Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Thu hút đầu tư trực tiếp của chlb đức vào việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.83 KB, 107 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN


Tễ KHANH

THU HT U TƯ TRỰC TIẾP CỦA CHLB ĐỨC U TƯ TRỰC TIẾP CỦA CHLB ĐỨC TRỰC TIẾP CỦA CHLB ĐỨC C TIẾP CỦA CHLB ĐỨC P CỦA CHLB ĐỨC A CHLB ĐỨC C
VÀO VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPT NAM - THỰC TIẾP CỦA CHLB ĐỨC C TRẠNG VÀ GII PHPNG V GII PHPI PHP
Chuyên ngành: LCH S KINH TẾCH SỬ KINH TẾ KINH TẾP CỦA CHLB ĐỨC

Ngêi híng dÉn khoa häc: TS. TRẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CHLB ĐỨC N TUẤN LINHN LINH

Hµ Néi - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những
tài liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu do
chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.

Tác giả

Tô Khanh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Thầy cô Viện đào tạo Sau đại học - Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Đặc biệt,
tôi xin chân thành cám ơn TS. TRẦN TUẤN LINH đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn cho tơi hồn thành luận văn này.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong


suốt thời gian qua.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô
giáo và các quý vị. Xin kính chúc các thầy cơ giáo, các q vị sức khỏe, hạnh
phúc và thành đạt.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Tô Khanh

.


MỤC LỤCC LỤC LỤCC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI..............................................................................................4
1.1. Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi.................................4
1.1.1. Một số khái niệm......................................................................................4
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài................................................6
1.2. Sự cần thiết của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài................................9
1.2.1. Thu hút FDI nhằm bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển...................9
1.2.2. Thu hút FDI nhằm thơng qua đó tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý....10
1.2.3. Thu hút FDI để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.....................11
1.2.4. Thu hút FDI nhằm tạo thêm việ
c làm và đào tạo nguồn nhân lực..........11

1.2.5. Thu hút FDI nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng
lực cạnh tranh...................................................................................................12
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi...................12
1.3.1. Các nhân tố từ phía nhà đầu tư...............................................................12
1.3.2. Các nhân tố từ phía nước nhận đầu tư....................................................18
Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA CỘNG
HỊA LIÊN BANG ĐỨC VÀO VIỆT NAM........................................................28
2.1. Chính sách thu hút FDI của CHLB Đức vào Việt Nam................................28
2.1.1. Khái quát về chính sách thu hút FDI của Việt Nam...............................28
2.1.2. Về chính sách thu hút FDI từ CHLB Đức..............................................35
2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào Việt Nam...............38
2.2.1. Về tổng số dự án và số vốn đầu tư..........................................................38
2.2.2. Về lĩnh vực đầu tư..................................................................................41


2.2.3. Về hình thức đầu tư................................................................................44
2.2.4. Những hạn chế trong thu hút FDI của nước ngồi nói chung và CHLB
Đức nói riêng vào Việt Nam..............................................................................47
2.3. Đánh giá chung về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào
Việt Nam.............................................................................................................. 48
Chương 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA
CHLB ĐỨC VÀO VIỆT NAM.............................................................................55
3.1. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới...........................55
3.2. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thu hút FDI của CHLB Đức.........60
3.2.1. Thuận lợi................................................................................................60
3.2.2. Những khó khăn.....................................................................................62
3.3. Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của CHLB Đức vào Việt Nam..................65
3.3.1. Những giải pháp chung về thu hút FDI..................................................65
3.3.2. Giải pháp về xúc tiến đầu tư...................................................................69
KẾT LUẬN............................................................................................................83

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Môi trường đầu tư nước ngoài........................................................19
Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của CHLB Đức vào Việt Nam phân
theo ngành.......................................................................................................42
Bảng 2.2. Một số dự án FDI lớn của CHLB Đức tại Việt Nam......................43
Bảng 2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của CHLB Đức vào Việt Nam phân
theo hình thức..................................................................................................45
Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào Việt Nam phân theo địa
phương.............................................................................................................46


i
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Tại Việt Nam nhiều dự án thực hiện từ nguồn vốn FDI đã góp phần
quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã hội đạt được của Việt Nam thời gian
qua thể hiện ở sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu,
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà
nước, giải quyết việc làm...
Trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, CHLB Đức là quốc gia có
nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khối EU cũng như trên thế giới, nhiều
doanh nghiệp CHLB Đức nởi tiếng với trình độ cơng nghệ, cung cách quản
lý... CHLB Đức cũng là một đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, hai
nước đã thiết lập mối quan hệ mang tầm chiến lược, quan hệ kinh tế giữa hai
nước đã có những chuyển biến tích cực nhưng việc thu hút và sử dụng vốn
FDI của CHLB Đức vào Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện ở số dự án
cũng như tổng số vốn đầu tư, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai

nước về đầu tư.
Do vậy, việc đánh giá thực trạng hoạt động thu hút FDI của CHLB Đức
vào Việt Nam thời gian qua, làm rõ những kết quả đạt được, đặc biệt là những
hạn chế và nguyên nhân của chúng là vấn đề hết sức cấp thiết bởi đó chính là
cơ sở, là căn cứ để đề xuất và thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm hấp dẫn
các nhà đầu tư CHLB Đức, thu hút thêm các dự án FDI của CHLB Đức vào
phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đây cũng chính
là lí do học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Thu hút đầu tư trực tiếp của
CHLB Đức vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ thực trạng thu hút FDI của CHLB Đức vào Việt Nam thời
gian qua, những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của


ii
những hạn chế này.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI từ CHLB Đức vào Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào
Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB
Đức vào Việt Nam trong thời gian tới
Trong chương 1: Luận văn trình bày tởng quan một số vấn đề lý luận về
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, bao gồm:
- Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Sự cần thiết của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Các vấn đề đưa ra nhằm hiểu khái niệm về đầu tư, đầu tư trực tiếp nước
ngoài, nêu lên sự cần thiết của đầu tư, sự quan trọng của vốn FDI trong sự
đóng góp phát triển nền kinh tế, đặc biệt của các nước đang phát triển có tiềm
lực nội tại yếu. Ngoài ra, các nhân tố mấu chốt ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
nước ngoài cũng được liệt kê để từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy thu hút đầu tư
nước ngoài trong các chương sau.
Trong chương 2:
Đi sâu phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào
Việt Nam. Luận văn phân tích cụ thể những chính sách, giả pháp thu hút vốn
FDI vào Việt Nam, bao gồm: xây dựng và hoàn thiện khung luật pháp về FDI,


iii
bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền hợp pháp khác của nhà
đầu tư nước ngồi, lựa chọn nhà đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư, cải
cách thủ tục hành chính liên quan đến FDI, chính sách về đất đai đối với
doanh nghiệp FDI, chính sách thuế đối với doanh nghiệp FDI, xây dựng cơ sở
hạ tầng cơ sở nhằm thu hút FDI...
Đối với chính sách thu hút FDI từ CHLB Đức, tuy khơng có hệ thống
chính sách riêng nhưng Việt Nam cũng có những động thái thu hút tích cực
như: gặp gỡ, trao đởi giữa hai chính phủ; ký kết nhiều văn kiện hợp tác quan
trọng, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược; tăng cường hợp tác chặt chẽ, tổ
chức các cuộc tọa đàm, diễn đàn trao đổi giữa các nhà đầu tư CHLB Đức với
các cấp chính quyền và doanh nghiệp Việt Nam...
Tiếp đến, Chương 2 phân tích, đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực
tiếp của CHLB Đức vào Việt Nam, bao gồm: tổng số dự án và số vốn đầu tư,
lĩnh vực đầu tư qua đó đánh giá chung về hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp
của CHLB Đức vào Việt Nam:

 Về tổng số dự án và số vốn đầu tư:
Mặc dù Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, khuyến khích thu hút
FDI từ khá sớm nhưng vào giữa những nă
m 1990 cho đến trước năm 1997 khi
bùng nở khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á mới diễn ra sự thâm nhậ
p ồ ạt
của các doanh nghiệp CHLB Đức vào Việt Nam, khoảng thời gian đó có thể
coi là cao điểm của dịng FDI từ Đức vào Việt Nam.
Về thống kê số liệu số dự án và số vốn đầu tư, có sự khác nhau giữa số
liệu của Bộ kế hoạch đầu tư (MPI) và Ngân hàng Liên bang Đức – cơ quan
chịu trách nhiệ
m theo dõi đầu tư trực tiếp của Đức tại nước ngoài và đầu tư
gián tiếp Sự chênh lệ
ch này được giải thích mộ
t phần là do nộ
i dung báo cáo
khác nhau giữa ngân hàng Liên bang và MPI vì tại Ngân hàng Liên bang chỉ
các đầu tư với mộ
t quy mô nhất định mới phải đă
ng ký. Mộ
t nguyên nhân
chênh lệ
ch nữa là trong khi MPI công bố số liệ
u các đầu tư đã được cấp phép


iv
và có thể chưa hoạt độ
ng thì Ngân hàng Liên bang lại chỉ công bố các dự án
đầu tư thực sự đã được rót vốn. Sự chênh lệ

ch về mức độFDI của Đức vào
Việt Nam (MPI: 118 triệ
u USD; ngân hàng Liên bang: 70 triệ
u Euro) có
nguyên nhân chủ yếu do cách thu thập số liẹ ̂
u vì ngân hàng Liên bang chỉ
nắm số liệ
u hiệ
n tồn qua cân đối của các doanh nghiệ
p, như vậ
y có nghĩa là
chỉ các số liệ
u kế toán mới đi vào thống kê.
Từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), vốn FDI từ Đức vào Việt Nam có xu hướng tăng
nhanh. Trong 10 tháng đầu năm 2011, các doanh nghiệp của CHLB Đức đăng
ký đầu tư vào 7 dự án, với tổng vốn đầu tư 34 triệu USD. Cùng thời gian đó
năm 2013, các con số đã tăng lần lượt là 18 dự án và 90 triệu USD. Trong 10
tháng năm 2014, các con số tương ứng là 21 dự án và 142 triệu USD. Theo
báo cáo của Cục Đầu tư nước ngồi, tính từ 1/1/2014 đến 15/12/2014, CHLB
Đức đã đầu tư 26 dự án mới và 143 triệu USD vốn đăng ký cấp mới. Ngồi
ra, cịn có 11 dự án tăng vốn với vốn đăng ký tăng thêm là 26 triệu USD. Tính
cả vốn cấp mới và tăng thêm trong năm 2014 của CHLB Đức là 169 triệu
USD, đứng thứ 15/60 quốc gia và vùng lãnh thở có đầu tư vào Việt Nam
trong năm 2014.
Tính lũy kế đến ngày 15/12/2014, CHLB Đức có 244 dự án đầu tư vào
Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 1,34 tỷ USD và xếp thứ
22/101 quốc gia và vùng lãnh thở có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy mơ vốn
bình qn một dự án của CHLB Đức khoảng 5,4 triệu USD, thấp hơn so với
mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là 14,3

triệu USD/dự án.
Trong năm 2015, số doanh nghiệp CHLB Đức có dự án FDI tại Việt Nam
tiếp tục gia tăng, tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2015, đã có thêm 17 dự án FDI
của CHLB Đức đăng ký tại Việt Nam. Vì vậy, nếu chỉ tính các dự án cịn hiệu


v
lực thì đã CHLB Đức có 261 dự án FDI tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký
đạt trên 1,413 tỷ USD.
 Về lĩnh vực đầu tư:
Hiện nay, các nhà đầu tư CHLB Đức đã đầu tư vào 18/18 ngành trong hệ
thống phân ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam.
Đáng chú ý là vốn đầu tư tập trung mạnh vào ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo. CHLB Đức có 94 dự án FDI trong lĩnh vực này với tổng vốn
đầu tư là trên 672 triệu USD (chiếm 36% tổng số dự án và 47,55% tổng vốn
đầu tư của CHLB Đức tại Việt Nam)
Đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước với 5 dự án
với hơn 396,67 triệu USD vốn đầu tư (chiếm 28,06% tổng vốn đầu tư) của
CHLB Đức tại Việt Nam).
Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ với 40 dự án và 137 triệu USD
vốn đầu tư (chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư của CHLB Đức tại Việt Nam). Đứng
thứ tư là lĩnh vực cấp nước, xử lý chất thải với 1 dự án và số vốn hơn 57,37
triệu USD (chiếm 4,06% tổng số vốn đầu tư của CHLB Đức tại Việt Nam).
Trong các lĩnh vực còn lại, các dự án FDI của CHLB Đức có số lượng
khơng nhiều, với tởng số vốn đăng ký nhỏ.
 Về hình thức đầu tư
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, khi đầu tư vào Việt
Nam, các nhà đầu tư CHLB Đức chủ yếu lựa chọn hình thức 100% vốn nước
ngồi và liên doanh. Trong đó hình thức 100% vốn nước ngồi có với 198 dự
án và trên 936,2 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 75,86% tổng số dự án và

66,24% tổng vốn đăng ký của CHLB Đức tại Việt Nam). Hình thức liên
doanh có 56 dự án với trên 467,48 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 21,45%
tổng số dự án và 33,07% tổng vốn đăng ký của CHLB Đức tại Việt Nam).
 Về địa bàn đầu tư
Đến nay, các nhà đầu tư CHLB Đức đã có mặt tại khoảng hơn một nửa
trong số các tỉnh, thành phố của cả nước, nhưng chủ yếu tập trung tại các


vi
thành phố và địa phương lớn nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi và khu
vực phát triển kinh tế năng động nhất của cả nước như Thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, , Ninh Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu....
Đứng thứ nhất là thành phố Hồ Chí Minh với 101 dự án và 236 triệu
USD vốn đầu tư (chiếm 38,69% tổng số dự án và 16,7% tổng vốn đăng ký
của CHLB Đức tại Việt Nam). Thứ hai là Đồng Nai với 9 dự án và 162,628
triệu USD vốn đầu tư. Thứ ba là Ninh Thuận. Thứ tư là Đà Nẵng. Thứ năm là
Hà Nội với 56 dự án. Các địa phương còn lại thường chỉ có 1-2 dự án, tởng
vốn đầu tư khơng lớn.
Từ những số liệu, thực trạng phân tích như trên đánh giá chung về hoạt
động thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào Việt Nam như sau:
Thứ nhất, đã có sự gia tăng cả về số lượng các dự án và tổng số vốn FDI
của CHLB Đức vào Việt Nam, đặc biệt trong những năm gần đây. Điều đó
chứng tỏ Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể về môi trường đầu tư, dần được
các nhà đầu tư từ CHLB Đức quan tâm chú ý
Thứ hai, Việt Nam đã thu hút được những dự án đầu tư của những doanh
nghiệp lớn, các công ty đa quốc gia của CHLB Đức có phạm vi hoạt động
tồn cầu, tiêu biểu là các doanh nghiệp với các nhãn hiệu Siemens, MercedesBenz, Adidas, B. Braun, Allianz, Bosch…Điều này cũng cho thấy độ
ng lực
quan trọng nhất để các doanh nghiệ
p Đức đầu tư vào Việ

t Nam là khai phá thị
trường mới, chứ không phải mục đích giảm bớt chi phí.
Thứ ba, sự tập trung các dự án FDI của CHLB Đức trong lĩnh vực công
nghiệp chế biến, chế tạo; lĩnh vực sản xuất, phân phối điện và tập trung ở các
tỉnh phía Nam và Hà Nội đã cho thấy sự hấp dẫn của lĩnh vực này cũng như
các địa bàn này đối với các nhà đầu tư CHLB Đức.
Bên cạnh đó, dịng FDI từ CHLB Đức vào Việt Nam vẫn cịn ít, chưa
tương xứng với tiềm năng của cả hai phía. Điều này có thể được lý giải bởi
một số nguyên nhân sau:


vii
 Thứ nhất, Việ
t Nam vẫn là mộ
t địa điểm đầu tư chưa được nhiều các
doanh nghiệp của CHLB Đức biết đến. Đồng thời, mối quan tâm lớn đến thị
trường Trung Quốc cũng phần nào che lấp việ
c chú ý tới các thị trường châu
Á khác, trong đó có Việt Nam.
 Thứ hai, thiếu điều kiệ
n thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam ở
CHLB Đức, sự lo ngại (nhất là với các doanh nghiệ
p vừa) khi đặ
t chân đến
mộ
t đất nước còn lạ lẫm về địa lý và cả vă
n hố, thiếu những hiểu biết để có
thể làm chủ việc nghiên cứu và tiến hành các bước quả q trình đầu tư.
 Thứ ba, vẫn cịn thiếu sự giúp đỡ toàn diệ
n cho các nhà đầu tư CHLB

Đức trong việ
c thâm nhậ
p thị trường.
Tựu chung lại, các vấn đề này cho thấy còn nhiều hạn chế trong hoạt
động xúc tiến đầu tư của Việt Nam
Trong chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp của
CHLB Đức vào Việt Nam.
Trong chương này trình bày định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong
thời gian tới, phân tích những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thu
hút FDI của CHLB Đức từ đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút
FDI của CHLB Đức vào Việt Nam.
1. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới:
- Việc thu hút FDI phải được quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối tác
phù hợp với lợi thế của từng vùng, từng ngành
- Thu hút FDI phải theo hướng có chọn lọc, chỉ thu hút những dự án có
chất lượng, sử dụng cơng nghệ hiện đại, thân thiện mơi trường,
- Đa dạng hố hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, cả kinh tế và
xã hội.


viii
- Tăng cường hơn nữa nỗ lực, công tác chuẩn bị để thu hút được các dự án
quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của
các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới, làm tiền đề cho xây dựng,
phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp hỗ trợ trong nước.
- Chuyển dần thu hút FDI hướng vào đào tạo, phát triển và sử dụng
nguồn nhân lực có kỹ năng, có tay nghề cao.
Cụ thể thu hút FDI từ CHLB Đức:
- Về lĩnh vực ưu tiên thu hút FDI

Xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ
thống điện nước, hệ thống thông tin – viễn thông, hệ thống cơ sở hạ tầng phục
vụ cho giáo dục, du lịch, y tế.
Các dự án về công nghiệp cơ khí chế tạo, điện, điện tử, hố chất cơ bản
và ngành công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt là các dự án có chuyển giao cơng nghệ
để tận dụng cơ hội trau dồi về công nghệ cho các doanh nghiệp địa phương,
đẩy nhanh quá trình hình thành và xây dựng các cụm công nghiệp tập trung
với công nghệ kỹ thuật cao, quy mô rộng lớn.
Các lĩnh vực sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, sản xuất và chế biến nông
sản, hàng tiêu dùng chất lượng cao nhằm thay thế hàng nhập khẩu nhằm khai
thác lợi thế về nguồn nguyên liệu phong phú và nguồn lao động dồi dào.
- Về đới tác
Có sự chọn lọc chủ đầu tư, hạn chế việc thu hút FDI một cách tràn lan
theo kiểu càng nhiều càng tốt mà thiếu sự quan tâm đến chất lượng và hiệu
quả của dự án. Cần đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI từ các đối tác có tiềm lực về
vốn, mạnh về khoa học công nghệ, giàu kinh nghiệm quản lý, hiện đại và tiên
tiến. Cần đặc biệt chú trọng thu hút FDI từ các công ty xuyên quốc gia, các
tập đoàn đa quốc gia lớn của CHLB Đức.
- Định hướng về địa bàn đầu tư
Đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao cần
khuyến khích thu hút vào các khu cơng nghiệp, khu công nghệ cao, các công


ix
viên cơng nghệ nhằm sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng đồng bộ, rác thải,
nước thải được xử lý nhằm tránh ô nhiễm môi trường.
- Về hình thức đầu tư
Mặc dù, hầu hết các nhà đầu tư CHLB Đức có xu hướng đầu tư theo
hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài gia tăng, điều này rất bất lợi
cho các địa phương bởi với loại hình này địa phương không thể khai thác

được thế mạnh của FDI về tiếp thu kỹ thuật – công nghệ mới, học hỏi kinh
nghiệm quản lý. Bởi vậy, trong giai đoạn tới cần khuyến khích các dự án FDI
theo phương thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức doanh nghiệp
liên doanh giữa đối tác trong nước và CHLB Đức.
2. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thu hút FDI của CHLB Đức
2.1. Thuận lợi
Thứ nhất, Việ
t Nam có lực lượng lao động đông đảo, sự quyết tâm và
khả nă
ng học hỏi của cơng nhân viên, và chi phí lao độ
ng thấp.
Thứ hai, Việt Nam có sự ởn định chính trị, đang tiếp tục cải cách, vị trí
chiến lược thuậ
n lợi tại khu vực Đông nam Á trong phạm vi ASEAN cũng
như AFTA và thái độ
tích cực đối với các doanh nghiệ
p CHLB Đức cũng như
chất lượng sống cao (chủ yếu là an toàn) cho người nước ngoài.
Thứ ba, các yếu tố liên quan tới quy mô và sự tă
ng trưởng thị trường tiêu
thụ ở Việ
t Nam...
2.2. Những khó khăn
- Yếu kém ở khâu điều hành và quản lý hành chính. Tại đây chủ yếu phê
bình sự thiếu rõ ràng của nhiều quy chế và của công tác quản lý. Ngoài ra là
sự can thiệ
p của nhà nước vào nhiều lĩnh vực hoạt độ
ng kinh doanh, nạn tham
nhũng và quan liêu, việ
c bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ
chưa đầy đủ.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém
- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và tình hình kinh tế thế giới chưa
thực sự phục hồi.


x
- Nguồn lao động chất lượng chưa cao.
- Chính sách hay thay đổi.
3. Giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI của CHLB Đức vào Việt Nam
3.1. Những giải pháp chung về thu hút FDI
- Đổi mới phương pháp hoạch định chính sách, cơng tác lập kế hoạch,
chương trình, đề án về thu hút FDI đảm bảo tính thớng nhất, ổn định.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến khu vực FDI theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thực
hiện các thủ tục hành chính, pháp lý.
- Các chính sách ưu đãi, khuyến khích cần cụ thể, có tiêu chí rõ ràng, tránh
tình trạng chính sách ưu đãi, khuyến khích mang tính chất chung chung.
- Nâng cao năng lực của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý
nhà nước về thu hút FDI, đặc biệt chú trọng những cán bộ thực hiện chức
năng thẩm định dự án.
- Đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động các dự án FDI.
3.2. Giải pháp về xúc tiến đầu tư
Điều quan trọng nhất là sử dụng có hiệu quả các công cụ xúc tiến đầu tư.
- Tăng cường các tài liệ
u thông tin và quảng cáo về môi trường đầu tư tại
Việt Nam.
- Tổ chức các chuyến đi khảo sát của doanh nghiệp.
- Thực hiện các chương trình giới thiệu tại CHLB Đức

- Tổ chức các hội thảo thông tin
- Tăng cường công tác nghiên cứu thị tru ̛ờng và khái quát về ngành
nghề
- Xây dựng một đại diện xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu với các nhà đầu tư tiềm năng
- Tổ chức môi giới và hỗ trợ trong việ
c tìm kiếm đối tác kinh doanh
- Thực hiện các chiến dịch quảng cáo.


xi
- Kết nối các tổ chức xúc tiến đầu tư
KẾT LUẬN
Đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào Việt Nam Thực trạng và giải pháp” đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra và có
những đóng góp chủ yếu sau:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt là đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngồi trong đó nhấn mạnh vai trị của chính sách thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Thứ hai, phân tích, làm rõ thực trạng chính sách và kết quả thu hút FDI
của CHLB Đức vào Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ ra những hạn chế và
làm rõ các nguyên nhân của những hạn chế này.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI từ
CHLB Đức vào Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài các giải pháp chung về
thu hút FDI, luận văn tập trung trình bày các nội dung cụ thể của giải pháp
về công tác xúc tiến đầu tư.


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu của hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Tuy nhiên, các quốc gia lại có sự khác nhau về các loại nguồn
lực cho đầu tư phát triển, đó là vốn, nhân lực, khoa học – cơng nghệ... Trong
các loại nguồn lực đó, vốn là điều kiện tiên quyết, thậm chí đóng vai trị hết
sức quan trọng đối với các nền kinh tế đang và kém phát triển vì khả năng tích
lũy vốn từ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Do vậy, để giải quyết nhu cầu về vốn,
một trong những giải pháp được các nước sử dụng là thu hút nguồn vốn từ
bên ngoài, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp. Các khoản đầu tư trực tiếp
nước ngồi khơng chỉ bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển của một quốc
gia mà cịn thơng qua đó có thể tiếp thu công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý,
giải quyết vấn đề việc làm, thu nhập cho cư dân.
Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã thu hút được khá lớn nguồn vốn
này tư nước ngồi. Nhiều dự án FDI đã góp phần quan trọng vào các thành
tựu kinh tế - xã hội đạt được của Việt Nam thời gian qua thể hiện ở sự đóng
góp vào tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm...
Một vài dự án nổi bật trong thu hút FDI như:
- Nhà máy LGE thuộc Tập đồn LG tại khu cơng nghiệp Tràng Duệ, dự
án tầm cỡ “tỷ USD”.
- Dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô trị giá 1,7 tỷ USD
- Dự án khách sạn năm sao Charmvit (80 triệu USD)...
CHLB Đức là một quốc gia phát triển, một đối tác kinh tế quan trọng
của Việt Nam, hai nước đã thiết lập mối quan hệ mang tầm chiến lược, quan
hệ kinh tế giữa hai nước đã có những chuyển biến tích cực nhưng việc thu hút
và sử dụng vốn FDI của CHLB Đức vào Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế thể



2
hiện ở số dự án cũng như tổng số vốn đầu tư, chưa tương xứng với tiềm năng
hợp tác giữa hai nước về đầu tư. Tính đến hết năm 2014, tổng vốn đầu tư
đăng ký của CHLB Đức vào Việt Nam khoảng 1,34 tỷ USD, xếp thứ 22/101
quốc gia và vùng lãnh thở có dự án đầu tư tại Việt Nam. Điều này có nhiều
nguyên nhân, có những nguyên nhân x́t phát từ phía các doanh nghiệp
CHLB Đức và có nguyên nhân từ phía nước tiếp nhận - Việt Nam. Để thực
hiện các mục tiêu đề ra trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước, mục tiêu
thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới thì việc tăng cường thu hút FDI
từ CHLB Đức là một lựa chọn và cũng là vấn đề hết sức quan trọng bởi
CHLB Đức là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khối EU cũng
như trên thế giới, nhiều doanh nghiệp CHLB Đức nởi tiếng với trình độ công
nghệ, cung cách quản lý và đã tiến hành đầu tư trực tiếp ở nhiều quốc gia. Do
vậy, việc đánh giá thực trạng hoạt động thu hút FDI của CHLB Đức vào Việt
Nam thời gian qua, làm rõ những kết quả đạt được, đặc biệt là những hạn chế
và nguyên nhân của chúng là vấn đề hết sức cấp thiết bởi đó chính là cơ sở, là
căn cứ để đề xuất và thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm hấp dẫn các nhà đầu
tư CHLB Đức, thu hút thêm các dự án FDI của CHLB Đức vào phục vụ cho
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đây cũng chính là lí do học
viên chọn đề tài nghiên cứu: “Thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích, làm rõ thực trạng thu hút FDI của CHLB Đức vào Việt Nam
thời gian qua, những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế này.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI từ CHLB Đức vào
Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng hoạt động và những
giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của CHLB Đức vào Việt Nam.



3
- Phạm vi nghiên cứu: Thu hút FDI là một tập hợp của rất nhiều hoạt
động của nhiều chủ thể, nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, các
doanh nghiệp Việt Nam... Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung phân tích các
chính sách và giải pháp thu hút FDI của CHLB Đức vào Việt Nam trên giác
độ chính sách của nhà nước mà khơng đi sâu vào các chính sách và biện pháp
cụ thể của các chính quyền địa phương và doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học lịch sử kinh tế là kết
hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, chủ yếu dựa
vào việc thu thập các dữ liệu lịch sử, chọn lọc, phân tích về thực trạng và đưa
ra những nhận định đánh giá về hoạt động thu hút FDI của CHLB Đức vào
Việt Nam. Trong nghiên cứu, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân
tích, tởng hợp, so sánh…, đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu
của một số cơng trình nghiên cứu có liên quan.
Dữ liệu sử dụng trong phân tích chủ yếu là dữ liệu thứ cấp, được thu
thập từ nhiều nguồn. Bao gồm: Các báo cáo về tình hình thu hút FDI của Cục
Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các bài nghiên cứu có liên quan
đến thu hút FDI vào EU, vào CHLB Đức; các thông tin tra cứu trên mạng
internet.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB Đức vào
Việt Nam

Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp của CHLB
Đức vào Việt Nam trong thời gian tới



×