Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Skkn rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài nghị luận về nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 tại trường thpt hậu lộc i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 20 trang )

MỤC LỤC
Tra
ng
1. Mở đầu...............................................................................................................1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.......................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm........................5
2.3. Các giải pháp đã áp dụng trong việc vận dụng kiến thức …………………..6
2.4. Hiệu quả của việc vận dụng sáng kiến kinh nghệm trong giảng dạy...........14
3. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................20

1

skkn


1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học Ngữ văn trong nhà trường THPT hiện nay đòi hỏi giáo viên không
chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà cịn phải hình thành cho các em kỹ năng
cần thiết, đặc biệt là kỹ năng làm văn nghị luận. Đối với học sinh khối 12, rèn
luyện kỹ năng làm văn nghị luận lại càng cần thiết hơn cả bởi các em chuẩn bị
phải trải qua một kì thi vơ cùng quan trọng của đời học sinh, Kì thi tốt nghiệp
THPT, mà trong kì thi đó, phần nghị luận văn học chiếm tới 5/10 điểm tồn bài
thi mơn Ngữ văn. Nếu khơng có kỹ năng làm bài phần này, học sinh sẽ khơng
đạt được điểm số cao, khơng có cơ hội xét tuyển vào những trường đại học như
mong muốn, thậm chí có thể trượt tốt nghiệp.
Trong xu hướng ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo những năm gần đây,
do rút ngắn thời lượng làm bài xuống còn 120 phút, nên có xu hướng thiên về
kiểu đề nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm chứ khơng phải là vấn đề


lớn như trước kia. Đối với thơ, đây là kiểu đề quen thuộc và cũng thường trùng
với lối khai thác cắt ngang khi học tác phẩm nên các em cơ bản chủ động được
kiến thức, kỹ năng khi làm bài. Cịn đối với văn xi, đây được xem là kiểu đề
khó hơn đối với các em bởi đa phần văn bản văn xuôi đều được khai thác theo
phương pháp bổ dọc, tức là theo vấn đề. Bởi thế cho nên các em không khỏi
lúng túng khi thực hiện kiểu bài nghị luận này.
Có thể khẳng định rằng, kiểu đề nghị luận về một nhân vật trong một đoạn
trích văn xi là khó viết. Học sinh gặp khó khăn trong việc xác định luận đề,
cách nêu và triển khai luận điểm, khó khăn trong việc vươn dung lượng và rất
dễ rơi vào kể, chép lại đoạn trích, thậm chí là lạc đề. Kể cả khi các em vững
kiến thức về bài học nhưng khơng có kỹ năng kiểu bài thì cũng khơng thể làm
tốt được. Điều này đã diễn ra trong các kì kiểm tra tại trường và trong cả kì thi
THPT Quốc Gia 2019 khi các em phải đối diện với kiểu đề này.
Xét thấy việc tăng cường ôn tập, rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm kiểu
bài nghị luận về một nhân vật trong một đoạn trích văn xi là vơ cùng cấp
thiết, bản thân tôi đã chủ động thiết kế đề cương, trao đổi cách thức làm bài, rèn
luyện kỹ năng viết cho học sinh. Từng bước một, học sinh đã quen dần cách
làm, từng bước nâng cao chất lượng bài viết. Sau một năm áp dụng biện pháp,
tôi thấy kết quả bài kiểm tra của các lớp tôi giảng dạy đã cải thiện đáng kể, học
sinh thì khơng cịn tâm lý “sợ” khi bắt gặp kiểu đề này nữa. Đây là hành trang
rất hữu ích giúp các em tự tin trinh phục kì thi cuối cấp của mình.
Vì những lý do trên, tơi xin phép được chia sẻ những kinh nghiệm của mình
khi áp dụng sáng kiến “Rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài nghị luận về nhân vật
trong một đoạn trích văn xuôi cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Hậu Lộc I”
đến các quý đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý. Tơi rất mong nhận được sự
phản hồi góp ý của các q đồng nghiệp để tơi có thể hồn thiện sáng kiến của
mình hơn trong thực tiễn giáo dục.
1.2. Mục đích nghiên cứu
2


skkn


Bản thân tôi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nhằm những mục đích sau:
1.3. Đối tượng ngiên cứu
- Nhân vật trong tác phẩm văn xi trong chương trình Ngữ văn khối 12
- Các văn bản:
+ Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân), Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu), (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục Việt
Nam)
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- PP thu thập tài liệu.
- PP thống kê, xử lý số liệu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Vấn đề nhân vật trong tác phẩm văn xuôi
Trong tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm văn xi nói riêng, nhân ật
đóng vai trị vơ cùng quan trọng, là trụ cột của tác phẩm, nơi thể hiện rõ nhất tư
tưởng và tài năng của nhà văn. Nhân vật văn học giữ vai trò quyết định nội dung
tư tưởng trong tác phẩm, vì vậy nhà văn ln dồn tâm huyết và tài năng của
mình vào việc khắc hoạ nhân vật.
Chính vì lẽ đó, khi đọc - hiểu tác phẩm văn xi, chúng ta thường tiếp cận
phương diện nhân vật, coi đó như là “chìa khóa” để ta “giải mã” những tư tưởng
mà nhà văn “mã hóa” trong tác phẩm.
2.1.2. Xu hướng ra đề thi Tốt nghiệp THPT của môn Ngữ văn hiện nay
Như đã nói ở trên, trong xu hướng ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo
những năm gần đây, do rút ngắn thời lượng làm bài xuống còn 120 phút, nên có
xu hướng thiên về kiểu đề nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm chứ
khơng phải là vấn đề lớn như trước kia.

Trong chương trình Ngữ văn 12, những văn bản thuộc loại hình văn xi
chiếm thời lượng lớn trong tổng thể chương trình của năm học. Vì vậy kiểu đề
nghị luận về nhân vật trong một đoạn trích văn xi là kiểu đề phổ biến, có khả
năng bắt gặp trong các kì thi, nhất là kì thi Tốt nghiệp THPT. Có thể khẳng định
rằng, kiểu đề nghị luận về một nhân vật trong một đoạn trích văn xi là khó
viết. Học sinh gặp khó khăn trong việc xác định luận đề, cách nêu và triển khai
luận điểm, khó khăn trong việc vươn dung lượng và rất dễ rơi vào kể, chép lại
đoạn trích, thậm chí là lạc đề. Kể cả khi các em vững kiến thức về bài học
nhưng khơng có kỹ năng kiểu bài thì cũng khơng thể làm tốt được. Điều này đã
diễn ra trong các kì kiểm tra tại trường và trong cả kì thi THPT Quốc Gia 2019
khi các em phải đối diện với kiểu đề này.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận

lợi
- Đa phần học sinh trong các lớp giảng dạy đều có kiến thức vững vàng về
tác phẩm, là lớp theo khối C, D nên các em rất miệt mài, hứng thú với môn
học.
3

skkn


- Đa phần các em đã có kỹ năng làm văn nghị luận tốt, đặc biệt kỹ năng
cảm nhận đoạn thơ đã thạo. Đây là nền tảng quan trọng để giáo viên có thể đối
chiếu những nét giống và khác nhau giữa hai kiểu đề, từ đó hình thành kỹ năng
làm kiểu bài nghị luận về một nhân vật trong một đoạn trích văn xi thuận lợi
hơn.
- Trong điều kiện cơng nghệ thơng tin phát triển, việc tìm tịi, thu thập tài
liệu trở nên dễ dàng. Điều này giúp học sinh có thể chủ động tự tìm hiểu, tham

khảo thêm tài liệu trên mạng.
2.2.2. Khó khăn
- Học sinh các lớp tơi giảng dạy là các lớp 12a5, 12a8 khóa học 20182021có đầu vào thấp (điểm trung bình đầu vào mơn Ngữ văn của các lớp lần
lượt là 6,22 và 6,46). Điều này khó khăn cho việc giải quyết những kiểu đề
khó. Các em cần có thời gian để tiếp cận và rèn luyện kiểu đề này nhiều hơn
theo tinh thần “Trăm hay không bằng tay quen”.
- Năm học diễn ra trong tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sở
Giáo dục và Đào tạo phải nhiều lần cho học sinh nghỉ học để chống dịch, rồi
vừa học vừa chống dịch. Điều này khiến hạn chế việc việc ôn luyện, viết bài
của học sinh. Vì vậy rất khó hình thành cho các em những kỹ năng mới.
- Khi chưa áp dựng biện pháp, học sinh bắt gặp kiểu đề này đã vô cùng
lúng túng, đa phần các em xác định sai luận đề (thường cảm nhận nhân vật
trong cả tác phẩm hoặc cảm nhận không đúng với đặc điểm của nhân vật trong
đoạn trích đó), đa phần các em khơng biết dẫn dắt, chuyển ý trước khi vào cảm
nhận cụ thể, đa phần các em không biết nêu luận điểm và phát triển luận
điểm… Bài viết rơi vào lan man, kể lể, trích dẫn đi trích dẫn lại nhiều lần, thậm
chí có em sau khi mở bài, giới thiệu xong tác giả, tác phẩm thì chép ngun
văn lại đoạn trích vì khơng biết làm như thế nào.
- Năm học 2019-2020, trong các bài khảo sát chất lượng ôn thi tốt nghiệp
THPT tại trường, kết quả khảo sát của các lớp giữa các bài kiểm tra có sự
chênh lệch khá lớn. Đối với các bài viết nghị luận về đoạn thơ thì điểm tương
đối ổn định, trung bình khoảng 7,5. Nhưng khi tổ ra đề khảo sát nghị luận về
nhân vật trong đoạn trích văn xi thì điểm số của các lớp tụt xuống rõ rệt, chỉ
trung bình trên 6 điểm. Điều này khiến BGH nhà trường lo lắng, học sinh cũng
mất tự tin, lo sợ, trong khi kì thi đang đến gần.
Vì những mặt tồn tại trên nên bản thân tôi đã lựa chọn biện pháp này vào
cuối năm học 2019-2020 và trong các năm học 2020-2021, 2021 - 2022. Sau
đây là những biện pháp cụ thể tôi đã thực hiện tại đơn vị công tác.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Hệ thống hóa tồn bộ nội dung kiến thức của bài học và cách cắt đoạn

thành từng đề:

4

skkn


 Giới thiệu tác giả: Giáo viên định hướng cho học sinh viết một đoạn văn
hoàn chỉnh khoảng 10 đến 12 dòng giấy thi, chủ yếu nhấn mạnh tên tuổi, vị trí,
phong cách nghệ thuật của tác giả trong nền văn học. Có thể thêm những nhận
định, đánh giá của các nhà phê bình về nhà văn để tăng tính truyền cảm.
 Giới thiệu tác phẩm: Giáo viên cũng định hướng cho học sinh viết một
đoạn văn ngắn giới thiệu về tác phẩm: giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và xuất
xứ, nội dung cơ bản, vị trí, giá trị của tác phẩm trong nền văn học.
 Khái quát nhân vật: Giáo viên cũng định hướng cho học sinh viết một
đoạn văn ngắn giới tiệu về nhân vật: Vai trò của nhân vật, hoàn cảnh, số phận,
vẻ đẹp và ý nghĩa của nhân vật.
 Dự đoán các đề: Dựa vào đặc trưng của truyện là xây dựng nhân vật
xoay quanh chuỗi các sự việc cụ thể. Vì vậy có thể cắt mỗi sự việc thành một
đoạn trích, thành một đề để nghị luận. Ví dụ trong tác phẩm vợ chồng A Phủ
của Tơ Hồi, chúng ta có thể bắt gặp một số đề cơ bản sau:
- Đề 1:
Đọc đoạn trích sau:
“Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hơm, Mị trốn về nhà, hai trịng
mắt cịn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đốn
biết lịng con gái:
- Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại
bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì khơng lấy ai làm nương ngơ giả được nợ người t, tao thì ốm
yếu q rồi. Khơng được, con ơi!
Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã đi tìm hái

trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị khơng đành lịng chết. Mị chết thì bố Mị cịn khổ
hơn bao nhiêu lần nữa. Mị đành trở lại nhà thống lí.
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không cịn tưởng
đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị
tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa
nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi. Mị cúi
mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp
nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái
thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi,
lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng
thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm cịn có lúc, đêm nó cịn được đứng gãi
chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.
Mỗi ngày Mị càng khơng nói, lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa. Ở cái buồng Mị
nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vng bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy
trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ
vng ấy mà trơng ra, đến bao giờ chết thì thơi.”

(Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020,
tr. 6)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tư
tưởng của nhà văn Tơ Hồi khi viết về người lao động miền núi.
- Đề 2:
Đọc đoạn trích sau:

5

skkn


Trên đầu núi, các nương ngô, nương lúa gặt xong, ngô lúa đã xếp yên đầy các

nhà kho.Trẻ em đi hái bí đỏ, tinh nghịch, đã đốt những lều quanh nương để sưởi lửa.Ở
Hồng Ngài, người ta thành lệ cứ ăn Tết thì gặt hái vừa xong, khơng kể ngày, tháng
nào. Ăn Tết như thế cho kịp mưa xuân xuống thì đi vỡ nương mới. Hồng Ngài năm ấy
ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội.
Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm
đá xòe như con bướm sặc sỡ. (…) Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi
trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng
sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi.Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
"Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta khơng có con trai con gái
Ta đi tìm người u".
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xn đã tới.
Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày tết. Trai
gái, trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.
Cả nhà thống lý ăn xong bữa cơm tết cúng ma. Xung quanh chiêng đánh ầm ĩ,
người ốp đồng vẫn nhảy lên xuống, run bần bật. Vừa hết bữa cơm tiếp ngay cuộc rượu
bên bếp lửa.
Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mỵ lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say,
Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn người nhảy đồng, người hát, nhưng lịng Mị đang sống về
ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo
giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi
lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo
Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Mị vẫn
ngồi trơ một mình giữa nhà.Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra
đường. Mị từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Bấy giờ Mị
ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị
thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước.
Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi

ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau!Nếu
có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại
nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngồi
đường.
Anh ném pao,em khơng bắt
Em khơng u,quả pao rơi rồi...
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr
7,8)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét sự
tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tơ Hồi.
- Đề 3:
Đọc đoạn trích sau:
Trong bóng tối, Mị đứng im lặng,như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu
cịn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những
đám chơi. "Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào!" Mị

6

skkn


vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị khơng nghe tiếng sáo nữa. Chỉ
cịn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị
thổn thức nghĩ mình khơng bằng con ngựa.
Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm
hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại,
đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa
xa. Mỵ lúc mê, lúc tình. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ.
Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng

im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lị nấu lợn. Khơng một tiếng động. Không biết
bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có cịn ở nhà, không biết tất cả
những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải
trói như Mị. Mị khơng thể biết. Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài,
một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện
người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày
rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình cịn
sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 8,9)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét
cái nhìn về người nơng dân của nhà văn Tơ Hồi.
- Đề 4:
Đọc đoạn trích sau:
Những đêm mùa đơng trên núi cao dài và buồn. Nếu khơng có bếp lửa sưởi kia
thì Mỵ cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mỵ dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết
bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy, Mỵ dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu, các chị em trong
nhà mới bắt đầu ra dóm lị bung ngơ, nấu cháo lợn.
Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, a Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên,
cùng lúc ấy Mỵ cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng. Mới biết nó còn sống.
Mấy đêm nay như thế.
Nhưng Mỵ vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết
đấy, cũng thế thôi. Mỵ vẫn trở dậy, vẫn sưởi, Mỵ chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có
đêm A Sử chợt về thấy Mỵ ngồi đấy, A Sử ngứa tay đánh Mỵ ngã xuống cửa bếp.
Nhưng đêm sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mỵ trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng
sáng lên. Mỵ trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bị
xuống hai hóm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mỵ chợt nhớ đêm năm trước, A Sử
trói Mỵ, Mỵ cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ,
không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết

cũng thơi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó
thật độc ác. Chỉ đêm mai là người ta chết, chết đau, chết đối, chết rét, phải chết. Ta là
thân phận đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây
thơi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mỵ phảng phất nghĩ như vậy.
Ðám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời
mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi,

7

skkn


lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy.
Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ...
Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ
tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây
mây. A Phủ thở phè từng hơi như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ
được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một
tiếng "Ði đi..." rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi.
Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vung lên, chạy.
Mỵ đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng
dốc.
Mỵ thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho...
A Phủ chưa kịp nói, Mỵ lại vừa thở vừa nói:
- ở đây chết nất,
A Phủ chợt hiểu.
Hai người đỡ nhau lao xuống dốc núi.
(Trích Vợ chồng A Phủ- Tơ Hồi, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 13)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét
cách nhìn của nhà văn Tơ Hồi đối với người lao động.
Việc thống kê các đề đối với mỗi tác phẩm là rất cần thiết, giúp học sinh có
tâm thế chủ động trong ôn luyện và làm bài.

2.3.2. Định hướng dàn ý kiểu bài
Việc hình thành dàn ý cho kiểu bài này là vô cùng quan trọng, giúp học
sinh nắm được trọng tâm của bài nghị luận là chỗ nào, hình dung hệ thống luận
điểm cần triển khai để làm rõ về nhân vật trong đoạn trích ấy.
a.Cách mở bài
“Vạn sự khởi đầu nan”, trong một bài văn nghị luận, khâu mở bài quyết
định sự thành bại của cả bài văn. Mở bài luôn phải đạt bốn yêu cầu: “đủ” (đầy
đủ các yêu cầu về nội dung), “đúng” (đúng quy cách, đúng kiến thức), “trúng”
(nêu trúng luận đề), “hay” (sự hấp dẫn, truyền cảm).
Tuy nhiên, trong thực tế, khi viết kiểu bài này, học sinh thường chưa
đảm bảo hai yêu cầu quan trọng của mở bài là “chưa đủ” và “chưa trúng”. Vì:
- Học sinh thường chỉ giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật chứ chưa giớ
thiệu nhân vật gắn với đoạn trích, nên “chưa trúng” (có thể coi là lạc đề).
- Học sinh thường không dẫn đoạn trích cần nghị luận vào trong phần mở
bài, nên “chưa đủ”.
Từ thực trạng đó, tơi định hướng cho học sinh các mở bài như sau:
Mở bài = Dẫn dắt + nêu vấn đề + trích dẫn đoạn trích
Phần dẫn dắt học sinh có thể lựa chọn theo hướng trực tiếp hoặc gián tiếp,
tùy vào khả năng và văn phong của từng em (khoảng hai câu).

8

skkn



Phần nêu vấn đề, học sinh phải nêu được tên nhân vật, nét đặc điểm cơ
bản nhất của nhân vật rồi nhấn mạnh đặc điểm của nhân vật được biểu hiện
trong đoạn trích (khoảng 2 đến 3 câu).
Phần trích dẫn thì học sinh khơng nên trích dẫn ngun văn vì đoạn văn
rất dài. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trích dẫn như sau: trích dẫn nguyên
văn câu đầu đoạn -> sử dụng […] đặt ở giữa để thay thế cho các câu giữa
đoạn -> trích dẫn nguyên văn câu cuối đoạn.
Ví dụ minh họa:
Vận mệnh đích thực của văn chương khơng gì khác ngồi việc ca ngợi sự
sống của con người. Sứ mệnh của nhà văn khơng gì khác ngoài việc tái sinh sự
sống cho những người “cùng đường tuyệt lộ”. Những ai đã đọc “Vợ chồng A
Phủ” chắc hẳn phải thấy rằng Tơ Hồi xứng đáng là nghệ sĩ chân chính khi kiên
quyết bảo vệ sự sống, hồi sinh cho Mị, nhân vật tiêu biểu cho số phận và khát
vọng sống của những người lao động miền núi trước cách mạng tháng Tám.
Đoạn trích “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. […]. Em không yêu, quả pao rơi
rồi...” đã tập trung làm nổi bật vẻ đẹp sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình
mùa xn . Qua đó, ta thấy được sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh trong tâm hồn
nhân vật của nhà văn Tô Hồi. (Mở bài cho đề 2 mục 2.2.1)

Hình ảnh chụp từ bài luyện viết của học sinh phần mở bài cho đề cảm nhận về
nhân vật Mị trong đêm tình mùa xn (“Vợ chồng A Phủ”- Tơ Hồi)
b. Cách triển khai phần thân bài
Phần này học sinh cũng phải tuân thủ 3 bước cơ bản:
Giới thiệu chung -> cảm nhận nhân vật trong đoạn trích -> đánh giá
nâng cao vấn đề
b1. Phần giới thiệu chung
- Giới thiệu tác giả: Giáo viên định hướng cho học sinh viết một đoạn văn
hoàn chỉnh khoảng 10 đến 12 dòng giấy thi, chủ yếu nhấn mạnh tên tuổi, vị trí,
9


skkn


phong cách nghệ thuật của tác giả trong nền văn học. Có thể thêm những nhận
định, đánh giá của các nhà phê bình về nhà văn để tăng tính truyền cảm.
Ví dụ minh họa:

Hình ảnh chụp từ bài luyện viết của học sinh khi giới thiệu về tác giả Kim
Lân
- Giới thiệu tác phẩm: Giáo viên cũng định hướng cho học sinh viết một
đoạn văn ngắn giới thiệu về tác phẩm: giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và xuất
xứ, nội dung cơ bản, vị trí, giá trị của tác phẩm trong nền văn học.
Ví dụ minh họa:

10

skkn


Hình ảnh chụp từ bài luyện viết của học sinh khi giới thiệu về tác phẩm
“Vợ nhặt” của Kim Lân
- Khái quát nhân vật: Giáo viên cũng định hướng cho học sinh viết một
đoạn văn ngắn giới tiệu về nhân vật: Vai trị của nhân vật, hồn cảnh, số
phận, vẻ đẹp và ý nghĩa của nhân vật
Ví dụ minh họa:

Hình ảnh chụp từ bài luyện viết của học sinh khi giới thiệu về nhân vật Mị
trong “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi

Hình ảnh chụp từ bài luyện viết của học sinh khi giới thiệu về nhân vật

bà cụ Tứ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân
- Giới thiệu đoạn trích: Đây là bước mà học sinh hay bỏ qua nhất khiến
bài làm thiếu logíc. Quên bước này dễ kéo theo học sinh quên luôn trọng tâm
11

skkn


bài viết nằm ở đâu. Vì vậy, giáo viên cần lưu ý cho học sinh sau khiVị trí đoạn
trích; hồn cảnh xuất hiện của nhân vật trong đoạn trích.
Ví dụ minh họa:

Hình ảnh chụp từ bài luyện viết của học sinh khi giới thiệu về đoạn trích
miêu tả diễn biến tâm trạng bà cụ Tú vào buổi tối khi Tràng
giới thiệu vợ trong “Vợ nhặt” của Kim Lân

Hình ảnh chụp từ bài luyện viết của học sinh khi giới thiệu về đoạn trích
từ “Bữa cơm ngày đói…” đến hết trong “Vợ nhặt” của Kim Lân
b2. Phần cảm nhận:
Phần này các em phải tìm, nêu và triển khai các luận điểm về nhân vật.
Đây là điểm yếu nhất của học sinh khi làm kiểu bài này. Đa số các em sa vào kể
hoặc trích dẫn từng câu một rồi bình luận lan man. Thậm chí, có khơng ít học
sinh chép lại đoạn trích cho có dung lượng để nộp bài. Cũng khơng ít em đi cảm

12

skkn


nhận nhận vật trong tồn tác phẩm (vì đây là kiến thức cơ bản được tiếp thu trên

lớp). Vì vậy giáo viên định hướng như sau:
- Cách nêu và triển khai luận điểm:
Luận điểm về cảm nhận nhân vật trong đoạn trích văn xi chính là
những nhận xét, đánh giá của người viết về số phận hay vẻ đẹp của nhân vật
trong đoạn trích đó. Muốn xác định đủ, đúng luận điểm về nhân vật trong một
đoạn trích cụ thể thì học sinh cần phải:
- Nắm vững các đặc điểm lớn về nhân vật trong toàn tác phẩm.
- Đọc kỹ, nắm chắc đoạn văn đó viết về phản ánh điều gì về nhân vật.
Học sinh cần lưu ý:
+ Nếu trong đoạn trích đó, nhân vật được miêu tả cả về số phận và vẻ đẹp
thì luận điểm về số phận nếu trước, luận điểm về vẻ đẹp nêu sau.
+ Nếu trong đoạn trích đó, nhân vật chỉ được miêu tả về số phận, thì luận
điểm lần lượt sẽ là: Ngoại hình -> gia cảnh -> thân phận.
+ Nếu trong đoạn trích đó, nhân vật chỉ được miêu tả về vẻ đẹp, thì luận
điểm lần lượt sẽ là: Ngoại hình -> tính cách, tâm hồn.
- Để nêu luận điểm sáng rõ, học sinh cần đặt ra và trả lời hai câu hỏi quan
trọng: nhân vật đó có số phận như thế nào? Nhân vật đó có những vẻ đẹp gì?
Những câu trả lời thỏa đáng cho hai câu hỏi trên sẽ là những luận điểm cơ bản
về nhân vật trong đoạn trích đó.
Sau khi có luận điểm rồi, việc triển khai luận điểm đó như thế nào cho
hiệu quả cũng là vấn đề nan giải. Giáo viên định hướng tiến trình triển khai
luận điểm như sau: Luận điểm -> luận cứ -> luận chứng -> phân tích, cảm
nhận để làm nổi bật luận điểm. Trong đó, luận cứ thường là những đặc điểm
về ngoại hình, ngơn ngữ, hành động, diễn biến tâm trạng, cịn luận chứng chính
là những hình ảnh, từ ngữ cụ thể… có trong đoạn trích để làm sáng rõ cho luận
cứ của nó.
Ví dụ minh họa:
Khi cảm nhận về nhân vật Mị trong đề 4 mục 2.2.1 chúng ta thấy đây là
đoạn trích vừa phản ánh được số phận vừa thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của
Mị. Vì vậy luận điểm về số phận sẽ nêu trước, luận điểm về vẻ đẹp sẽ nêu sau.

Học sinh có thể xác định các luận điểm cho nhân vật Mị trong đề này là:
TT

1

Luận điểm

Mị hiện lên là
một thiếu phụ
cô đơn, lẻ loi,
bất hạnh trong

Luận cứ

Luận chứng

- Mị cô đơn, lẻ loi + Đêm nào cũng trở dậy thổi lửa
một mình như một hơ tay một mình.
cái bóng
+ Mị cịn chỉ biết chỉ còn ở với
ngọn lửa
- Mị thờ ơ vơ cảm +Thấy A Phủ bị trói đứng như
như người vô hồn.
xác chết, Mị vẫn thản nhiên thổi
13

skkn


thân phận làm

dâu gạt nợ.

2

Mị biết đồng
cảm với người
đồng khổ, dám
xả thân cứu
người.

lửa hơ tay.
+ Bị A Sử đánh ngã ngay xuống
bếp nhưng đêm sau Mị vẫn ra
sưởi như đêm trước
- Diễn
trạng

biến

tâm + Ban đầu: dửng dưng
+ Khi nhìn thấy dịng nước mắt
của A Phủ: nhớ lại cảnh mình bị
trói; thương người bị trói phải
chết oan; phân vân giữa việc cứu
người và nỗi lo sợ phải chịu tội
thay

- Hành động: cắt dây + Mị rón rén bước lại
cởi trói cho A Phủ
+ Rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt

nút dây mây.
- Ngơn ngữ
3

Và hơn hết, Mị
là người có sự
phản kháng
mãnh liệt, khát
vọng tự do
cháy bỏng.

- Diễn biến tâm + Mị đứng lặng trong bóng tối
trạng: Đấu tranh
giữa sống hay là chết
- Hành động: chạy “Mị vụt chạy ra. Trời tối lắm.
theo A Phủ
Nhưng Mị vãn băng đi”, đuổi kịp
A Phủ.
- Ngôn ngữ

4

+ “Đi ngay…”

+ “A Phủ cho tôi đi”.
+ “ Ở đây thì chết mất”.

Nghệ thuật xây - Nghệ thuật tạo tình
dựng nhân vật huống
- Nghệ thuật miêu tả

diễn biến tâm lý,
hành động.
- Nghệ thuật đối lập
- Kể chuyện sống
động.
- Ngơn ngữ giàu tính
tạo hình.

- Hướng dẫn cách vươn dung lượng
Nghị luận về nhân vật trong một đoạn trích văn xuôi nếu học sinh không
sáng tạo sẽ dẫn đến một thực trạng nữa là dung lượng ngắn. Có những em mới
chỉ viết được vài ba trang giấy là không biết viết thêm gì nữa. Khắc phục hạn
14

skkn


chế này và giúp bài văn sâu sắc, uyển chuyển, hấp dẫn hơn, giáo viên hướng dẫn
học sinh cách so sánh, đối chiếu với các đoạn khác trong tác phẩm và so sánh
đối chiếu với các nhân vật khác. Có thể lựa chọn cách so sánh giống hoặc khác
tùy vào mục đích cụ thể của học sinh.
Ví dụ minh họa:
Khi bàn luận về sức sống tiềm tàng của Mị trong “Vợ chồng A Phủ” của
Tơ Hồi, học sinh có thể liên hệ với q trình hồi sinh của Chí trong “Chí Phèo”
của Nam Cao. Học sinh chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật từ
đó rút ra giá trị tư tưởng của hai nhà văn trong hai tác phẩm.

Hình ảnh chụp từ bài luyện viết của học sinh khi liên hệ sự hồi sinh trong tâm
hồn của Mị với nhân vật Chí trong “Chí Phèo” của Nam Cao
b3. Phần đánh giá nâng cao:

Cuối mỗi phần thân bài, học sinh không thể không đánh giá lại vấn đề,
cho dù đề bài có u cầu hay khơng. Ở đoạn văn này, học sinh cần: đánh giá lại
đặc điểm, ý nghĩa của nhân vật trong đoạn trích và trong toàn tác phẩm; đánh
giá lại nghệ thuật xây dựng nhân vật, sau cùng là tư tưởng và tài năng của tác
giả.
Nếu đề có yêu cầu đánh giá nội dung cụ thể nào thì học sinh phải đánh
giá theo nội dung cụ thể đó.

15

skkn


Hình ảnh chụp từ bài luyện viết của học sinh khi đánh giá nâng cao về
nhân vật Tràng trong đoạn trích từ “Bữa cơm ngày đói…” đến hết
trong “Vợ nhặt” của Kim Lân
c.Cách viết phần kết bài
Phần kết bài là phần gói lại tư tưởng, cảm xúc của người viết về vấn đề
nghị luận. Học sinh nên lựa chọn cách kết nhẹ nhàng mà truyền cảm, ngắn gọn
mà ấn tượng. Trách cách đi khái quát lại nội dung, nghệ thuật theo lối thơng
thường học sinh vẫn hay làm.

Hình ảnh chụp phần kết bài từ bài luyện viết của học sinh đối với đề cảm nhận
về nhân vật Mị trong “Vợ chồng A phủ” của Tơ Hồi

16

skkn



2.3.3. Luyện viết
Đây là bước đặc biệt quan trọng vì chỉ có luyện viết học sinh mới hình
thành được sản phẩm của mình. Trong quá trình luyện viết, học sinh sẽ củng cố
sâu hơn về kiến thức bài học, kỹ năng diễn đạt được nâng cao, kỹ năng vươn
dung lương, cân đối thời gian hợp lý, tránh được các lỗi cơ bản: lỗi mở bài chư
đủ, chưa trúng, lỗi nêu và triển khai luận điểm, lỗi xác định chưa đúng trọng tâm
bài viết, lỗi dùng từ, đặt câu… Ở khâu này, tôi đã tiến hành yêu cầu học sinh
luyện viết theo tiến trình sau:
- Luyện viết từng phần
- Luyện viết cả bài ở nhà
- Luyện viết cả bài trên lớp: Giáo viên bấm thời gian, thu bài trước 5 phút
để học sinh hình thành thói quen hồn thành bài trước khi hết giờ.
2.3.4. Chấm, chữa, chỉnh sửa sản phẩm của học sinh
Song song với việc luyện viết của học sinh, việc chấm, chữa bài của giáo
viên cũng hết sức quan trọng. Việc chấm phải kịp thời, chữa lỗi phải chuẩn, tỉ
mỉ để học sinh kịp thời điểu chỉnh, hoàn thiện dần kỹ năng của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kih nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
Việc lựa chọn và áp dụng biện pháp rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài nghị
luận về một nhân vật trong một đoạn trích văn xi cho học sinh lớp 12 tại
trường THPT Hậu Lộc I của tôi thực sự đã mang lại những hiệu quả đáng kể, rất
thiết thực khi giảng dạy và ôn luyện cho học sinh. Trong quá trình sử dụng biện
pháp này, tơi nhận thấy nó đã mang lại hiệu quả sau:
- Giúp cho tất cả các học sinh có kỹ năng triển khai kiểu bài. Đối tượng
học sinh khá, giỏi thì phát huy tối đa năng lực. Hạn chế tối đa việc lạc đề, lan
man, sa vào trích dẫn… như thực trạng trước khi áp dụng biện pháp.
- Giúp các em có tâm thế, chủ động và hứng thú khi chinh phục kiểu đề
này. Đối với học sinh lớp 12 năm 2019-2020: Sau 3 tháng rèn luyện kỹ năng
kiểu bài này, các em đã tiến bộ rõ rệt. Các hạn chế trong bài viết được khắc phục
ở mức độ tốt, điểm số trong bài kiểm tra đã được cải thiện rõ rệt. Các em đã tự

tin, chủ động hơn, khơng cịn tâm lý “sợ” khi phải đối diện với kiểu đề này nữa.
Bản thân tơi cũng thấy n tâm vì đã trang bị cho các em những điều kiện tốt
nhất trước khi kì thi tốt nghiệp THPT diễn ra.
- Điểm số bài viết trong các kì kiểm tra nâng cao, chất lượng bộ môn
được nâng lên đáng kể. Đối với học sinh lớp 12 năm 2020-2021: Đây là năm thứ
hai giáo viên ôn tập chuyên sâu hơn, bắt đầu cũng sớm hơn vì vậy mà kỹ năng
của học sinh sớm đi vào ổn định, kết quả có cải thiện hơn đáng kể so với năm
học trước.

17

skkn


Kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp
KẾT QUẢ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG
CỦA LỚP 12A5, LỚP 12A8 NĂM HỌC 2019 -2020

 Kết quả khi chưa áp dụng biện pháp:
TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

THỐNG KÊ KẾT QUẢ THI BỒI DƯỠNG KHỐI 12, LẦN 1, 2019 - 2020
TT
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12

Lớp TỐN
12A1
5.37
12A2
6.54
12A3
7.68
12A4
5.77
12A5
3.28
12A6
6.06
12A7
6.19
12A8
4.67
12A9
3.52
12A10
3.52
12A11
3.72
12A12

3.59


4.79
6.24
6.99
4.45

HĨA
5.11
5.55
7.41
5.23

SINH

7.38
5.02

5.98

VĂN

6.88
6.56
5
7.6
6.66
6.3
5.79

4.87
4.44

SỬ

ĐỊA

5.25

6.23

5

7.5

3.95
3.18

4.79
4.58

GDCD T.ANH TB ĐH
15.27
18.33
22.1
15.93
4
18.04
17.69
5.65

20.56
6.76
16.26
6.35
4.93
13.68
3.86
12.9
3.67
11.4
5.34
2.8
10.68
4.99
2.65

Kết quả thi lần 1

 Kết quả sau khi áp dụng biện pháp:
Lớp

BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Khi chưa áp dụng biện pháp
Sau khi áp dụng biện pháp

Kết quả KS lần 1
Kết quả KS lần 2
Kết quả KS lần 3
12a5
6.56

7.19
7.72
12a8
6.66
7.22
7.63
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Quả đúng là “trăm hay không bằng tay quen”, dù là một kiểu đề khó viết
nhưng khi được rèn luyện thì các em đã đạt được kết quả như mong đợi. Tôi
nhận thấy việc lựa chọn biện pháp này trong ôn luyện cho học sinh lớp 12 nói
riêng, học sinh THPT nói chung là rất phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, mong
muốn của học sinh. Chính vì lẽ đó mà học sinh hăng say, hứng thú, ủng hộ giáo
viên. Và một điều cần nhấn mạnh nữa là chất lượng môn học đã được cải thiện
đáng kể.
Và trong xu thế ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay thì đây là
kiểu đề đang được chú trọng. Bởi vậy tôi sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp này trong
những năm giảng dạy tiếp theo.
3.2. Kiến nghị

18

skkn


Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác ôn
thi Tốt nghiệp THPT. Bản thân tơi nhận thấy mình đã cố gắng rất nhiều để có
thể nâng cao dần trình độ chun mơn, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy
nhiên đề tài của tôi chắc chắn vẫn cịn nhiều chỗ chưa hồn thiện. Vì vậy, tôi rất
mong đồng nghiệp, tổ chuyên môn, hội đồng khoa học các cấp đóng góp ý kiến

cho sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thanh hố, ngày 2 tháng 6 năm 2022
TƠI CAM KẾT KHÔNG
COPY
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người thực hiện

Phạm Hùng Bích

Nguyễn Thị Doan

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bút sen xanh, Sơn Tùng, Nxb Kim Đồng, 1981.

19

skkn


2. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb. CTQG, Hà
Nội, 2014. 
3. Kể chuyện Bác Hồ, Nxb Kim Đồng, tái bản 2018.
4. Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên, Nxb Văn học, 1960.
6. Ngữ văn 11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2008.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Doan
Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên -THPT Hậu Lộc I -Thanh Hóa
TT Tên đề tài SKKN
Cấp đánh giá Kết quả Năm học đánh
xếp loại
đánh giá giá xếp loại
xếp loại
1
Vận dụng kiến thức lý
luận về tình huống
truyện vào giảng dạy và
ôn luyện mảng truyện Hội đồng khoa
B
2015-2016
học Ngành
ngắn trong chương trình
Ngữ văn 11 nâng cao ở
trường THPT Hậu Lộc I
2
Thực hiện tích hợp giáo
dục tư tưởng, đạo đức
Hồ Chí Minh trong giờ
Đọc văn bài “Lưu biệt Hội đồng khoa
C
2018-2019
học Ngành
khi xuất dương” (Phan
Bội Châu) và “Từ ấy”
(Tố Hữu) (sách NGữ
văn 11) ở trường THPT

Hậu Lộc I

20

skkn



×