Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Skkn phương pháp ôn thi thpt quốc gia môn sinh học theo hướng phân hóa đối tượng học sinh ở trường thpt bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.44 KB, 21 trang )

1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Đáp ứng u cầu Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa chúng ta cần đào tạo
nguồn nhân lực cho đất nước, những con người tự chủ, năng động, sáng tạo phù
hợp với thời kỳ đổi mới thì nhất thiết phải đổi mới giáo dục cụ thể là đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH). Phải lựa chọn PPDH sao cho đạt được mục tiêu
“Dạy người khác muốn học; dạy người khác biết học; dạy người khác kiên trì
học tập và dạy người khác học tập có kết quả”. Thực hiện yêu cầu trên ngành
giáo dục nước ta đã và đang tiến hành đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa
hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập.
Luật giáo dục (2005) cũng nêu rõ yêu cầu về phương pháp giáo dục:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lịng say mê và ý chí vươn lên”. Là giáo viên dạy môn Sinh học ở
trường THPT, tôi ln trăn trở, mình cần phải đổi mới phương pháp dạy học
như thế nào, cần phải sử dụng phương pháp dạy học tích cực gì cho phù hợp với
từng tiết học để phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và khả
năng tự học của học sinh. Làm thế nào để quan tâm đến mọi đối tượng học sinh
trong lớp? Làm thế nào để mọi học sinh trong lớp cùng có hứng thú với mơn
học, say mê học tâp?Trong khi học sinh trong lớp khác nhau về trình độ kiến
thức, năng lực cá nhân, khả năng tư duy và hứng thú với môn học.
Vậy một câu hỏi đặt ra là cần phải dạy học như thế nào để trong một giờ
dạy đảm bảo bồi dưỡng kiến thức cho học sinh khá giỏi, trang bị kiến thức cơ
bản cho học sinh trung bình, bồi dưỡng lấp chỗ hổng cho học sinh yếu kém?
Trong những năm học vừa qua ở trường THPT Bá Thước nhiều giáo viên
mới ra trường trong q trình giảng dạy đã gặp những khó khăn và vướng mắc
nhất định khi lớp học có nhiều đối tượng học sinh khác nhau như vậy, nhất là
trong q trình ơn thi THPT Quốc gia cho các em học sinh.


Với những quan điểm đã nêu trên và thực tế giảng dạy, theo dõi quá trình
học tập của học sinh, để nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy được khả
năng tối đa của học sinh, giải quyết được tính đa dạng trong lớp học, tơi lựa
chọn đề tài “phương pháp ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh học theo hướng
phân hóa đối tượng học sinh” ở trường THPT Bá Thước.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống nhiệm vụ và bài tập phù hợp với năng lực, khả năng
nhận thức của từng nhóm đối tượng HS, từ đó kích thích khả năng tư duy, trí tị
mị muốn tìm hiểu từ HS có lực học trung bình, yếu đến HS có lực học khá giỏi.
Đảm bảo được mọi HS trong lớp học đều được giao nhiệm vụ “vừa sức” của các
em nên đối với HS trung bình, thậm chí HS yếu, có vai trị góp phần bồi dưỡng
sự tự tin của các em vào bản thân; đối với HS khá, giỏithì thúc đẩy sự ham học,
rèn luyện bản lĩnh đương đầu với những thử thách mới, qua đó các em trở nên
năng động hơn, sáng tạo hơn.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các PPDH tích cực, đặc biệt PPDH phân hóa có trong các tài
liệu tham khảo, tìm tịi và phát triển những kinh nghiệm dạy học của mình trong
suốt thời gian qua.
- Tìm hiểu nội dung và suy nghĩ cách phát triển một nội dung hoặc một

skkn


2

câu hỏi thành nhiều câu hỏi khác nhau với các mức độ khó khác nhau để rèn
luyện tư duy đa chiều cho HS trước một vấn đề, trước một tình huống.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Tôi đã tiến hành thực nghiệm và khảo sát đối với HS của trường THPT
Bá Thước vào năm học 2020 – 2021 tại lớp 12A9.

1.5. Tính mới của đề tài
- Thông thường khi ôn tập GV chỉ thiết kế cho cả lớp cùng một phiếu học
tập như nhau và yêu cầu các em hoàn thiện trong một khoảng thời gian giống
nhau. Như vậy dễ sẽ gây nhàm chán cho học sinh khá giỏi hoặc sẽ làm cho học
sinh trung bình và HS yếu thấy tự ti và ngại học.Vì vậy trong sáng kiến này tơi
đưa ra giải pháp: Xây dựng đa dạng các nhiệm vụ học tập cho phù hợp với nhận
thức của từng đối tượng học sinh trong lớp, điều đó kích thích hứng thú học tập
cho tất cả học sinh trong lớp. Các em trung bình, yếu tự tin hơn vì các em chỉ
giải quyết những nhiệm vụ vừa sức với các em; các em học sinh khá giỏi thì hào
hứng tị mị để khám phá những nhiệm vụ khó hơn.
- Các câu hỏi, bài tập được xây dựng xác định rõ các mức độ là nhận biết,
thông hiểu, vận dụng hay vận dụng cao.
- Hệ thống bài tập phù hợp với đề thi THPT Quốc gia những năm gần
đây.
- Rèn luyện được tư duy đa chiều cho các em thông qua cách phát triển từ
một câu hỏi thành nhiều câu hỏi khác nhau với mức độ khó khác nhau, cách tiếp
cận khác nhau.

skkn


3

PHẦN 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Phân hóa là một hoạt động mà ở đó cần phải phân loại và chia tách các
đối tượng, từ đó tổ chức, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức sao cho
phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả cao.
* Dạy học phân hóa là gì? “dạy học phân hóa (DHPH) là định hướng

trong đó GV tổ chức dạy học tùy theo đối tượng, nhằm đảm bảo yêu cầu giáo
dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú khác
nhau của những người học, trên cơ sở đó phát triển tối đa tiềm năng vốn có của
mỗi học sinh” (Trích lời phát biểu của PGS Đỗ Ngọc Thống trong chủ đề “ Dạy
học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông mới”, Báo giáo dục thời
đại, số ra ngày 9/10/ 2017).
Trong một lớp học bao gồm nhiều học sinh và mỗi học sinh sẽ khác biệt
nhau về khả năng tư duy, lực học, quan điểm sống, sở thích....Vì vậy DHPH là
chiến lược dạy học dựa trên nhận thức giáo viên về nhu cầu, hứng thú và cách
thức học của từng cá nhân người học, khác với dạy học đại trà nội dung và cách
dạy chủ trương áp dụng cho số đơng.
Với hình thức DHPH, GV lên kế hoạch và bài giảng sao cho tích hợp
nhiều chiến lược giảng dạy nhất có thể, nhằm cơng nhận các điểm khác biệt của
học sinh trong lớp; Khơng địi hỏi GV phải xây dựng kế hoạch giảng dạy riêng
cho từng học sinh. Thay vào đó, phương pháp này địi hỏi giáo viên tìm kiếm
các nhu cầu và sau đó phân hóa nhóm học sinh có nhu cầu hoặc sở thích tương
tự để GV có thể đáp ứng nhu cầu của từng nhóm.
2.1.2. Cơ sở khoa học của dạy học phân hóa
Vận dụng DHPH vào dạy học cấp THPT ở Việt Nam thực tiễn cho thấy,
mỗi học sinh bình thường đều có thể học được, nắm được chương trình giáo dục
cấp THPT. Nhưng giữa các học sinh lại có khả năng, sở trường, hứng thú khác
nhau. Chính vì vậy việc tổ chức DHPH trong chương trình giáo dục cấp THPT
cần phải căn cứ vào các đặc điểm như:
+ Dạy học theo phong cách học tập của học sinh. Phong cách học tập gồm
các đặc điểm nhận thức, cảm xúc, tâm lý riêng của mỗi cá nhân, nó chỉ ra cách
thức, ưu tiên riêng của mỗi cá nhân khi tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin
trong môi trường học tập. GV căn cứ vào hiểu biết về phong cách học tập của
mỗi học sinh, từ đó lên kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng để kích
thích hứng thú học tập của học sinh.
+ Dạy học theo hứng thú của từng người học: Căn cứ vào đặc điểm hứng

thú của từng học sinh từ đó giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, khám phá
nhận thức của các em theo niềm cảm hứng với môn học.
+ Dạy học theo sự nhận thức của từng người học: Lấy sự phân biệt nhịp
độ nhận thức làm căn cứ phân hóa. Nhịp độ nhận thức được tính bằng lượng thời
gian chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, từ đơn vị kiến thức này sang
đơn vị kiến thức khác, từ nhiệm vụ này sang nghiệm vụ khác. Lớp học có nhiều
nhịp độ nhận thức khác nhau thì GV phải phân ra nhiều nhóm đối tượng để dạy
học cho phù hợp.
+ Dạy học theo sức học của người học: Căn cứ vào thực chất năng lực,
trình độ của học sinh để giáo viên tổ chức những tác động sư phạm phù hợp với

skkn


4

học sinh để kích thích tính tích cực học tập của học sinh. Dựa trên trình độ khá,
giỏi, trung bình, yếu, kém mà GV giao cho học sinh những nhiệm vụ tương ứng
với lượng kiến thức phù hợp với từng đối tượng học sinh.
+ Dạy học theo động cơ, lợi ích học tập của từng người học: Đối với
những nhóm học sinh có nhu cầu tìm tịi, nghiên cứu, GV cần xác định nhiệm vụ
học tập cao hơn và đưa thêm nhiều nhiệm vụ học tập cho học sinh nhóm này tự
học. Đối với nhóm học sinh có nhu cầu học tập khơng cao thì GV phải chú ý
nhiệm vụ, nội dung cơ bản và bổ sung, liên hệ những vấn đề thực tiễn giúp học
sinh tăng sự hứng thú, động cơ học tập.
2.2. Thực trạng vấn đề
Ngay sau khi tuyển sinh, trường tơi đã làm tốt việc phân hóa học sinh theo
làn điểm và nguyện vọng nhưng ngay trong mỗi lớp vẫn tồn tại những học sinh
ở các mức độ nhận thức khác nhau, sự khác biệt trong các nhóm học sinh cũng
khơng thể tránh khỏi.

Hiện nay, dạy học theo nhóm hay gọi cách khác là dạy học phân hóa học
sinh vẫn cịn một số thầy cơ vướng mắc nhất là trong công tác ôn tập cho học
sinh thi THPT Quốc gia.
Qua nhiều năm dạy môn Sinh học tại trường THPT Bá Thước, tơi thấy
một thực tế đó là học sinh có sự phân hóa rõ ràng về mục tiêu học tập, về lực
học...và có thể chia làm 2 nhóm chính:
- Nhóm thứ 1: gồm những học sinh chỉ chọn môn sinh trong tổ hợp bài thi
KHTN để xét tốt nghiệp. Các em có lực học về mơn Sinh học thường ở mức khá
hoặc trung bình, có thể có HS có học lực yếu.
- Nhóm thứ 2: gồm những em chọn môn sinh là môn xét tuyển đại học,
các em say mê môn học, lực học của các em ở mức khá, giỏi, số lượng học sinh
này ở mỗi lớp là tương đối ít.
Trong một lớp học với nhiều đối tượng học sinh khác nhau như vậy thì
việc GV tổ chức dạy học như thế nào để gây hứng thú và hiệu quả cho các em là
rất khó khăn, đặc biệt là trong q trình ơn tập để thi THPT Quốc gia.
2.3.Các biện pháp giải quyết vấn đề
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của DHPH, tơi xây dựng
quy trình tổ chức DHPH theo các bước sau:
Bước 1. Nhận diện phân loại học sinh theo phong cách học tập, năng lực,
hứng thú, động cơ học tập của học sinh
Bước 2. Thiết kế các hoạt động dạy học
Bước 3. Tổ chức tiến trình dạy học
Bước 4. Đánh giá kết quả dạy học và điều chỉnh
Bước 1.Nhận diện phân loại học sinh theo phong cách học tập, năng lực, hứng
thú, động cơ học tập của học sinh
Phân loại học sinh dựa vào các tiêu chí chính:
+ Lực học hay khả năng tư duy
+ Động cơ học môn học, sự hứng thú của các em với môn học
Để làm được điều này chúng ta phải tìm hiểu về lực học, khả năng tư duy,
động cơ, tâm tư, tình cảm của các em thông qua bài kiểm tra, phiếu thăm dị ý

kiến.
Khi soạn giáo án tiết ơn tập tơi thiết kế cho các đối tượng sau:

skkn


5

- Đối tượng học sinh 1: Những em có học lực khá, trung bình có thể có
em có học lực yếu, có nguyện vọng xét tốt nghiệp bài thi KHTN (bài thi có mơn
sinh học).
- Đối tượng học sinh 2: Bao gồm những em có học lực tốt, khá, có khả
năng tư duy, có nguyện vọng xét đại học mơn sinh học.
Bước 2. Thiết kế các hoạt động dạy học
Bước này khơng phải dạy một lớp có 40 học sinh ta thiết kế 40 giáo án
khác nhau mà với một giáo án nhưng mỗi hoạt động chính thiết kế một chuỗi
nhiệm vụ phù hợp với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Thơng thường mỗi
hoạt động chính thiết kế 3 - 4 nhiệm vụ khác nhau.
* Nhiệm vụ 1: Là nhiệm vụ chung cho cả lớp, đây là nhiệm vụ tối thiểu
mỗi học sinh phải thực hiện. Khi hoàn thành xong nhiệm vụ này học sinh sẽ đạt
chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhiệm vụ này được giao chung trước lớp.
* Nhiệm vụ 2: Là nhiệm vụ nâng cao hơn so với nhiệm vụ 1 (Dành cho
học sinh thuộc nhóm đối tượng học sinh 1 có học lực trung bình trở lên)
- Ở nhiệm vụ này thường được phát triển từ nhiệm vụ 1(thay đổi một vài
dữ liệu trong nhiệm vụ 1) để yêu cầu trở nên phức tạp hơn so với nhiệm vụ 1.
Từ một vấn đề phát triển theo nhiều hướng khác nhau nhằm phát triển tư duy đa
chiều cho các em.
* Nhiệm vụ 3: Là nhiệm vụ nâng cao hơn so với nhiệm vụ 2 (Dành cho
học sinh thuộc nhóm đối tượng học sinh 2)
* Nhiệm vụ 4: Là nhiệm vụ nâng cao hơn so với nhiệm vụ 3, đây là nhiệm

vụ đòi hỏi sự tư duy sâu sắc của học sinh. Khi thực hiện nhiệm vụ này học sinh
có kiến thức sâu rộng về nội dung nào đó. HS chỉ thực hiện nhiệm vụ này nếu có
tư duy tốt và đam mê u thích mơn sinh học.
Ví dụ: Cho biết gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp. Cho cây thân cao tự thụ phấn, thu được đời F1 có tỷ lệ 75% cây cao:
25% cây thấp.
* Nhiệm vụ 1. Lấy ngẫu nhiên một cây F 1. Xác suất để được cây thân cao
là bao nhiêu?
Học sinh: F1 có tỷ lệ 75% cây cao: 25% cây thấp. Suy ra P: Aa x Aa. F1 có tỷ
lệ kiểu gen AA: Aa: aa. Ở F1 cây thân cao chiếm tỷ lệ 3/4
* Nhiệm vụ 2. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao F1. Xác suất để được cây
thuần chủng là bao nhiêu?
Học sinh: Cây thân cao F1 có hai loại kiểu gen với tỷ lệ 1 AA: 2 Aa. Cây thân
cao thuần chủng chiếm tỷ lệ 1/3
* Nhiệm vụ 3. Lấy ngẫu nhiên 3 cây thân cao F 1. Xác suất để thu được 1
cây thuần chủng là bao nhiêu?
Học sinh: Cây thân cao F1 có hai loại kiểu gen với tỷ lệ AA: Aa. Chọn 3 cây
thân cao F1, trong đó có 1 cây thuần chủng thì 2 cây cịn lại phải là dị hợp.
Vậy chọn 3 cây thân cao F1. Xác suất để thu được 1 cây thuần chủng là:
C31 x x x =

skkn


6

* Nhiệm vụ 4. Cho toàn bộ F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Ở F2, kiểu
gen AA chiếm tỷ bao nhiêu?
Học sinh: Ta có F 1: AA: Aa: aa.
AA


A

Aa

A: a

aa

a

Ta được A: a hay

A: a

Vây tỷ lệ kiểu gen AA = A x A = AA
Như vậy trong cùng một thời gian học sinh thuộc nhóm 1 chỉ làm nhiệm
vụ 1,2; cịn học sinh thuộc nhóm 2 ngồi thực hiện nhiệm vụ 1 và 2 còn thực
hiện thêm nhiệm vụ 3 và 4.
Bước 3. Tổ chức tiến trình dạy học
GV tổ chức dạy học theo các bước như sau, tùy vào từng lớp mà thiết kế
chi tiết các hoạt động sao cho phù hợp.
1. Hoạt động khởi động (khoảng 8 phút)
2. Hoạt động luyện tập, vận dụng (khoảng 45 phút)
3. Hoạt động chữa và giải đáp các thắc mắc trong phiếu học tập (khoảng 30
phút)
4. Hoạt động hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (7 phút)
Dưới đây tôi xin trình bày thiết kế hoạt động dạy học một buổi học ơn thi
THPT Quốc gia.
ƠN TẬP NỘI DUNG LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

Thời gian 90 phút
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Hệ thống lại được kiến thức cơ bản bài liên kết gen và hoán vị gen.
- Làm được các dạng câu hỏi, bài tập hay và khó. (dành riêng cho đối tượng HS
2).
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng tư duy logic khoa học, hệ thống và tổng hợp kiến thức khi
các em trả lời được các tình huống trong các câu hỏi, bài tập GV đưa ra.
- Rèn luyện được kỹ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
3. Thái độ
- Các em thấy u thích bộ mơn sinh học.
4. Phát triển năng lực
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phát triển năng lực tự học.

skkn


7

- Phát triển năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên (sinh học).
5. Bồi dưỡng phẩm chất
- Tự lập,tự chủ.
- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, xã hội, với nhiệm vụ được giao.
II. Chuẩn bị:
1. Của giáo viên
- Chuẩn bị phiếu học tập số 1 và các nhiệm vụ bổ sung dành riêng cho HS khá,
giỏi.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Bao gồm các câu hỏi ở mức nhận biết, thông hiểu hoặc vận dụng – dành cho
mọi HS trong lớp ôn thi)
Câu: Thế nào là hiện tượng liên kết gen ?
A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình
phân bào.
B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong q
trình phân bào.
C. Các gen khơng alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình
phân bào.
D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân
bào.
Câu 2: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương
đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng?
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Ở cà chua, gen A: thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục. Các
gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình
di truyền. Cho lai giữa 2 giống cà chua thuần chủng: thân cao, quả tròn với thân
thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 sẽ phân tính theo tỉ lệ
A. 3 cao tròn: 1 thấp bầu dục.
B. 1 cao bầu dục: 2 cao tròn: 1 thấp tròn.
C. 3 cao tròn: 3 cao bầu dục: 1 thấp tròn: 1 thấp bầu dục.
D. 9 cao tròn: 3 cao bầu dục: 3 thấp tròn: 1 thấp bầu dục.
Câu 4: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b:
quả trắng. Cho cây có kiểu gen

Ab

Ab
giao phấn với cây có kiểu gen
. Biết rằng
aB
aB

cấu trúc nhiễm sắc thể của 2 cây không thay đổi trong giảm phân, tỉ lệ kiểu hình
ở F1 là:
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng.
B. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ.
C. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả
trắng.
D. 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ.
Câu 5: Ở cà chua, gen A: thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục. Các
gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng và liên kết chặt chẽ trong quá trình
di truyền. Cho lai giữa 2 giống cà chua thuần chủng: thân cao, quả tròn với thân
thấp, quả bầu dục được F1. Khi cho F1 lai phân tích, tỷ lệ kiểu hình ở đời con
như thế nào?

skkn


8

A. 1 cao tròn: 1 thấp bầu dục.
B. 1 cao bầu dục: 2 cao tròn: 1 thấp tròn.
C. 3 cao tròn: 3 cao bầu dục: 1 thấp tròn: 1 thấp bầu dục.
D. 9 cao tròn: 3 cao bầu dục: 3 thấp tròn: 1 thấp bầu dục.
Câu 6: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự
A. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở

kì đầu giảm phân I.
B. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm
phân I.
C. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I.
D. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I.
Câu 7. Tần số hoán vị gen (tái tổ hợp gen) được xác định bằng tổng tỉ lệ
A. các kiểu hình giống P.
B. các kiểu hình khác P.
C. của 1 loại giao tử hốn vị và 1 loại giao tử khơng hốn vị.
D. các loại giao tử mang gen hoán vị.
Câu 8. Cho cơ thể có kiểu gen có tỷ lệ giao tử 38% AB, 38% ab, 12 % Ab,
12 % aB. Tần số hoán vị gen của cơ thể trên là
A. 12%
B. 38%
C. 24%
D. 76%
Câu 9. Cơ thể có kiểu gen
giảm phân có hoán vị gen với tần số 20%. Tỷ lệ
mỗi loại giao tử tạo ra là
A. AB = ab = 40%, Ab = aB = 10%
B. AB = ab = 20%, Ab = aB = 30%
C. AB = ab = 10%, Ab = aB = 40%
D. AB = ab = 30%, Ab = aB = 20%
Câu 10. Lai phân tích ruồi giấm cái mình xám, cánh dài, ở thế hệ lai thu được
0.41 mình xám, cánh dài: 0,41 mình đen, cánh cụt; 0,09 mình xám, cánh cụt;
0,09 mình đen, cánh dài. Tần số hoán vị gen là
A. 41%
B. 18%
C. 9%
D. 82%

Phiếu đáp án của GV:
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án A
C
A
D
A
A
D
C
A
B
BẢNG CÁC MỨC ĐỘ KIẾN THỨC
ĐƯỢC PHÁT TRIỂN TỪ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Tương ứng với các nhiệm vụ 2, 3, 4, nâng cao dần so với nhiệm vụ 1
để phân hóa HS, dành cho HS khá giỏi)

Nhiệm vụ 1
(Phiếu học tập số 1)


Nhiệm vụ 2
Nhiệm vụ 3
(nâng cao so với nhiệm (nâng cao so
vụ 1)
với nhiệm
vụ 2)

Câu 1: (Nhận biết) Thế Câu 1: (Thông hiểu)
nào là hiện tượng liên Cách tốt nhất để phát

skkn

Nhiệm vụ
4 (nâng
cao so với
nhiệm vụ
3)


9

kết gen ?
A. Các gen alen cùng
nằm trên một NST phân
li cùng nhau trong q
trình phân bào.
B. Các gen khơng alen
cùng nằm trên một NST
phân li cùng nhau trong

quá trình phân bào.
C. Các gen không alen
nằm trong bộ NST phân
li cùng nhau trong quá
trình phân bào.
D. Các gen alen nằm
trong bộ NST phân li
cùng nhau trong quá
trình phân bào.
Câu 2: (Thông hiểu ở
mức dễ) Với 2 cặp gen
không alen cùng nằm
trên 1 cặp nhiễm sắc thể
tương đồng, thì cách
viết kiểu gen nào dưới
đây là không đúng?
A.

B.

C.

D.
C.

Câu 3: (Thông hiểu ) Ở
cà chua, gen A: thân
cao, a: thân thấp, B: quả
tròn, b: bầu dục. Các
gen cùng nằm trên một

cặp NST tương đồng và
liên kết chặt chẽ trong
quá trình di truyền. Cho
lai giữa 2 giống cà chua
thuần chủng: thân cao,
quả tròn với thân thấp,
quả bầu dục được F1.
Khi cho F1 tự thụ phấn
thì F2 sẽ phân tính theo

hiện được các gen nào
đó là phân li độc lập hay
liên kết với nhau:
A. Cho tự thụ qua nhiều
thế hệ
B. Cho giao phấn
C. Cho lai 2 dịng thuần
chủng nhiều lần
D. Lai phân tích

Câu 2: (Thơng hiểu ở
mức cao hơn) Với hai
cặp gen không alen A, a
và B, b cùng nằm trên
một cặp nhiễm sắc thể
tương đồng, thì quần
thể sẽ có số kiểu gen tối
đa là:
A. 3
B. 10

C. 9
D. 4
D.
Câu 3: (Thơng hiểu ở
mức khó) Khi cho lai 2
cơ thể bố mẹ thuần
chủng khác nhau bởi 2
cặp tính trạng tương
phản, F1 đồng tính biểu
hiện tính trạng của một
bên bố hoặc mẹ, tiếp tục
cho F1 tự thụ phân, nếu
đời lai thu được tỉ lệ 3:
1 thì hai tính trạng đó đã
di truyền
A. phân li độc lập.
B. liên kết hồn tồn.

skkn

Câu 1: (Vận
dụng cao)
(Địi hỏi các
em phải vận
dụng được
kiến thức để
giải quyết
được tình
huống mới)
Một cá thể

có kiểu gen
.
Nếu các gen

Câu 1:
(Vận dụng
cao) Một
cá thể có
kiểu gen
.
Nếu các
gen liên kết
hoàn toàn
trong giảm
phân ở cả 2
cặp nhiễm
sắc thể


10

tỉ lệ
C. liên kết khơng hồn liên kết hồn
A. 3 cao trịn: 1 thấp tồn.
tồn khi
bầu dục.
D. tương tác gen.
giảm phân sẽ
B. 1 cao bầu dục: 2 cao
tạo bao

tròn: 1 thấp tròn.
nhiêu loại
C. 3 cao tròn: 3 cao bầu
giao tử?
dục: 1 thấp tròn: 1 thấp
A. 9 B. 4
bầu dục.
C. 8 D. 16
D. 9 cao tròn: 3 cao bầu
dục: 3 thấp trịn: 1 thấp
bầu dục.

tương đồng
thì qua tự
thụ phấn có
thể tạo ra
tối đa bao
nhiêu loại
dòng thuần
ở thế hệ
sau?
A. 9 B. 4
C.8 D.16

Câu 4: (Thơng hiểu)
Một lồi thực vật, gen
A: cây cao, gen a: cây
thấp; gen B: quả đỏ, gen
b: quả trắng. Cho cây có


Câu2: (Vận
dụng cao)
Trong
trường hợp
giảm phân
và thụ tinh
bình
thường,
một
gen
quy
định
một
tính
trạng

gen trội là
trội
hồn
tồn. Tính
theo

thuyết,
phép lai

Ab
giao phấn
aB
Ab
với cây có kiểu gen

.
aB

kiểu gen

Biết rằng cấu trúc
nhiễm sắc thể của 2 cây
không thay đổi trong
giảm phân, tỉ lệ kiểu
hình ở F1 là:
A. 1 cây cao, quả đỏ: 1
cây thấp, quả trắng.
B. 3 cây cao, quả trắng:
1 cây thấp, quả đỏ.
C. 1 cây cao, quả đỏ: 1
cây cao, quả trắng: 1
cây thấp, quả đỏ: 1 cây
thấp, quả trắng.
D. 1 cây cao, quả trắng:
2 cây cao, quả đỏ: 1 cây
thấp, quả đỏ.

Câu 4: (Thơng hiểu ở
mức khó) Khi lai 2 cơ
thể bố mẹ thuần chủng
khác nhau bởi 2 cặp tính
trạng tương phản, F1
100% tính trạng của 1
bên bố hoặc mẹ, tiếp tục
cho F1 tự thụ phấn, được

F2 tỉ lệ 1: 2: 1. Hai tính
trạng đó đã di truyền
A. phân li độc lập.
B. liên kết hoàn toàn.
C. tương tác gen.
D. hốn vị gen.

x
DdEe
liên
kết
hồn tồn
sẽ cho kiểu
gen mang 4
alen trội và
4 alen lặn ở
đời
con
chiếm tỷ lệ

skkn


11

A.
B.
C.
D.
Câu 5: (Thông hiểu)Ở

cà chua, gen A: thân
cao, a: thân thấp, B: quả
tròn, b: bầu dục. Các
gen cùng nằm trên một
cặp NST tương đồng và
liên kết chặt chẽ trong
quá trình di truyền. Cho
lai giữa 2 giống cà chua
thuần chủng: thân cao,
quả tròn với thân thấp,
quả bầu dục được F1.
Khi cho F1 lai phân tích,
tỷ lệ kiểu hình ở đời con
như thế nào?
A. 1 cao tròn: 1 thấp
bầu dục.
B. 1 cao bầu dục: 2 cao
tròn: 1 thấp tròn.
C. 3 cao tròn: 3 cao bầu
dục: 1 thấp tròn: 1 thấp
bầu dục.
D. 9 cao tròn: 3 cao bầu
dục: 3 thấp tròn: 1 thấp
bầu dục.
Câu 6: (Nhận biết) Cơ
sở tế bào học của hiện
tượng hốn vị gen là sự
A. trao đổi chéo giữa 2
crơmatit “khơng chị
em” trong cặp NST

tương đồng ở kì đầu
giảm phân I.
B. trao đổi đoạn tương

Câu 5: (Thông hiểu)
Khi cho lai 2 cơ thể bố
mẹ thuần chủng khác
nhau bởi 2 cặp tính
trạng tương phản, F1
đồng tính biểu hiện tính
trạng của một bên bố
hoặc mẹ, tiếp tục cho F1
lai phân tích, nếu đời lai
thu được tỉ lệ 1: 1 thì
hai tính trạng đó đã di
truyền
A. tương tác gen.
B. phân li độc lập.
C. liên kết hồn tồn.
D. hốn vị gen.

Câu 6: (Thơng hiểu) Vì
sao tần số hốn vị gen
ln ≤ 50%?
A. Khơng phải tất cả
các tế bào khi giảm
phân đều xảy ra hoán vị
gen
B. Các gen trên NST có
xu hướng liên kết với


skkn


12

ứng giữa 2 crơmatit
cùng nguồn gốc ở kì
đầu của giảm phân I.
C. tiếp hợp giữa các
nhiễm sắc thể tương
đồng tại kì đầu của giảm
phân I.
D. tiếp hợp giữa 2
crơmatit cùng nguồn
gốc ở kì đầu của giảm
phân I.
Câu 7: (Thơng hiểu)
Tần số hoán vị gen (tái
tổ hợp gen) được xác
định bằng tổng tỉ lệ
A. các kiểu hình giống
P.
B. các kiểu hình khác P.
C. của 1 loại giao tử
hoán vị và 1 loại giao tử
khơng hốn vị.
D. các loại giao tử mang
gen hốn vị.
Câu 8: (Thơng hiểu)

Cho cơ thể có kiểu gen

nhau là chủ yếu
C. Khoảng cách giữa
các gen trên NST gần
nhau
D. Chỉ có 1số tế bào khi
giảm phân mới xảy ra
hốn vị và sự hoán vị
chỉ xảy ra giữa 2 trong 4
crơmatit

D. 40%
C. 20%
D. 40%
C. 20%
D. 40%
B. 10%
C. 20%
D. 40%

có tỷ lệ giao tử 38%
AB, 38% ab, 12 % Ab,
12 % aB. Tần số hoán vị
gen của cơ thể trên là
A. 12%
B. 38%
C. 24%
D. 76%
Câu 9: (Thông hiểu) Cơ Câu 7: (Vận dụng) Cho Câu 2: (Vận Câu 3:

dụng) Cá thể (Vận dụng
thể có kiểu gen
giảm cơ thể có kiểu gen
có kiểu gen cao) Kiểu
gen AA Bb
tự thụ
phân có hốn vị gen với giảm phân có hốn vị
khi
tần số 20%. Tỷ lệ mỗi gen với tần số 20% lai phấn. Xác
loại giao tử tạo ra là
định tỉ lệ giảm phân
A. AB = ab = 40%, Ab với cơ thể . Đời con
có xảy ra
kiểu gen
= aB = 10%
hốn vị với
các cơ thể mang 2 tính
B. AB = ab = 20%, Ab
thu được ở tần số 20%.
trạng lặn chiếm tỷ lệ
=aB = 30%
F1 nếu biết Tỉ lệ giao
A. 40% B. 50%

skkn


13

C. AB = ab = 10%, Ab C. 20%

=aB = 40%
D. AB = ab = 30%, Ab
=aB = 20%

Câu 10: (Thơng hiểu Học sinh tính được tần
số hốn vị gen trong
phép lai phân tích bằng
tổng tỷ lệ kiểu hình do
tái tổ hợp) Lai phân tích
ruồi giấm cái mình xám,
cánh dài, ở thế hệ lai thu
được 0.41 mình xám,
cánh dài: 0,41 mình
đen, cánh cụt; 0,09
mình xám, cánh cụt;
0,09 mình đen, cánh dài.
Tần số hoán vị gen là
A. 41%
B. 18%
C. 9%
D. 82%

D. 30%

hốn vị gen
đều xảy ra
trong giảm
phân
hình
thành

hạt
phấn

nỗn với tần
số 20%
A. 16%
B. 4%
C.9%
D. 8%

tử ABDE
sinh ra là
A. 5%
B. 10%
C. 20%
D. 40%
C. 20%
D. 40%

Câu 8: (Thơng hiểu ở
mức khó - Học sinh tính
được tần số hốn vị gen
dựa vào tỷ lệ kiểu hình
mang hai tính lặn) Khi
lai giữa 2 cá thể ruồi
giấm với nhau được F1:
0,54 đỏ, tròn; 0,21 đỏ,
dẹp; 0,21 trắng tròn;
0,04 trắng, dẹp. Kiểu
gen của ruồi cái P và tần

số hoán vị gen là
A.

với f = 16%

B.

với f = 16%

C.

với f = 20%

D.

với f = 20%

Từ những nội dung thiết kế ở bảng trên, chúng tôi xây dựng được phiếu
học tập tương ứng với nhiệm vụ số 2, số 3, số 4 như sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - NHIỆM VỤ 2
Câu 1: Cách tốt nhất để phát hiện được các gen nào đó là phân li độc lập hay
liên kết với nhau là
A. Cho tự thụ qua nhiều thế hệ
B. Cho giao phấn
C. Cho lai 2 dòng thuần chủng nhiều lần
D. Lai phân tích
Câu 2: Với hai cặp gen khơng alen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm
sắc thể tương đồng, thì quần thể sẽ có số kiểu gen tối đa là
A. 3
B. 10

C. 9
D. 4

skkn


14

Câu 3: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng
tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục
cho F1 tự thụ phấn, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di
truyền
A. phân li độc lập.
B. liên kết hồn tồn.
C. liên kết khơng hồn tồn.
D. tương tác gen.
Câu 4: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương
phản, F1 100% tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F 1 tự thụ phấn,
được F2 tỉ lệ 1: 2: 1. Hai tính trạng đó đã di truyền
A. phân li độc lập.
B. liên kết hoàn toàn.
C. tương tác gen.
D. hoán vị gen.
Câu 5: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng
tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục
cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di
truyền
A. tương tác gen. B. phân li độc lập. C. liên kết hoàn tồn. D. hốn vị gen.
Câu 6: Vì sao tần số hốn vị gen ln ≤ 50%?
A. Khơng phải tất cả các tế bào khi giảm phân đều xảy ra hoán vị gen

B. Các gen trên NST có xu hướng liên kết với nhau là chủ yếu
C. Khoảng cách giữa các gen trên NST gần nhau
D. Chỉ có một số tế bào khi giảm phân mới xảy ra hoán vị và sự hốn vị chỉ
xảy ra giữa 2 trong 4 crơmatit
Câu 7: Cho cơ thể có kiểu gen
với cơ thể

giảm phân có hốn vị gen với tần số 20% lai

. Đời con các cơ thể mang 2 tính trạng lặn chiếm tỷ lệ

A. 40%
B. 50%
C. 20%
D. 30%
Câu 8: Khi lai giữa 2 cá thể ruồi giấm với nhau được F 1: 0,54 mắt đỏ, tròn; 0,21
mắt đỏ, dẹp; 0,21 mắt trắng tròn; 0,04 mắt trắng, dẹp. Kiểu gen của ruồi cái P và
tần số hoán vị gen là
A.

với f = 16% B.

với f = 16%

C.

với f = 20% D.

với f = 20%


ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 2 - NHIỆM VỤ 2

Câu
Đáp án

1
D

2
B

3
B

4
B

5
C

6
D

7
A

8
A

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - NHIỆM VỤ 3

Câu 1: Một cá thể có kiểu gen

. Nếu các gen liên kết hoàn toàn khi giảm

phân sẽ tạo bao nhiêu loại giao tử?
A. 9
B. 4
C. 8

skkn

D. 16


15

Câu 2: Cá thể có kiểu gen

tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu gen

thu được

ở F1 nếu biết hoán vị gen đều xảy ra trong giảm phân hình thành hạt phấn và
noãn với tần số 20% ?
A. 16%
B. 4%
C. 9%
D. 8%
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - NHIỆM VỤ 3
Câu

1
2
Đáp án
B
D
PHIẾU HỌC TẬP 4 - NHIỆM VỤ 4
Câu 1: Một cá thể có kiểu gen

. Nếu các gen liên kết hoàn toàn trong

giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra
tối đa bao nhiêu loại dịng thuần ở thế hệ sau?
A. 9
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 2: Kiểu gen AA Bb

khi giảm phân có xảy ra hốn vị với tần số 20%. Tỉ

lệ giao tử ABDE sinh ra là
A. 5%
B. 10%
C. 20%
D. 40%
Câu 3: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định
một tính trạng và gen trội là trội hồn tồn. Tính theo lý thuyết, phép lai
x

DdEe liên kết hoàn toàn sẽ cho kiểu gen mang 4 alen trội và 4 alen


lặn ở đời con chiếm tỷ lệ
A.

B.

C.

D.

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 4 - NHIỆM VỤ 4

Câu
1
2
3
Đáp án
B
A
A
2. Chuẩn bị của HS
- Ôn tập trước nội dung liên kết gen và hoán vị gen
III. Tiến trình lên lớp
1. Hoạt động khởi động (khoảng 8 phút)
GV chia lớp thành 6 đến 8 nhóm (mỗi nhóm 5 - 6 học sinh). Các nhóm cử
đội trưởng, các đội trưởng bốc thăm thứ tự trả lời.
GV: Sử dụng kỹ thuật công não.
Câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm hoặc một nội dung thuộc bài liên kết gen hoặc hoán
vị gen mà các em đã học.
Luật chơi:

+ Đến lượt nhóm nào nhóm đó chỉ được nêu một đặc điểm hoặc một nội dung.
+ Đội sau không được nêu trùng với đáp án đã có.
+ Đội nào khơng trả lời được hoặc trả lời trùng với đáp án đã có sẽ bị loại.

skkn


16

+ Gọi các nhóm theo thứ tự bốc thăm. Hết vòng lại quay lại cho đến khi còn một
đội duy nhất, đội đó sẽ là đội thắng cuộc và mỗi thành viên của đội sẽ được tặng
một món quà nhỏ (GV chuẩn bị 6 món quà nhỏ để đủ tặng cho các thành viên
của đội thắng cuộc là 6 cái bút bi; 6 bút nhớ; 6 bông hoa giấy do GV gấp;... Đảm
bảo món q này khơng được trùng với các món quà ở các tiết trước để gây bất
ngờ cho HS). Việc tặng quà các em khi thắng cuộc, theo thực tế chúng tơi dạy
học thấy rằng, tuy món quà có giá trị rất nhỏ nhưng đem lại hiệu quả cao trong
việc khích lệ các em nhiệt tình tham gia hoạt động do GV tổ chức.
2. Hoạt động luyện tập, vận dụng (Khoảng 45 phút)
GV: Kết thúc hoạt động khởi động, GV chuyển tiếp nội dung sang hoạt
động luyện tập và vận dụng, ví dụ “Cơ thật bất ngờ là các em trong lớp mình
nhớ được rất nhiều nội dung của bài LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN. Tuy
nhiên để vận dụng được những kiến thức trên để giải quyết các câu hỏi và bài
tập có nội dung liên quan thì khơng phải lúc nào cũng đơn giản, vì vậy cơ dành
cho lớp mình 45 phút để hồn thành phiếu học tập số1 sau đây.
Đối với các em ôn thi chỉ để xét tốt nghiệp, các em hoàn thành được phiếu
học tập số 1 đã là rất tốt.
Đối với các em ơn thi để xét đại học, thì ngồi phiếu học tập trên cơ cịn
nhiều phiếu học tập khác có nhiệm vụ nâng cao hơn. Tuy nhiên để nhận được
các phiếu học tập tiếp theo, các em phải hoàn thành nhanh và tốt phiếu học tập
các em đang có. Các em đã hiểu và xác định rõ mục tiêu của mình trong 45 phút

tới chưa?
HS: Hiểu nhiệm vụ và xác định được mục tiêu chỉ dừng ở phiếu học tập
số 1 hay chinh phục ở các phiếu tiếp theo thì GV sẽ phát PHIẾU HỌC TẬP SỐ
1:
HS: Làm việc cá nhân trong 45 phút.
GV: Quan sát bao quát chung cả lớp kết hợp đi đến từng em để theo dõi
tốc độ làm và lượng câu trả lời đúng của từng em, hỗ trợ giúp đỡ từng em khi
các em gặp khó khăn.
Trong thời gian 45 phút, GV quan sát và hỗ trợ, gợi ý cho những em còn
lúng túng với phiếu học tập số 1. Những em HS làm xong phiếu học tập số 1,
trong lúc chờ các bạn khác thì GV giao tiếp PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - nhiệm vụ
2 (như phần chuẩn bị ở trên) và yêu cầu những em đó làm tiếp.
Tương tự nếu em nào hồn thành xong nhiệm vụ 2 thì GV ngay lập tức
giao cho em đó PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - nhiệm vụ 3 (như phần chuẩn bị ở
trên). Nếu em nào hồn thành được nhiệm vụ 3 thì GV ngay lập tức lại giao tiếp
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 - nhiệm vụ 4 (như phần chuẩn bị ở trên).
3. Hoạt động chữa và giải đáp các thắc mắc trong phiếu học tập số 1(Nhiệm
vụ 1 - Thời gian khoảng 30 phút )
Hết thời gian, GV chữa phiếu học tập số 1 trước cả lớp. Những em được
giao nhiệm vụ 2, nhiệm vụ 3, nhiệm vụ 4, nhiệm vụ 2, 3, 4 nếu làm xong, GV
thu về để chữa trực tiếp trên phiếu cho các em (Yêu cầu các em ghi tên, lớp trên
góc trên của phiếu), nếu các em chưa làm xong thì coi như giao bài tập về nhà
cho em đó, yêu cầu tiết sau em nộp để GV mang về nhà chữa và trả bài riêng
cho em đó.
+ Cuối hoạt động này, GV cần chốt lại những nội dung mấu chốt, cách trả
lời một số dạng câu hỏi cơ bản, cách tư duy khi gặp các tình huống nào đó,...

skkn



17

4. Hoạt động hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (7phút)
- Phần này tôi thiết kế hệ thống câu hỏi để HS tự làm ở nhà, trong quá
trình trả lời các câu hỏi đó, HS sẽ tự ơn được kiến thức đã học.
- Nội dung các câu hỏi: Có kiến thức ở những buổi học trước nữa (chiếm
khoảng 1/3 → 1/2 số câu hỏi) để nhắc nhở các em thường xun ơn tập hệ
thống tồn bộ kiến thức các em đã học và kiến thức ngay ở buổi học hơm nay
(2/3 → 1/2), nhằm mục đíchcủng cố, khắc sâu những nội dung kiến thức, những
dạng câu hỏi, bài tập các em đã được học - phiếu học tập số 1, 2.
NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Câu 1: Khi nói về quá trình nhân đơi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’→5’.
B. Q trình nhân đơi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán
bảo tồn.
C. Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.
D. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên
chạc chữ Y.
Câu 2: Một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp nhân tạo từ hỗn hợp hai loại
nuclêôtit với tỉ lệ là 80% nuclêôtit loại A và 20% nuclêôtit loại U. Giả sử sự kết
hợp các nuclêôtit là ngẫu nhiên thì tỉ lệ mã bộ ba AAU là:
A. 64/125
B. 4/125
C. 16/125
D. 1/125
Câu 3: Phiên mã là quá trình:
A. tổng hợp chuổi pơlipeptit
B. nhân đơi ADN
C. duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ
D. tổng hợp ARN

Câu 4: Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Số NST trong tế bào sinh
dưỡng của thể ba thuộc loài này là
A. 15.
B. 13.
C. 8.
D. 21.
Câu 5: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe có thể hình thành ở thế hệ F 1 bao
nhiêu loại kiểu gen?
A. 27 loại kiểu gen.
B. 54 loại kiểu gen.
C. 28 loại kiểu gen.
D. 10 loại kiểu gen.
Câu 6: Cho lai hai dòng thuần chủng( dòng số 1 và dòng số 2) đều có hoa màu
trắng với nhau, kết quả thu được F1 toàn cây hoa màu đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ
phấn thu được F2 với tỷ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Sự di truyền
tính trạng màu hoa theo quy luật
A. Liên kết gen hoàn toàn
B. Tương tác cộng gộp
C. Phân ly độc lập của men đen
D. Tương tác bổ trợ
Câu 7: Trên một NST, xét 4 gen A, B, C, D. Khoảng cách tương đối giữa các
gen là AB = 1,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20cM, AC = 18cM
A. CABD.

B. DABC.

C. BACD.

D. ABCD.


Câu 8: Ở các lồi sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi lồi bằng số
A. tính trạng của lồi.
B. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài.
C. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài.
D. giao tử của loài.

skkn


18

Câu 9: Cho biết khơng có đột biến, hốn vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ
với tần số 20%. Tính theo lý thuyết, phép lai

x

cho đời con có kiểu gen

chiếm tỷ lệ
A. 10%
B. 4%
C. 16%
D. 40%
Câu 10: Cho F1 dị hợp tử về hai cặp gen tự thụ phấn, đời con F1 có 4 loại kiểu
hình với tỷ lệ 51% cây cao, hoa đỏ: 24% cây cao, hoa trắng: 24%cây thấp, hoa
đỏ; 1% cây thấp, hoa trắng (cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy
định). Kiểu gen của F1 là:
A.

B. AaBb


C.

D.

Câu 11: Nếu có 40 tế bào trong số 200 tế bào sinh tinh có kiểu gen
thực hiện
giảm phân có xảy ra hiện tượng hốn vị gen thì tần số hốn vị gen bằng
A. 10%
B. 20%
C. 30%
D. 40%
Câu 12: Xét tổ hợp gen Dd, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỷ lệ phần trăm
các loại giao tử hốn vị của tổ hợp gen này là
A. ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%
B. ABD = ABd = abD = abd = 4,5%
C. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%
D. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%
AB DE

Câu 13: Một cá thể có kiểu gen ab . de . Nếu các gen liên kết hoàn toàn trong
giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra
tối đa bao nhiêu loại kiểu gen ở thế hệ sau?
A. 9
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 14: Phép lai P:

x


, thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính

trạng, các alen trội là trội hồn tồn, khơng xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị
gen với tần số 40%. Theo lý thuyết, F1 có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai
tính trạng chiếm tỉ lệ:
A. 30%.
B. 10%.
C. 40%.
D. 20%.
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Khi áp dụng sáng kiến trong q trình dạy học, tơi có thể đảm bảo được
mọi HS trong lớp học đều được giao nhiệm vụ “vừa sức” của các em nên đối với
HS trung bình, thậm chí HS yếu, có vai trị góp phần bồi dưỡng sự tự tin của các
em vào bản thân; đối với HS khá, giỏi, thì thúc đẩy sự ham học, rèn luyện bản
lĩnh đương đầu với những thử thách mới, qua đó các em trở nên năng động hơn,
sáng tạo hơn. Sáng kiến của tôi đã làm cho môn học trở lên nhẹ nhàng hơn với
HS có lực học trung bình, yếu nhưng đối với HS khá giỏi thì khơng bị nhàm
chán mà cũng thực sự hấp dẫn.
2.4.1. Hiệu quả định tính

skkn


19

Tôi tiến hành vận dụng sáng kiến vào năm học 2020-2021 tại lớp 12A9 và
phát phiếu điều tra kín.Tơi phát ra 42 phiếu điều tra, thu về 42 phiếu.
Khi tiến hành phát phiếu điều tra kín (HS khơng cần ghi họ tên vào trong
phiếu và chỉ trả lời bằng cách tích dấu “X” vào cột kẻ sẵn). Sau khi tổng hợp, tôi

thu được kết quả như sau:
STT
Nội dung
Kết quả
1

Các em có thích thú hơn với cách dạy học như Câu trả lời có: 39/42
những tiết học/buổi học trước của mơn Sinh học (92,85%)
khơng?
2 Các em có thấy mơn sinh học dễ học khơng?
Câu trả lời có:
40/42(95,23%)
3 Các em có thích học giờ mơn Sinh học khơng?
Câu trả lời có:
38/42(90,47%)
Như vậy, với kết quả điều tra cho thấy, HS rất hứng thú với cách tổ chức
DHPH trong tiết ôn tập
2.4.2. Hiệu quả định lượng
Tôi đã tiến hành thực nghiệm ở lớp thí điểm (dạy như trình bày trong sáng
kiến):12A9 và lớp đối chứng (dạy như bình thường): lớp 12A8
Tổng số HS trong các lớp chọn làm lớp thí nghiệm và tổng số HS trong
các lớp đối chứng về tổng thể là gần tương đương nhau về lực học, nhận ra kết
quả thi THPT Quốc gia như sau:
Mức điểm
Các lớp đối chứng 12A8
Lớp thực nghiệm 12A9
dưới 5
12/ 42
28,6%
5/42

11,9%
5-7
20/42
47,6%
25/42
59,5%
trên 7
10/42
23,8%
12/42
28,6%

PHẦN 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Trước nhu cầu của xã hội về những con người năng động, sáng tạo, biết
làm việc, biết thích ứng trong mọi hồn cảnh, địi hỏi nền giáo dục nước ta phải
cố gắng đổi mới không chỉ về kiến thức khoa học mà cả về PPDH, phương pháp
đánh giá. Là một giáo viên công tác ở trường miền núi, tôi luôn băn khoăn trăn
trở, làm thế nào để tiết học đạt hiệu quả cao nhất, để mọi HS trong lớp đều tích
cực và chủ động chiếm lĩnh tri thức, làm thế nào để một giờ học luôn được tất cả

skkn


20

các em mong đợi để được khám phá một điều gì đó thật lí thú, làm thế nào để
tạo cho HS một môi trường học tập thoải mái, hứng thú phù hợp với năng lực
của mình?

Vì vậy, tơi đã nghiên cứu, tìm hiểu và thiết kế các bài dạy, các chun đề
ơn tập theo PPDH phân hóa và hướng dẫn HS tự học. Phương pháp đề cập trong
đề tài này đã được tôi dạy thử nghiệm trong năm học 2020 -2021. Kết quả hầu
hết các em học tập một cách tích cực, hứng thú. Qua kết quả kiểm tra đánh giá
tơi nhận thấy ngay cả HS có lực học yếu cũng dễ dàng hoàn thành được các câu
hỏi và bài tập thuộc mức độ thông hiểu.
Việc áp dụng đề tài trong thực tiễn dạy học đã, đang và sẽ đem lại những
ý nghĩa thực tiễn sau:
- Đề tài được triển khai phù hợp sẽ là một phương pháp tốt để tạo
niềm u thích mơn Sinh học cho HS, đặc biệt là những HS trước đây chưa
tích cực trong học tập.
- Ứng dụng đề tài trong dạy học sẽ đảm bảo GV DHPH được các HS
trong lớp, tùy từng năng lực của từng em mà các em sẽ được hoàn thành
những nhiệm vụ với các mức độ khác nhau, như vậy mọi HS đều được quan
tâm, đều thấy thích thú khi học.
Để dạy học theo sáng kiến này thì cần có các điều kiện sau:
- GV cần thực sự tâm huyết với nghề, thực sự yêu thương, quan tâm
đến từng em học sinh trong lớp dạy.
- GV cần có say sưa về mặt chuyên môn, mỗi câu hỏi, mỗi nội dung
cần đầu tư thời gian phát triển thành nhiều dạng câu hỏi khác nhau để rèn
luyện cho học sinh tư duy đa chiều trước một nội dung hoặc một vấn đề nào
đó. Và khi HS làm được như vậy thì thực sự các em sẽ “học một nhưng biết
mười”.
- GV cần có khả năng quan sát tốt, cần xử lý tính huống linh hoạt trên
lớp để đáp ứng các nguyện vọng của các em trong lớp.
- GV cần chuẩn bị chu đáo trước mỗi tiết dạy, từ việc chuẩn bị nội
dung đến hệ thống câu hỏi, bài tập từ dễ đến khó, ở nhiều mức độ khác
nhau, …
3.2. Đề xuất, kiến nghị
Khơng có phương pháp nào là vạn năng, tuyệt đối, mà GV phải biết

phối hợp nhiều PPDH tích cực để việc giảng dạy được nhẹ nhàng, hiệu quả
hơn.

skkn


21

Mỗi lớp học nên giảm số HS xuống còn khoảng 30 HS để GV dễ quan
tâm, hướng dẫn cho từng em trong q trình học tập.
Trong q trình hồn thành đề tài này, tơi khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô và đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bá Thước, ngày 15 tháng 4 năm 2022
CAM KẾT KHƠNG COPY.
Tơi xin cam đoan đề tài của tôi không
Copy nội dung từ các đề tài khác
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

Hàn Thị Thơm

skkn




×