Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

(Luận văn thạc sĩ hcmute) biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành y khoa của khoa y, đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.82 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ THANH TÂM

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH Y KHOA CỦA KHOA Y, ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S K C0 0 6 1 1 0

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2019

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ THANH TÂM

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH Y KHOA CỦA KHOA Y, ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn Khoa học:
TS. NGUYỄN THỊ HẢO

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019

ii

Luan van


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ và tên: Lê Thị Thanh Tâm

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 15/11/1990

Nơi sinh: Nam Định

Quê quán: Nam Định

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng: Số nhà 304/67/11A/20, Đường ĐT 743, Khu phố Trung Thắng,
Phường Bình Thắng, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại nhà riêng: 0973713832
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:

1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo:

Thời gian đào tạo từ ……/… đến …/

Nơi học (trường, thành phố):

Ngành học:

2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 2008 đến 2012

Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Giáo dục học – Quản lý giáo dục
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Không
Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Khơng
Người hướng dẫn: Khơng
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Cơng việc

Thời gian

Nơi cơng tác

2012- 2017


Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh

Thư ký khoa

2017- nay

Khoa Y – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Chun viên
Phịng đào tạo

iii

Luan van

đảm nhiệm


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 5 năm 2019
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Lê Thị Thanh Tâm

iv


Luan van


LỜI CẢM TẠ
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô trong thời gian tôi học
cao học chuyên ngành Giáo dục học, khóa 17B tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khóa học này.
Tơi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hảo, Phó
Trưởng ban Ban Đại học, ĐHQG TP.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và động viên tơi rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô tại Khoa Y, ĐHQG TP.HCM, các anh chị
sinh viên, cựu sinh viên, giảng viên, nhà quản lý, nhà tuyển dụng đã giúp đỡ tơi trong
q trình thu thập thơng tin, dữ liệu, cung cấp tài liệu tham khảo và những ý kiến
đóng góp q báu trong q trình nghiên cứu.
Do thời gian có hạn và chưa có đủ các điều kiện cần thiết nên luận văn này
không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tơi kính mong nhận được sự góp ý,
bổ sung ý kiến của Q Thầy Cơ và các anh chị học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

Lê Thị Thanh Tâm

v

Luan van


TĨM TẮT
Luận văn này trình bày các nghiên cứu nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao
chất lượng đào tạo ngành y khoa của Khoa Y, ĐHQG TP.HCM.

Trong chương 1 tác giả đã tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
các vấn đề liên quan đến đề tài, đưa ra các khái niệm cơ bản, mơ hình chất lượng đào
tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và các tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo, từ đó tác giả lựa chọn cách tiếp cận theo quan điểm “chất lượng là đáp ứng
sự hài lòng của khách hàng”.
Chương 2 trình bày một số kết quả nghiên cứu thơng qua hoạt động khảo sát sự
hài lịng của các bên liên quan đối với 03 nội dung quan trọng của các cơ sở giáo dục
đại học, bao gồm chương trình đào tạo, giảng viên và cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ,
đồng thời phỏng vấn các nhà tuyển dụng về năng lực của sinh viên sau khi tốt nghiệp
và các các bên liên quan khác để làm rõ các nội dung khảo sát. Chương 2 cũng đã
tóm tắt những điểm mạnh và hạn chế trong cơng tác đào tạo của Khoa, từ đó làm cơ
sở cho việc đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tại Khoa Y trong
thời gian sắp tới.
Trong chương 3, tác giả đã phân tích và đề xuất một số biện pháp cần thiết để
nâng cao chất lượng đào tạo tại Khoa Y trong thời gian tới. Có rất nhiều biện pháp có
thể áp dụng, song tác giả đưa ra 03 nhóm biện pháp chính để thực hiện bao gồm: (1)
Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo; (2) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên; (3) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá sinh viên và (4) Đầu tư, nâng
cấp hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các kết luận và kiến
nghị.

vi

Luan van


ABSTRACT
This thesis presented studies and suggested a number of noted solutions to
enhance the training activities in the School of Medicine, VNU-HCM.


In chapter one, the author has generalized an overview of domestic and
international research regarding to the basic themes, concepts as well as training
quality models, and its related components and standards so that the accessing process
has been selected in terms of “ the quality means to meet the customers’ satisfaction”.

In chapter two, a number of research proposals have been presented through
delivering surveys between the relevant stakeholders and 3 predominant items from
educational institutions, namely training programs, teaching staffs and physical
facilities, services supports; and spontaneously interviewing employers and other
parties about students’ abilities and skills after graduation to clearly clarify the
surveying contents. This chapter has also identified the strengths and weaknesses in
the training sector that aims to propose the particular solutions for better quality
improvements in the School of Medicine in the upcoming time.

In chapter 3, the author has analyzed in details and suggested a number of noted
solutions to enhance the training activities in the School. There have been findings
applicable, but just 3 main categories to conduct, including (1) renewing and
developing the training program; (2) increasing the academic staff’s quality; (3)
improving the student assessment, and (4) investing and upgrading physical facilities
and equipments. There have been some major implications and recommendations at
the end.

vii

Luan van


MỤC LỤC
TRANG
Quyết định giao đề tài ...................................................................................................

Biên bản chấm luận văn và phiếu nhận xét phản biện ..................................................
Lý lịch khoa học ....................................................................................................... iii
Lời cam đoan .............................................................................................................iv
Lời cảm tạ .................................................................................................................... v
Tóm tắt .......................................................................................................................vi
Mục lục .................................................................................................................... viii
Danh mục các chữ viết tắt .........................................................................................xi
Danh sách các bảng, hình, biểu đồ ............................................................................xii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 7
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................... 7
5. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 7
6. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 8
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8
8. Đóng góp của luận văn................................................................................... 8
9. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................... 9
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 19
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 15
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .............................................. 18
1.2.1. Chất lượng ............................................................................................ 18
1.2.2. Chất lượng đào tạo ............................................................................... 19

viii

Luan van



1.2.2.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo .................................................... 19
1.2.2.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo ........................................ 23
1.2.2.3. Chất lượng đào tạo theo từng nhóm yếu tố ..................................... 26
1.2.2.4. Chất lượng đào tạo trong lĩnh vực y khoa ...................................... 30
1.2.3. Biện pháp và biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo .......................... 31
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo ............................................. 32
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH Y KHOA
TẠI KHOA Y, ĐHQG TP.HCM ........................................................................... 36
2.1. Tổng quan về Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM ..................................... 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Y ................................... 36
2.1.2. Mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn của Khoa Y............................................ 38
2.1.3. Đặc điểm quá trình đào tạo ngành Y khoa tại Khoa Y ........................ 39
2.2. Tổng quan về mẫu khảo sát và quy trình khảo sát ....................................... 42
2.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 46
2.3.1. Thông tin chung về đối tượng khảo sát ............................................... 46
2.3.2. Chất lượng đào tạo của Khoa Y qua ý kiến đánh giá của các bên liên
quan ..................................................................................................................... 52
2.4. Đánh giá những điểm mạnh và điểm hạn chế rút ra từ thực trạng...............63
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH Y KHOA, KHOA Y, ĐHQG TP.HCM ................................................. 67
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Khoa Y ......... 67
3.1.1. Chủ trương phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ........................... 67
3.1.2. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế của quốc gia .............................. 68
3.1.3. Kế hoạch chiến lược phát triển của Khoa Y ............................................. 68
3.1.4. Cơ sở pháp lý ............................................................................................ 69
3.1.5. Thực trạng chất lượng đào tạo Khoa Y qua kết quả nghiên cứu .............. 69
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................................. 70


ix

Luan van


3.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Khoa Y ................................ 71
3.3.1. Biện pháp 1: Đổi mới và phát triển chương trình đào tạo ........................ 71
3.3.2. Biện pháp 2: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ............................ 76
3.3.3. Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá sinh viên ... 79
3.3.4. Biện pháp 4: Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt
động hỗ trợ .............................................................................................................. 81
3.4. Kiểm nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp………………84
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 95
Phụ lục 1: Các mẫu phiếu khảo sát ........................................................................ 95
Phụ lục 2: Chuẩn đầu ra của CTĐT ngành y đa khoa.......................................... 106
Phụ lục 3: Biên bản phỏng vấn nhà tuyển dụng .................................................. 111
Phụ lục 4: Kết quả xử lý số liệu ............................................................................ 119
Phụ lục 5: Phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha .................................................. 129

x

Luan van


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nội dung

1.

AUN-QA

Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á

2.

CVHT

Cố vấn học tập

3.

CLC

Chất lượng cao

4.

CLĐT

Chất lượng đào tạo

5.

CSGD


Cơ sở giáo dục

6.

CTĐT

Chương trình đào tạo

7.

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

8.

ĐHQG TP.HCM

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

9.

GDĐH

Giáo dục đại học

10.

GVCN


Giảng viên chủ nhiệm

11.

NCKH

Nghiên cứu khoa học

12.

SV

Sinh viên

STT

xi

Luan van


DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH, BIỂU ĐỒ
TRANG
BẢNG
Bảng 1.1

Các tiêu chuẩn WEME

10


Bảng 1.2

Các tiêu chí kiểm định các chương trình Y khoa dựa trên khung

11

tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng y khoa của WEME
Bảng 1.3

Các yếu tố cấu thành nên chất lượng đào tạo

27

Bảng 2.1

Thống kê số liệu giảng viên của Khoa Y

38

Bảng 2.2

Đối tượng và nội dung đánh giá sự hài lòng từ các bên liên quan

42

Bảng 2.3

Thống kê số lượng mẫu khảo sát theo từng đối tượng


47

Bảng 2.4

Kết quả điểm đầu vào của sinh viên các khóa

48

Bảng 2.5

Kết quả đánh giá về chương trình đào tạo

53

Bảng 2.6

Kết quả đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên

56

Bảng 2.7

Đánh giá về quá trình đào tạo, cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ SV

59

Hình 1.1

Cách tiếp cận theo quá trình trong quản lý chất lượng GDĐH


28

Hình 1.2

Mơ hình 3-P trong hoạt động đào tạo

28

Hình 1.3

Quy trình triển khai cơng tác đào tạo của cơ sở giáo dục

29

Hình 1.4

Mơ hình đảm bảo chất lượng cấp chương trình theo AUN-QA

32

Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khoa Y

37

Hình 2.2

Nội dung giảng dạy của mơ-đun hệ cơ quan


40

HÌNH

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ giới tính trong phiếu khảo sát

47

Biểu đồ 2.2 Kết quả xếp loại tốt nghiệp của cựu sinh viên Y2012

49

Biểu đồ 2.3 Thời gian tìm được việc làm của cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp

49

Biểu đồ 2.4 Khả năng học tiếp để nâng cao trình độ của cựu sinh viên

50

xii

Luan van


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chất lượng giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố được quan
tâm hàng đầu đối với các cơ sở giáo dục đại học. Chất lượng đào tạo không chỉ quyết

định sự tồn tại của các trường mà còn khẳng định “hình ảnh thương hiệu” của đơn vị,
tạo niềm tin cho người sử dụng lao động cũng như toàn xã hội. Trường đại học đào
tạo chất lượng tốt sẽ cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao, góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong bối cảnh sự cạnh tranh trong giáo
dục ngày càng gay gắt, các trường đại học nói chung và các trường đại học cơng lập
nói riêng phải chịu trách nhiệm giải trình trước xã hội về chất lượng đào tạo của mình.
Chính điều này đã thúc đẩy các trường dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác
đảm bảo chất lượng. Theo Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, các trường đại
học cần xây dựng và đổi mới đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, đồng
thời phải cải tiến mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Điều này
tiếp tục khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo đối với mỗi cơ sở giáo dục.
Riêng trong lĩnh vực đào tạo y khoa, nhiều trường đại học trên thế giới đã áp
dụng và duy trì các tiêu chuẩn giáo dục trong một thời gian dài để đào tạo nên người
bác sĩ của hiện tại và tương lai. Tầm quan trọng của giáo dục y khoa trong việc cung
cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao ngày càng được khẳng định, đặc biệt
khi các bên liên quan đều nhận ra rằng nếu không giải quyết được vấn đề chất lượng
trong giáo dục y khoa thì việc cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ không thể
khả thi.
Ở Việt Nam hiện nay, chất lượng đào tạo y khoa cũng như chất lượng của các
bác sĩ khi ra trường đang là một thách thức lớn và thu hút sự quan tâm của toàn xã
hội, đặc biệt là trong bối cảnh năng lực thực hành nghề nghiệp của đội ngũ bác sĩ mới
ra trường còn hạn chế. Do đó, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế
đang là yêu cầu cấp bách được đặt ra, nhất là khi Việt Nam đã ký Thỏa thuận khung

5

Luan van



công nhận lẫn nhau giữa các nước trong khu vực ASEAN về lĩnh vực y khoa, nha
khoa và điều dưỡng. Vì vậy, nhu cầu chuẩn hóa hệ thống đào tạo, chuẩn hóa trình độ
bác sĩ tạo điều kiện cho việc công nhận lẫn nhau giữa các nước khu vực ASEAN là
hết sức cần thiết.
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (ĐHQG TP.HCM) là trung tâm đào tạo đại
học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực,
chất lượng cao; có nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng
nhân tài cho đất nước. Chính vì vậy, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu xã hội và thật sự đóng vai trị nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại
học Việt Nam vừa là trách nhiệm, vừa là mục tiêu phấn đấu của ĐHQG TP.HCM.
Khoa Y là đơn vị trực thuộc ĐHQG TP.HCM, được thành lập từ năm 2010, với
sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực ngành y-dược ở trình độ đại học và sau đại học;
nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành quả nghiên cứu vào đào tạo, khám chữa
bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân khu vực miền
Nam và cả nước.
Đến năm 2018, Khoa Y đã có 03 khóa sinh viên tốt nghiệp ngành Y khoa và
bắt đầu tham gia thị trường lao động. Một trong những yêu cầu cần thiết lúc này là
đánh giá chất lượng đào tạo của Khoa Y nói chung và ngành Y khoa nói riêng có đáp
ứng tốt u cầu và sự hài lịng của các bên liên quan hay không? Đây là một trong
những quan điểm rất phù hợp khi tiếp cận đánh giá chất lượng đào tạo của một cơ sở
giáo dục đại học. Việc khảo sát ý kiến phản hồi của các bên liên quan về chất lượng
đào tạo là một nội dung không thể thiếu trong công tác đảm bảo chất lượng trường
đại học.
Ba yếu tố ảnh hưởng quyết định đến chất lượng đào tạo tại một cơ sở giáo dục
là yếu tố đầu vào, yếu tố quá trình và yếu tố đầu ra. Để đánh giá các yếu tố này, việc
thu thập ý kiến của “khách hàng” bao gồm: sinh viên, cựu sinh viên (những người
trực tiếp thụ hưởng và là sản phẩm của quá trình đào tạo), cán bộ quản lý, giảng viên
(những người triển khai quá trình đào tạo) và nhà tuyển dụng (những người sử dụng,
đánh giá sản phẩm đầu ra) là rất quan trọng nhằm rà soát chất lượng đào tạo của


6

Luan van


chương trình, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp cải tiến phù hợp. Theo kinh tế thị
trường, “khách hàng” của một dịch vụ được xem là “thượng đế” vì họ quyết định sự
thành cơng hay thất bại của một “sản phẩm”. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài
“Biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y - Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y, ĐHQG
TP.HCM, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo trình độ đại học

-

Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y, ĐHQG
TP.HCM qua ý kiến phản hồi của các bên liên quan.

-

Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Y khoa của
Khoa Y, ĐHQG TP.HCM.


4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y, ĐHQG
TP.HCM

-

Khách thể nghiên cứu: Quá trình đào tạo ngành Y khoa

5. Giả thuyết nghiên cứu
-

Các bên liên quan bao gồm sinh viên, cựu sinh viên và nhà tuyển dụng nhìn
chung khá hài lịng về các yếu tố trong quá trình đào tạo tại Khoa Y, tuy nhiên
vẫn còn nhiều yếu tố cần được cải thiện và nâng cao chất lượng.

-

Có sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên và cựu sinh viên về chất lượng
đào tạo ngành Y khoa.

6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chất lượng đào tạo ngành Y khoa của Khoa Y, ĐHQG TP.HCM
dưới các khía cạnh: chất lượng đầu vào, chất lượng quá trình đào tạo và chất lượng
đầu ra, dưới góc độ đánh giá của các bên liên quan trong và ngoài nhà trường.

7

Luan van



7. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: sử dụng để phân tích, tổng hợp những
vấn đề lý luận và thực tiễn, khái quát hoá tài liệu theo các nguồn khác nhau
liên quan đến chất lượng đào tạo nhằm hình thành cơ sở lý luận của đề tài.
+ Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề: sử dụng để phát hiện và khai
thác những khía cạnh mà các cơng trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập,
làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.

-

Phương pháp khảo sát: sử dụng bảng hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá từ sinh
viên và cựu sinh viên, phần mềm SPSS để thống kê và phân tích kết quả.

-

Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn nhà tuyển dụng để làm rõ hơn chất
lượng đầu ra của chương trình.

-

Phương pháp thực nghiệm: sử dụng để thực nghiệm thực tế các giải pháp,
nhằm kiểm nghiệm sự cần thiết và tính hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất.

8. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về chất

lượng đào tạo, đặc biệt là trong ngành Y khoa.
-

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu giúp Khoa Y, ĐHQG TP.HCM xây
dựng các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo,
đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu xã hội.

9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo ngành Y khoa, Khoa Y,
ĐHQG TP.HCM
Chương 3: Các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Y khoa, Khoa Y,
ĐHQG TP. HCM

8

Luan van


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác
nhau về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng trong lĩnh vực y khoa, đặc biệt
là các nước có bề dày phát triển về kiểm định chất lượng như Hoa Kỳ, Hà Lan, Úc...
Tại Hoa Kỳ, vào những năm 1866-1959, Báo cáo Flexner (Flexner Report) [32]

là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử giáo dục y tế của Mỹ và Canada. Đó là những
đánh giá về tình trạng giáo dục y tế vào đầu những năm 1900 tại Bắc Mỹ, tạo nên
cuộc cách mạng trong đào tạo y khoa của Mỹ, tác động lớn tới sự phát triển nền giáo
dục y tế hiện đại trên thế giới. Tại thời điểm báo cáo, nhiều trường y là trường độc
quyền, vì lợi nhuận hơn là cho giáo dục. Các kiến nghị chính của báo cáo bao gồm:
giảm số lượng trường y (từ 155 xuống cịn 31) và theo đó giảm số lượng bác sĩ yếu
kém, nâng cao yêu cầu đầu vào, đào tạo bác sĩ thực hành theo phong cách khoa học,
khuyến khích giảng viên y khoa tham gia nghiên cứu, cho phép các trường y khoa
kiểm soát chỉ dẫn lâm sàng trong bệnh viện, củng cố quy định của nhà nước về cấp
chứng chỉ y khoa... Tất cả các kiến nghị này đã tác động đến chất lượng đào tạo trong
lĩnh vực y khoa. Tinh thần của Flexner về việc hạn chế mở trường và đào tạo bác sĩ
ồ ạt, tăng cường chất lượng sinh viên đầu vào, ưu tiên cơ hội thực hành lâm sàng tại
bệnh viện và tăng cường quản lý cấp phép đầu ra theo tiêu chuẩn quốc gia thống nhất
để thiết lập năng lực tối thiểu chung cho bác sĩ tốt nghiệp hành nghề là bài học lớn
cho Y tế Việt Nam hiện nay.
Năm 2011, Hiệp hội giáo dục y khoa thế giới (World Federation for Medical
Education, viết tắt là WFME) đã đưa ra khung tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cho
các chương trình đào tạo y khoa trên thế giới với sự đồng thuận cao của các chun
gia tồn cầu. Có 3 bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng y khoa bao gồm: Giáo dục y

9

Luan van


khoa cơ bản (Basic Medical Education), Giáo dục sau đại học (Post Graduate Medical
Education) và Phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional
Development).
Đây là các tiêu chuẩn khung giúp phát triển và đánh giá chương trình giáo dục
y tế, hỗ trợ các cơ sở đào tạo y tế xác định được những điểm mạnh và điểm cần cải

thiện chất lượng. Tất cả các tiêu chuẩn đều là hướng dẫn, không phải là các quy tắc
cố định. Tiêu chuẩn WFME được xây dựng để giúp các trường y đưa ra những quyết
định phù hợp với bối cảnh, giúp xác định mức độ tương đương về cấu trúc, quy trình
và sản phẩm đầu ra của các trường y khoa trên toàn thế giới. Các cơ quan quản lý ở
các quốc gia có thể xem xét các tiêu chuẩn liên quan và xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng
phù hợp với bối cảnh thực tế.
Cốt lõi của chương trình đào tạo y khoa bao gồm lý thuyết cơ bản và thực hành
y học, đặc biệt là y sinh học cơ bản, khoa học xã hội và hành vi, kỹ năng lâm sàng,
khả năng giao tiếp và đạo đức y tế,... Các yếu tố này phải được tất cả các trường y
khoa quan tâm nhằm đảm bảo đào tạo ra các nhà chun mơn có chất lượng.
Bảng 1.1: Các tiêu chuẩn WEME
Giáo dục y khoa cơ bản

Giáo dục y khoa sau đại

Phát triển nghề nghiệp

học

liên tục

1. Sứ mạng và mục tiêu

1. Sứ mạng và đầu ra

1. Sứ mạng và đầu ra

2. Chương trình đào tạo

2. Quá trình đào tạo


2. Phương pháp học

3. Đánh giá sinh viên

3. Đánh giá đào tạo

3. Kế hoạch và tài liệu

4. Sinh viên

4. Người học được đào tạo 4. Các bác sĩ

5. Cán bộ giảng dạy

5. Nhân viên

5. Người cung cấp PCD

6. Các nguồn lực đào tạo

6. Các nguồn lực đào tạo

6. Các nguồn lực đào tạo

7. Đánh giá chương trình 7. Đánh giá đào tạo

7. Đánh giá phương pháp

đào tạo


và năng lực

8. Quản lý và điều hành

8. Quản lý và điều hành

8. Tổ chức

9. Đổi mới liên tục

9. Đổi mới liên tục

9. Đổi mới liên tục
Nguồn: Nguyễn Thế Hiển [8]

10

Luan van


Mỗi tiêu chuẩn trên được chia thành các tiêu chuẩn/yêu cầu cụ thể, kèm theo
phần định nghĩa, hướng dẫn và giải thích.
Bộ tiêu chuẩn quốc tế trên có thể được sử dụng ở phạm vi tồn cầu như một
cơng cụ để đảm bảo chất lượng và phát triển các chương trình giáo dục y khoa cơ
bản. Điều này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:
 Tự đánh giá: cơ sở giáo dục sử dụng bộ công cụ để tự đánh giá chất lượng và
cải tiến các quy trình, hoạt động. Các hướng dẫn này có thể được coi là cẩm
nang giúp các trường y đáp ứng các Tiêu chuẩn toàn cầu của WFME trong
Giáo dục Y khoa cơ bản.

 Đánh giá đồng cấp: cơ sở giáo dục được đánh giá và tư vấn bởi các ủy ban/tổ
chức bên ngoài
 Kiểm định: tùy thuộc vào nhu cầu, bộ tiêu chuẩn, hướng dẫn của WFME có
thể được sử dụng để các quốc gia, cơ quan kiểm định tiến hành đánh giá/kiểm
định các trường đào tạo y khoa.
Trong bài viết “Quality assuarance of medical education: a case study from
Switzerland”, tác giả Schiflo và Heusser đã đưa ra các tiêu chí đánh giá/kiểm định
các chương trình y khoa dựa trên khung tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng y khoa của
WFME theo bảng dưới đây [24].
Bảng 1.2: Các tiêu chí kiểm định các chương trình y khoa dựa trên khung tiêu
chuẩn đảm bảo chất lượng y khoa của WFME
Những tiêu chuẩn về
chất lượng
Sức mệnh và mục tiêu

Lĩnh vực đánh giá
1.1 Tuyên bố về sứ mệnh và những mục tiêu
1.2 Những phát biểu về sứ mệnh và mục tiêu
1.3 Tự chủ về nội dung khoa học
1.4 Chuẩn đầu ra trong giáo dục

Chương trình giáo dục

2.1 Mẫu chương trình và phương pháp truyền đạt
2.2 Phương pháp khoa học

11

Luan van



2.3 Khoa học về Y sinh cơ bản
2.4 Khoa học xã hội và hành vi và đạo đức y khoa
2.5 Khoa học và những kĩ năng lâm sàng
2.6 Cấu trúc và thời lượng chương trình
2.7 Quản lí chương trình
2.8 Tính liên kết với việc thực hành y khoa và hệ
thống chăm sóc sức khỏe
Những đánh giá từ sinh
viên

3.1 Phương pháp đánh giá

Sinh viên

4.1 Việc lựa chọn và chính sách nhập học

3.2 Mối liên hệ giữa việc đánh giá và học tập

4.2 Đầu vào của sinh viên
4.3 Hỗ trợ và tư vấn sinh viên
4.4 Đại diện cho sinh viên
Đội ngũ cán bộ học thuật

5.1 Quy định về tuyển dụng
5.2 Chính sách phát triển nhân lực

Tài nguyên giáo dục

6.1 Cơ sở vật chất

6.2 Nguồn lực đào tạo lâm sàng
6.3 Công nghệ thông tin
6.4 Nghiên cứu
6.5 Học hàm, học vị
6.6 Chương trình trao đổi trong giáo dục

Đánh giá chương trình

7.1 Cơ chế cho việc đánh giá chương trình
7.2 Phản hồi từ giảng viên và sinh viên
7.3 Kết quả học tập của sinh viên
7.4 Mối liên hệ với các bên có liên quan

Việc quản lí và thủ tục
hành chính

8.1 Việc quản lí
8.2 Sự lãnh đạo về học thuật

12

Luan van


8.3 Ngân sách cho giáo dục và việc cấp phát các
nguồn lực
8.4 Đội ngũ cán bộ và việc quản lí hành chính
8.5 Việc tương tác với Bộ Y tế
Việc đổi mới liên tục và
đảm bảo chất lượng

Tóm tắt về điểm mạnh và
hạn chế
Tại Hà Lan, Vroeijenstijn A. I. (1995) – một chuyên gia giáo dục nổi tiếng trên
thế giới, với nghiên cứu “Quality Assuarance in Medical Education” đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của ĐBCL trong đào tạo y khoa. Các trường/khoa đào tạo về y học
phải đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình cung
cấp, trong đó cần quan tâm đến ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài. ĐBCL bên
trong là nhiệm vụ của tất cả các bên liên quan trong trường kể cả sinh viên. Tuy nhiên,
một hệ thống ĐBCL bên trong với chức năng tốt là chưa đủ, các bên liên quan bên
ngồi (các tổ chức ngành y, chính phủ và các cơ quan quốc tế) cũng đặt ra yêu cầu về
chất lượng đối với giáo dục y khoa, nên họ cũng tham gia đánh giá chất lượng [27]
Kiểm định sẽ là cơng cụ được sử dụng phổ biến trên tồn thế giới để theo dõi, duy trì
và nâng cao chất lượng giáo dục y tế.
Harry F. P. Hillen (2010) với nghiên cứu “Quality assurance of medical
education in the Netherlands: programme or systems accreditation?” đánh giá cao
tầm quan trọng của kiểm định chất lượng CTĐT cử nhân và thạc sĩ y khoa. Việc kiểm
định nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục y khoa, thông qua việc xác nhận
các trường y có khả năng cung cấp tốt về chất lượng đầu ra cũng như chương trình
đào tạo. Điều này đảm bảo cho các trường y đào tạo những bác sĩ phù hợp để phục
vụ nhu cầu của xã hội, đồng thời để thể hiện cho các tổ chức và các quốc gia biết
những trường y được công nhận là trường có đủ năng lực cung ứng các bác sĩ đúng
theo tiêu chuẩn thống nhất quốc tế [22].
Ngoài ra, một số tác giả cũng tiến hành nghiên cứu về chất lượng trong giáo dục
đại học như Parasuraman, A., V. A Zeithaml & L. L. Berry (1998), “Servqual: A
multipleitem scale for measuring consumerperceptions of service quality” [23]; Tim

13

Luan van



L.Wentling (1993), “Guide to Curriculum Development” [25]; Ralph W.Tyler
(1949), “Basic Principles of Curriculum and Instruction” [26],....
Bên cạnh đó, trên thế giới cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về sự hài lòng
đối với chất lượng đào tạo trong y khoa thơng qua sự hài lịng của sinh viên.
Nhóm tác giả Vahid Ziaee, Zahra Ahmadinejad, Ali Reza Morravedji (2000)
của trường Đại học Khoa học y tế Tehran [28] đã nghiên cứu về "An evaluation on
medical students’ satisfaction with clinical education and its effective factors”.
Nghiên cứu này đánh giá về sự hài lòng của sinh viên y khoa với giáo dục lâm sàng
và các yếu tố hiệu quả của nó. Đối tượng khảo sát là sinh viên y khoa hai năm cuối
đang trong thời gian thực tập y khoa lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài
lòng chung với giáo dục lâm sàng là 38,8%; giảng dạy ngoại trú là 52% và giáo dục
lý thuyết là 70,8%. Sự hài lịng chung có mối liên quan đáng kể với cách tiếp cận các
bệnh phổ biến và dịch bệnh, quy mơ lớp học và kế hoạch khóa học, nhóm tác giả cũng
đưa ra đề xuất giáo dục lâm sàng nên được đánh giá lại trong trường đại học, cần quan
tâm đến quy mô lớp học, sự đa dạng của bệnh và cần sắp xếp lại kế hoạch khóa học
cho phù hợp. Như vậy, nghiên cứu này chủ yếu đánh giá về sự hài lòng về hoạt động
đào tạo lâm sàng mà chưa đánh giá được sự hài lòng của sinh viên về hoạt động đào
tạo đại cương và cơ sở mà người học được thụ hưởng.
Bushra Manzar and Nabeel Manzar với nghiên cứu “To determine the level of
satisfaction among medical students of a public sector medical university regarding
their academic activities” được thực hiện tại các trường đại học cấu thành của Đại
học Khoa học Y tế (DUHS), Karachi, Pakistan [29]. Đề tài này nghiên cứu về sự hài
lòng của các sinh viên y khoa năm cuối về phương pháp giảng dạy, hệ thống học thuật
và những thay đổi trong tương lai mà họ dự kiến để cải thiện chương trình giáo dục.
Kết quả cho thấy: sinh viên của các trường đại học y tế cơng cộng khơng hài lịng với
các cơ sở học tập và hoạt động giảng dạy hiện tại. Hầu hết các sinh viên khơng hài
lịng với trình độ giảng dạy hiện tại trong trường đại học bao gồm cả các bài giảng
dựa trên bài giảng truyền thống. Những người được hỏi có quan điểm rằng Học tập
dựa trên vấn đề (PBL) và các cuộc thảo luận nhóm nhỏ có thể hữu ích hơn so với


14

Luan van


phong cách giảng dạy mơ phạm, chương trình học tập dựa trên vấn đề giúp việc học
trở nên "kích thích và nhân văn hơn", trong khi các sinh viên của chương trình giảng
dạy thơng thường nhận thấy việc học là "không liên quan, thụ động và nhàm chán".
Như vậy, các trường y khoa trên thế giới đánh giá cao hiệu quả của phương pháp
giảng dạy PBL khi áp dụng cho quá trình giảng dạy. Trong nghiên cứu này sinh viên
đề nghị các bài giảng phải được đầu tư tốt hơn và mang tính thực tế, kết hợp với việc
tư vấn hướng nghiệp để sinh viên lập kế hoạch tốt hơn cho con đường sự nghiệp
tương lai của họ.
Như vậy, có thể thấy các trường y khoa trên thế giới đánh giá cao công tác nâng
cao chất lượng đào tạo thông qua các nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên từ đó
đưa ra những biện pháp cải thiện chất lượng. Các quốc gia, tổ chức trên thế giới cũng
rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo chất lượng trong giáo dục y khoa, bao gồm cả ĐBCL
bên trong và ĐBCL bên ngoài nhằm mục tiêu đào tạo ra các y bác sĩ đáp ứng tốt các
yêu cầu, tiêu chuẩn tồn cầu.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu liên quan đến chất lượng đào tạo được thực
hiện dưới các góc độ khác nhau và được đánh giá bởi các đối tượng khác nhau.
Tác giả Nguyễn Đức Nghĩa với Đề án “Thí điểm đánh giá chất lượng giảng dạy
bậc đại học tại ĐHQG TP.HCM” được thực hiện trong giai đoạn 2004-2006. Đề án
nghiên cứu này nhằm thu thập thông tin tự đánh giá của các khoa do chính các nhà
quản lý thực hiện, đồng thời thu thập thơng tin phản hồi dưới góc nhìn của sinh viên
sắp ra trường với các nội dung như: mục tiêu và chương trình đào tạo; đội ngũ giảng
viên; tổ chức và quản lý đào tạo; cảm nhận kết quả đạt được từ chương trình đào tạo,
từ đó tổ chức đánh giá ngồi, góp phần cung cấp cho xã hội nhiều thông tin về chất

lượng đào tạo tại các đơn vị [6].
Nguyễn Thúy Quỳnh Loan và Nguyễn Thị Thanh Thoản (2006) đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG
TP.HCM dưới góc nhìn của cựu sinh viên. Nghiên cứu này khảo sát trên 479 cựu sinh
viên để đánh giá chất lượng của nhà trường ở các khía cạnh: chương trình đào tạo,

15

Luan van


đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và kết quả đào tạo. Từ kết quả khảo sát, các tác giả
đưa ra những điểm mạnh và hạn chế trong công tác đào tạo của Trường Đại học Bách
khoa và đề xuất một số cải tiến để nâng cao chất lượng đào tạo [9].
Nhóm tác giả của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế nghiên cứu chất lượng
đào tạo đại học từ phía người sử dụng lao động. Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát
và phỏng vấn các nhà tuyển dụng nhằm đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với cựu
sinh viên đã tốt nghiệp, những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có của
một nhân viên khi làm việc. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng giúp nhà
trường cải tiến, xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu
của xã hội [21].
Lại Xuân Thủy, Phan Thị Mai Lý (2011) đã tiến hành đánh giá chất lượng đào
tạo tại Khoa Kế tốn-Tài chính, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế trên quan
điểm của sinh viên năm 3, 4. Nghiên cứu này chủ yếu khảo sát sự hài lòng của sinh
viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên. Đây là kênh thông tin quan trọng góp
phần đánh giá chất lượng đào tạo, giúp giảng viên và nhà trường có sự điều chỉnh
theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học và nhu cầu xã hội [13].
Lê Khắc Cường và Trần Thủy Vịnh (2015) đã phân tích hoạt động cải tiến
chương trình đào tạo bậc đại học ngành Việt Nam học sau đánh giá ngoài AUN-QA
năm 2011. Các tác giả nhấn mạnh một số hoạt động cần cải tiến liên tục sau khi đánh

giá bao gồm: chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên, cơ sở vật
chất, chất lượng đội ngũ hỗ trợ dịch vụ, chất lượng đầu ra, ý kiến phản hồi của các
bên liên quan,... nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Việt Nam học [14].
Tác giả Hoàng Khoa Nam (2017) trong bài viết trên Tạp chí Khoa học quản lý
giáo dục với tiêu đề “Phát triển chuyên môn giảng viên, nhu cầu cấp thiết đối với giáo
dục đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” căn cứ vào thực tiễn nền giáo
dục của nước ta hiện nay, cùng với những nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả
đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển chuyên môn của giảng
viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam [5].

16

Luan van


Phạm Vũ Phi Hổ, Nìm Ngọc Yến trong bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học
Đại học Văn Hiến (2017) đã tiến hành nghiên cứu chất lượng đào tạo tại Khoa Ngoại
ngữ và Văn học nước ngồi dưới góc độ đánh giá của sinh viên. Qua đó, tác giả đã
đưa ra 03 yếu tố chính để đánh giá chất lượng đào tạo đó là chương trình đào tạo, chất
lượng giảng viên và chất lượng các dịch vụ hỗ trợ của Khoa [17].
Tác giả Nguyễn Hồng Tiến (2018) với “Vai trị của cựu sinh viên và nhà tuyển
dụng trong cải tiến và đảm bảo chất lượng đào tạo hệ đại học và sau đại học” đã đánh
giá tầm quan trọng của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng trong công tác đảm bảo chất
lượng. Trong quá trình làm việc, cựu sinh viên có thể đối chiếu những kiến thức đã
được học với những yêu cầu thực tế công việc họ đang làm, từ đó nhận ra những điểm
mạnh và điểm yếu của chương trình đào tạo. Cựu sinh viên cũng đưa ra những ý kiến
phản hồi quý báu và nhận xét chân thành nhất về chất lượng của chương trình đào tạo
mà họ đã trải qua để có thể đề xuất những biện pháp cải tiến. Nhà tuyển dụng là đối
tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm của quá trình đào tạo, do đó việc góp ý chương
trình đào tạo khơng chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà trường mà chính

các nhà tuyển dụng cũng là những đối tượng hưởng lợi từ quá trình này [10].
Đặng Danh Hướng (2018), trong bài viết “Vai trò của cựu sinh viên trong việc
đảm bảo và cải tiến chất lượng đào tạo của trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG
TP.HCM” nhấn mạnh vai trò và những đóng góp của cựu sinh viên trong việc đảm
bảo và cải tiến chất lượng đào tạo của nhà trường, đồng thời đưa ra những biện pháp
nhằm phát huy vai trò của cựu sinh viên trong cải tiến chất lượng đào tạo [2].
Đối với việc nghiên cứu về hệ thống đảm bảo chất lượng trong khối ngành đào
tạo y khoa nói riêng, tại Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu [3] như:
Nguyễn Hữu Tú (2012), “Nghiên cứu thực trạng hệ thống đảm bảo chất lượng
của các trường đại học y và đề xuất giải pháp”.
Nguyễn Thế Hiển (2016), “Thực trạng đảm bảo chất lượng giáo dục các cơ sở
đào tạo bác sĩ đa khoa, đề xuất và thử nghiệm một số tiêu chí đánh giá chất lượng đào
tạo” [8].

17

Luan van


×