Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài 37 thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông cửu long - giáo án địa lý 9 - gv.trần t hiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.39 KB, 4 trang )

ĐỊA LÝ 9
Bài 37: THỰC HÀNH :VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH
HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
I. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức :
- HS cần hiểu được đầy đủ hơn ngoài thể mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về
thuỷ sản.
- Biết phân tích tình hình phát triển ngành thuỷ sản, hải sản ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
2. Kĩ năng :
- Biết xử lí số liệu thống kê , vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so
sánh sản lượng thủy sản của ĐBSCL, ĐBSH và với cả nước.
3. Thái độ : Giáo dục lòng yêu thiên nhiên
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :- Bản đồ tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long
2. Học sinh : Sách giáo khoa ,thước kẻ,bút chì, bút mực…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Tình hình phát triển kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như thế nào so với
các vùng đã học?
- Cho biết những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở đồng bằng
sông Cửu Long?
2. Giới thiệu bài: Vùng đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có thế mạnh về
lương thực mà vùng còn có thế mạnh khác nữa. Vậy đó là thế mạnh nào?
3/ Bài mới :
ĐỊA LÝ 9
+ Hoạt động 1 : tìm hiểu bài tập 1
- HS đọc yêu cầu bài tập – nhận xét bảng số liệu
- Nhận xét về sản lượng thủy sản ở hai đồng bằng
- Cách tính tỉ lệ % của các sản lượng dựa vào bảng 37.1


- lập bảng số liệu
Sản lượng ĐB
sông
Cửu
Long
ĐB Sông
Hồng
Các vùng
khác
Cá biển khai
thác
41.5% 4.6% 53.9%
Cá nuôi 58.3% 22.8% 18.9%
Tôm nuôi 76.7% 3.9% 19.4%
- Hs chọn biểu đồ phù hợp – vẽ biểu đồ tròn
- Gọi 3 khá lên vẽ biểu đồ( mỗi em 1 biểu đồ) cả lớp tự vẽ và đối chiếu với nhau,
nhận xét
- Hs dựa vào biểu đồ đã vẽ nhận xét ( theo bàn - 4’)
HS: Trình bày
GV: Chuẩn xác
-Tỉ trọng sản lượng cá biển cá nuôi ,tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vượt xa
đồng bằng sông Hồng . Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn
nhất cả nước với tỉ trọng sản lượng các ngành rất cao.
-Các sản lượng cá biển khai thác ,cá nuôi ,tôm nuôi tỉ trọng sản lượng 76,7%
ĐỊA LÝ 9
+ Hoạt động 2 : Bài tập 2
- Hoạt động nhóm 6 nhóm – 3 phút
- Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và bài học 35,36 cho biết
- Nhóm1- 2: làm ý a sgk tr 134
- Nhóm 3-4: làm ý b sgk tr 134

- Nhóm 5-6 : là ý c sgk tr 134
HS: Trình bày
GV: Chuẩn xác (Cần nhấn mạnh: Có diện tích vùng nước rộng lớn đặc biệt là trên
bán đảo Cà Mau. Do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn nên người dân sắn sàng
đầu tư, tiếp thu khoa học kĩ thuật công nghệ mới)
a.
-Về điều kiện tự nhiên:Có diện tích vùng nước trên cạn và trên biển rộng lớn.
Nguồn cá, tôm dồi dào.Có các bãi tôm bãi cá trên biển rộng lớn
- Nguồn lao động: Có kinh nghiệm và tay nghề đánh bắt thuỷ hải sản cao. Người
dân thích ứng linh hoạt với nền KT thị trường, năng động và nhạy bén với tiến bộ
mới trong sản xuất và kinh doanh
- Vùng có nhiều cơ sở chế biến thuỷ hải sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu
- Sản phẩn thuỷ hải sản của vùng có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Trong nước,
trong khu vực , nhật Bản, bắc Mĩ, EU
b. Thế mạnh của nghề nuôi tôm xuất khẩu
-Về điều kiện tự nhiên:Có diện tích mặt nước rộng lớn. Do nuôi tôm đạt lợi nhuận
cao- tiếp thu KT và công nghệ tiên tiến trong nuôi tôm xuất khẩu
- Lao động dồi dào, cơ sở chế biến . Thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích nghề
nuôi tôm xuất khẩu.
c. Khó khăn :
ĐỊA LÝ 9
- Việc đầu tư cho đánh bắt xa bờ còn hạn chế
- Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao chưa được đầu tư nhiều
- Chủ động nguồn giống an toàn, năng suất cao, chất lượng tốt, chủ động thị
trường, chủ động tránh né các hàng rào cản của các nước nhập khẩu các sản
phẩm ( hàng rào thuế quan)
IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
- Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh nào để khai thác thủy sản ?
- Vấn đề khai thác ,sử dụng như thế nào?
- Hoàn chỉnh bài thực hành

- Chuẩn bị ôn lại những kiến thức đã học từ bài 31-37 xem lại các bài tập sgk .
- Tiết sau ôn tập

×