Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Skkn một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.27 KB, 23 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT VĂN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4

Người thực hiện: Vũ Thị Thu Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Lộc
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng việt

HẬU LỘC NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phân loại học sinh theo nhóm năng lực học ngay từ những


tiết học đầu tiên.
2.3.2. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập (rèn kĩ năng nhận
diện đặc điểm thể văn và phân tích đề bài).
2.3.3. Tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả bằng cách sử
dụng sơ đồ tư duy.
2.3.5. Giúp học sinh luyện viết từng phần của bài văn miêu tả.
2.3.6. Hướng dẫn cho học sinh về cách dùng từ, đặt câu và sử
dụng một số biện pháp nghệ thuật khi viết văn.
2.3.7. Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức văn học tích lũy
được qua phân môn Tập đọc và các môn học khác để làm giàu vốn từ
ngữ cho văn miêu tả.
2.3.8. Thực hiện nghiêm túc tiết Trả bài Tập làm văn.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.

skkn

Trang

1
2
2
2
2
3
5
5

6
6
10
11
14
17
18
19
20
20


1

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong chương trình giáo dục tiểu học, mơn Tiếng Việt có vị trí rất quan
trọng. Bởi nó giúp hình thành và phát triển những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
(nghe, nói, đọc, viết) để học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt
động của lứa tuổi. Thông qua dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho
học sinh các thao tác của tư duy; giúp cho các em nắm được những kiến thức sơ
giản của Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người,
về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngồi. Môn Tiếng Việt, cũng như những
môn học khác ở Tiểu học, học sinh biết được những tri thức khoa học ban đầu,
những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức,
hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
Khi học Tiếng Việt các em được bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, con
người, yêu cái đẹp và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng
Việt. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mơn Tiếng Việt ở Tiểu học
nói chung và Tiếng Việt lớp 4 nói riêng. Cùng với mơn Tốn và một số mơn học

khác, những kiến thức của Tiếng Việt sẽ là hành trang trên bước đường đưa các em
đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vơ tận
của lồi người. Tiếng Việt ở lớp 4 được dạy và học thơng qua các phân mơn: Tập
đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Trong đó phân mơn
Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn
là phân môn thực hành tổng hợp của tất cả các phân mơn thuộc mơn Tiếng Việt.
Chính vì thế, dạy và học phân môn Tập làm văn là một vấn đề tương đối khó ở
Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng.
Trong chương trình lớp 4, các em được học phân môn Tập làm văn - thể
loại văn miêu tả với các kiểu bài: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả lồi
vật. Q trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn văn
là cơ hội để học sinh mở rộng vốn từ, nói lên tâm tư tình cảm của mình, mở rộng
vốn hiểu biết về cuộc sống. Để viết bài văn hay, sinh động, hấp dẫn, các em phải
biết cách diễn đạt trôi chảy, đủ ý, biết sử dụng các từ láy, từ ghép, biết sử dụng
các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hố. Thể loại văn miêu tả địi hỏi các em
phải sử dụng vốn ngơn ngữ của mình để miêu tả đặc điểm nổi bật của đối tượng
mình chọn tả. Phải biết sử dụng vốn kiến thức tổng hợp của môn Tiếng Việt để
vận dụng vào làm văn.
Qua thực tế dạy học tôi nhận thấy, học sinh chưa nhận thức được hết tầm
quan trọng của việc quan sát, tìm ý, viết văn,… nên chất lượng giờ dạy Tập làm
văn miêu tả còn hạn chế, đa phần các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các
chi tiết, các bộ phận của sự vật theo gợi ý của thầy, cơ một cách máy móc, khn
mẫu. Bên cạnh đó, vốn từ ngữ của các em cịn nghèo nàn nên các em còn lúng túng
trong cách diễn đạt, tìm ý, viết câu, đoạn, … dẫn đến kết quả mơn phân mơn Tập
làm văn cịn nhiều hạn chế.
Trong thực tế giảng dạy Tập làm văn, bản thân người giáo viên là người
hướng dẫn đơi khi cũng cảm thấy cịn lúng túng, bí từ và khơng biết phải hướng
dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh, có cảm xúc.

skkn



2

Bản thân tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để cho học sinh thích làm
văn, làm thế nào để các em viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động; làm thế
nào để nâng cao chất lượng bài dạy và giúp các em rèn luyện kĩ năng sản sinh
văn bản, tạo điều kiện cho học sinh tự tìm và tự thể hiện những ý kiến, suy nghĩ
của mình một cách độc lập, chủ động khơng máy móc, rập khn,...
Vì tất cả những lí do trên tơi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp rèn
kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Xác định các biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4 để các
em viết các bài văn miêu tả hay hơn, hấp dẫn hơn.
- Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập làm văn kiểu bài văn miêu tả
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học mơn Tiếng Việt nói chung và phân mơn Tập làm
văn lớp 4 nói riêng ở trường Tiểu học Thành Lộc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu các giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
- Giáo viên và học sinh khối 4 trường Tiểu học Thành Lộc - Hậu Lộc - Thanh
Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu vấn đề trên, tôi chủ yếu dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp thống kê.

2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Khái niệm về “miêu tả” và “văn miêu tả”.
Miêu tả: Miêu tả là nêu lên các đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng
cách làm cho các sự vật, hiện tượng đó hiện lên trực tiếp (tái hiện) trước mắt
người đọc (người nghe) một cách cụ thể, sống động, chân thật khiến cho người
ta hình dung được sự vật, sự việc đó.
Văn miêu tả: Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình
dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong
cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
Như vậy, văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói, chữ viết có hình ảnh và cảm
xúc làm cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét về người, vật,
cảnh vật sự việc như vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay khơng phải
thể hiện chính xác, rõ nét, sinh động đối tượng miêu tả mà cịn thể hiện trí tưởng
tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng miêu tả.

skkn


3

2.1.2 Đặc điểm văn miêu tả:
Cũng như thể loại miêu tả nói chung, văn miêu tả giúp các em biết dùng
từ ngữ để tái hiện hình ảnh, đặc điểm bên ngoài của đồ vật, cây cối hay con
vật,... nhằm giúp người đọc, người nghe như đang tận mắt được thấy đối tượng
được tả dần hiện ra qua từng con chữ. Vì vậy khi làm văn miêu tả, điều quan
trọng là phải biết quan sát và dẫn ra được đặc điểm bên ngoài, những hoạt động
tiêu biểu nhất của đối tượng được miêu tả chứ khơng phải chỉ nói chung chung.
Nói cách khác văn miêu tả không chỉ đơn thuần giúp học sinh biết cảm thụ văn
học, biết dùng từ ngữ để vẽ lên một đồ vật, cây cối, con vật như thực mà cịn

hình thành ở các em tình cảm yêu thương, yêu cái thiện, yêu cuộc sống.
Văn miêu tả vừa quan trọng lại vừa khó. Quan trọng vì nó giúp học sinh
quan sát, khắc họa và đánh giá một đồ vật, cây cối hay con vật mà các em tiếp
xúc trong cuộc sống; biết tỏ thái độ yêu ghét đúng mức tức là tự bồi dưỡng được
những tình cảm đạo đức tốt đẹp của chính mình. Miêu tả khó vì phải biết chọn
lọc những chi tiết thật nổi bật, sâu sắc, đặc trưng của đối tượng ,… Hơn thế nữa,
bài văn miêu tả thành công nhất là ở chỗ nó tơ đậm một vài nét đặc sắc làm cho
người ta phân biệt rõ đối tượng được tả với những đối tượng khác. Chính vì vậy,
việc hình thành và rèn luyện kỹ năng làm tốt văn miêu tả cho học sinh là một
yêu cầu rất cần thiết.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng việc dạy - học văn miêu tả ở lớp 4.
Năm học 2021-2022, tôi được phân công dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp
4B. Trong dạy học, tơi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Đối với giáo viên.
*Ưu điểm: Phần lớn giáo viên rất nhiệt tình trong cơng tác, tận tâm đối
với học sinh. Giáo viên được tập huấn về nội dung chương trình mới ở phân
mơn tập làm văn nên cơ bản nắm vững nội dung chương trình, phương pháp
giảng dạy phân môn tập làm văn cũng như các kiểu bài văn miêu tả. Bên cạnh
đó, giáo viên soạn bài, lập kế hoạch bài học chu đáo trước khi lên lớp.
*Nhược điểm: Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy:
- Một số giáo viên chưa chú trọng hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiết khi
dạy văn miêu tả. Cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh ít, chưa chú trọng hướng dẫn
cách sử dụng các biện pháp tu từ khi viết văn, đôi khi cảm thấy lúng túng và
không biết hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, giàu
hình ảnh, có cảm xúc thực sự.
- Một số giáo viên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu sâu các kiến thức của
bài dạy, đa phần chỉ lệ thuộc vào sách hướng dẫn.
b. Đối với học sinh.
*Ưu điểm: Đa số các em biết viết một bài văn miêu tả đủ ba phần; một số

bài văn của các em viết có cảm xúc nên rất sinh động và nổi bật hơn hẳn. Các
em học sinh chăm học; ham hiểu biết, tìm tịi và sáng tạo; đa số học sinh rất
thích học văn miêu tả, thích tham khảo qua các sách, báo và tài liệu.

skkn


4

*Nhược điểm:
- Các em phân định các phần trong mỗi bài viết chưa rõ ràng, nhiều em còn chưa
phân biệt được đâu là mở bài, thân bài, kết bài. Các em chưa biết cách trình bày
một cách mạch lạc, gãy gọn thành các đoạn nên bài viết các em diễn đạt lộn xộn,
thiếu logic, sáng tạo.
- Một số em làm bài có bố cục 3 phần nhưng lại quá nghèo về ý và vốn từ, diễn
đạt lủng củng. Khi đọc các bài đó, người đọc có cảm giác là các em đang liệt kê
các sự vật, sự việc chứ không phải là các em đang tả.
- Một số bài lại được viết theo một cơng thức cho sẵn, khơng có sự sáng tạo làm
cho bài văn trở nên khô khan và nhàm chán. Các em chưa biết cách trau chuốt,
gọt giũa lời văn, câu văn cho bóng bẩy, mang tính “nghệ thuật”, mà đa số các
em “nghĩ sao thì viết vậy”.
- Các em chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ, các từ ngữ gợi tả, gợi
cảm. Đặc biệt các em dùng từ lặp nhiều, chủ yếu là liệt kê các bộ phận của sự
vật, con vật, cây cối. Bởi vậy bài văn thường cộc lốc, lủng củng, khơ khan.
Ví dụ: Khi miêu tả chiếc cặp sách của mình hay của bạn đã có học sinh
viết: “Chiếc cặp của em có hình chữ nhật chiều dài ba gang tay, chiều rộng một
gang tay” hay khi tả con lợn con, một học sinh đã viết “Con lợn của em to bằng
quả bí, cái đi như cái vịi bơm xe đạp”.
- Vốn sống, vốn kiến thức văn của học sinh nhất là học sinh vùng nơng thơn cịn
hạn chế. Đa số các em là con gia đình nơng nghiệp, đơng con nên chưa có điều

kiện chăm lo cho việc học tập của con cái.
- Nhiều em còn phụ thuộc văn mẫu nên đối với mỗi đề bài sẽ cho các bài văn na
ná giống nhau hoặc giống nhau do sao chép văn mẫu. Với cách học ấy, các em
không có cảm xúc gì về đối tượng miêu tả, miêu tả hời hợt, thiếu cái hồn, cái
riêng, thiếu cái chân thực, cái hồn nhiên ngây thơ của tuổi học trò.
2.2.2. Kết quả của thực trạng.
Trong năm học 2021 - 2022 tơi đã nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề viết văn
miêu tả ở học sinh khối 4, Trường Tiểu học Thành Lộc. Trong tuần 16 tôi đã
khảo sát thực tế học sinh với đề bài văn: “Em hãy tả một đồ chơi mà em thích.”
ở lớp 4B, do tơi chủ nhiệm và giảng dạy. Kết quả đạt được như sau:
Thời điểm
khảo sát
Học kì I
(Tháng 2/2021)

Sĩ Điểm 9 -10
số SL
%
31

9

29.0

Điểm 7- 8
SL
%
8

25,8


Điểm 5- 6
SL
%
8

25,8

Dưới 5
SL
%
6

19,4

Qua khảo sát chất lượng và tìm hiểu thực tế cho thấy chất lượng bài văn
của học sinh còn thấp là do các nguyên nhân sau:
- Qua dự giờ đồng nghiệp, tôi thấy một số giáo viên chưa chú trọng đến việc
giúp học sinh tích lũy vốn từ. Khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết cho học
sinh còn hạn chế, cách dạy còn đơn điệu.
- Nhiều học sinh kiến thức các lớp dưới chưa chắc thì càng lên các lớp trên sẽ
càng khó khăn khi học Tiếng Việt, dẫn đến các em chán nản, khơng thích học
Tiếng Việt.

skkn


5

- Phần lớn học sinh tiểu học ít quan tâm đến việc đọc và có đọc thường là truyện

tranh, sự hấp dẫn của các trò chơi GAMES hoặc các trang WEB hấp dẫn khác
trên INTERNET khiến các em quên đi sự đa dạng của thế giới thiên nhiên xung
quanh: ruộng đồng, cây cỏ, con vật,... Đây là thế giới có khả năng làm phong
phú tâm hồn tuổi thơ và rèn luyện óc quan sát, nhận xét,...
- Học sinh chưa biết cách quan sát đối tượng miêu tả và thiếu khả năng tổng hợp
vấn đề. Bên cạnh đó học sinh cịn thiếu sự tưởng tượng, ít cảm xúc về đối tượng
miêu tả, vốn ngơn ngữ cịn ít, dùng từ chưa chính xác, chưa biết sử dụng các
biện pháp nghệ thuật trong miêu tả cũng như các em chưa biết dùng từ ngữ có
giá trị gợi tả, giàu cảm xúc. Nhiều em chưa xác định trọng tâm yêu cầu của đề
nên khi nói, viết lan man. Bố cục rời rạc, khả năng liên kết câu, đoạn cịn hạn
chế, rất ít các bài văn sinh động.
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giờ dạy.
Để giúp các em học sinh lớp 4 làm văn miêu tả được tốt hơn, tôi đã mạnh dạn
vận dụng một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4B năm
học 2021 – 2022 góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Phân loại học sinh theo nhóm năng lực học ngay từ những tiết học
đầu tiên.
Trong thực tế, nhận thức của học sinh Tiểu học và đặc biệt là học sinh lớp
4 ở cùng lứa tuổi thường có những vấn đề tương đồng, song trong cùng một môi
trường học tập việc lĩnh hội kiến thức của mỗi em có mức độ phân hóa khác
nhau. Cùng một lượng kiến thức được dạy trong cùng một thời gian nhưng có
em học rất nhanh, có em lại chậm hơn. Vì thế để đảm bảo duy trì và phát huy
chất lượng của học sinh, người giáo viên cần phải quan tâm đến biện pháp cụ thể
để giúp đỡ từng đối tượng học sinh.
Đối với biện pháp này ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành kiểm tra khảo
sát đánh giá nhận thức của các em, để biết được em nào nhận thức tốt em nào
khá và em nào cịn chậm. Sau đó tơi chọn lọc được nhóm học sinh yếu về phân
mơn Tập làm văn để có phương pháp theo dõi giúp đỡ các em suốt quá trình học
tập. Như chúng ta đã biết dạy học phân hóa là dạy đến từng đối tượng học sinh,

phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm
phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có.
Sau ít nhất một tháng tơi phải xác định được học sinh tơi dạy có những
nội dung nào thực hiện tốt, nội dung nào còn hạn chế, …. Và những nhận xét kết
luận ấy còn phải được bổ sung thường xuyên trong suốt học kỳ, suốt năm học.
Yêu cầu đặt ra là giáo viên phải hiểu thực sự trình độ người học: Em nào
viết tốt, viết khá tốt, bài viết đạt đủ ý, bài viết thiếu các ý theo nội dung bài.
Điều đó làm cơ sở, làm điểm xuất phát cho bài soạn, cho lượng kiến thức,
cho phương pháp dạy mỗi bài. Để làm được điều này bên cạnh xây dựng bài
soạn theo chuẩn kiến thức quy định, cá nhân tôi linh hoạt trong việc xây dựng,
chia nhỏ các nội dung thành các hoạt động cá nhân, nhóm. Các phần được thiết
kế trên cơ sở học sinh làm bài cá nhân, trao đổi nhóm đơi và thảo luận trong
nhóm 4 trước khi trả lời trước lớp. Với cách chuẩn bị và tổ chức linh hoạt như

skkn


6

trên bản thân tơi nhận thấy sự phân hố học sinh khá hiệu quả qua đó nhận biết
năng lực thật sự của học sinh để có biện pháp hỗ trợ, kiểm tra đánh giá sát thực.
2.3.2. Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập (rèn kĩ năng nhận diện đặc
điểm thể văn và phân tích đề bài).
         Đây là định hướng đầu tiên để học sinh hệ thống lại các đặc điểm, yêu cầu
của thể loại văn cần tả. Từ đó, xác định bố cục bài văn và dàn ý của bài văn cần
tả, rèn cho các em có thói quen và kĩ năng nhận diện thể loại văn cũng như kĩ
năng phân tích đề bài.
Ví dụ: Đề bài “Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của em”
- Giáo viên cần giúp học sinh xác định đúng thể loại văn bằng cách đưa ra các
gợi ý để học sinh lựa chọn (văn kể chuyện, văn miêu tả hay viết thư).

- Sau khi học sinh xác định đúng thể loại văn miêu tả thì giáo viên sẽ giúp học
sinh xác định đề bài trên thuộc kiểu bài tả đồ vật bằng cách đặt ra câu hỏi: Các
em hãy cho cô biết đề bài trên tả đồ vật, tả cây cối hay tả con vật?
- Khi học sinh xác định được kiểu bài văn: tả đồ vật, giáo viên giúp học sinh xác
định yêu cầu của đề bài: Tả cái gì? (Tả cái bàn học ở lớp hay ở nhà của
em). Việc làm này giúp học sinh nhận ra rằng: đồ vật các em cần tả là một cái
bàn học ở lớp hay ở nhà của em chứ không phải là tả những cái bàn học khác.
Đây là bước rèn cho học sinh kĩ năng phân tích đề bài.
- Bước tiếp theo, giáo viên có thể đưa ra một số đề bài tương tự yêu cầu học sinh
nhận diện thể văn và phân tích đề bài để xác định yêu cầu: Tả cái gì?
          Ví dụ: Đề bài: “Tả chiếc cặp sách của em” hay đề bài: “Tả chiếc áo em
mặc đến lớp hôm nay”,…
          Với các đề bài này, học sinh phải xác định được: thể loại văn là văn miêu
tả (tả đồ vật) và các em tả chiếc cặp của mình chứ khơng phải tả chiếc cặp của
bạn, tả chiếc áo mà các em mặc đến lớp hôm nay chứ không phải chiếc áo nào
khác.
Học sinh xác định được đối tượng miêu tả tức là đã có kĩ năng phân tích
đề bài.
2.3.3. Tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả.
Dạy cho học sinh kĩ năng quan sát là yêu cầu quan trọng khi viết văn
miêu tả. Muốn quan sát tốt học sinh phải nắm được phương pháp quan sát. Mục
đích quan sát là để tìm được hình dạng, màu sắc, âm thanh tiêu biểu từ cảm xúc
của người đối với sự vật. Vì vậy để học sinh biết cách quan sát tốt, cần chú ý
những vấn đề cơ bản sau:
2.3.3.1. Hướng dẫn học sinh quan sát bằng nhiều giác quan:
* Dùng mắt để quan sát
Dùng mắt quan sát để nắm được màu sắc, hình thức sự vật, có thể phát
hiện ra nhiều nét độc đáo tinh tế của sự vật.
Đối với đề bài “Tả chiếc áo em mặc đến lớp hơm nay” có học sinh đã
quan sát cái áo tỉ mỉ, tinh tế từ hình dáng, đường khâu, hàng khuy, cái cổ, cái

măng sét đến cảm giác khi mặc áo, chân thật giản dị và gần gũi, đã tạo nên cái
áo thật ấn tượng, sâu sắc, đầy cảm xúc.

skkn


7

Ví dụ: Đoạn văn tả cái áo của em Nguyễn Thùy Châu lớp 4B viết như
sau: “Áo của em được may bằng loại vải cốt tông, màu trắng tinh.  Tay áo ngắn,
bên trái có gắn một cái lơ-gơ nho nhỏ, xinh xinh màu hồng tím, trên đó có ghi rõ
tên trường, tên lớp và cả tên em nữa. Cổ áo cứng luôn được xếp gọn gàng như
muốn bảo vệ, chở che chiếc khăn quàng đỏ đầy ý nghĩa. Bốn chiếc cúc áo màu
trắng đục được đính ngay ngắn thẳng một hàng. Trên mỗi chiếc cúc có bốn lỗ
nhỏ để xỏ chỉ đính vào áo cho vững chắc. Chiếc áo này tuyệt lắm! Vào những
ngày hè nóng nực, mặc áo vào em có cảm giác khơ thống dễ chịu vơ cùng.”
Trong q trình hướng dẫn học sinh, tơi u cầu các em quan sát các sự
vật bằng mắt để nhận thấy những màu sắc, hình khối, nét đặc sắc của đối tượng.
Với đề bài: “Tả một cây ăn quả mà em yêu thích”. Quan sát bằng mắt,
các em thấy được tầm thước của cây cao như thế nào, tán lá, lá ra sao? Màu sắc,
hình dáng của hoa, quả (khi cịn nhỏ, đến khi chín),...
* Cảm nhận bằng tai
Dùng tai nghe được âm thanh, nhịp điệu và gợi cảm xúc. Dùng tai khi
quan sát để bổ trợ cho việc miêu tả đối tượng một cách cụ thể hơn, sinh động
hơn.
Ví dụ: Để tả tốt về chiếc cặp thì ngồi quan sát bằng mắt, tôi yêu cầu các
em lắng nghe âm thanh phát ra từ chiếc khóa cặp để tìm cụm từ ngữ diễn tả
thích hợp.
* Cảm nhận bằng mũi:
Cảm nhận bằng mũi sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về đối tượng, từ đó

biết chọn ra những nét tinh tế của sự vật, chẳng hạn:
- Qua mùi thơm: “phưng phức” ta hiểu ngay mùi thơm của da mới (tả cái
cặp), mùi giấy mới (tả quyển vở, quyển sách), mùi quả chín (tả cây ăn quả - quả mít)
Nếu quan sát (cảm nhận) bằng mũi một cách tinh tế thì chúng ta sẽ phân
biệt được các mức độ khác nhau về mùi thơm đó. Từ đó sẽ lựa chọn từ ngữ diễn
tả sự vật một cách chính xác tinh tế như: mùi ở gần thì “nồng nặc, sực nức...”,
mùi ở xa thì “phảng phất, thoang thoảng”.
Trong viết văn, thì cảm nhận bằng mũi được các nhà văn sử dụng rất tinh
tế và diễn tả thật hấp dẫn như “Hương thảo quả ngọt cũng thơm nồng”, “Hương
thơm đậm, ủ trong từng nếp áo, nếp khăn”, “Chẳng có thứ quả nào hương thơm
lại ngây ngất kỳ lạ đến thế” (trong “Mùa thảo quả” của nhà văn Ma Văn
Kháng).
* Cảm nhận bằng vị giác, xúc giác:
Trong miêu tả có những đối tượng ngồi việc miêu tả bằng cách quan sát
trên thì cần giúp học sinh cảm nhận bằng xúc giác, vị giác.
Ví dụ: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi,
béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ
đến kì lạ.” (Mai Văn Tạo). “Hai bàn tay xoa vào má cứ ráp ráp, khơng hiểu vì
sao Bình rất thích.”(Nguyễn Thị Xun).
Tóm lại muốn tái hiện các sự vật, hiện tượng, cách quan sát tốt nhất là
phải dùng nhiều giác quan thì kết quả bài văn mới phong phú, mn hình mn
vẻ.

skkn


8

2.3.3.2. Lựa chọn trình tự quan sát:
Tơi hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát thích hợp, cụ thể:

*Trình tự khơng gian: Tơi thường hướng dẫn học sinh quan sát từ bao
quát đến quan sát chi tiết từng bộ phận, quan sát theo trình tự từ trái sang phải
hay từ trên xuống dưới, hay từ ngoài vào trong, nhìn từ xa lại gần....và ngược
lại,...
Ví dụ: Khi tả cái cặp: Tôi luôn hướng dẫn học sinh quan sát đặc điểm
chung của cái cặp rồi quan sát các bộ phận từ ngồi vào trong, cái cặp có màu
gì, hình gì,… Nó có mấy ngăn. Các ngăn đó em đựng như thế nào?...
Ví dụ: Khi tả cây bàng: Tơi hướng dẫn học sinh cách quan sát cây bàng ở
sân trường:
- Em thấy nhìn từ xa, hình dáng cây thế nào? (dáng cây thẳng, có 3 tán lá, cây
cao ngang tầng 2 của ngôi nhà, trông giống như một cái ô khổng lồ)
- Khi đến gần các bộ phận: gốc, rễ, thân, cành, tán, lá, hoa, quả ra sao? (có nhiều
rễ cây to nhỏ nổi lên mặt đất; vỏ cây màu nâu mốc, sờ vào thấy sần sùi, ram
ráp, sù sì như da cóc; tán lá trịn, rất to, có nhiều tầng, có mấy chú chim đang
chuyền cành…)
Sau khi học sinh quan sát xong tôi cho học sinh ghi lại những điều mình
quan sát bằng ngơn ngữ của các em. Lưu ý học sinh cần ghi lại những đặc điểm
cơ bản của cây vừa quan sát.
* Trình tự thời gian: Miêu tả theo trình tự thời gian ngồi việc tạo cho bài văn
logic còn lột tả được đặc điểm của sự vật.
Chúng ta cùng nhìn lại cách “Tả lá bàng” của Đồn Giỏi: “Mùa xuân, lá
bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng
xuyên qua chỉ cịn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả màu vàng đục, ấy là mùa
thu. Sang đến những ngày cuối đơng, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp
riêng…”
Để rèn luyện cho học sinh lớp quan sát tốt, bản thân tôi rất chú ý đến vấn
đề này. Chẳng hạn tôi đã tiến hành hướng dẫn các em quan sát cây phượng trong
sân trường theo trình tự thời gian như sau:
- Mùa đông cây phượng thế nào? (cây gầy guộc, tưởng như đã chết, cành khẳng
khiu, trụi lá, đứng trơ trọi…)

- Sang xuân cây ra sao? (Từ những cành cây khẳng khiu, gầy guộc ấy mầm non
thi nhau nhú lên, cây đâm chồi, nảy lộc, rồi phượng ra lá...Cây như trẻ lại tràn
đầy sức sống)
- Khi mùa hè đến? (Lúc bắt đầu ra hoa, thời điểm hoa nở rộ, thời kì hoa nhạt
màu, quả phượng như thế nào?)
Để miêu tả theo trình tự thời gian học sinh đã có sự quan sát, bằng vốn
sống của học sinh các em tự tổng hợp lại dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Tôi
cũng hỗ trợ thêm cho các em bằng hệ thống câu hỏi, tranh ảnh, những đoạn
video, clip về sự phát triển của cây theo thời gian.
2.3.3.3. Tìm ra được nét riêng biệt, nét tiêu biểu, nét độc đáo của sự vật.
Đúng như nhà văn Tơ Hồi đã nói: “Quan sát giỏi phải thấy ra nét chính,
thấy được tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều

skkn


9

khi chẳng cần đầy đủ sự việc, chỉ chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận
như Một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh
đèn, nét mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ cơng ngắm, nghe, nghĩ,
mới bật lên và khi bật lên thì thấy thích thú hào hứng khơng ghi khơng chịu
được.”[1]. Khi quan sát phải có trọng tâm, không phải kiểu quan sát nhặt nhạnh,
liệt kê, kể lể một cách khô khan dẫn đến miêu tả rườm rà, sẽ không thể làm nổi
bật được đối tượng cần miêu tả.
Ví dụ:
- Tả cây ăn quả: chú trọng quan sát quả, quá trình phát triển của quả, hương vị,
hình dáng, màu sắc của quả.
- Tả cây hoa: tập trung vào tả vẻ đẹp của hoa, màu sắc, mùi hương của hoa...
- Tả cây bóng mát: tập trung tả lá, tán lá, cảm giác mát mẻ dưới vòm lá, sự phát

triển qua bốn mùa nhưng chủ yếu mùa lá tốt tươi cho bóng mát.
- Tả con vật: quan sát những nét tiêu biểu của hình dáng, hoạt động của nó.
Ví dụ: Em Lê Văn Phước lớp 4B tả cây cam như sau: “Tháng Giêng, cây
cam nảy lộc, lá xanh mơn mởn. Tháng hai, tháng ba có mưa xuân và nắng xuân
ấm áp, cam ra hoa. Những nụ hoa trắng tím bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe
nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm nồng nàn đưa em vào giấc ngủ say.
Đến khi cánh hoa rụng trắng gốc cây thì cam đã kết trái. Càng lớn, trái cam
càng xinh, vỏ cam xanh thẫm, bóng mượt. Đến tháng bảy tháng tám, nhẹ bóc
quả cam nhấm nháp, sẽ thấy vị cam ngọt thanh, thơm ngon vô cùng!”
Cho nên, tôi luôn xác định, chỉ rõ cho học sinh quan sát đối tượng miêu
chỉ tập trung vào việc lựa chọn những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc
trưng riêng. Có thể những đặc điểm riêng đó đối với người khác là bình thường
nhưng đối với riêng em là đặc biệt vì nó gắn bó với em bằng một kỷ niệm, một
sự kiện nào đó.
2.3.3.4. Sử dụng trực quan để hướng dẫn học sinh quan sát hiệu quả hơn.
Đối với văn miêu tả trực quan sử dụng chủ yếu là tranh ảnh, mẫu vật thật
cho học sinh quan sát như cái cặp, quyển sách,...Tuy nhiên, nhiều đối tượng
miêu tả không thể cho học sinh quan sát trực tiếp tại lớp, mà phải tự quan sát tại
gia đình hoặc mơi trường sống xung quanh (con lợn, cây chuối đang có buồng,
con đường làng, vườn rau…). Vì vậy, khi hướng dẫn tại lớp, muốn gợi mở dẫn
dắt có hiệu quả thì phải sử dụng tranh, ảnh giúp học sinh nhớ lại những điều đã
quan sát từ trước. Đó chính là cơ sở để cho các em suy nghĩ, phân tích, tổng hợp
lại các đặc điểm của sự vật và rèn luyện làm Tập làm văn. Có như vậy, việc sử
dụng tranh, ảnh mới đem lại hiệu quả.
Ví dụ: Khi yêu cầu học sinh tả con trâu thì tơi sưu tầm hình ảnh con trâu
lúc gặm cỏ, đang tắm dưới sông …để học sinh có thể tả một cách sinh động hơn.
Và một giải pháp tối ưu cho việc sử dụng tranh ảnh trong dạy văn miêu tả đó là
sử dụng cơng nghệ thông tin.

skkn



10

2.3.4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn miêu tả bằng cách sử dụng sơ
đồ tư duy.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em nắm chắc cấu tạo 3 phần (Mở bài,
thân bài, kết bài) của bài văn. Với việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh nắm
bắt kiến thức một cách dễ dàng và hệ thống, tăng kỹ năng ghi nhớ và vận dụng.
Từ đó giúp các em xây dựng dàn ý cho một bài văn cụ thể khơng bỏ sót ý theo
u cầu bài, các ý sắp xếp khoa học, logic, tiết kiệm thời gian.
Khi học sinh nắm được cấu trúc và các ý cơ bản của bài văn theo yêu cầu
của đề bài giáo viên hướng dẫn học sinh cụ thể hố những điều đó bằng sơ đồ tư
duy. Để việc thực hiện được nội dung này tôi yêu cầu học sinh tự vẽ, tự phân bố
và thể hiện nội dung bài học qua sơ đồ, sau đó yêu cầu các bạn khác bổ sung
những phần còn thiếu. Kết thúc bài giảng, thay vì phải ghi chép theo cách truyền
thống, học sinh có thể tự “vẽ” bài học theo cách hiểu của mình với nhiều màu
sắc và hình ảnh khác nhau. Đến tiết học sau, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, các em có
thể nhớ được những phần trọng tâm của bài học. HS có thể sử dụng sơ đồ tư duy
có thiết kế trên giấy, bìa, bảng bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu hoặc
cũng có thể thiết kế trên phần mềm để trình chiếu. Với việc vận dụng sơ đồ tư
duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn
đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học". Khi học
sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ từ việc
thiết kế bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý
tưởng khoa học, xúc tích…Và đó chính là để học sinh “học cách học”: Học sinh
được học để tích lũy kiến thức, nhưng từ trước đến nay học sinh chưa biết cách
học, cách để lĩnh hội những kiến thức các mơn học nói chung và phân mơn tập
làm văn nói riêng một cách hiệu quả.


skkn


11

Để học sinh có thể vận dụng tốt việc sử dụng sơ đồ tư duy trong xây dựng
dàn ý, cá nhân tôi chủ động xây dựng sơ đồ tư duy cho từng kiểu bài văn: Tả đồ
vật, tả cây cối, con vật.
Ví dụ sơ đồ tư duy để giúp học sinh xây dựng dàn ý bài văn tả con vật:
Mở bài

Giới thiệu về con vật định tả.
Tả bao quát
(từ 3 đến 4
dòng)

Dàn ý tả con
vật
Thân bài

Tả chi tiết (từ
10 đến 15
dịng)
Nêu lợi ích
của con vật.

Kết bài

Tả nguồn gốc, màu sắc, kích
thước.

Tả các bộ phận: đầu (tai,
mắt, mũi, miệng), thân, lơng,
đi, chân.
Tả hoạt động: kêu, gáy, sủa,
ngủ, điệu bộ, bắt mồi, thói
quen, đi đứng, ăn uống, sinh
sản….

- Cảm nghĩ của em về con vật định tả.
- Em sẽ chăm sóc con vật đó như thế nào?
.

2.3.5. Giúp học sinh luyện viết từng phần của bài văn miêu tả.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trình bày bố cục của văn bản (tức là sự
xếp đặt, trình bày các phần để tạo nên một nội dung hoàn chỉnh) bằng câu hỏi
dẫn dắt: Em cần trình bày bài viết của mình như thế nào? (Trình bày theo mấy
phần? Đó là những phần nào?)
Sau khi các em nắm được cấu trúc của một bài văn có ba phần (mở bài,
thân bài và kết bài) thì hướng dẫn học sinh luyện viết đúng nội dung của từng
phần (mở bài, thân bài và kết bài) cụ thể như sau:
a) Phần mở bài: Để viết một bài văn hồn chỉnh có ý phong phú giáo
viên cần rèn cho học sinh cách mở bài. Cũng có thể rèn cho học sinh cách mở
bài theo kiểu gián tiếp, hay trực tiếp tùy theo khả năng tiếp thu làm việc của học
sinh. Nhưng trước hết, tôi sẽ giúp học sinh nhớ lại hai cách mở bài đó là mở bài
trực tiếp và mở bài gián tiếp. Tùy nghệ thuật vào bài của mỗi em mà giáo viên
góp ý, khơng gị bó, áp đặt. Nhờ khuyến khích học sinh diễn đạt mở bài bằng
nhiều cách khác nhau mà vẫn đảm bảo yêu cầu đề ra.
Ví dụ: Đề bài: “Tả chiếc cặp sách của em”
Tôi hướng dẫn học sinh như sau:
- Cho học sinh nối tiếp nhau nêu những câu thơ hoặc câu hát nói về chiếc cặp.

- Yêu cầu mỗi em viết hai đoạn mở bài theo hai kiểu: Mở bài trực tiếp và mở bài
gián tiếp.
+ Mở bài trực tiếp: Học sinh có thể giới thiệu ngay sự vật định tả (cụ thể ở đây
là chiếc cặp) ngay từ câu văn đầu tiên.
Ví dụ học sinh viết: “Vào đầu năm học mới, mẹ mua cho em một chiếc
cặp xinh xắn.” Hoặc: “Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học luôn

skkn


12

mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến
em vẫn cịn cảm thấy nơn nao, bồn chồn đến lạ.”
+ Mở bài gián tiếp: Học sinh có thể nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới
thiệu sự vật định tả (cụ thể ở đây là chiếc cặp) . Hoặc có thể dùng vài câu thơ,
câu hát, lời khen hay sự so sánh hoặc một câu chuyện gì đó có liên quan đến sự
vật định tả để giới thiệu sự vật đó.
- Học sinh A (Mở bài bằng một câu hát):
“Chiếc cặp xinh trên vai em đến trường
Đi tung tăng trong ánh nắng ban mai
Gặp lại cô, gặp bạn bè thương mến
Ôi mỗi ngày đến trường là thêm một ngày vui”.
Lời hát da diết về chiếc cặp làm em cảm thấy thêm u chiếc cặp của
mình hơn. Đó chính là người bạn thân thiết nhất luôn bên em mỗi khi đến
trường.
- Học sinh B có thể mở bài bằng một vài câu thơ:
“Chiếc cặp học trò đầy ắp kiến thức
Thương cục gơm, thước kẻ với compa…
Bảng tuần hồn, viết chì … nương tay nhẹ

Công thức tràn đầy ai vội mở ra?”
Đúng! chiếc cặp sách là người bạn thân thiết nhất với em trong suốt hơn
một năm qua. Nó ln đồng hành cùng với em mỗi ngày tới trường, chứa đựng
cả một kho tàng tri thức bên trong đó, vì vậy mà em ln u q và trân trọng
nó.
Lưu ý: Học sinh không nhất thiết cứ phải mở bài gián tiếp mới là hay. Có
những mở bài trực tiếp rất cơ đọng, xúc tích đã gây ấn tượng mạnh cho người
đọc. Vậy mở bài bằng cách nào cũng được miễn sao hợp lí và hay là được. Giáo
viên cho học sinh tập viết phần mở bài sau đó cho học sinh đọc và các bạn khác
nhận xét bài viết của học sinh xem đã đúng theo chủ đề chưa, mở bài vậy đã hay
chưa. Nếu học sinh viết chưa được giáo viên nên cho học sinh viết lại, lúc này
các bạn viết tốt hơn làm tư vấn cho bạn mình hồn thiện bài viết. Giáo viên là
người cuối cùng đưa ra nhận xét và kết luận.
b) Phần thân bài: Phần thân bài cũng có thể hướng cho học sinh viết
thành nhiều đoạn, mỗi đoạn là một ý khác nhau, tả một nội dung của bài.Trong
mỗi đoạn khi làm cần chú ý cho học sinh sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân
hóa trong văn. Hướng cho học sinh vận dụng các giác quan tham gia vào việc
miêu tả như mắt, mũi, tai, xúc giác, …
Ví dụ: Với đề bài: “Tả cây bàng trên sân trường em”. Trên cơ sở các ý
của dàn ý phần tả cây bàng, yêu cầu học sinh phát triển thành đoạn văn:
- Mùa thu những chiếc lá vàng đỏ ối.
- Đông sang, lá cây rụng hết.
- Xuân về chồi non mới nhú.
- Hè về tán lá xanh um.
Để các em phát triển các ý hồn chỉnh, tơi gợi ý các em bằng các câu hỏi:
+ Mùa thu, những chiếc lá chuyển màu gì? Được so sánh với cái gì?

skkn



13

+ Màu sắc có gì đẹp, hấp dẫn? Học sinh thường có trị chơi gì?
+ Đơng sang, lá cây thay đổi ra sao? Nhìn vào cây bàng ta cảm giác thế nào?
Cây trơ trọi lá được so sánh với cái gì?
+ Xuân về cây hồi sinh ra sao? Các búp nhú ra giống như cái gì? Màu lá non ra
sao?
+ Hè về, tán lá xanh um như thế nào? Được so sánh với cái gì? Cảm giác ngồi
dưới tán lá như thế nào? Những kỉ niệm dưới vòm lá ra sao? Cảnh vật xung
quanh cây bàng (nắng, gió, chim chóc) ra sao?
Sau đây là đoạn văn hoàn chỉnh tả cây bàng của em Thanh Luyến lớp 4B:

Sau bài làm của học sinh, giáo viên cho học sinh nhận xét và kết luận:
Bạn Luyến đã biết lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh sinh động gợi cảm để lột tả
đặc điểm của sự vật và sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh cùng với
việc sử dụng phép liên kết câu nên đoạn văn đã đảm bảo về nội dung, yêu cầu
của đề bài.
c) Phần kết bài: Rèn cho học sinh cách kết bài theo kiểu mở rộng, hay
không mở rộng tùy theo khả năng tiếp thu làm việc của học sinh. Trước hết, tôi
giúp học sinh nhớ lại hai kiểu kết bài đó là kết bài khơng mở rộng và kết bài mở
rộng. Tôi đã tổ chức cho học sinh thực hiện như sau:
- Trước hết giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về hai kiểu kết bài:
+ Kết bài mở rộng là cách ngoài nêu nhận xét cảm xúc người viết còn rút ra bài
học hoặc bình luận, bàn luận thêm có liên quan đến đối tượng tả hoặc mở ra một
cái nhìn mới mẻ, một ý tưởng khác.
+ Kết bài không mở rộng là cách nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của
mình đối với sự vật được tả.
- Sau đó yêu cầu mỗi học sinh thực hành viết cả hai kiểu kết bài cho một đề bài.
Ví dụ: “Tả chú gà trống nhà em”


skkn


14

- Yêu cầu một số học sinh trình bày.
- Các học sinh khác nhận xét xem hai kiểu kết bài bạn viết đã đúng chưa. Nếu
viết chưa đúng thì học sinh, giáo viên góp ý, sửa lại giúp bạn.
- Nếu học sinh đã viết đúng hai kiểu kết bài thì giáo viên hỏi học sinh vừa trình
bày: Hai kiểu kết bài mà em vừa viết, em thấy kiểu kết bài nào hay hơn?
Chẳng hạn, một học sinh đã viết kết bài như sau:
+ Kết bài không mở rộng: “Em rất vui và tự hào khi có được chú gà trống làm
bạn.”
+ Kết bài mở rộng: “Em quý chú gà trống lắm! Khơng chỉ vì cái mã của chú
mang lại niềm kiêu hãnh của em đối với bạn bè mà chú cịn rất có ích. Tiếng gáy
của chú ln báo thức mọi người dậy đúng giờ để chuẩn bị cho một ngày lao
động mới. Chú gà nhà em là thế đấy! Chăm chỉ, chững chạc và thật đáng khen.”
Với cách hướng dẫn trên, hầu hết học sinh đều nhận thấy kiểu kết bài mở
rộng hay hơn, hấp dẫn hơn. Từ đó, học sinh trong lớp đa phần chọn kiểu kết bài
mở rộng để viết cho bài văn tả sự vật.
Như vậy trong quá trình dạy Tập làm văn, cần rèn cho học sinh kĩ năng
tạo lập được đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý. Các đoạn văn được
luyện viết là đoạn mở bài (trực tiếp, gián tiếp), đoạn thân bài, đoạn kết bài (mở
rộng, không mở rộng). Các đoạn phải bảo đảm sao có sự liền mạch về ý (không
rời rạc, lộn xộn), các ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm
minh họa, cụ thể hóa ý chính (có câu mở đầu, các câu phát triển và câu kết thúc).
2.3.6. Hướng dẫn cho học sinh về cách dùng từ, đặt câu và sử dụng một số
biện pháp nghệ thuật khi viết văn.
Học sinh tiểu học vốn từ ngữ còn hạn chế, nhất là vốn từ ngữ dùng để
miêu tả. Do vậy người giáo viên trước hết phải cung cấp cho các em vốn từ ngữ

để học sinh có thể sử dụng một cách linh hoạt và hiệu quả.
Vốn từ ngữ không phải đâu xa lạ mà được tích lũy khi dạy các bài Tập
đọc, dạy luyện từ và câu (những tiết mở rộng vốn từ theo chủ đề, chủ điểm), dạy
Chính tả, kể chuyện,… Và để giúp cho việc tích lũy và mở rộng vốn từ được
nhiều, ghi nhớ được lâu thì tơi đã khuyến khích học sinh ghi lại vào sổ tay văn
học.
Ví dụ:
- Tả đồ vật: hình dáng (trịn trịa, dài dài, tròn trùng trục, mập mạp, dong dỏng,
…); màu sắc (đo đỏ, đỏ chót, đỏ thắm, đỏ tươi, vàng tươi, vàng hoe, vàng sẫm,
xanh ngát, xanh rì, xanh biếc, xanh thẫm, trăng trắng, trắng bệch, trắng ngà,
trắng phếch, hồng hào, phơn phớt hồng, tím biếc…)
- Hai bên má của búp bê phơn phớt hồng như đang xấu hổ, e thẹn điều gì.
(Trong bài văn tả búp bê)
- Em thích nhất là đơi mắt của mèo vì nó trịn và có màu xanh biếc, rất đẹp.
(Trong bài văn tả con mèo)
- Lá của cây vải có màu xanh thẫm. (Trong bài văn tả cây vải)
Sau khi học sinh đã có một vốn từ tiếng việt nhất định liên quan đến đề
bài, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập đặt câu miêu tả; đồng thời kết hợp sử
dụng các hình ảnh so sánh, nhân hoá để làm nổi bật sự vật: ngoại hình hay hoạt

skkn


15

động được miêu tả. Để làm được điều này, trước tiên giáo viên phải cho học
sinh nhớ và nắm chắc các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng khi viết văn bao
gồm:
* Biện pháp tu từ so sánh: là một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong
thơ ca văn học. So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mơ tả sự việc, sự vật

được cụ thể, sinh động hơn và có tác dụng gợi cảm biểu hiện tư tưởng, tình cảm
sâu sắc, khiến sự vật được so sánh trở nên đẹp đẽ, sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn
và gợi liên tưởng cho người đọc. Sử dụng so sánh trong bài văn miêu tả còn là
cách thức làm đẹp ngôn từ. Trong văn miêu tả có rất nhiều hình ảnh so sánh,
cách so sánh khác nhau.
Nghệ thật so sánh, các em đã được học ở chương trình lớp 3. Giáo viên
yêu cầu học sinh nhớ lại, nhắc lại các kiểu so sánh qua các ví dụ, các bài tập có
liên quan đến miêu tả.
a. Tìm và nhận xét những hình ảnh so sánh trong đoạn văn, câu văn.
Tôi đã hướng dẫn học sinh tìm các câu có sử dụng các biện pháp so sánh
trong các bài Tập đọc đã học và cho học sinh nhận xét: So sánh như vậy giúp
các em cảm nhận được điều gì mới mẻ của sự vật? (Khơng khó để học sinh chỉ
ra nhưng khơng phải em nào cũng cảm nhận được cái đẹp, cái mới mẻ trong
đoạn văn, thơ).
Ví dụ:
- Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông
hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nến
trong xanh.
- Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.
- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.
- Những tán hoa lớn xòe ra như mn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Tơi sẽ hướng dẫn bằng các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở để các em nắm chắc
được biện pháp so sánh bằng cách sau:
Ví dụ: Câu “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng
lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn
là hàng ngàn ngọn nến trong xanh".
Tơi phân tích cách sử dụng biện pháp so sánh, tác giả lấy hình ảnh “đèn,
ngọn nến...” để tả cây gạo, búp gạo. Để thấy được tính ưu việt của biện pháp
nghệ thuật này tôi lấy một câu khác: “Thân cây gạo rất to, cành nhiều lá”. Và
yêu cầu học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn. Dĩ nhiên là câu có sử dụng

nghệ thuật so sánh, các em học sinh đều trả lời như vậy. Tơi hỏi “Hay hơn vì
sao?”. Các em trả lời: “Vì sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh”. Muốn các em
vững vàng hơn về cách so sánh tôi lại đưa ra một câu văn nữa: “Tán lá gạo như
chiếc ô to xòe ra tứ phía, búp gạo như những ngọn đèn dầu.”
Yêu cầu học sinh nhận xét, so sánh với câu thứ nhất. Khi các em khẳng
định câu thứ ba không hay bằng câu đầu, tôi đặt câu hỏi: “Tại sao cả hai câu đều
sử dụng biện pháp so sánh mà câu đầu lại hay hơn?” và giải thích “ở câu thứ
nhất, tác giả dùng hình ảnh: “Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp
đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng

skkn


16

ngàn búp nõn là hàng ngàn ngọn nến trong xanh.”, một hình ảnh đẹp, sinh động
và rất độc đáo, vì vậy đã làm cho cây gạo đẹp hẳn lên. Còn câu thứ ba so sánh
với cái ơ có đặc điểm giống chiếc ô, song đơn điệu và giảm đi giá trị vẻ đẹp của
cây gạo.
Từ đó giúp học sinh hình thành sự hiểu biết: Khi so sánh muốn làm cho
một sự vật đẹp hơn phải so sánh với sự vật khác giống nhưng đẹp hơn, có những
nét độc đáo hơn, nổi bật hơn và ngược lại.Việc này học sinh phải được luyện tập
thường xuyên.
b. Hãy thêm vế câu để được hình ảnh so sánh thích hợp giúp hình ảnh trở
nên sinh động.
Với dạng bài này tôi giúp học sinh thường xuyên luyện tập chọn từ điền
thoải mái, không áp đặt. Sau đó nhận xét tìm ra những từ ngữ hay nhất, khen
học sinh để cho các em hứng thú học văn.
Ví dụ: - Lá cọ trịn x ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như (bàn tay vẫy
hoặc một mặt trời mới mọc).

- Đôi cánh mẹ gà xoè ra như (hai mái nhà hoặc chiếc ô dù vững chãi) che chở
cho các chú gà con.
c. Tập so sánh.
Nâng cao hơn, tơi u cầu các em tìm hình ảnh so sánh và tự diễn đạt câu.
Tôi đưa ra những sự vật ví dụ như: Hoa xoan, bãi cỏ, đồng lúa chín,… Các em
đã tự đặt câu:
- Hoa xoan bồng bềnh như một chùm mây tim tím ngủ quên trên cành.
- Bãi cỏ như một tấm thảm khổng lồ xanh mơn mởn.
- Cánh đồng lúa chín y hệt một biển vàng.
Loại bài tập này khó hơn, nó địi hỏi học sinh có trí tưởng tượng phong
phú lẫn kĩ năng diễn đạt mới có thể chọn ra những câu văn hay. Cứ với cách làm
như vậy thì trí tưởng tượng của học sinh sẽ ngày một phong phú, khả năng diễn
đạt câu văn ngày càng một nâng cao.
* Biện pháp tu từ nhân hoá: là cách gọi hoặc miêu tả con vật, đồ vật, cây
cối bằng những từ ngữ vẫn được dùng để gọi hoặc miêu tả con người. Làm cho
chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn, qua đó bày
tỏ thái độ tình cảm của người nói đối với đối tượng được miêu tả. 
Đây là biện pháp quen thuộc với các em. Các em được tiếp xúc từ khi còn
trong vòng tay bế bồng của mẹ qua những lời ru cái cò, cái ốc. Rồi những câu
chuyện cổ tích của bà, của cơ giáo, các em đã được tiếp xúc với cả một thế giới
phong phú của nghệ thuật nhân hoá.
Để học sinh thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệ thuật này, tôi đã cho
các em so sánh các cặp ví dụ cụ thể:
1. Thân chuối màu đen khơ ráp vì nắng gió.
2. Chị chuối thật giản dị trong bộ áo đen khô ráp vì nắng gió.
1. Những con gà chạy lung tung khắp nơi.
2. Những bé gà hiếu động tung tăng chạy khắp nơi.
1. Bông hồng nhung vươn cao.

skkn



17

2. Cơ hồng nhung kiêu hãnh vươn cao, hình như nó rất tự hào với sắc đẹp của
mình.
Khơng khó cho tất cả đều có chung một câu trả lời: Câu văn thứ hai hay
hơn câu văn thứ nhất. Tôi hỏi: “Nó hay hơn vì sao?”. Nhiều học sinh lúng túng
trước câu hỏi này. Tơi nghĩ giáo viên cần lí giải: Câu thứ 2 hay hơn vì đã sử
dụng biện pháp nhân hóa: Chị Mái Mơ, chị chuối, bé gà, cơ hồng nhung… trở
nên sinh động, đáng u vì đã có những suy nghĩ, tính cách của con người.
Sau khi các em nắm bắt được tác dụng của biện pháp này, tơi giới thiệu
cho các em các cách nhân hố sự vật: Miêu tả sự vật có đặc điểm tính nết, hoạt
động, phẩm chất như con người; Gọi tên sự vật như gọi người; Trò chuyện với
sự vật như với con người. Học sinh có được sự hiểu biết rõ ràng về biện pháp
nghệ thuật này bằng cách cho các em luyện tập một số dạng bài tập như: Tập
nhân hoá các con vật, cây cối, đồ vật xung quanh.
Ví dụ: Chị Mái Mơ rất giống một người mẹ hiền. Em hãy tưởng tượng
những cử chỉ, lời nói, việc làm của chị chứng tỏ điều đó?
Với đề bài trên, em Thu Thảo đã viết: “Chị gà mái mơ nhà em rất chăm
chỉ, cần mẫn như một người mẹ tần tảo, giàu đức hi sinh. Ngày nào cũng vậy,
cứ sáng sớm và chiều mát chị lại dẫn đàn con nhỏ ra vườn để dạy các con cách
kiếm mồi, còn khi về chuồng chị lại dang rộng đôi cánh ôm ấp những đứa con
vào lịng. Khi gà con bị bắt nạt thì chị mái mơ sẵn sàng dang cánh, xù lông để
bảo vệ đàn con của mình. Nhìn hình ảnh chị gà mái mơ chăm sóc, che chở cho
các con, làm em nhớ đến mẹ, lúc nào cũng quan tâm chăm sóc cho em từ miếng
ăn đến giấc ngủ.”
Như vậy, cùng là miêu tả về đồ vật, cây cối hay con vật, những câu văn sử
dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ gợi tả, gợi cảm như các câu
văn trên thì hiệu quả khác hẳn, ta thấy miêu tả như vậy vừa sinh động, tinh tế

vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người nghe. Nhờ nhân hóa các sự vật
hiện tượng trở nên gần gũi gắn bó với con người, giúp các em thêm yêu thiên
nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.Biện pháp này là một trong những biện
pháp quan trọng giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả có chất lượng.
2.3.7. Hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức văn học tích lũy được qua
phân môn Tập đọc và các môn học khác để làm giàu vốn từ ngữ cho văn
miêu tả.
2.3.7.1. Sử dụng kiến thức văn học tích lũy được qua phân mơn Tập đọc,
Luyện từ và câu.
Vốn từ ngữ có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn miêu tả. Giúp học
sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả và lựa chọn từ ngữ là vấn đề quan tâm của mọi
giáo viên. Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc. Tôi luôn tận dụng
vốn quý này để tích lũy thêm vốn từ cho các em bằng việc yêu cầu ghi lại những
từ ngữ, câu văn hay vào cuốn sổ tay, tập đặt câu để hiểu, sử dụng chúng sáng tạo
biến từ đó là vốn từ của mình. Dạy các bài tập đọc, giáo viên cần chỉ ra các từ
ngữ miêu tả, có thể chọn trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo
của nhà văn.

skkn


18

Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc “Con chuồn chuồn nước” tôi tập trung hướng
dẫn và chỉ ra cho các em những từ ngữ miêu tả về hình dáng chú chuồn chuồn
như: ‘‘màu vàng trên lưng chú lấp lánh, bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu
trịn và hai con mắt long lanh như thủy tinh’’… Và không quên nhấn mạnh
những từ ngữ miêu tả hoạt động con chuồn chuồn nước như: ‘‘tung cánh bay vọt
lên... chú bay lên cao và xa hơn’’.
Như vậy qua môn Tập đọc học sinh tích lũy được “vốn liếng” từ khơng hề

nhỏ. Ngồi ra cuối mỗi tiết Tập đọc tôi thường cho học sinh tìm những câu văn
hay trong bài, mang tính nghệ thuật cao để các em vận dụng vào văn bản của
mình như: “Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm
đuôi cong lướt thướt liễu rủ.” (Đường đi Sa Pa)
Dạy phân môn Luyện từ và câu là dịp để học sinh không chỉ nhận biết từ
mới mà còn hiểu rõ nghĩa của chúng, phân biệt được từ cùng nghĩa, trái nghĩa
cho phù hợp, biết dùng các từ gợi tả, gợi cảm, từ láy trong văn miêu tả.
Ví dụ: Khi miêu tả vẻ đẹp của cây hoa hồng thì học sinh sẽ biết dùng các
từ ngữ đem đến sự đẹp đẽ, dễ thương, tươi tắn chứ không thể nhầm lẫn với
những từ ngữ gợi ra sự xấu xa, bẩn thỉu, hôi hám,…
Như vậy các môn học khác cũng là nguồn cung cấp vốn sống cũng như
vốn từ khá phong phú.
2.3.7.2. Sử dụng kiến thức từ các môn học khác để vận dụng vào văn miêu tả.
Môn Tự nhiên và Xã hội cung cấp những kiến thức về cuộc sống xung 
quanh, giúp các em tìm hiểu về những hiện tượng thiên nhiên như: nắng, gió,
mây, mưa,…những con suối, dòng sông,… những cánh rừng, ngọn núi,… những
con vật, đồ vật thân thiết, gần gũi với các em,… Những bức vẽ trong môn Mĩ
thuật cũng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng phong phú,
sự cảm nhận tinh tế về màu sắc.
2.3.7.3. Sử dụng kiến thức từ vốn sống thực tế
Những lời hát ru, những câu thành ngữ, tục ngữ, những lời ăn tiếng nói
trong giao tiếp hàng ngày, những bản nhạc hay, những câu chuyện hấp dẫn,
những chuỗi sự việc hằng ngày diễn ra,… sẽ là những tri thức rất quý báu giúp
các em rèn luyện khả năng giao tiếp, khả năng sử dụng ngôn từ và khả năng tạo
lập văn bản.
Như vậy có thể thấy, việc bồi dưỡng và tích luỹ kiến thức là một quá trình
lâu dài, đòi hỏi các thầy cô giáo, cha mẹ định hướng cho các em, tạo cho các em
có cơ hội được hoà nhập với thế giới thiên nhiên và những mối quan hệ xung
quanh.
2.3.8. Thực hiện nghiêm túc tiết Trả bài Tập làm văn.

Tiết Trả bài tập làm văn giúp các em sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho bài viết
lần sau và học tập các bạn những cách viết hay. Cho nên tôi chú trọng việc đánh
giá nhận xét, sữa chữa lỗi sai cho học sinh trong bài làm. Muốn có được tiết trả
bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
- Chấm bài cẩn thận, kĩ càng; sửa từng lỗi nhỏ trong bài viết cho học sinh.

skkn


19

- Ghi lại các lỗi của học sinh theo từng loại như: lỗi về nội dung, lỗi về cách
dùng từ, đặt câu; lỗi diễn đạt; lỗi chính tả;... ghi lại các từ, các câu, đoạn văn
hay.
- Nhận xét ưu điểm, nhược điểm; thống kê số lỗi.
- Sửa lỗi cho học sinh theo từng loại như đã thống kê khi chấm bài.
- Trả bài và tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm để các em trao đổi về
cách làm bài của mình, cho học sinh tự sửa lỗi, đọc cho nhau nghe những câu
văn hay, trao đổi cùng bạn để kiểm tra, chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài việc hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi, tơi cịn chú trọng hướng dẫn
học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay. Tôi đọc một bài văn tham khảo
hay và yêu cầu các em cần học tập cách viết bài văn đó ở chỗ nào? Vì sao? Sau
đó u cầu học sinh chọn một đoạn trong bài viết của mình viết lại cho hay hơn.
Ví dụ: Với đề bài tả cây cối, em Bình viết như sau: “Nhìn từ xa, cây bằng
lăng thật đẹp như một cây xanh rì. Hai cành cây nhô cao như hai chàng vệ sĩ uy
nghiêm, tráng lệ.”
Sau khi được giáo viên giúp đỡ, cả lớp sửa chữa, em viết lại như sau:
“Nhìn từ xa, cây bằng lăng tuyệt đẹp, tán lá bằng lăng như một chiếc ô màu
ngọc bích khổng lồ, cành lá xum xuê vươn ra tứ phía như chào đón chúng em
mỗi buổi mai tới lớp”

Việc đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng
9 năm 2016 về quy định đánh giá học sinh Tiểu học là điều kiện thuận lợi để
giáo viên nhận xét bài làm cho học sinh chu đáo. Thông qua việc đánh giá bằng
lời hay đánh giá bằng nhận xét trong vở, giúp các em thấy rõ ưu điểm để phát
huy và nhận ra những tồn tại thiếu sót để khắc phục.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Tuần 30 năm học 2021- 2022, tôi khảo sát chất lượng học sinh lớp 4B với
đề bài: “Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em u
thích’’  kết quả thu được như sau:
Thời điểm
khảo sát
Học kì II
(Tháng 4/2022)


số

Điểm 9 -10
SL
%

31

16

51,6

Điểm 7- 8
SL
%

8

25,8

Điểm 5- 6
SL
%
7

22,6

Dưới 5
SL
%
0

0

So sánh với kết quả khảo sát lần đầu (tuần 16) được nêu ở phần thực trạng
ta thấy kết quả đã được nâng lên rõ rệt.
Qua việc chấm bài, tôi thấy học sinh viết văn thể hiện được tính sáng tạo,
bài viết có hình ảnh, cảm xúc riêng, khơng sao chép, khơng vay mượn văn của
người khác như trước nữa. Đặc biệt kĩ năng quan sát và tìm ý có nhiều học sinh
đã có những cảm nhận tinh tế, khi quan sát các em đã tìm được những nét tiêu
biểu của từng đối tượng để tả một cách rõ nét các sự vật, bố cục bài văn rõ ràng,
diễn đạt sinh động, có hình ảnh, xúc tích.
Kết quả trên cho thấy việc áp dụng một số giải pháp rèn kỹ năng viết văn
miêu tả cho học sinh lớp 4 mà tôi đã thực hiện khơng chỉ mang lại hiệu quả tích
cực, nâng cao được chất lượng giảng dạy môn Tập làm văn ở lớp 4B do tôi chủ


skkn


20

nhiệm mà còn được nhân rộng đối với các lớp 4, lớp 5 ở trường Tiểu học Thành
Lộc khi dạy thể loại văn miêu tả. Điều này khẳng định tính đúng đắn của các
giải pháp mà tôi đã chọn.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
Qua nghiên cứu và thực hiện một số giải pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả
cho học sinh lớp 4, bản thân tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Giáo viên vừa phải giúp học sinh thực hiện được những yêu cầu làm văn
miêu tả nói chung vừa phải chú ý đến những đặc điểm riêng của từng loại đối
tượng để hướng dẫn học sinh miêu tả cho phù hợp.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn miêu tả bằng cách quan
sát đối tượng một cách cụ thể. Từ những nội dung học sinh thu được qua quá trình
quan sát, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần chọn lọc, biết sắp xếp bố
cục để xây dựng nội dung miêu tả đảm bảo vừa đủ ý, vừa phong phú về nội dung;
biết sử dụng biện pháp nghệ thuật trong viết văn miêu tả. Hướng dẫn học sinh bộc
lộ cảm xúc trong bài văn miêu tả. Đồng thời rèn luyện cho học sinh có kỹ năng
viết văn miêu tả, biết bỏ “thơ” lấy “tinh” để bài văn có hồn và thật sinh động.
Mỗi bài văn của học sinh là một tác phẩm văn học của các em, chúng ta
phải tơn trọng, giúp đỡ, khuyến khích học sinh tích cực học tập để mỗi ngày
càng có nhiều học sinh viết văn hay. Từ đó, các em khơng những giỏi văn mà
cịn học khá các bộ mơn khác, ngoan ngỗn, nói năng lịch sự, lễ phép, văn minh;
rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tốt hơn.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với nhà trường:
- Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để học sinh được trải

nghiệm, tích lũy vốn sống rèn kỹ năng viết văn.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
- Tổ chức các chuyên đề về phương pháp dạy văn miêu tả để giáo viên có cơ hội
được giao lưu, học hỏi những kinh nghiêm quý báu của đồng nghiệp giúp cho
việc dạy môn Tập làm văn được tốt hơn, nâng cao nghiệp vụ tay nghề.
Trong q trình thực hiện đề tài này, tơi đã thu được một số kết quả nhất
định. Tuy nhiên, trong q trình nghiên cứu, thực nghiệm đề tài chắc chắn
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những góp ý của các
bạn bè đồng nghiệp, các thầy, cơ giáo để tơi có điều kiện tích lũy thêm kinh
nghiệm bổ ích cho mình và để các giải pháp trên có tính khả thi hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT HẬU LỘC

skkn

Hậu Lộc, ngày 12 tháng 4 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện


21

Vũ Thị Thu Hằng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tơ Hồi (1977), Sổ tay viết văn, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
2. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế lớp 4 tập 1, tập 2.
3. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học - Lê Phương Nga, Nguyễn Tứ Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Dạy văn cho học sinh tiểu học - Nguyễn Hịa Bình - Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Bồi dưỡng văn tiểu học - Nguyễn Quốc Siêu - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
6. Một số biện pháp cải tiến đổi mới việc dạy Tập làm văn tiểu học.
7. Những bài văn chọn lọc lớp 4 - Nhà xuất bản Giáo dục.
8. Tiếng Việt nâng cao lớp 4 - Lê Phương Nga, Trần Thị Minh Phương - Nhà
xuất bản Giáo dục.
9. Cảm thụ văn học - Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh - Nhà
xuất bản Giáo dục.
10. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 4-5 bậc tiểu học - Lê Thị Mai
Phương, Võ Hồng Ánh - Nhà xuất bản trẻ.

skkn



×