Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Thuyet minh phong chay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.64 KB, 7 trang )

Thuyết minh phòng cháy chữa cháy
1. Cơ sở thiết kế :
- TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và cơng trình - u cầu thiết
kế.
- TCVN 7336: 2003 : Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
- TCVN 5738 : 2001 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
- TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 3890 – 2009 phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và cơng trìnhtrang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng.
- QCBXD 06 2010/ BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và
cơng trình.
- TCVN 7435-2004 : Phịng cháy, chữa cháy- bình chữa cháy xách tay và xe đẩy
chữa cháy.
2. Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống pccc cho công trình.
2.1. Hệ thống báo cháy tự động.
Trên cơ sở các nhiệm vụ đề ra cho hệ thống báo cháy tự động, để phù hợp với các
đặc điểm của cơng trình đã nêu trên, chúng tôi chọn phương án thiết kế sau:
- Hệ thống báo cháy tự động bao gồm:
+ Đầu báo nhiệt gia tăng;
+ Tổ hợp chuông, đèn, nút ấn báo cháy;
+ Hệ yếu tố liên kết (dây, cáp dẫn tín hiệu, hộp đấu dây.).
+ Nguồn điện.
- Đầu báo cháy được lắp nổi sát trần với bố cục hài hoà trên trần với các hệ thống
điện khác. Khoảng cách giữa các đầu báo cháy với nhau và giữa đầu báo cháy với tường
nhà được xác định theo bảng 2 và bảng 3 trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 : 2001.
- Tổ hợp chuông, đèn, nút ấn được lắp đặt ở hành lang của các tầng, ở vị trí dễ nhìn
với cao độ 1,5m tính từ mặt sàn.
- Tủ trung tâm 10 kênh đặt ở phòng bảo vệ
- Dây, cáp tín hiệu báo cháy được đặt trong gen PVC và đi theo hộp kỹ thuật về tủ
đấu dây, tủ điều khiển báo cháy từ xa rồi về tủ trung tâm báo cháy. Đường dây, cáp tín
hiệu được đi riêng biệt



- Hệ thống báo cháy có nguồn ắc quy dự phòng, dung lượng của ắc quy đảm bảo 24
giờ cho hệ thống hoạt động ở chế độ thường trực và 03 giờ hoạt động ở chế độ báo động
cháy.
(Vị trí lắp đặt trung tâm, các đầu báo cháy, tổ hợp nút ấn, chuông, đèn báo cháy xem
chi tiết trong Hồ sơ TKKT)
2.2. Thiết kế Hệ thống chữa cháy bằng nước:
Hệ thống chữa cháy bằng nước được cấp các họng nước chữa cháy vách tường và
chữa cháy ngoài nhà bằng mạng đường ống thép tráng kẽm các loại có đường kính từ
D100, D65, D50... (trong bản vẽ chữa cháy).
- Họng nước chữa cháy trong nhà: là thiết bị nối từ đường ống ra các cuộn vòi
mềm, qua lăng chữa cháy để phun nước vào đám cháy. Mỗi họng nước chữa cháy trong
nhà phải có van khố, một cuộn vịi mềm có chiều dài 20 m, D = 50 mm có đủ đầu nối và
một lăng chữa cháy có d = 13 mm, được đặt trong tủ bảo quản riêng biệt. Số họng nước
chữa cháy cần dùng cho mỗi điểm trong tòa nhà: Căn cứ TCVN 2622 - 1995 (Bảng 14):
Số họng nước chữa cháy cần dùng cho mỗi điểm bên trong tịa nhà là 01 họng, mỗi họng
có lưu lượng 2,5 l/s. Trong mỗi tủ họng nước chữa cháy vách tường đều có: 01 van khóa,
01 cuộn vịi D = 50 mm có đủ đầu nối và 01 lăng B chữa cháy có d = 13 mm
- Van khố họng nước chữa cháy: là thiết bị đóng, mở nước từ đường ống ra họng
nước chữa cháy. Khi xảy ra cháy ở một khu vực nào đó, ta chỉ cần triển khai lăng, vịi
chữa cháy, mở van khố ở khu vực đó, nước sẽ phun ra chữa cháy.
Các thông số kỹ thuật cơ bản để tính tốn, thiết kế hệ thống như sau
Các bước tính tốn thuỷ lực hệ thống đường ống.
- Xác định lưu lượng cần thiết chữa cháy: lưu lượng cần thiết cho cơng trình được
tính theo cơng thức:
QCT = QCVT + QCCN
Trong đó:
QCVT –là lưu lượng nước chữa cháy vách tường;
QCCN – là lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà;
+ Lưu lượng cần thiết của cụm bơm:

QCVT = 1 x 2,5 = 2,5 l/s (Xem bảng14,TCVN:2622- 1995)
QCCN = 15 l/s
(Xem bảng12,TCVN:2622- 1995)
 QCT = 2,5 + 15 = 17,5 l/s
- Xác định đường kính ống:


d

4.Q
 .v

v - vận tốc dòng chảy trong đường ống
Qua tính tốn ta lấy:
 Đường ống hút ra bể nước có D = 100 mm
 Đường ống đẩy từ trạm bơm ra mạch ống chính có D = 100mm
Tính tốn bơm khi phục vụ chữa cháy bằng họng nước chữa cháy vách
tường:
Chúng ta sẽ tính tốn cho họng nước chữa cháy cao nhất và xa nhất của
cơng trình. Khi tại họng nước này mà cột áp của bơm vẫn đảm bảo chữa cháy thì
có nghĩa là nó đảm bảo phục vụ chữa cháy với tất cả các họng còn lại trong tòa
nhà.
Cột áp cần thiết của bơm đảm bảo cho họng nước xa nhất và cao nhất chữa
cháy là:
HCT1 = HDĐ + HCB + HLăng +Hhút +Hvòi + Zhọng (m.c.n)
Trong đó:
+ HCB : Tổn thất cục bộ
HCB = 10%. HDD
+ HLăng = 20(m.c.n)
+ Zhọng : chiều cao tính từ cao trình bệ bơm đến điểm họng chữa cháy cao nhất và xa

nhất
Zhọng = 9,5 m
+ HHút : chiều cao ống hút máy bơm
HHút = 2 m
+ HDĐ : Tổn thất cột áp theo chiều dài đường ống, m
HDĐ = HĐÔ1 + HĐÔ2 + HĐÔ3
HĐÔ1 = S100 x l1 x q12 = 0,000267 x 30 x 8,752 + 0,000267 x 40 x 8,752 =
1,43 (m.c.n)
Với:
S100=0,000267 l/s:Hệ số sức cản của ống thép D100,bảng 14 TCVN 4513 -1988
L1 = 30 m; L2 = 40 m : Chiều dài dịng chảy D100
HĐƠ2 = S65 x l2 x q22 = 0,002993 x 20 x 2,52= 0,37 (m.c.n)


Với:
S65=0,002993 l/s:Hệ số sức cản của ống thép D65, bảng 14 TCVN 4513 - 1988
L2 = 20 m : Chiều dài dịng chảy D65
HĐƠ3 = S50 x l4 x q42 = 0,001108 x 5 x 2,52 = 0,03 (m.c.n)
Với:
S50=0,001108 l/s:Hệ số sức cản của ống thép D50, bảng 14 TCVN 4513 -1988
L3 = 5 m : Chiều dài dòng chảy D50
→ HDĐ = HĐÔ1 + HĐÔ2 + HĐÔ3 = 1,43 + 0,37 + 0,03 = 1,83 (m.c.n)
+ Tồn thất cột áp đầu vòi là:
HVòi = Kp x ql2 x l = 0,012 x 2,52 x 20 = 1,5 (m.c.n)
→ Cột áp cần thiết của máy bơm chữa cháy là:
HCT1 = 1,83 + 1,83x10% + 20 + 2 + 9,5 + 1,5 = 35,01 (m.c.n)
Kết luận ta chọn thông số như sau:
+ Bơm chính: Q=17,5 l/s = 63 m3/h; H= 36 m
+ Bơm phụ: Q=17,5 l/s = 63 m3/h; H= 36 m
Chọn máy bơm chữa cháy chuyên dụng máy bơm điện: Q63 m3/h ,H36m).

Chọn máy bơm dự phòng diezen Q63 m3/h ,H36m
- Nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy:
Khi có cháy sẽ bật tủ điều khiển máy bơm sẽ hoạt động.
Ngồi ra chúng tơi cịn trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu cho cơng trình:
- Bình bột hố học tổng hợp dùng chữa tất cả các đám cháy chất rắn, lỏng, khí hố
chất và chữa cháy các thiết bị điện có điện thế dưới 50KV.
- Các bình chữa cháy này được bố trí ở vị trí thích hợp, dễ nhìn thấy, dễ sử dụng tại
tất cả các tầng giúp cho việc chữa cháy các đám cháy nhỏ, mới phát sinh mà chưa cần
phải sử dụng đến hệ thống chữa cháy họng nước vách tường.
- Lắp đặt các Nội quy, tiêu lệnh PCCC ở trên tường nơi bố trí họng nước chữa cháy
vách tường và nơi đặt bình chữa cháy để mọi người biết và tuân thủ các yêu cầu an toàn
PCCC.

3. Phương án lắp đặt:
3.1. Hệ thống báo cháy tự động:
- Tủ trung tâm báo cháy được lắp đặt trên tường tại nhà bảo vệ ở độ cao 1,5m tính từ
phần điều khiển đến mặt sàn.


- Các đầu báo khói quang điện được lắp nổi sát trần trong từng khoang của trần nhà,
với chiều cao tầng lớn hơn 3,5m và nhỏ hơn 6m, khoảng cách giữa đầu báo cháy đến
tường nhỏ hơn 4m, khoảng cách giữa các đầu báo cháy với nhau nhỏ hơn 8,5m, với chiều
cao tầng lớn hơn 6 đến 9m, khoảng cách giữa đầu báo khói đến tường nhỏ hơn 4m,
khoảng cách giữa các đầu báo cháy với nhau nhỏ hơn 8m.
- Các đầu báo cháy nhiệt gia tăng được lắp nổi sát trần trong từng khoang của trần
nhà, với chiều cao tầng lớn hơn 3,5m và nhỏ hơn 6m, khoảng cách giữa đầu báo cháy đến
tường nhỏ hơn 2,5m, khoảng cách giữa các đầu báo cháy với nhau nhỏ hơn 5m, với chiều
cao tầng lớn hơn 6 đến 9m, khoảng cách giữa đầu báo nhiệt đến tường nhỏ hơn 2m,
khoảng cách giữa các đầu báo cháy với nhau nhỏ hơn 4m.
- Tổ hợp chuông, đèn, nút ấn báo cháy được lắp chìm trên tường cạnh lối ra vào,

khu vực dễ nhìn, ở độ cao 1,5m so với mặt sàn.
- Hộp nối dây được lắp đặt trên tường ở độ cao 3m so với mặt sàn, mỗi tầng bố trí
01 hộp nối dây để thuận tiện cho việc ghép nối từng kênh báo cháy tại các tầng về tủ
trung tâm.
- Các dây tín hiệu liên kết các đầu báo cháy tạo thành kênh báo cháy về đến hộp nối
dây được luồn trong ống nhựa đi ngầm trần, tường.
3.2. Hệ thống chữa cháy:
3.2.1. Nguồn nước chữa cháy:
Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải tính tốn căn cứ vào lượng nước chữa
cháy lớn nhất trong 3 giờ của chữa cháy họng nước vách tường và chữa cháy ngoài nhà
đối với trụ cấp nước chữa cháy. Thời gian phục hồi nước dự trữ chữa cháy không quá 24
giờ.
Lượng nước dự trữ cho chữa cháy là: V= V CVT +VCNN (Do hệ thống chữa cháy họng
nước vách tường và chữa cháy ngoài nhà dùng chung bể nước) :
+VCNN = QCNN*t = 15*3.6*3 = 162m3
+VCVT = QCVT*t= 2,5*3.6*3 = 27m3
Suy ra: V= 162 + 27= 189 m3
QCNN - là lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà
QCNN - là lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà.
Vậy bể dự trữ nước chữa cháy có khối tích: V = 189 m3.


3.2.2. Họng nước chữa cháy:
- Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, ở sảnh, hành lang,
nơi dể nhìn thấy, dễ sử dụng và gần khu vực cầu thang. Tâm họng nước được bố trí ở độ
cao 1,25m so với mặt sàn. Mỗi họng nước được trang bị 01 van chữa cháy D50 có đầu
nối ren trong, 01 cuộn vòi D50 dài 20m, 01 lăng phun D50 đường kính miệng phun D13,
lưu lượng phun 2,5l/s, tất cả được đặt trong một hộp đựng phương tiện chữa cháy chơn
chìm trong tường. Hộp được làm bằng tơn dày, kích thước 600x500x180 (mm), sơn đỏ,
có chữ tiếng Việt “Hộp cứu hoả”, cửa hộp được lắp đặt khoá mở nhanh.

3.2.3. Tủ điện điều khiển máy bơm, Tủ hiển thị sự cố, cáp điện cho máy bơm:
- Nguồn điện cấp cho trạm bơm chữa cháy là nguồn điện từ máy biến áp chính của
cơng trình, điểm đấu nguồn cho máy bơm là điểm trước cầu dao chính, đảm bảo khi cơng
trình mất điện nhưng hệ thống bơm chữa cháy luôn luôn được cấp nguồn 24/24 và sẵn
sàng hoạt động.
- Sử dụng 01 tủ điện để điều khiển cho cụm bơm chữa cháy.
- Cáp điện cho máy bơm sử dụng cáp cao su lõi đồng loại : 3x10+1x16mm2
4. Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu:
Để đảm bảo chữa cháy kịp thời có hiệu quả khi đám cháy mới phát sinh, đám cháy
nhỏ. Chọn phương tiện chữa cháy ban đầu cho cơng trình là các bình bột
- Bình bột hố học tổng hợp BC dùng chữa cháy tất cả các đám cháy chất rắn, lỏng,
khí hố chất và chữa cháy các thiết bị điện có điện thế dưới 50KV:
+ Sử dụng bình bột BC loại 4kg MFZ4, mỗi vị trí bao gồm hai bình chữa cháy, vị trí
đặt bình được đặt nơi dễ nhìn, dễ thao tác khi có cháy.
+ Sử dụng bình chữa cháy khí MT3-CO2 chữa cháy đối với các tủ thiết bị điện, khu
vực văn phòng trong phịng kín, diện tích nhỏ.
+ Số lượng bình dự phịng tính bằng 10%
5. Hệ thống đèn Exit và chiếu sáng sự cố:
- Hệ thống đèn EXIT và chiếu sáng sự cố được bố trí ở các lối ra vào, cầu thang nơi có
nhiều người đi lại.
- Dây liên kết tín hiệu phải đặt chìm trong tường, treo bằng ty ren và phải có biện pháp
bảo vệ dây dẫn chống chập hoặc đứt dây.Dây dẫn 2x1.5mm2.
6. Dụng cụ chữa cháy thông thường:
-Kìm cộng lực, cưa tay , búa xà beng.
7. Kết luận:


- Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế trên đây là hệ thống đồng bộ, hoàn
thiện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật an toàn PCCC và hiệu quả kinh tế.
- Hệ thống báo cháy tự động được thiết kế phù hợp với yêu cầu đầu tư và được sử

dụng thiết bị đồng bộ, đảm bảo độ tin cậy, chính xác cao, phát hiện cháy nhanh chóng
giúp cho việc chữa cháy kịp thời, hiệu quả.
- Hệ thống chữa cháy được thiết kế đồng bộ, có hệ chữa cháy chủ đạo bằng nước và
hệ phụ trợ là bình chữa cháy cá nhân. Khi cần thiết các hệ thống chữa cháy này có thể
hoạt động đồng thời hoặc độc lập đủ khả năng dập tắt các đám cháy xảy ra. Khi đám cháy
mới phát sinh cịn cháy nhỏ thì có thể dùng phương tiện chữa cháy ban đầu là các bình
khí CO2, bình bột chữa cháy để dập tắt.
- Trên đây là toàn bộ nội dung thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống phòng cháy
chữa cháy đảm bảo đúng các tiêu chuẩn, quy phạm về cơng tác an tồn PCCC do nhà
nước quy định.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×