Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

bài tiểu luận (1) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.49 KB, 17 trang )

BÀI TIỂU LUẬN NHĨM 1
Chủ đề: chính sách tín dụng nơng nghiệp nơng thơn
Phần 1: Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành rất quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta, với tỷ trọng
đóng góp vào GDP là khá lớn. Khoảng 70% dân số của nước ta sống ở nông thôn và
gắn liền với hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.
Hoạt động nông nghiệp của nước ta đã có từ rất lâu đời và chịu ảnh hưởng rất lớn của
điều kiện tự nhiên. Trong hoạt động nơng nghiệp khó có thể tránh được những khó
khăn do điều kiện tự nhiên gây ra như: hạn hán, lũ lụt, xâm thực… ngồi ra hoạt động
nơng nghiệp còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan do con người gây ra
như q trình đơ thị hóa, lạm phát…
Trước những khó khăn của ngành nơng nghiệp hiện nay, nhà nước ta đã có những
chính sách cụ thể tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp được tiến hành tốt
nhất như các chính sách đất đai, chính sách thuế đất nơng nghiệp, chính sách về giá.
Và đặc biệt là các chính sách tín dụng về nông nghiệp nông thôn như nghị định
41/2010/NĐ-CP, thông tư 20/2010/NĐ-CP… Nhờ có các chính sách cho tín dụng
nơng nghiệp nông thông mà các hộ nông dân trong cả nước có thể vay ngân hàng tạo
điều kiện cho họ sản xuất.
Cho dù đã có bước tiến khá xa trong việc đưa vốn về nông thôn, thế nhưng, so với
nhu cầu thực tiễn, nguồn vốn này mới chỉ như “muối bỏ bể”, vì nhu cầu đầu tư cho
nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn đã và đang rất lớn.
Chính từ những thực trạng trên nên chúng tơi quyết định phân tích nghị định
41/2010/NĐ-CP để nghiên cứu, hiểu rõ và áp dụng vào hoạt động thực tiễn của sản
xuất nông nghiệp.

1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu để làm rõ nội dung của chính sách tín dụng dành cho nơng nghiệp, nông


thông. Đồng thời nêu lên những kết quả đạt được và những khó khăn cịn tồn tại để
đưa ra một số giải pháp.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các chính sách, nghị định, nghị quyết và thơng tư của chính phủ
1.4 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi khơng gian: cả nước
• Phạm vi thời gian: 2009-2011

Phần 2: Các khái niệm lý thuyết cơ bản và phương pháp nghiên
cứu
2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản
2.1.1 Chính sách
Chính sách là tập hợp các quyết sách của Nhà nước nhầm điều khiển nền kinh tế
hướng tới những mục tiêu nhất định, từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực
tiễn, bảo đảm sự vận hành của nền kinh tế thông qua các quy định trong các văn bản
chính sách của chính phủ.
2.1.2 Chính sách nơng nghiệp
Chính sách nơng nghiệp là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế thể hiện sự
tác động, can thiệp của chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo những mục
tiêu xác định, trong thời hạn nhất định.
Chính sách nơng nghiệp có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu
thông và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề có liên quan đến sản xuất gồm các tác động
đến giá thị trường yếu tố đầu vào, thị trường tư liệu sản xuất, các tác động đến sự tiến
bộ của khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ, các vấn đề có liên quan đến tiêu thụ sản
phẩm gồm thị trường sản phẩm nông nghiệp, giá bán sản phẩm, thuế tiêu thụ sản

2


phẩm, bảo quản, vận chuyển, bán sản phẩm. các vấn đề có liên quan đến tiêu thụ sản

phẩm, thuế xuất nhập khẩu sản phẩm, giá mua sản phẩm.
Như vậy có thể hiểu tác động của chính sách nơng nghiệp hướng vào giá của thị
trường các yếu tố đầu vào, giá của thị trường đầu ra hoặc làm thay đổi về mặt tổ chức
và khuyến khích áp dụng cơng nghệ mới vào sản xuất, tạo điều kiện cho nông nghiệp
phát triển. Chính sách nơng nghiệp được thể hiện qua các quy định, các quy tắc, thủ
tục được thiết lập làm cơ sở pháp lý cho các hành động thực tế.
2.1.3 Tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa và là động
lực thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển.
Ngồi ra tín dụng cịn được hiểu là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau
giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
2.1.4 Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt
động tín dụng do HĐQT của NHNo & PTNT VN đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả
nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi
cho phép của những quy định của NHNN VN.
2.2 Các văn bản chính sách ở Việt Nam
- Nghị định: là văn bản chính sách của chính phủ về một lĩnh vực hoặc một ngành cụ
thể. Nghị định do thủ tướng chính phủ hoặc phó thủ tướng chính phủ kí thay thủ
tướng. Đây là văn băn quan trọng nhất, chứa đựng đầy đủ nhất tinh thần của một
chính sách.
- Nghị quyết, quyết định: là văn bản có tính chất chung nhất về một hoặc một số lĩnh
vực nào đó. Nghị quyết hoặc Quyết định của chính phủ được ban hành dựa vào đường
lối, phương hướng, chủ trương lớn, Nghị quyết của đảng và luật do quốc hội thông
qua. Văn bản này do thủ tướng hoặc phó thủ tướng kí thay thủ tướng.

3


Quyết định của các bộ cũng là một loại văn bản chính sách, quyết định do bộ ban

hành do bộ trưởng kí hoặc thứ trưởng kí thay bộ trưởng. Các quyết định của bộ trưởng
thường được ban hành kèm theo văn bản quy định cụ thể về một vấn đề dựa trên cơ sở
luật, pháp lệch, Nghị định, Nghị quyết và ý kiến chỉ đạo của thủ tướng chính phủ.
- Thông tư: là văn bản hướng dẫn việc thực hiện Nghị định, Quyết định của chính phủ
do các bộ chức năng ban hành. Có 2 loại thơng tư, thơng tư liên tịch và thông tư riêng
bộ. Thông tư liên tịch là thông tư hướng dẫn việc thực hiện nghị định và có liên quan
đến nhiều bộ được các bộ liên tịch soạn thảo và ban hành. Thông tư riêng bộ là thông
tư hướng dẫn việc thực hiện nghị định của một bộ nào đó về việc thực hiện chính
sách. Thơng tư do bộ trưởng kí hoặc thứ trưởng kí thay bộ trưởng. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp cụ thể các bộ vẫn có thể ra Quyết định về một số nội dung thuộc
lĩnh vực do bộ mình phụ trách.
- Chỉ thị: chỉ thị của thủ tướng chính phủ là văn bản đơn đốc nhắc nhở việc thực hiện
chính sách. Tùy theo nội dung và phạm vi ban hành mà thủ tướng chính phủ, các bộ
đưa ra chỉ thị cho các ngành, các cấp thuộc quyền quản lí, tổ chức hướng dẫn thực
hiện các văn bản chính sách của chính phủ.
2.3 Đặc điểm của chinh sách nông nghiệp
- Do nông nghiệp sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, hàng ngày sử dụng
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với mọi người dân cho nên chính sách nơng nghiệp tác
động đến khơng chỉ với nơng dân mà cịn tác động đến tất cả các tầng lớp nhân dân
trong xã hôi.
- Nông nghiệp là một lĩnh vực hoạt động trên địa bàn rộng lớn, phức tạp và đa dạng,
cho nên phạm vi tác động của chính sách nơng nghiệp là rộng. Mỗi nông hộ, mỗi đơn
vị sản xuất-kinh doanh nông nghiệp hoạt động trên địa bàn nhất định, gắn với tính
chất xã hội, nhân văn và lịch sử phát triển của từng địa phương. Vì vậy việc áp dụng
chính sách nơng nghiệp phải được cụ thể hóa cho từng địa phương.

4


- Sản xuất nơng nghiệp cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mức độ rũi ro

cao, cho nên chính sách nơng nghiệp nhiều lúc khơng lường hết được những điều kiện
bất thuận của các yếu tố khách quan mang lại. Do vậy khi hoạch định chính sách và
chỉ đạo thực hiện chính sách, người ta khơng chỉ tính đến tác động của các yếu tố
kinh tế- xã hội mà cịn tính đến cả các yếu tố tự nhiên.
- Chính sách nơng nghiệp khơng chỉ tác động đến nơng dân, cac doanh nghiệp kinh
doanh nong nghiệp mà còn tác động đến cả ngành kinh tế khác, nhất là ngành có liên
quan đến nơng nghiệp nơng thơn.
- Do đối tượng tiếp nhận và phạm vi tác động của chính sách nơng nghiệp, trình độ
của người dân ở các vùng khơng đồng đều, cho nên việc tiếp thu và thực hiện chínhs
ách nơng nghiệp khơng đồng đều giữa các địa phương và những nhóm người trong
cùng địa phương.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu
2.4.2 Q trình phân tích chính sách
Thu thập thơng tin -> phân tích vấn đề chính sách ->phân tích giải pháp chính sách->
phân tích hoạt động chính sách ->đánh giá chính sách.

Phần 3: Các chính sách liên quan
Thực tiễn phát triển tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam. Dân cư nông thôn
chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay khu vực nông
nghiệp, nông thôn Việt Nam cũng chỉ chiếm dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh
tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro
khách quan như thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…. chính vì
vậy cần có nhiều chính sách liên quan đến nơng nghiệp, nông thôn.
Phụ lục 1

5


Phần 4: Phân tích Nghị định 41/2010 NĐ-CP

4.1 Hồn cảnh ra đời chính sách
Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng được Ðảng, Nhà nước
đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nước nông nghiệp
truyền thống như nước ta. Với sự ra đời của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày
30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục
vụ phát triển nông nghiệp và nông thơn, tín dụng nơng nghiệp nơng thơn đã đạt được
một số kết quả. Dịng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào khu vực nông nghiệp, nông
thôn đã được khơi thông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, góp phần
xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân... Thực tế
hơn 10 năm thực hiện, Quyết định 67/1999/QĐ-TTg đã thật sự là một cơng cụ quan
trọng để Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan triển khai và đưa các chính sách tín
dụng nơng nghiệp, nơng thơn đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình triển khai Quyết
định bộc lộ một số bất cập, cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung và nâng lên thành
Nghị định cho phù hợp với tình hình đất nước sau 10 năm phát triển.
4.2 Mục tiêu của nghị định 41
Đây là một hệ thống các biện pháp, chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích các
tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói
giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân
4.3 Tóm tắt nghị định 41
Chính sách tín dụng phát triển nơng nghiệp, nơng thơn - Theo Nghị định số
41/2010/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 12/4/2010 về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông
thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại được tổ chức tín dụng xem xét cho vay khơng có

6


bảo đảm bằng tài sản theo các mức sau:

+ Tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp.
+ Tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc
làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn;
+ Tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại. Các
lĩnh vực cho vay gồm có:
+ Cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp.
+ Cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn.
+ Cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
+ Cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối.
+ Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và
thủy sản.
+ Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ phi
nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.
+ Cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn
+ Cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.
Cũng theo Nghị định này, tổ chức tín dụng xem xét cho vay tín chấp đối với các đối
tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo đảm của các tổ chức
chính trị - xã hội ở nơng thơn theo quy định hiện hành.
Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ chức tín
dụng để sản xuất kinh doanh thì khơng phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm.
Thời hạn cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận căn cứ vào thời gian
luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của
khách hàng.
Đối với lãi suất cho vay.
+ Các ngân hàng, tổ chức tài chính thực hiện cho vay các đối tượng chính sách, các

7



chương trình kinh tế ở nơng thơn theo chỉ định của Chính phủ thì thực hiện việc
cho vay theo mức lãi suất do Chính phủ quy định.
+ Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín
dụng được thực hiện theo cơ chế tín dụng thương mại hiện hành.
+ Những khoản cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn của các tổ chức tín dụng
do Chính phủ hoặc các tổ chức cá nhân khác uỷ thác thì mức lãi suất được thực
hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thoả thuận với bên uỷ thác.
+ Các tổ chức tài chính quy mơ nhỏ thực hiện việc cho vay theo lãi suất thoả
thuận với khách hàng, phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2010
4.4 Một số điểm mới của nghị định 41 so với nghị quyết 67
Thứ nhất: Về hình thức văn bản pháp lý, trước đây văn bản được thể hiện dưới hình
thức Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản mới này đã được nâng lên
thành Nghị định của Chính phủ.
Thứ hai: Đối tượng tham gia cho vay được mỏ rộng, nếu như Quyết định
67/1999/QĐ-TTg nhấn mạnh vai trò chủ lực là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thơn thì tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP được mở rộng tới tất cả các tổ
chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng; các tổ
chức tài chính quy mơ nhỏ, các ngân hàng và tổ chức tài chính khác được Chính
phủ thành lập để thực hiện việc cho vay theo chính sách của Nhà nước.
Thứ ba: Nghị định 41/2010/NĐ-CP quy định cụ thể, rõ ràng đối tượng được vay
vốn gồm hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nông thôn; cá nhân; chủ trang
trại; các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; các tổ chức và cá nhân cung
ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi... được vay để phục vụ cho phát triển
ngành nghề, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, chi phí sản xuất, kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ, phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng

8



các dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, vay tiêu dùng nhằm nâng cao
đời sống nhân dân ở nơng thơn và theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.
Thứ tư: Về nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng. Nghị định 41/2010/NĐCP đã bổ sung thêm nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước và tách bạch hoạt động
cho vay bằng vốn ngân sách nhà nước cho các đối tượng chính sách.
Thứ năm: Mức cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản trong Nghị định
41/2010/NĐ-CP được nâng lên đối với từng loại đối tượng. Theo đó, tổ chức tín
dụng được cho vay khơng có tài sản đảm bảo đến 50 triệu đồng đối với cá nhân,
hộ sản xuất; đến 200 triệu đồng đối với hộ kinh doanh, sản xuất phục vụ nông
nghiệp, nông thôn; đến 500 triệu đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại, gấp từ 5
đến 10 lần so với Quyết định 67/1999/QĐ-TTg.
Thứ sáu: Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người vay
nếu khơng có tài sản đảm bảo và khơng có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
người vay được sử dụng giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất khơng có tranh chấp. Người
vay cũng khơng phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm khi đi đăng ký giao
dịch bảo đảm.
Thứ bảy: Nghị định 41/2010/NĐ-CP quy định cụ thể về ngun tắc trích lập dự
phịng rủi ro và xử lý rủi ro. Đặc biệt là nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm
của tổ chức tín dụng trong hoạt động cho vay và xử lý rủi ro, không chờ vào quyết
định của Nhà nước khi có rủi ro xảy ra. Nghị định 41 cũng khuyến khích khách
hàng tích cực tham gia bảo hiểm trong nơng nghiệp và quy định cụ thể về chính
sách ưu đãi miễn, giảm lãi đối với khách hàng tham gia bảo hiểm.
Thứ tám: Nghị định 41/2010/NĐ-CP quy định khá rõ về nguyên tắc và quy trình
xử lý nợ vay trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh trên diện rộng.
Thứ chín: Quyết định 67/1999/QĐ-TTg mới chỉ nêu được trách nhiệm của Ngân
hàng Nhà nước và Bộ Tài chính trong việc triển khai thực hiện, thì Nghị định

9



41/2010/NĐ-CP có hẳn một Chương quy định cụ thể trách nhiệm của từng cơ
quan, tổ chức, cá nhân như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ
Y tế, Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn.
4.5 Kết quả đạt được
4.5.1 Kết quả thực hiện nghị định 41
Tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết số 67/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính
phủ, ngân hàng NN&PTNT Agribank đã đạt được một số thành tự sau:
+ Đã hồn thành tốt vai trị cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt ưu tiên cho nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn.
+ Có trên 80% hộ nông dân cả nước được sử dụng vốn ngân hàng.
+ Phối hợp với Hội nông dân và Hội phụ nữ cho vay đến 50.000 tỷ đồng.
+ Cho vay xuất khẩu lao động với 2.243 tỷ đồng.
+ Cho vay 1.157 tỷ đồng để nông dân mua xe cơ giới và các công cụ sản xuất các loại
+ Thực hiện “Bảo an tín dụng” tại hầu hết các tỉnh.
+ Thực hiện khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, xoá nợ cho các hộ nông dân gặp rủi ro trong
sản xuất.
+ Cho vay khắc phục hậu quả hoặc thực hiện dự án mới.
+ Giảm tiền lãi vay cho khách hàng ,điển hình là 2004 đã giảm 2000 tỷ đồng, và 2009
giảm 4.300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, sau hơn 10 năm thực hiện
Quyết định 67 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như nguồn vốn tín dụng chưa thỏa mãn
được đầy đủ các nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống tại khu
vực nơng thơn; một số chính sách tại Quyết định 67 vẫn chưa phát huy tốt trong thực
tiễn, nhiều chính sách sau 10 năm thực hiện đến nay đã lạc hậu, cần điều chỉnh cho
phù hợp;... Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ được ra đời

10



nhằm kế thừa những kết quả tích cực, đồng thời bổ sung, phát triển và khắc phục
những tồn tại, hạn chế, bất cập của Quyết định 67 nhằm khơi thông nguồn vốn phục
vụ nơng nghiệp, nơng thơn.
Mặc dù chưa có báo cáo cụ thể tổng kết tình hình thực hiện nghị định 41 nhưng nhìn
chung tại một số tỉnh, huyện cũng đã bước đầu cho những khả quan đáng kể.
+ Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tính đến tháng 8-2011 ngân hàng Agribank chi nhánh ở
đây có tổng tổng dư nợ cho vay đầu tư NNNT trên địa bàn tỉnh đạt 3.690 tỷ
đồng/67.808 khách hàng vay vốn. Trong đó, cho vay khơng có tài sản bảo đảm hơn
637 tỷ đồng.
+ Tại huyện Bình Gia – Lạng Sơn, cuối năm 2010 Trên tồn địa bàn huyện hiện có
hơn 1.700 hộ dư nợ trên 58 tỷ đồng vốn của Ngân hàng NN&PTNT để phát triển sản
xuất, kinh doanh. tổng dư nợ vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn đạt trên 1.150 tỷ đồng, với hơn 66.700 khách hàng sử dụng vốn,
trong đó, các đối tượng vay vốn chủ yếu là hộ gia đình, hộ kinh doanh, chiếm dư nợ
trên 73%.
+ Tại Vũng Liêm – Vĩnh Long, đây là nơi đầu tư khá mạnh cho tín dụng nông nghiệp
nông thôn. Hơn 1/3 hộ dân của huyện được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đầu tư, chiếm hơn 80% dư nợ của ngân hàng. Hiện nay, dư nợ từ nông
nghiệp – nông thôn chiếm 72% trong tổng dư nợ trên 4.000 tỷ đồng của hệ thống các
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn.
+ Tại Yên Lập – Phú Thọ, năm 2011 tổng nguồn vốn của ngân hàng NN&PTNT trên
địa bàn đạt 135 tỷ đồng, tăng 11,5% so với đầu năm; tổng dư nợ đạt 329 tỷ đồng, tăng
11,2%, với hơn 17.000 khách hàng.
4.5.2 Hiệu quả của nghị định 41 mang lại

11


Nơng nghiệp ln là nơi ít người dám đầu tư vì khơng phải lợi nhuận đem lại ít mà

ngành nơng nghiệp mang nhiều rủi ro cao hơn so với các ngành công nghiệp hay
dịch vụ. Tuy nhiên nông nghiệp lại là ngành đóng góp rất nhiều trong GDP của
nước ta. Chính vì vậy mà chính phủ ln quan tâm đến nông nghiệp. Nghị định 41
được phê duyệt và đưa vào triển khai như một động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho khu
vực này, điển hình là nhờ có nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ mà nhiều nơng dân
nhờ biết cách làm ăn đã thoát được nghèo và vươn lên làm giàu.
+ Điển hình là anh Nguyễn Văn Hán ở khu Tân Hoa, xã Đồng Thịnh cho biết: "Nhiều
năm nay, từ nguồn vốn vay ngân hàng, gia đình tơi đã có điều kiện đầu tư vào chăn
ni, mỗi năm ni 30- 40 lợn thịt, kết hợp trồng cây cảnh, nuôi cá làm dịch vụ xay
xát, thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Nhờ đó, tơi có điều kiện ni 3 con ăn học
đầy đủ, sửa được nhà, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt thiết yếu".
+ Hay bà Ngô Thị Phú ở khu Tân Hoa phấn khởi nói: "Trên diện tích 1.000m 2, gia
đình tơi ni 8 con lợn rừng nái và 1 lợn đực giống. Cơ ngơi này có được ngồi nỗ
lực của gia đình cịn có sự giúp sức khơng nhỏ của ngân hàng, chính quyền địa
phương. Hiện, mỗi năm gia đình tơi thu lãi khoảng 150 triệu đồng".
+ Tại trang trại heo của ông Nguyễn Hữu Ái, xã Tân An Luông, Vũng Liêm tỉnh Vĩnh
Long. Năm qua, nhờ 500 triệu đồng vốn tín dụng nên ơng đã phát triển thêm hai dãy
chuồng mới. Đến nay, đàn heo đã có trên 250 con các lọai, từ heo con, heo thịt đến
heo nái. Theo tính tóan, mỗi năm, trang trại này xuất bán 4 đợt heo thịt với tổng số 6
tấn heo thịt và 1.200 heo con. Tết này, trang trại xuất chuồng khỏang 2 tấn heo.
Còn rất nhiều những tấm gương tiêu biểu về nông dân làm giàu khác nhưng qua đây
chúng ta có thể thấy được tác động tích cực của nghị định 41 lên đời sống của người
nông dân. Đây thực sự là một sách lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
4.6 Những bất cập thực tế

12


Trên thực tế chính sách tín dụng dành cho nơng nghiệp mà cụ thể là nghị định 41
được Chính Phủ ban hành ra như một luồng gió mới thúc đẩy mạnh mẽ việc sản

xuất nông nghiệp ở nông thôn. Người nông dân như được gỡ bỏ nỗi lo về vốn.
Tuy nhiên sau hơn một năm triển khai thực hiện nghị định 41 thì đã có nhiều khó
khăn xuất hiện như:
+ Tại một số tỉnh như Đồng Nai, Ninh Bình thì UBND tại một số xã vẫn chưa thực
sự quan tâm tới việc chỉ dạo và đề xuất các giải pháp triển khai rộng rãi nội dung
của nghị định 41 đến người dân.
+ Người nơng dân ngại tiếp cận vốn vì ở một số ngân hàng có những u cầu khá
vơ lý như tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Quảng Nam, nhiều nông
dân chưa thể tiếp cận để vay vốn mua nông cụ phục vụ sản xuất do ngân hàng yêu
cầu phải biết sử dụng máy. Điều này giống như đánh đố người dân vậy. Hoặc thủ tục
cho vay vốn quá rườm rà khiến người nông dân thấy nản khi đi vay vốn ở ngân
hàng.
+ Quy định cho vay không đảm bảo bằng tài sản theo tinh thần Nghị định 41 vẫn
chưa được nhiều địa phương, các tổ chức tín dụng áp dụng. Các ngân hàng quá đặt
nặng vấn đề thủ tục mà không cử cán bộ xuống địa bàn để kiểm tra mơ hình làm ăn
của người nơng dân.
+ Ngồi ra trên thị trường liên ngân hàng hiện nay đang có sự biến động rất lớn về
lãi suất. Điều này sẽ đẩy lãi suất cho vay ở khu vực nơng nghiệp lên gây thêm nhiều
khó khăn cho người nông dân và HTX.
4.7 Giải pháp
Bước qua năm thứ 2 kể từ khi nghị định 41 được ban hành và áp dụng. Qua 1 năm
hoạt động , chính sách đã để lộ ra nhiều bất cập cần sửa đổi. Sau đây là một số đề
xuất giải pháp:

13


+ Đối với việc thực hiện chính sách, ngân hàng nhà nước và chính phủ cần thường
xuyên cử cán bộ trung ương xuống các tỉnh, huyện, xã để theo dõi việc tuyên truyền
và triển khai chính sách của UBND của tỉnh, huyện, xã đó.

+ Các ngân hàng cần thực hiện đúng với nội dung của chính sách, giảm bớt các thủ
tục rườm rà và tăng cường kiểm tra thực tế tình hình sản xuất của nơng dân hay
HTX để có những quyết định cho vay vốn phù hợp.
+ Ngân hàng nhà nước cần có quyết định đúng đắn về việc ra lãi suất cho vay đối
với khu vực nông nghiệp. Cần hạn chế tối đa sự biến động của lãi suất để người
nông dân yên tâm khi tiếp cận với nghị định 41.
+ Nơng nghiệp là ngành có nhiều rủi ro, chính vì vậy mà nhà nước cần có chính sách
bảo hiểm cho nơng nghiệp.

Phần 5 Kết luận
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ tín dụng trong nơng
nghiệp nơng thơn, chúng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn và giảm rủi ro cho
người nông dân, doanh nghiệp làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Kèm theo chúng là
các thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực hiện có những quy định cụ thể về đối tượng được
vay vốn, nguồn vốn vay, điều kiện hình thức cho vay, thời hạn, lãi suất… giúp cho
các tổ chức tín dụng có cơ sở rõ ràng để tiến hành việc cho vay vốn đúng với mục tiêu
của chính sách. Các chính sách tín dụng đang ngày càng phát huy vai trị quan trọng
trong việc phát triển nơng nghiệp nơng thơn. Từ khi được ban hành những chính sách
này đã mang lại những hiệu quả nhất định, đặc biệt là trong việc tạo điều kiện cho
người sản xuất nông nghiệp tiếp cận với vốn vay. Nhu cầu về vốn được đáp ứng đầy
đủ sẽ giúp cho người sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó tăng thu nhập, giảm
đói nghèo…
Một trong những chính sách đáng chú ý trong vài ngày gần đây là Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Với Thông tư hướng dẫn từ Ngân hàng Nhà nước,

14


giờ đây các hộ nơng dân trong cả nước có thể vay ngân hàng đến 50 triệu đồng mà

không cần tài sản thế chấp. Còn các hợp tác xã, chủ trang trại có thể vay tối đa lên đến
500 triệu đồng. Kênh tín dụng đối với khu vực nơng thơn đã mở rộng hơn. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện các chính sách này cũng bộc lộ những bất cập như sự thiếu
đồng bộ giữa nghị định ban hành và thông tư hướng dẫn thực hiện: Tại Điều 3 của
Nghị định 41 quy định: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị
các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã".
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư 14/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam thì: "Khách hàng vay vốn phải cư trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất
kinh doanh trên địa bàn nông thôn". Sự không thống nhất này đã làm cả tổ chức tín
dụng và người dân lúng túng trong q trình thực hiện. Về cơ chế bảo đảm tiền vay,
theo quy định tại Điều 8 Nghị định 41, các đối tượng khách hàng được vay khơng có
tài sản bảo đảm phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc được UBND cấp
xã xác nhận chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất khơng có tranh
chấp. Nhưng khi áp dụng, các tổ chức tín dụng cho vay lại yêu cầu nông dân nộp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Một bộ phận nơng dân gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn vay vì họ khó có khả
năng đề ra một dự án khả quan thuyết phục đối với ngân hàng.
Nguồn vốn bị hạn chế do sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn nên việc huy
động vốn gặp rất nhiều khó khăn trong khi đó, nguồn vốn theo Nghị định 41 là nguồn
vốn ngân hàng tự huy động. Ngồi ra, sản xuất nơng nghiệp còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
do dịch bệnh, thiên tai…nên chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng…
Đây là những bất cập đang cần khắc phục, sửa đổi để chính sách phát huy được hiệu
quả.
Vì vậy Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính cần có những chính sách hỗ trợ đầy đủ và
đồng bộ hơn , nhất là phải theo hướng bám sát vào tình hình và nhu cầu thực tế của
nông thôn Việt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng và khuyến

15



khích các tổ chức tín dụng tham gia vào khu vực kinh tế này, để tín dụng ngân hàng
thực sự đến với nông nghiệp nông thôn.

MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phạm vi nghiên cứu

Phần 2: Các khái niệm lý thuyết cơ bản và phương pháp nghiên
cứu
2.1 Các khái niệm và lý thuyết cơ bản
2.1.1 Chính sách
2.1.2 Chính sách nơng nghiệp
2.1.3 Tín dụng
2.1.4 Chính sách tín dụng
2.2 Các văn bản chính sách ở Việt Nam
2.3 Đặc điểm của chinh sách nông nghiệp
2.4 phương pháp nghiên cứu
2.4.1 thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu
2.4.2 quá trình phân tích chính sách

Phần 4: Phân tích Nghị định 41/2010 NĐ-CP
4.1 Hồn cảnh ra đời chính sách
4.2 Mục tiêu của nghị định 41
4.3 Tóm tắt nghị định 41
4.4 Một số điểm mới của nghị định 41 so với nghị quyết 67
4.5 Kết quả đạt được


16


4.5.1 Kết quả thực hiện nghị định 41
4.5.2 Hiệu quả của nghị định 41 mang lại
4.6 Những bất cập thực tế
4.7 Giải pháp

Phần 5 Kết luận

Nguồn tham khảo
Các chính sách:
+
+
+ />Các bài viết tham khảo:
+ />+ />+ />+ />+ />+ />
Phụ Lục Đính kèm
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp các chính sách liên quan
Phụ lục 2: Nội dung nghị quyết 67/1999/QĐ-TTg
Phụ lục 3: Nội dung nghị định 41/2010/QĐ-TTg

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×