Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

giai phap nang cao hieu qua NSNN huyện Eakar, đăklăk potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.95 KB, 60 trang )

1
CHƯƠNG 1
Cơ Sở Lý LUậN Về QUảN Lý NGâN SáCH NHà NướC
1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích quản lý Ngân sách Nhà nước.
1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước.
* Có nhiều quan niệm khác nhau về Ngân sách Nhà nước (NSNN):
- Có quan niệm cho rằng NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
- Có quan niệm cho rằng NSNN là bảng cân đối thu - chi của Nhà nước
trong thời kỳ nhất định.
- Có quan niệm cho rằng NSNN là bảng kế hoạch về thu nhận và chi tiêu
của Nhà nước trong tương lai.
- Theo luật NSNN hiện hành thì NSNN là toàn bộ các khoản thu - chi của
Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.
1.1.2. Đặc điểm của Ngân sách Nhà nước.
- Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính cưỡng bức (bắt buộc), các
khoản thu chi mang tính cấp phát (không hoàn trả trực tiếp). Nhà nước tham
gia vào quá trình phân phối của cải xã hội bằng quyền lực kinh tế và chính trị
của mình, do đó các quan hệ kinh tế thuộc nội dung quản lý NSNN chịu sự
điều chỉnh của Nhà nước theo yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn nhất định.
- Thu NSNN gắn chặt với thực trạng của toàn bộ nền kinh tế và sự vận động
của các phạm trù giá trị khác như giá cả, lãi suất, thu nhập có ảnh hưởng
đến NSNN. - Thu NSNN chủ yếu nhằm vào phần giá trị sản phẩm mới được
tạo ra từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh và được động viên vào quỹ Ngân sách
thông qua phân phối lần đầu, phân phối lại, trong đó phân phối là chủ yếu.
- Mọi hoạt động của quản lý NSNN đều là hoạt động phân phối các nguồn
Tài chính; thể hiện mối quan hệ giữa một bên là nhà nước với một bên là xã

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
2


hội. Trong quan hệ đó có lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng đặt
lên hàng đầu và chi phối các lợi ích khác.
1.1.3. Mục đích quản lý Ngân sách Nhà nước.
* Để quản lý các nguồn thu, nhiệm vụ chi của Ngân sách Nhà nước, thông
qua đó điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhà nước như:
- Điều tiết thu nhập, hường đẫn tiêu dùng về mặt thị trường.
- Điều tiết giá cả và thị trường đồng thời tiến tới đẩy lùi nạn lạm phát.
1.2. Nội dung quản l Ngân sách Nhà ný ước.
1.2.1. Nguồn thu - Nhiệm vụ chi của Ngân sách huyện:
* Theo Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành thì Ngân sách huyện thuộc
Ngân sách cấp địa phương (bao gồmb: Ngân sách huyện, Ngân sách xã) đây
là cấp Ngân sách gắn liền với người dân nên Ngân sách huyện có những đặc
điểm sau:
- Ngân sách huyện là cấp Ngân sách trực tiếp, hướng dẫn quyết toán Ngân
sách xã. Từ xưa đến nay Ngân sách huyện có đặc điểm mang tính chất lưỡng
tính, tức là một cấp vừa tự cân đối thu chi và vừa là đơn vị trực tiếp chi tiêu.
Đặc điểm này còn kéo dài mãi những năm sau này.
- Khi Nhà nước ta xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nhà nước
cho tồn tại nền kinh tế nhiều tích cực đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
Nhà nước ta luôn luôn cải cách bổ sung, sửa đổi "Luật thuế" và các nguyên
tắc chế độ tiêu chuẩn, định mức trong chi tiêu để tạo ra một hệ thống chính
thành phần, bảo hộ quyền lợi chính đáng của các thành phần kinh tế. Việc đòi
hỏi Ngân sách huyện cũng có sự tác động sách thuế phù hợp, hoàn thiện. Vừa
kích thích phát triển sản xuất kinh doanh, vừa tăng khả năng thu cho Ngân
sách.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
3
- Do vậy chính quyền cấp huyện phải phát huy hết khả năng của mình, tạo

được nguồn thu tốt và dùng nguồn thu đó phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của
mình một cách hợp lý và hiệu quả.
- Về nội dung Ngân sách huyện được quy định tại điều 22 Luật Ngân sách
Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 trong đó quy định về nội dung
thu - chi Ngân sách huyện.
1.2.1.1. Nguồn thu Ngân sách huyện:
*Nguồn thu gồm:
- Theo Quyết định số 116/2003/QĐ-UB ngày 07/11/2003 của UBND tỉnh
Dak Lak về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi từ năm 2004 cho các cấp Ngân
sách thuộc huye` EaKar như sau:
a. Các khoản thu Ngân sách huyện hưởng 100%:
- Thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên rừngt, tài nguyên nước thuỷ điện,
khoáng sản kim loại, khoáng sản quý hiếm, thuỷ hải sản).
- Tiền sử dụng đất do huyện quản lý thu.
- Thu tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước do huyện quản lý.
- Các khoản phí và lệ phí phần nộp Ngân sách theo quy định của pháp luật
do các cơ quan, đơn vị, thuộc huyện qủan lý (không kể lệ phí xăng, dầu, lệ phí
trước bạ).
- Thu sự nghiệp, phần nộp Ngân sách theo quy định của pháp luật từ các
đơn vị do huyện quản lý.
- Thu huy động từ các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng của huyện theo quy định của pháp luật.
- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trực
tiếp cho Ngân sách huyện.
- Các khoản phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật.
- Thu kết dư Ngân sách huyện.
- Các khoản thu khác của Ngân sách huyện theo quy định của pháp luật.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
4

- Thu bổ sung Ngân sách cấp trên.
- Thu chuyển nguồn từ Ngân sách huyện năm trước sang Ngân sách huyện
năm sau
- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực
tiếp cho Ngân sách huyện theo quy định của pháp luật.
b. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ( %):
- Thuế GTGT không kể thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu và thuế GTGT từ
hoạt động xổ số kiến thiết.
- Thuế TNDN không kể thuế TNDN của các đơn vị hạch toán toàn ngành và
thuế TNDN từ hoạt động xổ số kiến thiết.
- Thuế môn bài.
- Thuế nhà, đất.
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Lệ phí trước bạ.
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
- Thuế TTĐB thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, không kể thuế
TTĐB thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.
- Phí xăng dầu.
1.2.1.2 Nhiệm vụ chi Ngân sách huyện:
Ngân sách huyện đảm bảo các khoản chi sau:
- Theo Quyết định số 116/2003/QĐ-UB ngày 07/11/2003 của UBND tỉnh
Dak Lak về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi từ năm 2004 cho các cấp Ngân
sách thuộc tỉnh Dak Lak như sau:
a. Chi đầu tư phát triển:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có
khả năng thu hồi vốn do huyện quản lý.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
5

- Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình quốc gia do huyện thực
hiện.
- Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
b. Chi thường xuyên:
- Chi các hoạt động cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xã hội, văn hoá thông
tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học công nghệ môi trường và
các sự nghiệp do huyện quản lý, cụ thể:
+ Giáo dục phổ thông cơ sở, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo các hoạt
động giáo dục khác.
+ Đào tạo ngắn hạn và các hình thức bồi dưỡng khác.
+ Chi cứu tế xã hội, chi cứu đói các hoạt động xã hội khác.
+ Chi bảo tồn, bảo tàng, biểu diển nghệ thuật các hoạt động khác.
+ Chi các hoạt động thể dục, thể thao, các cơ sở thi đấu thể dục thể thao do
huyện quản lý.
+ Chi ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
+ Các sự nghiệp khác do huyện quản lý.
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do huyện quản lý.
+ Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dưỡng và sữa chữa cầu đường và các
công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn
giao thông trên các tuyến dường do huyện quản lý.
+ Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: Duy tu, bảo
dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm nông, lâm, ngư nghiệp,
các công trình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm; chi khoanh nuôi, bảo
vệ phòng cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ hải sản.
+ Chi sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa
hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và sự nghiệp thị
chính khác.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
6

+ Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp
địa chính khác.
+ Điều tra cơ bản.
+ Các hoạt động sự nghiệp môi trường.
+ Các sự nghiệp kinh tế khác.
- Các nhiệm vụ về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội do Ngân sách
huyện đảm bảo theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực
hiện.
- Hoạt đông của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở
cấp huyện.
- Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện: Uỷ ban mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh.
- Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp ở huyện theo quy định tại Điều 17 và Điều18 của Nghị định số
60/2003NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.
- Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do huyện quản lý.
- Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia giao cho
huyện thực hiện.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
c. Chi bổ sung cho Ngân sách cấp dưới.
d. Chi chuyển nguồn từ Ngân sách cấp huyện năm trước sang Ngân sách cấp
huyện năm sau.
1.2.2. Lập dự toán Ngân sách Nhà nước cấp huyện:
1.2.2.1. Quy trình lập dự toán Ngân sách huyện:
a. Căn cứ lập dự toán:

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
7
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Những nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
cơ quan khác ở Trung ương địa phương.
- Phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi Ngân sách Nhà nước (đối với dự toán
năm đầu sử dụng Ngân sách).
- Chính sách, chế độ thu Ngân sách, định mức phân bổ Ngân sách, chế độ,
tiêu chuẩn, định mức chi Ngân sách.
- Số kiểm tra về dự toán thu - chi Ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính
thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ kế hoạch và
đầu tư thông báo cho các bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
cơ quan khác ở Trung ương, và các uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, uỷ ban nhân dân cấp trên thông báo số kiểm tra cho các
đơn vị trực thuộc và uỷ ban nhân dân cấp dưới.
- Tình hình thực hiện dự toán các năm trước.
b. Trình tự lập dự toán:
- Phòng Tài chính xem xét dự toán Ngân sách của các đơn vị thuộc huyện,
dự toán thu do cơ quan thuế lập, dự toán thu - chi Ngân sách huyện (gồm dự
toán Ngân sách xã và dự toán Ngân sách cấp huyện g), dự toán các khoản
kinh phí uỷ quyền (nếu có n) trình UBND huyện để báo cáo thường trực
HĐND huện xem xét, báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi:
+ Sở Tài chính.
+ Sở Kế hoạch - Đầu tư (phần dự toán Ngân sách theo lĩnh vựcp, dự toán
chi chương trình quốc gia, dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản).
+ Sở quản lý nghành, lĩnh vực (phần dự toán chi theo lĩnh vực do sở quản lý
p).
+ Cơ quan quản lý chương trình quốc gia của tỉnh (phần dự toán chi chương
trình quốc gia p).

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
8
- Về dự toán Ngân sách huyện: Cơ quan Tài chính đồng cấp xem xét dự

toán Ngân sách của các đơn vị trực thuộc huyện. Dự toán thu do cơ quan thuế
lập, dự toán thu, chi của các xã làm căn cứ để lập dự toán thu Ngân sách Nhà
nước trên địa bàn, lập dự toán chi Ngân sách huyện (bao gồm dự toán thu chi
Ngân sách các xã, thị trấn và dự toán thu chi Ngân sách cấp huyện, dự toán
các khoản kinh phí ủy quyền nếu có) trình UBND huyện để báo cáo thường
trực HĐND huyện xem xét báo cáo UBND Tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính, Sở
kế hoạch và đầu tư (đối với dự toán chi XDCB â), Sở quản lý ngành, cơ quan
quản lý chương trình quốc gia của Tỉnh.
1.2.3. Chấp hành dự toán Ngân sách huyện:
- Khi dự toán được cấp có thẩm quyền giao cho các cơ quan, đơn vị. Đơn vị
dự toán cấp I tiến hành phân bổ dự toán cho các đơn vị sử dụng Ngân sách.
Các đơn vị sử dụng Ngân sách tiến hành lập dự toán Ngân sách quý (có chia
ra thángc) gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đồng gửi cơ quan Tài chính
đồng cấp.
- Tổ chức chấp hành thu Ngân sách Nhà nước: Toàn bộ các khoản thu Ngân
sách Nhà nước phải trực tiếp nộp vào Kho bạc Nhà nước trừ các khoản thu
mà cơ quan thu có thể thu trực tiếp, nhưng phải định kỳ nộp vào Kho bạc
- Chi Ngân sách Nhà nước: Thực hiện theo các nguyên tắc cấp phát được
Luật Ngân sách Nhà nước quy định.
- Xử lý thiếu hụt tạm thời: riêng Ngân sách huyện, Ngân sách xã được vay
quỹ dự trữ của Tỉnh theo Quyết định của UBND Tỉnh, riêng đối với việc xét
cho vay của Ngân sách xã ngoài đề nghị của UBND xã phải có ý kiến của
UBND huyện. Các khoản vay dự trữ từ Quỹ dự trữ Tài chính phải được hoàn
trả ngay trong năm Ngân sách.
1.2.4. Lập báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước huyện:
* Đối với quyết toán của các đơn vị dự toán.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
9
- Đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán Ngân sách hàng năm theo

chế độ gửi đơn vị dự toán cấp trên.
- Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới,
tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết
toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc gửi cơ quan Tài chính đồng
cấp.
- Cơ quan Tài chính đồng cấp kiểm tra quyết toán năm của các đơn vị dự
toán cấp I và ra thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán.
* Đối với quyết toán thu, chi của Ngân sách hàng năm của các cấp NS.
- Ban Tài chính xã lập quyết toán thu, chi Ngân sách cấp xã trình Uỷ ban
nhân dân xã xem xét gửi Phòng Tài chính huyện, đồng thời UBND xã trình
HĐND xã phê chuẩn.
- Phòng Tài chính huyện thẩm tra quyết toán thu, chi Ngân sách xã, lập
quyết toán thu, chi Ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán
thu, chi Ngân sách huyện (gồm quyết toán thug, chi Ngân sách huyện và
quyết toán thu, chi Ngân sách cấp xã) trình UBND huyện xem xét gửi Sở Tài
chính; đồng thời UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn.
* Yêu cầu về quyết toán Ngân sách.
- Số liệu trong báo cáo quyết toán Ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy
đủ. Nội dung của báo cáo quyết toán Ngân sách phải theo đúng các nội dung
trong dự toán và theo mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành.
- Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán, và Ngân sách các cấp chính
quyền địa phương không được chi lớn hơn thu.
- Báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan Nhà nước phải kèm theo báo cáo
thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi Ngân sách so với dự
toán.


Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
10
CHươNG 2

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NSNN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - Kế HOẠCH
HUYỆN EAKAR NĂM 2005.
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và bộ máy quản lý phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện EaKar:
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1. Về vị trí - địa lý:
- Huyện EaKar nằm phía dụng Tỉnh Dak Lak, cách thành phố Buôn Ma
Thuột 52 km có tổng diện tích tự nhiên 133.607 ha; bao gồm 2 thị trấn EaKar.
thị trấn EaKNop và 13 đơn vị hành chính xã: Cử hueđ, EaKMuựt, Cử Ni,
EaOĐ, CửELang, Cử Bođng, Cử Yang, EaTyh, EaPan, CửPRođng, EaSođ,
Xuađn Phuự, Eaẹa; là một huyện miền núi thuộc cao nguyên trung bộ, ở độ
cao gần 500m so với mực nước biển, với địa hình lắm dốc, nhiều đồi, đường
xá đi lại khó khăn.
+ Phía bắc giáp với huyện Krong Nang. Tỉnh DakLak
+ Phía nam giáp huyện huyện Krông Búk Tỉnh Dak Lak.
+ Phía đông giáp huyen MDRak. Tỉnh DakLak
+ Phía tây giáp huyện KrPak và huyện Krong Bong Tỉnh DakLak.
- Trung tâm huyện có quốc lộ 26 đi qua TP BuođnMaThuoôt ủi Tưnh
Khaựnh hoaứ. Do vậy huyện EaKar có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
2.1.1.2. Về khí hậu:
- Huyện EaKar nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, ít bão, thiên tai, nhiệt độ
trung bình từ 20 - 300C. Khí hậu thời tiết được chia thành 2 mùa rõ rệt; mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa
mưa thường có gió tây nam, mùa khô có gió đông bắc. Điều kiện khí hậu ở
huyện Eakar rất thuận lợi cho việc phát triển đa dạng hóa sản phẩm nông

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
11
nghiệp, nhưng cũng gặp không ít khó khăn về mùa mưa và đặc biệt là tình

trạng thiếu nước về mùa khô. Đây là vấn đề thời sự quan trọng đối với Tây
nguyên nói chung và huyện EaKar nói riêng, do tình trạng phá rừng nên mạch
nước ngầm tụt xuống quá nhanh.
2.1.1.3. Về đất đai:
- Huyện EaKar có diện tích tự nhiên 133.607 ha, đất lâm nghiệp chiếm
68.913 ha; đất nông nghiệp chiếm 41.687 ha. Trong đó; diện tích trồng cây
công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế trong nền nông nghiệp 23.316 ha (diện tích
cà phêd: 17.000 ha, diện tích cao su 5.567 ha, hồ tiêu 488 ha, điều 217 ha và
các cây công nghiệp lâu năm khác 44ha), diện tích trồng cây lương thực là
17.500 ha, còn lại là diện tích trồng cây thực phẩm, đất trồng cỏ chăn nuôi và
mặt nước nuôi trồng thủy sản 871 ha.
- Hiện nay huyện EaKar có diện tích rừng tự nhiên là 66.683 ha, có nhiều
loại gỗ và lâm sản quý hiếm, đây cũng là một nguồn tài nguyên quý để phát
triển kinh tế vùng; rừng trồng của huyện là 2.230,5 ha, độ che phủ 60%; đất
chuyên dùng chiếm 3.916,79 ha; đất chưa sử dụng 15.498, 81 ha đất đỏ Ba
Zan màu mỡ. Đây là nguồn tài nguyên phong phú để huyện phát triển kinh tế
nông, lâm nghiệp.
2.1.1.4. Về dân số và lao động:
- Dân số huyện EaKar tính đến hết năm 2005 là 110.082 người, từ năm
1997 đến nay dân số tăng bình quân hàng năm là 5.600 người, chủ yếu là tăng
dân số cơ học, dân di cư tự do từ các tỉnh phía bắc và miền trung đến cư trú
và lập nghiệp. Với trên 20 dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là dân tộc Kinh,
êđê phân bổ trên 13 xã và 2 thị trấn. Đại bộ phận dân cư sống bằng nghề
nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm 75%, còn lại 25% dân cư sống bằng nghề
thương mại, dịch vụ và các nghề khác.
2.1.1.4. Về văn hóa, dân trí, xã hội:

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
12
- EaKar là huyện miền núi với cộng đồng dân cư là người từ nhiều nơi đến

lập nghiệp. Được sự quan tâm và đầu tư thích đáng của Tỉnh DakLak và
Trung ương. Hệ thống đường xá đã có những trục lộ thông suốt từ Bắc chí
Nam rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân. Đài
truyền hình huyện được đầu tư nâng cấp, công suất phủ sóng 100% đến dân
cư, nâng thời gian hoạt động 18h/ ngày, 100% số xã đã có điện lưới quốc gia
phục vụ thắp sáng, sinh hoạt, sản xuất. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao
dân trí, tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Đến nay 97% các em trong độ tuổi đi học của huyện được đến truờng, tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp các cấp tương đối khá chiếm khoảng 90%, học lực hàng
năm từ trung bình trở lên chiếm 86 - 87%, cơ sở vật chất trường học hàng
năm đều được nâng cấp, làm mới đáp ứng nhu cầu dạy và học. Việc xã hội
hóa giáo dục có những bước đi thuận lợi khả quan, đã xuất hiện các hình thức
dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, vi tính, xóa mù chữ, phổ cập cấp I trong độ tuổi
đã trở thành phong trào thực hiện thường xuyên và huyện đã được công nhận
đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, từng bước
nâng cao dân trí của huyện.
- Mạng lưới y tế luôn được củng cố, đội ngũ y bác sỹ được tăng cường và
trình độ chuyên môn được nâng cao đáp ứng một phần nhu cầu khám chữa
bệnh cho nhân dân. Thường xuyên quan tâm phòng chống các dịch bệnh như;
sốt rét, dịch hạch, bướu cổ, lao, phong đạt kết quả cao và được công nhận
huyện hoàn thành điều trị bệnh phong.
- Công tác chăm sóc giáo dục và bảo vệ bà mẹ trẻ em được quan tâm đúng
mức, triển khai các công trình chống suy dinh dưỡng. Công tác tiêm chủng
mở rộng cho trẻ em trong độ tuổi luôn được duy trì và thường xuyên đạt tỷ lệ
95% trở lên, công tác kế hoạch hóa gia đình cũng có nhiều chuyển biến tích
cực.
2.1.1.5. Đặc điểm kinh tế:

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
13

- Những năm gần đây với sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, nền
kinh tế huyện EaKar đang có sự phát triển mạnh, sản phẩm hàng hóa ngày
càng nhiều và đa dạng các mặt hàng; nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và dịch vụ không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Với sự
nhạy bén để bắt kịp với kinh tế hàng hóa, người dân EaKar đã chuyển nhanh
sang sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, gắn nông - lâm nghiệp với
thương nghiệp, dịch vụ, sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy
mà mấy năm gần đây số lượng gia đình giàu có tăng nhanh (trong tổng số tân
huyện EaKar có 36% hộ giàu, 58,3% hộ trung bình khá và 5,7% hộ nghèo).
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 tương đối ổn định. Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá cố định tăng bình quân 14,9%
Trong đó: - Nông, lâm nghiệp tăng 8,9%
- Công nghiệp, xây dựng tăng 15%
- Thương mại, dịch vụ tăng 19 %
GDP bình quân đầu người: - Năm 2002: 389 USD
- Năm 2005: 428 USD
Cơ cấu kinh tế: - Nông, lâm nghiệp 68%
- Công nghiệp, xây dựng 20%
- Thương mại, dịch vụ 12%
- Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng khá cao và ổn định, nên nguồn
thu tập trung vào Ngân sách huyện ngày một tăng. Nhờ có chủ trương, chính
sách đầu tư đúng đắn, đồng bộ nên việc phát triển kinh tế khá nhanh và toàn
diện. Kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển khá, hoạt động
đa dạng, chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ nhưng đã góp phần cho nguồn thu
khá lớn.
- Tiềm năng của huyện EaKar trước hết phải kể đến một vùng đất đỏ Ba
Zan màu mỡ, theo định hướng mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện EaKar
lần thứ VIII đề ra: EaKar ổn định diện tích cây công nghiệp mà trọng tâm là

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên

14
cây cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, trong vài năm tới có thể tăng diện tích cây
bông, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Với một diện tích rừng tự nhiên bạt
ngàn, phù hợp với việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc, tập trung phát triển
trồng rừng, khu công nghiệp khai thác chế biến gỗ, tạo công ăn việc làm cho
đồng bào tại chỗ, liên doanh liên kết trồng cao su, cà phê, xây dựng các trang
trại với diện tích vừa và nhỏ, phân bổ hợp lý.
- Trên địa bàn huyện EaKar, thành phần kinh tế phát triển đa dạng ở nông
thôn, bên cạnh phát triển nông lâm nghiệp còn phát triển kinh tế tiểu thủ công
nghiệp, sản xuất hàng hóa của kinh tế tư nhân và hộ gia đình.
Song bên cạnh những thuận lợi nêu trên, huyện EaKar còn tồn tại không ít
những khó khăn, cần phải nỗ lực phấn đấu khắc phục trong những năm tới.
- Về cơ cấu kinh tế: hiện nay nông - lâm là chủ yếu, công nghiệp chưa phát
triển mạnh, chủ yếu là do tư nhân tự phát triển, sản phẩm chủ yếu của huyện
là cà phê, cao su, gỗ. Riêng mặt hàng cà phê, mỗi năm sản lượng đạt trên
30.000 tấn, nhưng giá cà phê lại bấp bênh còn phụ thuộc lớn vào giá cà phê
thế giới. Trong mấy năm gần đây, thị trường cà phê giảm giá, thời tiết khắc
nghiệt kéo dài, nên tình hình mua bán cà phê trên địa bàn huyện có phần lắng
xuống, người trồng cà phê không có lãi, đời sống của nhân dân cũng gặp
không ít khó khăn. Sản phẩm cao su mỗi năm đạt trên 5.400 tấn, giá cao su
mấy năm trước giảm nhưng thời gian gần đây giá cao su mới bình ổn trở lại.
- Kết cấu hạ tầng: Tuy có chú trọng đầu tư nhưng vẫn còn lạc hậu thấp kém,
các tuyến đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường đất, chưa rải cấp
phối nên mùa mưa việc đi lại, vận chuyển hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn,
như các vùng EaSo, CuELang, CuBong, CuYang.
- Kinh tế xã hội: Sự phát triển mất cân đối giữa các vùng, các xã trong
huyện, tạo nên sự chênh lệch về đời sống và phân hóa giàu nghèo diễn ra khá
nhanh, sự phân bổ dân cư chưa hợp lý, chưa có quy hoạch cụ thể.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên

15
- Tài nguyên đất đai: Bị xâm phạm và suy thoái nghiêm trọng, nạn phá rừng
làm nương rẫy vẫn còn xảy ra, tình trạng khai thác gỗ trái phép làm ảnh
hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái quốc gia.
- Trình độ dân trí: Chưa cao, am hiểu pháp luật còn hạn chế, trình độ năng
lực đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng ngang tầm với nhiệm vụ công cuộc đổi
mới
Từ những đặc điểm kinh tế trên, Đảng bộ và nhân dân huyện EaKar vẫn còn
nhiều trăn trở làm thế nào để khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của huyện để
phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, xây dựng
huyện Eah'Leo thành điểm sáng kinh tế vùng cao, góp phần cùng toàn Đảng,
toàn dân thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh" thực hiện thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2.1.2. Bộ máy quản lý phòng Tài chính - Kế hoạch huyện EaKar:
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện EaKar:
a. Chức năng:
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện EaKar là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện EaKar có chức năng tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện
quản lý Nhà nước trên địa bàn về Tài chính, Ngân sách, giá cả theo phân cấp
của Nhà nước. Lập và tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Dak Lak. Đơn vị
hành chính thuộc UBND huyện quản lý, có chức năng và nhiệm vụ quản lý
Nhà nước về mặt Tài chính, tham mưu đề xuất với UBND huyện trong công
tác quản lý điều hành sử dụng quỹ Ngân sách địa phương quản lý tài sản công
trên địa bàn, kiểm tra các dự án phê duyệt, các dự án hoàn thành đưa vào sử
dụng.
* Chức năng quản lý điều hành về mặt nhà nước:
+ Quản lý điều hành mọi hoạt động thu - chi cho Ngân sách huyện.


Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
16
+ Phòng Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước cấp huyện kiểm tra từng
khoản kinh phí Ngân sách phân phối cho các đối tượng sử dụng, đồng thời
tăng cường các khoản thu - chi Ngân sách trên địa bàn.
+ Hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ báo cáo
theo quy định, có biện pháp sử lý đối với những đơn vị cơ sở thực hiện chưa
đầy đủ chế độ báo cáo về nội dung, thời gian.
* Chức năng về quản lý điều hành sử dụng quỹ Ngân sách địa phương.
+ Phòng Tài chính thẩm tra dự toán chi của từng đơn vị sử dụng Ngân sách và
khả năng Ngân sách để bố trí mức chi phù hợp đúng quy định và tham mưu
cho HĐND, UBND huyện lãnh đạo điềỡu hành Ngân sách.
+ Sau khi được UBND huyện giao kế hoạch thu Ngân sách Nhà nước Phòng
Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm phân bổ dự toán Ngân sách được duyệt
cho các đơn vị sử dụng với dự toán Ngân sách được giao cả về tổng mức và
chi tiết.
+ Kiểm tra mục đích, tính chất của từng khoản chi đảm bảo đủ các điều kiện
trên được quy định trước khi ra lệnh xuất chi quỹ Ngân sách trong các trường
hợp cơ quan Tài chính cấp phát trực tiếp.
+ Báo cáo UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định và báo cáo UBND
tỉnh, Sởớ Tài chính về lập bảng tổng kết quyết toán thu - chi Ngân sách.
+ Đối với các khoản cấp phát về đầu tư XDCB thì cơ quan Tài chính có trách
nhiệm thẩm tra kế hoạch của cơ quan chủ đầu tư và căn cứ vào khả năng để
bố trí mức chi hàng quý cho cơ quan chủ đầỡu tư trong đó có chi tiết mức chi
cho những công trình quan trọng. Ngoài chức năng đã nêu trên phòng Tài
chính còn có một số chức năng khác như; kiểm tra việc sử dụng Ngân sách ở
các cơ quan và đơn vị sử dụng Ngân sách huyện.
- Trong quá trình điều hành Ngân sách nếu phát sinh nhu cầu chi như; khắc
phục hậu quả thiên tai, địch hoạ - thì Phòng Tài chính còn có trách nhiệm sắp


Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
17
xếp trong phạm vi tổng kế hoạch Ngân sách được duyệt, kết hợp với nguồn
vận động để giải quyết.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tham mưu giúp UBND huyện hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ
quản lý về Tài chính, Ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của
pháp luật.
- Hướng dẫn theo dõi kiểm tra thẩm tra tình hình thực hiện lập, chấp hành và
quyết toán Ngân sách Nhà nước của các cơ quan đơn vị hành chính trực thuộc
huyện và Ngân sách xã.
- Phối hợp với cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước huyện trong việc quản lý
thu - chi Ngân sách. Đảm bảo điều hành Ngân sách đúng tiến độ theo dự toán
đã được HĐND phê duyệt. Định kỳ lập báo cáo thu - chi Ngân sách Nhà nước
hàng tháng trên địa bàn huyện và gửi Sở Tài chính trước ngày 5 tháng sau.
Tổng hợp và báo cáo quyết toán thu - chi Ngân sách theo quy định của Luật
Ngân sách.
+ Quản lý tài sản Nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp, trong công tác
giá cả thường xuyên theo dõi và báo cáo cho Uỷ ban nhân dân huyện để có
hướng chỉ đạo kịp thời, phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra thực hiện
giá các hàng hoá, dịch vụ do TW và UBND Tỉnh quy định trên địa bàn. Dưới
sự chỉ đạo của UBND huyện thành lập Hội đồng định giá, bán đấu giá tài sản
sung công quỹ Nhà nước theo quy định của pháp luật. Thường xuyên tham
gia với cơ quan Toà án, Thi hành án, Công an xác định giá trị tài sản trong
lĩnh vực tư pháp.
+ Ngoài ra để phục vụ công tác quản lý điều hành Ngân sách trên địa bàn
toàn Tỉnh, Phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vụ tổng hợp thu - chi Ngân
sách Nhà nước trên địa bàn huyện, hướng dẫn và kiểm tra quyết toán Ngân
sách cấp xã, lập quyết toán Ngân sách cấp huyện và tổng hợp quyết toán trên


Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
18
địa bàn huyện theo quy đinh của luật Ngân sách Nhà nước báo cáo kịp thời
với UBND huyện, Sở Tài chính Tỉnh.
- Về cơng tác kế họach: Nghiên cứu tổng hợp báo cáo với UBND huyện về
cơng tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn phù hợp
với phương án tổng thể đã được các cấp phê dut. Thường xun phối hợp
với các ngành xây dựng kế hoạch trung hạn, ngắn hạn theo định kỳ để trình
UBND huyện xem xét và lựa chọn những phương án tối ưu, nhằm để khi
quyết định đầu tư mang hiệu quả cho địa phương.
+ Tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư thẩm định tính khả thi và trình UBND
huyện phê duyệt hướng dẫn thủ tục về đăng ký kinh doanh trên địa bàn, ngồi
ra còn thực hiện một số nhiệm vụ chương trình khác có liên quan do UBND
huyện giao.
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
EaKar:
Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy

Sinh viên thực hiện: Hồng Thị Liên
TRƯỞNG
PHỊNG
KẾ TỐN QUẢN
LÝ NGÂN SÁCH
PHĨ PHỊNG PHỤ
TRÁCH NGÂN SÁCH
PHĨ PHỊNG PHỤ
TRÁCH KẾ HOẠCH
Bäü pháûn
Qun l:
Giạodủc,

Ytãú,
Cäng sn
, váût gia.ï
Bäü
pháûn
Qun
l:Ngá
n sạch
x v
th
qu.
Bäü pháûn
Kãú toạn
näüi bäü,
ÁÚn chè,
vàn thỉ.
Bäü pháûn
Qun l
cáúp phẹp
kinh
doanh,
tháøm
âënh âáưu
tỉ.
Bäü
pháûn
Kãú
hoảch
19
- Căn cứ vào quyết định số:958/QĐ- UB ngày 30 tháng 7 năm 2002 của Uỷ

ban nhân dân huyện EaKar Phòng Tài chính - Kế hoạch có 10 biên chế trong
đó 3 lãnh đạo và 7 nhân viên được phân công nhiện vụ như sau:
- Một đồng chí Trưởng Phòng phụ trách chung, chỉ đạo mảng Ngân sách
Huyện, tài sản công, phụ trách công tác tổ chức đơn vị và một số nhiệm vụ
cần thiết do Đảng và Nhà nước giao.
- Một đồng chí phó Phòng Phụ trách mảng Ngân sách Xã, kinh phí các sự
nghiệp thuộc huyện quản lý, phụ trách chi tiêu nội bộ và một số nhiệm vụ đột
xuất liên quan do đồng chí trưởng phòng phân công.
- Một đồng chí Phó Phòng phụ trách mảng kế hoạch, theo dõi các chương
trình dự án đầu tư trên địa bàn huyện, theo dõi công tác thi đua trong đơn vị
và một số công tác đột xuất khác do trưởng phòng phân công.
- Một đồng chí kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Ngân sách
huyện, theo dõi các đơn vị dự toán thẩm tra quyết toán các công trình xây
dựng cơ bản thuộc huyện.
- Một đồng chí phụ trách quản lý Ngân sách các xã, thị trấn.
- Một đồng chí theo dõi phụ trách lĩnh vực, Giáo dục, Y tế.
- Ba đồng chí quản lý theo dõi lĩnh vực công sản, giá và quản lý các đơn vị
sự nghiệp thuộc huyện.
- Một đồng chí quản lý biên lai ấn chỉ, văn thư, kế toán đơn vị và kiêm
nhiệm theo dõi việc cấp giấy phép kinh doanh trên địa bàn huyện.
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức kế toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
EaKar:


Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
20
Sơ Đồ Tổ Chức Kế Toán
* Nhiệm vụ:
- Trưởng phòng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình Ngân sách, cập nhật
thường xuyên thông tin biến động trong quá trình điều hành Ngân sách để

tham mưu cho lãnh đạo thực hiện đúng theo quy định pháp luật Nhà nước ban
hành.
- Kế toán trưởng: Dưới sự lãnh đạo của trưởng, phó phòng kế toán nghiên
cứu chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hoạt động Tài chính ở địa bàn huyện
đồng thời tham mưu đề xuất với lãnh đạo trong đơn vị và trên cơ sở đó thực
hiện các nguyên tắc tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.
+ Lập dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước.
+ Hướng dẫn các đơn vị lập dự toán quý, năm.
+ Kiểm tra dự toán trình lãnh đạo phê duyệt.
- Kế toán Ngân sách xã:
+ Tham mưu đề xuất với lãnh đạo trong công tác quản lý thu - chi Ngân sách
xã.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
TRƯỞNG
PHÒNG TTTTR
PHOÌNG
PHÓ PHÒNG PHỤ
TRÁCH NGÂN
SÁCH
KẾ TOÁN
QUẢN LÝ
NGÂN SÁCH
Bộ phận
Quản lý:
Giáo dục,
Y tế, sự
nghiệp có
thu
Bộ phận

Quản lý:
Ngân
sách xã
và thủ
quỹ
21
+ Hướng dẫn các xã lập dự toán thu - chi Ngân sách xã, kiểm tra dự toán
Ngân sách xã, cùng với trưởng phòng tham mưu trình Kho bạc ra quyết định
thu - chi Ngân sách xã trong năm.
+ Kiểm tra giám sát chặt chẽ mọi khoản thu - chi Ngân sách xã trong huyện từ
khâu luân chuyển chứng từ, định khoản vào sổ và lập báo cáo quyết toán hàng
quý, năm.
- Chuyên viên phụ trách đăng ký kinh doanh kiêm kế toán đơn vị:
+ Tham mưu đề xuất với lãnh đạo trong công tác quản lý việc đăng ký kinh
doanh trên địa bàn huyện.
+ Dưới sự lãnh đạo cuả kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị, kế toán đơn vị có
chức năng tham mưu đề xuất với công tác quản lý tình hình chi tiền của
phòng gồm lập dự toán chi sử lý chứng từ chi phát sinh ở nội bộ phòng vào sổ
sách và báo cáo quyết toán về số đã chi theo đúng chế độ, định mức và theo
đúng mục lục Ngân sách Nhà nước.
+ Tổng hợp chứng từ thu do các đơn vị nộp. Xem xét chứng từ có hợp pháp,
hợp lệ không, nếu chứng từ đã đảm bảo tính hợp pháp thì kế toán tiến hành
phân loại chứng từ theo mục lục thu, đối chiếu và báo cáo với Kho bạc Nhà
nước gởi sang và tiến hành tổng hợp chứng từ đã được phân loại tiến hành
tổng hợp số liệu theo chứng từ và ghi vào sổ thu NSNN có liên quan
- Kế toán công sản giá:
+ Hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng Ngân sách lập báo cáo tăng giảm tài sản
cố định trong năm Ngân sách.
+ Kiểm tra giám sát tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp trên
địa bàn huyện.

+ Lập báo cáo Tài chính và tổng hợp tăng giảm tài sản cố định trên địa bàn
huyện để báo cáo lên Sở Tài chính.
+ Kế toán Ngân sách giáo dục, y tế, sự nghiệp có thu: Dưới sự lãnh đạo của
kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán Ngân sách, theo dõi việc thực hiện dự

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
22
toán, kiểm tra giám sát chặt chẽ mọi khoản thu, chi Ngân sách giáo dục theo
đúng chế độ chính sách, mục lục của nhà nước ban hành và tổng hợp báo cáo
quyết toán theo chế độ quy định.
2.2. Tình hình quản lý Ngân sách Nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện EaKar:
2.2.1. Tìm hiểu nguồn thu, nhiệm vụ chi trên địa bàn huyện EaKar:
2.2.1.1. Tìm hiểu nguồn thu trên địa bàn huyện EaKar:
a. Các khoản thu 100%:
- Thu môn bài từ bậc 1 đến bậc 3.
- Thuế tài nguyên.
- Thu khác về thuế.
- Thu tiền thuê đất.
- Lệ phí trước bạ.
- Thu khác Ngân sách.
- Phí và lệ phí.
- Thu phạt theo nghị định 36/CP.
- Thu đóng góp tự nguyện.
- Thu quỹ đất công ích.
- Thu sự nghiệp.
- Thu viện trợ.
- Thu phạt khác.
- Thu viện trợ bổ sung Ngân sách Tỉnh.
- Thu cấùp quyền sử dụng đất.

- Thu các khoản khác.
b. Các khoản thu theo tỷ lệ (%) giữa các cấp Ngân sách.
TT Nội dung các khoản thu Tỷ lệ phân chia
Tỉnh Huyện Xã

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
23
1 Thuế GTGT 90% 10%
2 Thuế TTĐB 100%
3 Thuế thu nhập doanh nghiệp 90% 10%
4 Thuế cấp quyền sử dụng đất 100%
5 Thuế sử dụng đất 40% 40% 20%
6 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 50% 50%
7 Lệ phí quản lý Nhà nước 100%
8 Phạt phí 100%
9 Thuế nhà đất 80% 20%
10 Các loại thuế khác
c. Thu bổ sung Ngân sách cấp trên, trên địa bàn huyện EaKar:
- Thu Ngân sách bổ sung để chi thường xuyên, để cân đối nguồn thu với
nhiệm vụ chi
- Thu Ngân sách bổ sung có mục tiêu: Là khoản thu Ngân sách về để chi ra
không thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên của huyện, nhiệm vụ chi này không
dược cân đối trong dự toán chi đầu năm, cụ thể như chi bổ sung Ngân sách,
chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp địa chính
A/ BÁO CÁO THU - CHI NGÂN SÁCH NĂM 2005
Đơn vị tính: đồng
S
TT NộI DUNG
DT 2005
HĐND giao

Quyết toán
năm 2005
So sánh
QT /DT
(%)
A TổNG Số THU 78.344.000.000 108.735.873.53
6
Tr. đó: Chia ra từng cấp NS
- Ngân sách Trung ương 166.000.000 1.595.162.756
Tr.đó: Thu trái phiếu của 0 1.489.200.000

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
24
NSTW
- Ngân sách tỉnh 1.850.000.000 2.568.240.049
- Ngân sách huyện (keơ cạ
thu BS)
65.921.000.000 87.910.861.921
- NS xã,T/trấn (keơ cạ thu
BS)
10.407.000.000 16.661.608.810
Bao gồm B:
I TổNG THU NSNN TRêN Đ /
BàN
42.322.000.000 40.296.211.724 95.2%
1 Các khoản thu về thuế,
phí,l/phí
36.345.000.000 36.735.538.084 101.0%
- Thuế giá trị gia tăng 29.720.000.000 29.569.428.803 99.5%
+ Tr.đó: Thu từ các DN

ngoài QD
29.020.000.000 28.718.313.494 99.0%
- Thuế thu nhập doanh
nghiệp
1.100.000.000 1.021.628.433 92.9%
T/đó -Thu từ các DN nhà
nước ĐP
100.000.000 34.905.572 35.0%
- Thu từ các DN ngoài
QD
1.000.000.000 986.722.861 98.7%
- Thuế tiêu thu éB (hộ KD cá
thể)
5.000.000 6.164.200 123.3%
- Thuế môn bài 355.000.000 362.950.000 102.2%
- Thuế tài nguyên 1.745.000.000 2.419.620.811 138.7%
- Thuế sử dụng đất nông
nghiệp
600.000.000 451.417.900 75.2%
+ Tr.đó: Giao các xã, thị
trấn thu
60.000.000 3.079.700 5.1%
- Thuế nhà đất 370.000.000 291.169.100 78.7%
- Thuế chuyển quyền sử
dụng đất
260.000.000 373.366.210 143.6%
- Lệ phí trước bạ 550.000.000 807.560.210 146.8%
- Các khoản thu phí, lệ phí
khác
1.485.000.000 1.301.827.562 87.7%


Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên
25
+ Lệ phí NS Trung ương
hưởng
166.000.000 102.962.756 64.4%
+ Phí, lệ phí do cấp huyện
thu
1.189.000.000 1.033.348.073 86.9%
GồmG- Phí, lệ phí trong cân
đối NS
204.000.000 213.940.000 104.9%
- Học phí, vieôn phớ 985.000.000 819.408.073 83.2%
+ Phí, lệ phí giao xã, thị trấn
thu
130.000.000 162.516.733 125.0%
- Thu tiền cho thuê đất 55.000.000 113.869.400 207.0%
- Thu khác về thuế (phát HC) 100.000.000 16.535.455 16.5%
2 Thu biện pháp Tài chính 1.800.000.000 1.144.736.140 63.6%
- Thu tiền sử dụng đất 600.000.000 330.746.300 55.1%
- Thu bán TS tịch thu sung
công quỹ
200.000.000 230.071.000 115.0%
- Thu phạt HC do vi phám
ATGT
350.000.000 318.081.000 90.9%
- Thu phạt hành chính khác 110.000.000 74.825.000 68.0%
- Các khoản thu khác còn lại 540.000.000 191.012.840 35.4%
3 Thu huy động đóng góp 4.177.000.000 2.415.937.500 57.8%
I THU KẾT DƯ NS NĂM

2004
9.423.000.000 11.833.039.812 125.6%
- Kết dư Ngân sách cấp tỉnh 0 48.924.827
- Kết dư Ngân sách cấp
huyện
9.423.000.000 10.177.015.454 108.0%
- Kết dư NS cấp xã, thị trấn 0 1.607099.531
III THU CHUYEơN NGUOăN
NS
0 2.987.670.000
IV THU Bổ SUNG Từ NS C
/TRêN
26.599.000.000 52.129.752.000 196.0%
1 Huyeôn Thu 21.046.000.000 40.128.034.000 190.7%
2 Caực Xaừ, Thũ Traân thu 5.553.000.000 12.001.718.000 216.1%
V THU TRáI PHIếU NSTW 0 1.489.200.000

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Liên

×