Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Luận văn tốt nghiệp giải pháp phát triển du lịch bền vững tại đảo cát bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.23 KB, 135 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước hiện nay
ngành du lịch có vị trí quan trọng. Nó khơng chỉ là một ngành mang hiệu quả
kinh tế mà còn là đòn bẩy thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Bên
cạnh đó Đảng và Nhà nước ta đã xác định "du lịch là ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng mang nội dung văn hố sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hoá cao" và đề ra mục tiêu phấn đấu "Từng bước đưa nước ta trở thành
trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ có tầm cỡ khu vực" (Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII).
Những năm vừa qua, ngành du lịch nước ta đã có những bước phát
triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, so với tiềm năng và địi hỏi của đất nước thì
ngành du lịch còn nhiều vấn đề phải giải quyết, trong đó có vấn đề về phát
triển du lịch bền vững tại các điểm du lịch.
Nằm ở Bắc Bộ, thành phố Hải Phịng có một vị trí quan trọng trong cực
tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh. Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ 11 xác định "Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng
hiện đại, trung tâm công nghiệp thương mại, du lịch, dịch vụ của vùng duyên
hải Bắc bộ. Phát triển du lịch là hướng chiến lược quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng vùng
biển, kết hợp với du lịch văn hoá". Nh vậy để thu hút khách du lịch đến với
Hải Phòng, thành phố và ngành du lịch Hải Phòng cần khai thác có hiệu quả
tiềm năng du lịch ở đảo Cát Bà. Thực tế cho thấy, hầu hết khách du lịch nước
ngoài đến Việt Nam đều đến thăm Vịnh Hạ Long, trong đó có quần đảo Cát
Bà. Cát Bà là kho báu mà thiên nhiên đã ban tặng với nhiều tiềm năng hứa
hẹn nh: Vườn Quốc gia bốn mùa trên đảo xanh tươi, có đủ loại động vật, thực
vật quý hiếm; những bãi tắm xa bờ rất tinh khiết và đẹp.



2

Tuy nhiên, hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại đảo Cát
Bà còn yếu kém; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; chất lượng phục
vụ du lịch chưa cao; thời gian lưu trú của khách quá thấp; số lượng khách
quốc tế đến Cát Bà chiếm tỷ trọng không đáng kể; đội ngũ nhân viên làm
công tác du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trong tình hình
mới; mơi trường sinh thái bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt Cát Bà sau khi được
UNESCO công nhận "Vườn quốc gia sinh quyển của thế giới"(2004), thì
trách nhiệm đối với du lịch đảo Cát Bà càng to lớn, đó là làm sao để bảo tồn
và phát huy các giá trị độc đáo của Vườn Quốc gia sinh quyển thế giới cho
hôm nay và cho thế hệ mai sau.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, có thể thấy việc phát triển du lịch bền
vững ở đảo Cát Bà là rất cần thiết, để vừa phát triển du lịch, vừa bảo tồn, bảo
vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hố địa phương. Vì vậy, tơi đã
lựa chọn đề tài: "Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại đảo Cát Bà"làm
Luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu: đánh giá thực trạng phát triển du lịch tại đảo Cát
Bà và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tích cực vào việc phát triển du
lịch bền vững tại đảo Cát Bà.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống và bổ sung một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền
vững tại các vùng biển đảo. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch bền
vững tại một số quốc gia nhằm rót ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
Đánh giá tiềm năng du lịch và thực trạng phát triển du lịch bền vững ở
đảo Cát Bà trong thời gian qua.
Định hướng và đề xuất các giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm phát
triển du lịch ở đảo Cát Bà một cách bền vững từ nay đến năm 2010.



3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: để tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận
và thực tế phát triển du lịch bền vững ở vùng biển đảo nhằm phát triển du
lịch.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: địa bàn nghiên cứu chủ yếu sự phát triển du lịch tại
đảo Cát Bà, có mở rộng đến một số khu vực phụ cận, một số tuyến du lịch
liên quan trực tiếp đến phát triển du lịch ở đảo Cát Bà.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu 2000 - 2006, đề xuất giải pháp cho
giai đoạn 2007- 2010 .
4. KÕt cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài bao gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững ở vùng biển đảo
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở đảo Cát Bà
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở đảo Cát Bà
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử với các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp tổng hợp,
phương pháp phân tích, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp chuyên
gia,…


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG Ở VÙNG BIỂN ĐẢO

1.1 Một số vấn đề về du lịch bền vững
1.1.1 Quan niệm và mục tiêu của du lịch bền vững
1.1.1.1 Quan niệm về du lịch bền vững
Du lịch hiện nay được xem là một trong những ngành kinh tế lớn của
thế giới bởi những vai trị hết sức quan trọng trong việc đóng góp GDP, GNP,
NI và tạo việc làm. Chính vì vậy, hoạt động du lịch được rất nhiều chuyên
gia, nhà khoa học và cả các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Du lịch là
ngành có định hướng tài ngun rõ rệt. Mơi trường hoạt động du lịch mang
một hàm ý rất rộng. Đó là mơi trường tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính trị và
xã hội; là yếu tố rất quan trọng để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, độc
đáo. Nơi nào có hoạt động du lịch, nơi đó đều có vấn đề mơi trường và bảo vệ
mơi trường du lịch, coi đó như một trong những điều kiện chủ yếu để phát
triển du lịch bền vững. Rõ ràng, nếu khơng có bảo vệ mơi trường thì sự phát
triển du lịch sẽ suy giảm; nhưng nếu khơng có phát triển du lịch thì việc bảo
vệ mơi trường sẽ thất bại.
Chính vì vậy, chúng ta cần phát triển du lịch nhưng không được làm
tổn thương đến tài nguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường.
Hay nói một cách khác, du lịch bền vững phải là xu thế phát triển của ngành
du lịch.
Tuy nhiên, mãi đến đầu những năm 90 thế kỷ XX, khái niệm “du lịch
bền vững” mới bắt đầu được đề cập đến, khi mà có tác động tiêu cực lên môi
trường của sự bùng nổ du lịch từ những năm 1960 trở nên rõ rệt hơn. Các
nghiên cứu về “Du lịch bền vững” cho thấy Du lịch bền vững khơng chỉ bảo
vệ mơi trường, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi


5

Ých kinh tế dài hạn và công bằng xã hội. Du lịch bền vững không thể tách rời
quan niệm về phát triển bền vững.

Trên thế giới, theo trình độ phát triển của du lịch, du lịch bền vững
được xem xét theo nhiều quan niệm. Tại Hội nghị về môi trường và phát triển
của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) đã đưa ra định nghĩa: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt
động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân
bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài
nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền
vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về
kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự tồn
vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ
thống hỗ trợ cho cuộc sống con người”. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành
Thế giới (WTTC), 1996 thì “ Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu
hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp
ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Đây là một định nghĩa ngắn
gọn dựa trên định nghĩa về phát triển bền vững của UNICED. Cịn theo Hens
L.,1998[3], thì “Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài
nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các cầu kinh tế, xã hội và
thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các q trình sinh tháI
cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”. Theo Machado,
2003[6] đã định nghĩa du lịch bền vững là: “Các hình thức du lịch đáp ứng
nhu cầu hiện tại của khách du lịch, nghành du lịch, và cộng đồng địa phương
nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.
Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của
du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội
của cộng đồng địa phương”.


6

Tại Việt Nam, “Du lịch bền vững” là một khái niệm cịn khá mới mẻ.

Đã có một số cơng trình nghiên cứu về Du lịch trên khía cạnh bền vững. Các
nhà nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm song đều khẳng định du lịch bền
vững ở nước ta ngày càng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và
cũng là định hướng phát triển du lịch trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng cơng
trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu “du lịch sinh thái” – một loại hình du
lịch thân thiện với mơi trường và có tính bền vững. Cịn việc nghiên cứu phát
triển du lịch bền vững áp dụng cho cụ thể một khu bảo tồn tự nhiên hay vườn
quốc gia còn rất Ýt được chú trọng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Cho đến nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến
phát triển du lịch bền vững ở nước ta được triển khai không nhiều, cần có
những nghiên cứu sâu hơn.
Từ những quan niệm trên cho thấy với quan niệm của Tổ chức Du lịch
thế giới là phù hợp nhất với hiện nay. Du lịch bền vững chính là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du lịch khách
và người dân bản địa phương trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn
tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương
lai. Vì thế du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên du
lịch. Chính là quản lý các hoạt động bảo tồn, phát triển tài nguyên trong quá
trình khai thác sử dụng cho mục đích phát triển du lịch sao cho khơng những
khơng bị làm giảm giá trị vốn có của nó mà phải làm tăng giá trị tài nguyên
phục vụ cho mục đích phát triển du lịch hiện tại và tương lai. Điều này có
nghĩa là trong q trình sử dụng phải có trách nhiệm với các nguồn tài nguyên
du lịch, nhằm bảo tồn tái tạo và phát triển được các nguồn tài ngun, giữ gìn
và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó mọi hoạt động của việc phát
triển tài nguyên du lịch phải đảm bảo phát triển bền vững.
1.1.1.2.Mục tiêu của du lịch bền vững


7


Mục tiêu của Du lịch bền vững theo Inskeep, 1991 [4, tr.63] là:
- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường
- Cải thiện tính cơng bằng xã hội trong phát triển
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách
- Duy trì chất lượng mơi trường
Cịn theo Hội đồng khoa học, Tổng Cục Du lịch, 2005[1], 12 mục tiêu
trong chương trình của du lịch bền vững bao gồm:
Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để
các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn
thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.
Sự phồn thịnh cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối
với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch,
bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại địa phương.
Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại
địa phương do ngành du lịch đào tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, khơng
có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác.
Công bằng xã hội: Cần có sự phối hợp lại lợi Ých kinh tế và xã hội thu
được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những
người trong cộng đồng được hưởng.
Sự thoả mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, thoả
mãn đầy đủ những yêu cầu của du khách, không phân biệt đối xử về giới,
chủng tộc và các mặt khác.
Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho cộng
đồng địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và
phát triển du lịch, có sự tham khảo tư vấn của các bên liên quan.


8


An ninh cộng đồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của
người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các
nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thối và khai thác
q mức mơi trường cũng nh xã hội dưới mọi hình thức.
Đa dạng văn hố: Tơn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử,
bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng
đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch .
Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật,
kể cả ở nông thôn cũng nh thành thị, tránh để môi trường xuống cấp.
Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi
trường trường sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại đối với các yếu
tố này.
Hiệu quả của các nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài
nguyên quý hiếm và khơng thể tái tạo được trong việc phát triĨn và triển khai
các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch.
Mơi trường trong lành: Giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí, nước, đất và rác
thải từ du khách và các hãng du lịch.
1.1.2. Nguyên tắc của du lịch bền vững
Hơn bất cứ hoạt động nào khác, ngành du lịch phụ thuộc rất nhiều vào
môi trường cũng nh tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn. Bởi môi
trường là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với hoạt động du lịch[2]. Nếu du lịch
không muốn làm tăng thêm sự xuống cấp của mơi trường và tự phá huỷ mình
trong q trình hoạt động, nhất là trong tương lai, thì ngành Du lịch cũng
giống các ngành kinh doanh khác phải nhận biết được trách nhiệm của mình
đối với mơi trường, kinh tế, xã hội và phải biết làm thế nào để du lịch trở nên
bền vững hơn. Để sự phát triển du lịch được bền vững đòi hỏi phải đề cập


9


đúng mức đến môi trường rộng hơn về kinh tế, chính trị, xã hội du lịch bền
vững cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc của mình.
Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững, chúng ta cần phải
triển khai thực hiện tốt 10 nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững. Việc
bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và xã hội
là hết sức cần thiết. Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh phát triển
lâu dài.
Nguyên tắc này đưa ra khuyến nghị cho ngành Du lịch cần phải: Ngăn
chặn sự phá hoại tới các nguồn tài nguyên môi trường, thiên nhiên và con
người; các hoạt động du lịch như là một lực lượng bảo tồn; phát triển và thực
thi các chính sách môi trường thật hợp lý trên cả các lĩnh vực của du lịch; lắp
đặt các hệ thống thích hợp để giảm thiểu ơ nhiễm nguồn nước và khơng khí;
phát triển các phương thức vận chuyển khách bền vững, chú trọng giao thông
công cộng, đi bộ , đi xe đạp; thực thi nguyên tắc phòng ngừa trong tất cả các
hoạt động du lịch; nghiên cứu xây dựng sức chứa một điểm tham quan trong
khn khổ tơn trọng ngun tắc phịng ngừa; tôn trọng các nhu cầu quyền lợi
của người dân địa phương; bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng di sản văn hoá
và lịch sử dân tộc trên thế giới; triển khai các hoạt động du lịch một cách có
trách nhiệm và đạo đức; kiên quyết chống các loại hình du lịch mại dâm, bóc
lột.
Ngun tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất
thải. Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên nước, năng lượng và giảm chất
thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn
hại về mơi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.
Để tôn trọng nguyên tắc này ngành du lịch cần phải: Khuyến khích việc
giảm tiêu thụ khơng đúng đắn của khách; ưu tiên sử dụng các nguồn lực địa


10


phương thích hợp và bền vững, chỉ nhập khẩu hàng hoá khi thực sự cần thiết;
giảm rác thải và đảm bảo xử lý rác thải do du lịch thải ra một cách an toàn, sử
dụng các thiết bị xử lý rác thải tiên tiến và hỗ trợ cơ sở hạ tầng ở địa phương;
đầu tư vào các dự án tái chế rác thải; có trách nhiệm phục hồi những tổn thất
nảy sinh từ các dự án phát triển du lịch; tránh tổn thất thông qua công tác quy
hoạch và theo dõi thường xun.
Ngun tắc 3: Duy trì tính đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa
dạng văn hoá. Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn
hoá, xã hội là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài, và cũng là chỗ
dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.
Nguyên tắc này đưa ra khuyến nghị cho ngành du lịch cần phải: Trân
trọng tính đa dạng của thiên nhiên, văn hố và xã hội của điểm đến; đảm bảo
nhịp độ, quy mơ và loại hình phát triển du lịch để bảo vệ tính đa dạng văn hố
bản địa; ngăn ngừa sự phá huỷ đa dạng sinh thái thiên nhiên bằng cách áp
dụng ngun tắc Phịng ngừa và tơn trọng sức chứa của mỗi vùng; giám sát
chặt chẽ các hoạt động du lịch đối với động, thực vật; đa dạng hoá các hoạt
động kinh tế - xã hội bằng cách lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt
động của cộng đồng dân cư địa phương; ngăn ngừa sự thay thế các ngành
nghề truyền thống bằng chuyên môn phục vụ du lịch; khuyến khích các đặc
tính riêng của vùng hơn là áp các chuẩn mực đồng nhất; phát triển du lịch phù
hợp với văn hoá bản địa, phúc lợi xã hội và nhu cầu phát triển; đảm bảo quy
mô, tiến độ và loại hình du lịch nhằm khích lệ lịng mến khách và sự hiểu biết
lẫn nhau.
Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển
tổng thể kinh tế xã hội: Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy
hoạch chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cấp quốc gia và địa phương, việc


11


tiến hành đánh giá tác động môi trường sẽ tăng khả năng vốn tồn tại lâu dài
của ngành Du lịch.
Để đảm bảo nguyên tắc này ngành du lịch cần phải: tính tới các nhu
cầu trước mắt của cả người dân địa phương và khách du lịch; trong quy hoạch
cần phải hợp nhất tất cả các mặt kinh tế - xã hội, mơi trường; phải tơn trọng
chính sách của địa phương, khu vực và quốc gia; cân nhắc các chiến lược thay
thế để phát triển và xây dựng các phương án sử dụng đất khác có tính đến các
yếu tố mơi trường; giảm thiểu các tổn hại về môi trường, xã hội và văn hoá
đối với cộng đồng bằng cách thực hiện đánh giá tác động mơi trường tồn
diện có sự tham gia của người dân địa phương và tất cả các ngành, cấp chính
quyền liên quan; xây dựng các phương pháp nâng cao đánh giá tác động của
môi trường trong du lịch; phát triển du lịch phải phù hợp với hoàn cảnh địa
phương, xây dựng các kế hoạch một cách đúng đắn và thực thi, giám sát các
dự án đầu tư nhằm đem lại lợi Ých lâu dài.
Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát
triển. Ngành du lịch mà hỗ trợ các hoạt động kinh tế của địa phương và có
tính đến giá trị và chi phí về mơi trường sẽ vừa bảo vệ được kinh tế địa
phương phát triển lại vừa tránh được các tổn hại về môi trường.
Nguyên tắc này khuyến nghị: Hỗ trợ tạo thu nhập cho địa phương và
các doanh nghiệp nhỏ; đảm bảo các loại hình và quy mơ du lịch thích hợp với
các điều kiện của địa phương; chống việc khai thác du lịch quá mức; hỗ trợ
các địa phương có điểm tham bằng cách tối đa hoá việc lưu giữ doanh thu từ
du lịch cho kinh tế của địa phương; đầu tư vào công nghệ bảo vệ môi trường
và phục hồi các tổn thất của môi trường liên quan đến ngành du lịch; làm trụ
cột cho đa dạng kinh tế bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, mang lại
lợi Ých đến cho nhiều thành phần hơn; thực thi đầy đủ và đúng nguyên tắc


12


kiểm tra môi trường đối với mọi dự án du lịch; hoạt động du lịch phải trong
giới hạn cho phép của sức chứa và hạ tầng cơ sở của địa phương.
Nguyên tắc 6: Thu hót sù tham gia của cộng đồng địa phương. Việc
tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sẽ không chỉ mang
lại lợi Ých cho cộng đồng địa phương và môi trường mà còn nâng cao chất
lượng phục vụ du lịch.
Khuyến nghị cho ngành du lịch : Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng
của dân chúng địa phương; ủng hộ quan điểm cộng đồng địa phương quyết
định sự phát triển của chính họ; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia tích
cực vào các dự án, các hoạt động phát triển du lịch; ủng hộ các doanh nghiệp;
hợp tác xã và người dân địa phương cung cấp dịch vụ, hàng hoá cho du
khách, làm chủ các cửa hiệu, quán ăn, dịch vụ hướng dẫn du lịch; khuyến
khích phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch dựa vào gia đình; ngăn ngừa sự
chia rẽ và di dân địa phương.
Nguyên tắc 7: Phối hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch với sự tham
gia của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư địa phương. Việc trao đổi,
thảo luận giữa các ngành du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ
quan khác nhau là rất cần thiết nhằm cùng nhau giải toả các mâu thuẫn tiềm
Èn về quyền lợi.
Với nguyên tắc này, ngành du lịch cần phải: Giới thiệu việc lập quy
hoạch để khuyến khích sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân địa
phương về những thay đổi nhanh chóng của ngành du lịch; tổ chức Hội thảo,
các cuộc gặp gỡ, trao đổi và các hình thức sinh hoạt quần chúng để người dân
được tham gia ý kiến hữu hiệu; tham khảo ý kiến với các tổ chức xã hội, các
tổ chức phi chính phủ để lồng ghép các lợi Ých của cộng đồng dân cư trong
quá trình hình thành dự án phát triển du lịch.


13


Nguyên tắc 8: Gắn chặt và lồng ghép trong công tác đào tạo nguồn
nhân lực. Việc đào tạo nguồn nhân lực trong đó có lồng ghép vấn đề phát
triển du lịch bền vững vào thực tiễn công việc và cùng với việc tuyển dụng
lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng các sản phẩm du lịch.
Trong công tác đào tạo, khuyến nghị ngành du lịch cần: Đưa những vấn đề
mơi trường, văn hố và xã hội vào chương trình đào tạo, chú trọng cơng tác
đào tạo, nâng cao vị trí và sử dụng cán bộ địa phương trong đào tạo; đào tạo
cán bộ, nhân viên, người lao động hiểu biết bản chất phức tạp của du lịch hiện
đại; khuyến khích việc đào tạo văn hố và đưa vào đào tạo trong các chương
trình giao lưu văn hoá, phân bổ lợi nhuận trong du lịch vào các chương trình
giáo dục nhằm khích lệ sự hiểu biết đối với di sản và môi trường.
Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. Việc tiếp thị,
cung cấp cho khách du lịch những thông tin một cách đầy đủ và có trách
nhiệm sẽ nâng cao sự tơn trọng của du khách đơí với mơi trường thiên nhiên,
văn hoá và xã hội ở nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng thêm sự hài lịng
của du khách.
Trong cơng tác tiếp thị cần phải: Đảm bảo cho việc tiếp thị “xanh”
phản ánh các chính sách và các hoạt động có lợi cho mơi trường chứ khơng
phải là mánh kh buôn bán; giáo dục và hướng dẫn du khách những điều
“cần làm” và những điều “không nên làm” về phương diện môi trường; kiên
quyết huỷ bỏ phân biệt chủng tộc, văn hố đồi truỵ và tơn giáo trong du lịch;
sử dụng chiến lược tiếp thị tôn trọng các dân tộc, cộng đồng và các môi
trường địa phương; cung cấp đầy đủ các thơng tin có liên quan đến các kỳ
nghỉ khi lựa chọn điểm du lịch; thông tin về việc tơn trọng di sản văn hố và
thiên nhiên của địa phương cho du khách; tiếp thị phải trung thực, tương ứng
với sản phẩm và chất lượng của sản phẩm du lịch chào bán; không áp đặt
những tập quán xã hội phương Tây vào những giá trị văn hoá khác nhau.



14

Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu. Tiếp tục nghiên cứu và
giám sát các hoạt động du lịch thơng qua việc sử dụng và phân tích có hiệu
quả các số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồn
đọng và mang lại lợi Ých cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho
khách hàng.
Khuyến nghị: Khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu đánh giá trước
khi thực hiện dự án và các khuyến nghị giám sát đánh giá tác động môi
trường, kinh tế - xã hội; tiến hành và nghiên cứu các biện pháp dự đoán ảnh
hưởng của du lịch, cũng như các giải pháp kỹ thuật giải quyết; tiến hành
nghiên cứu sử dụng các kỹ năng, kinh nghiệm và ý kiến của người dân địa
phương; thông báo các kết quả nghiên cứu và thông tin tới các cơ quan, cá
nhân có trách nhiệm ra các quyết định về du lịch; phổ biến các kết quả
nghiên cứu và điều tra đến các cơ quan trung ương, địa phương, đội ngũ cán
bộ công nhân viên làm công tác du lịch và cộng đồng dân cư.
1.2 Phát triển du lịch bền vững ở vùng biển đảo
Du lịch vùng biển đảo là một trong những loại hình du lịch thu hút
được đại đa số khách du lịch. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia
tăng của loại hình du lịch này cần phải có những giải pháp phát triển. Do vậy
phát triển du lịch bền vững tại vùng biển đảo chính là giải pháp cho sự phát
triển du lịch tại vùng đó.
1.2.1 Đặc điểm du lịch vùng biển đảo
Vùng biển đảo là vùng không gian trong phạm vi tương tác biển – lục
địa phương mà tại đó có các tài nguyên du lịch thu hút khách. Đó thường là
vùng bờ biển cát có bãi tắm, các vách biển dùng để phát triển cơ sở hạ tầng du
lịch, rừng ngập mặn, ám tiêu san hô, vùng vịnh đầm phá cửa sông, cồn cát,
các đảo, các ngư trường gần bờ,…



15

Do vùng biển đảo thuộc vùng ven biển, một trong những vùng sinh thái
thường có các hệ sinh thái nhậy cảm và là những vùng có tính chất đặc thù.
Du lịch vùng biển đảo có những đặc điểm sau:
- Đặc điểm về tài nguyên
Giá trị tài nguyên môi trường rất lớn nhưng chủ yếu ở các dạng phi thị
trường, dễ bị tổn thất khi vùng được sử dụng cho mục tiêu phát triển khác với
dạng tự nhiên. Là vùng cư trú của các loài động vật quý, hiếm, loài đặc sản,
các nguồn gen quý.
Là vùng có chức năng bảo vệ nguồn nước, chống xói mịn, lũ qt,
hoặc các thiên tai khác.
Là vùng cư trú của các cộng đồng nghèo, học vấn thấp, hành vi còn bị
điều khiển bởi luật tục, nguồn sống chủ yếu dựa vào giá trị phi thị trường của
hệi sinh thái, thích nghi chậm với sự chuyển đổi kinh tế. Tài nguyên du lịch
vùng biển đảo "thuộc các vùng ôn đới nhiệt đới và một số vùng nhiệt đới có
sức hấp dẫn nhiều nhất cho mục đích nghỉ ngơi, du lịch. Hiện nay nguồn tài
nguyên du lịch biển đảo được sử dụng rộng rãi hơn cả đối với nghỉ ngơi dài
ngày trên phạm vi thế giới và nhất là nghỉ ngơi chữa bệnh quốc tế. Trong cơ
cấu tài nguyên du lịch biển đảo, có hiệu quả nhất là tắm biển, đón khí trời, thể
thao, tắm nắng v.v.. Tài nguyên du lịch biển đảo được phân bố theo tuyến,
trên diện tích tương đối hẹp dọc đường bờ biển. Bộ phận có giá trị lớn nhất
của nguồn tài nguyên được biển đảo là các bãi tắm và mặt nước ven bờ. Tài
nguyên biển đảo chịu tác động lớn theo mùa"[18, tr.48].
Tài nguyên biển đảo bao gồm: vùng bờ biển cát có bãi tắm, hang động,
đảo, các vách biển và dải đát hẹp ven biển, rừng ngập mặn, ám tiêu san hô,
vùng vịnh, đầm phá, cửa sông, cồn cát, các đảo, các ngư trường gần bờ,…
- Về loại hình du lịch



16

Đối với du lịch vùng biển đảo các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch
nghỉ dưỡng biển, du lịch thể thao biển và núi, du lịch tham quan hang động,
du lịch lặn biển, chuyên đề khoa học,… Do vậy với du lịch biển đảo có nhiều
loại hình du lịch đa dạng, phong phú phù hợp với sự phát triển du lịch sinh
thái.
- Về tính thời vụ
Do địa hình du lịch biển đảo được khai thác du lịch với các mục đích
như: nghỉ ngơi an dưỡng, tắm biển, thể thao nước ... Do vậy đối với những
loại hình du lịch này thường chịu tác động theo mùa. Điều này có nghĩa du
lịch biển đảo mang tính thời vụ. Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu
của nhân tố khí hậu. Bởi vậy mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể
phát triển nhiều loại hình du lịch cho du lịch biển đảo. Khả năng du lịch ngoài
trời về mùa hè rất phong phú và đa dạng. Mùa hè số giờ nắng trung bình trong
ngày cao. Khách du lịch thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời
nh bãi biển ... Chính những nơi này thường được ưa thích và có sức thu hút
mạnh đối với khách du lịch. Hơn nữa mùa hè là mùa nghỉ hè của học sinh,
sinh viên.
Do vậy họ có thời gian đi du lịch. Tuy nhiên không chỉ mùa hè, ngay cả
mùa đơng một số loại hình du lịch cũng được phát triển ở vùng biển đảo như:
du lịch khám phá rừng, leo nói,.. Do thời tiết mùa này Ýt mưa, khách du lịch
không cảm thấy mệt mỏi nh khi thời tiết oi bức.
Ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên, tính thời vụ du lịch cũng có một số
hạn chế nh: Mặc dù mùa đơng khách du lịch có thể tham gia vào các hoạt
động du lịch nh leo núi, khám phá rừng,.. Nhưng đối với vùng du lịch biển
đảo chủ yếu là du lịch biển. Với thời tiết lạnh từ 10 oC- 15 oC không phù hợp
với việc tắm biển. Hơn nữa thời gian này là thời gian học sinh, sinh viên
khơng có điều kiện về thời gian đi du lịch.



17

- Về vị trí địa lý
Theo vị trí địa lý của các cơ sở du lịch: Du lịch nghỉ biển là những cơ
sở du lịch nằm ở vùng ven biển với mục đích đón khách tắm biển. Trên phạm
vi thế giới số khách du lịch lớn nhất là số khách đi nghỉ ở biển.
Với địa hình ven bờ các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sơng,
hồ..) có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch. Với vị trí của các bãi biển càng
gần thành phố, trung tâm du lịch thì càng thu hút khách vì thuận lợi cho việc
giao thông đi lại tham quan.
1.2.2 Tác động của du lịch biển đảo
Hoạt động du lịch bao giờ cũng gây những tác động (tích cực và tiêu
cực) lên các phân hệ tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Các tác động ngắn hạn thường liên quan đến các giai đoạn phát triển
của điểm du lịch, gồm các hoạt động san ủi mặt bằng và xây dựng, nhập khẩu
lao động và cải tạo cảnh quan.
Các tác động dài hạn liên quan đến các hoạt động của điểm du lịch như
xả thải, biến đổi sử dụng đất, hoạt động của du khách, chỗ làm việc, suy thoái
cảnh quan.
Tác động của du lịch biển đảo bao gồm:
a) Tác động kinh tế
Hiện nay chất lượng nguồn khách du lịch đang là một vấn đề quan
trọng đặt ra đối với sự phát triển du lịch bền vững tại các điểm du lịch nói
chung và các vùng du lịch biển đảo nói riêng. Với tư cách du lịch cũng là một
ngành kinh tế, sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả
kinh doanh du lịch. Một sản phẩm tốt có chất lượng và phù hợp với nhu cầu
của khách sẽ có khả năng bán giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Vì vậy
việc phát triển du lịch bền vững khơng chỉ góp phần cho việc tạo ra nhiều sản



18

phẩm có chất lượng tốt, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác tại địa
phương, mà còn làm thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng.[14, tr.143]
Du lịch phát triển tại vùng biển đảo nó đã kéo theo sự phát triển hàng
loạt các ngành nghề khác. Như vậy, du lịch là một nguồn việc làm chính cho
địa phương trong ngành khách sạn và du lịch, tạo ra thị trường ngày càng lớn
cho các sản phẩm nông hải sản của địa phương. Du lịch tạo thu nhập, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế có hiệu qủa, khơi phục và phát triển các ngành kinh tế của
địa phương, giải quyết công ăn việc làm, nguồn thu ngoại tệ... Điều đó giúp
cho việc nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương, phát triển kinh tế địa
phương, kinh tế vùng và quốc gia. Du lịch tạo ra chất xúc tác để phát triển và
mở rộng các khu vực kinh tế khác (xây dựng, dịch vụ, cung cấp thực phẩm,
văn hoá nghệ thuật, nghề thủ công sản xuất đồ lưu niệm). Đối với vùng biển
đảo, hoạt động du lịch có thể là động lực để xố đói giảm nghèo.
Hiện nay chất lượng nguồn khách du lịch đang là một vấn đề quan
trọng đặt ra đối với sự phát triển du lịch bền vững tại các điểm du lịch nói
chung và các vùng du lịch biển đảo nói riêng. Với tư cách du lịch cũng là một
ngành kinh tế, sản phẩm du lịch là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả
kinh doanh du lịch. Một sản phẩm tốt có chất lượng và phù hợp với nhu cầu
của khách sẽ có khả năng bán giá cao và mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Vì vậy
việc phát triển du lịch bền vững khơng chỉ góp phần cho việc tạo ra nhiều sản
phẩm có chất lượng tốt, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác tại địa
phương, mà còn làm thay đổi bộ mặt kinh tế của vùng.
Ngồi những mặt tích cực về kinh tế vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực
gây rối loạn kinh tế và công ăn việc làm. Sự nhiễu loạn kinh tế có thể xuất
hiện nếu hoạt động du lịch chỉ tập trung vào một hoặc một vài vùng khu riêng
biệt của đất nước. Tại những vùng có du lịch phát triển sẽ dẫn đến sự phân
hóa giàu nghèo với những vùng khác, vùng khơng có sự phát triển về du lịch.



19

Sự bùng phát tăng giá đất đai hàng hoá, dịch vụ trong khu du lịch có thể làm
mất giá đồng tiền, gây sức Ðp tài chính lên dân cư trong vùng.
b) Tác động đến sinh thái tự nhiên
Việc phát triển du lịch của vùng biển đảo cũng làm tăng cường chất
lượng mơi trường. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm
sạch môi trường thông qua kiểm sốt chất lượng khơng khí, nước, đất, ơ
nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác. Cải thiện các tiện
nghi mơi trường thơng qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế
xây dựng và duy tu bảo dưỡng các cơng trình; đề cao mơi trường, việc phát
triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể nâng cao giá trị cảnh quan; cải
thiện các cơ sở hạ tầng của địa phương như: đường xá, hệ thống cấp thốt
nước, xử lý chất thải, thơng tin liên lạc có thể được cải thiện thơng qua hoạt
động du lịch; tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương
thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.
Việc phát triển bền vững ở vùng biển đảo chính là phương tiện quản lý
chống sự suy thoái nặng nề của vùng sinh thái nhậy cảm này và đẩy mạnh
cộng đồng địa phương đi theo hướng của sự phát triển. Hơn thế nữa, phát
triển du lịch trên cơ sở bền vững ở vùng biển đảo có nghĩa là về mặt sinh thái
phải được đảm bảo lâu dài, hồ nhập sự phát triển bền vững với mơi trường tự
nhiên, văn hố và con người. Mặt khác, nó góp phần tôn tạo cảnh quan, chống
xuống cấp ở một số thắng cảnh biển, đảo làm cho bức tranh du lịch chung
thêm khởi sắc.
Ngồi những tác động tích cực vẫn cịn một số tiêu cực đến sinh thái tự
nhiên. Thứ nhất ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước.Vì du lịch là
ngành cơng nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh
hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương. Đặc biệt là khu du lịch

vùng biển đảo sự khan hiếm nước ngọt dẫn đến tăng giá. Lượng nước thải sẽ


20

gia tăng tỷ lệ thuận với lượng nước cấp. Nếu nh khơng có hệ thống thu gom
nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước
hoặc các khu bảo tồn vực lân cận khu du lịch nh sơng, biển.. Ngồi ra rác thải
bừa bãi là vấn đề chung cho các khu bảo tồn du lịch. Nhất là việc vứt rác bừa
bãi trên bãi biển làm ô nhiễm và có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về
cảnh quan, vệ sinh môi trường xung quanh. Việc phát triển hoạt động du lịch
thiếu kiểm sốt có thể tạo ra những vấn đề sinh thái nghiêm trọng. Trong quá
trình khai thác du lịch một cách triệt để đã dẫn đến một tình trạng là tất cả các
bãi biển dành cho du lịch hiện nay đều bị ô nhiễm; mức ô nhiễm tăng theo tốc
độ tăng du khách. Những bãi biển có doanh thu cao từ du lịch thì mức độ ơ
nhiễm càng cao. Các đơn vị dịch vụ du lịch thường chỉ chú trọng tới doanh
thu nên việc bảo vệ mơi trường du lịch khơng được chó ý đúng mức. Nước
bẩn và rác thải ở các khách sạn, nhà hàng, camping và trực tiếp từ khách du
lịch tuỳ tiện xả vào bãi cát, vào nước biển. Ngoài ra do nhu cầu của sản xuất
kinh doanh, một số bãi biển có nguy cơ xuống cấp do chất thải cơng nghiệp
tác động. Những bãi biển có cửa sơng kề cận đơi khi cịn gây ảnh hưởng ơ
nhiễm từ sơng.
c) Tác động văn hóa - xã hội
Góp phần bảo tồn di tích, di sản lịch sử –văn hố: Du lịch tạo ra các
khả năng hỗ trợ việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ. Ngồi ra du lịch
cũng góp phần đắc lực cho việc bảo tồn hay khơi phục: nghệ thuật, văn hố,
đồ thủ cơng, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống …
Ngồi ra ở đâu có du lịch là có sự giao lưu, trao đổi văn hố giữa du
khách và người dân địa phương, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn
hoá của cả hai phía cũng như sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực

khác (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá minh).



×