Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

(Luận văn thạc sĩ hcmute) xây dựng môi trường học tập thân thiện học sinh tích cực tại trường thpt dân tộc nội trú an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ THU HỒNG

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP
THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC TẠI
TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ AN GIANG
S

K

C

0

0

3

9

5

9

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401

S KC 0 0 3 7 9 1



Tp. Hồ Chí Minh, 2012

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

------  ------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ THU HỒNG

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆNHỌC SINH TÍCH CỰC
TẠI TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ AN GIANG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ: 601401

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


------  ------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THỊ THU HỒNG

XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP THÂN THIỆNHỌC SINH TÍCH CỰC
TẠI TRƯỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ AN GIANG

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ HOA

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2012

Luan van


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: Lê Thị Thu Hồng

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 23/04/1981

Nơi sinh: Đồng Tháp

Quê quán: Đồng Tháp

Dân tộc: Kinh


Địa chỉ liên lạc: Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang- Tri Tơn- An Giang
Điện thoại: 0919505958
E-mail:
II. Q TRÌNH ĐÀO TẠO:
Cao đẳng:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 8/1997 đến 8/ 2000

Nơi học: Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp
Ngành học: Tiếng Anh
Đại học:
Hệ đào tạo: Từ xa

Thời gian đào tạo từ 9/2003 đến 8/ 2005

Nơi học: Đại học Huế
Ngành học: Tiếng Anh
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Từ 8/2005 đến nay

Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang

Giáo viên giảng dạy


i

Luan van


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn

LÊ THỊ THU HỒNG

ii

Luan van


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến:
PGS.TS. Lê Thị Hoa đã tận tình, ân cần hướng dẫn và ln hết lịng giúp đỡ,
động viên tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Q thầy cơ khoa Sư phạm Kỹ thuật, thuộc trường Đại học Sư Phạm
Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và cung cấp những kiến thức bổ ích
và quý giá, tạo nền tảng để tơi có thể thực hiện đề tài nghiên cứu.
Ban giám hiệu, quý thầy cô, và các em học sinh tại trường THPT Dân Tộc Nội
Trú An Giang đã tạo điều kiện, tích cực tham gia và nhiệt tình hỗ trợ tơi trong suốt
q trình khảo sát, thu thập thơng tin và số liệu nhằm hồn thành tốt luận văn.

Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị học cùng khóa: chị Thúy, chị Tiên,
Ái Nhân, anh Tùng,…, bạn bè và gia đình đã động viên, khích lệ tơi rất nhiều trong
quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Lê Thị Thu Hồng

iii

Luan van


TĨM TẮT
Mơi trường học tập thân thiện (MTHTTT) là một mơ hình do quỹ nhi đồng liên
hợp quốc đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỉ qua và đã thu được những
kết quả tốt đẹp. Ở Việt Nam, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chính thức phát động
phong trào xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
Phong trào này được hưởng ứng ở nhiều trường phổ thông trong cả nước và đã đạt
được những thành công nhất định.
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang là trường đặc biệt có hai cấp học
dành cho học sinh người dân tộc Khmer ở tỉnh An Giang. Một số em sống trong khu
nội trú của trường. Do điều kiện sống cịn khó khăn nên phần nào ảnh hưởng đến
chất lượng học tập. Mặt khác, một số học sinh có ý thức học tập chưa cao, tiếp thu
bài chậm, xem việc học là nhiệm vụ nặng nề nên thường thụ động trong giờ học.
Cần phải xây dựng một MTHTTT để phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục. Do đó, người nghiên cứu chọn đề tài:
“Xây dựng môi trường học tập thân thiện- Học sinh tích cực tại trường THPT
Dân Tộc Nội Trú An Giang”. Đề tài nhằm tìm ra biện pháp cải thiện mơi trường
học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Ngoài phần mở đầu và kết
luận, nội dung luận văn có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận, bao gồm: Những khái niệm liên quan đến đề tài; Lịch
sử nghiên cứu vấn đề; yêu cầu, mục tiêu, nội dung cơ bản của xây

dựng MTHTTT; Những điều kiện cần thiết xây dựng MTHTTT; Tác
động của MTHTTT đến tính tích cực học tập; Đặc trưng của sự phát
triển tâm lý lứa tuổi thiếu niên. Quy trình xây dựng MTHTTT.
- Chương 2: Thực trạng xây dựng MTHTTT, bao gồm: Đặc điểm chung của
trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang; Thực trạng về nhận thức
của HS, GV về xây dựng MTHTTT; Thực trạng tổ chức thực hiện
xây dựng MTHTTT.

iv

Luan van


- Chương 3: Đề xuất biện pháp xây dựng MTHTTT, bao gồm:
+ Ba nhóm biện pháp:
 Biện pháp tăng cường các hoạt động sinh hoạt tập thể và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc
 Biện pháp tăng cường hướng dẫn rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
 Biện pháp tăng cường vai trò của Ban quản lý nội trú trong quản lý HS
nội trú
+ Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.

v

Luan van


ABSTRACT
Friendly Learning Environment (FLE) is a model that was initiated,
developed and has been deployed in many countries by UNICEF for some decades

and has obtained some good results. In Vietnam, the Ministry of Education and
Training has officially launched the movement to build “Friendly schools and active
students” from 2008 to 2013. Many schools throughout the country have supported
this movement and have achieved certain success.
An Giang Ethnic Boarding High School is a special school with two levels of
school including for Khmer students in An Giang province, Some students live in
the dormitory of the school. the difficult living conditions have also affected the
quality of learning. Most of students’ learning habit is not good, many of them
consider learning as a heavy duty. So, often, they are inactive and neglectful of
their studies. It is very nescessary to build a FEL to promote students more active,
improve the quality and effectiveness of education. Therefore, the researchers chose
the subject: "Building a friendly learning environment- active students at An Giang
Ethnic Boarding High School." The aim is to find measures to improve the learning
environment to improve the overall quality of education. Besides the introduction
and conclusion, the content of this thesis has three chapters:
-

Chapter 1: Fundamentals of theory, including: concepts related to the
subject; history research on FLE; requirements, objectives, basic contents of
building FLE; necessary conditions to build FLE; positive impact of FLE to
active learning; characteristics of teens’ psychological development.
Process to build MTHTTT.

-

Chapter 2: Current status of

building FLE, including: General

characteristics of An Giang Ethnic Boarding High School; reality of the

students’ and teachers’ awareness of FLE; status of organizing to establish
FLE.

vi

Luan van


-

Chapter 3: Proposing measures to build FLE, including:

+ Three groups of measures:
o Measures to strengthen the groups activities and promote national
cultural identity.
o Measures to strengthen guides to train life skills for students.
o Measures to strengthen the role of the managers in the management of
boarding students.
+ Asking for assessments of the necessity and feasibility of proposed measures.

vii

Luan van


MỤC LỤC
Trang
Lý lịch khoa học ........................................................................................................... i
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cám ơn .................................................................................................................. ii

Tóm tắt ....................................................................................................................... iv
Abstract .................................................................................................................... vi
Mục lục

................................................................................................................ viii

Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ xii
Danh sách các bảng ................................................................................................. xiii
Danh sách các biểu đồ ............................................................................................. xiv
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 4
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 4
4. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................. 4
5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 5
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
8. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 6
9. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP
THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . ............................................................................... 8
1.2. Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài ........................................................... 13
1.2.1. Môi trường học tập ....................................................................................... 13
1.2.2. Trường học thân thiện ................................................................................. 13

viii

Luan van



1.2.3. Mơi trường học tập thân thiện ................................................................... 14
1.2.4. Tính tích cực ................................................................................................ 15
1.2.5. Tính tích cực học tập ................................................................................... 16
1.3. Một số vấn đề lý luận về Môi trƣờng học tập thân thiện- Học sinh
tích cực ..................................................................................................................
1.3.1. Mục tiêu của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiệnHọc sinh tích cực” ....................................................................................... 18
1.3.2. Yêu cầu của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiệnHọc sinh tích cực” ....................................................................................... 18
1.3.3. Nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiệnHọc sinh tích cực” ...................................................................................... 19
1.3.4. Tính chất của Mơi trường học tập thân thiện ............................................... 21
1.3.5. Những điều kiện cần thiết để triển khai phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện- Học sinh tích cực” .................................................. 22
1.3.6. Quy trình xây dựng Môi trường học tập thân thiện ..................................... 23
1.4. Tác động của mơi trƣờng học tập thân thiện đến tính tích cực học tập ... 23
1.5. Đặc trƣng của sự phát triển tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên ................... 25
1.5.1. Đặc trưng của lứa tuổi thanh thiếu niên ....................................................... 25
1.5.2. Sự phát triển nhận thức của tuổi thanh thiếu niên ........................................ 27
1.5.3. Đặc điểm về sự hứng thú của lứa tuổi thanh thiếu niên ............................... 27
Kết luận ................................................................................................................. 28
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP TẠI
TRƢỜNG THPT DÂN TỘC NỘI TRÚ AN GIANG
2.1. Đặc điểm chung của trƣờng THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang ................ 30
2.1.1. Lịch sử nhà trường ....................................................................................... 30
2.1.2. Môi trường bên trong ................................................................................... 31
2.1.3. Mơi trường bên ngồi ................................................................................... 33
2.1.4. Định hướng chiến lược của trường giai đoạn 2011- 2016 ........................... 34

ix


Luan van


2.2. Khảo sát môi trƣờng học tập tại trƣờng THPT Dân Tộc Nội Trú
An Giang ........................................................................................................... 36
2.2.1. Mục tiêu khảo sát ......................................................................................... 36
2.2.2. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 36
2.2.3. Đối tượng khảo sát ....................................................................................... 37
2.2.3. Phương pháp khảo sát .................................................................................. 37
2.2.4. Các bước thực hiện ....................................................................................... 38
2.2.5. Kết quả khảo sát ........................................................................................... 38
2.2.5.1. Tổng hợp thông tin cá nhân giáo viên và học sinh được khảo sát ......... 38
2.2.5.2. Thực trạng nhận thức về Môi trường học tập thân thiện – Học sinh
tích cực ................................................................................................... 39
2.2.5.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng phong
trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực .......... 49
Kết luận ................................................................................................................. 62
Chƣơng 3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG
HỌC TẬP THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC TẠI
TRƢỜNG THPT DTNT AN GIANG
3.1. Nhóm biện pháp tăng cƣờng các hoạt động sinh hoạt tập thể và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc .................................................................. 64
3.1.1. Biện pháp tăng cường tổ chức sinh hoạt tập thể cho học sinh ..................... 64
3.1.2. Biện pháp tăng cường tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi dân
gian .............................................................................................................. 67
3.1.3. Biện pháp tăng cường tổ chức hướng dẫn học sinh múa các điệu múa
cộng đồng dân tộc Khmer ........................................................................... 70
3.1.4. Biện pháp tăng cường tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu, chăm
sóc các di tích lịch sử- văn hóa- cách mạng ở địa phương......................... 72


x

Luan van


3.2. Nhóm biện pháp tăng cƣờng giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho HS ...... 75
3.2.1. Biện pháp phát huy vai trị của giáo viên bộ mơn trong việc hướng dẫn
học sinh rèn luyện kỹ năng sống ................................................................. 75
3.2.2. Biện pháp phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và tổ chức ĐoànĐội trong hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
thông qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........................................ 79
3.2.3. Biện pháp tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thơng qua
hình thức sinh hoạt ở các Câu lạc bộ .......................................................... 85
3.2.4. Biện pháp phát huy vai trò của bộ phận Đoàn- Đội trong hoạt động
giáo dục rèn luyện kỹ năng sống thông qua công tác tư vấn cho
học sinh........................................................................................................ 91
3.3. Nhóm biện pháp tăng cƣờng vai trị của Ban quản lý nội trú trong
quản lý học sinh nội trú ................................................................................... 91
3.3.1. Biện pháp xây dựng môi trường khu nội trú xanh, sạch đẹp, an toàn. ......... 94
3.3.2. Biện pháp tăng cường hướng dẫn học sinh nội trú rèn luyện kỹ năng
sống tập thể ................................................................................................. 97
3.3.3. Biện pháp tăng cường tổ chức sinh hoạt tập thể cho học sinh nội trú........ 102
3.3. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã
đề xuất ............................................................................................................. 104
Kết luận ........................................................................................................... 109
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận .............................................................................................................. 110
2. Kiến nghị ............................................................................................................ 111
3. Hƣớng phát triển của đề tài ............................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 113
PHỤ LỤC


xi

Luan van


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ GD&ĐT

: Bộ Giáo dục và Đào tạo

BGH

: Ban giám hiệu

BQL NT

: Ban quản lý nội trú

Đoàn TNCS

: Đoàn Thanh niên cộng sản

Đội TNTP

: Đội Thiếu niên Tiền Phong

HS

: Học sinh


HSTC

: Học sinh tích cực

HSNT

: Học sinh nội trú

GD

: Giáo dục

GDH

: Giáo dục học

GDKNS

: Giáo dục kỹ năng sống

GV

: Giáo viên

GVBM

: Giáo viên bộ môn

GVCN


: Giáo viên chủ nhiệm

HĐGDNGLL

: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

NV

: Nhân viên

PHHS

: Phụ huynh học sinh

KNS

: Kỹ năng sống

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

THTT

: Trường học thân thiện


TTC

: Tính tích cực

UNESCO

: Tổ chức Văn hóa, Khoa học, Giáo dục Liên hiệp quốc

UNICEF

: Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc

XDMTHTTT

: Xây dựng môi trường học tập thân thiện

xii

Luan van


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp thông tin cá nhân học sinh được khảo sát

39


Bảng 2.2: Tổng hợp thông tin cá nhân giáo viên được khảo sát

39

Bảng 2.3: Các nội dung chính của phong trào thi đua “Xây dựng
Mơi trường học tập- Học sinh tích cực ”

41

Bảng 2.4: Các yêu cầu cần thiết để xây dựng Môi trường học tập
thân thiện- Học sinh tích cực

43

Bảng 2.5: Nhiệm vụ của học sinh trong việc xây dựng Môi trường
học tập- Học sinh tích cực

44

Bảng 2.6: Nhiệm vụ của giáo viên trong việc xây dựng Môi trường
học tập thân thiện- Học sinh tích cực

45

Bảng 2.7: Lợi ích của việc xây dựng Mơi trường học tập thân thiện
- Học sinh tích cực

46


Bảng 2.8: Những người có thể tham gia xây dựng Mơi trường học
tập thân thiện- Học sinh tích cực

48

Bảng 2.9: Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập và giảng dạy

50

Bảng 2.10: Nhận xét nội dung và phương pháp giáo viên truyền
đạt trên lớp

50

Bảng 2.11: Mức độ tham gia xây dựng bài học, sự chủ động và sự
tự tin phát biểu của học sinh

51

Bảng 2.12: Thực trạng điều kiện vật chất của học sinh nội trú

56

Bảng 2.13: Chất lượng học tập của học sinh nội trú

57

Bảng 2.14: Thực trạng môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh
nội trú


58

Bảng 2.15: Mức độ thực hiện 6 tiêu chí xây dựng MTHTTT- HSTC

61

Bảng 3.1: Một số động tác, phong cách tay cơ bản của múa Khmer

71

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi
của 3 nhóm biện pháp đề xuất

104

xiii

Luan van


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Tính cần thiết xây dựng Môi trường học tập thân thiệnHọc sinh tích cực
Biểu đồ 2.2: Học sinh tham gia vệ sinh trường lớp, chăm sóc cảnh
quan mơi trường
Biểu đồ 2.3: Mức độ thích thú tham gia sinh hoạt tập thể của học sinh
Biểu đồ 2.4: Số lượng trò chơi, bài hát sinh hoạt tập thể và điệu múa

dân tộc Khmer mà học sinh có thể thể hiện
Biểu đồ 2.5: Mức độ thích thú của học sinh khi đến trường và tình
cảm của học sinh đối với ngôi trường đang học
Biểu đồ 2.6: Các cá nhân , tổ chức trong nhà trường thường được học
sinh nội trú trao đổi
Biểu đồ 2.7: Mức độ thích thú của học sinh khi vào ở nội trú

xiv

Luan van

40

49
52
53

55

59
60


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lí do khách quan
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và
của toàn dân”

1


- mỗi người làm giáo dục đều hiểu rõ và nhận thức sâu sắc về

khẳng định trên, vì giáo dục khơng chỉ đào tạo ra con người có tri thức mà là
“đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp” 2 .
Nghị quyết TƯ 2, Khóa VIII, BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục
lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học.
Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là
sinh viên đại học. Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và
rộng khắp trong toàn dân nhất là trong thanh niên” 3
Tại hội nghị trung ương 6, khóa IX có những kết luận quan trọng “Đổi mới
phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của
người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm chủ kiến thức tránh
nhồi nhét, học vẹt, học chay.. ”.
Điều 28.2 của Luật giáo dục (2005) đã nêu: “Yêu cầu nội dung, phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động và
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho học sinh”.
1
1

Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2001), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ngành Giáo dục và Đào tạo
Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, trang 29.
2
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Luật Giáo Dục và nghị định qui định chi tiết hướng dẫn thi hành. Nhà

xuất bản Lao động- Xã hội, trang 6.
3
Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB
Chính trị Quốc gia năm 1997, trang 41

1

Luan van


Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục
thi đua dạy tốt và học tốt”, trong từng giai đoạn ngành giáo dục đã phát động nhiều
phong trào thi đua. Cùng với các cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong
thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”, và để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả
cơng tác giáo dục tồn diện cho học sinh, ngày 22 tháng 7 năm 2008 Bộ Giáo dục
và Đào tạo ra chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thơng giai đoạn
2008-2013, kèm theo đó là kế hoạch triển khai số 307/KH-BGDĐT chỉ đạo các
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các trường phổ thông xây dựng kế hoạch và
tổ chức thực hiện theo các yêu cầu và nội dung được nêu trong chỉ thị.
Ngày 19/8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh thống nhất ban hành Kế hoạch liên
ngành số: 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN triển khai phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông
năm học 2008-2009 và giai đoạn 2008-2013 với một trong những nội dung cơ bản:
“Ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huy động lực lượng và hệ thống cơ sở vật chất
của mình để phối hợp thực hiện và huy động sự tham gia, đóng góp của toàn xã hội
triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

trong các nhà trường, qua đó ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Văn hóa, Thể thao
và Du lịch và Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có điều kiện hồn thành
toàn diện và hiệu quả hơn nhiệm vụ của ngành mình, tổ chức mình”.
Theo đó, mỗi trường học cần phải thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” (XDTHTT- HSTC) nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục và hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học, cũng chính là chuẩn bị cho xã
hội những người lao động năng động, tích cực, tự tin và biết “học cách chung sống
với nhau” - learning to live together- một trong bốn trụ cột giáo dục của thế kỷ XXI
mà UNESCO đã đưa ra.

2

Luan van


Thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phấn đấu cho
mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tồn diện. Vì vậy, phong trào
này cũng phát huy được những giá trị truyền thống của phong trào thi đua “Dạy tốt,
học tốt” làm cho các thành viên trong đơn vị giáo dục đều tự giác thực hiện
khẩu hiệu “Dân chủ, Kỷ cương, Tình thương, Trách nhiệm”; “Mỗi thầy giáo,
cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; mỗi học sinh đều được tạo
điều kiện thuận lợi để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập,
năng động, linh hoạt và có những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học
thân thiện nhằm tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần)
an tồn, bình đẳng, tạo hứng thú cho học sinh (HS) trong học tập, góp phần đảm
bảo quyền được đi học và học hết cấp của HS; nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ
sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện
thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ.
1.2. Lí do chủ quan

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đầy
ấn tượng để tiến tới đảm bảo mọi trẻ em đều được tiếp cận với nền giáo dục
chất lượng. Với tỷ lệ 96% trẻ trong độ tuổi từ 6-11 đăng ký đi học tiểu học.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được này vẫn cịn hạn chế do có sự chênh lệch trong
khả năng tiếp cận với giáo dục, chất lượng giáo dục. Học sinh thuộc các cộng đồng
dân tộc thiểu số, học sinh sống ở vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều
khó khăn trong việc học tập.
Mặt khác, trong các trường phổ thông hiện nay hoạt động chính đó là dạy và
học. Hoạt động này thực hiện chủ yếu trong lớp học nhưng môi trường học tập
phần lớn còn đơn điệu và kém hấp dẫn, chưa tạo hứng thú tích cực cho học sinh.
Bên cạnh đó, phần lớn học sinh có ý thức học tập chưa cao, tiếp thu bài chậm.
Nhiều em xem việc học là nhiệm vụ nặng nề, miễn cưỡng. Một số em tham gia
học tập một cách thờ ơ, thụ động, thậm chí cịn trốn tiết, bỏ học.

3

Luan van


Để giải quyết trình trạng nêu trên, cần có các giải pháp đồng bộ từ phía
nhà trường, gia đình và xã hội. Trong đó, xây dựng mơi trường học tập thân thiện
(XDMTHTTT) là một trong những giải pháp hữu hiệu khuyến khích học sinh
vượt qua những khó khăn và tìm được hứng thú trong học tập. Hứng thú sẽ
đánh thức khả năng tiềm ẩn của các em, giúp cải thiện kết quả học tập, giúp các em
tự tin vào khả năng của chính mình và tin tưởng vào sự quan tâm của nhà trường,
thầy cơ, bạn bè. Đó chính là điều kiện phát triển, động lực thúc đẩy các em thiết lập
những mục đích học tập thiết thực và nỗ lực thực hiện để đi đến thành công.
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang là một trường chuyên biệt có hai
cấp học THCS và THPT dành cho học sinh con em người dân tộc Khmer sống trên
địa bàn tỉnh An Giang. Do điều kiện sống và học tập còn gặp nhiều khó khăn và ý

thức nâng cao tri thức cịn thấp nên các em chưa phát huy được tính tích cực,
chủ động trong học tập, trong sinh hoạt và vẫn cịn tình trạng bỏ học hàng năm.
Từ thực trạng trên, người nghiên cứu chọn đề tài: “Xây dựng môi trường học
tập thân thiện- học sinh tích cực tại trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang”
nhằm tạo cho học sinh một môi trường sao cho đối với mỗi học sinh thì mỗi ngày
đến trường ln là một ngày vui, với những bài học thật thú vị, với môi trường
sư phạm ấm áp tình thầy cơ, bạn bè, với những dấu ấn đẹp khơng thể nào qn.
Khi đó, nhà trường sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai mà học sinh muốn ln gắn bó.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm ra những biện pháp cần thiết và khả thi để xây dựng môi trường học tập
thân thiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Trường THPT
Dân Tộc Nội Trú An Giang.
3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Môi trường học tập thân thiện- học sinh tích cực cho học sinh trường THPT
Dân Tộc Nội Trú An Giang.
4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

 Hoạt động học tập và sinh hoạt của HS trường THPT Dân Tộc Nội Trú
An Giang.

4

Luan van


 Hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo viên và viên chức trường THPT
Dân Tộc Nội Trú An Giang.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Giả định rằng:


 Môi trường học tập của trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang chưa đảm
bảo về tính thân thiện tích cực phù hợp với điều kiện nội trú.

 Nhà trường nặng về dạy kiến thức khoa học chưa quan tâm đúng mức đến
giáo dục kỹ năng hòa nhập cho học sinh dân tộc.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định 3 nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Nhiệm vụ 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về mơi trường học tập thân thiệnhọc sinh tích cực.
- Nhiệm vụ 2: Khảo sát thực trạng môi trường học tập và sinh hoạt tại trường
THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang.
- Nhiệm vụ 3: Đề xuất các biện pháp xây dựng MTHTTT nhằm nâng cao
tính tích cực học tập của học sinh trường THPT Dân Tộc Nội
Trú An Giang. Khảo ngiệm về tính cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đề tài phối hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau:
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa:
-

Các văn bản pháp quy của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai phong
trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.

-

Các văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của trường THCS, THPT.


-

Các văn bản về trường phổ thơng có nhiều cấp bậc, trường dân tộc nội trú.

5

Luan van


-

Các báo cáo kết quả, phương hướng hoạt động, biên bản họp hội đồng
sư phạm của trường.

-

Sách, báo, internet, tài liệu tham khảo khác liên quan đến đề tài.

7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:

-

Quan sát: Cơ sở vật chất, hoạt động học tập trên lớp, hoạt động vui chơi
của học sinh trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang.

-

Nghiên cứu sản phẩm của đối tượng: Thông qua kế hoạch và kết quả thực
hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện– Học sinh
tích cực”.


-

Khảo sát: Để thu thập thông tin cần thiết cho đề tài, người nghiên cứu
tiến hành điều tra bằng phiếu câu hỏi.

-

Trò chuyện- trao đổi: Với một số cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

7.3. Phƣơng pháp chuyên gia:

- Trao đổi lấy ý kiến đánh giá của Ban giám hiệu , giáo viên và viên chức
trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang về tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất.
7.4. Phƣơng pháp thống kê phân tích số liệu:

-

Sử dụng thống kê và xử lý các số liệu điều tra thu được để kiểm nghiệm
tính thực tiễn của đề tài.

-

Phương pháp này đươ ̣c sử du ̣ng kế t hơ ̣p với các phương pháp trên để đưa
ra những nhâ ̣n đinh
̣ và kế t luâ ̣n cho những số liệu tổng hợp.

8. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-


Nội dung: Môi trường học tập thân thiện bao gồm các yếu tố vật chất,
tinh thần, mối quan hệ trong nhà trường, giữa nhà trường với gia đình và
xã hội. Trong khuôn khổ thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ, đề tài đi sâu
nghiên cứu về: mức độ thực hiện các nội dung xây dựng môi trường học
tập thân thiện trong nhà trường.

-

Phạm vi nghiên cứu:

Hai cấp học Trung học cơ sở và Trung học

phổ thông của trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang.

6

Luan van


9. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
-

Khái quát được cơ sở lý luận của việc xây dựng MTHTTT có ảnh hưởng
tích cực đến kết quả học tập của học sinh.

-

Làm rõ được thực trạng, những khó khăn trong việc thực hiện xây dựng
MTHTTT tại trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang.


-

Đề xuất được 3 nhóm biện pháp cần thiết để thực hiện xây dựng MTHTTT
cho học sinh người dân tộc Khmer.

7

Luan van


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MÔI TRƢỜNG HỌC TẬP
THÂN THIỆN- HỌC SINH TÍCH CỰC
1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trường học thân thiện là mơ hình trường do UNICEF đề xướng từ những
thập kỷ cuối của thế kỷ XX và đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới. Hiện
nay việc xây dựng môi trường học tập thân thiện (MTHTTT) phát triển rộng rãi ở
rất nhiều quốc gia.
Trường học thân thiện là nhà trường có mơi trường học tập đảm bảo các quyền
của trẻ em được xây dựng theo cách tiếp cận hai quan điểm là tôn trọng quyền
trẻ em và giáo dục chất lượng toàn diện. Cách tiếp cận này nhằm đạt được
mục tiêu: Làm cho học sinh khỏe mạnh, hài lòng với việc học tập trên cơ sở
giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em
có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một mơi trường an tồn và đầy đủ
dinh dưỡng. Các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước Châu Á đang tiến hành
cải cách giáo dục để đạt được mục tiêu trên.
Tại Trung Quốc: “ Các nhà cải cách đang tìm cách khắc phục tính
thiếu sáng tạo của học sinh (HS), sự quá chú trọng đến thi cử, kiểm tra, học vẹt

thay vì vận dụng kiến thức và sự xa rời giữa việc học tập ở nhà trường với thực tế
cuộc sống”.1
Tại Hàn Quốc: Chú trọng đầu tư giáo dục dẫn đến nguồn vốn nhân lực
dồi dào và bùng nổ kinh tế. Từ năm 1994, Hàn Quốc tiến hành cải cách tăng cường
các chương trình trao dồi tính nhân văn, sáng tạo, xây dựng nhà trường và
cộng đồng tự chủ.2
Tại Nhật Bản: Thành công về đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng,
đạt chuẩn. Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục từ năm 1984 theo hướng:
8
1
2

TS.Lục Thị Nga (2008), Chun đề mơ hình trường học thân thiện học sinh tích cực,
Sđd

8

Luan van


×