Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.09 KB, 2 trang )
Môn địa lý: Kĩ năng nhận xét và phân
tích biểu đồ
TS nên đọc kĩ câu hỏi để nắm chắc yêu cầu và phạm vi cần nhận xét.
Phần nhận xét và phân tích phải dựa vào biểu đồ đã vẽ cũng như các số
liệu thống kê có trong đề thi. Khi đi vào bài làm, trước tiên TS cần nhận
xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó mới phân tích
các số liệu thành phần. Sau đó tìm mối liên hệ so sánh giữa các con số
theo hàng ngang, hàng dọc, tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và
trung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu hoặc hình nét đường, cột…
trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm. Đối với các số liệu, TS
cần có kĩ năng tính tỉ lệ (%) hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng
minh cụ thể cho ý kiến nhận xét của mình. Việc vận dụng linh hoạt các
số liệu để dẫn chứng là điều cần thiết đối với phần thi này, tuyệt đối
không được nhận xét một cách chung chung, cần tìm ra mối liên hệ (hay
tính quy luật) giữa các số liệu, không được bỏ sót các dữ liệu khi làm
bài.
Phần nhận xét, phân tích biểu đồ thường có 2 nhóm ý: Nhóm những
ý nhận xét về diễn biến và mối liên hệ giữa các số liệu (1) và nhóm giải
thích nguyên nhân (2) của các diễn biến (hoặc mối liên hệ) đó. Đối với
mỗi nhóm, TS cần có cách vận dụng kiến thức riêng. Với nhóm 1, TS
dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu đã cho. Cần nắm được nguyên tắc
phân tích số liệu như: Số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể
hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào? Các đơn vị tính của chỉ tiêu,
mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó… Khi phân tích, TS phải làm
rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra
được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kì (tốc độ gia tăng), thấy
được những thời điểm với những giá trị đặc biệt (sự tăng, giảm đặc biệt).
Phần này không khó và thường chiếm 1 điểm trong cơ cấu điểm bài thi.
Đối với nhóm (2), TS cần vận dụng những kiến thức đã được học để giải
thích nguyên nhân, nên chú ý đến những yếu tố tác động trực tiếp, gián