Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Món ăn bổ thận docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.33 KB, 5 trang )

Hoa thiên lý - vị thuốc bổ tâm thận
Hoa thiên lý là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hè. Không những là những giàn hoa lý tỏa hương
thơm làm mát cả thềm nhà, mà đây còn là loại thực phẩm mỗi khi ăn những món chế biến từ thiên lý đã làm
cho tâm thần trở nên thư giãn. Hoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương, Tonki creeper hay Chinese
violet. Tên khoa học của thiên lý là Telosma cordata (Burm. F) Merr, thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Là loại cây có nguồn gốc từ các nước thuộc Đông Nam Á. Ngày nay đã lan rộng, không những tại Hoa Kỳ
mà còn nhiều nước khác nữa trên thế giới cũng trồng thiên lý. Thiên lý là loài cây dây leo, vào loại nhỡ,
phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Cây thiên lý có lá đơn nguyên, mọc đối, gốc hình
tim, có màu xanh lục bóng. Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh
hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài. Hoa thơm về đêm nên mới có tên gọi là “dạ lý
hương”. Mùa hoa nở chủ yếu vào hè.
Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và
gồm chất bột đường, các vitamine như C, B1, B2, PP và tiền vitamine A (carotene), cùng các khoáng chất
cần cho cơ thể như calcium, phosphor, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) chứa hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên
lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già
giảm được chứng phì tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng. Ngoài ra sự có mặt
của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, chữa chứng vô sinh ở nam giới do nhiễm chì bởi thường
xuyên tiếp xúc với vật liệu chứa chì như ắc quy, công nhân in, xăng pha chì, các động cơ có chì v.v. Ngoài
ra hoa thiên lý còn tác dụng trợ dương cho nam giới rất tốt nên trong dân gian đã có câu: Thương chồng
nấu cháo le le. Nấu canh hoa lý, nấu chè hạt sen, thật là có cơ sở khoa học vì con le le và hoa lý đều có tác
dụng trợ dương giúp cho người nam thêm mạnh mẽ trong chốn phòng the.
Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ
ngon giấc, tư bổ tâm, thận, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng
mộng, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và viêm
mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, hoa trị giun kim.
Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để có thể tự chọn lựa sử dụng sao cho phù
hợp và hiệu quả.
* Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra
nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm.
* Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 – 10 ngày sẽ hiệu quả.
* Chữa lòi dom, dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm


vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1 – 2 lần, sử dụng liền 5 – 7 ngày sẽ có tác dụng co dần
phần dom hay dạ con lòi ra.
* Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối
vừng ăn sẽ tác dụng.
* Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm
tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.
* Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 – 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài 3 ngày sẽ
khỏi.
* Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 – 20g, sắc lấy nước uống 2 – 3 lần
trong ngày.
Chú ý: Không ăn chung hoặc xào nấu cùng thiên lý với các thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt nạc, lợn,
rau muống v.v. vì chất sắt (Fe) có trong các loại thực phẩm này sẽ đẩy kẽm (Zn) ra khỏi cơ thể.
Thích (0) (0)
Ngày gửi: 03/10/2008 - 17:01
tuncon
Nói chung có rất nhiều món ăn trong dân gian có thể giúp cường dương bổ thận, tuy nhiên bên cạnh chế độ
dinh dưỡng bạn cũng cần chú ý chế độ làm việc, sinh họat hợp lý thì mới có một sức khỏe tốt. Về các món
ăn, ở đây nếu ra một số món để bạn tham khảo
- Bò: các món ăn từ ngẩu pín (dương vật bò) và ngưu tử (tinh hoàn bò) có công năng cường dương, bổ
thận. Chẳng hạn, món "ngẩu pín tiềm cam kỷ" (ngẩu pín cắt khúc, chưng cách thủy với cam kỷ và gia vị) có
tác dụng bổ thận, giúp ngủ ngon, giảm đau lưng. Món "tiên mao tiềm dịch hoàn" (ngưu tử cắt miếng tiềm
với tiên mao, long nhãn nhục, hồng táo) chữa nhược dương, xuất tinh sớm. Canh "ngẩu pín tiên mao ba
kích" (ngẩu pín cắt khúc, hầm với ba kích, tiên mao) cũng đem lại hiệu quả tương tự.
- Dê: Là loại thịt có hàm lượng dinh dưỡng cao, được cho là thực phẩm giữ ấm. Thận dê có khả năng tráng
dương bổ thận. Các món ăn từ thịt dê, thận dê đều có ích cho sức khỏe nam giới.
- Gà: Món "kê tử tiềm tỏa dương" (tinh hoàn gà, tỏa dương, hồng táo, gia vị chưng cách thủy) có tác dụng
chữa thận hư tinh ít. Món "kê long mã đồng tử" (gà trống tơ chưng với cá ngựa) giúp chữa xuất tinh sớm,
không cương dương
- Các món ăn từ chim sẻ, bồ câu, cá chạch, cá chình, cá măng, ba ba, rùa (có thể chế biến với các vị thuốc
bổ dương như ba kích, tiên mao, kỷ tử, đông trùng hạ thảo).

- Các món ăn nhẹ như chè đậu lạc, canh ngó sen sa uyển tử, chè nấm tuyết cam kỷ, cháo nếp tỏa dương,
cháo hẹ, cháo kim anh tử
- Rượu: Các loại rượu tráng dương bổ thận, phổ biến là rượu hải mã (cá ngựa), rượu ba kích, rượu đỗ
trọng, rượu linh tiên tỳ (dâm dương hoắc), rượu nhục thung dung, rượu tiên mao bổ khí, rượu ngưu tất ba
kích
Thân mến.
Thích (0) (0)
Ngày gửi: 25/12/2010 - 10:20
ocnhoi
Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thận, trong đó hai bệnh gây biến chứng suy thận nhiều nhất là tiểu
đường và cao huyết áp. Vì vậy người bệnh cần khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để
phát hiện bệnh và điều trị sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Đã có nhiều trường hợp phải vào viện
trong tình trạng suy thận giai đoạn cuối mà trước đó không hề có triệu chứng nặng nào, ngoại trừ chuyện
mệt mỏi kéo dài, biếng ăn, da xanh nhợt nhạt, tiểu đêm, Khi bị suy thận, tuỳ giai đoạn bệnh đã được lọc
thận hay chưa lọc thận mà sẽ có chế độ dinh dưỡng riêng biệt, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách
ăn uống cụ thể cho từng trường hợp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Còn đối với người khoẻ mạnh chưa
mắc bệnh thận muốn bảo vệ quả thận của mình và phòng ngừa suy thận thì cần chú ý một vài lời khuyên
sau đây:
Uống đủ nước từ 1,5 – 2lít/ngày: nên dùng nước nấu chín, tránh dùng nước trà đặc hoặc càphê ngay sau
bữa ăn vì chất oxalat có trong trà, cà phê dễ kết hợp với canxi trong thức ăn tạo ra cặn oxalat canxi. Đặc
biệt trong trường hợp uống ít nước, các cặn này không được tống xuất hết ra nước tiểu sẽ tích tụ lại lâu
ngày tạo thành sỏi gây tắc nghẽn, nhiễm trùng và suy thận. Đối với người cao tuổi ít có cảm giác khát, cũng
như trong mùa lạnh không thấy khát nước nhưng quả thận vẫn cần nước để lọc các chất cặn bã vì vậy cần
cung cấp đủ nước và nhắc nhở các cụ nhớ uống nhiều lần, khoảng tám ly một ngày. Đối với các em lứa tuổi
học sinh thường không dám uống nhiều nước do sợ phải đi tiểu trong điều kiện nhà vệ sinh trường học
không được tốt và nếu có mắc tiểu thì cũng nín luôn, điều này rất nguy hiểm cho thận.
Hạn chế ăn mặn dưới 6g muối/ngày: chế độ ăn nhiều muối dễ có nguy cơ cao huyết áp và lâu ngày cũng
ảnh hưởng đến thận gây suy thận.
Không ăn nhiều đạm động vật: chế độ ăn quá nhiều đạm động vật sẽ làm cho thận phải hoạt động nhiều
hơn và lâu ngày thận sẽ bị suy. Trước đây chế độ ăn cho người tiểu đường do quá hạn chế tinh bột, không

dám ăn cơm mà chủ yếu là ăn thịt, cá có khi hơn 500g thịt/ngày và điều này đã làm thận bị suy lẹ hơn.
Một chế độ ăn cân bằng với lượng đạm động vật vừa phải trung bình 100 – 200g thịt, cá mỗi ngày sẽ tốt
hơn.
Hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật…: quan niệm “ăn gì bổ nấy” hiện nay chưa có bằng chứng
khoa học mà trước mắt các loại thực phẩm này có nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch đồng thời lại
chuyển hoá thành axit uric, nếu ăn nhiều và thường xuyên dễ có nguy cơ tạo sỏi urate, nhất là khi không
uống đủ lượng nước.
Tránh tự ý dùng vitamin C liều cao thường xuyên: được coi là liều cao khi dùng khoảng 1.000mg/ngày
thường xuyên, vì có nguy cơ lắng đọng oxalat. Ngoài ra cũng không tự ý dùng thuốc vì có nhiều thuốc gây
độc thận như một số kháng sinh và kháng viêm. Đối với người bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì cần
được điều trị liên tục, theo dõi thường xuyên. Ổn định đường huyết cũng như giữ mức huyết áp ổn định là
góp phần hạn chế biến chứng suy thận.
Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ: ít nhất mỗi năm một lần để giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, phòng
ngừa biến chứng suy thận nặng.
Ăn ngao bổ thận
Xem kết quả: / số bình chọn: 99
Bình thường Tuyệt vời
B? phi?u
Thịt ngao chứa chất làm hạ cholesterol trong máu công hiệu mạnh hơn cả thuốc. Đây là món ăn
thích hợp cho người ho hen, tiểu đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến
giáp trạng, bí đái, xơ vữa động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư.
Ngao sống ở vùng nước lợ, bãi biển cạn. Ngao có nhiều loại: ngao vằn, ngao hoa, ngao trắng. Thịt ngao
thơm ngon giàu dinh dưỡng. Trong 100g thịt ngao chứa 10,8g đạm, 1,6g chất béo, 4,6g carbonhydrate
và các khoáng chất như: 37mg canxi, 82mg photpho, 14,2mg sắt, các loại vitamin: A, B1, B2, C và
vitamin PP
Đông y cho rằng: Ngao tính hàn, vị ngọt, bổ âm, sáng mắt, hoá đờm, ích tinh, bổ thận. Ngao còn dùng
để rã rượu. Sau khi ăn ngao ta có cảm giác sảng khoái, đẩy lùi phiền muộn, bức bối. Ngao tươi khi
ngâm vào nước muối nhạt há miệng nhả bùn, nếu không mở miệng là đã chết, phải loại bỏ.
Trị phù: Thịt ngao 200g. Ngao luộc cho há miệng, thịt ngao chấm với nước mắm gừng, dầu vừng để ăn.
Trị âm suy: Rau hẹ 250g, thịt ngao 250g. Dầu, hành, gừng, nước mắm đủ dùng. Rau hẹ cắt khúc, thịt

ngao rửa sạch, hai thứ trên cho vào nồi rồi xào chín, nêm gia vị để ăn.
Trị bỏng: Vỏ ngao 200g, dầu vừng 50ml.Vỏ ngao đốt thành tro, nghiền thành bột, trộn với dầu vừng bôi
lên vết thương.
Chữa thận hư: Thịt ngao 150g, đỗ trọng 20g, thỏ ty tử 20g, bạch truật 12g, kỷ tử 15g. Cho các vị thuốc
vào túi, đổ 500ml nước sắc kỹ chắt lấy nước thuốc, bỏ bã. Cho thịt ngao vào cùng nước thuốc ninh cho
chín, ăn thịt ngao, uống nước thuốc.
Chữa dương suy, ít tinh: Thịt ngao 300g, lá hẹ 100g, dầu ăn 50ml, gia vị, mỳ chính đủ dùng. Đổ dầu vào
chảo, đun nóng già, cho ngao vào xào tới săn, lá hẹ rửa sạch, cắt khúc đảo cùng thịt ngao sau 5 phút
bắc ra ăn nóng.
Chữa ho, có đờm: Thịt ngao 200g, gừng tươi 20g, vỏ quýt 20g, dầu ăn 50ml. Cho dầu ăn vào chảo đun
đến sôi già, đổ thịt ngao vào xào tới săn, cho gừng tươi và vỏ quýt thái chỉ vào đảo cùng, sau 5 phút bắc
ra ăn nóng.
Ngao tính hàn, nên người tì vị hàn hay đau bụng đi ngoài không nên ăn. Người bị cảm lạnh, phụ nữ
đang kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi sinh kỵ ăn.
ThS. Thanh Tâm
Món ăn bổ thận
10/01/2012 2:11
Một số món ăn có công dụng bổ can thận, tráng dương, ích tỳ vị, nhuận tràng theo hướng dẫn của lương
y Như Tá và lương y Huỳnh Văn Quang.
Trư di nấu câu kỷ tử
Nguyên liệu: cật heo (trư di) một bộ, cùng các vị thuốc câu kỷ tử, ngọc trúc, đỗ trọng, khiếm thực (mỗi loại
5g), các gia vị.
Chế biến: Đem tất cả hầm, nêm nếm gia vị vừa dùng. Trư di có khí bình, tính vừa đắng, vừa ngọt. Món ăn
phối hợp giữa trư di và các vị thuốc trên sẽ đem lại công dụng chữa trị cho các trường hợp đau lưng, thận
suy, liệt dương.
Cháo hạt hẹ
Hạt hẹ trong Đông y có tên là vị thuốc cửu tử. Món bổ thận từ cháo hạt hẹ được biết đến từ xa xưa.
Nguyên liệu: 20g hạt hẹ và một ít gạo loại ngon. Vo sạch gạo, cho vào nồi cùng hạt hẹ nấu cháo, nêm nếm
gia vị vừa miệng. Dùng lúc cháo còn nóng ấm. Món cháo đơn giản này có công dụng bổ can thận, tráng
dương, và còn thích hợp cho những người tiêu hóa kém, tỳ thận dương hư, hay bị đau mỏi lưng.

Cháo hẹ nấu gan dê
Nguyên liệu: 100g lá hẹ, 150g gan dê, các gia vị.
Chế biến: Gan dê rửa sạch, cắt lát vừa dùng rồi đem ướp gừng, rượu và ít muối mươi phút. Bắc chảo dầu
nóng, hạ lửa nhỏ rồi cho gan dê vào đảo sơ qua, cho lá hẹ, gia vị vào, khi vừa chín tới tắt lửa. Dùng món
khi còn nóng ấm, có công dụng bổ thận, tráng dương và giúp làm ấm bụng.
Cháo kỷ tử dương thận
Nguyên liệu: 200g vị thuốc kỷ tử, và một đôi cật dê, một ít gạo loại ngon, 12 gốc hành lá.
Chế biến: Cật dê cắt miếng vừa dùng, hành lá cắt đoạn ngắn, rửa sạch kỷ tử, gạo vo sạch. Đem tất cả nấu
cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Chia làm hai lần dùng hết trong ngày khi cháo còn nóng ấm. Món này có
công dụng bổ dưỡng cho thận, chữa trị tình trạng dương khí hư suy và hay đau mỏi vùng lưng.
Thịt dê - Ảnh: Đ.N.Thạch / Kỷ tử - Ảnh: H.Mai / Lá hẹ - Ảnh: Minh Khôi
Dê hầm vỏ quít
Nguyên liệu: 200-300g thịt dê, 3g trần bì (vỏ quýt), 1 củ cải, vài gốc hành, 3g thảo quả, 3g tấn phát, một ít
tiêu, một ít gừng.
Chế biến: Thịt dê thái mỏng, củ cải cắt nhỏ, vỏ quít bỏ lụa trắng bên trong, thái nhỏ, gừng thái mỏng. Tất cả
để chung đem hầm nhừ, bỏ xác, lấy nước dùng, hoặc lấy nước hầm rồi cho vào một ít gạo thơm để nấu
cháo ăn. Món này trị được chứng thận suy, lưng, gối mỏi, chân yếu
Dê hầm đương quy
Nguyên liệu: 200-300g thịt dê, 20g vị thuốc đương quy, 20g gừng tươi, gia vị.
Chế biến: Thịt dê rửa sạch, cắt mỏng, đương quy cắt nhỏ, gừng thái lát. Đem cả 3 hầm, nêm nếm gia vị,
hầm đến khi chín mềm. Dùng lúc món còn nóng ấm, dùng cả nước lẫn xác. Món này có công dụng bổ
huyết, ôn dương tán hàn, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, thích hợp cho người đang bị tình trạng sinh lý
yếu.
Chè nếp mè đen
Nguyên liệu: mè đen 50g, một ít nếp loại ngon, đường trắng vừa đủ.
Chế biến: Mè rửa sạch, để ráo, đem rang chín, tán mịn. Nếp vo sạch, nấu chín rồi cho mè đen tán mịn trên
vào, nấu tiếp với lửa nhỏ, khuấy đều, cho đường trắng vào. Chia làm hai lần dùng hết trong ngày, dùng lúc
món còn nóng ấm. Món này có công dụng bổ can thận, ích tỳ vị và nhuận tràng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×