Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Dao động và tiếng ồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MƠN HỌC: DAO ĐỘNG VÀ TIẾNG ỒN
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG TRỤC CARDAN
TRÊN XE Ô TÔ

GVHD:
Sinh viên:
Lớp:

TS. Nguyễn Mạnh Cường
Nguyễn Đức Tài - 21145262
Vũ Trọng Nhân - 19145279
AVIN320431_23_1_04CLC

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

.……………………………………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………


.……………………………………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………………………………………
………………………..……………………………………………………………………………………

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2023
Chữ ký giáo viên hướng dẫn

TS. Nguyễn Mạnh Cường


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật TP.HCM đã tạo cho chúng em có một mơi trường học tập thật tốt thoải mái, cùng với cơ sở vật
chất hiện đại.
Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Khoa Cơ khí động lực đã giúp chúng em có thể
mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình về mơn “Dao động và tiếng ồn ơ tơ”, một mơn học vơ cùng
phong phú và bổ ích, những tiết học vô cùng thú vị, hấp dẫn. Từ đó nhận thức được tầm quan trọng của
việc nghiên cứu các dao động và rung ồn đối với ô tô.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Mạnh Cường, giảng viên bộ môn
đã giúp chúng em có thể tìm hiểu rõ hơn về đề tài, hướng dẫn tận tình, chỉ bảo chúng em trong suốt quá
trình làm bài tập cuối kỳ.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đã có sự nỗ lực và cố gắng hết mình tìm hiểu, nghiên cứu
thực hiện đề tài nhưng do những giới hạn về kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm thực tế của bản
thân còn hạn chế nên chắc chắn em khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em mong thầy góp ý để
giúp em hồn thiện hơn vấn đề này và mở rộng thêm kiến thức của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Kính chúc thầy thật nhiều sức khỏe !


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 7
1.1.

Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................................... 7

1.2.

Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................................................... 7

1.3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................. 7

1.4.

Nội dung thực hiện đề tài........................................................................................................... 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TRỤC CARDAN SỬ DỤNG TRÊN XE Ơ TƠ ............................. 9
2.1. Cơng dụng, u cầu, phân loại trục Cardan:.............................................................................. 9
2.1.1. Công dụng: .............................................................................................................................. 9
2.1.2. Yêu cầu: ................................................................................................................................... 9
2.1.3. Phân loại: ................................................................................................................................. 9
2.2. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động trục Cardan: .............................................................................. 11
2.2.1. Cardan đơn khác tốc: ........................................................................................................... 11
2.2.2. Cơ cấu cardan kép: ............................................................................................................... 11

2.3. Các hư hỏng thường gặp trên trục cardan: .............................................................................. 12
2.3.1. Xuất hiện rung lắc khi lái xe: ............................................................................................... 12
2.3.2. Rò rỉ dầu bôi trơn trên trục cardan: ................................................................................... 12
2.3.3. Trục cardan bị gãy, uốn cong: ............................................................................................. 12
2.3.4. Mòn hoặc hỏng kết cấu nối giữa trục và hộp số hoặc cầu sau: ........................................ 13
2.3.5. Trục cardan bị nứt / gãy bề mặt:......................................................................................... 13
2.3.6. Hư ổ bi trục cardan: ............................................................................................................. 13
CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG TRỤC CARDAN TRÊN XE 2WD ........ 14
3.1. Chuẩn bị dụng cụ: ....................................................................................................................... 14
3.2. Chuẩn đoán sơ bộ hư hỏng trục cardan bằng rung ồn: .......................................................... 15
3.3. Kiểm tra sơ bộ trục cardan trên xe: .......................................................................................... 16
3.4. Tháo trục cardan:........................................................................................................................ 17
3.5. Kiểm tra lại trục sau khi tháo rời: ............................................................................................. 19
3.6. Lắp lại trục cardan: .................................................................................................................... 20
3.7. Cách tháo / lắp vòng bi trung tâm (ổ đỡ trung tâm): .............................................................. 21
3.7.1. Tháo rời: ................................................................................................................................ 21
3.7.2. Lắp ráp: ................................................................................................................................. 22
Bảng tổng hợp các thông số kỹ thuật ............................................................................................... 23


CHƯƠNG 4: QUI TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG TRỤC CARDAN TRÊN XE AWD ....... 24
4.1. Chuẩn bị dụng cụ: ....................................................................................................................... 24
4.2. Chuẩn đoán sơ bộ hư hỏng trục cardan bằng rung ồn: .......................................................... 25
4.3. Tháo trục cardan dẫn động cầu trước: ..................................................................................... 26
4.3.1. Kiểm tra trên xe: ................................................................................................................... 26
4.3.1. Tháo trục cardan dẫn động cầu trước: ............................................................................... 27
4.3.2. Kiểm tra trục cardan dẫn động cầu trước khi tháo rời: ................................................... 29
4.3.3. Lắp lại trục cardan dẫn động cầu trước: ........................................................................... 30
4.4. Tháo lắp trục cardan dẫn động cầu sau: .................................................................................. 31
4.4.1. Kiểm tra sơ bộ trên xe: ......................................................................................................... 31

4.4.2. Tháo trục cardan dẫn động cầu sau: .................................................................................. 32
4.4.3. Kiểm tra trục cardan dẫn động cầu sau sau khi tháo: ...................................................... 34
4.4.4. Lắp lại trục cardan dẫn động cầu sau: ............................................................................... 35
4.4.5. Cách tháo gỡ vòng bi trung tâm: ......................................................................................... 36
Bảng tổng hợp thơng số kỹ thuật ...................................................................................................... 38
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................................... 39
PHỤ LỤC ............................................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................... 44


Bảng phân cơng cơng việc:

Thành viên

MSSV

Nhiệm vụ

Hồn thành
100%

Tìm kiếm, tổng hợp, trình bày
Nguyễn Đức Tài

21145262

Word, thuyết trình.

(Tham gia
tích cực và

đầy đủ các
buổi làm
của nhóm)
100%

Tổng hợp, trình bày Powerpoint.
Vũ Trọng Nhân

19145279

Chỉnh sửa, hoàn thiện thành PDF.

(Tham gia
tích cực và
đầy đủ các
buổi làm
của nhóm)


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Trục cardan là bộ phận quan trọng truyền động từ động cơ lên bánh xe, đảm bảo tính linh
hoạt khi xe di chuyển trên đường gập ghềnh. Tuy nhiên, do dao động và sức căng liên tục trong
quá trình vận hành nên trục cardan dễ bị hao mòn [2], biến dạng gây giảm tuổi thọ.
Hiện tại các quy trình kiểm tra, bảo dưỡng trục cardan trên xe ô tô thường được xây dựng
một cách hàn lâm, gây khó khăn cho việc tự nghiên cứu, chưa có nhiều tài liệu tiếng Việt đầy đủ
về vấn đề này. Việc kiểm tra thường mang tính thủ cơng, chủ quan dựa trên kinh nghiệm của kỹ
thuật viên bảo dưỡng, không thể nắm bắt kịp thời những lỗi hao mòn, biến dạng của trục cardan.
Để khắc phục tình trạng trên, đề tài nghiên cứu việc xây dựng quy trình kiểm tra, bảo
dưỡng trục cardan trên xe ô tô được đề xuất. Thông qua nghiên cứu tính chất dao động, ảnh

hưởng của thông số kỹ thuật tới q trình hao mịn, đánh giá chính xác hơn độ bền của trục.
Đồng thời đề xuất các tiêu chí kiểm tra cụ thể, quy trình bảo dưỡng phù hợp nhằm duy trì hoạt
động an tồn, ổn định lâu dài cho phương tiện giao thông. Đây hứa hẹn là giải pháp tối ưu, mang
lại nhiều hiệu quả trong thực tiễn.
Việc nghiên cứu này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và đảm bảo an tồn khi vận
hành xe ơ tơ. Đồng thời giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cho người sử dụng.
1.2.

Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao độ bền của trục cardan một bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống truyền lực của xe ô tô. Thơng qua việc xây dựng
quy trình kiểm tra, bảo dưỡng khoa học, có hướng dẫn cụ thể, giúp phát hiện và xử lý kịp thời
những dấu hiệu hao mòn, biến dạng của trục cardan từ đó nâng cao tuổi thọ kết cấu. Điều này
mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho chủ xe cũng như ngành sửa chữa ô tô.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu dựa trên kiến thức về lý thuyết dao động giúp phân tích và
đánh giá chính xác hơn q trình hao mịn theo thời gian của trục cardan. Qua đó cung cấp cơ sở
khoa học cho quản lý bảo dưỡng và công tác đào tạo kỹ thuật. Đồng thời, góp phần nâng cao
chất lượng dịch vụ, đảm bảo an tồn kỹ thuật cho ngành cơng nghiệp ô tô.
Nhìn chung, đề tài mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý thuyết lẫn ứng dụng
thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của môn học Dao động và tiếng ồn ô tô.

1.3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài " Xây dựng quy trình kiểm tra, bảo dưỡng
trục cardan trên xe ô tô ":
MỤC TIÊU:
Xây dựng quy trình kiểm tra, bảo dưỡng trục cardan trên xe ô tô một cách hệ thống, khoa học.
Đánh giá chính xác được tình trạng hao mịn, biến dạng của trục cardan theo thời gian sử dụng.
Giúp nâng cao tuổi thọ, độ bền của trục cardan, đảm bảo an toàn khai thác phương tiện.













1.4.



NHIỆM VỤ:
Nghiên cứu tài liệu lý thuyết về cấu tạo, ngun lý hoạt động của trục cardan.
Xây dựng mơ hình tốn học mơ tả q trình hao mịn theo thời gian.
Đề xuất tiêu chuẩn, chỉ số đo định kỳ để đánh giá tình trạng kỹ thuật.
Xây dựng quy trình kiểm tra, bảo dưỡng tuần hoàn phù hợp thực tiễn.
Đánh giá hiệu quả, tính khả thi của quy trình sau khi áp dụng thực nghiệm.
Nội dung thực hiện đề tài
Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của trục cardan:
Tham số kỹ thuật ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ.
Quá trình hao mòn theo thời gian sử dụng.
Các phương pháp khảo sát, kiểm tra, bảo dưỡng trục cardan hiện nay:



Phương pháp, cơng cụ kiểm tra thơng thường.




Thời gian kiểm tra, chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật.
Đề xuất các chỉ tiêu kiểm tra:



Tiêu chí đánh giá tình trạng kỹ thuật từng chi tiết.



Kế hoạch kiểm tra tuần hồn theo thời gian.
Đánh giá hiệu quả quy trình sau thử nghiệm thực tế.
Rút ra kết luận và đề xuất cải tiến quy trình.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TRỤC CARDAN SỬ DỤNG TRÊN XE Ơ TƠ
2.1. Cơng dụng, u cầu, phân loại trục Cardan:
2.1.1. Công dụng:
Trục cardan là bộ phận trong hệ thống lái của xe dùng để truyền mô-men xoắn từ hộp số tới cầu
sau hoặc vi sai. Bộ phận trục này khơng chỉ sử dụng trên ơ tơ mà cịn được sử dụng trên thuyền và máy
bay hay còn được gọi là trục Cardan hoặc trục truyền động. [1]

Hình 2.1. Sơ đồ truyền lực dùng trục Cardan trên ô tô [a]
2.1.2. u cầu:
Với bất kì số vịng quay nào, trục cardan khi làm việc phải hạn chế tối đa các dao động và va
đập, không sinh ra tải trọng nguy hiểm do momen quán tính gây nên.
Các trục cardan phải quay đều và khơng sinh ra tải trọng động.
Khi góc lệch  lớn thì vẫn phải đảm bảo hiệu suất truyền động lớn.

2.1.3. Phân loại:
* Theo cơng dụng có 4 loại:
+ Loại truyền momen xoắn từ hộp số đến các cầu chủ động ( = 150 – 200) [a]
+ Loại truyền momen xoắn đến các bánh xe chủ động ở cầu dẫn hướng ( = 300 – 400) [b]
+ Loại truyền momen xoắn đến các bộ phận đặt trên khung xe ( = 30 – 50)
+ Loại truyền momen xoắn đến các cụm phụ ( = 150 – 200)

* Theo số khớp cardan có 3 loại:
+ Cardan đơn (gồm 1 khớp cardan) [c]
+ Cardan kép (gồm 2 khớp cardan) [d]
+ Cardan nhiều khớp


* Theo tính chất động học có 2 loại:
+ Cardan đồng tốc ( CV joint )
+ Cardan khác tốc ( UV joint )

* Theo kết cấu chia ra:
+ Loại khác tốc gồm loại mềm và cứng
+ Loại đồng tốc gồm: đồng tốc bi, đồng tốc cam, đồng tốc kép [e]


2.2. Cấu tạo, nguyên lí hoạt động trục Cardan:
2.2.1. Cardan đơn khác tốc:
Khi các trục quay thì chốt chữ thập quay
theo trong giới hạn góc . Bởi vậy sẽ sinh ra sự
quay không đồng đều giữa 2 trục vào và ra.
Theo ngun lí máy, ta có:
tg1 = tg2 . cos (2.1)
Từ đó suy ra:




1
cos 
= 2
(2.2)
2 sin 1 + cos 2  .cos 1

1
cos 
= 2
không phải
2 sin 1 + cos 2  .cos 1

hằng số, nên tỉ số vận tốc giữa 2 trục vào / ra luôn thay đổi, trong khi đó nếu trục vào quay với vận tốc
1 khơng đổi, thì vận tốc trục đầu ra  2 phải luôn thay đổi. Như vậy cơ cấu cardan đơn này không đảm
bảo sự đồng tốc giữa 2 trục. Ta gọi đây là cơ cấu cardan đơn khác tốc.
2.2.2. Cơ cấu cardan kép:
Áp dụng công thức (2.1) đối với từng cụm
trục đầu vào - trục trung gian, trục trung gian – trục
đầu ra ta có được:
tg1
cos  1
=
tg2 cos  2

Dễ thấy nếu thiết lập 1 = 2 thì sẽ đảm bảo được góc
quay 1 = 2 . Lúc này tốc độ quay 2 trục vào và ra
sẽ bằng nhau. Ta gọi cơ cấu này là cardan đồng tốc.



2.3. Các hư hỏng thường gặp trên trục cardan:
2.3.1. Xuất hiện rung lắc khi lái xe:
Một trong những vấn đề phổ biến là chếch lệch hoặc độ lệch không đồng đều của trục cardan.
Nếu trục cardan khơng quay đều, nó có thể gây ra rung lắc và tiếng lạ khi lái xe. Khi đó kiểm tra trục
cardan để xác định vị trí chệch lệch và thực hiện canh chỉnh lại. Nếu ổ bi bị hỏng, hãy thay thế.
2.3.2. Rò rỉ dầu bôi trơn trên trục cardan:
Thường do hỏng phốt dầu (hay keo dầu), được
sử dụng để giữ dầu mỡ bên trong trục cardan và
ngăn nước và bụi bẩn xâm nhập. Ngun nhân do
hỏng hóc, nứt, hay mịn keo dầu do tuổi thọ, tác
động nhiệt độ, và điều kiện vận hành khắc nghiệt.
Giải pháp là thay thế phốt dầu mới và kiểm tra lại
tính trơn tru của bề mặt trục cardan.

2.3.3. Trục cardan bị gãy, uốn cong:
Trục cardan được thiết kế để chịu đựng một
lượng tải trọng cụ thể. Nếu tải trọng vượt quá
giới hạn cho phép, có thể dẫn đến gãy hoặc uốn
cong trục cardan. Một lý do khác nữa là việc sử
dụng không đúng cách, chẳng hạn như đánh lái
mạnh, thường xuyên thay đổi tốc độ đột ngột, có
thể gây căng đứt và uốn cong trục cardan. Ngoài
ra, một số va chạm mạnh hoặc tai nạn lớn có thể
tạo ra lực tác động lớn vào trục cardan. Để khắc
phục tình trạng này, ta cần tuân thủ các quy định
về tải trọng tối đa cho phép mà chiếc xe có thể
hoạt động được. Thường xuyên kiểm tra và bảo
dưỡng định kỳ các chi tiết trục cardan. Hạn chế

ránh đánh lái mạnh, đặc biệt trên địa hình gồ ghề
hoặc đường xấu. Chấp nhận giảm tốc độ khi di
chuyển qua đường không đồng bằng. Nếu xe trải qua tai nạn hoặc va chạm mạnh, kiểm tra toàn bộ hệ
thống truyền động, đặc biệt là trục cardan. Thực hiện kiểm tra đặc biệt kỹ lưỡng để đảm bảo khơng có
vết thương ẩn hoặc gãy uốn trục cardan.


2.3.4. Mòn hoặc hỏng kết cấu nối giữa trục và hộp số hoặc cầu sau:
Các kết cấu nối, chẳng hạn như ổ bi
hoặc các khớp nối, có thể trải qua q trình
mài mịn khi sử dụng liên tục, đặc biệt là
khi di chuyển qua đường xấu hoặc địa hình
gồ ghề. Ngồi ra, khi các phần kết cấu nối
khơng được bảo dưỡng đúng cách, dầu mỡ
có thể đổ khơng đều hoặc mất mát, gây mịn
hoặc hỏng hóc. Khi đó, cần tiến hành kiểm
tra bảo dưỡng, thay thế các bộ phận nếu cần
thiết.

2.3.5. Trục cardan bị nứt / gãy bề mặt:
Vết nứt hoặc nứt gãy trên bề mặt của trục cardan thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Nếu trục cardan đối mặt với tải trọng lớn và ứng suất cao, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ cao,
có khả năng xuất hiện các vết nứt do sự mệt mỏi vật liệu. Tai nạn giao thông hoặc va chạm mạnh cũng
có thể tạo ra lực tác động lớn, dẫn đến các vết nứt khơng mong muốn. Ngồi ra, kích thước khơng đồng
đều hoặc mài mịn khơng đều cũng là ngun nhân khác khiến trục cardan trở nên dễ nứt. Để ngăn chặn
hiện tượng này, việc kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng đúng cách, và tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất
là quan trọng. Nếu phát hiện vết nứt hoặc nứt gãy, việc thay thế ngay lập tức và sử dụng phụ tùng chính
hãng là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu suất ổn định của hệ thống truyền động.
2.3.6. Hư ổ bi trục cardan:
Khi ổ bi trục cardan trên xe ơ tơ gặp sự hỏng

hóc, điều này có thể tạo ra những vấn đề đáng kể đối
với khả năng di chuyển và an toàn của hệ thống
truyền động. Các vấn đề thường gặp bao gồm mất
mỡ hoặc dầu bôi trơn, vết nứt hoặc hỏng cấu trúc,
lệch hoặc đảo trục, xuất hiện tiếng ồn hoặc rung, và
vận tốc quay không đều.
Mất mỡ hoặc dầu bôi trơn thường xuất phát
từ rị rỉ hoặc hỏng hóc ở phần đóng kín của ổ bi. Để
giải quyết vấn đề này, quá trình kiểm tra và thay thế
ổ bi hỏng, kèm theo việc bổ sung mỡ hoặc dầu bôi
trơn đúng loại, là quan trọng. Nếu xuất hiện vết nứt
hoặc hỏng cấu trúc, việc thay thế ổ bi và kiểm tra
nguyên nhân như tải trọng quá mức hoặc va chạm
mạnh là cần thiết.
Lệch đảo trục có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của ổ bi, đặc biệt là ở tốc độ cao. Việc kiểm tra
và điều chỉnh ổ bi, hoặc thay thế nếu cần thiết, sẽ giúp đảm bảo tính ổn định của hệ thống truyền động.
Nếu ổ bi mất cân bằng, tiếng ồn hoặc rung có thể xuất hiện, và việc kiểm tra định kỳ, thay thế và điều
chỉnh cân bằng sẽ giúp khắc phục vấn đề này.


CHƯƠNG 3: QUI TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG TRỤC CARDAN TRÊN XE 2WD
3.1. Chuẩn bị dụng cụ:
+ Cờ lê mặt bích
+ Cảo đĩa
+ Cần siết tự động
+ Súng bắn vít


3.2. Chuẩn đoán sơ bộ hư hỏng trục cardan bằng rung ồn:



3.3. Kiểm tra sơ bộ trục cardan trên xe:
* Kiểm tra bề mặt ống trục cardan xem có vết lõm hay vết nứt nào khơng. Nếu bị hỏng thì thay
cụm trục cardan. Nếu ổ trục trung tâm bị ồn hoặc bị hỏng, hãy thay ổ trục trung tâm.
* Nếu có hiện tượng rung lắc ở tốc độ cao, trước tiên hãy kiểm tra độ đảo của trục cardan:
B1: Đo độ đảo của trục cardan tại các điểm đo độ đảo bằng
cách quay mặt bích dẫn động cuối cùng.
Giới hạn độ đảo của trục cardan: < 0,6 mm (0,024 in)

+ Các điểm đo độ đảo: A: 192 mm (7,56 inch)
B: 172 mm (6,77 inch)
C: 170 mm (6,69 inch)
B2: Nếu độ đảo vẫn vượt quá thông số kỹ thuật, hãy tách trục
cardan ở mặt bích truyền lực cuối cùng; sau đó xoay mặt bích
900, 1800, 2700 và lắp lại trục cardan.
B3: Kiểm tra lại độ đảo lần lượt tại các điểm xoay ở trên. Nếu
độ đảo vẫn vượt quá thông số kỹ thuật, hãy thay cụm trục
cardan.
B4: Kiểm tra lại độ rung khi lái xe.


3.4. Tháo trục cardan:
Sau khi kiểm tra sơ bộ trên xe, nếu trục cardan vẫn còn các hư hỏng lớn hơn thì tiến hành tháo
trục cardan khỏi xe để tiến hành kiểm tra, sửa chữa.

1. Trục cardan (trục 1)

2. Giá đỡ ổ trục trung tâm (Dưới)

3. Phốt chặn nước


4. Vòng bi trung tâm

5. Trục cardan (trục thứ 2)

6. Vít

7. Giá đỡ ổ trục trung tâm (Trên) 8. Đai ốc khóa
9. Mặt bích trung tâm

10. Vịng đệm / long đền

Lưu ý:
● Khơng tháo các khớp nối.
● Ổ trục trung tâm có thể tháo rời. Xem mục “3.7”
● Vị trí 10: bơi mỡ bôi trơn trước khi lắp lại
● Các đai ốc, bu lơng, vít cần được thay mới sau khi tháo cụm trục cardan


* Trình tự tháo trục cardan khỏi xe:
B1: Di chuyển cần số A/T sang vị trí N hoặc đặt cần số M/T về vị trí trung gian.
B2: Nhả phanh tay
B3: Tháo ống giảm thanh bằng dụng cụ SST
B4: Nới lỏng các đai ốc của giá đỡ ổ trục trung tâm bằng SST
B5: Đánh dấu các khớp trên ách mặt bích trục cardan với mặt bích dẫn động cuối.
B6: Tháo các bu lông và đai ốc cố định trục cardan.
B7: Tháo đai ốc cố định giá đỡ ổ trục trung tâm.
B8: Tháo trục cardan khỏi xe.

Lưu ý: Để đánh dấu phù hợp trên mặt bích,

sử dụng sơn. Khơng làm hỏng ách mặt bích
trục cardan và mặt bích đồng hành.


3.5. Kiểm tra lại trục sau khi tháo rời:
B1: Đo độ đảo của trục cardan tại các điểm đo độ đảo bằng
cách quay mặt bích dẫn động.
Giới hạn độ đảo của trục cardan: < 0,6 mm (0,024 in)

+ Các điểm đo độ đảo:

A: 192 mm (7,56 inch)
B: 172 mm (6,77 inch)
C: 170 mm (6,69 inch)

B2: Kiểm tra độ rơ dọc trục khớp chữ thập: 0 mm
B3: Kiểm tra trục cardan xem có bị cong và hư hỏng khơng.
Nếu phát hiện hư hỏng, hãy thay thế trục cardan liên quan.

Lưu ý: Không tháo rời các khớp.
- Kiểm tra ổ trục trung tâm xem có tiếng ồn và hư
hỏng khơng. Nếu phát hiện thấy tiếng ồn hoặc hư hỏng,
hãy thay thế ổ trục trung tâm. Xem mục “3.7”


3.6. Lắp lại trục cardan:
* Lắp lại trục cardan theo thứ tự ngược lại khi tháo rời.
B1: Căn chỉnh các dấu phù hợp để lắp trục cardan vào bộ truyền
lực cuối.
B2: Lắp giá đỡ ổ trục trung tâm (Phía trên) với dấu mũi tên hướng

về phía trước.
B3: Điều chỉnh vị trí của giá đỡ ổ trục trượt qua lại để tránh rơ
theo hướng đẩy của ổ trục trung tâm. Lắp giá đỡ vào xe.
B4: Sau khi lắp ráp, thực hiện chạy thử để kiểm tra độ rung của
trục cardan. Nếu xảy ra rung động, hãy tháo trục cardan ra khỏi
bộ truyền lực cuối. Lắp lại mặt bích đồng hành sau khi xoay nó
900, 1800, 2700. Sau đó thực hiện kiểm tra lái và kiểm tra lại độ
rung của trục cardan tại từng điểm.

* Nếu trục cardan hoặc bộ truyền lực cuối đã được thay thế / điều chỉnh, lắp lại như sau:
B1: Lắp trục cardan trong khi căn chỉnh dấu khớp Avới dấu
khớp B càng gần càng tốt.

B2: Siết chặt tạm thời các bu lông và đai ốc.

B3: Nhấn trục cardan xuống với dấu C hướng lên trên. Sau đó
siết chặt các bu lông và đai ốc cố định theo mômen xoắn quy
định.


3.7. Cách tháo / lắp vòng bi trung tâm (ổ đỡ trung tâm):
3.7.1. Tháo rời:
B1. Đánh dấu các dấu khớp trên trục cardan và mặt bích giữa,
sau đó tháo rời trục cardan thứ 1 và thứ 2.
Lưu ý: Sử dụng sơn để đánh dấu. Khơng làm hỏng mặt bích trục
cardan và mặt bích trung tâm.

B2. Đặt các dấu phù hợp lên mặt bích giữa và đầu trục cardan
như minh họa.


B3. Giữ mặt bích trung tâm bằng cờ lê mặt bích và tháo đai ốc
khóa.
B4. Tháo mặt bích trung tâm bằng cảo đĩa, sau đó tháo vịng đệm.

B5. Đẩy ổ đỡ trung tâm bằng máy ép thủy lực.


3.7.2. Lắp ráp:
B1. Lắp ổ trục giữa có dấu “F” hướng về phía sau xe.
B2. Bơi mỡ bơi trơn lên từng mặt của vịng đệm, sau đó
lắp vịng đệm vào. [1]

B3: Lắp mặt bích trung tâm vào trục cardan trùng với các
dấu đã đánh khi tháo.
B4: Lắp và siết chặt ốc khóa theo mơmen xoắn quy định.

B5: Đặt một miếng gỗ dưới mặt bích trung tâm, đóng đai
ốc khóa vào rãnh trục cardan.

B6: Lắp ráp trục cardan của trục thứ 1 và thứ 2 đồng thời
căn chỉnh các dấu khớp đã được đánh dấu trong quá trình
tháo.
B7: Lắp và siết chặt các bu lông/đai ốc và siết chúng theo
mômen xoắn quy định.

Lưu ý: Không sử dụng lại bu lông, đai ốc và vòng đệm.


Bảng tổng hợp các thơng số kỹ thuật


THƠNG SỐ KỸ THUẬT CHUNG
VQ35DE
Mẫu động cơ
M/T

A/T

Mẫu trục cardan

3S80A

Số khớp nối

3

Ghép nối với hộp số

Sử dụng khớp tay áo

Bi chữ thập trước sau

619 mm (24.37 in)

581 mm (28.7 in)

Chiều dài trục

Bi chữ thập đến khớp rebro
Đường kính trục


902 mm (35.51 in)

82.6 mm (3.25 in)

ĐỘ RƠ DỌC TRỤC
Mẫu trục cardan

3S80A

Độ rơ dọc trục

0 mm (0 in)
ĐỘ ĐẢO HƯỚNG TÂM

Mẫu trục cardan

3S80A

Độ đảo hướng tâm

Ít hơn 0.6 mm (0.024 in)


CHƯƠNG 4: QUI TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG TRỤC CARDAN TRÊN XE AWD
4.1. Chuẩn bị dụng cụ:
+ Cờ lê mặt bích
+ Cảo đĩa
+ Cần siết tự động
+ Súng bắn vít



4.2. Chuẩn đoán sơ bộ hư hỏng trục cardan bằng rung ồn:


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×