Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tiết 8: DAO ĐỘNG TẮT DẦN VÀ DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.11 KB, 5 trang )

Tiết 8: DAO ĐỘNG TẮT DẦN VÀ DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
(Tiết 1: Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức)
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được các khái niệm dao động tắt dần, nguyên nhân, ứng dụng; dao động
cưỡng bức, đặc điểm và lực cưỡng bức (điều kiện gây ra dao động cưỡng bức).
* Trọng tâm: Dao động cưỡng bức.
* Phương pháp: Pháp vấn, diễn giảng
II. Chuẩn bị: HS xem Sgk.
III. Tiến hành lên lớp:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra: Trình bày mối liên hệ giữa dao động điều hòa và dao động tròn
đều?
C. Bài mới.
PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG
I.* Hs nhận xét: xét dao động của một con
lắc, của dây đàn, xem dao động có phải là
mãi mãi không? (không)
 Vậy dao động điều hòa chỉ là lý tưởng,
các dao động thật bao giờ cũng tắt dần.
I. Dao động tắt dần:
1. Định nghĩa: Dao động có biên độ giảm dần
theo thời gian là dao động tắt dần.
2. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân làm tắt dần dao động do ma
Nguyên nhân để dao động tắt dần? (do ma
sát giữa vật và môi trường).
 Với một dao động tắt dần, hs nhận xét gì
về sự biến thiên của A, T, f theo thời gian?
(Càng về cuối dao động: A giảm, T tăng, f
giảm).
* Hs nhận xét, con lắc dao động trong các


môi trường: không khí, nước, dầu nhớt, con
lắc dao động ở đâu sẽ chóng tắt hơn? Vì sao?
* Lợi, hại của dao động tắt dần: GV hướng
dẫn hs xem Sgk và trả lời:
+ Ảnh hưởng của dao động tắt dần đối với
con lắc đồng hồ?
+ Ôtô đi qua những chỗ gồ ghề  bị xóc
mạnh. Nếu lò xo giảm xóc đặt trong không
khí, sau khi vượt qua chỗ xóc, xe dao động
như thế nào? Và ảnh hưởng như thế nào đối
với người đi xe? (xe dao động nhiều  mệt
mỏi, khó chịu).
+ Nếu lò xo giảm xóc đặt trong xilanh chứa
sát giữa vật dao động và môi trường.
- Xét dao động của con lắc: lực ma sát luôn
luôn hướng ngược chiều chuyển động, nên
sinh công âm (công cản), làm cơ năng của con
lắc giảm dần (chuyển hóa thành nhiệt năng)
- Lực ma sát càng lớn  dao động tắt càng
nhanh.
3. Lợi hại của dao động tắt dần: Xem Sgk
trang 21
* Hại: dao động của con lắc đồng hồ
* Lợi: hệ thống giảm xóc của ôtô, xe máy.
đầy dầu nhớt thì dao động của xe sẽ như thế
nào? (Dao động chóng tắt  người đi xe đỡ
mệt).
II.* Xét dao động của con lắc đồng hồ, để
dao động không tắt dần, thì người ta phải làm
gì?

* Xét dao động giản đơn là dao động của một
con lắc, để không tắt dần, cách đơn giản nhất
là ta tác dụng vào nó một ngoại lực biến đổi
tuần hoàn, lực là gọi là lực cưỡng bức.
* Trong thời gian ban đầu  nào đó, dao
động của con lắc là sự tổng hợp của dao động
riêng và dao động do ngoại lực gây ra. Sau
khoảng thời gian t, dao động riêng tắt hẳn,
con lắc chỉ dao động do tác dụng của ngoại
lực (có tần số bằng tần số của ngoại lực).
Vậy: sau khoảng thời gian t thì dao động
mới được gọi là dao động cưỡng bức.
Thời gian t bao giờ cũng nhỏ hơn, nhiều lần
II. Dao động cưỡng bức:
1. Định nghĩa: dao động chịu tác dụng của
một lực cưỡng bức biến thiên tuần hoàn gọi là
dao động cưỡng bức.
Lực cưỡng bức: F
n
= H sin(t+j)
Với: H: biên độ của ngoại lực.;
: tần số góc của ngoại lực.
* Chú ý: tần số f = w/2p là tần số của ngoại
lực, tần số này khác với tần số riêng f
0
của hệ.
2. Đặc điểm của dao động cưỡng bức:
- Chỉ xét dao động cưỡng bức sau thời gian 
(khoảng thời gian sau khi dao động riêng tắt
hẳn)

- Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số
của ngọai lực (vì lúc này dao động chỉ chịu
tác dụng của ngoại lực).
thời gian dao động cưỡng bức nên có thể bỏ
qua dao động trong thời gian t
- Nếu lực cưỡng bức duy trì lâu dài thì dao
động cưỡng bức cũng được duy trì lâu dài.
- Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc
vào sự chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng
bức f và tần số riêng f
0
của hệ. Nếu: * f càng
gần f
0
 biên độ của dao động cưỡng bức
càng tăng.
* f = f
0
 biên độ của dao động cưỡng bức
đạt giá trị cực đại và ở hệ xảy ra hiện tượng
cộng hưởng.
D. Củng cố: Nhắc lại các định nghĩa trên.
E. Dặn dò: Hs xem tiếp phần còn lại.


×