lộ (biểu hiện tình cảm thân thiện tốt đẹp đối với vật được giới thiệu với khách
hàng), lại có mục đích tác động đến khách hàng để mua hàng hoá hay sử dụng dịch vụ.
Các chức năng của ngơn ngữ trong giao tiếp hồ quyện và đồng thời tồn tại trong các
hoạt động giao tiếp, trong các văn bản, các diễn ngơn. Tuy nhiên, tùy thuộc mục đích giao
tiếp, tuỳ thuộc các nhân tố giao tiếp khác (nhân vật, ngữ cảnh, nội dung, cách thức,...) mà
một trong các chức năng trên giữ vai trò chủ đạo, trọng yếu, cịn các chức năng khác thì vai
trị thứ yếu, phụ thuộc.
VD: Trong văn bản báo chí (nhất là bản tin) thì chức năng thơng tin sự kiện (miêu tả)
giữ vai trị chủ đạo, trong văn ban nghệ thuật thì chức năng bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ, trong
văn bản khoa học thì chức năng thơng tin lí trí (miêu tả), trong nhiều loại văn bản hành
chính thì thơng tin hành động là những thơng tin chính yếu. Cho nên có những văn bản
cùng một đề tài, cùng đề cập đến một sự vật, hiện tượng…nhưng do khác nhau về chức
năng giao tiếp chủ đạo nên cũng khác nhau về chất liệu nội dung cũng như sự tổ chức hình
thức của văn bản.
=> Như vậy, cùng với chức năng tư duy, ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp

thông qua các chức năng cụ thể về thông tin miêu tả (thông tin sự việc, thơng tin lí trí),
thơng tin bộc lộ (trong đó có bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ) và thông tin tác động.
2.4.

Chức năng siêu ngôn ngữ.

So với các thứ “ngôn ngữ" hiểu theo nghĩa rộng ở trên, ngôn ngữ tự nhiên của con
người còn nổi bật ở chức năng siêu ngơn ngữ: dùng ngơn ngữ để nói về chính ngơn ngữ.
Điều này khơng chỉ thể hiện ở các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ được viết bằng ngôn
ngữ, tài liệu dạy ngôn ngữ này thông qua các ngôn ngữ khác…, mà cả trong việc sử dụng
ngôn ngữ hàng ngày và trong ngơn ngữ văn chương. Lúc đó có thể phân biệt ngơn ngữ với


9

tư cách đối tượng trọng hiện thực và trong tư cách phương tiện lí giải về đối tượng, mặc dù
vẫn chỉ có một ngơn ngữ (hiện tượng hai trong một, một thể chất mà đóng hai vai trị).
Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ hàng ngày, không hiếm trường hợp, người nói
dẫn lời người khác, hay dùng lời nói của mình để nhận xét, phân tích, bình phẩm, đánh
giá… về lời nói của người khác. Đó chính là khi ngơn ngữ thực hiện chức năng siêu ngôn
ngữ. Lời dẫn, hay phẩm bình đóng vai ngơn ngữ đối tượng, cịn lời phẩm bình đánh giá vai
trị ngơn ngữ phương tiện.
VD:
…Thằng lớn hỏi:
- bà đói lắm phải khơng?
Bà cụ cười:
- Tao quạt ngơ thì đói làm sao! Hai đứa ăn cả chưa?
Thằng nhỏ đáp:
- Chúng con ăn rồi.
Bà cụ nhòm vào liễn cơm hỏi:

- Chúng mày có được ăn thịt khơng?
Đứa nhỏ đáp:
- Ăn nhiều lắm, mẹ cho ăn chán thì thơi.
Bà cụ cười:
- Cha cái con mẹ đẻ mày, giấu đầu hở đi, chúng mày ăn chán mà phần bà có
mấy miếng thôi ư? - mỗi đứa được hai miếng, được ăn như bà.
Bà cụ quát:
- Nói dối hư thân, mấy mẹ con mày ăn rau để bà ăn thịt, bà là cái giống gì mà
nuối nổi.
Thằng nhỏ nói:
- Mẹ nói bà không ăn thịt, bà ốm.
(Nguyễn Khải - Đời vẫn vui)
Trong đoạn hội thoại trên, chức năng siêu ngôn ngữ thể hiện rõ nhất ở hai lượt lời im
đậm của bà cụ. Bà phát hiện lời nói dối của hai đứa cháu, nên dùng lời của mình để phê
bình, chê trách. Cịn trong lời nói cuối cùng của thằng nhỏ, chức năng siêu ngơn ngữ lại thể
hiện ở việc nó dùng lời của mình dẫn lời người mẹ.
Những cách sử dụng ngôn ngữ theo chức năng siêu ngôn ngữ như thế rất phổ biến
trong ngôn ngữ hàng ngày và cả trong ngôn ngữ ở tác phẩm văn chương. Trong ngôn ngữ
của tác giả có dẫn hay phẩm bình ngơn ngữ nhân vật, trong ngơn ngữ nhân vật này có dẫn
hay phẩm bình về ngơn ngữ nhân vật khác, thậm chí dẫn lời người ngồi truyện... Đó khơng
phải chỉ là sự khác nhau về chủ thể của lời nói mà quan trọng còn là sự đa dạng, phong phú


10

trong điểm nhìn, trong sự đánh giá, thái độ, tình cảm... của các cá thể khác nhau. Điều đó
góp phần tạo nên tính đa thanh, tính phức điệu trong tác phẩm văn chương, tạo nên nét độc
đáo và ưu thế to lớn của loại hình nghệ thuật này. Điều đó liệu có thể có được trong các
“ngơn ngữ” khác: ngơn ngữ của các lồi động vật, của máy móc, của các kí hiệu khoa học,
hay ngơn ngữ của các loại hình nghệ thuật khác: hội họa, âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc...

hay không? Câu trả lời chắc chắn là theo hướng phủ định: không thể nhận định về một bức
tranh qua một bức tranh khác, khơng thể phẩm bình về một bức tượng thơng qua một bức
tượng khác... Điều đó thích hợp với câu tục ngữ “Dao sắc khơng gọt được chuôi”.
2.5.

Chức năng biểu cảm

Trong ngôn ngữ tập trung vào người nói (thể hiện thái độ đối với nội dung mệnh đề)
nhằm bày tỏ một cảm xúc nào đó, liên quan đến cái đang được nói đến. Vì vậy, chức năng
này rất quan tâm đến tình thái của phát ngơn. Chức năng biểu cảm được biểu hiện bằng
cách thay đổi sắc thái biểu cảm trong những tình huống khác nhau.
Thuộc về chức năng này là sự phản ánh được những tình cảm, thái độ, cảm xúc và
quan điểm của người nói.
Ví dụ: tình cảm (vui, buồn…); trình độ học vấn…
2.6.

Chức năng tác động (nhận thức và tư duy)

Hoạt động nhận thức của sinh vật có thể phân biệt làm hai giai đoạn: cảm tính và lí
tính.
Ở nhận thức cảm tính thì mới chỉ dừng lại ở biểu hiện bên ngồi của đối tượng và
chưa có sự tham gia của ngơn ngữ, thực hiện nhờ các giác quan trong cơ thể của sự vật.
VD: Mọi con vật đều nhận thức được sức nóng nếu vơ tình chạm phải lửa và phải
nhanh chóng tránh xa, dù chúng khơng biết được bản chất của lửa và gọi tên đối tượng.
Ở nhận thức lí tính thì nhận thức đã đạt đến trình độ cao hơn, khơng chỉ dừng lại ở
những dấu hiệu bên ngồi mà đi sâu và nắm được bản chất của đối tượng. Từ ngữ trong
ngơn ngữ của con người chính là một cơng cụ để ghi nhận, cố định hố các khái niệm và là
cái biểu đạt cho khái niệm (định danh) và thay thế cho khái niệm trong mọi hoạt động tư
suy và giao tiếp của con người. Ngôn ngữ dùng làm công cụ cho nhận thức và tư suy của
con người.

VD: Từ xa xưa khi tổ tiên của người Việt tiếp xúc với thế giới tự nhiên xung quanh,
nhận ra một đối tượng gần gũi mà khoa học sau này gọi là giới thực vật, hay ngôn ngữ
thông thường của người Việt Nam gọi là cây.


11

Và lịch sử hình thành diễn ra cũng như thế đối với các khái niệm và phạm trù khác
được gọi tên bằng các từ khác: con, cái, núi, sông, đất, nước,... Cả các hoạt động, tính chất,
đặc điểm, quan hệ cũng trải qua quá trình nhận thức, tư duy và định danh như vậy: đi, ăn,
ngủ, bơi, đẹp, cao, thấp,...
Từ nhu cầu nhận thức tư duy và cả nhu cầu giao tiếp mà các từ ngữ hình thành để định
danh, gọi tên các đối tượng nhận thức của con người. Sau đó, các tên gọi (các từ) lại trở
thành vật thay thế cho đối tượng mà nó gọi tên để con người làm công cụ tư duy tiếp theo
và làm phương tiện giao tiếp cho người khác. Đó là điều diễn ra ở mọi ngôn ngữ tự nhiên
của mọi dân tộc và thành một ngun lí chung chi phối ngơn ngữ của lồi người.
Về chức năng tác động của ngơn ngữ: Thứ nhất, đó là sự tác động đến tư duy. Thứ
hai, ngơn ngữ có chức năng liên nhân thể hiện ở chỗ nó có khả năng liên kết con người với
nhau. Thứ ba, ngôn ngữ tạo nên sự thay đổi theo con đường từ nhận thức đến hành động.
Chức năng tác động của ngơn ngữ thể hiện 3 bình diện: tư tưởng, thông điệp và liên
nhân. Tư tưởng thể hiện qua bình diện tổ chức thơng điệp hay nói cách khác tổ chức thông
điệp thể hiện chức năng tư tưởng. Về chức năng tác động qua bình diện quan hệ liên nhân,
tập trung về các từ xưng hô và hành động ngôn từ. Hành động ngôn từ tức là sự tương tác
qua lại giữa người nói với người nghe mà ở đây chính là liên nhân. Khi người nói thực hiện
hành động ngôn từ, tương tác với người nghe, tác động đến ý niệm nhưng ở mức độ cao
thông qua nhạc điệu và cảm xúc để kết nối tác giả và người đọc, sự tương tác đó thể hiện
quan hệ liên nhân.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH 3 VĂN BẢN VĂN HỌC CỤ THỂ THEO HƯỚNG
NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ VĂN HỌC VÀ THI HỌC
1.

Tác phẩm “Bếp lửa” của Bằng Việt
Ngữ liệu:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khơ rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi cịn cay!
Tám năm rịng, cháu cùng bà nhóm lửa


12

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà cịn nhớ khơng bà?
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về,
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố cịn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lịng bà ln ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm u thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xơi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ơi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...


13

Bài thơ được sáng tác năm 1963, in trong tập “Hương cây bếp lửa” là một trong số những
tác phẩm làm nên tên tuổi của nhà thơ Bằng Việt trên nền địa hạc văn chương Việt Nam
thông qua nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ tài tình. Cụ thể qua 6 chức năng ngơn ngữ như sau:



a. Chức năng thể hiện:
Thể hiện hiện thực xã hội: Tác phẩm “Bếp lửa” phản ánh chân thực và sâu sắc về
những năm tháng chống Pháp ác liệt, dân tộc ta chìm trong đau thương, mất mát.

Nạn đói năm 1945 lúc bấy giờ ở Việt Nam qua trí nhớ, hồi niệm của người cháu:
Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi
Đó là một nạn đói khủng khiếp thể hiện qua từ ngữ “đói mịn đói mỏi”, cái đói rùng
rợn khiến con người kiệt quệ về thể xác lẫn tinh thần. Cái đói, khổ khiến cho bao gia
đình Việt phải chia xa, mỗi người một phương: bố mẹ đi công tác nơi chiến tuyến,
cháu lớn lên trong sự bao bọc, ni dưỡng của bà.



Thể hiện vẻ đẹp tình bà cháu ấm áp, sâu đậm: Xuyên suốt mạch thơ, từng từng câu
chữ diễn tả tình cảm bà cháu gắn bó, đùm bọc thể hiện qua từng giai đoạn trong hồi
ức của người cháu về bà và kỷ niệm tuổi thơ. Ví dụ như ngay từ mở đầu bài thơ,
bằng những hình ảnh thơ đầy ám ảnh diễn tả :
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Tình cảm bà cháu được khơi gợi, nhen nhóm từ hình ảnh quen thuộc - ngọn lửa
"chờn vờn sương sớm" là ngọn lửa thực trong lòng bếp lửa được nhen lên trong mỗi sớm
mai. Còn ngọn lửa "ấp iu nồng đượm" là ngọn lửa của yêu thương mà bà dành cho cháu.
Bởi vậy nên nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà với bao tình thương và nỗi nhớ: "Cháu thương
bà biết mấy nắng mưa" - thể hiện và diễn tả trực tiếp tình yêu, nỗi nhớ của người cháu dành
cho người bà tần tảo, giàu đức hy sinh và giàu tình thương của mình.
Vẻ đẹp tình bà cháu thiết tha cịn được thể hiện qua tình u, sự giáo dưỡng, chăm
sóc và dạy bảo của người bà dành cho cho cháu khi bố mẹ đi công tác xa lâu ngày:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,


14

Nhóm niềm xơi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Từ “nhóm” lặp đi lặp lại 4 lần trong khổ thơ, được Bằng Việt “dụng ý” để nhấn mạnh
tình u và sự chăm sóc tận tình, chu đáo của người bà: dù cuộc sống vất vả, khó khăn bà
vẫn tiếp tục nhóm lên ngọn lửa của yêu thương, của sẻ chia ấm áp, của bầu trời tuổi thơ đẹp
đẽ trong cháu,... Bà trở thành người cha,người mẹ yêu thương và giáo dưỡng,dạy bảo cháu
tận tình. Qua đó thể hiện tình bà ấm áp, thân thương như ánh lửa xuyên suốt trong mạch thi
phẩm.
b. Chức năng thi ca
Thể hiện qua nghệ thuật miêu tả tâm lý chân dung nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn
từ trong tác phẩm
Bằng Việt rất có biệt tài trong việc chọn lọc và vận dụng ngơn từ, tạo nên được sự hịa
hợp tuyệt đối trong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ khắc họa hình tượng nhân vật. Tác
giả đã đưa vào tác phẩm những ngôn từ rất hợp lý, cô đọng và đích đáng. Mặc dù kơng trực
tiếp miêu tả hình tượng người bà song mỗi câu chữ, hình ảnh thơ lại khắc họa, miêu tả rõ
nét chân dung, vẻ đẹp của nhân vật. Chẳng hạn như: “Thương bà biết mấy nắng mưa” , "bà
khó nhọc”, “lận đận đời bà” - hình ảnh bà hiện lên qua ý thơ là người đàn bà vất vả, lam
lũ, cuộc đời đầy cực nhọc, giãi nắng dầm mưa. “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”; “Bà
vẫn giữ thói quen dậy sớm”; “bà nhóm” hình ảnh, mối chữ thơ phác họa chân dung vẻ đẹp
bà mẹ Việt Nam anh hùng, một người bà thương yêu con cháu, tần tảo, giàu đức hy sinh.
Qua ý thơ, với tài sử dụng ngơn ngữ tài tình Bằng Việt khắc họa hình tượng người bà mang
vẻ đẹp điển hình về cả dáng vẻ lẫn nhân cách tốt đẹp của một hậu phương, một người mẹ,
người bà cao quý.
Bên cạnh đó, khi diễn tả những trạng thái, những tình cảm thì nhà thơ lại sử dụng
những vần “thi”, hình ảnh rất tình, rất phù hợp. Nhân vật cháu khi thể hiện nỗi xót xa, xúc

động trước những hồi ức về hiện thực nạn đói năm 1945 được diễn tả qua: “khơ rạc ngựa
gầy, sống mũi cịn cay”; khi nói về tình u thương, nỗi nhớ nhung khơn xiết dành cho bà
và bếp lửa trong ký ức tuổi thơ thì: điệp ngữ “bếp lửa” lặp đi lặp lại xuyên suốt thi phẩm;
“cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, “bà còn nhớ không bà”; “những vẫn chẳng khi nào
quên nhắc nhở”... Có lẽ trong văn học Việt Nam hiếm có một tác phẩm nào mà có sự hịa
hợp các loại hình, các cấp độ ngôn ngữ rất thành thạo, rất nhuần nhuyễn như trong bài thơ
“Bếp lửa” của Bằng Việt.
c.

Chức năng tiếp xúc:

Tác phẩm “Bếp lửa” là dòng hồi tưởng của người cháu về bà, về tuổi thơ được khơi
gợi từ hình ảnh thân thương - bếp lửa. Bởi vậy, xuyên suốt mạch thơ là cuộc hội thoại, quá
trình “tiếp xúc” trong tâm tưởng của người cháu với bà.


15

Bố ở chiến khu bố cịn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo rằng nhà vẫn được bình yên
Cuộc đối thoại giữa bà và cháu, qua từ ngữ “Mày viết thư chớ kể này kể nọ” thể hiện
sự cao cả của người bà khi căn dặn, khun bảo cháu phải sống có trách nhiệm, cố gắng
khơng để bố mẹ cơng tác xa phải phiền lịng. Bà là hậu phương vững chãi, là người phụ
nữ Việt Nam anh hùng. Hay trong tác phẩm, người cháu giãi bầy tiếng lịng của mình với
bà qua lời thoại, lời tâm tình:
Giờ cháu đã đi xa

Nhưng chẳng bao giờ quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

Những vẫn thơ, mỗi ngôn từ như nút giao thoa giữa 2 tâm hồn, 2 cảm xúc. “Sớm
mai này bà nhóm bếp lên chưa?” câu hỏi tu từ, là khoảng không “tiếp xúc” trong nỗi nhớ
của cháu về hình ảnh bà, tình yêu của bà và những kỷ niệm về bà. Qua đó diễn tả sự gần
gũi, thân thương giữa hai nhân vật chính.
Bên cạnh đó, văn chương cũng là hoạt động giao tiếp, tiếp xúc giữa tác giả và độc
giả. Đọc từng câu chữ, với dòng cảm xúc của người cháu - chính là xúc cảm của chính
thi sĩ, mỗi vần thơ, hình ảnh thơ là nút giao gắn kết tiếng lịng, nỗi nhớ nhung bà da diết,
khôn nguôi với độc giả. Người đọc như được sống, được tiếp xúc trực tiếp và hòa quyện
với Bằng Việt, để đồng cảm và chạm tới cảm xúc khơng ngi dành cho bà của mình
“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” - thương cho sự tần tảo, vất vả, hy sinh cả đời
khó nhọc nhưng giàu tình thương yêu, che chở cháu chắt của người bà trong “Bếp lửa”
nói nói riêng và trong lịng mỗi người cháu nói chung.
d. Chức năng siêu ngơn ngữ
Trong bài thơ “Bếp lửa”, chức năng siêu ngôn ngữ được thể hiện thơng qua q trình
biểu trưng hóa tín hiệu, cụ thể bằng các phương diện: ngơn ngữ, hình ảnh biểu trưng mang
nghĩa hàm ẩn nhằm thực hiện chức năng hình tượng. Bằng Việt sử dụng ngôn ngữ một
cách giản dị, mộc mạc, gần gũi với đời sống hằng ngày của người dân quê Việt Nam thể
hiện qua các một loạt các từ, hình ảnh như “bếp lửa, mùi khói, khói hun, cánh đồng xa,
làng, giặc đốt làng, túp lều tranh, khoai sắn ngọt bùi, xôi gạo mới, chim tu hú…” Những
sự vật, sự kiện diễn tả khung cảnh, viễn cảnh về cuộc sống sinh hoạt đời thường của người
dân quê. Bên cạnh đó, ý thơ cịn hàm ẩn “chức năng hình tượng” được thể hiện qua nghệ
thuật sử dụng ngơn từ với các biện pháp tu từ trong ngôn ngữ. Ví dụ như phép điệp ngữ và
ẩn dụ qua các hình ảnh “bếp lửa”, “người bà”... xuất hiện xuyên suốt thi phẩm:


16

- Từ “Bếp lửa”: chỉ một từ ngữ nhưng xuất hiện xuyên suốt tác phẩm. Theo nghĩa
thực, bếp lửa được hiểu là một vật dụng quen thuộc trong mỗi gia đình Việt. Song trong
thi phẩm, “bếp lửa” hàm ẩn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng: thể hiện một nét đẹp văn hóa

cổ truyền, tượng trưng cho một thời khó khăn của đất nước “những năm đói mịn đói mỏi”,
thể hiện tình cảm gia đình thiêng liêng. Cụ thể, hình ảnh bếp lửa ln gắn liền với hình ảnh
bà, nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và cuộc sống gian khổ “hàng xóm bốn bên trở về
lầm lụi…/bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”. Bếp lửa bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm
tình u thương, niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình và ước
vọng của tuổi thơ. Bếp lửa là tình cảm yêu thương, bình dị mà thiêng liêng của bà. Bếp lửa
cịn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn…
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
Bếp lửa tượng trưng cho cội nguồn, quê hương nơi đó có bà, có cha mẹ, có những ký
ức tuổi tuổi thơ sống mãi trong lòng cháu. Bếp lửa là bến đỗ, là điểm tựa, để để dù cháu có
lớn lên, vươn bay trên những vùng đất rộng lớn cũng sẽ mãi nhớ về.
Hình ảnh “Người bà”: hình ảnh xuất hiện xuyên suốt mạch thơ. Người bà hiện diện
mang theo những đức tính phẩm chất tốt đẹp: người chịu thương chịu khó, tần tảo hi sinh
“cháu thương bà biết mấy nắng mưa”; Bà là người phụ nữ nơng thơn thuần hậu nhưng có
bản lĩnh vững vàng, là chỗ dựa tinh thần cho con cháu; Bà là người yêu thương, chăm sóc
và dạy cháu lên người “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe/ Bà chăm cháu học, bà dạy
cháu làm”. Bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, mơ ước và khát vọng về tương
lai… Hình ảnh “người bà” là biểu tượng khơi nguồn trong cháu về những kỷ niệm tuổi thơ,
nhen nhóm tình yêu với gia đình, với quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, hình ảnh ấy cịn
là vẻ đẹp, tín hiệu điển hình để thi sĩ phác họa và ca ngợi về chân dung những người phụ
nữ Việt Nam anh hùng nói chung trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của dân tộc.


e. Chức năng biểu cảm
Chức năng biểu cảm trong tác phẩm "Bếp lửa" được thể hiện qua các phương diện:
sử dụng ngơn ngữ giàu tính biểu cảm, sử dụng hình ảnh, chi tiết mang tính biểu cảm và sử
dụng giọng điệu trữ tình. Điều này đã góp phần tạo nên cảm xúc, tình cảm cho người đọc,

giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm.
“Thơ là tiếng lòng của người nghệ sĩ”. Bởi vậy, bao trùm thi phẩm là tiếng lòng, sự
bộc bạch, giãi bầy cảm xúc của người cháu - chính là nhà thơ Bằng Việt dành cho người bà
của mình. Bài thơ gói gắm niềm xúc động sâu xa của nhà thơ khi nghĩ về bà, nghĩ về quá
khứ tuổi thơ đầy khó nhọc, vất vả thể hiện qua từng câu, từng chữ. Trong dòng chảy của


17

hồi tưởng, từ kỉ niệm, đứa cháu nay đã trưởng thành suy ngẫm, thấu hiểu cuộc đời bà, về lẽ
sống của bà. Cuối cùng, trong hoàn cảnh xa cách, đứa cháu gửi nỗi nhớ mong được gặp.
Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Người cháu “thương” bà - tình yêu, nỗi nhớ mong bộc bạch trực tiếp. Hình ảnh thơ
“bếp lửa chờn vờn”, “ấp iu nồng đượm” kết hợp với chữ “thương” như một sự lắng đọng
cảm xúc, người cháu thấu hiểu, xót xa trước cuộc đời “biết mấy nắng mưa” vất vả, cơ cực
của bà. Trân trọng những kỷ niệm tuổi thơ, những hồi ức ở cùng bà. Người cháu còn bộc
lộ nỗi nhớ nhung khôn xiết về những năm tháng sống cùng bà và bếp lửa vất vả, cực nhọc,
đầy khó khăn qua một loạt từ ngữ “đói mịn đói mỏi, khơ rạc ngựa gầy” nhưng đong đầy
tình u thương. Trước những dịng hồi ức ấy, người cháu thể hiện nỗi nghẹn ngào xúc
động “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”.
Bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mịn đói mỏi
Bố đi đánh xe khơ rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay
=> Xuyên suốt mạch thơ, thi sĩ đã bộc bạch, diễn tả các cung bậc cảm xúc chủ đạo đó
là: nỗi nghẹn ngào, xúc động trước hiện thực khốc liệt của nạn đói năm 1945; niềm nhớ

nhung khơn ngi về hình ảnh bà và bếp lửa thân thương; nỗi xót xa, thấu cảm và trân trọng
trước cuộc đời cơ cực, vất vả và giàu hy sinh của bà; Nhà thơ giãi bầy tình u thương, sự
trân q trước trước cơng lao ni dưỡng, chăm sóc của bà dành cho mình….
f. Chức năng tác động
Chức năng tác động trong tác phẩm gắn liền với chức năng biểu cảm. Thông qua
các từ ngữ mang tính biểu cảm, nhà thơ Bằng Việt đem đem đến sự tác động tới nhận
thức, tình cảm, thái độ tạo ra các biến chuyển đối với độc giả.
Thông qua nội dung tác phẩm, "Bếp lửa" đã phản ánh chân thực và sâu sắc nạn đói
năm 1945 ở Việt Nam. Nạn đói khủng khiếp đã khiến cho hàng triệu người chết, số người
sống sót thì cũng lâm vào cảnh túng quẫn, đói khổ. Trong hồn cảnh đó, cuộc sống của con
người vô cùng cơ cực, nhà cửa bị phá nát, “cháy tàn rụi” con cái không được sống trong sự
đồn tụ, chăm sóc đủ đầy từ cha mẹ... Dẫu hồn cảnh khó khăn, ngặt nghèo như vậy, song
tình u thương giữa con người với nhau vẫn không mất đi: tình làng nghĩa xóm “Giặc đốt
làng làng cháy tàn cháy rụi/ Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi/ Đỡ đần bà dựng lại túp lều
tranh”; tình cảm gia đình cụ thể ở đây là tình cảm bà cháu gần gũi, thiêng liêng và ấm
áp. Những nội dung này đã tác động đến độc giả, khiến họ hiểu rõ, đồng cảm, xót xa về


18

những đau thương, mất mát mà người dân Việt Nam đã phải chịu đựng trong nạn đói năm
1945. Đồng thời, tác phẩm cũng khiến người đọc thêm trân trọng, nâng niu những thứ tình
cảm thiêng liêng cao quý của con người.
Bên cạnh đó, bằng cách thức thể hiện của tác giả Bằng Việt là một người có giọng thơ
trong trẻo, mượt mà, thường khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ hay những kí
ức tuổi ấu thơ không thể nào quên và khai thác cuộc sống thôn quê dân dã. Cách thức thể
hiện theo lối ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi với đời sống hàng ngày của
người dân quê giàu sức gợi đã tác động đến người đọc. Từ đó, khiến cảm nhận được tình
cảm của nhà thơ đối với cuộc sống nghèo khổ, cơ cực đồng thời cũng khiến họ thêm trân
trọng những tình cảm tốt đẹp của con người.

Hơn thế,bài thơ còn gửi gắm và tác động đến bạn đọc nhận thức về sự trân trọng, biết
ơn với những người có cơng ơn ni dưỡng. Khơi gợi tình u với gia đình, với cội nguồn
quê hương, đất nước. Chức năng tác động trong tác phẩm "Bếp lửa" của Bằng Việt được
thể hiện qua các phương diện: làm thay đổi nhận thức, khơi gợi tình u gia đình, thức tỉnh
lịng biết ơn cội nguồn, quê hương, đất nước.
2.
Tác phẩm “Chí Phèo" của Nam Cao
Ngữ liệu:
Bây giờ thì Chí Phèo đã mửa xong. Hắn mệt quá, lại vật người ra đất. Hắn đờ hai con
mắt khẽ rên: hắn chỉ còn đủ sức để rên khe khẽ. Từ đống mửa bay lại một mùi gì thoảng
như mùi rượu, hắn bỗng nhiên rùng mình.
Thị Nở lại. Đặt một tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hỏi hắn:
- Vừa thổ hả?
Mắt hắn đảo lên nhìn thị, nhìn một thống rồi lại đờ ra ngay.
- Ði vào nhà nhé?
Hắn làm như gật đầu. Nhưng cái đầu khơng động đậy, chỉ có cái mí mắt là nhích thơi.
- Thì đứng lên.
Nhưng hắn đứng lên làm sao được. Thị quàng tay vào nách hắn, đỡ cho hắn gượng
ngồi. Rồi thị kéo hắn đứng lên. Hắn đu vào cổ thị, hai người lảo đảo đi về lều.
Khơng có giường, chỉ có một cái chõng tre. Thị để hắn nằm lên và đi nhặt nhạnh tất
cả những manh chiếu rách đắp lên cho hắn. Hắn hết rên. Hình như hắn ngủ. Thị cũng lim
dim chực ngủ. Nhưng trong nhà nhiều muỗi quá. Muỗi nhắc cho thị cái áo qn ngồi vườn.
Thị ra vườn. Đơi lọ nhắc cho thị việc đi kín nước, thị mải mốt mặc áo, kín nước, rồi xách
đơi lọ nước đi về nhà.
Trăng chưa lặn, khơng chừng trời cịn khuya. Thị lên giường định ngủ. Nhưng nhớ lại
việc lạ lùng tối qua. Thị cười. Thị thấy không buồn ngủ, và thị cứ lăn ra lăn vào.
Khi Chí Phèo mở mắt thì trời đã sáng lâu. Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngồi
chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài là đủ biết. Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn



19

chỉ hơi tờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm thì bên ngồi trời vẫn sáng.
Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng,
lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay khơng buồn nhấc, hay là đói rượu, hắn hơi
rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tý. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm sợ
cơm. Tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh
thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.
Những tiếng quen thuộc ấy hơm nào chả có. Nhưng hơm nay hắn mới nghe thấy...
Chao ôi là buồn!
- Vải hôm nay bán mấy?
- Kém ba xu dì ạ.
- Thế thì cịn ăn thua gì!
- Thật thế đấy. Nhưng chẳng lẽ rằng lại chơi.
Chí Phèo đốn một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh
về. Hắn nơn nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xơi. Hình như
có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải,
chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm.
Tỉnh dậy hắn thấy già mà vẫn cịn cơ độc. Buồn thay cho đời! Có lý nào như thế được?
Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó khơng phải tuổi mà người
ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu
đựng biết bao nhiêu là chất độc, đầy đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có
thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho
biết trời gió rét, nay mùa đơng đã đến. Chí Phèo hình như đã trơng thấy trước tuổi già của
hắn, đói rét và ốm đau, và cơ độc, cái này cịn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau.
Cũng may Thị Nở vào. Nếu thị khơng vào, cứ để hắn vẩn vơ mãi, thì đến khóc được
mất. Thị vào cắp một cái rổ, trong có một nồi gì đậy vung. Đó là một nồi cháo hành cịn
nóng ngun. Là vì lúc cịn đêm, thị trằn trọc một lát, thị bỗng nhiên nghĩ rằng: cái thằng
liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương, cịn gì đáng thương bằng đau ốm mà nằm cịng queo

một mình. Giá thử đêm qua khơng có thị thì hắn chết. Thị kiêu ngạo vì đã cứu sống một
người. Thị thấy như u hắn: đó là một cái lịng u của một người làm ơn. Nhưng cũng có
cả lịng u của một người chịu ơn. Một người như thị Nở càng khơng thể qn được. Cho
nên thị nghĩ: mình bỏ hắn lúc này thì cũng bạc. Dẫu sao cũng đã ăn nằm với nhau! Ăn nằm
với nhau như “vợ chồng”. Tiếng “vợ chồng”, thấy ngường ngượng mà thinh thích. Đó vẫn
là điều mong muốn âm thầm của con người khốn nạn ấy chăng. Hay sự khoái lạc của xác
thịt đã làm nổi dậy những tính tình mà thị chưa bao giờ biết?
Chỉ biết rằng thị muốn gặp Chí Phèo, gặp hắn mà nhắc lại chuyện đêm qua thì chắc
buồn cười lắm. Gớm! Sao lại có thứ người đâu mà lì q thế? Người ta ngồi đấy mà dám
xán lăn ngay vào, nó chả ngang ngược mà người ta kêu bé, nó lại làm to hơn. Mà kể thì
cũng ngù ngờ. Cái thằng trời đánh khơng chết ấy, nó cịn sợ ai mà hòng kêu. Nhưng mà


20

đáng kiếp. Thổ trận ấy thật là phải biết. Cứ gọi là hôm nay nhọc đừ. Phải cho hắn ăn tí gì
mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành. Ra được mồ hơi thì là nhẹ nhõm người ngay
đó mà... Thế là vừa sáng thì đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại cịn.
Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo.
Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt.
Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy
ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ.
Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn, rồi lại toe tt
cười. Trơng thị thế mà có dun. Tình u làm cho có dun. Hắn thấy vừa vui lại vừa buồn.
Và một cái gì nữa, giống như là ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay ăn năn hối
hận về tội ác khi không đủ sức để ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo
đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xơng vào mũi cũng đủ làm người
nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành
không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!

Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”. Hắn nhớ đến “bà ta”, cái con
quỷ cái hay bắt hắn bóp chân mà lại kêu bóp lên trên, trên nữa, nó chỉ nghĩ đến sao cho
thỏa nó chứ có yêu hắn đâu. Hồi ấy hắn hai mươi. Hai mươi tuổi, người ta không là đá,
nhưng cũng không tồn là xác thịt. Người ta khơng thích cái gì người ta khinh. Vả lại bị
một con đàn bà gọi đến nhà mà bóp chân! Hắn thấy nhục hơn là thích, huống hồi lại sợ.
Quả thật, từ khi biết rằng con vợ chủ sai hắn làm một việc khơng chính đáng, hắn vừa làm
vừa run. Khơng làm thì khơng được: mọi việc trong nhà, quyền đàn bà. Chứ hắn, hắn có
lịng nào đâu! Ðến nỗi người đàn bà phát cáu. Bà thấy xa xôi không được, phải làm đến
nơi. Bà bảo hắn rằng: “Mày thực thà quá! Con trai gì hai mươi tuổi mà đã như ông già”.
Hắn vẫn giả vờ không hiểu. Bà lẳng lơ bảo: “Chả nhẽ tao gọi mày vào chỉ để bóp chân thế
này thơi ư?...” và thấy hắn dùng dằng, bà mắng xơi xơi vào mặt. Hắn chỉ thấy nhục chứ
u đương gì. Khơng, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. Vì thế mà bát cháo
hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?
Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình
vã bao nhiêu mồ hơi. Mồ hơi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn
đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng
nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm
nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập
đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Ðó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi. Hay
trận ốm thay đổi hẳn về sinh lý, cũng thay đổi cả tâm lý nữa? Những người yếu đuối vẫn
hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu cịn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm
mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu khơng cịn sức mà giật
cướp, dọa nạt nữa thì sao? Ðã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ
có một lúc mà người ta khơng thể liều lĩnh được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm


21

lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị
có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ nhận lại hắn vào

cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện... Hắn băn khoăn nhìn thị
Nở, như thăm dị. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn, hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?
Thị khơng đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng khơng
có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:
- Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.
Thị lườm hắn. Một người thật xấu khi yêu cũng lườm. Hắn thích chí khanh khách cười.
Lúc tỉnh táo, hắn cười nghe thật hiền. Thị Nở lấy làm bằng lòng lắm. Bấy giờ mấy bát cháo
ý chừng đã ngấm. Hắn thấy lòng rất vui. Hắn bẹo thị Nở một cái làm thị nẩy hẳn người lên.
Và hắn cười, hắn lại bảo:
- Ðằng ấy cịn nhớ gì hơm qua khơng?
Thị phát khẽ hắn một cái, làm vẻ không ưa đùa. Sao mà e lệ thế. Xấu mà e lệ thì cũng
đáng yêu. Hắn cười ngất, và muốn làm thị thẹn thùng hơn nữa, hắn véo thị một cái thật đau
vào đùi. Lần này thì khơng những thị nẩy người. Thị kêu lên choe choé. Thị nắm cổ hắn mà
giúi xuống. Chúng tỏ tình với nhau, khơng cần đến những cái hơn. Ai lại hơn, khi có những
cái mơi nứt nẻ như bờ ruộng vào kỳ đại hạn và cái mặt rạch ngang dọc như mặt thớt. Vả
lại, có những cách âu yếm bình dân hơn, chúng cấu véo hoặc phát nhau... thiết thực biết
mấy...
Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế, và nhất định là
lấy nhau. Như thế năm ngày chẵn, thị ở nhà hắn cả ngày lẫn đêm, trừ những lúc đi kiếm
tiền. Hắn khơng cịn kinh rượu nhưng cố uống cho thật ít. Ðể cho khỏi tốn tiền, nhưng nhất
là để tỉnh táo để yêu nhau. Ðàn bà không men như rượu nhưng cũng làm người say. Và hắn
say thị lắm. Nhưng thị lại là người dở hơi. Ðến hơm thứ sáu thì thị bỗng nhớ rằng thị có
một người cơ ở đời. Người cô ấy nội ngày nay sẽ về. Thị nghĩ bụng: hãy đừng yêu để hỏi
cô thị đã.
a. Chức năng thể hiện
• Thể hiện hiện thực xã hội: Tác phẩm xoay quanh câu chuyện có thật tại làng Đại
Hồng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Truyện ngắn tái hiện bức tranh hiện thực sinh
động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945. Xã hội cũ khiến
con người vô cùng ngột ngạt, tối tăm với nhiều sự áp bức, bóc lột, những bi kịch đau đớn,

kinh hồng, những hủ tục phong kiến lạc hậu,...
• Thể hiện khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, khát vọng hoàn lương của con
người:
Xuyên suốt tác phẩm từng câu chữ đều ẩn chứa giá trị về khát vọng cao đẹp của
nhưng con người hiền lành, có số phận bất hạnh như Chí Phèo, Thị Nở bị xã hội vùi dập,
đẩy đến bước đường cùng. Chẳng hạn như, với nhân vật Chí trong truyện ngắn, xã hội


22

phong kiến mục ruỗng và thối nát đã đẩy Chí Phèo từ chàng trai lương thiện, hiền lành được
miêu tả qua các từ ngữ, hình ảnh: “cảm thấy nhục khi bà ba kêu hắn bóp chân, mà cứ bóp
lên trên nữa, hắn từng ao ước “... ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày
thuê, vợ dệt vải...” trở nên tha hóa về cả nhân hình lẫn nhân tính, túng quẫn sống bằng
“tiếng chửi và nghề ăn vạ”. Thế nhưng, trong ái cùng quẫn, khốn khổ ấy, ở Chí Phèo vẫn
ẩn chứa khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc thể hiện qua quá trình thức tỉnh lương tâm:
Đến với Thị Nở bằng bản năng: “ăn nằm với nhau... ngủ say dưới trăng”
• Nhớ lại quá khứ: “hắn ao ước có một gia đình nhỏ”, thể hiện khát vọng hạnh
phúc.
• Ý thức được hồn cảnh bản thân: “... già mà vẫn cịn cơ độc, cái dốc bên kia của
đời...”
• Phục thiện: “... muốn làm hịa với mọi người”.
=> Từ quỷ dữ, thức tỉnh lương tâm thành người lương thiện. Chí Phèo bộc lộ tình
u với Thị Nở. Là ngọn lửa nhen nhóm cho tính thiện bị vùi tắt bấy lâu nay trong con
người Chí. Trong hồn cảnh cùng quẫn, tưởng chừng như bị dồn đến bước đường cùng
không lối thốt ở Chí Phèo vẫn sáng ngời khát khao được sống, được hạnh phúc và khát
vọng quay trở về con đường hồn lương.


b. Chức năng thi ca

Trong tác phẩm thể hiện qua nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật, Nghệ thuật miêu
tả tâm lý nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn từ
Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật:
Nam Cao đã khắc họa hình tượng nhân vật bằng những ngôn ngữ rất cụ thể, vừa
chấm phá được nét tự nhiên,vừa phác hoạ được ngoại hình đặc trưng thể hiện con người
của nhân vật. Chẳng hạn như khi giới thiệu về Thị Nở, tác giả đã đưa ra các hình ảnh “ Cái
mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa cơng: nó ngắn đến nỗi người ta có thể
tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật là tai hại, nếu má
nó phinh phính thì mặt thị lại còn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt vốn nhiều hơn
người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ
cam sành”. Các hình ảnh, ngơn ngữ khắc họa chân dung người phụ nữ “xấu ma chê quỷ
hờn” có vẻ ngồi khơng được ưa nhìn, phần nào hé lộ số phận của Thị - người phụ nữ có
thân phận nhỏ bé trong xã hơi,“một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích’”.
Khi miêu tả chân dung, Nam Cao đã miêu tả rât ấn tượng, khó gỡ ra trong tâm trí người
đọc.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật kết hợp với nghệ thuật thuật sử dụng ngơn
từ:
Trong truyện ngắn, bằng bút lực tài tình Nam Cao đã thu hút bạn đọc trước nghệ
thuật miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật một cách logic, liên kết. Mỗi nhân vật, dù là


23

Chí Phèo, Thị Nở hay Bá Kiến… Nam Cao đều tập trung xoáy sâu vào cảm xúc, tâm lý
được thể hiện qua từng lời thoại, ý nghĩ, hành động hay cả các sự vật ngoại cảnh xung
quanh. Điều này được diễn tả qua cách sử dụng hình ảnh, ngơn từ hàm súc, hợp lý.
Chẳng hạn như khi miêu tả tâm lý của nhân vật Chí Phèo: Tưởng rằng Chí sẽ trượt
dài trên con đường tha hóa, lưu manh nhưng Chí hoàn toàn thay đổi sau cái đêm ăn nằm
với Thị Nở, một người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn. Sau bao ngày tháng ngủ mê, chính
Thị Nở đã đánh thức lương tri, soi rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo, để thức tỉnh

gọi dậy bản tính nơi Chí, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị vùi dập,
hắt thủi. Nam Cao sử dụng các từ ngữ miêu tả ngoại cảnh để thấy rõ được bước đầu trong
sự giác ngộ của Chí: Lần đầu tiên trong cuộc đời, Chí tỉnh dậy chợt nhận ra “nơi căn lều
ẩm ướt ướt là ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe được tiếng chim hót vui vẻ quá,
tiếng Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng lao xao của người đi chợ bán
vải về”…Những âm thanh ấy ngày nào chả có, nhưng hơm nay chỉ mới nghe thấy. Chao ơi
là buồn! chính cuộc sống đã lay động trong tiềm thức xa xơi của Chí, nó như cơn gió thổi
tung đám tro tàn, nguội lạnh. Từng giọt nước nhỏ vào tâm hồn sỏi đá, cằn khô làm tan đi
giá băng tâm hồn. Hơn hết, nó làm sống dậy ước mơ thời trai trẻ, “có một gia đình nho nhỏ,
chồng quốc mướn, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì
mua dăm ba sào ruộng, rồi cũng trong cái phút giây tỉnh táo ấy, Chí như đã thấy tuổi già
của hắn, đói rét, ốm đau, cơ độc, cái này cịn sợ hơn đói rét và ốm đau. Phải chăng Chí
đang hối hận và ăn năn những việc mình đã làm”. Chẳng biết có phải hay khơng mà chỉ
thấy trong lịng buồn man mác, và nếu Thị nở khơng qua, chắc chí sẽ khóc mất. Và rồi
chính bàn tay ân cần của Thị Nở cùng với tình u của Thị đã khơi dậy trong Chí phần
người. Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc góp phần thức tỉnh phần người trong con
quỷ dữ. Kỳ diệu làm sao bát cháo hành Thị Nở một liều tiên dược vừa giải cảm, vừa giải
độc. Cháo hành đã gột rửa đi men rượu, gột rửa những tội lỗi con người. Cháo hành có
hương vị đặc biệt, những kẻ vơ nhân tính như cha con nhà Bá Kiến làm sao mà hiểu được.
Đó là hương vị của tình người, hương vị của tình yêu, khi mà cả làng Vũ Đại khơng chấp
nhận Chí là con người, thì Thị Nở đã giang rộng vịng tay để đón lấy anh và bát cháo hành
kia vơ hình đã sưởi ấm cho trái tim nguội lạnh và mở đầu cho một mối thiên duyên. Bát
cháo hành giản dị, nhưng bao nhiêu tình ẩn chứa nó, giữ chân Chí Phèo ở lại ở bên kia của
phần người.
=> Các ngoại cảnh, nhân vật xuất hiện như “Thị Nở, bát cháo hành, căn lều ẩm ướt…”
được lựa chọn và diễn tả qua từ ngữ vào đúng thời điểm, đúng mạch. Tất cả những biểu
hiện tâm lý và cách sử dụng ngơn ngữ tài tình đó rất hợp với logic hoàn cảnh, diễn biến của
cốt truyện. Đẩy câu chuyện lên đỉnh điểm và lôi cuốn hơn, khiến cho tính cách, con người
nhân vật Chí Phèo được bộc lộ một cách rõ nét.
c. Chức năng tiếp xúc



24

Chức năng này được thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao - trước hết, đó là q trình
“tiếp xúc”, gặp gỡ giữa các nhân vật với một loạt những cuộc giao tiếp liên tục giữa các
nhân vật để đưa người đọc đi theo diễn biến câu chuyện như: giữa những người dân làng
Vũ Đại, Chí Phèo với Bá Kiến, Chí Phèo với Lý Cường hay được cụ thể hóa ở đoạn ngữ
liệu thơng qua cuộc hội thoại giữa Chí Phèo và Thị Nở sau một đêm ăn nằm với nhau:
Trong cơn say rượu của Chí, Thị trị chuyện với hắn qua các câu thoại: “Vừa thổ
hả?”, “Ði vào nhà nhé?”, “Thì đứng lên.”


Mở đường cho cuộc hội thoại tiếp theo, tạo nên sự gắn kết giữa 2 nhân vật. Sau q
trình tha hóa của Chí Phèo, cuộc trị chuyện là quá trình tiếp xúc đầu tiên của 2 con người
đã và đang bị xã hội cũ vùi dập. Cuộc hội thoại góp phần kéo Chí trở lại hiện thực cuộc
sống, làm khơi gợi khát khao sống, khát khao được hạnh phúc của 2 nhân vật. Đồng thời
bộc lộ một phần con người, khía cạnh khác trong hình tượng Thị Nở tưởng chừng như xấu
xí về ngoại hình, hâm dở: “một người ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích và xấu
ma chê quỷ hờn. Cái mặt của thị đích thực là một sự mỉa mai của hóa cơng: nó ngắn đến
nỗi người ta có thể tưởng bề ngang lớn hơn bề dài, thế mà hai má nó lại hóp vào mới thật
là tai hại, nếu má nó phinh phính thì mặt thị lại cịn được hao hao như mặt lợn, là thứ mặt
vốn nhiều hơn người ta tưởng, trên cổ người. Cái mũi thì vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần
sùi như vỏ cam sành”. Song lại rất ấm áp, giàu tình thương và biết quan tâm người khác.
Sau một đêm say tỉnh dậy, Chí trị chuyện với Thị qua các câu thoại: “ Giá cứ thế
này mãi thì thích nhỉ?”; “Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.”; “Ðằng ấy cịn
nhớ gì hơm qua khơng?”


Tình tiết gắn kết các nhân vật, góp phần đẩy tình tiết truyện hấp dẫn và thu hút hơn,

mở ra những khía cạnh về nội dung, về tính cách cũng như hồn cảnh nhân vật. Cuộc trị
chuyện đã hé lộ bước đầu trong q trình khát khao hồn lương của Chí Phèo. Từ một kẻ
tha hóa, sống đắm chìm trong men say, tiếng chửi và nghề ăn vạ giờ giờ đây Chí Phèo đã
hồi tưởng lại ước vọng trước kia “mong muốn có một gia đình nhỏ”. Chí Phèo dám thẳng
thắn, bộc bạch tình cảm,cảm xúc những mong muốn của mình với Thị Nở. Cuộc đối thoại
hé lộ bản chất thiện lương, khát vọng hạnh phúc của Chí và Thị. Đồng thời quá trình tiếp
xúc đã kéo 2 nhân vật được gần nhau hơn, hiểu về nhau và thúc đẩy tình tiết tiếp theo của
truyện theo mạch logic và hấp dẫn hơn.
=> Thông qua tiếp xúc hội thoại mà câu chuyện diễn biến theo trình tự cụ thể, hợp lý
đồng thời qua tiếp xúc mỗi một nhân vật có cơ hội “thể hiện, bộc lộ bản thân” một cách
trực tiếp, khách quan nhất.
Bên cạnh đó, văn chương cũng là hoạt động giao tiếp, tiếp xúc giữa tác giả và độc
giả. Đọc từng câu chữ trong “Chí Phèo” người đọc được sống cùng với những tâm tư,


25

cảm xúc của các nhân vật và chính tác giả Nam Cao. Qua lời thoại giữa các nhân vật,
dưới cái nhìn và ngịi bút của nhà văn, khơi gợi nơi bạn đọc sự thấu hiểu, nỗi xót xa,
phẫn uất với số phận bất hạnh, cơ cực đầy gian truân của hai nhân vật Chí và Thị. Hơn
thế, đặt trong đoạn ngữ liệu, độc giả cảm nhận sâu sắc và chìm đắm trong hạnh phúc tình
u lứa đơi giữa 2 nhân vật. “Thơ là là sự tìm kiếm những tâm hồn đồng điệu”. Đọc “Chí
Phèo”, từng câu chữ người đọc được “tiếp xúc”, hóa thân vào Nam Cao để cùng chiêm
nghiệm, đồng cảm và bày to sự trân trọng, nâng niu trước nhân cách tốt đẹp và những
khát khao cao cả của Chí Phèo và Thị Nở.
d. Chức năng siêu ngơn ngữ
Chức năng siêu ngơn ngữ trong đoạn trích có thể thấy qua: Ngơn ngữ; hình ảnh, chi
tiết; nhân vật
Về ngơn ngữ
Trong đoạn trích, nhà văn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật trong ngơn ngữ để khắc

họa hình ảnh nhân vật, cảnh vật và diễn tả tâm trạng của nhân vật.
Ví dụ: Khi miêu tả sự thức tỉnh của Chí Phèo tác giả sử dụng những từ ngữ miêu tả
gần gũi quen thuộc với khung cảnh vốn bình dị nhưng đối với Chí lại là điều mà hắn chưa
từng cảm nhận được
“Mặt trời chắc đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên
ngồi là đủ biết. [...] Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.”;
“Tiếng chim hót ngồi kia vui vẻ q! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh
thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá.
Những tiếng quen thuộc ấy hơm nào chả có. Nhưng hơm nay hắn mới nghe thấy…”
=> Hiện tại Chí Phèo hoàn toàn tỉnh táo, các giác quan mới hoạt động bình thường.
Những âm thanh ấy chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống và đã lay động sâu xa tâm
hồn Chí Phèo
Chí bắt đầu nhìn lại cuộc đời mình từ quá khứ đến hiện tại, ước mơ của hắn ngày trẻ
đã trở lại, hắn khao khát có một cuộc sống êm đềm, một mái ấm gia đình. Hắn thấy buồn
bởi hắn nhận ra mình đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời. Tương lai đối với hắn thật đáng
buồn, hắn đã trơng thấy trước tuổi già, đói rét, ốm đau, cô độc. Sau những tháng ngày sống
gần như vơ thức, Chí đã tỉnh táo và xúc động. Chí đã thức tỉnh như một người bình thường,
ý thức bắt đầu hồi sinh. Những dòng độc thoại nội tâm tiếp tục với giọng điệu tha thiết:
ngoài bốn mươi tuổi đầu...Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời, ngoài bốn mươi chưa
hẳn đã già nhưng chắc chắn là không còn trẻ. Trận ốm này đã báo hiệu mùa thu cuộc đời
đã đến, Chí giật mình thảng thốt lo âu khi sắp trôi về mùa đông tàn lạnh. Khả năng bươn
chải với cuộc sống mưu sinh đã hạn chế, sự mệt mỏi đã bắt đầu xuất hiện.
Sự khao khát hoàn lương của Chí bất lực, Chí Phèo thấy tương lai xám xịt, tâm tư
nặng trĩu và Chí đã rưng rưng nước mắt. Diễn biến tâm lí của Chí Phèo được phản ánh đúng


×