Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Việc ghi chép được duy trì bởi Giảng viên/Người tư vấn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.52 KB, 5 trang )

Việc ghi chép được duy trì bởi Giảng
viên/Người tư vấn


Ghi chép về thành tích của sinh viên
Một bản ghi chép đầy đủ kết quả kiểm tra của sinh viên có
thể được xem là một công cụ có hiệu quả vì qua đó chúng ta có
thể đánh giá được thành tích của một cá nhân so với:
a) Kết quả của những người khác trong lớp của anh ta;
b) Kết quả mà anh ta đã đạt được trong quá khứ.
Nhờ điều này chúng ta có thể chẩn đoán được điểm yếu và
điểm mạnh của anh ta. Cũng có thể đánh giá sự tiến bộ của mỗi
sinh viên, xác định được nhu cầu bồi dưỡng sinh viên kém và
qua đó cải thiện được sự tiến bộ chung của toàn thể sinh viên.
Ví dụ, nếu một bài kiểm tra Toán được thiết kế tốt sẽ cho
những thông tin như đâu là điểm yếu của sinh viên trong những
phép tính toán cơ bản.
Ghi chép những thông tin về tính cách
Năng lực và những mối quan tâm của mỗi người là các yếu
tố quan trọng ngang nhau trong số những yếu tố ảnh hưởng đến
sự thành đạt của người đó trong nghề nghiệp, trong cuộc sống,
trong đời sống xã hội và trong trường học. Cách duy nhất để
đánh giá tính cách của một người là quan sát xem người đó cư
xử như thế nào trong các hoàn cảnh khác nhau. Những quan
sát như vậy có thể tiến hành trong lớp học, ngoài sân chơi,
trong hội họp xã hội, v.v. Khi đó mỗi cá nhân bộc lộ đúng bản
thân mình.
Việc ghi lại tính cách phải bao gồm các nhận xét sau đây về
các sinh viên:
a) Quan tâm đến người khác, khó gần, lãnh đạm, đáng tin
cậy, ít khi quan tâm xã hội hoặc quan tâm sâu sắc.


b) Có trách nhiệm, không đáng tin cậy, có thể tin cậy vài
điểm, thường xuyên đáng tin cậy, chu đáo, tỏ ra rất có trách
nhiệm.
c) Kiên định, quá xúc cảm, dễ bị kích động, thường xuyên
giữ cân bằng tốt, vô cùng bình tĩnh.
Hồ sơ sức khoẻ
Dù giảng viên đại học không thể có được hồ sơ này nhưng
nhất thiết người tư vấn trong trường học phải có một bản ghi
chép về sức khoẻ của sinh viên. Việc này phải được cập nhật,
đồng thời chỉ rõ loại bệnh tật mà sinh viên đã mắc phải, thời
gian ốm và khi nào trong năm. Ngoài ra còn bao gồm các kết
luận y học về tai, mắt, răng, các triệu chứng thần kinh hoặc các
tật nói. Một bản ghi chép cập nhật tích luỹ về sức khoẻ sẽ giúp
người tư vấn học đường giới thiệu từng sinh viên đến các
chuyên gia y tế để điều trị vào những thời điểm khác nhau.
Điều đó cũng giúp quyết định loại công việc mà sinh viên có
thể được phân công. Một nhà nghiên cứu về vấn đề kỷ luật
trong nhà trường đã cho rằng sự vi phạm nội quy không quyết
định hình thức kỷ luật mà thay vào đó, sự trừng phạt cần tuỳ
thuộc vào sức khoẻ của cá nhân người vi phạm. Từ đó rút ra
rằng, việc ghi chép cập nhật và chi tiết về tình hình sức khoẻ sẽ
giúp nhắc nhở người tư vấn và lãnh đạo nhà trường về sự cần
thiết có cách xử lí phù hợp trong đối xử với các em.
Hồ sơ gia đình
Gia đình là một trong những nhân tố chính có ảnh hưởng
đến việc giáo dục sinh viên. Một gia đình không ổn định sẽ
gây ra sự mất cân bằng về tình cảm của sinh viên. Hồ sơ gia
đình bao gồm tên và địa chỉ của cha mẹ, quốc tịch và nghề
nghiệp của họ và tình trạng kinh tế – xã hội.
Nếu hồ sơ gia đình được người cố vấn lưu giữ và bảo quản

cập nhật thì có thể tìm ra đầu mối của những khó khăn của sinh
viên nhằm mục đích giúp họ giảm bớt sự đau khổ của mình.
Hiểu rõ về hồ sơ gia đình của sinh viên sẽ tạo thuận lợi cho mối
liên hệ tam giác giữa giảng viên, phụ huynh và sinh viên.
Hồ sơ lũy tích
Người cố vấn cần xem xét hồ sơ luỹ tích của mỗi sinh viên để:
a) Giúp người cố vấn làm quen với sinh viên mới nhanh
hơn ở học kì đầu của năm học.
b) Giúp những sinh viên không đạt yêu cầu của lớp học
có thể đương đầu với những vấn đề của họ. Những sinh viên
không đạt yêu cầu và những sinh viên cần học lại đều là
những đối tượng cần được giúp đỡ.
c) Phát hiện ra những sinh viên có năng khiếu và
những sinh viên có khả năng đặc biệt và giúp đỡ họ bằng
cách tìm cho họ những công việc mang tính thử thách và
thích hợp.
d) Tìm ra những sinh viên đi học không đều và động viên
để họ đi học đều.
e) Nghiên cứu đặc điểm tính cách của những sinh viên có
cách cư xử không đúng đắn và gợi ý cho họ học cách cư xử
thích hợp.
f) Giúp người cố vấn tìm hiểu những sinh viên cần được
sự trợ giúp đặc biệt, chẳng hạn cần được cấp học bổng.
g) Có được hiểu biết cơ bản về những sinh viên trước khi
giúp họ lựa chọn ngành học.
h) Nắm được một số thông tin về sinh viên trước khi trao
đổi với cha mẹ của sinh viên.
i) Phát hiện những sinh viên có tài năng trong các lĩnh vực
đặc biệt như nghệ thuật, âm nhạc, điền kinh hoặc viết văn.


- Bạn đã có những hồ sơ nào của các sinh viên trong lớp bạn?

- Bằng cách nào mà bạn có những hồ sơ đó?

- Những hồ sơ đó có ích thế nào đối với bạn?

- Những hồ sơ nào bạn muốn có nhưng bạn vẫn chưa có?

- Tại sao bạn muốn có những hồ sơ đó?
Hãy nhớ lại thời sinh viên của bạn. Có thầy giáo nào
của bạn đã từng cho bạn một lời khuyên, một góp ý hay chỉ
dẫn nào không? Nếu “có” thì đó là về vấn đề gì? Tại sao ông ta
phải làm như vậy? Phản ứng của bạn khi đó như thế nào?
- Thử tìm xem có sinh viên nào muốn trao đổi với bạn về cuộc
sống, học hành, nghề nghiệp hoặc kế hoạch tương lai của
họ nhưng lại e ngại hoặc miễn cưỡng không? Có bao
nhiêu sinh viên? Tại sao họ lại e ngại hoặc miễn cưỡng?
Bạn dự định làm gì sau việc đó?
- Sau bài kiểm tra ở lớp, bạn có trao đổi với sinh viên về
bài làm của họ không?

×