Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TIẾT 68: QUANG PHỔ VẠCH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.46 KB, 5 trang )

TIẾT 68: QUANG PHỔ VẠCH

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A. Trọng tâm:
- Khái niệm về quang phổ vạch phát xạ, những đặc điểm và công dụng của quang
phổ vạch phát xạ; khái niệm về quang phổ vạch hấp thụ, cách thu và điều kiện để
có được quang phổ vạch hấp thụ; mối liên hệ giữa quang phổ vạch phát xạ và
quang phổ vạch hấp thụ của cùng một nguyên tố.
- Khái niệm về phép phân tích quang phổ và tiện lợi của phép phân tích quang phổ.
B. Kỹ năng cơ bản:
- Phân biệt được 3 loại quang phổ: quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và
quang phổ vạch hấp thụ.
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học để giải một số bài tập định tính đơn giản
về các loại quang phổ trong sách bài tập.
C. Phương pháp: Diễn giảng, pháp vấn, gợi mở.
II. CHUẨN BỊ:
III. TIẾN HÀNH LÊN LỚP:
A. Ổn định:
B. Kiểm tra: Quang phổ liên tục: định nghĩa, do nguồn nào phát ra, đặc điểm
và ứng dụng?
C. Bài mới:

PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
I. QUANG PHỔ VẠCH PHÁT XẠ:
1. Định nghĩa: Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ gồm
một hệ thống các vạch màu riêng rẽ nằm trên 1 nền tối.
2. Nguồn phát: Các chất khí bay hơi ở áp suất thấp bị kích
thích phát sáng.
3. Đặc điểm: - Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên
tố khác nhau thì khác nhau về số lượng, vị trí, màu sắc và


độ sáng tỉ đối của các vạch màu.
- Như vậy, mỗi nguyên tố hóa học ở trạng
thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một
quang phổ vạch riêng đặc trưng cho nguyên tố đó.
4. Ứng dụng: Nhận biết sự có mặt của một nguyên tố
trong các hỗn hợp hay trong hợp chất, xác định thành phần
cấu tạo và nhiệt độ của các vật.
Ví dụ: để thu được quang phổ
vạch hấp thụ của khí quyển 
II. QUANG PHỔ VẠCH HẤP THỤ
1. Định nghĩa: Quang phổ vạch hấp thụ là quang phổ có
nguồn phát sáng (mặt trời có
nhiệt độ cao) phát ra quang phổ
liên tục. Ánh sáng mặt trời đi qua
lớp khí quyển mặt trời (có nhiệt
độ thấp hơn) đến trái đất cho ta
quang phổ hấp thụ của khí quyển
đó.

dựng những vạch tối nằm trên một nền quang phổ liên tục.
2. Nguồn phát: Trong vùng phát sáng của các vật bị nung
nóng, có chất khí bay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát
sáng.
3. Điều kiện để thu được quang phổ hấp thụ: Là nhiệt đô
của đám khí bay hơi hấp thụ phải thấp hơn nhiệt độ của
nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
4. Đặc điểm: Các nguyên tố hóa học khác nhau sẽ cho
quang phổ vạch hấp thụ khác nhau về số lượng và vị trí
các vạch.
5. Ứng dụng: Dùng để nhận biết sự có mặt của các

nguyên tố hóa học trong hợp chất.
III. Dùng một nguồn sáng mạnh
(bóng đèn dây tóc) chiếu vào khe
máy quang phổ  quang phổ gì?
- Trên đường đi của chùm sáng
mạnh, ta cho chất khí bay hơi ở
áp suất thấp (với nhiệt đồ nguồn
> nhiệt độ khí)  quang phổ gì?
- Tắt nguồn sáng mạnh, chỉ để
III. HIỆN TƯỢNG ĐẢO SẮC CÁC VẠCH QUANG
PHỔ:
Chiếu qua khe của một máy quang phổ bằng một nguồn
sáng mạnh (do vật bị nung nóng), ta thu được quang phổ
liên tục.
Trên đường đi của chùm sáng mạnh sẽ cho chất khí bay
hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng (với nhiệt độ của
chất khí bé hơn nhiệt độ của nguồn sáng)  ta thu được
chất khí phát sáng  có hiện
tượng gì xảy ra? (quang phổ liên
tục bi mất) đồng thời những vạch
đen của quang phổ vạch hấp thụ
trở thành những vạch màu của
quang phổ vạch phát xạ của chính
nguyên tố đó  hiện tượng trên
được gọi là hiện tượng đảo sắc
của các vạch quang phổ.
quang phổ vạch hấp thụ.
Tắt nguồn sáng mạnh chỉ để chất khí bay hơi phát sáng 
ta thấy quang phổ liên tục bị mất đi, đồng thời những vạch
đen của quang phổ hấp thụ trở thành những vạch màu của

quang phổ vạch phát xạ của chính nguyên tố đó.
Kết luận: Ở một nhiệt độ nhất định, một đám hơi có khả
năng phát ra những ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả
năng hấp thụ những ánh sáng đơn sách đó.
IV. PHÉP PHÂN TÍCH QUANG PHỔ:
Phép phân tích quang phổ: Là phép phân tích thành phần
cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ
gọi là phép phân tích quang phổ.
Phép phân tích định tính: Nhằm nhận biết sự có mặt của
nguyên tố này hoặc nguyên tố khác trong mẫu cần nghiên
cứu => phép phân tích này đơn giản và cho kết quả nhanh
hơn các phép phân tích hóa học.
Phép phân tích định lượng: Nhằm xác định nồng độ
trong mẫu phân tích. Phép phân tích này nhạy và cho độ
chính xác cao (khoảng 0,002%)

D. Củng cố: Nhắc lại:
- Quang phổ vạch phát xạ
- Quang phổ vạch hấp thụ
- Hiện tượng đảo sắc.
D. Dặn dò: Xem bài “Tia hồng ngoại”

×