Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Lợi ích của việc đọc sách tham khảo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.79 KB, 3 trang )

Lợi ích của việc đọc sách
tham khảo

Hiện nay giáo viên (GV) và học sinh (HS) còn quá thờ ơ với
việc đọc thêm sách tham khảo, sách nâng cao Tiêu chí của
một trường tiên tiến, trường chuẩn quốc gia là thư viện phải
có “Tủ sách dùng chung”; phòng đọc phải có đầy đủ bàn
ghế, hệ thống chiếu sáng Ở Việt Nam có bao nhiêu trường
phổ thông thực hiện nghiêm túc vấn đề này?
Đọc sách là một trong những phương pháp bổ trợ kiến thức tốt
nhất, nó chắp cánh thêm cho bài giảng của người thầy, cho bài
học của HS. Sách không chỉ có ở trong thư viện, trong hiệu sách
mà có cả trên mạng internet. Những HS thành đạt, giành được
nhiều giải thưởng trong các kì thi chọn HS giỏi quốc gia, quốc tế
hay đạt điểm cao trong các kì thi ĐH đều nói rằng thành quả của
họ đạt được một phần nhờ vào việc đọc và giải các bài trong
sách.
1. Là một người tâm huyết với nghề, tôi rất băn khoăn với tình
hình đọc sách của GV và HS hiện nay. Nhiều người đặt giá sách
ở phòng khách để trang trí, “khoe” với mọi người mình là người
có học nhưng không biết trong sách đó viết gì. Nhiều em HS sợ
thầy cô kiểm tra vở soạn ở nhà, mua sách “Hướng dẫn giải bài
tập” về rồi chép vội vàng vào vở bài tập ở nhà trước lúc đến lớp,
chứ không phải xem bài mình giải đã đúng với sách hay chưa.
Tôi đã từng gặp hàng trăm trường hợp, các em lên bảng làm
đúng kết quả nhưng hỏi lại các bước trung gian thì “bó tay”.
Nhiều em HS lên bảng kiểm tra bài cũ lại nhìn vào bài viết trong
lòng bàn tay hay những dòng chữ nhỏ li ti viết xen kẽ vào giữa
các hàng chữ của sách giáo khoa để chép bài giải lên bảng. GV
không tinh ý lại cứ tưởng các em đó “làm tắt” chứ thực ra những
em đó không hiểu. Nhiều phụ huynh nói: “Tôi không mua sách


bài giải cho con, nó làm hư các cháu”. Sách hướng dẫn bài giải
không bao giờ làm hư HS, trái lại nó là “người thầy thứ hai” có
tác dụng rất tốt cho các em. Khi các em làm không ra mới giở
bài giải ra để xem phương pháp. Sách hướng dẫn chỉ ghi gợi ý
cách giải chứ không trình bày một mạch thẳng tuột ra từng câu
chữ, bởi vậy nó không làm giảm khả năng tư duy của các em.
Tác dụng này thay cho câu hỏi gợi mở của người thầy khi HS…
bí.
2. Hiện nay, việc ứng dụng CNTT và sử dụng biểu đồ tư duy hỗ
trợ cho việc đổi mới phương pháp đã cải thiện được tình trạng
“nói nhiều” của người thầy, nhưng nhiều GV đã lạm dụng vấn
đề này để “biểu diễn” bài dạy. Việc trình chiếu hoàn hảo về các
bước lên màn hình chỉ cung cấp thông tin một chiều thì làm sao
phát huy được khả năng tư duy của HS. Ban đầu nghe một số
GV trao đổi về điều đó tôi còn nghi ngờ nhưng kiểm chứng lại
thấy đúng. Tôi đã từng dự một tiết “Hình học lớp 8” do một GV
nữ thao giảng. Bài tập cho biết hai đường tròn cắt nhau mà
đường tròn này đi qua tâm của đường tròn kia. Hỏi tứ giác tạo
bởi hai tâm và hai điểm giao nhau của hai đường tròn có phải là
hình thoi hay không. Một HS xung phong trả lời là hình thoi,
GV chiếu đáp án lên màn hình là hình thoi. Tôi hỏi em HS đó:
“Em cho biết vì sao nó là hình thoi”. Em chìa cuốn “bảo bối” ra:
“Thưa thầy, đáp án của cô là hình thoi mà sách bài giải cũng viết
như thế”. Những bài tập trong sách giáo khoa đều có bài giải.
Nếu HS không tham khảo một cách tích cực, khoa học thì cách
dạy bằng “phương pháp trình chiếu” một chiều như thế chỉ có
tác dụng tránh được “bệnh nói nhiều”, chỉ “làm đẹp” bài giảng
thôi chứ HS không thu được kết quả gì.


×