Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945 - 1954 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.71 KB, 24 trang )

ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP GIAI ĐOẠN
1945-1954
“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng,
thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hy
sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ Hỡi đồng
bào! là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc ”. Lời kêu gọi
kháng chiến của Bác là một bản cương lĩnh kháng chiến mang tính khái quát cao, chứa đựng tư
tưởng, quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lâu dài, tự lực tự cương
cùng sự chỉ đạo sáng suốt tài tình của Đảng, chúng ta nhất định dành được thắng lợi
I. CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1945-1946)
1.Hoàn cảnh lịch sử:
a. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám (1945):
Trong hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, trong đó có 45 năm đầu thế kỷ XX, kinh tế Việt Nam
chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong cảnh nô lệ và đói nghèo cả về vật
chất và tinh thần, 90% dân số mù chữ. Các ngành sản xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp
chịu tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu. Trong nông nghiệp, thực dân Pháp
tiếp tục duy trì kiểu bóc lột phong kiến bằng tô tức, sưu cao thuế nặng. Người nông dân phải chịu
cảnh một cổ hai tròng là thực dân và phong kiến. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay bọn địa chủ và
chủ đồn điền người Pháp.
Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nền nông nghiệp nước ta hết sức nghèo nàn về cơ sở vật chất,
lạc hậu về kỹ thuật và hoàn toàn dựa vào lao động thủ công và phụ thuộc vào thiên nhiên. Năng suất
các loại cây trồng đều rất thấp. Ruộng đất phần lớn tập trung trong tay giai cấp địa chủ phong kiến và
thực dân Pháp. Nhân dân lao động chiếm 97% số hộ nhưng chỉ sử dụng 36% ruộng đất. Trong nông
thôn có tới 59,2% số hộ không có ruộng đất phải sống bằng cày thuê, cấy rẽ. Nghịch cảnh sâu sắc
diễn ra dưới thời thực dân Pháp chiếm đóng: Hàng năm Việt Nam xuất khẩu trên 1 triệu tấn gạo
trắng, nhưng nông dân Việt Nam, người làm ra lúa gạo, lại luôn luôn phải chịu cảnh đói nghèo. Năm
1945 có trên 2 triệu người chết đói. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn: cả không có công trình tiêu
úng nên lũ lụt thường xuyên xảy ra Nông nghiệp chủ yếu là quảng canh, năng suất cây trồng, vật
nuôi rất thấp. Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và
một số cơ sở công nghiệp nhẹ nhằm bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên khoáng
sản.


Hậu quả về xã hội cũng rất nặng nề: Thực dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90%
dân số mù chữ. Trung bình 1 vạn dân chỉ có 115 học sinh vỡ lòng, 210 học sinh tiểu học, 2 học sinh
chuyên nghiệp và đại học.
Cơ sở y tế thiếu thốn và chủ yếu phục vụ cho quân đội viễn chinh Pháp và bọn tay sai phản động. Cả
nước chỉ có 213 bác sĩ, 335 y sĩ, 264 nữ hộ sinh, bình quân 1 vạn dân mới có 0,23 bác sĩ và y sĩ.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến, có bộ máy
thống trị trực tiếp của thực dân Pháp và triều đình Nhà Nguyễn theo chính thể quân chủ chuyên chế,
nhưng thực chất là bộ máy tay sai của thực dân Pháp. Bởi vậy, nước ta là một thuộc địa không có
hiến pháp.Chính lòng yêu nước thiết tha và thương dân sâu sắc, muốn giải phóng dân tộc mà Chủ
1
tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa cộng sản, đem khát vọng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
cộng sản. Từ nhận thức tầm quan trọng của lý luận cách mạng, tìm được con đường cứu dân, cứu
nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng các tổ chức cách
mạng.
Đến ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức được thành lập. Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời, chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước hơn hai phần ba thế kỷ, kể từ
khi nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược. Đảng ta ra đời là sản phẩm của sự kết hợp phong trào yêu
nước, phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, là bước nhảy vọt của phong trào yêu
nước, đồng thời cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác – Lê-nin ở một nước nông nghiệp sản
xuất nhỏ, chưa qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
b. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám:
Cuộc Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, "dân ta đã
đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 nǎm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta
lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà". Thắng lợi đó
đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên đất nước được độc lập, thống
nhất, nhân dân lao động làm chủ xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết, từng bước đưa đất nước
phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cách mạng nước ta có những thuận lợi lớn. Hệ thống
chính quyền cách mạng được xây dựng từ Trung ương tới cơ sở trên cả nước. Từ hoạt động bí mật,
Đảng ta đã trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền. Đảng, Mặt trận Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí
Minh có uy tín lớn trong dân tộc, chính quyền cách mạng được toàn dân ủng hộ. Phong trào cách

mạng tinh thần yêu nước của nhân dân dấy lên từ cao trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa
tiếp tục phát triển với những hình thức và nội dung mới nhằm xây dựng, bảo vệ chính quyền, giữ
vững thành quả cách mạng.
Bên cạnh những thuận lợi do thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đem lại, nhân dân ta và chính
quyền cách mạng phải đương đầu với những khó khǎn, thử thách nặng nề. Ngay từ những ngày đầu
của chính quyền cách mạng, các thế lực đế quốc, phản động quốc tế đã cấu kết, bao vây, chống phá
hòng thủ tiêu mọi thành quả cách mạng của nhân dân ta, đặt lại ách thống tri của chúng, xoá bỏ nền
độc lập mà dân tộc ta vừa giành được. Gần 20 vạn quân của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung
Quốc) - Đồng minh của đế quốc Mỹ, kéo vào miền Bắc. Dưới danh nghĩa quân đội Đồng minh vào
tước vũ khí quân Nhật, nhưng âm mưu của Quốc dân đảng Trung Hoa là: "Tiêu diệt Đảng ta, phá
tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ
phản động làm tay sai cho chúng". Cuối tháng 8 đầu tháng 9 nǎm 1945, quân đội Tưởng do tướng
Lư Hán làm tổng chỉ huy đã đóng quân tại Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt -
Trung đến vĩ tuyến 16. Ngày 11-9-1945, tướng Lư Hán tuyên bố thời gian quân Tưởng ở Việt Nam
là không hạn định, tự cho mình quyền kiểm soát trật tự, an ninh trong thành phố. Tiêu Vǎn, nhân vật
được chính quyền Tưởng giao trách nhiệm xếp đặt chế độ chính trị ở Việt Nam, mà thực chất là thực
hiện âm mưu lật đổ đã sớm có mặt ở Hà Nội. Ở phía Nam vĩ tuyến 16 (từ Đà Nẵng trở vào), cũng
với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, quân đội Anh vào tước vũ khí quân Nhật, nhưng trên thực tế,
đế quốc Anh đã giúp cho thực dân Pháp trở lại chiếm Việt Nam và cả Đông Dương. Anh và Pháp
cấu kết đàn áp cách mạng Đông Dương vì "sợ rằng phong trào ấy "làm gương" cho các thuộc địa
của Anh". Mặt khác, cũng để ngǎn chặn âm mưu của Mỹ muốn tranh giành quyền lợi với Anh, Pháp
ở Đông Dương và Đông - Nam châu á. Ngày 6-9-1945, quân đội Anh vào Sài Gòn, Gờ-ra-xây -
tổng chỉ huy quân đội Anh ở Nam Đông Dương - đòi giải giáp quân đội Việt Nam. Ngày 12-9-1945,
2
quân Anh chiếm trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ, che chở cho lực lượng của Pháp biểu tình khiêu
khích ở Sài Gòn. Chúng tự ý duy trì trật tự trong thành phố, giao cho quân Nhật làm nhiệm vụ cảnh
sát, thả 1500 lính Pháp bị Nhật giam giữ trước đây và trang bị cho lực lượng này, đồng thời trắng
trợn đòi lực lượng vũ trang Việt Nam nộp vũ khí. Ngày 23-9-1945, được quân Anh và quân Nhật
giúp sức, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đâu cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân
Pháp hòng đặt lại ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương. Chưa bao giờ trên đất nước ta lại có

nhiều kẻ thù xâm lược hung bạo và xảo quyệt như vậy. Các thế lực xâm lược tuy có những ý đồ riêng
và hành động cụ thể khác nhau. Song, mục tiêu chung của chúng là tiêu diệt chính quyền nhà nước
Việt Nam non trẻ. Gần 30 vạn quân đội của các thế lực đế quốc, thực dân, phản động nước ngoài
chiếm đóng trên đất nước ta, cách mạng nước ta không chỉ "bị hǎm trong vòng vây của đế quốc chủ
nghĩa" mà còn bị phản kích quyết liệt. Sự chống phá cách mạng của các thế lực phản động ở trong
nước cũng là một thách thức lớn. Khi vào nước ta, quân Tưởng kéo theo lực lượng phản động người
Việt lưu vong ở Trung Quốc tập hợp trong tổ chức Việt Nam quốc dân đảng (Việt Quốc) của Vu
Hồng Khanh và Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) của Nguyễn Hai Thần. Được quân
Tưởng khuyến khích, hỗ trợ các lực lượng phản động này củng cố chỗ đứng và ngày càng tǎng
cường chống phá chính quyền cách mạng và chiếm giữ một số địa phương. Tại Hà Nội, dựa vào thế
quân Tưởng, bọn Việt Quốc, việt Cách công khai hoạt động tuyên truyền, gây rối chống phá cách
mạng, đồng thời ra sức lừa bịp, lôi kéo quần chúng dưới cái vỏ "cách mạng" và "quốc gia, dân tộc"
giả hiệu. Ngoài ra còn nhiều tổ chức phản cách mạng khác hoạt động như Đại Việt quốc dân đảng,
Đại Việt quốc gia xã hội đảng v.v. đã bị chính quyền cách mạng ra sắc lệnh giải tán nhưng vẫn tìm
mọi cách hoạt động phá hoại Chưa thời kỳ nào cách mạng nước ta phải đối đấu với nhiều thế lực,
nhiều đảng phái phản động như trong những nǎm 1945-1946. Giặc ngoài, thù trong cấu kết chặt
chẽ với nhau hòng tiêu diệt chính quyền cách mạng non trẻ, trong khi các nước bạn bè chưa có điều
kiện trực tiếp giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Nhân dân ta và chính quyền cách mạng còn phải vượt
qua những khó khǎn lớn về kinh tế, đời sống xã hội. Nền kinh tế nước ta vốn đã nghèo nàn, lạc hậu
lại bị thực dân Pháp và phátxít Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá nên lại càng nghèo
hơn. Nǎng suất lúa rất thất ( 12 tạ/ha). Nông dân lao động chiếm hơn 95% số hộ nhưng chỉ được sử
dụng không quá 40% ruộng đất. Hậu quả nạn đói cuối nǎm 1944 đầu nǎm 1945 chưa kịp khắc
phục, thì nạn lụt lớn lại xảy ra, tàn phá 9 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. 50% ruộng đất bỏ hoang. Công
nghiệp chỉ có không quá 200 nhà máy nhỏ bé, trang bị cũ kỹ, đang lâm vào đình đốn, hàng hoá khan
hiếm. Tài chính quốc gia gần như trống rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản
nước ngoài. Chính quyền cách mạng chỉ tiếp quản được kho bạc với 1.230.720 đồng, trong đó có
586.000 đồng tiền rách. Hậu quả về mặt xã hội cũng rất nặng nề, trên 90% số dân không biết chữ.
Hầu hết số người được đi học chỉ ở bậc tiểu học và vỡ lòng, trên 3 vạn dân mới có một học sinh cao
đẳng hoặc đại học và chủ yếu học ở ngành luật và ngành thuốc. Suất thời kỳ 1930-1945, số công
chức có trình độ cao đẳng và đại học chỉ gồm vài trǎm người. Thực tế đó làm cho việc tổ chức, hoạt

động của chính quyền mới gặp không ít khó khǎn, lúng túng.
2. Âm mưu của thực dân Pháp:
Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt nguồn từ những năm
đầu thế kỉ XVII được cắm mốc với việc kí kết hiệp ước Vecxai (Versaiìles) năm 1787, sau đó ngày
càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX
Thực dân Pháp định “đánh úp” các cơ quan đầu não của Nhà nước Cách mạng, bóp chết lực lượng
vũ trang non trẻ của ta. Chúng lên kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh, đồng thời với việc chuẩn bị
mở những cuộc tấn công mới, thực dân Pháp chủ trương bình định những vùng đã chiếm để thực
3
hiện âm mưu thâm độc “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Đối
với thanh niên, thực dân Pháp dùng thủ đoạn vừa mua chuộc, lôi kéo, vừa đàn áp, khủng bố. Chúng
còn thành lập ra các tổ chức thanh niên phản động để lôi kéo, ru ngủ, chia rẽ thanh niên hòng làm
cho họ lãng quên dân tộc, đất nước Bọn thống trị Pháp còn cố tình gây ra nạn đói "để ngǎn trở
phong trào yêu nước và bắt buộc đông bào chúng ta phải làm việc như nô lệ. Chúng luôn muốn sử
dụng chiến thuật quân sự "tốc chiến, tốc thắng"
3. Chủ trương của Đảng và Chính phủ nhằm bảo vệ chính quyền, xây dựng chế độ mới:
a. Chủ trương “kháng chiến kiến quốc”:
Những khó khǎn, thử thách to lớn cả về quân sự, chính trị, kinh tế và xã hội trên đây, đặt chính quyền
cách mạng và vận mệnh đất nước ta trong thế "ngàn cân treo sợi tóc". Tình hình trên đòi hỏi Đảng
và chính quyền cách mạng có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn, phát huy sức mạnh của
toàn dân mới có thể bảo vệ và phát triển thành quả cách mạng.
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và hiện trạng đất nước, ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng
ra chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc". Bản chỉ thị xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng lúc này
"vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”. Vì trên thực tế, cuộc cách mạng đó vẫn đang tiếp diễn,
nước ta chưa hoàn toàn độc lập. Chính quyền cách mạng cùng toàn dân phải "kiên quyết hoàn
thành nhiệm vụ thiêng liêng” ấy. Khẩu hiệu của cách mạng vẫn là "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên
hết". Xem xét âm mưu của chủ nghĩa đế quốc đối với cách mạng Việt Nam và Đông Dương cũng
như những hành động xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ cho thấy, việc Đảng ta xác định
nhiệm vụ chiến lược trên đây là đúng đắn.
Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" còn nêu rõ những nhiệm vụ cấp bách trước mắt là "củng cố chính

quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân". Trong hoàn
cảnh có nhiều khó khǎn, thử thách nặng nề và hoàn toàn dựa vào sức mình, Đảng ta ý thức rõ là
phải khẩn trương tǎng cường thực lực cách mạng về mọi mặt mới có khả nǎng tự bảo vệ có hiệu
quả.
Trước hết, Đảng nhấn mạnh việc củng cố sức mạnh về chính trị, tinh thần của chế độ mới. Chính
quyền là vấn đề cơ bản của cách mạng, do vậy củng cố chính quyền cách mạng là nhiệm vụ hàng
đầu. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức sớm cuộc tổng tuyển cử phổ thông đầu
phiếu, lập chính phủ chính thức, chấn chỉnh các cơ quan chính phủ, soạn thảo Hiến pháp để khẳng
định trên thực tế và về mặt pháp lý, một chính quyền thật sự do nhân dân xây dựng nên, một chính
quyền của dân và vì dân. Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ngày 6-1-1964
biểu thị ý chí và sức mạnh của toàn dân xây dựng và bản vệ chính quyền. Ở các địa phương nhân
dân cũng bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp và các hội đồng đó cử ra các uỷ ban nhân dân chính
thức thay cho các uỷ ban nhân dân lâm thời thành lập trong những ngày tổng khởi nghĩa. Việc kiện
toàn chính quyền cách mạng từ trung ương tới cơ sở có ý nghĩa to lớn cả về đối nội và đối ngoại và
là bước tiến quan trọng nhằm tǎng cường sức mạnh về chính trị. Ngày 9-11-1946, Quốc hội thông
qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nước ta, khẳng định tất cả quyền binh trong nước là của toàn
thể nhân dân Việt Nam, nước Việt Nam là một khối thống nhất không thể chia cắt. Như vậy, trong
một thời gian ngắn, chính quyền nhân dân do Đảng lãnh đạo đã xây dựng được Hiến pháp, có Quốc
hội, Chính phủ, có các cơ quan dân cử và cơ quan hành chính các cấp được xây dựng và từng bước
củng cố, kiện toàn. Quyền lực và sức mạnh của chính quyền được phát huy trong đấu tranh chống
4
xâm lược, trấn áp bọn phản động và tổ chức, động viên sức mạnh về mọi mặt của nhân dân trong
việc giữ gìn thành quả cách mạng.
Để tǎng cường sức mạnh về chính trị, cùng với việc củng cố chính quyền, Đảng chủ trương mở
rộng khối đoàn kết toàn dân trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh,
tổ chức thêm những đoàn thể cứu quốc mới. Thu hút vào Mặt trận những tầng lớp tư sản, địa chủ
yêu nước và tiến bộ. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh Mặt trận Việt Minh, một
mặt trận mới là Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên Việt được thành lập tháng 5-1946
nhằm đoàn kết tất cả các lực lượng và cá nhân chưa có điều kiện tham gia Mặt trận Việt Minh trước
đây cùng phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và phú cường. Khối đoàn

kết dân tộc trong Mặt trận Việt Minh và Liên Việt là cơ sở chính trị, xã hội rộng lớn bảo đảm sự
vững mạnh của chính quyền nhân dân, của chế độ mới trước những khó khǎn thử thách nặng
nề. Sức mạnh chính trị được biểu hiện tập trung ở việc giữ vững và tǎng cường sự lãnh đạo của
Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, ở việc giữ nghiêm kỷ luật của Đảng và tǎng cường số
lượng và chất lượng đội ngũ đảng viên. Trong tình hình chính trị có nhiều phức tạp, trước âm mưu
chia rẽ, chống phá của giặc ngoài, thù trong, để bảo toàn lực lượng và có lợi cho sách lược đấu
tranh, Đảng tạm thời rút vào hoạt động bí mật (ngày 11-11-1945): Nhưng Đảng vẫn giữ vững vai
trò lãnh đạo cách mạng, xem đó chỉ là một giải pháp cần thiết, bắt buộc trước tình thế hiểm nghèo
của cách mạng, Đảng phải "lãnh đạo kín đáo và có hiệu quả hơn"
Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp ở Nam Bộ, Đảng chủ trương nhanh chóng phát
triển lực lượng vũ trang, tǎng cường sức manh quân sự, động viên lực lượng toàn dân kiên trì kháng
chiến. Ngày 23-9-1945, quân dân Sài Gòn và cả Nam Bộ đã mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ và
gian khổ chống thực dân Pháp. Ở miền Nam, Đảng phát động toàn dân triệt để tổng đình công, bãi
công, bãi chợ, không hợp tác với địch, làm đúng lời thề trong lễ tuyên bố độc lập, đồng thời tiến
hành chiến tranh du kích rộng khắp, kìm chân và tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, làm thất bại kế
hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch. Ở miền Bắc và miền Trung, Đảng phát động phong trào
"Nam tiến" chi viện người và của cho cuộc chiến đấu ở miền Nam. Chính cuộc đấu tranh vũ trang
anh dũng dựa trên sức mạnh của quân dân cả nước đã gây cho địch nhiều khó khǎn, làm thất bại kế
hoạch đánh nhanh thắng nhanh của chúng, buộc thực dân Pháp phải đàm phán với Chính phủ Việt
Nam dân chủ cộng hoà.
Lực lượng vũ trang cách mạng đến nǎm 1946 đã lên tới 8 vạn người. Đó là một trong những lực
lượng nòng cốt bảo vệ chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng. Ngay từ đầu, Đảng và chính
quyền cách mạng đã rất chǎm lo xây dựng, củng cố công an nhân dân, coi đó là công cụ trọng yếu
bảo vệ thành quả cách mạng. Sự ra đời của công an nhân dân ngày 19-8-1945 và cuộc đấu tranh có
hiệu quả chống các thế lực phản cách mạng đã thể hiện tinh thần đó.
Chính quyền cách mạng đã nhanh chóng xoá bỏ bộ máy cai trị của chính quyền cũ như Sở liêm
phóng, hiến binh, giải tán các đảng phái phản động. Ngày 5-9-1945, Chính phủ ra sắc lệnh giải tán
"Đại Việt quốc gia xã hội đảng", "Đại Việt quốc dân đảng", ngày 13-9-1945, Chính phủ ra tiếp sắc
lệnh quản thúc an trí những người nguy hiểm cho nền dân chủ cộng hoà.Đảng và chính quyền cách
mạng kiên quyết trừng trị bọn phản quốc lợi dụng khó khǎn của cách mạng và dựa vào thế lực bên

ngoài để chống phá cách mạng. Các âm mưu lật đổ của địch đều bị thất bại. Việc khám phá và đưa
ra xét xử vụ bắt cóc, cướp của, giết người của bọn phản động ở phố ôn Như Hầu tháng 7-1946 đã
làm thất bại kế hoạch lật đổ chính quyền cách mạng, làm tan rã hàng ngũ bọn phản động, đồng thời
biểu lộ sức mạnh và uy tín của chính quyền nhân dân.
5
Trong điều kiện nền kinh tế, tài chính kiệt quệ, nạn đói vẫn tiếp diễn, Đảng nhận thức rõ chính
quyền muốn đứng vững phải nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi nạn đói và những khó khǎn về
kinh tế. Trước đó bọn thống trị Pháp cố tình gây ra nạn đói "để ngǎn trở phong trào yêu nước và bắt
buộc đông bào chúng ta phải làm việc như nô lệ". Chính quyền cách mạng với những chính sách và
biện pháp có hiệu quả sớm ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh những biện pháp cơ bản để phát triển kinh tế như khôi phục các nhà máy, hầm mỏ, cho tư
nhân góp vốn kinh doanh, khuyến khích giới công thương mở hợp tác xã, lập ngân hàng quốc gia,
phát hành giấy bạc, sửa chữa đê điều, định lại các ngạch thuế v.v , Đảng đặc biệt nhấn mạnh việc
phát triển sản xuất nông nghiệp với khẩu hiệu "không một tấc đất bỏ hoang". Chủ tịch Hồ Chí Minh
phát động chiến dịch tǎng gia sản xuất và tiết kiệm để cứu đói, động viên sự đóng góp to lớn của
nhân dân. Hàng loạt chính sách, biện pháp thúc đẩy sản xuất, tiết kiệm, khắc phục khó khǎn về kinh
tế tài chính, ổn định đời sống, được nhân dân tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả. Vì vậy,
nạn đói bị đẩy lùi, sản xuất nông nghiệp khôi phục nhanh và phát triển. Theo thống kê của Bộ canh
nông, chỉ riêng ở Bắc Bộ, sản lượng lương thực cả nǎm 1946 đạt 1.925.000 tấn, xấp xỉ bằng vụ mùa
của cả nước nǎm 1940. Thắng lợi đó không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị sâu
sắc. Nhân dân thêm tin tưởng, gắn bó và hết lòng ủng hộ chính quyền cách mạng, đóng góp công
sức xây dựng đất nước và chế độ mới.
Để giải quyết khó khǎn của nền tài chính quốc gia. Chính phủ đã động viên toàn dân đóng góp tiền
của và hưởng ứng "Tuần lễ vàng" xây dựng "Quỹ độc lập". Các tầng lớp nhân dân trên cả nước
trong "Tuần lễ vàng", (từ ngày 17 đến 24-9-1945) đã đóng góp được 370 kg vàng, và hơn 60 triệu
đồng cho"Quỹ độc lập" và "Quỹ đảm phụ quốc phòng". Nhiều nhà công thương ở Hà Nội ủng hộ
Chính phủ hàng trǎm lạng vàng và hàng triệu đồng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" Vì vậy, cùng với chống giặc
đói và giặc ngoại xâm phải chống giặc dốt: Chiến dịch diệt giặc dốt được thực hiện rộng rãi khắp cả
nước. Chỉ trong một nǎm, đã có 2,5 triệu người biết chữ. Việc xoá bỏ phong tục cổ hủ và tệ nạn xã

hội của chế độ cũ và từng bước xây dựng đời sống vǎn hoá mới đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo
nên sức mạnh chính trị, tinh thần của chế độ xã hội mới.
Thành công lớn của Đảng trong thời kỳ này là tǎng cường thực lực cách mạng về mọi mặt: chính trị,
quân sự, kinh tế, vǎn hoá tư tưởng, đồng thời phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân với tư cách
người chủ đất nước để xây dựng và bảo vệ chế độ mới và nền độc lập dân tộc. Sức mạnh của chính
quyền và chế độ mới thật sự bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân.
Một số thành tựu của Đảng trong giai đoạn này:
Phát huy được sức mạnh của toàn dân là do Đảng giải quyết thành công một số vấn đề cơ bản và
thiết yếu sau đây:
Một là, Đảng ý thức sâu sắc rằng, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Trong đường
lối, chủ trương, chính sách cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng đã bằng mọi cách làm cho nhân
dân hiểu rõ điều đó, làm cho nhân dân thấy được việc củng cố, bản vệ chính quyền và thành quả cách
mạng là quyền lợi và trách nhiệm, là ý chí và tình cảm của mọi người để họ thực hiện nhiệm vụ cách
mạng một cách tự giác. Nếu không có sự ủng hộ hết lòng và tự giác của nhân dân thì chính quyền
không thể đứng vững. Sức mạnh của quần chúng nhân dân chỉ được phát huy đầy đủ khi có sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng. "Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có
6
Chính phủ; thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành
một khối". Có được sự thống nhất giữa Đảng, chính quyền cách mạng và nhân dân thành một khối
vững vàng là do Đảng và chính quyền đã có đường lối, chính sách đúng, quan tâm đến những vấn
đề dân sinh, dân chủ, dân trí, vì cuộc sống và lợi ích thiết thực của nhân dân; biết tổ chức, động viên
quần chúng và điều cực kỳ quan trọng là ở sự gương mẫu, hy sinh của cán bộ, đảng viên. Đội ngũ
cán bộ, đảng viên được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục và rèn luyện đã thu phục được
lòng dân bằng tâm đức của mình. Nhờ vậy, mọi việc đều trở nên tốt đẹp, mọi khó khǎn đều nhanh
chóng vượt qua.
Hai là, Đảng và chính quyền cách mạng nêu cao lý tưởng cách mạng mà mục tiêu trước hết là độc
lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc với tinh thần "Độc lập trên hết", "Tổ quốc trên hết". Mục tiêu giải
phóng dân tộc và giải phóng nhân dân được kết hợp chặt chẽ và nhuần nhuyễn trong đường lối,
chính sách của Đảng và chính quyền. Thực tế lịch sử cho thấy, trong hoàn cảnh đất nước có muôn
vàn khó khǎn, chính quyền mới chưa có thời gian và điều kiện thực hiện được nhiều việc thiết yếu

của đời sống nhân dân, nhưng nhờ nêu cao và quyết tâm đấu tranh cho độc lập tự do và thống nhất
đất nước là lợi ích chung lớn nhất lúc này mà toàn dân hǎng hái tham gia nhiệm vụ cách mạng và
ủng hộ chính quyền. Nét nổi bật là Đảng và chính quyền cách mạng không chỉ khơi dậy được sức
mạnh vật chất, tinh thần của công nhân, nông dân, dân nghèo, mà còn lôi cuốn đông đảo các giai
cấp, tầng lớp khác, các nhân sĩ trí thức, các nhà tư sản, thương gia, địa chủ, thậm chí cả các quan lại
của chế độ cũ tham gia chính quyền và góp tiền của, công sức, trí tuệ vào việc giải quyết nhưng khó
khǎn của đất nước, của cách mạng. Điều mà một học giả nước ngoài gọi là "sự thần bí" là đã liên
kết tất thẩy mọi tầng lớp, mọi con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh cho cách mạng chính là độc
lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Lý tưởng và lẽ sống của những người cộng sản là
cùng với toàn dân giành lấy chính quyền để làm cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ǎn, áo mặc, ai cũng được học hành. Chính vì lý tưởng ấy
mà toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập, giữ vững thành quả cách mạng.
Ba là, sức mạnh của toàn dân được phát huy còn nhờ công tác tổ chức công phu, tỉ mỉ, thích hợp và
có hiệu quả cao của Đảng và chính quyền cách mạng. Với các hình thức tổ chức và hoạt động thiết
thực của các tổ chức quần chúng, các đoàn thể yêu nước và cách mạng nên đã tập hợp hết thảy mọi
người vào việc thực hiện những nhiệm vụ do Đảng và chính quyền cách mạng đề ra. Cao trào cách
mạng của quần chúng thể hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ diệt giặc dốt, diệt giặc đói và diệt
giặc ngoại xâm, xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới. Trong các cuộc biểu dương lực lượng, quần
chúng cách mạng đã tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nền độc lập và ủng hộ Chính phủ. Điều đó thể hiện rõ nét
tính khoa học và nghệ thuật tổ chức của Đảng.Cách mạng nước ta vận động và phát triển trong sự
bao vậy của chủ nghĩa đế quốc, bạn bè quốc tế chưa có điều kiện trực tiếp giúp đỡ nếu không có
thực lực vững mạnh thì rất dễ bị kẻ thù tiêu diệt. Sức mạnh tự thân đó đã làm cho cách mạng phát
triển vững chắc. Sức mạnh đó càng được phát huy mạnh mẽ nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nó thể hiện rõ nhất trong những chủ trương, sách lược khôn khéo đối với các
loại kẻ thù.
b. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn, phân hoá hàng ngũ kẻ thù và nhân nhượng có nguyên tắc:
Tạm thời hoà hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc, tập trung chống thực dân Pháp xâm lược ở
miền Nam (9-1945 đến 3-1946)
7

Để giữ vững được chính quyền trong hoàn cảnh bị nhiều kẻ thù bao vây và chống phá, đòi hỏi Đảng
phải phân tích, đánh giá đúng âm mưu, thủ đoạn, thể và lực của từng kẻ thù, để có đối sách thích
hợp, khơi sâu và lợi dụng mâu thuẫn giữa chúng, làm thất bại từng âm mưu, thủ đoạn của chúng.
Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" của Trung ương Đảng đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy
hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù
chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp
tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của
chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp
trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng "sẽ bằng lòng cho Đông
Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng". Như vậy,
việc tập trung chống thực dân Pháp lúc này là hoàn toàn đúng. Để tập trung đối phó với thực dân
Pháp, cần phải hoà hoãn, nhân nhượng với Tưởng. Bởi lẽ chúng chưa thể trắng trợn gây chiến
tranh xâm lược nước ta được. Như vậy, tranh được tình thế khó khǎn bất lợi là phải đối đầu với cả
quân Pháp và quân Tưởng cùng một lúc. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ quân Tưởng vào
nước ta với ý đô lật đổ Chính phủ ta, lập nên chính quyền tay sai của chúng nhưng lại dưới danh
nghĩa quân Đồng minh làm nhiệm vụ tước vũ khí quân Nhật, nên Đảng ta đề ra chính sách "Hoa -
Việt thân thiện", có những nhân nhượng nhất định, chính là chủ động ngǎn chặn và làm thất bại âm
mưu lật đổ của chúng, tỏ rõ thiện chí của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là sẵn sàng hợp tác,
giúp đỡ quân Đồng minh trong việc giải giáp quân Nhật, không để họ kiếm cớ lật đổ chính quyền
của ta. Đây là sự nhìn nhận và xử trí cực kỳ tinh tế sáng suốt, tránh được sự đối đầu có thể dẫn tới
đổ vỡ. Khi quyết định sách lược hoà hoãn với Tưởng, Đảng ta cũng nhận rõ những mâu thuẫn, khó
khǎn trong nội bộ quân Tưởng. Chính quyền Tưởng tuy có Mỹ giúp sức, song đang phải đối phó với
sự phát triển của cách mạng Trung Quốc do Đảng cộng sản lãnh đạo và nước Trung Hoa đang
đứng trước một cuộc nội chiến mới. Chính quyền Tưởng tuy tham vọng thì lớn, nhưng thực lực có
hạn, đội quân Tưởng kéo sang Việt Nam tuy đông nhưng ô hợp, tổ chức kém và hậu cần khó khǎn,
nên chúng không thể muốn gì là làm được, không thể không trông mong vào những khả nǎng hậu
cần tại chỗ. Do đó, chúng không thể không giao thiệp và dựa vào chính quyền của ta đã được xác
lập, để có thể giải quyết những nhu cầu cấp thiết. Sức mạnh của cách mạng nước ta, là đã không chỉ
tự lực giành chính quyền, mà còn đang tự bảo vệ có hiệu quả thành quả cách mạng của mình, đã

làm cho chính quyền Tưởng cũng phải từng bước điều chỉnh chính sách của họ. Cuộc biểu dương
lực lượng của 30 vạn nhân dân thủ đô Hà Nội trong buổi đón Hà Ưng Khâm, tổng tư lệnh quân đội
Tưởng và phái bộ Đồng minh đến Hà Nội ngày 2-10-1945 là biểu thị ý chí và sức mạnh của nhân
dân Việt Nam đoàn kết xung quanh Chính phủ Hồ Chí Minh. "Tàu Tưởng trước kia định kéo quân
sang ta âm mưu lật đổ chính quyền do Việt Minh tổ chức ra để đặt một chính phủ bù nhìn lên thay.
Nhưng sang ta, họ thấy toàn dân đoàn kết ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh, nên họ đành phải giao
thiệp với Chính phủ ấy". Từ sự phân tích khách quan chỗ mạnh, chỗ yếu của từng kẻ thù, tin vào sức
mạnh của cách mạng, của chính nghĩa, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự nhân nhượng với
quân Tưởng trên một số mặt. Về kinh tế, Chính phủ Việt Nam nhận cho quân Tưởng tiêu tiền "quan
kim" mặc dù điều đó làm cho tài chính và thương mại của ta càng thêm nguy ngập . Chính phủ và
nhân dân ta nhận cung cấp lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng trong hoàn cảnh đất nước chưa
ra khỏi nạn đói. Về quân sự, Đảng chủ trương tránh xung đột với quân Tưởng, tỉnh táo để không rơi
vào âm mưu và hành động khiêu khích lật đổ của chúng. Về chính trị, Đảng chủ trương mở rộng
Chính phủ lâm thời thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, để cho một số nhân vật của Việt Quốc, Việt
Cách (tay sai của Tưởng) tham gia Chính phủ. Quốc hội khoá I, kỳ họp đầu tiên ngày 2-3-1946
8
thông qua đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở rộng thêm 70 ghế trong Quốc hội cho bọn Việt
Quốc, việt Cách và để họ nắm gần một nửa số Bộ trong Chính phủ liên hiệp chính thức. Trong hoàn
cảnh có nhiều đảng phái đối lập công khai dựa vào thế lực bên ngoài để chống phá chính quyền
cách mạng, Đảng ta tuy phải rút vào bí mật, nhưng không thể buông lỏng vai trò lãnh đạo chính
quyền. Chấp nhận cho các đảng phái đối lập hoạt động, thậm chí tham gia chính quyền là sự nhân
nhượng lớn có tính chất bắt buộc, nhưng đó chỉ là sách lược của ta với chính quyền Tưởng lúc này,
còn giữ vững sự lãnh đạo của Đảng ta là một nguyên tắc chiến lược. Chúng ta biết rõ các đảng phái
phản động (Việt Quốc, Việt Cách , hoàn toàn dựa vào quân Tưởng, nên khi đội quân đó rút đi thì
các tổ chức đó cũng không có chỗ đứng trong lòng quốc gia, dân tộc và chiêu bài "yêu nước", "cách
mạng" cũng bị chính những hành động phản nước, hại dân của họ lột bỏ. Đối với các đảng phái
thân Tưởng, Đảng ta chủ trương phân hoá nội bộ của chúng, kéo lấy những phần tử trung thực còn
có tinh thần yêu nước; đồng thời, chỉ cho quần chúng thấy bọn lãnh tụ các tổ chức đó "chẳng qua là
một bọn cơ hội đê hèn, vì chúng chỉ biết vâng lệnh nước ngoài và đặt quyền lợi riêng lên trên quyên
lợi dân tộc". Với sách lược khôn khéo trong quan hệ với Tưởng và các thế lực tay sai của chúng,

Đảng và nhân dân đã làm thất bại âm mưu và hành động khiêu khích, lật đổ của quân Tưởng. Chủ
động đưa ra chính sách Hoa - Việt thân thiện, chẳng những đã gạt bỏ được những âm mưu hành
động chống phá của một kẻ thù lớn và xảo quyết, mà còn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và
nhãn quan chính trị sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính sách đó đã vô hiệu hoá sự
chống phá của các đảng phái phản động mà ý đồ của chúng không có gì khác là dựa vào quân
Tưởng để đoạt lấy chính quyền, thống trị nhân dân ta và làm tay sai cho các thế lực đế quốc và phản
động nước ngoài. Sách lược của Đảng ta đối với Tưởng đã góp phần quan trọng ổn định miền Bắc
và mọi mặt để tập trung sức chống lại thực dân Pháp xâm chiếm Nam Bộ.
c. Tạm thời hoà hoãn với thực dân Pháp đề đẩy nhanh quân Tưởng về nước
Từ tháng 11-1945, trong chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, Đảng đã phân tích và cho rằng, trước sau
chủ nghĩa đế quốc cũng dàn xếp với nhau và chính quyền Tưởng cũng để Đông Dương trở về tay
Pháp. Diễn biến lịch sử cho thấy nhận định trên là hoàn toàn đúng. Ngày 28-2-1946, Tưởng và
Pháp đã ký Hiệp ước Hoa - Pháp, thoả thuận để quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng
"canh giữ tù binh Nhật" và "giữ trật tự theo "hiệp ước quốc tế". "Hiệp ước Hoa - Pháp không phải là
chuyện riêng của Tàu Tưởng và Pháp. Nó là chuyện chung của phe đế quốc và bọn tay sai của
chúng ở thuộc địa. Dù nhân dân Đông Dương muốn hay không muốn, nhất định chúng cũng thi
hành Hiệp ước ấy" Thực chất đây là sự mua bán chính trị giữa các thế lực đế quốc, phản động, một
sự áp đặt như "việc đã rồi", bất kể Chính phủ và nhân dân Việt Nam có thừa nhận hay không. Tình
hình phức tạp trên đây đòi hỏi Đảng ta phải nhanh chóng quyết định tiếp tục đánh hay tạm thời hoà
với Pháp? Chỉ thị "Tình hình và chủ trương" của Trung ương Đảng ngày 3-3-1946 đã chỉ dẫn: vấn
đề lúc này không phải là muốn hay không muốn đánh, "vấn đề là biết mình biết người, nhận định
một cách khách quan những điều kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng".
Chỉ thị phân tích rõ, "lúc chúng ta ngǎn quân Pháp vào Bắc Việt Nam thì chính là lúc bọn phản
động Việt Nam sẽ đứng ra lập chính phủ bù nhìn, đi đôi với thực dân Pháp đánh ta, buộc cho ta là
phiến loạn, là chống Liên Hiệp Quốc, là phản hoà bình và chính lúc đó quân Tàu trắng sẽ kiếm cớ ở
lại Đông Dương cùng thực dân Pháp và bọn phản động Việt Nam đánh ta". Tạm thời hoà với Pháp,
cho quân Pháp vào miền Bắc sẽ tránh được tình thế bất lợi cùng một lúc phải chiến đấu với nhiều kẻ
thù, bảo toàn được thực lực, có thời gian củng cố chính quyền và thành quả cách mạng, tǎng thêm
tiềm lực để đưa cách mạng tiến lên bước phát triển mới,tranh thủ thời gian hoà hoãn với Pháp để
9

sớm gạt được quân Tưởng và loại trừ bọn tay sai. Như vậy, sách lược mới của Đảng ta mang ý
nghĩa "Hoà để tiến". Trong những ngày trước và sau khi công bố "Hiệp ước Hoa- Pháp", nhiều
quan chức và tướng lĩnh Pháp ở Việt Nam, kể cả Xanh-tơ-ni và Xa-lǎng đều có các cuộc giao tiếp
với Chính phủ ta để dàn xếp cho quân Pháp vào miền Bắc. Chính các đại diện của nước Pháp ở Việt
Nam lúc đó cũng phải thừa nhận một thực tế là họ không thể dễ dàng đưa quân vào miền Bắc nếu
không đàm phán với Chính phủ ta, "nếu không được sự đồng ý của Cụ Hồ". Đảng ta cũng chỉ rõ
những lý do chính thức đẩy thực dân Pháp phải thương lượng với Chính phủ ta: "Một là, cuộc
kháng chiến của ta làm cho chúng hao tổn; hai là, phong trào phản chiến nảy nở trong nhân dân và
quân đội Pháp; ba là, nhân dân Pháp và Chính phủ Goanh (trong đó cộng sản và xã hội chiếm đa
số) không muốn kéo dài cuộc đổ máu ở Đông Dương; bốn là, chính Anh - Mỹ cũng sợ cuộc chiến
đấu giành độc lập của Đông Dương và Nam Dương kéo dài thì ảnh hưởng của nó sẽ đẩy mạnh
thêm phong trào đòi độc lập ở các thuộc địa khác". Xét về khả nǎng quân sự, lúc này thực dân Pháp
cũng chưa đủ sức để tiến hành ngay cuộc chiến tranh xâm lược cả nước ta, chúng cũng cần thời
gian hoà hoãn để có thêm viện binh. Mặt khác, thực dân Pháp muốn đàm phán với Chính phủ ta để
quân Pháp vào miền Bắc mà không phải đụng độ ngay, sau đó củng cố chỗ đứng, rồi lấn tới và cuối
cùng có thể thực hiện "màn đảo chính", để nhanh chóng đặt lại sự thống trị của chúng đối với nước
ta. Từ sự phân tích tình hình một cách khách quan, toàn diện, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã quyết định tạm thời hoà hoãn và có nhân nhượng cần thiết để cho quân Pháp vào miền
Bắc, nhưng không phải hoàn toàn theo Hiệp ước Hoa - Pháp, mà phải theo những điều kiện đàm
phán ký kết giữa ta và Pháp. Sự nhân nhượng của ta là có nguyên tắc. Trước hết là Pháp phải công
nhận quyền tự chủ (chứ không phải tự trị) của nhân dân Việt Nam được ghi trong Điều 1 của Hiệp
định sơ bộ ký ngày 8-3-1946 tại Hà Nội giữa đại diện Chính phủ Cộng hoà Pháp và đại diện Chính
phủ Việt Nam Hai chính phủ lập tức quyết định mọi phương sách cần thiết để đình chỉ ngay cuộc
xung đột, để giữ nguyên quân đội hai bên tại vị trí hiện thời và để gây một bầu không khí êm dịu cần
thiết cho việc mở ngay cuộc điều đình thân thiện và thành thực". Ngày 9-3-1946, Trung ương Đảng
ra bản chỉ thị Hoà để tiến. Chỉ thị phân tích rõ thắng lợi và ý nghĩa quan trọng của bản Hiệp định sơ
bộ, thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng và nhân dân ta. Bản chỉ thị nhắc nhở và đề
phòng xu hướng "tả" khuynh, không muốn hoà với Pháp, "không tin chủ trương hoà với Pháp là
đúng". Xu hướng này có thể xuất phát từ lòng yêu nước chính đáng, nhưng nông nổi, rất dễ dẫn đến
hành động vô nguyên tắc, vô chính phủ và dễ bị bọn phản động khiêu khích. Chỉ thị cũng lưu ý xu

hướng hữu khuynh, ngây thơ tưởng rằng Hiệp định Việt - Pháp làm cho dân tộc ta tránh được mọi
khó khǎn rồi. Xu hướng này dễ gây mất cảnh giác, không chuẩn bị đối phó với mọi bất trắc, không
sẵn sàng chiến đấu, nếu thực dân Pháp tráo trở. Trong khi hoà hoãn, nhân nhượng với thực dân
Pháp, Đảng vẫn chủ trương thực hiện sách lược khôn khéo, mềm dẻo với chính quyền Tưởng. Ngày
18-3-1946, Chính phủ ta cử một phái đoàn sang Trùng Khánh để giữ quan hệ hoà hảo với Chính
phủ Quốc dân đảng Trung Hoa. Lịch sử đã chứng minh rằng, chủ trương hoà với Pháp là một đòn
nặng đánh vào âm mưu thâm độc của Tưởng và tay sai "phá cuộc đàm phán giữa ta và Pháp, đẩy ta
chống lại Hiệp ước Hoa - Pháp, để cho cả ba lực lượng: Tàu trắng, thực dân Pháp và bọn phản
động Việt Nam quay lại tiêu diệt ta". Chủ trương đó cũng đã lợi dụng được mâu thuẫn về quyền lợi
giữa Pháp và Tưởng - cả hai thế lực này đều muốn thôn tính và độc chiếm nước ta, ký hiệp định với
Pháp để gạt quân Tưởng và kéo theo sự tan rã của bọn phản động tay sai của Tưởng. Điều đặc biệt
quan trọng là chủ trương này đã tạo điều kiện để củng cố và tǎng cường lực lượng cách mạng nước
ta về mọi mặt. "Gần một nǎm tạm hoà bình đã cho chúng ta thời giờ để xây dựng lực lượng cǎn
bản". Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả và phát triển thực lực cách mạng của nhân dân ta từ sau
Hiệp định sơ bộ diễn ra hết sức phức tạp và gay gắt. Một mặt, ta kiên trì đấu tranh ngoại giao, duy
10
trì khả nǎng hoà hoãn, tỏ rõ lập trường hoà bình, hữu nghị với nước Pháp; đồng thời, kiên quyết đấu
tranh đẩy lùi những âm mưu, hành động khiêu khích, xung đột, lấn tới của bọn thực dân Pháp. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đi thǎm nước Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp từ ngày 31-
5-1946. Cuộc đàm phán chính thức ở Pan giữa đoàn đại biểu Chính phủ ta và Chính phủ Pháp bắt
đầu từ ngày 6-7-1946, nhưng không đạt được kết quả. Trước khi rời nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp ngày 14-9-1946, thể hiện thiện chí hoà bình
trước sau như một của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Mặt khác, để Đảng và Chính phủ ta có
thời gian xúc tiến nhanh việc chuẩn bị lực lượng, cảnh giác và sẵn sàng đối phó với sự bội ước của
thực dân Pháp và sự phá hoại của bọn việt gian thân Pháp. Trong chỉ thị Hoà để tiến, Đảng ta đã
lưu ý "sau khi đổ bộ và đóng lại các nơi cǎn cứ rồi, rất có thể bọn thực dân Pháp quay ra kiếm
chuyện tiến công ta để lật đổ chính quyền nhân dân, cho bọn bù nhìn Việt gian thân Pháp lên thay.
Bởi vậy, vẫn phải tiếp tục chuẩn bị những việc kháng chiến lâu dài, nhưng làm kín đáo để tránh mọi
sự hiểu nhầm giữa ta và Pháp". Việc thực dân Pháp đem quân chiếm đóng trái phép Phủ toàn quyền
cũ ở Hà Nội ngày 25-6-1946, âm mưu làm đảo chính lật đổ Chính phủ ta vào ngày 14-7-1946 và lập

ra "Chính phủ Nam Kỳ tự trị" v.v. ngày càng lộ rõ dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Do dã tâm
xâm lược của thực dân Pháp, nguy cơ bùng nổ chiến tranh trên phạm vi cả nước ta là không tránh
khỏi. Vừa nhân nhượng vừa cảnh giác và kiên quyết đấu tranh khi không thể nhân nhượng được nữa
thì nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng quyết tâm tiến hành kháng chiến để giành độc lập, thống
nhất hoàn toàn. Như vậy, trong vòng 16 tháng (từ tháng 9-1945 đến tháng 12-1946), một trong
những thành công nổi bật của Đảng ta góp phần bảo vệ chính quyền và thành quả cách mạng là đã
triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù. Lúc thì hoà hoãn nhân nhượng với Tưởng để
rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm thời hoà hoãn với Pháp để đuổi nhanh quân Tưởng.
Đó là những biện pháp cực kỳ sáng suốt và là một mẫu mực tuyệt vời của sách lược lêninnít về lợi
dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và sự nhân nhượng có nguyên tắc Thành công của sự vận
dụng sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù thời kỳ này bắt nguồn từ nhiều điều kiện:
Một là, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị đã phân tích, đánh
giá đúng âm mưu, hành động, thế và lực của từng kẻ thù để kịp thời có đối sách thích hợp.
Hai là, thực hiện hoà hoãn, nhân nhượng với kẻ thù nào, Đảng ta cũng luôn luôn giữ vững nguyên
tắc chiến lược, tránh được những sai phạm "tả" hoặc hữu khuynh. Nguyên tắc đó là giữ vững chủ
quyền và mục tiêu độc lập thống nhất đất nước, giữ vững chính quyền và thành quả cách mạng.
Nguyên tắc hoà với Pháp là giữ vững quyền tự chủ. Giữ vững nguyên tắc nhưng không cứng nhắc
mà có sự mềm dẻo về sách lược và linh hoạt về hình thức đấu tranh, luôn luôn nêu cao chính nghĩa
và tỏ ra thiện chí của ta.
Ba là, phải có thực lực cách mạng, nghĩa là phải có sức mạnh cần thiết. Cách mạng không đủ mạnh
thì kẻ thù không bao giờ chịu lùi bước. ở đây sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân là một trong
những nhân tố cơ bản. Dựa trên sức mạnh của quần chúng nhân dân để chủ động tiến công, phân hoá
hàng ngũ địch. Trên thực tế "muốn ngoại giao thắng lợi, phải biểu dương thực lực".
Bốn là, không thể có thành công về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù nếu không tỉnh táo,
sáng suốt về chính trị, hoặc mất cảnh giác, ảo tưởng vào sự thành thật của kẻ thù. Khi hoà hoãn và
nhân nhượng phải dự kiến những diễn biến xấu nhất để chủ động đối phó. Bất kể trong tình hình nào
cũng phải chủ động. Sự chủ động dựa trên sự phân tích đúng đắn những vấn đề phát sinh phức tạp,
lòng tin vững chắc và quyết tâm cách mạng rất cao của đội tiên phong lãnh đạo là Đảng ta, kết hợp
với nhiệt tình cách mạng của nhân dân ta.
11

Giữ vững chính quyền nhân dân ở nước ta trong những nǎm 1945-1946 làm nổi bật kinh nghiệm về
cách mạng biết tự bảo vệ trong bối cảnh lịch sử cực kỳ khó khǎn, phức tạp. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng một lúc nhân dân ta phải thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn: kháng
chiến chống xâm lược giữ vững nền độc lập; trấn áp các thế lực phản động, xây dựng và củng cố
chính quyền, xây dựng chế độ mới; phát triển kinh tế, vǎn hoá để từng bước ổn định đời sống nhân
dân v.v Những chủ trương, biện pháp đúng đắn đó đã khơi dậy sức mạnh to lớn của cả dân tộc, do
đó chẳng những đã bảo vệ được chính quyền, mà còn đưa cách mạng tiếp tục phát triển vững chắc
và giành thế chủ động ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
II. CHỦ TRƯƠNG KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1946-1954:
Chiến tranh là thử thách lớn đối với mỗi quốc gia dân tộc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Thử thách đó càng lớn hơn nhiều với nước ta vào cuối nǎm 1946. Nền độc lập mới gình lại được 16
tháng, chính quyền chưa được củng cố vững mạnh, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, nên các mặt đời
sống xã hội chưa thật sự ổn đinh, mà dân tộc ta đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh trên quy mô
toàn quốc. Sớm ý thức được "sự mâu thuẫn giữa Anh - Mỹ - Pháp và Liên Xô có thể làm cho Anh -
Mỹ nhân nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương", Đảng và Nhà nước ta đã tích cực,
chủ động chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng đối phó với hành động xâm lược trắng trợn của thực dân
Pháp, đồng thời làm hết sức mình để cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp không mở rộng
ra cả nước. Nhân dân ta muốn hoà bình, ta đã nhân nhượng, nhưng thực dân Pháp càng lấn tới,
buộc nhân dân ta phải cầm súng để bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả Cách mạng tháng
Tám 1945. Vào lúc 20 giờ ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng
nổ.
1. Điều kiện lịch sử chi phối tiến trình cuộc kháng chiến:
Kháng chiến toàn quốc xảy ra trong điều kiện so sánh tương quan lực lượng không có lợi cho ta.
Đối tượng tác chiến của ta là đội quân nhà nghề của thực dân Pháp, có trang bị tối tân, có trình độ
tác chiến và chỉ huy cao - một quân đội có kinh nghiệm trong chiến tranh xâm lược, đã thống trị
nước ta gần một thế kỷ, đội quân của một nước tư bản phát triển, có tiềm lực kinh tế, khoa học và kỹ
thuật khá hiện đại. Đến cuối nǎm 1946, đội quân này gồm 10 vạn tên đã có mặt trên đất nước ta.
Hành động đánh chiếm Việt Nam và Đông Dương của thực dân Pháp nằm trong âm mưu và chiến
lược phản kích toàn cầu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Pháp chiếm đóng
Đông Dương nhằm ngǎn chặn làn sóng cách mạng và chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông Nam châu á.

Chính vì vậy Anh, Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp trở lại xâm lược Đông Dương và điểm mấu
chốt là Việt Nam. Ở nước Pháp, giai cấp tư sản và lực lượng phản động được Mỹ giúp đỡ đang tích
cực hoạt động tranh giành quyền lực trên vũ đài chính trị. Trong lúc đó, lãnh tụ của Đảng xã hội
Pháp từ chối hợp tác với Đảng cộng sản Pháp để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội. Điều đó tạo
cơ hội thuận lợi cho lực lượng thân Mỹ và phái chủ chiến trong Chính phủ Pháp trong việc đánh
chiếm lại Đông Dương và Việt Nam bằng vũ lực. Vấn đề Đông Dương được Quốc hội Pháp thảo
luận sôi nổi, đã hình thành những quan điểm và mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà,
giữa những người cộng hoà và bọn phản động thân Mỹ. Trên đây là những điểm mạnh của phía
Pháp trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng chúng cũng bộc lộ những điểm yếu không thể khắc phục
được. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế nước Pháp sa sút, quân đội thiếu hụt quân số.
Trong điều kiện đó, Pháp vừa phải củng cố xây dựng đất nước, vừa phải duy trì sự thống trị và đối
phó với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong khối liên hiệp Pháp.
Nếu chiến tranh Việt - Pháp kéo dài thì nước Pháp sẽ khó khǎn hơn. Việt Nam là nước nông nghiệp
12
lạc hậu, kém phát triển, kinh tế Việt Nam bị kìm hãm và bóc lột trong những nǎm thực dân Pháp
thống trị, lại kiệt quệ hơn bởi phátxít Nhật vơ vét tài nguyên phục vụ chiến tranh xâm lược của
chúng. Biểu hiện rõ nhất là trên 2 triệu người chết đói trong nǎm 1945. Sau khi giành được độc lập
bằng Cách mạng tháng Tám nǎm 1945, Nhà nước và nhân dân ta ra sức chống đói, tích cực sản
xuất để ổn định đời sống nhân dân. Nhưng trong thời gian ngắn, sự nỗ lực chưa được bao nhiêu thì
chiến tranh Việt- Pháp đã xảy ra. Đến tháng 12-1946, lực lượng vũ trang của ta đã phát triển trên 8
vạn người, nhưng trang bị còn quá thô sơ, phần lớn là giáo mác, súng trường, súng kíp. Quân số
phát triển nhanh, nhưng chưa được huấn luyện kỹ, cán bộ chưa được đào tạo, huấn luyện nhiều.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đánh giá quân đội ta lúc đó là: quân đội ấu thơ, thừa về lòng dũng
cảm, nhưng thiếu về trang bị vũ khí, kém về tổ chức chỉ huy. Chủ nghĩa đế quốc bao vây ta bốn phía.
Chúng tìm mọi cách bưng bít và xuyên tạc tính chất của cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong khi đó,
phương tiện thông tin của ta vừa yếu vừa thiếu, không có điều kiện liên lạc với bè bạn xa gần để bạn
bè hiểu ta, đồng tình giúp đỡ ta trong những nǎm đâu của cuộc kháng chiến đầy khó khǎn thử thách.
Đảng ta lãnh đạo toàn dân kháng chiến, nhưng chưa có kinh nghiệm nhiều, lại chưa có điều kiện
tiếp cận, học tập trao đổi kinh nghiệm với các đảng và các nước anh em, trước hết là Liên Xô, Trung
Quốc. Từ những khó khǎn trên, có người cho rằng, ta đánh Pháp là "châu chấu đá voi". Nhưng

Đảng ta và nhân dân ta dám đánh và quyết đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, vì độc lập dân tộc,
vì sự tồn vong của đất nước. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược tiếp tục sự nghiệp
của Cách mạng tháng Tám. Khí thế của Cách mạng tháng Tám đã thôi thúc đông đảo thanh niên tự
nguyện tham gia lực lượng vũ trang. Họ chiến đấu với tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh",
bằng sức mạnh của "cả nước đồng lòng, toàn dân đánh giặc". Sức mạnh của dân tộc được khơi dậy
nhờ nhiều yếu tố. Đó là cuộc kháng chiến của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam, có đường lối kháng chiến đúng đắn: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần độc
lập tự chủ, tự lực tự cường, phát huy truyền thống bất khuất của dân tộc và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam; nhân dân ta tin tưởng vào Đảng; cán bộ, đảng viên của
Đảng đã thực sự tỏ rõ tính tiên phong gương mẫu, dám đi đầu trong cuộc kháng chiến đây gian khổ,
hy sinh; chính quyền nhân dân được củng cố, tiêu biểu cho ý chí chống xâm lược của toàn dân, đã
huy động được sức mạnh của toàn dân, động viên được mọi tiềm nǎng của đất nước phục vụ kháng
chiến. Là chính quyền của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân tổ chức cuộc kháng chiến bảo
vệ độc lập dân tộc và lợi ích của nhân dân, nên vai trò của chính quyền cách mạng đã tạo được thế
và lực ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Nhân dân ta tiến hành
cuộc kháng chiến trong điều kiện quốc tế phức tạp. Tình hình thế giới có những thuận lợi, đồng thời
có những khó khǎn cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới
hình thành hai phe đối lập về mặt chính trị, phát triển theo xu hướng phủ định, bài trừ nhau. Cuộc
kháng chiến của nhân dân ta vận động theo xu hướng phát triển đó. Sớm muộn cuộc kháng chiến
của nhân dân ta sẽ nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới,
trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân. Nhưng do những điều kiện lịch sử hạn
chế, từ nǎm 1950 mới thật sự có điều kiện quốc tế thuận lợi trên. Từ đây cuộc kháng chiến của nhân
dân ta thực sự là một bộ phận của lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới, đối lập với các thế
lực đế quốc và phản động quốc tế. Những nǎm đầu, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở trong thế
bao vậy của chủ nghĩa đế quốc. Nhưng, Đảng và nhân dân ta luôn xác định rằng, ta kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược lá góp phần bảo vệ hoà bình thế giới, làm thất bại và đẩy lùi các thế
lực gây chiến. Trên cơ sở phân tích tình hình, Đảng ta thấy rằng, để đánh thắng thực dân Pháp xâm
lược phải tổ chức toàn dân kháng chiến. Phương châm chỉ đạo cuộc kháng chiến là:"kháng chiến
toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính". Chúng ta còn yếu, phải chống lại kẻ địch
13

mạnh hơn nên "vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ" phải "bảo toàn
thực lực, kháng chiến lâu dài". Đảng khẳng định: "Kháng chiến; nhất định thắng lợi", nhưng
"kháng chiến phải trường kỳ, vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải
có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân". Quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nêu
cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường để khắc phục những mặt yếu của ta, cũng là khoét sâu
mặt yếu của địch. Vì "địch muốn dùng cách đánh mau, thắng mau. Nếu chiến tranh kéo dài, hao
binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại" còn ta "mục đích đánh lâu dài chính là để phát huy mọi lực lượng
vật chất và tinh thần, bồi bổ chỗ hơn, giảm bớt chỗ kém, để từ thế thua kém địch chuyển sang thế
mạnh hơn địch, đặng giành thắng lợi cuối cùng".
2. Sự chỉ đạo kháng chiến và phương thức kết thúc chiến tranh của Đảng
Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp theo phương châm đánh lâu dài và dự đoán nó sẽ phát
triển theo ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và tổng phản công. Đây là một dự đoán khoa học về sự
phát triển có tính quy luật của cuộc chiến giữa ta và địch trong điều kiện tương quan lực lượng còn
chênh lệch, bất lợi cho ta. Chiến tranh là một hiện tượng xã hội, sự phát triển của nó không theo
đường thẳng. Chiến tranh không chỉ là sự đấu lực mà còn là sự đấu trí của con người. Sự tác động
của con người làm cho tiến trình phát triển của chiến tranh có thể có những đột biến và trong nhiều
trường hợp không hoàn toàn đúng với dự đoán ban đâu. Thực tế lịch sử cuộc kháng chiến chống
Pháp đã diễn ra theo một quá trình vừa tuần tự vừa nhảy vọt, từ thấp đến cao, từ đánh nhỏ tiến lên
đánh vừa và đánh lớn, từ du kích chiến lên vận động chiến và trận địa chiến, và kết hợp các phương
thức tác chiến đó, đã đánh bại từng kế hoạch quân sự của địch và kết thúc chiến tranh bằng một giải
pháp chính trị. Sự phân đoạn của cuộc kháng chiến chỉ là tương đối, phụ thuộc vào chiến lược quân
sự của Đảng ta, và diễn biến thực tế của chiến trường. Mở đầu cuộc kháng chiến là cuộc tấn công
đồng loạt vào quân địch trong các thành phố và thị xã, từ thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã.
Cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra ở từng thành phố, thị xã đến từng đường phố, ta và địch giành giật
nhau từng góc phố, từng cǎn nhà. Trong điều kiện thông tin khó khǎn, Hà Nội nổ súng đầu tiên cũng
chỉ cách nơi nổ súng sau cùng là Đà Nẵng có 9 tiếng đồng hồ. Điều đó thể hiện quyết tâm "dám
đánh và quyết thắng" của quân và dân ta, nhầm tiêu hao, tiêu diệt lực lượng địch, kìm chân địch một
thời gian trong phạm vi đô thị để ta chuyển nhân, vật lực ra vùng cǎn cứ, tạo dựng thế trận chiến
tranh nhân dân rộng khắp chiến đấu lâu dài. Địch chiếm giữ các thành phố, thị xã, ta chủ động rút
đại bộ phận lực lượng vũ trang ra khỏi các thành phố, đứng vững ở nông thôn, xây dựng thế trận

chiến tranh nhân dân vững chắc. Tháng 10-1947, địch mở đợt tấn công lên Việt Bắc, nhằm tiêu diệt
bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của ta, hòng kết thúc chiến tranh theo chiến thuật
quân sự "tốc chiến, tốc thắng" của chúng. Triệt để lợi dụng yếu tố địa hình thuận lợi, bộ đội chủ lực
phối lực với dân quân tự vệ đã chiến đấu dũng cảm, giữ vững quyền chủ động trong từng tình
huống, từng trận đánh. Nhiều trận ta đánh cho địch không kịp viện binh, không kịp rút chạy. Sau hơn
200 trận đánh, chiến dịch Việt Bắc kết thúc thắng lợi, đã phá tan kế hoạch "đánh nhanh; thắng
nhanh" của địch. Việt Bắc trở thành mồ chôn giặc Pháp. Sau chiến dịch đánh lên Việt Bắc thất bại,
địch thay đổi kế hoạch. Từ trọng điểm đánh chiếm Bắc Bộ quay về "bình định" Nam Bộ, từ tập trung
tiêu diệt chủ lực của ta sang đánh phá cơ sở quần chúng và kinh tế của ta. Địch tǎng cường "bình
định" vùng chiếm đóng, ráo riết xây dựng nguy quản, nguy quyền, thực hiện chính sách "lấy chiến
tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt". Để phá kế hoạch thâm độc của địch, ta
chủ trương đẩy mạnh chiến tranh du kích, xây dựng, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân. Bộ đội
chủ lực được phân tán thành các đại đội độc lập và các tiểu đoàn tập trung, phát động trong quân
đội phong trào luyện quân lập công. Trong nǎm 1948, quân ta đã diệt hàng trǎm đôn bốt địch bằng
14
nhiều hình thức tập kích bất ngờ, nội ứng, bức rút và mở một số chiến dịch, tiêu diệt một bộ phận
quan trọng sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai. Cùng với sự trưởng thành của bộ đội chủ
lực, dân quân du kích được phát triển. Ta chú ý xây dựng các cǎn cứ và khu du kích, đẩy mạnh chiến
tranh du kích, hỗ trợ cho nhân dân đứng dậy phá tề diệt ác, xây dựng chính quyền cơ sở. Chiến
tranh nhân dân phát triển mạnh trong hai nǎm 1948 và 1949; đồng thời, chúng ta cũng tạo được
điều kiện quốc tế thuận lợi cho cuộc kháng chiến. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa ra đời. Nhân thắng lợi to lớn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thǎm Trung Quốc và Liên Xô.
Chuyến đi thǎm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm cho bè bạn xa gần hiểu ta hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tình hình trong nước và quốc tế có những điều
kiện thuận lợi cho ta chủ động mở chiến dịch Biên giới vào tháng 9-1950. Thắng lợi của chiến dịch
Biên giới đã phá vỡ phòng tuyến biên giới của địch, làm thay đổi cục diện chiến tranh. Ta đã phá thế
bị bao vây, giành lại thế chủ động trên chiến trường, từ phương thức tác chiến chủ yếu là du kích
chiến đã chuyển sang vận động chiến "công đồn diệt viện", từ đánh nhỏ tiến lên đánh vừa và đánh
lớn giành thắng lợi lớn, mở ra một giai đoạn mới của cuộc kháng chiến. Từ tháng 12-1950 đến
tháng 6-1951 ta liên tiếp mở ba chiến dịch đánh địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Ba chiến dịch

này tuy có giành được những thắng lợi mới, nhưng không thực hiện được ý đồ chiến lược, là làm chủ
chiến trường Bắc Bộ. Qua chiến dịch Biên giới và ba chiến dịch ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, ta
rút ra kinh nghiệm là phải chọn hướng và địa bàn tiến công cho đúng. Chiến dịch Biên giới ta chọn
đúng hướng tiến công và đúng điểm tiến công địch nên giành được thắng lợi lớn, thực hiện đúng ý
đồ chiến lược. Nếu ta chọn hướng tiến công về đồng bằng Bắc Bộ là đụng đầu với lực lượng mạnh
của địch, trong khi đó bộ đội ta chưa có kinh nghiệm tác chiến lớn ở đồng bằng. Rút kinh nghiệm,
Đảng chỉ đạo "tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của địch". Như vậy, hướng tiến công là vấn đề có
vị trí rất quan trọng trong chỉ đạo chiến tranh, đặc biệt hướng tiến công chiến lược. Nếu chọn đúng
hướng tiến công thì một lực lượng nhỏ cũng đạt hiệu quả tác chiến lớn, "một mũi kim tác động như
một thanh kiếm". Sau thất bại ở Biên giới, địch có khó khǎn. Nhưng được sự viện trợ của Mỹ, chúng
vạch kế hoạch mới mang tên Đơ-lát Đờtátxi-nhi để đối phó với ta nhằm giành lại quyền chủ động
chiến lược. Thực hiện kế hoạch Đơ-lát Đờ-tát-xi-nhi, địch tập trung lực lượng cơ động chiến lược
lớn mở chiến dịch Lô-tuýt đánh chiếm Hoà Bình, nhằm tiêu diệt lực lượng ta, dựng lại hành lang
Đông - Tây, chặn đường tiếp tế của ta từ Việt Bắc đi các chiến trường và tái lập xứ Mường tự trị
thấy rõ ý đồ của địch, Trung ương Đảng ra chỉ thị nhằm phá tan cuộc hành quân này. Sau ba đợt
chiến đấu từ ngày 25-11-1951 đến ngày 23-2-1952, chiến dịch Hoà Bình kết thúc thắng lợi. Chiến
thắng Hoà Bình và các chiến trường vùng sau lưng địch đã tạo ra các vùng giải phóng liên hoàn ở
đồng bằng và trung du Bắc Bộ, làm phá sản ý đồ của địch hòng giành lại thế chủ động trên chiến
trường. Sau 7 nǎm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp, các
kế hoạch quân sự theo nhau phá sản. Nhưng với bản chất ngoan cố của kẻ xâm lược, chúng cố tìm
"lối thoát danh dự" bằng thắng lợi quân sự. Được sự viện trợ tối đa của Mỹ, thực dân Pháp vạch kế
hoạch Na-va khá tỉ mỉ, với quy mô rộng lớn. Kế hoạch Na-va thực sự là một âm mưu chính trị và
quân sự của liên minh Mỹ - Pháp chống phá cách mạng Việt Nam và Đông Dương. Kế hoạch Na-va
nhằm "giành thắng lợi quyết định trong vòng 18 tháng để kết thúc chiến tranh". Tháng 9-1953, Bộ
chính trị thông qua kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Phương châm chiến lược là tập trung
lực lượng tiến công vào các hướng chiến lược nơi địch yếu, đẩy mạnh chiến tranh du kích, bảo vệ
vùng tự do. Hướng tiến công chính là Tây Bắc và Thượng Lào. Ngày 6-12-1953, Bộ chính trị quyết
định chọn Điện Biên Phủ là điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch, quyết định tiêu diệt cǎn cứ
này trong hình thái phòng ngự kiên cố của nó. Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là
chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại kế hoạch Na-va, đập tan ý chí xâm, lược của địch, buộc

15
chúng phải đi đến một giải pháp chính trị, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương. Qua các chiến dịch
lớn, thấy rõ tư tưởng chỉ đạo của Đảng là đánh chắc thắng, chủ động, mưu trí và sáng tạo tiến công
địch, không có chiến dịch phòng ngự, không có sự phòng ngự chiến lược. Nhưng có phòng ngự
chiến thuật, có lúc, có nơi phải rút khỏi chỗ này, chỗ khác, hoặc đánh thắng rồi rút quân. Phương
châm đánh chắc thắng còn quán triệt mục đích quân sự của chiến tranh cách mạng là diệt địch và
bảo toàn lực lượng mình. Chỉ có tiêu diệt thật nhiều địch trong từng trận đánh, từng chiến dịch mới
giữ được lực lượng của ta một cách chắc chắn nhất; làm cho địch không còn khả nǎng, không còn
đủ lực lượng tiến công tiêu diệt lực lượng ta. Chiến thuật phòng ngự trong chiến tranh cách mạng
cũng nhằm tạo điều kiện tiến lên tiêu diệt địch và cách phòng ngự có hiệu quả nhất là phòng ngự
tích cực bằng tiến công. Ngay từ đầu tuộc kháng chiến, Đảng ta đã dự kiến những hình thức và bước
đi của cuộc kháng chiến, trong đó có hình thức kết thúc chiến tranh. Đó là tiến trình qua ba giai
đoạn và cuối cùng "ta tung lực lượng toàn quốc, toàn dân đè bẹp quân địch giành lại toàn bộ lãnh
thổ" hoặc là "trong những điều kiện nhất định, những đảng phái dân chủ Pháp có thể đứng ra dàn
xếp với ta để cứu vãn tình thế. Nhân đó cuộc kháng chiến lâu dài của ta sẽ có những cuộc dàm phán
mới xen vào và đây chính là một trong những đặc điểm của nó". Cuối nǎm 1953 và đầu nǎm 1954,
trên cơ sở thắng lợi của 8, 9 nǎm kháng chiến đã có những yếu tố mới làm xuất hiện khả nǎng kết
thúc chiến tranh bằng một giải pháp chính trị. Trên chiến trường, ta thắng lớn trong chiến cuộc
Đông Xuân 1953-1954. Đặc biệt thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược, ở Điện Biên Phủ đẩy
địch lún sâu vào thế thất bại, từ phòng ngự trên chiến trường phải rút về phòng ngự quanh các cứ
điểm lớn và các thành phố, thị xã. Trong khi đó, tình hình nước Pháp không ổn định, Chính phủ
phân hoá, Quốc hội tranh luận sôi nổi về việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương, nhân dân đòi lập
lại hoà bình ở Đông Dương, binh lính phản chiến ngày càng đông. Tình hình quốc tế cũng có những
thay đổi. Các nước lớn đã đi vào thế hoà hoãn, muốn kết thúc chiến tranh Đông Dương, tạo điều
kiện cho Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc thương lượng với nhau. Mặt khác, Mỹ đe doạ sẽ can thiệp trực
tiếp vào Đông Dương. Trước tình hình đó, Đảng ta quyết định: trước đây ta chủ trương trường kỳ
kháng chiến, tự lực cánh sinh là đúng, nay do tình hình biến đổi, ta chủ trương tranh thủ hoà bình,
đồng thời tiếp tục chuẩn bị chiến tranh nếu cần thiết. Do đó, chúng ta đã cử phái đoàn Chính phủ do
đồng chí Phạm Vǎn Đồng dẫn đầu tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương. Ngày 8-5-1954,
một ngày sau chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương khai mạc.

Các nước tham dự đều có ý đồ riêng của mình trong việc giải quyết chiến tranh lập lại hoà bình ở
Đông Dương. Điều đó có tác động xấu đến tiến trình và kết quả Hội nghị. Nhưng với thiện chí hoà
bình và thái độ kiên quyết đấu tranh có tình có lý của phái đoàn ta, cùng với những thắng lợi vang
dội trên chiến trường đã thúc đẩy Hội nghị tiến triển. Ngày 20-7-1954, Hiệp định đình chiến, lập lại
hoà bình ở Đông Dương được ký kết tại Giơ-ne-vơ. Các nước tham dự Hội nghi cam kết tôn trọng
chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương và tuyệt đối không
can thiệp vào công việc nội trị của các nước Đông Dương. Như Hội nghị Trung ương Đảng lân thư
sáu tháng 7-1954 (khoá II) nêu rõ: "Lực lượng so sánh giữa ta và địch biến chuyển có lợi cho ta,
nhưng chưa phải biến chuyển cǎn bản có tính chiến lược Nếu đế quốc Mỹ trực tiếp tham gia chiến
tranh Đông Dương thì lực lương so sánh giữa ta và địch có thể thay đổi không lợi cho ta"và "do
chiến tranh trường kỳ, nhân dân ta phải đóng góp sức người, sức của cũng nặng. Nếu chiến tranh
kéo dài thì có thể sinh ra những hiện tượng mỏi mệt và khó khǎn của ta có thể nhiều hơn". Hội nghị
đồng ý với đường lối của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ chính trị: "dùng phương pháp thương lượng
để lập lại hoà bình ở Đông Dương". Hội nghị Giơ-ne-vơ thành công là một thắng lợi của ta. Dựa
trên cơ sở thắng lợi đã đạt được, tranh thủ đình chiến và hoà bình, phá tan âm mưu kéo dài và mở
rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ và thực dân Pháp, ta củng cố những thắng lợi đã giành được, tiếp
16
tục tǎng cường lực lượng và tiếp tục đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn. Đó là con đường duy nhất
đúng và có lợi Thời điểm và chủ trương kết thúc chiến tranh bằng giải pháp chính trị là đúng. Ta đã
giành được thắng lợi cơ bản. Một nửa nước hoàn toàn giải phóng đi vào xây dựng, củng cố và phát
triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh hoàn toàn độc
lập và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, do tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp và so sánh
lực lượng lúc đó, nên Hiệp định Giơ-ne-vơ cũng làm hạn chế nhất định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam, Lào và Campuchia.
III. SỰ VẬN DỤNG ĐÚNG ĐẮN, SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN TRONG LÃNH ĐẠO
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC CỦA ĐẢNG TA
1- Nêu cao tinh thần tự lực tự cường, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng vũ trang với ba
thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc
Nêu cao tinh thần tự lực tự cường là truyền thống của Đảng và nhân dân ta. Chiến đấu trong hoàn
cảnh bị bao vây thì tự lực cánh sinh để kháng chiến lâu dài cũng có ý nghĩa quan trọng. Để chiến

đấu thắng lợi, trước hết Đảng động viên toàn dân tham gia kháng chiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu
gọi: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ
là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ Quốc. Ai có súng dùng súng, ai có
gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gãy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực
dân cứu nước" Đây là nét tiêu biểu về tinh thần tự lực tự cường và phản ánh thực chất của chiến
tranh nhân dân Việt Nam. Toàn dân đánh giặc là truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đảng ta đã
biết phát huy truyền thống đó, vì Đảng luôn tin ở dân. Đảng xác định sự nghiệp kháng chiến là sự
nghiệp của toàn dân, sức mạnh của kháng chiến là sức mạnh của nhân dân, việc tǎng cường lực
lượng kháng chiến chính là tâng cường sức dân, trong đó công nông là gốc. Cuộc kháng chiến chỉ
giành thắng lợi khi việc tham gia kháng chiến đã trở thành hành động tự giác của nhân dân đặt dưới
sự lãnh đạo của Đảng. Ai cũng lo chuyện đánh giặc, mọi người dân đêu là chiến sĩ, khó phân biệt
được người dân với người lính, hậu phương với tiền tuyến. Đó là tính chất nhân dân trong chiến
tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều quan trọng trong việc tổ chức lực lượng toàn
dân đánh giặc là xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu. Lực lượng chính trị quần chúng là lực
lượng trong nhân dân được giác ngộ chính trị, đã hiểu rõ mục đích và đường lối kháng chiến của
Đảng, tham gia kháng chiến có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Họ tự nguyện tham gia các
tổ chức cứu quốc hoặc hoạt động theo các khẩu hiệu hành động của mật trận dân tộc thống nhất.
Qua các tổ chức của mặt trận, Đảng tuyên truyền, giáo dục đường lối kháng chiến cho nhân dân,
như Lênin nói: Việc quần chúng nhận thức được mục đích và nguyên nhân của cuộc chiến tranh có
một tầm quan trọng to lớn, đó là sự bảo đảm cho thắng lợi. Chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh
giặc, nhưng lực lượng vũ trang là nòng cốt, là lực lượng chủ yếu đánh bại lực lượng vũ trang của
địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng. Đảng chủ trương động viên và vũ trang toàn dân để xây
dựng lực lượng vũ trang của ta là lực lượng chính trị quần chúng được tổ chức và trang bị vũ khí ở
những mức độ khác nhau, tạo thành các thứ quân khác nhau. Tuy có sự khác nhau về trình độ và
trang bị, nhưng lực lượng vũ trang của ta có điểm thống nhất là đội quân tự nguyện, tự giác, chiến
đấu cho mục đích chính trị của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng luôn luôn xác đính lực
lượng vũ trang của ta là đội quân tình nguyện có tinh thần chiến đấu dũng cảm, phải có hình thức tổ
chức thích hợp để nâng cao hiệu suất chiến đấu và phù hợp với đối tượng tác chiến. Trong những
nǎm của cuộc kháng chiến, lực lượng vũ trang của ta được tổ chức dưới hai hình thức: vệ quốc quân
và dân quân (tự vệ và du kích). Hình thức tổ chức này phù hợp với điều kiện vật chất và trang bị vũ

khí lúc đó, phù hợp với phương thức tác chiến là tập kích, phục kích nhằm tiêu hao, tiêu diệt địch. Vệ
17
quốc quân và dân quân đã phối hợp chặt chẽ chiến đấu trong các thành phố, thị xã trong những
ngày đầu kháng chiến. Hiệu quả của sự phối hợp chiến đấu ngày càng cao như những trận chiến
đấu chống lại cuộc tấn công của địch vào chiến khu Việt Bắc tháng 10-1947. Để phát triển mạnh
chiến tranh du kích, tháng 5-1948, Đảng chủ trương phân tán hai phần ba bộ đội chủ lực thành các
đại đội độc lập về hoạt động ở các huyện. Các đại đội chủ lực độc lập này trở thành lực lượng cơ
động trên địa bàn huyện, đánh phá âm mưu bình định của địch, góp phần xây dựng lực lượng chính
trị và dân quân du kích. Từ kết quả hoạt động của các đại đội độc lập, Đảng quyết định thành lập bộ
đội địa phương vào tháng 8-1949. Như vậy, qua quá trình xây dựng và chiến đấu, lực lượng vũ trang
của ta đã hình thành ba thứ quân rõ rệt: dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực.
Qua thực tế chiến đấu, ba thứ quân là hình thức tổ chức thích hợp nhất để động viên và tổ chức toàn
dân đánh giặc. Ba thứ quân tạo nên sức mạnh tổng hợp bảo đảm đánh địch được liên tục, đánh địch
ở khắp nơi. Ba thứ quân được hình thành trong thực tế chiến đấu, phát triển từ thấp đến cao phù hợp
với sự phát triển của đấu tranh vũ trang du kích tiến lên vận động chiến và kết hợp các phương thức
tác chiến đó. Các tổ chức đó phối hợp được sức mạnh của bộ đội thường trực với quần chúng vũ
trang, kết hợp được lực lượng cơ động (bộ đội chủ lực) với lực lượng tại chỗ (bộ đội địa phương và
dân quân du kích) trong chiến tranh nhân dân. Cách tổ chức đó đã đưa cuộc kháng chiến phát triển
đúng hướng, càng đánh càng mạnh Sáng tạo ra hình thức tổ chức lực lượng vũ trang gồm ba thứ
quân là biểu hiện tinh thần độc lập tự chủ của Đảng ta. Lực lượng vũ trang với ba thứ quân phát huy
tác dụng mạnh mẽ khi biết phối hợp với lực lượng chính trị, biết sử dụng linh hoạt mọi vũ khí, mọi
hình thức và quy mô tác chiến, tạo thành sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân. Trong
những nǎm đầu kháng chiến, việc đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch được thực
hiện bằng các tiểu đội trung đội vũ trang tuyên truyền, các đại đội chủ lực độc lập sau đó mở các
chiến dịch nhỏ do tiểu đoàn hoặc trung đoàn chủ lực thực hiện. Trong các chiến dịch lớn, ta đánh
vận động, đánh công sự vững chắc bằng các đại đoàn bộ binh có các đơn bị kỹ thuật phối hợp. Tuỳ
tình hình cụ thể từng nơi, từng lúc, từng chiến trường, lực lượng vũ trang ta lựa chọn hình thức tác
chiến phù hợp, tạo ra nhiều cách đánh sáng tạo, mưu trí giành thắng lợi. Trong hoàn cảnh của nước
ta, việc giải quyết hậu cần nói chung và trang bị vũ khí cho lực lượng vũ trang nói riêng gặp không ít
khó khǎn. Để giải quyết khó khǎn đó, Đảng chủ trương phải dựa vào dân, có gì đánh nấy, tự trang

tự chế, đông thời tích cực lấy vũ khí của giặc để đánh giặc. Thực tế chiến đấu cho thấy, vũ khí thô sơ
có tác dụng lợi hại trong việc tiêu hao, tiêu diệt địch trong chiến tranh nhân dân. Chính vì vậy, trong
cơ cấu trang bị lực lượng vũ trang của ta đã luôn chú ý phối hợp giữa vũ khí tối tân và vũ khí thô sơ
nhằm nâng cao hiệu suất chiến đấu. Một khó khǎn phải giải quyết là vũ khí trang bị của chủ lực vũ
trang do nhiều nguồn và nhiều nơi sản xuất. Để phát huy hiệu lực của vũ khí trang bị, đòi hỏi bộ đội
ta phải có quyết tâm cao, cố gắng nắm vững và sử dụng thành thạo những trang bị hiện có, đồng
thời tích cực cải tiến vũ khí trang bị cho phù hợp với điều kiện chiến đấu của ta. Nhiều loại vux khí
được bộ đội ta cải tiến sử dụng linh hoạt, đã phát huy hiệu lực rất to lớn. Tất cả những điều đó góp
phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến.
2- Xây dựng cǎn cứ địa và hậu phương tại chỗ vững chắc là điều kiện hình thành thế trận
chiến tranh nhân dân rộng khắp
Nước ta hẹp lại dài, hai mặt giáp biển, phía bắc giáp Trung Quốc, mà lúc này Trung Quốc còn
trong tay chính quyền Tưởng Giới Thạch, nên dễ bị bao vây chia cắt. Để bảo đảm chiến đấu thắng
lợi, Đảng chủ trương xây dựng cǎn cứ đia và hậu phương tại chỗ vững mạnh, lấy nông thôn đồng
bằng và rừng núi làm địa bàn chiến lược trọng yếu. Đây là chủ trương đúng đắn và sáng tạo của
Đảng ta trong việc quán triệt tư tưởng của Lênin về vai trò của hậu phương trong chiến tranh. Khi
18
chuẩn bị kháng chiến, cả nước được chia làm 12 khu để thuận tiện cho việc chỉ đạo chiến tranh.
Bước vào cuộc kháng chiến, Đảng xác định ở Việt Nam có cǎn cứ địa vững chắc là lòng dân. Từ đó
có thể mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay cả ở sau lưng địch, trong lòng địch và
tổ chức cǎn cứ địa không những ở rừng núi mà cả ở đồng bằng". Với tinh thần đó, Đảng ta tích cực
củng cố những cǎn cứ đã có như Việt Bắc, khu IV và khu V, vùng Đồng Tháp Mười, đồng thời tích
cực xây dựng các làng chiến đấu, các cǎn cứ và khu du kích trong vùng tạm chiếm. ở nước ta không
hình thành "vùng đỏ", "vùng trắng", không lấy nông thôn bao vây thành thị, mà hình thành một hệ
thống cǎn cứ kháng chiến đa dạng ở cả vùng rừng núi, đồng bằng và thành phố. Nông thôn đồng
bằng là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Địch ra sức "bình định" vùng đồng bằng để
"lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt" Chúng xây dựng hệ thống đồn
bốt, cǎn cứ nhỏ ở ven đô thi, trục đường giao thông nhằm ngǎn chặn ta từ xa, tạo ra thế bao vây,
chia cắt vùng nông thôn để dễ kiểm soát. Ta quyết tâm giữ vùng nông thôn để xây dựng hậu phương
tại chỗ vững mạnh. Các làng chiến đấu và cǎn cứ du kích nằm xen kẽ với hệ thống đôn bốt địch. Tạo

thế đan xen nhau. Ta tích cực chiến đấu bảo vệ hậu phương ta, đồng thời cũng ra sức đánh phá hậu
phương địch, biến hậu phương địch thành tiền phương ta, không ngừng mở rộng hậu phương ta.
Công tác trong vùng địch kiểm soát và chiếm đóng đã trở thành một bộ phận rất quan trọng trong
toàn bộ công tác của Đảng ta. Công tác ấy phải nhằm mục đích giữ vững và nâng cao trình độ giác
ngộ và tinh thần quyết chiến của dân, lập lại và làm kiên cố các tổ chức quần chúng của Đảng, làm
rối ren và tan rã hàng ngũ địch, phá chính quyền địch, phá kinh tế địch, lập lại chính quyền ta Công
tác vận động binh lính địch được tiến hành với nhiều hình thức phong phú có hiệu quả cao. ở Nam
Bộ, ta lấy được nhiều đồn địch không tốn một viên đạn do vận động được binh lính nổi dậy. Chiến
tranh du kích được đẩy mạnh, từ việc chống càn, phá các cuộc hành quân của địch đánh vào hậu
phương ta đến vây đồn, diệt bốt giặc làm cho vùng kiểm soát của địch ngày càng thu hẹp, cǎn cứ
kháng chiến của ta ngày càng mở rộng. Tháng 10-1951, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng
lần thứ 2 (khoá II) đã ra nghị quyết về "Nhiệm vụ và phương châm công tác trong vùng tạm bị chiếm
và vùng du kích". Từ tổng kết thực tiễn, Hội nghị chỉ rõ: vùng du kích và vùng tạm bị chiếm là không
cố đính mà thường xuyên xen kẽ và biến đổi tuỳ theo sự phát triển lực lượng giữa ta và địch trong
chiến tranh. Công tác dân vận, vận động nguy binh và chiến tranh du kích là công tác chính, trong
đó "dân vận là công tác chính làm gốc cho mọi công tác khác. Tiến hành công tác dân vận thực chất
là xây dựng cơ sở chính trị trong nhân dân. Đây không chỉ là "tích trữ được lực lượng" để đẩy mạnh
kháng chiến, mà còn là đấu tranh giành dân, phá chính sách "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng
người Việt đánh người Việt" của địch. Nguyên tắc vận động quần chúng là :có lý, có lợi, đúng mức
nhằm đoàn kết nhân dân tham gia kháng chiến . Sau thắng lợi mở đầu đánh địch trong các thành
phố, thị xã ta rút hầu hết lực lượng vũ trang ra khỏi thành phố và thị xã, xây dựng chỗ đứng vững
chắc ở nông thôn đồng bằng và rừng núi, nhưng không bỏ thành phố, không lấy nông thôn bao vây
thành thị, mà để lại một lực lượng thích hợp làm nhiệm vụ tuyên truyền vũ trang, duy trì và phát triển
cơ sở chính trị trong thành phố, xây dựng "những cǎn cứ lõm" trong thành thị. Nhờ vậy, phong trào
đấu tranh ở các đô thị vẫn được duy trì. Từ các cơ sở trong nội thành, thuốc men, súng đạn và
những tin tức tình báo thường xuyên được cung cấp cho Chính phủ kháng chiến. Bằng lực lượng
nhỏ, tinh nhuệ, các chiến sĩ biệt động thọc sâu vào thành phố, đánh phá các cơ sở kỹ thuật và hậu
cần của địch. Nhiều kho xǎng dầu và vũ khí của địch bị thiêu huỷ, nhiều cầu cống bị đánh sập, ngǎn
cản giao thông của địch. Nhiều trận đánh nhằm vào bọn sĩ quan Pháp, tiêu biểu là trận đánh của
bốn chiến sĩ gái trong đội "du kích Minh Khai" tại khách sạn Magítxtích (Sài Gòn) diệt 30 sĩ quan

Pháp. Hình thức đấu tranh trong các đô thị rất đa dạng và phong phú như: kết hợp đấu tranh chính
trị với những hoạt động vũ trang phối hợp của các đội biệt động và công an, kết hợp hoạt động công
19
khai với hoạt động bí mật, hợp pháp với bất hợp pháp. Vận động binh lính phản chiến làm tan rã
nguy quân với hoạt động tẩy chay "Hội đông an dân", "Hội đồng chấp chính" nhằm làm tê liệt bộ
máy nguy quyền. Vừa tích cực đánh phá kho tàng, cơ sở hậu cần của địch, vừa tích cực chuẩn bị
thuốc men, vải sợi và các hàng hoá khác cung cấp cho kháng chiến và vùng giải phóng. Bằng những
hình thức đa dạng như thế, đã đưa người dân thành thị tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào công
cuộc kháng chiến, làm cho thực dân Pháp không yên ở chính nơi mà chúng cho là an toàn nhất. Tích
cực xây dựng cǎn cứ kháng chiến và hậu phương tại chỗ, Đảng coi trọng xây dựng cǎn cứ, hậu
phương chiến lược của cả nước. Căn cứ Việt Bắc được xây dựng thành cǎn cứ chiến lược của cuộc
kháng chiến. Để đáp ứng yêu cầu trước mắt của cuộc kháng chiến, và chuẩn bị tiền đề cho công
cuộc xây dựng kinh tế sau chiến tranh, nền kinh tế dân chủ nhân dân và chính quyền dân chủ nhân
dân được củng cố và xây dựng vững mạnh ở Việt Bắc. Tháng 10-1949, cách mạng Trung Quốc
thắng lợi, từ đầu nǎm 1950 các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với
chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tranh thủ điều kiện thuận lợi này, tháng 9-1950, ta chủ động
mở chiến dịch Biên giới nối thông chiến khu Việt Bắc với Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.
Từ đây, hậu phương kháng chiến của ta hình thành ba tầng: tại chỗ, cả nước và phe xã hội chủ
nghĩa, kết hợp tự lực tự cường với đoàn kết quốc tế. Dù có sự giúp đỡ quốc tế, nhưng Đảng ta vẫn
thường xuyên giáo dục quân và dân ta nêu cao tinh thần tự lực tự cường để xây dựng hậu phương
vững mạnh. Đảng vận động nhân dân tích cực sản xuất và tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông
nghiệp. Ngày 14-7-1949, Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô và những quy định về giảm tức, quy chế lĩnh
canh và tạm cấp ruộng đất cho nông dân., Đảng chủ trương tiến hành cải cách ruộng đất trong
vùng tự do nhằm xoá bỏ chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng,
nhằm bồi dưỡng sức dân, bồi dưỡng lực lượng kháng chiến. Phát triển lực lượng vũ trang gồm ba
thứ quân và xây dựng hệ thống cǎn cứ địa tại chỗ vững chắc là hai bộ phận cấu thành thế trận chiến
tranh nhân dân rộng khắp ở Việt Nam. Hai nhiệm vụ phát triển lực lượng vũ trang và xây dựng cǎn
cứ địa có quan hệ thúc đẩy nhau phát triển. Đảng ta đã giải quyết thành công mối quan hệ đó, đã
thực sự xây dựng "mỗi phố là một trận địa, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi người dân là một người
lính". Thành công này là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh của Đảng. Hình thành thế trận chiến tranh

nhân dân rộng khắp, mặt trận mở ra ở bất cứ nơi nào có bóng địch, ta mới có thể lấy yếu chống
mạnh, mới phát huy được mặt mạnh và cách đánh sở trường của ta. Địch không phát huy được mặt
mạnh và cách đánh sở trường của chúng. Địch muốn đánh nhanh thắng nhanh, song buộc phải
đánh lâu dài, nên ngày càng bị sa lầy và suy yếu địch muốn tập trung lực lượng đánh ta có chiến
tuyến, song buộc phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên cả nước. Địch không chỉ đánh với lực
lượng vũ trang của ta có tinh thần chiến dấu dũng cảm, mà phải đương đầu với cả một dân tộc Việt
Nam anh hùng, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Cuối cùng chiến tranh nhân dân Việt Nam đã đánh
thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
3- Xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc
Nhân tố đầu tiên quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là Đảng ta có
đường lối kháng chiến đúng đắn ngay từ đầu. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng
(22-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chi Minh (20-12-1946) và tác
phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng bí thư Trường Chinh (9-1947) là những vǎn kiện
có tính cương lĩnh chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến. Thời điểm ra đời của các vǎn kiện trên tự nói
lên ý nghĩa vô cùng quan trọng của đường lối kháng chiến. Trong tình thế của ta "bị đặt trước hai
đường: một là khoanh tay, cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do và độc
lập, Chúng ta đã chọn con đường thứ hai: "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,
20
nhất định không chịu làm nô lệ". Đây chính là cơ sở, là điểm xuất phát của đường lối kháng chiến,
nguồn gốc của thắng lợi sau này. Nhận thức đúng tương quan lực lượng và xu thế tất thắng của ta,
phát hiện những vấn đề có tính quy luật của chiến tranh nhân dân là một thành công lớn về chỉ đạo
chiến tranh của Đảng. Trước hết, Đảng chỉ rõ kẻ thù chính của ta là bọn thực dân phản động Pháp
đang dùng vũ lực cướp lại nước ta. Xác định chính xác đối tượng chủ yếu của kháng chiến là vấn đề
chiến lược quan trọng, cơ sở để tập hợp và xây dựng lực lượng. Mục đích của kháng chiến là giành
độc lập tự do, thống nhất thật sự cho Tổ quốc, thực hiện giải phóng dân tộc và phát triển chế độ dân
chủ nhân dân. Tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến là vì dân tộc độc lập và dân chủ tự do.
Mục đích và tính chất của cuộc kháng chiến thể hiện rõ quan hệ giữa chiến tranh và cách mạng.
Hình thức là đối đầu quân sự với thực dân Pháp xâm lược, nhưng thực chất là tiếp tục những nhiệm
vụ của Cách mạng tháng Tám. Tính chất triệt để và sức mạnh bên trong của kháng chiến là do tính
triệt để và sự phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân quy định. Giành độc lập

dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đã quy định đường
lối kháng chiến là chiến tranh nhân dân, là phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại, là
"vừa kháng chiến, vừa kiến quốc", tự lực tự cường kết hợp với đoàn kết quốc tế. Phương châm của
cuộc kháng chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Thực hiện phương
châm đó Đảng ta đã sử dụng được sức mạnh mọi mặt của toàn dân để khắc phục những khó khǎn
ban đầu tưởng chừng như không vượt nổi, đồng thời khai thác được sức mạnh của truyền thống, của
chính nghĩa chống chiến tranh phi nghĩa. Do đó, nước ta từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, khó
khǎn, thiếu thốn, tiến lên tự cung tự cấp đủ sức kháng chiến; có đội quân du kích phân tán xây dựng
được lực lượng vũ trang với ba thứ quân; có chính quyền non trẻ xây dựng thành chính quyền nhân
dân có uy tín và hoạt động có hiệu lực; và có một nền vǎn hoá với 90% số dân mù chữ trở thành một
nền vǎn hoá kháng chiến và cách mạng. Phương pháp cách mạng trong kháng chiến là xây dựng và
sử dụng sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân để đánh thắng chiến tranh xâm lược. Đó là
sức mạnh của đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh vũ trang là chủ yếu,
là kết hợp vận động ngụy quân với nổi dậy phá tề trừ gian làm tan rã nguy quyền ở cơ sở. Đó là sức
mạnh của du kích chiến tiến lên vận động chiến và phối hợp các hình thức tác chiến đó. Đó là sức
mạnh của hậu phương kết hợp với tiền tuyến, của chiến trường chính với các chiến trường phối hợp,
của nông thôn với thành phố. Để thực hiện đường lối kháng chiến đúng đắn trong thực tiễn, Đảng
đặc biệt quan tâm tới công tác xây dựng Đảng về tổ chức và tư tưởng. Trong điều kiện chiến đấu
ngày càng ác liệt liên lạc gặp nhiều khó khǎn, Đảng chủ trương xây dựng các "chi bộ tự động công
tác", phát huy tính chủ động sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp bộ đảng ở các khu, tỉnh,
thành v.v Tǎng cường quyền hạn cho Uỷ ban kháng chiến khu. Khi mất liên lạc, Uỷ ban kháng
chiến khu có toàn quyền điều khiển mọi mặt hoạt động ở địa phương theo đường lối của Đảng. Tǎng
cường lực lượng lãnh đạo, Đảng quyết định phát triển "lớp đảng viên tháng Tám", kết nạp công
nhân, nông dân, trí thức ưu tú và thanh niên dũng cảm trong quân đội. Sức chiến đấu của Đảng
được tǎng cường ở nông thôn, các đơn vị quân đội và các ngành công tác của chính quyền, các xí
nghiệp nhà nước hầu hết có chi bộ. Đến nǎm 1949, Đảng ta đã có hơn 70 vạn đảng viên. Tuy nhiên,
trong quá trình phát triển Đảng, có nhiều trường hợp không nắm chắc tính giai cấp của Đảng,
không thấu suốt tiêu chuẩn đảng viên, chưa coi trọng giáo dục nâng cao nhận thức về chủ nghĩa
cộng sản. Để làm tròn sứ mệnh lãnh đạo kháng chiến, Đảng luôn luôn nhất mạnh việc củng cố
Đảng và tǎng cường giáo dục đảng viên. Nǎm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các đồng

chí Bắc Bộ, Trung Bộ và viết cuốn Sửa đổi lối làm việc. Trong các tài liệu này, Người nhấn mạnh
việc giáo dục đạo đức cộng sản, bồi dưỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư, và
phương pháp công tác cho đảng viên, chống các biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, công
21
thần, ích kỷ, hẹp hòi, xa rời quần chúng. Việc đấu tranh với những tư tưởng sai lầm trong cán bộ,
đảng viên, đấu tranh với những biểu hiện hữu khuynh trong Đảng là một yêu cầu cấp thiết. Trong
thư gửi các đồng chí Bắc Bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Trong lúc này tư tưởng và hành
động của mỗi đông chí rất có quan hệ đến toàn quốc. Nếu một người sơ suất, một việc sơ suất là có
thể hỏng việc to, sai một ly đi một dặm". Trước những thiếu sót của cán bộ, đảng viên, việc chỉnh
đốn Đảng là cân thiết, là đúng. Củng cố phải đi đôi với phát triển, củng cố để phát triển và phát triển
nhằm củng cố Đảng. Nhưng, tháng 9-1950, Đảng quyết định tạm ngừng phát triển Đảng để củng
cố. Chủ trương này được thực hiện một cách nhất loạt và kéo dài. Việc đóng cửa Đảng vào lúc
kháng chiến đang quyết liệt và quần chúng đã được thử thách qua chiến đấu nên có ảnh hưởng lớn
đến sự lãnh đạo của Đảng. Trong khi đó, thắng lợi về mặt ngoại giao và sự phát triển của chiến
tranh du kích đã làm cho một số cán bộ, đảng viên có nhận thức lệch lạc về tình hình, nóng vội muốn
giành thắng lợi ngay. Có nơi động viên nhân tài vật lực quá mức, ảnh hưởng đến đời sống và sản
xuất của nhân dân; khi thực hiện chủ trương "chuẩn bị để chuyển mạnh sang tổng phản công",
không chú ý đây đủ đến việc bảo vệ cơ sở đảng và cơ sở quần chúng trong thành phố. Trung ương
Đảng kịp thời uốn nắn những tư tưởng và hành động sai lệch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư phê
bình cán bộ liên khu IV sai lầm trong việc thực hiện chính sách động viên. Tổng bí thư Trường -
Chinh viết bài: Nhận định đúng, hành động đúng, phê phán tư tưởng nóng vội và tư tưởng bi quan
ngại khó, đồng thời vạch ra phương hướng đúng về xây dựng lực lượng vũ trang, về tổng động viên,
về công tác vùng sau lưng địch. Đến nǎm 1951, tình hình thế giới và trong nước có những chuyển
biến quan trọng, đặt ra những yêu cầu cấp bách, đòi hỏi Đảng ta phải giải quyết những vấn đề lý
luận và thực tiễn để đưa cách mạng tiến lên. Từ sau Cách mạng tháng Tám, một số vấn đề cơ bản về
chiến lược, sách lược cần phải xác định. Cuộc kháng chiến trong thời kỳ mới đặt ra nhiều vấn đề
lớn: tổ chức hậu phương, bảo đảm tác chiến tập trung trên quy mô lớn, nâng cao sức chiến đấu của
bộ đội, tǎng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kháng chiến và xây dựng Đảng trong tình hình
mới. Những vấn đề ấy được làm rõ trong Đại hội đại biểu toàn quốc lân thứ II của Đảng tháng 2-
1951. Nội dung quan trọng của Đại hội là xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam

trong giai đoạn mới và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đồng thời, đề ra
hai nhiệm vụ cụ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau là đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và
Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam. Đại hội khẳng định tư tưởng chiến
lược là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc va chủ nghĩa xã hội đã nêu trong Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng (1980) là đúng đắn. Đại hội đã phát triển và cụ thể hoá tư tưởng chiến lược đó theo hướng:
"Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, do nhân dân lao động làm động lực, cách mạng đó
không chỉ giải quyết những nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến, mà còn phát triển chế độ dân chủ
nhân dân một cách mạnh mẽ, đông thời gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, tạo điều kiện tiến lên
chủ nghĩa xã hội" Đại hội cũng xác định phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam đại thể
qua ba giai đoạn: độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội. ở giai đoạn đầu, nhiệm vụ
giải phóng dân tộc bao gồm cả nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong kiến. Sự "mô hình hoá"
và sự khẳng định nguyên tắc chỉ đạo chiến lược trên đánh dấu bước tiến mới của Đảng về nhận thức
quy luật cách mạng ở nước thuộc địa nửa phong kiến, giải quyết đúng mối quan hệ có tính quy luật
giữa nhiệm vụ trước mắt và xu hướng tiến lên của cách mạng. Đại hội cũng thảo luận và quyết định
những nội dung cơ bản về xây dựng và củng cố chính quyền, quân đội, mặt trận dân tộc thống nhất,
phát triển kinh tế, vǎn hoá, nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Sau thành công của
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng và sự giúp đỡ quốc tế có mạnh hơn trước, trong
Đảng ta xuất hiện một số nhận thức không đúng như ỷ lại vào bên ngoài, hoặc lạc quan tếu, muốn
thắng nhanh, không thấy hết tính phức tạp, trường kỳ, gian khổ của cuộc kháng chiến. Để uốn nắn
22
những nhận thức sai, nâng cao tinh thần tự lực tự cường, nǎm 1952, Đảng tổ chức "Cuộc vận động
chỉnh Đảng". Đây là một cuộc đấu tranh phê bình và tự phê bình nghiêm túc nhằm thống nhất nhận
thức, đoàn kết nội bộ, xây dựng tư tưởng tự lực tự cường, kháng chiến lâu dài trong cán bộ, đảng
viên, làm rõ yêu cầu giữa vấn đề dân tộc và dân chủ. Nhưng trong tổ chức cuộc vận động chỉnh
Đảng cũng đã mắc một số khuyết điểm. Thiếu sót của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của
Đảng là tuy có nêu vấn đề thực hiện từng bước chính sách ruộng đất, nhưng không khẳng định chủ
trương thực hiện cải cách ruộng đất nguy trong kháng chiến khi yêu cầu của cuộc kháng chiến đặt
ra. Để khắc phục thiếu sót đó, tháng 11-1953, Đảng ban hành cương lĩnh ruộng đất và quyết định
tiến hành cải cách ruộng đất trong vùng tự do. Cương lĩnh ruộng đất và chủ trương tiến hành cải
cách ruộng đất trong kháng chiến là đúng, đã thúc đẩy cuộc kháng chiến phát triển mạnh mẽ.

Nhưng trong khi tổ chức thực hiện, ta đã mắc sai lầm giáo điều, rập khuôn, mở rộng diện đấu tranh
quá mức. Quá trình xây dựng Đảng trong kháng chiến tuy còn một số thiếu sót, khuyết điểm, nhưng
trên cơ sở đường lối chính trị đúng đã làm tốt công tác tổ chức và công tác tư tưởng của Đảng xây
dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc, thực sự là nhân tố quyết định thắng lợi
của cuộc kháng chiến.
TỔNG KẾT
Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ
nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở
mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông
Dương; đã làm thất bại âm mưu mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh
lập lại hoà bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên
chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào
dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở
rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân
Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống
thuộc địa của thực phân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói:
"Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng
mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các
lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới".

 HẾT 
23
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
1. Nguyễn Thị Diễm Hương (nhóm trưởng)
2. Lộc Thị Như Lan
3. Trịnh Thị Lên
4. Phạm Thị Lan
5. Võ Nguyễn Đăng Khoa

6. Phan Tuấn Kiệt
7. Ngô Thị Kiều My
8. Trần Quang Lộc
24

×