Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Phân tích đặc điểm nổi bật trong đàm phán kinh tế quốc tế của ghana phân tích thuận lợi, khó khăn và giải pháp đưa ra cho việt nam đàm phán với đối tác này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.39 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ 

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: CHUYÊN ĐỀ ĐÀM PHÁN KINH TẾ QUỐC TẾ 
Đề bài: Phân tích đặc điểm nổi bật trong đàm phán kinh tế quốc tế của
Ghana. Phân tích thuận lợi, khó khăn và giải pháp đưa ra cho Việt Nam
đàm phán với đối tác này

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng 
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Mã sinh viên: 11200614 
Lớp học phần: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế (02) 

Hà Nội, 2022

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

LỜI CẢM ƠN 
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: 
Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ
thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm,
nghiên cứu thơng tin.


Xin cảm ơn giảng viên bộ môn Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế - PGS.TS Nguyễn
Thường Lạng đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng
vào bài viết này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài
viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý
kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài viết được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, em
xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành cơng và hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2022 
   

Người thực hiện

Nguyễn Thị Linh Chi

LỜI CAM ĐOAN 
Em xin cam đoan bài viết là do mình thực hiện. Các số liệu và tham khảo là trung thực,
chính xác và được trích dẫn đầy đủ. Em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. 
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2022 
    Người thực hiện
Nguyễn Thị Linh Chi

1

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT



Ý nghĩa

hiệu

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

ODA

Official Development
Assistance

Hỗ trợ Phát triển Chính thức

2

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


3

BTA

4

IMF

5

WTO

6

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

7

ASEA
N

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ
International Monetary
Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Tổ chức Thương mại thế giới

World Trade Organization

2

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

MỤC LỤC

1. Đặt vấn đề..................................................................................................................5
2. Cơ sở lý thuyết...........................................................................................................5
2.1.

Đàm phán............................................................................................................. 5

2.2.


Đàm phán kinh tế quốc tế....................................................................................7

2.2.1

Kinh tế quốc tế...............................................................................................7

2.2.2

Đàm phán kinh tế quốc tế.............................................................................9

3. Đặc điểm đàm phán kinh tế quốc tế của Ghana....................................................14
3.1.

Khái quát chung về đất nước Ghana................................................................14

3.1.1

Chính trị Ghana..........................................................................................15

3.1.2

Kinh tế Ghana.............................................................................................16

3.1.3

Văn hóa Ghana...........................................................................................16

3.1.4


Đặc điểm con người Ghana........................................................................19

3.2.

Đặc điểm nổi bật trong đàm phán kinh tế quốc tế của Ghana.........................24

4. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi đàm phán kinh tế quốc tế với Ghana28
4.1.

Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Ghana..............................................28

4.1.1

Quan hệ thương mại giữa Ghana và Việt Nam.............................................29

4.1.2

Quan hệ đầu tư giữa Ghana và Việt Nam.....................................................30

4.2.

Thuận lợi............................................................................................................ 30

4.3.

Khó khăn............................................................................................................31

5. Các giải pháp thích ứng đối với Việt Nam.............................................................32
5.1. Định hướng đàm phán kinh tế quốc tế giữa 2 nước Ghana và Việt Nam trong
thời gian tới..................................................................................................................32

5.2. Giải pháp nâng cao quan hệ đàm phán kinh tế quốc tế giữa Kenya và Việt
Nam 33
5.2.1

Giải pháp của chính phủ.............................................................................33

5.2.2

Giải pháp của các doanh nghiệp................................................................34

5.2.3

Giải pháp cho cá nhân................................................................................35
3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế toàn cầu, kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu cần
thiết cho các công ty, các quốc gia trên thế giới; các nước đang không ngừng đẩy mạnh
liên kết, hợp tác song phương và hình thành nhiều tổ chức quốc tế trong khu vực. Trong
đó, các cuộc đàm phán thương mại diễn ra liên tục và tính chất, đặc điểm của các cuộc
đàm phán cũng trở nên phức tạp hơn. Chính vì thế văn hóa trong công tác đàm phán kinh
tế quốc tế luôn giữ vị trí vơ cùng quan trọng. Nó góp phần rất lớn đến sự thành bại của

cuộc đàm phán và mối quan hệ sau này giữa các bên đàm phán. Nếu chúng ta không chú
trọng và quan tâm đến các đặc điểm khác biệt về văn hóa giữa các nước khi đàm phán, có
thể sẽ dẫn đến đàm phán thất bại, đối tác cho rằng mình khơng có kiến thức, nghĩ rằng
mình thiếu văn hóa và họ sẽ xem thường chúng, từ đó dẫn đến thất bại khơng đáng có
trong cuộc đàm phán.
Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một nền văn hóa riêng và đó cũng chính là yếu tố
quan trọng hình thành nên phong cách đàm phán khác nhau. Với những đặc điểm khác
biệt về ngôn ngữ giao tiếp, phong tục tập qn, thói quen ứng xử…thì việc lựa chọn
chiến lược, văn hóa đàm phán sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoặc quốc gia có thể vượt
qua những biến cố, từ đó xây dựng một nền tảng vững chắc trên bước đường hội nhập.
Với những lý do trên, em xin chọn đề tài “Phân tích những đặc điểm nổi bật trong
đàm phán kinh tế quốc tế của Ghana từ đó chỉ ra khó khăn, thuận lợi và giải pháp cho
Việt Nam khi đàm phán với quốc gia này” nhằm tìm hiểu tác động về sự khác biệt văn
hóa đàm phán của Ghana trong đàm phán kinh tế quốc tế; cũng như một phần nào đó tác
động tới Việt Nam khi đàm phán với Ghana. Đây là điều có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa
có ý nghĩa thực tiễn, khi nó góp phần giúp cho Việt Nam chủ động hơn và đạt được mục
tiêu khi đàm phán với Ghana.

4

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

1. Đặt vấn đề 
Cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang phát triển các mối quan

hệ hợp tác song phương và đa phương theo cả chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, Ghana
là một trong những quốc gia mà Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngay từ sớm.
Hiện nay, Ghana là một đối tác quan trọng của Việt Nam khơng chỉ ở châu Phi mà cịn
trên phạm vi toàn cầu. Qua 57 năm phát triển, mối quan hệ giữa Ghana và Việt Nam
ngày càng sâu sắc, toàn diện trên các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và khai thác
khoáng sản. Trong tương lai, quan hệ giữa hai nước vẫn còn triển vọng phát triển rất lớn.
Hai bên cũng bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác chặt chẽ và tin cậy với nhau.
Trong quá trình xây dựng và phát triển mối quan hệ ngoại giao, việc đàm phán để đi
tới các thỏa thuận chung trong các lĩnh vực hợp tác, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế là không
thể thiếu. Tuy nhiên, tồn tại rất nhiều thách thức cần phải vượt qua để đi tới thỏa thuận
chung sau q trình đàm phán, một trong những thách thức đó chính là sự khác biệt về
văn hóa. Điều này địi hỏi cần tìm hiểu về văn hóa đàm phán của Ghana để có thể tiến
hành các cuộc đàm phán kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất, đạt được kết quả thuận
lợi nhất. Bài viết này trình bày khái quát về văn hóa đàm phán của Ghana, từ đó đề xuất
một số giải pháp thích nghi đối với Việt Nam để nâng cao hiệu quả quá trình đàm phán
kinh tế quốc tế với Ghana. 
2. Cơ sở lý thuyết
2.1.

Đàm phán

Đàm phán là hành vi giao tiếp của con người nhằm đạt được mục đích nào đó trong
đời sống xã hội. Ở phạm vi hẹp, trong cuộc sống gia đình, vợ chồng luôn phải trao đổi ý 
kiến với nhau để giải quyết các mâu thuẫn, nhận đứa trẻ cũng phải tranh luận với bố mẹ
hay anh chị của chúng để đòi được cái chúng muốn,... Rộng hơn nữa trong các mối quan 
hệ xã hội người ta phải tiến hành mặc cả khi mua bán, tiến hành thương lượng khi muốn 
ông chủ tăng lương, các công ty luôn phải thỏa hiệp để tránh cạnh tranh,... Ở phạm vi
rộng  nhất, trong các mối quan hệ quốc tế luôn diễn ra các cuộc hội đàm giữa các quốc
5


Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

gia, các  nhà nước, các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề về tranh chấp biên giới,
chiến tranh  thương mại, hợp tác kinh tế... 
Rõ ràng hoạt động đàm phán diễn ra thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống của loài
người. Vậy đàm phán là gì? Theo nhận thức thơng thường nhất, đàm phán được hiểu là
cuộc đối thoại giữa hai hay nhiều bên về yêu cầu và nguyện vọng của bên này đối với bên
kia xoay quanh vấn đề có liên quan đến quyền lợi của tất cả các bên. Còn theo quan điểm
học thuật thì cho đến nay đã có khá nhiều định nghĩa về đàm phán do các chuyên gia nổi
tiếng trên thế giới đưa ra. Chẳng hạn, theo giáo sư Gerald Nierenberg, hội trưởng Hội
đàm phán học Mỹ thì "Chỉ cần người ta vì muốn biến đổi quan hệ giữa hai bên mà trao
đổi quan điểm, bàn bạc để đi đến ý kiến nhất trí là họ đã tiến hành đàm phán. Đàm phán
là cơ sở để thỏa mãn nhu cầu của chúng ta thơng qua sự đồng tình của người khác đồng
thời có tính đến nhu cầu của họ", cịn theo hai giáo sư Roger Fisher và William Ury, tác
giả của nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về đàm phán thì "Đàm phán là phương tiện
cơ bản để đạt được cái ta mong muốn từ người khác. Đó là q trình giao tiếp có đi có
lại, được thiết kế nhằm đạt thỏa thuận trong khi giữa ta và đối tác có những quyền lợi có
thể chia sẻ và những quyền lợi đối kháng." 
Tựu trung lại ta có thể hiểu rằng: Đàm phán là q trình giao tiếp giữa các bên
có lợi ích chung và lợi ích xung đột nhằm mục đích điều hồ các xung đột và phát
triển các lợi ích chung. 
Các bên tham gia đàm phán có thể là các cá nhân hoặc các tập thể như một quốc gia,
một hiệp hội, một tổ chức, một công ty...Chủ thể của hoạt động đàm phán chính là con
người trong đó hoặc là họ bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân mình hoặc cho tập thể mà

họ đại diện tham gia đàm phán. 
Cơ sở gốc rễ của mọi hoạt động đàm phán là tồn tại lợi ích chung và lợi ích đối kháng
giữa các bên. Thật vậy, nếu giữa các bên khơng có lợi ích đối kháng, chỉ tồn tại các lợi
ích chung thì họ có thể đi ngay đến quyết định hợp tác mà khơng cần đàm phán. Nếu chỉ
tồn tại hồn tồn lợi ích đối kháng thì các bên sẽ tiến hành các biện pháp thù địch, áp đảo
đối phương mà chẳng cần thương lượng để đạt được lợi ích của mình. Điều quan trọng
trong đàm phán là phát hiện được đâu là lợi ích chung và đâu là lợi ích xung khắc. Chỉ
6

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

khi xác định được các lợi ích đó thì mới có thể tìm ra giải pháp tối đa hóa lợi ích chung
và tối thiểu hóa lợi ích xung khắc. 
Bản chất của đàm phán là quá trình mặc cả và thuyết phục giữa các bên. Vì đàm phán
là q trình tìm kiếm lợi ích nên các bên ra sức bảo vệ lợi ích của mình, tìm các biện
pháp tác động lên đối phương để buộc đối phương từ bỏ một số lợi ích đối kháng. Tuy
nhiên đã tham gia vào đàm phán thì chẳng bên nào có thể dễ dàng từ bỏ lợi ích của mình,
do vậy họ phải mặc cả, thuyết phục lẫn nhau, phải đánh đổi nhượng bộ để đạt được thỏa
hiệp. Điều này thể hiện rất rõ nét trong hoạt động đàm phán thương mại giữa người mua
và người bán khi tiến hành mặc cả giá. 
2.2.

Đàm phán kinh tế quốc tế 


2.2.1 Kinh tế quốc tế
Kinh tế quốc tế là lĩnh vực kinh tế phản ánh quan hệ, tác động qua lại và sự phụ thuộc
lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, và tài
chính - tiền tệ quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là một lĩnh vực gắn kết chặt chẽ
tất cả lĩnh vực kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới trên phạm vi rộng,
liên quan đến nhiều lĩnh vực và có sự thay đổi nhanh chóng. Kinh tế quốc tế được hình
thành và phát triển từ q trình phân cơng lao động quốc tế và việc thực hiện vai trò kết
nối, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các chính phủ cũng như phát huy tính chủ động, tích
cực, năng động của doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức quốc tế và các chủ thể kinh tế quốc
tế khác. 
Kinh tế quốc tế là lĩnh vực đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế thế
giới, khu vực, các quốc gia, tổ chức quốc tế, liên kết quốc tế, doanh nghiệp, tập đồn, hộ
gia đình và từng cá nhân. Kinh tế quốc tế có tác động đến tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi
cơ cấu, đổi mới sáng tạo,phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm và bảo đảm ổn định kinh
tế quốc gia. Phát triển kinh tế quốc tế trở thành sự lựa chọn chiến lược và ảnh hưởng
không nhỏ đến nhận thức, chính sách, năng lực cạnh tranh quốc gia, tập đồn, doanh
nghiệp, tổ chức... dựa trên sự kết hợp và phát huy hiệu quả nguồn lực trong và ngoài
nước.
7

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Kinh tế quốc tế khác với kinh doanh quốc tế. Kinh tế quốc tế chủ yếu đề cập đến các
quan hệ và giao dịch kinh tế quốc tế từ góc độ quốc gia, gắn với chính sách phát triển

quan hệ kinh tế quốc tế của một quốc gia. Đây cũng là chủ thể đầy đủ và có tính đại diện
cao nhất của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế với phần còn lại của thế
giới như chính sách thương mại, đầu tư và dịch vụ. Kinh doanh quốc tế đề cập đến tất cả
các loại giao dịch kinh tế quốc tế từ góc độ doanh nghiệp, gắn với chiến lược,chiến thuật,
cơng cụ và biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để thực hiện các giao dịch kinh doanh
quốc tế để thu lợi nhuận. Kinh tế quốc tế đề cao cân bằng tổng quát của nền kinh tế gồm
cân bằng tất cả các ngành, vùng, lĩnh vực, còn kinh doanh quốc tế tiếp cận chủ yếu từ cân
bằng cục bộ ở phạm vi doanh nghiệp và mục tiêu cơ bản là tối đa hóa lợi nhuận mà trực
tiếp là tối đa hóa doanh thu và tối thiểu hóa chi phí. Các cuộc đàm phán kinh tế quốc tế
hình thành các khung cam kết tất cả các lĩnh vực như về thương mại, đầu tư, dịch vụ, sở
hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ còn đàm phán kinh doanh quốc tế nhằm triển khai các
công việc cụ thể của các doanh nghiệp để tận dụng tối đa các cam kết kinh tế quốc tế
được xây dựng giữa các chủ thể kinh tế quốc tế. Trong nội dung đàm phán kinh tế quốc tế
có thể bao hàm đàm phán kinh doanh quốc tế, còn trong nội dung đàm phán kinh doanh
quốc tế thường khơng có nhiều nội dung đàm phán kinh tế quốc tế. Về thời gian, đàm
phán kinh doanh quốc tế thường diễn ra sau đàm phán kinh tế quốc tế vì đàm phán kinh
tế quốc tế thực chất là tạo dựng khung thể chế để các chủ thể có lợi ích liên quan nhất là
các doanh nghiệp xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.
Kinh tế quốc tế có mối liên hệ chặt chẽ và chịu sự chi phối khơng nhỏ của các lĩnh
vực khác như chính trị - ngoại giao, luật pháp, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội và
khoa học - cơng nghệ. Các quan hệ kinh tế quốc tế thường diễn ra sau khi có các cam kết
chặt chẽ và sự hợp tác về chính trị, quan hệ ngoại giao ổn định, khơng có các xung đột an
ninh -quốc phịng giữa các quốc gia và các bên hiểu biết lẫn nhau về luật pháp và vǎn hóa
- xã hội. Đàm phán kinh tế quốc tế, do đó, cần tính đến tác động của các yếu tố phi kinh
tế. Chẳng hạn, đàm phán ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
năm 2001 sau thời điểm hai nước tuyên bố bình thường hóa quan hệ năm 1995. Ví dụ này
cho thấy đàm phán thương mại quốc tế - một phần của đàm phán kinh tế quốc tế, không
8

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi

Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

thể bỏ qua yếu tố quan hệ chính trị - ngoại giao và an ninh - quốc phòng giữa hai nước
làm sao cho những yếu tố này không trở thành rào cản đàm phán thành công.
Các chủ thể (đối tác hoặc các bên) kinh tế quốc tế đa dạng, gồm có chủ thể cấp nhà
nước, cao hơn cấp nhà nước và thấp hơn cấp nhà nước. Chủ thề cấp nhà nước với khoảng
200 quốc gia và vùng lãnh thổ độc lập,có chủ quyền và có năng lực đối xử như một thực
thể quốc gia độc lập. Chủ thể cao hơn cấp nhà nước là các tổ chức quốc tế, liên minh,
hiệp hội như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO - World Trade Organization) có 163
thành viên là quốc gia và vùng lãnh thổ, Ngân hàng Thế giới (WB -World Bank) có 189
thành viên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF- International Monetary Fund) có 189 thành viên,
Liên minh châu Âu có 28 nước thành viên, Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á có 10
thành viên... Các chủ thể cấp thấp hơn cấp nhà nước là tập đoàn xuyên quốc gia (Tập
đoàn Apple (Mỹ), Siemen (Đức), Alibaba (Trung Quốc), Toyota (Nhật Bản), Samsung
(Hàn Quốc),...), doanh nghiệp thuộc các loại quy mô lớn, vừa, nhỏ, siêu nhỏ có giao dịch
thương mại, đầu tư, tài chính - tiền tệ quốc tế. Do mục đích thành lập, sứ mệnh, quy mô
và phạm vi ảnh hưởng khác nhau giữa các chủ thể cho nên mỗi chủ thể tham gia đàm
phán với chiến lược, chiến thuật riêng có và đặc thù nhằm tối đa hóa lợi ích thu được từ
đàm phán.
2.2.2 Đàm phán kinh tế quốc tế 
Đàm phán kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng trong quá trình vận động liên tục của
kinh tế quốc gia và kinh tế thế giới cho nên vai trò đàm phán của các chủ thể kinh tế quốc
tế ngày càng được coi trọng. Đàm phán đang trở thành công cụ không thể thiếu để đạt
đến nền thương mại tự do - một trong những lĩnh vực có phạm vi rộng nhất trong kinh tế
quốc tế và khẳng định ở một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO - định chế thương

mại tự do lớn nhất toàn cầu là “thương mại tự do hơn thông qua đàm phán”.
Đàm phán kinh tế quốc tế là cuộc đối thoại, trao đổi, thương lượng, mặc cả và đi đến
thống nhất về các vấn đề kinh tế hoặc các nội dung mang bản chất kinh tế chưa đạt được
sự nhất trí, thậm chí khác biệt về thái độ, cách ứng xử, thể chế, công cụ, biện pháp áp
dụng và lợi ích giữa các đối tác (chủ thể, bên đàm phán) để ký kết các hiệp định, hợp
đồng, hoặc các thỏa thuận kinh tế xuyên quốc gia. Đàm phán kinh tế quốc tế có thể hiểu
9

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

là một quá trình các bên mang quốc tịch khác nhau phối hợp điều chỉnh chính sách kinh
tế quốc tế để thống nhất cách ứng xử trong quan hệ kinh tế quốc tế dựa trên các nguyên
tắc giao dịch kinh tế quốc tế đã được hình thành từ trước. Mục đích kinh tế chủ yếu của
các cuộc đàm phán kinh tế quốc tế chủ yếu là thúc đẩy sự di chuyển tự do vốn, cơng
nghệ, hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, mở rộng thương mại, đầu tư, khai thác triệt để lợi thế quốc gia và lợi thế
quốc tế cũng như hội nhập sâu rộng vào những xu hướng vận động của nền kinh tế trên
thế giới và khu vực. Chủ thể đàm phán kinh tế quốc tế là các quốc gia và vùng lãnh thổ
(khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới), đại diện của các tổ chức quốc
tế (Ngân hàng thế giới - WB, Qũy tiền tệ quốc tế - IMF, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng
Châu Á - AIIB…), liên kết kinh tế quốc tế (Liên minh Châu Âu - EU, Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á - ASEAN…) và các tập đoàn xuyên quốc gia như: Samsung, Intel,
Honda…Đàm phán kinh tế quốc tế vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật, thể hiện
sâu sắc bản chất thương mại nhằm đạt lợi ích thương mại tối đa giữa các bên. Do đó cần

sự linh hoạt cao, đánh đổi lợi ích hay giá trị này để nhận lợi ích hay một giá trị khác theo
nguyên tắc đồng thuận. Lĩnh vực kinh tế quốc tế có tính phức tạp rất cao và đàm phán
thường do chính phủ hoặc cơ quan đại diện chính phủ thực hiện nhưng cũng không ngoại
trừ chúng được tổ chức giữa các doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau cho nên tính
đa dạng của đàm phán kinh tế quốc tế là rất lớn.
2.2.2.1Hệ thống nguyên tắc đàm phán kinh tế quốc tế
Để đạt đến sự đồng thuận cao nhất khi có sự khác biệt đáng kể giữa các bên đàm phán
về quốc tịch hay về ngôn ngữ, phương thức tư duy, luật pháp, văn hóa và lợi ích, đặc biệt
bên có thế mạnh, điểm yếu cũng như lập luận, kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức rất khác
nhau, cần xác định cụ thể các nguyên tắc đàm phán kinh tế quốc tế. Các nguyên tắc là các
quy tắc chỉ đạo và tiêu chuẩn hành động, vạch ra giới hạn được phép và không được phép
của các bên (chủ thể, đối tác) trong đàm phán về thái độ, kỹ năng, kiến thức và phạm vi
chấp thuận các khoản lợi ích. Các nguyên tắc có tính hệ thống xây dựng dựa vào các
ngun tắc đối xử trong quan hệ quốc tế được các quốc gia nhận thức và thừa nhận, bao
10

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

gồm tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và tương hỗ, tuân thủ quy định và luật pháp quốc
gia về quốc tế, các thỏa thuận ngoại giao và các cam kết quốc tế đã có.
Nguyên tắc tự nguyện: đàm phán xuất phát từ sự tự do ý chí của các chủ thể trong
giao dịch kinh tế quốc tế và lợi ích tự thân được A.Smith (1776) nhận định: Con người,
hay thực chất là cá nhân từng người, luôn tập trung chú ý và để cao lợi ích cá nhân của
chính họ. Đối tác có quyền tham gia đàm phán hoặc không, đồng ý hay không đồng ý,

chấp thuận hay không chấp thuận với đề xuất được đưa ra, tiếp tục hoặc dùng đàm phán
theo chiến lược và chiến thuật xây dựng. Việc điều chỉnh quan điểm và lập trường đối tác
phải thông qua hệ thống lập luận, lý lẽ, minh chứng rõ ràng, chặt chế, tin cậy cũng như
phương thức triển khai hiệu quả để nhận được sự nhất trí tự nguyện từ đối tác.
Nguyên tắc bình đẳng vị thế: xác định vị thế ngang nhau hay khơng có sự phân biệt
đối xử của các bên tham gia đàm phán, nghĩa là quyền lực đàm phán được phân bổ đều
giữa tất cả các đối tác tham gia, khơng một đối tác nào có quyền lực lớn hơn hay đặt vị trí
cao hơn hay đối tác khác cho dù thế mạnh, quy mô, phạm vi ảnh hưởng của các đối tác
chênh lệch nhau rất lớn. Mỗi quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp với tư cách là một đối tác
cũng chỉ có “một lá phiếu” duy nhất trên bàn đàm phán. Vị thế bình đẳng địi hỏi các đối
tác phải tơn trọng lẫn nhau và theo đó tơn trọng lợi ích và mục tiêu được các bên đặt ra.
Đồng thời, để thuyết phục thành công đối tác không nên lấy vị thế làm chỗ dựa mà cần
dựa vào các yếu tố khác để đảm bảo tính bình đẳng của vị thế. Trong WTO, không phân
biệt đối xử được thể hiện ở 2 nguyên tắc cụ thể là nguyên tắc đối xử (đãi ngộ) tối huệ
quốc (MFN - Most Favoured Nation) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT-National
Treatment).
Nguyên tắc cùng có lợi và tương hỗ: khẳng định lợi ích, trước hết lợi ích kinh tế, là
yếu tố chi phối trực tiếp và cơ bản đến mục tiêu và phương thức tổ chức đàm phán. Các
bên đều mong muốn đạt lợi ích đặt ra tối ưu. Nếu khơng đạt được lợi ích mục tiêu các
bên có thể từ chối đàm phán. Lợi ích thu được từ đàm phán được xác định trong phạm vi
giới hạn nhất định để các bên đều có lợi hay cùng thắng. Nếu lợi ích chỉ thuộc hồn tồn
về một bên thì bên cịn lại hoặc các bên cịn lại sẽ khơng có lợi ích thậm chí bị thiệt. Đàm
phán trong điều kiện thiếu nhân nhượng lẫn nhau, chênh lệch lợi ích giữa các bên sẽ rất
11

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan



GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

lớn, nguy cơ không đạt được sự nhất trí hay thất bại đàm phán rất cao. Bên cạnh đó, lợi
ích đàm phán phải dựa trên ngun tắc tương hỗ, nghĩa là một bên muốn tăng thêm một
khoản lợi ích nhất định thì phải nhân nhượng hay hy sinh một khoản lợi ích tương ứng
khác cho đối tác. Hơn nữa, tính tương hỗ cịn có thể áp dụng đối với thái độ và phương
thức ứng xử giữa các bên.
Nguyên tắc tuân thủ pháp luật quốc gia và quốc tế: các thỏa thuận ngoại giao và các
cam kết quốc tế đã có địi hỏi các bên, để bảo đảm được tính hợp pháp của nội dung đàm
phán, cần tuân thủ các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế kể cả tập
quán quốc tế.Nguyên tắc này loại bỏ các loại rủi ro pháp lý đối với các vấn đề đàm phán
cũng như quá trình thực hiện các cam kết đã được các bên thống nhất. Để tuân thủ
nguyên tắc này các bên tham gia đàm phán cần có kiến thức đầy đủ về pháp luật quốc gia
và quốc tế, tập quán quốc tế của lĩnh vực đàm phán. Thơng thường, trong thành phần
đồn đàm phán của các bên có sự tham gia của luật sư để xử lý kịp thời và hiệu quả các
vấn đề đặt ra trên bàn đàm phán. Nguyên tắc này cũng không loại trừ trường hợp các thỏa
thuận ngoại giao và các cam kết kinh tế quốc tế giữa các bên đã có từ trước giữa các bên
sẽ là căn cứ không thể bỏ qua trong xây dựng và tổ chức các cuộc đàm phán kinh tế quốc
tế sau đó.
Ngồi những ngun tắc chung nêu trên cịn có các quy tắc bổ trợ mang tính kỹ thuật
trong đàm phán như: tách con người ra khỏi vấn đề,quy tắc trực quan trong trình bày và
lập luận, quy tắc rõ ràng và mạch lạc trong việc đưa ra phát ngôn và phản biện.
2.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đàm phán kinh tế quốc tế
Đàm phán kinh tế quốc tế là đàm phán giữa các đối tác xuyên biên giới cho nên chịu
tác động của nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong, dài hạn và ngắn hạn. Các yếu tố đó bao
gồm: tình hình chính trị - kinh tế thế giới, điều kiện phát triển kinh tế của các bên đối tác,
chính sách thương mại và đầu tư quốc gia, chiến lược và chiến thuật đàm phán và các yếu
tố khác.
Tình hình chính trị - kinh tế thế giới thường thể hiện ở trật tự kinh tế thế giới, phương

thức ứng xử giữa các nước lớn, quan hệ giữa các nước lớn với phần còn lại của thế giới,
mức độ đối đầu hay hợp tác giữa các bên, xu hướng vận động kinh tế thế giới, tình hình
12

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

tăng trưởng, trì trệ hay suy thối, khủng hoảng có ảnh hưởng đến nhận thức các bên.
Chẳng hạn,với sự sụp đổ của Liên Xô (cũ) và hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, sự đối
đầu quân sự giữa hai hệ thống bị loại trừ, đàm phán kinh tế quốc tế có xu hướng tăng lên
như Việt Nam đàm phán để gia nhập ASEAN(28/7/1995) và ký kết hàng loạt hiệp định
kinh tế quan trọng với Hiệp hội này như Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA - ASEAN Trade In Goods Agreement), Hiệp định khung về thương mại dịch vụ
ASEAN (AFAS - ASEAN Framework Agreement on Service)... Sau khi bình thường hóa
quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1995), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ (BTA) được ký kết năm 2001 Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế tồn
cầu năm 2008 tạo áp lực đối với các quốc gia đàm phán để ký kết các hiệp định nhằm tạo
động lực phục hồi và tăng trưởng mới đối với các nền kinh tế quốc gia Hoặc, chính sách
“nước Mỹ trước tiên" của Tổng thống thứ 45 của Mỹ làm tăng sự quan tâm của các quốc
gia trong việc đưa ra các rào cản thương mại và xuất hiện tư tưởng bảo hộ mới làm chậm
tiến trình đàm phán ký kết các hiệp định quốc tế, nhất là các hiệp định thương mại tự do.
Điều kiện phát triển kinh tế của các bên đối tác chi phối đến vị thế đàm phán. Điều
kiện này gồm nguồn lực phát triển về tài nguyên, lao động, vốn, công nghệ, quy mô và
tốc độ tăng trưởng GDP, quy mô xuất - nhập khẩu, đầu tư trong nước và nước ngoài, tiềm
lực của các doanh nghiệp, chỉ số năng lực cạnh tranh và đổi mới sáng tạo. Điều kiện phát

triển thể hiện tiềm năng tối đa hóa lợi ích của các bên nếu đàm phán thành cơng.
Chính sách thương mại và đầu tư quốc gia phản ánh phương thức ứng xử cấp quốc gia
trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Các chính sách thương mại và đầu tư chịu ảnh
hưởng của quan điểm, nguyên tắc, cơng cụ và biện pháp được chính phủ áp dụng. Nếu sự
khác biệt giữa các yếu tố cấu thành chính sách của các bên đàm phán cảng lớn càng tạo
áp lực đàm phán giữa các bên để hài hòa hóa chính sách cũng như tạo căn cứ triển khai
xây dựng chính sách thống nhất giữa các bên.
Chiến lược và chiến thuật đàm phán thể hiện cách thức hay giải pháp dài hạn hoặc
ngắn hạn do các nhà đàm phản áp dụng để đạt mục tiêu đàm phán như thuyết phục được
đối tác hoàn toàn hoặc đạt được sự nhất trí về từng khía cạnh cụ thể. Việc phân tích cụ
thể chiến lược và chiến thuật đàm phán của đối tác tạo cơ sở xác định cụ thể cách thức
13

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

ứng xử, mối quan tâm, lợi thế và bất lợi của các bên để đưa ra các chiến lược và chiến
thuật thích nghi phù hợp. Các chiến lược đàm phán như chiến lược cứng - không nhân
nhượng bất kỳ đề xuất nào của đối tác, chiến lược mềm - nhân nhượng mọi đề xuất của
đối tác và chiến lược đàm phán hợp tác - cùng phối hợp chặt chẽ và tồn diện mọi khía
cạnh để đạt mục tiêu đàm phán đặt ra. Các chiến thuật đàm phán gồm chiến thuật “lùi
một bước, tiến hai bước”, chiến thuật sử dụng sự hiểu biết sâu sắc và mức độ đầy đủ
thông tin để lấn át đối tác hoặc chiến thuật “dị đá qua sơng”. Các chiến lược và chiến
thuật là chỗ dựa để các bên đàm phán có cách ứng xử phù hợp với từng tình huống cụ
thể. Thông thường các bên đưa ra các nhận định trước về chiến lược và chiến thuật của

đối tác để xây dựng chiến lược và chiến thuật của mình.
Các yếu tố khác như thông tin đàm phán hoặc sự chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất
để tổ chức đàm phán về địa điểm và các điều kiện phục vụ trong thời gian đàm phán cũng
ảnh hưởng đến đàm phán. Trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin ngày
càng đa dạng và dễ tiếp cận, khả năng rò rỉ hay bị lộ thông tin khá lớn cho nên phương
thức bảo vệ bí mật thơng tin đàm phán cũng như cách thức tổ chức đàm phán cũng khác
trước. Các kỹ thuật đàm phán mô phỏng thường được áp dụng để bảo đảm công tác tổ
chức đàm phán diễn ra thuận lợi.
3. Đặc điểm đàm phán kinh tế quốc tế của Ghana 
3.1.

Khái quát chung về đất nước Ghana 

 Tên chính thức: tên chính thức là Cộng hịa Ghana (Republic of Ghana).
 Thủ đô: Accra- đây đồng thời cũng là thành phố lớn nhất của Ghana.
 Các thành phố lớn ở Ghana: Accra, Kumasi, Tamale, Takoradi, Tema, Teshie,

Sekondi, Cape Coast, Obuasi, Dunkwa-On-Offin…
 Quốc kỳ: gồm ba dải màu đều nhau nằm ngang theo thứ tự từ trên xuống là đỏ,

vàng và xanh lá cây. Ở giữa dải màu vàng có một ngơi sao năm cánh màu đen.
 Vị trí địa lý: nằm ở Tây Phi, Ghana có biên giới với Cơte d'Ivoire ở phía tây,

Burkina Faso về phía bắc, Togo phía đơng và phía nam giáp Vịnh Guinea.
 Diện tích: 238.535 km², đứng hạng 80 thế giới.
14

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02


Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

 Khí hậu: Ghana có khí hậu nhiệt đới do nằm gần đường xích đạo. Dải bờ biển phía

đơng ấm và khơ; khu vực tây nam nóng và ẩm ướt, trong khi phía bắc lại nóng và
khơ. Nhiệt độ trung bình: 23 C ở miền Nam, 32 C ở miền Bắc. Mùa mưa từ tháng
0

0

4 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình: 1.000 mm ở miền Bắc, 2.000 mm ở vùng
Tây Nam.
 Địa hình: Phần lớn là đồng bằng thấp, cao nguyên bị chia cắt ở phía nam vùng

trung tâm.
 Tài nguyên thiên nhiên: Vàng, gỗ, kim cương, bôxit, mangan, cá, cao su, dầu mỏ.
 Các dân tộc: Người châu Phi da đen chiếm 99,8% (các bộ tộc chính gồm Akan -

44%, Monshi-Dagomba - 16%, Ewe - 13%, Da - 8%), người châu Âu và các dân
tộc khác (0,2%).
3.1.1 Chính trị Ghana 
 Chính thể: Dân chủ lập hiến.
 Các khu vực hành chính: 10 vùng: Ashanti Brong-Ahafo, Central, Eastern,

Greater Accra, Northern, Upper East, Volta, Western.
 Hiến pháp: Thông qua ngày 28-4-1992.
 Cơ quan hành pháp: Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ: Tổng thống.

 Cơ quan lập pháp: Quốc hội (230 ghế, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm

kỳ 4 năm).
 Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao.
 Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.
 Các đảng phái chính: Đại hội Dân chủ quốc gia (NDC); Đảng Yêu nước mới

(NPP); Đảng Hội nghị nhân dân (PCP); Hội nghị Dân tộc nhân dân (PNC)...
Có thể nói, Ghana là quốc gia có nền chính trị ổn định, những tranh luận, đối kháng
về đảng phái trong các cuộc bầu cử luôn diễn ra “có vẻ gay gắt”, nhưng chưa bao giờ xảy
ra bạo động hay biểu tình lớn dẫn tới xơ xát. Bên thua cuộc luôn biết chấp nhận kết quả
và bên thắng sau 4 năm tiếp tục phải bước lên vũ đài với một cuộc đua tranh cử mới.
Nhìn chung mỗi đảng phái đều có những chiến lược, nhưng chung quy thì với trình độ
phát triển thấp nên cũng chưa có đảng phái nào tạo được bước đột phá đối với đất nước.
15

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

3.1.2 Kinh tế Ghana
Tổng quan: Cách đây chỉ ba thập kỷ, quốc gia này vẫn chìm trong khủng hoảng và
nghèo đói triền miên, thậm chí đứng trên bờ vực sụp đổ nền kinh tế. Dẫu vậy, Ghana ở
thời điểm hiện tại đã có cuộc lội ngược dịng ấn tượng đó là do có nguồn tài ngun
phong phú. Theo báo cáo, tổng giá trị sản lượng tính theo đầu người tại Ghana gấp hai
lần các nước nghèo ở Tây Phi. Kinh tế Ghana phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, trong đó

ngun liệu thơ và nơng sản chiếm tỷ lệ cao. Đã từng được gọi với cái tên Bờ Biển Vàng
(Gold Coast), Ghana có rất nhiều vàng, cộng với việc tìm ra nguồn dầu mỏ mới khiến
Ghana trở thành một nước xuất khẩu dầu với nhiều tiềm năng. Nơng sản thì phụ thuộc
vào Cacao, gỗ, hạt điều, cafe v.v…Sản xuất vàng, gỗ, cacao là các nguồn thu ngoại tệ
chính. 
Sản phẩm cơng nghiệp: Khống sản, nhơm, gỗ, hàng cơng nghiệp nhẹ, thực phẩm.
Sản phẩm nông nghiệp: cacao, gạo, cà phê, sắn, lạc, ngơ, hạt cây mỡ, chuối.
Trong khi đó nhờ có sơng Volta rộng lớn mà khả năng sản xuất thủy điện của Ghana
mạnh nhất trong khu vực, xuất khẩu điện sang các quốc gia lân cận. Nếu so sánh với
nước có nền kinh tế lớn nhất là Nigeria thì Ghana bảo đảm được 70-80% lượng điện cho
quốc gia trong khi đó Nigeria chưa bao giờ vượt được 10%. Với tốc độ tăng trưởng GDP
gần 9%, Ghana trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong năm 2019, bỏ
xa nhiều quốc gia Châu Phi khác, theo nghiên cứu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
3.1.3 Văn hóa Ghana 
Ngơn ngữ 
Tiếng Anh là ngơn ngữ chính thức của Ghana trong thương mại cũng như hành chính.
Bên cạnh đó, tiếng Anh cũng được sử dụng trong chính trị và truyền thông của Ghana.
Tiếng Anh cũng là một trong những môn học được thực hiện bởi các sinh viên trong các
trường học Ghana. Tiếng Anh của người dân địa phương khơng thơng thạo tiếng Anh của
người bản ngữ. Nó chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các thành ngữ, cụm từ và quy tắc ngữ pháp
của ngôn ngữ bản địa. Do đó, người ta thường nghe tiếng Anh được gọi là Tiếng Anh
Pidgin. Ở Ghana có 47 thổ ngữ. Ngơn ngữ bản địa của Ghana được chia thành hai nhóm
nhỏ thuộc nhóm ngơn ngữ Niger-Congo. 

16

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan



GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Tôn giáo 
Ở Ghana, số người theo đạo Kitơ chiếm khoảng 71,2%. Ngồi ra, những người theo
đạo Hồi chiếm khoảng 17,6% và 5,3% là những người không theo tơn giáo nào và có
khoảng 5,2% người theo các tôn giáo truyền thống như: Phật giáo, Đạo giáo, Ấn Độ
giáo…
Trang phục 
Trang phục truyền thống của người Ghana - quốc gia thuộc khu vực Tây Phi có màu
sắc rất rực rỡ với những tấm vải mang nhiều họa tiết khác nhau đặc biệt là vải kente.
Người Asante của vương quốc Akan ngày xưa chính là một trong các dân tộc đầu tiên ở
Ghana đã biết dệt và áp dụng kente cho việc ăn vận hàng ngày. Thông thường, mỗi tấm
vải sẽ có từ năm, bảy, tám màu sắc trở lên và từ đó sẽ biến thiên thành nhiều tơng màu kỳ
diệu, kèm theo chúng là những hình vẽ rực rỡ. Để tạo ra sự đồng điệu, tình tứ, nhất là ở
các đôi trai gái đang yêu, các cặp vợ chồng mới cưới hay sắp kết hôn, nhiều đôi cũng
diện theo bộ với nhau. Nam giới sẽ quấn kente quanh người và qua một phần vai trái, còn
nữ giới sẽ quấn kente quanh người song dưới hai cánh tay, làm thành một chiếc váy dài.
Châu Phi nói chung và Ghana là xứ sở nhiều nắng, rực rỡ, ấm áp nên kente lúc nào cũng
sặc sỡ và khi phối hợp các màu sắc, họa tiết với nhau là một mong ước về sự an khang,
thịnh vượng, dân chủ, tự do và hạnh phúc.
Ẩm thực 
Người Ghana có một nền ẩm thực khá đơn giản nhưng rất thơm. Hầu hết các món ăn
là các món hầm thường được phục vụ cùng với cơm hoặc khoai lang. Hành tây và ớt,
cùng với cà chua, hạt cọ và nước dùng là cơ sở cho hầu hết các món hầm. Thịt thường
khơng phổ biến, nó thường được thay thế bằng cá rẻ hơn.
Các loại thực phẩm cụ thể tạo nên nhà bếp khác nhau tùy thuộc vào khu vực được đề
cập. Ở miền Bắc, kê, khoai mỡ và ngô được ăn phổ biến nhất, trong khi ở miền Nam và
miền Tây, chuối (tương tự như chuối), sắn và cocoyama (rau củ) được ăn phổ biến nhất.

Người dân vùng khô hạn Đông Nam Bộ chủ yếu ăn ngô, sắn. Gạo là lương thực chính
của cả nước. Jollof là một món ăn cay làm từ cơm, nước sốt cà chua và thịt và được hầu
17

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

hết người dân Ghana yêu thích. Pitot, một thức uống từ lúa miến lên men, phổ biến ở
miền Bắc, trong khi những người ở miền Nam thích rượu cọ.
Mặc dù mỗi nhóm dân tộc có phong cách nấu ăn riêng, nhưng hầu hết người Ghana
thường nấu ăn bằng trực giác, xác định nguyên liệu nào cần thêm vào trong quá trình nấu
ăn. Sữa, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác hiếm khi được tìm thấy trong chế độ ăn
uống của người Ghana và thường chỉ có thể được tìm thấy trong các siêu thị lớn. Mặt
khác, sữa đậu nành có thể được tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng nào.
Lễ hội 
Là một quốc gia đa sắc tộc nên Ghana cũng là quốc gia đa dạng về mặt văn hóa. Đó là
sự pha trộn nhiều sắc thái văn hóa của mọi nhóm dân tộc và điều này dễ thấy nhất trong
các dịp lễ hội như: Lễ hội Panafest, lễ hội Bakatue, lễ hội Homowo, lễ hội Aboakyerm, lễ
hội Kundum, lễ hội Fao…Đối với người dân Ghana, Panafest là một lễ hội sôi động, tưng
bừng quen thuộc diễn ra vào tháng 7, tháng 8 và thường được tổ chức hai năm một lần.
Lễ hội được tổ chức với vô số hoạt động thú vị và đầy màu sắc như: kịch, thơ, múa, biểu
diễn âm nhạc, trống và đặc biệt nhất là lễ rước tộc trưởng. Các vũ cơng da màu với
những trang phục nóng bỏng, thân hình uyển chuyển, tưng bừng trong vũ khúc thổ dân
và các tay trống cự phách nhất đất nước sẽ hòa nhịp, tạo nên một khơng khí lễ hội tuyệt
vời khơng gì sánh bằng. 

Tuy mỗi sắc dân có tập tục riêng nhưng cũng có thể thấy có được “mẫu số chung” của
dịng chảy chính phong cách Ghana. Lễ sinh con, lễ trưởng thành, kết hôn và ma chay...
là khá giống nhau giữa các sắc tộc. Đặc biệt, khi nói về đám ma, với người Ghana, dù là
sắc dân nào thì cũng đều tin có cuộc sống sau cái chết. Họ tin rằng những người chết đi
sẽ có cuộc sống khác, chính vì thế mà các đám tang ở đây họ đều mời các vũ công đến
nhảy múa trên nền nhạc rộn ràng, tạo khơng khí vui vẻ cho người q cố khi bước sang
một khởi đầu mới. Chiếc quan tài được coi là gia sản gửi sang “thế giới khác” cho người
q cố, vì thế nó được làm bằng gỗ tốt, trang trí cầu kỳ, thường có hình con sư tử - con
vật uy mãnh được người Ghana tôn sùng.
Kiến trúc 
18

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Đến Ghana, người ta không thể không ghé lại thủ đô Accra nổi tiếng. Nơi đây có Viện
bảo tàng Quốc gia trưng bày rất nhiều bộ sưu tập nghệ thuật của người Ghana. Du khách
có thể tham quan tất cả những tác phẩm điêu khắc, hay những bức tranh có từ hàng nhiều
thế kỷ trước. Do xuất phát từ một vùng đất có nhiều vàng nhất Tây Phi, cũng là nơi có
một nền văn hóa lâu đời với nghệ thuật điêu khắc, đúc đồng đạt trình độ tinh xảo, tuyệt
đẹp, vượt xa nhiều nền văn hóa xưa nay, để phục vụ việc cân vàng, các nghệ nhân đã đúc
những quả cân và gửi gắm vào đó cả sự giàu có về động thực vật lẫn các sinh hoạt dân dã
trong một nước, cùng với khá nhiều kỹ thuật, công nghệ tiến bộ nhất bấy giờ. Tại Ghana
cịn có nhiều cơng trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là các tịa nhà truyền thống Asante,
cơng trình này đã được UNESCO tôn vinh là Di sản thế giới (năm 1980) bởi nó là minh

chứng cuối cùng cịn lại của phong cách kiến trúc độc đáo tại Vương quốc Asante vĩ đại.
Các tòa nhà truyền thống Asante tiêu biểu còn tồn tại là 10 đền thờ (Shrine), chia thành 3
nhóm:
1) Nhóm 8 cơng trình nằm tại phía Đơng và Đông Bắc thành phố Kumasi: Đền tại
Abirim, Đền tại Adarko Jachie, Đền tại Asawase, Đền tại Bogwiase, Đền tại
Ejisu Besease, Đền tại Edwinase, Đền tại Kentinkrono, Đền tại Saaman
2) Nhóm 1 cơng trình nằm tại phía Tây thành phố Kumasi: Đền tại Asenemaso
3) Nhóm 1 cơng trình nằm tại phía Nam thành phố Kumasi: Đền tại Patakro
3.1.4 Đặc điểm con người Ghana
Điểm mạnh:
Sức khỏe
Người Ghana có nền tảng sức khỏe cực kỳ tốt, sức bền và sự dẻo dai của họ khơng chỉ
nhờ bộ gen khỏe mạnh mà cịn do thói quen lao động mang vác từ bé hoặc nhảy nhót mỗi
sáng Chủ Nhật tại nhà thờ mà nên. Ngoài ra đa số họ khơng có thói quen xấu gây tàn phá
sức khỏe như hút thuốc, uống rượu và sinh hoạt vơ tổ chức nên họ có sức đề kháng rất
tốt.
Nếu sử dụng người Ghana vào những công việc nặng nhọc, mang vác, xây dựng hoặc
giao cho họ những chuyến đi vào rừng, lên núi dài ngày… thì họ cũng đều vượt qua dễ
dàng. Họ có thể làm việc dưới cái nắng gắt của mùa khô Tây Phi liên tục cả ngày không
19

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

cần đội mũ nón gì là việc bình thường. Nếu ai đó chưa quen, khi sang Châu Phi thường

dễ dàng bị căn bệnh sốt rét quật ngã phải đưa đi bệnh viện truyền thuốc, nhưng với người
Ghana thì họ chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày và uống một vài viên thuốc rẻ tiền là đã có thể
làm việc bình thường.
Sự vơ tư, khơng để bụng, khơng xấu hổ
Một điểm đáng quý của người Ghana là họ khơng để bụng cho dù bạn có mắng chửi,
sỉ nhục họ thì sau một thời gian họ cũng sẽ quên và trở lại bình thường. Điều này cũng
đúng ở chiều ngược lại khi mà họ gây ra những sai lầm, thậm chí lừa đảo bạn, nhưng vẫn
có thể “trơ tráo” đến gặp và bắt tay như một người quen biết lâu ngày mới gặp lại. Đôi
khi chúng ta cho rằng đó là một dạng “khơng biết xấu hổ”, nhưng đó là bản chất đơn giản
của họ, rằng một câu xin lỗi có thể xóa hết mọi thù hằn và đa số thực ra họ cũng quên
béng việc họ đã làm điều sai đối với bạn.
Tính chun mơn
Người Ghana thích chọn 1 cơng việc và đi theo nó suốt đời. Họ không mấy khi nhàm
chán với công việc họ chọn, thậm chí nếu bạn cố đào tạo họ sang một cơng việc khác ít
nhiều khơng có liên quan thì đó là một cực hình cho họ và cho cả chính bạn. Chính vì
“tính chun mơn” này mà việc tuyển dụng người Ghana chúng ta phải lưu ý kỹ để tránh
lãng phí thời gian đào tạo hoặc dính phải người khơng phù hợp.
Nếu bạn đào tạo được 1 đội ngũ nhân viên Ghana có tính chun mơn tốt, bạn có thể
n tâm là họ khơng nhảy nhót linh tinh sang những cơng việc khác mà sẽ rất chuyên tâm
vào đúng công việc của họ.
Xếp hàng và nhường đường, không vội vàng
Người Ghana luôn biết kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi và đi lại trên đường rất biết
nhường nhau để đi. Giao tiếp và làm việc với người Ghana bạn sẽ thấy rằng họ không
mấy khi vội vàng, đôi khi thủng thẳng. Đâu đó trên đường bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các
thanh niên tự động tham gia điều khiển giao thông mà khơng hề có cảnh sát (tuy nhiên
khi họ làm họ cũng ngửa tay xin tiền, nhưng cho hay không là quyền của bạn). Ngồi ra
có những quy tắc trong cộng đồng được họ tôn trọng hơn cả các vấn đề Pháp luật bởi
Ghana vẫn có tính chất bộ lạc ở rất nhiều vùng trên đất nước.
20


Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Mộ đạo và các tôn giáo hịa thuận
Tơn giáo được người Ghana lựa chọn là Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo, đây là hai tơn
giáo chính của đất nước và đều được người dân tin tưởng, coi đó là kim chỉ nam cho cuộc
sống của họ. Nhưng khác với nhiều quốc gia khác vốn ln có sự mâu thuẫn, xung đột thì
ở Ghana hai tơn giáo này rất hịa thuận, khơng mấy khi chúng ta thấy họ xung khắc hay
đem tôn giáo ra nhục mạ nhau. Đây cũng là điều giúp cho phần lớn người Ghana được
cho là hiền lành, mộ đạo và giữ được hòa bình cho đất nước.
Tin tưởng và tơn trọng người nước ngoài
Đây là điều bạn sẽ thấy thoải mái khi tới Ghana bởi người dân rất thân thiện và tin
tưởng người nước ngồi, nhưng họ lại khơng tin chính dân họ. Chính vì là người nước
ngồi, nên nếu như biết cách làm và khéo léo trong các khâu đàm phán, bạn sẽ luôn
chiếm lợi thế tốt và tạo được sự tin cậy từ phía đối tác Ghana. Nếu có khó khăn gì trên
đường, người Ghana cũng sẽ nhiệt tình chỉ dẫn cho bạn. Nếu bạn lập công ty, người
Ghana cũng sẽ chọn làm việc cho bạn, cho dù đôi khi chúng ta cịn trả thấp hơn người
bản địa trả.
Điểm yếu:
Nói giỏi nhưng chẳng làm gì
Ưu điểm lớn nhất của người Ghana là nói rất giỏi nhưng kèm với nhược điểm là
chẳng làm được việc gì đúng với họ nói. Đặc biệt trong kinh doanh, thương mại, hợp
tác… nếu như chúng ta nghe người Ghana nói thì có lẽ một viễn cảnh sáng ngời luôn
hiển hiện trước mắt, nhưng để rồi sau đó thì vỡ mộng. Những đối tác, khách hàng hoặc
những cơng ty nước ngồi khi sang Ghana đều ln được nhắc nhở là chỉ tin Ghana được

cùng lắm 10% những gì họ nói, nhưng đa số đều bị ăn quả đắng khi quá tin vào tài diễn
thuyết của “đối tác” Ghana mà bỏ ngoài tai lời cảnh báo. Hậu quả nhẹ thì mất cơng, mất
thời gian, mất việc, nặng thì thiệt hại kinh tế, tranh chấp, mất uy tín…Đây là điều mọi
người hãy nhớ nằm lòng khi sang và làm việc tại Ghana.
Khơng giữ chữ tín
Đặc điểm này ít nhiều có điểm chung với đặc điểm trước đó, nhưng chữ tín ở đây là
thái độ và trách nhiệm đối với mọi vấn đề. Người Ghana thường xuyên trễ hẹn, ví dụ nếu
21

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

họ nói “I’m coming” thì cứ xác định sẽ gặp nhau sau 2 tiếng đồng hồ, đôi khi là tha hồ
ngồi đợi đến… 3 tuần sau mới gặp. Nghiêm trọng hơn là thói vơ trách nhiệm trong công
việc khiến cho ông chủ hoặc đối tác thất thốt rất lớn, và nếu như có sai sót gì xảy ra,
đừng bao giờ bạn hy vọng họ đền bù cho bạn, hãy chấp nhận việc sa thải (nếu là nhân
viên) hoặc chấm dứt hợp tác (nếu là đối tác). Từ đặc điểm này, tôi luôn khuyên các bạn
“đừng bao giờ đặt niềm tin” vào người Ghana, hãy cố gắng kiểm sốt tất cả các quy trình,
vấn đề và nếu phải giao cho người Ghana làm thì hãy mơ tả thật chi tiết và luôn giám sát
họ chặt chẽ.
Nếu bạn đưa tiền cho người Ghana vay hoặc để họ làm 1 việc gì đó, tới hơn 90% bạn
có nguy cơ mất số tiền đó bởi người Ghana cực kỳ vơ trách nhiệm với tiền của người
khác. Thậm chí sau khi đã tiêu hoặc đã đánh mất số tiền đó họ vẫn bình thản xuất hiện
trước mặt bạn. Bạn cứ gọi cảnh sát rồi thưa kiện thoải mái, vì bạn có đủ thời gian và sự
kiên nhẫn để theo đuổi vụ kiện kéo dài 2 năm khơng?

Tư duy và tầm nhìn ngắn hạn
Người Ghana thường ít có tầm nhìn dài hạn được trên 1 năm, tất cả chỉ là những tư
duy ngắn hạn, “đếm cua trong lỗ” hay vẽ ra những viễn cảnh sáng ngời nhưng chẳng làm
gì. Tất cả họ chỉ ln hướng tới 1 thứ, đó là nhanh nhanh có tiền và hồn vốn, sau đó sắm
ơ tơ đẹp, điện thoại sang và đánh bóng tên tuổi trước mặt mọi người. Đây chính là lý do
vì sao cộng đồng Ả rập lại trở thành ông chủ tại ngay đất nước Ghana này, bởi vì họ ln
có tầm nhìn dài hạn và xác định mục tiêu cũng như hành động rõ ràng. Người Ghana nếu
như giàu có thì đa số là có lợi thế nhất định từ trước, ví dụ quan chức tham nhũng, gia
đình giàu có từ xa xưa, đất đai tổ tiên để lại, có vai vế trong bộ tộc giàu có… Nhưng khi
mà thế giới ngày càng phát triển thì kỹ năng quản trị và tầm nhìn của người Ghana tụt
hậu quá xa, việc thị trường bị thâu tóm và mơ hình kinh doanh lỗi thời là không thể tránh
khỏi. Những nhân tài Ghana được đào tạo ở nước ngồi thì đều định cư và khơng có ý
định trở về, nhưng khi họ trở về thì họ lại dễ dàng “nhiễm” thói quen trong nước và trở
lại “bản chất dân tộc” vốn có.

22

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan


GVHD: PGS.TS Nguyễn Thường Lạng

Nếu bạn thuê nhân viên Ghana, có lẽ nói về tầm nhìn dài hạn của cơng ty, về kế hoạch
phát triển…là thừa thãi, vì họ chỉ quan tâm tháng này họ có nhận đủ lương khơng, có
được thưởng khơng và làm thế nào để có thêm tiền từ cơng việc.
Văn hóa ăn xin và thói ăn cắp vặt
Văn hóa ăn xin là điều thường xuyên gặp tại Ghana này, cho dù từ ơng chủ hồnh

tráng cho tới những kẻ nghèo hèn bần cùng ngoài đường. Đối với người Ghana, bạn cho
họ bao nhiêu họ cũng nhận và đây là điểm “không biết xấu hổ” phát huy rõ nét nhất. Ví
dụ có trường hợp đã từng làm việc với đối tác đi xe Toyota Highlander hoành tráng,
nhưng ln ln khơng bao giờ thanh tốn tiền chai nước 1cedi (khoảng 0.25 USD –
5000 VNĐ) mà lờ đi để đối tác trả, cịn tất nhiên nếu có ăn uống gì khác họ cũng khơng
bao giờ trả rồi. Khơng lạ lẫm gì khi bạn sẽ gặp nhiều thanh niên trẻ khỏe dắt theo 1
ông/bà già đi trên đường để ăn xin, và ngày này qua ngày khác luôn thấy họ ăn xin như
vậy.
Về thói ăn cắp vặt thì đây là thói xấu phổ biến của người Ghana, nhất là nếu như trong
cơng việc có nhiều sơ hở thì họ sẽ nhanh chóng có cách ăn cắp những thứ vặt vãnh (hoặc
tiền) để kiếm thêm thu nhập, thông dụng gọi là “they chop money” (họ ăn tiền). Nếu như
người chủ không biết chấn chỉnh thói quen ăn cắp vặt thì trong cơng ty thì sẽ thật tai hại
vì có ngun 1 đàn sâu đục kht và khơng sớm thì muộn sẽ lao đao vì tệ nạn này.
Văn hóa ăn xin và thói quen ăn cắp này hiện nay đã ngày càng nặng nề đối với bộ
phận quan chức đến mức trơ trẽn khi gần như mọi thứ có thể hối lộ, đút lót được bằng
tiền. Nếu bạn có việc cần sự giúp đỡ của các quan chức Ghana, vẫn có những người tốt
sẵn sàng giúp đỡ bạn nhiệt tình, nhưng nhớ là sau đó nên có quà cho họ, họ sẽ nhận vui
vẻ mà không bao giờ từ chối.
Lười suy nghĩ kéo theo lười lao động
Có vẻ hơi quá, nhưng thói lười suy nghĩ, ỉ nại lại hồn tồn chính xác với một bộ phận
lớn dân Ghana bởi có những việc tưởng chừng đơn giản nhưng dạy đi dạy lại họ cũng
không hiểu, không biết làm. Không chỉ vậy, nếu dạy họ 1 lần, họ làm đúng, nhưng mọi
thứ sau đó khơng ổn như những gì bạn tưởng tượng vì rồi họ lại quên, hoặc lại sai. Từ
chuyện lười vận động đầu óc này sẽ nhanh chóng dẫn tới lười lao động, bởi vì họ ngồi
23

Người thực hiện: Nguyễn Thị Linh Chi
Lớp: Chuyên đề đàm phán kinh tế quốc tế _02

Tieu luan



×