Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tây Tiến ( Quang Dũng) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.37 KB, 3 trang )

Tây Tiến
( Quang Dũng)
I. Kiến thức cơ bản :
Câu 1: Anh(chị) hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tây Tiến
của Quang Dũng?
Gợi ý:
“Tây Tiến” là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với
bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào ,tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng
như miền Tây Bắc bộ VN.
Địa bàn hoạt động khá rộng từ Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về
Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là sinh viện, học sinh Hà Nội. Quang Dũng
là đại đội trưởng.
Năm 1948, sau một năm hoạt động đoàn bình tây tiến về Hoà Bình thành lập
trung đoàn 52, Quang Dũng chuyển sang đơnvị khác.
Tại đại hội thi đua toàn quân (Phù Lưu Chanh) Quang Dũng viết bài thơ, lúc
đầu có tên “NHỚ TÂY TIẾN” .Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được
in lại và đổi tên “TÂY TIẾN” .
Câu 2: Bố cục bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? Nêu ý chính mỗi đoạn
và chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn?
Gợi ý:
- Bài thơ tự nó chia làm 4 đoạn, 3 đoạn chính và một đoạn kết-> bố cục tự nhiên,
tuân theo dòng mạch cảm xúc gắn liền với những hồi ức và kỉ niệm sâu sắc trong
nỗi nhớ về một thời TâyTiến. Mỗi đoạn là một khung cảnh, một thế giới nghệ thuật
bởi nó gợi về những miền kí ức rất riêng trong cuộc đời hành quân chiến đấu của
người chiến sĩ Tây Tiến năm xưa.
+ Đoạn l: Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và
khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội.
+ Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và
cảnh sông nước miền Tây thơ mộng.
+ Đoạn 3: Chân dung của người lính Tây Tiến.
+ Đoạn 4: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây.


- Mạch liên kết giữa các đoạn của bài thơ là mạch cảm xúc, tâm trạng của nhà
thơ. Bài thơ được viết trong một nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về
những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền
Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Bài thơ là những kí ức của Quang Dũng về
Tây Tiến; những kí ức, những kØ niệm được tái hiện lại một cách tự nhiên, kí ức
này gọi kí ức khác, kỉ niệm này khơi dậy kỉ niệm khác như những đợt sóng nối tiếp
nhau. Ngòi bút tinh tế và tài hoa của Quang Dũng đã làm cho những kí ức ấy trở
nên sổng động và người đọc có cảm tưởng đang sống cùng với nhà thơ trong
những hồi tưởng ấy.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có tính chất bi
lụy. Em có đồng tình với ý kiến đó không ?
Gợi ý:
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng nói nhiều tới mất mát, hi sinh. Mặc
dù vậy, bài thơ có phảng phất buồn, có bi thương nhưng vẫn không bi lụy.
- Người lính Tây Tiến tự nguyện hiến dâng tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc.
Họ coi thường gian khổ, hiểm nguy, coi cái chết nhẹ tựa như lông hồng. Người
lính Tây Tiến bệnh tật đến nổi “tóc không mọc”, da “xanh màu lá” nhưng hình hài
vẫn chói ngời vẻ đẹp lí tưởng vẫn toát lên vẻ đẹp “dữ oai hùm”. Vẻ đẹp của người
lính Tây Tiến mang đậm tính chất bi tráng.
Câu 4: Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×