Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 10) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.96 KB, 5 trang )

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 10)

Câu 12: Cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Nội dung đổi mới cơ
chế quản lý hiện nay so với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập
trung trước đây.

I. Cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế:

1. Cơ chế là 1 khái niệm chỉ sự diễn biến của quá trình vận hành nội tại của
1 hệ thống, trong đó có sự tương tác giữa các bộ phận, các yếu tố cấu thành
nên 1 hệ thống trong quá trình vận động của mỗi bộ phận, mỗi yếu tố đó,
nhờ đó hệ thống có thể vận động, phát triển theo mục đích đã định.
2. Cơ chế kinh tế là tổng thể các quan hệ tương tác giữa các bộ phận, các yếu
tố cấu thành nền kinh tế, nhờ đó mà nền kinh tế vận động và phát triển được.
Các yếu tố cấu thành cơ chế nền kinh tế bao gồm: lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất, tổ chức sản xuất, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật; các ngành nghề
trong tổng thể nền kinh tế; các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các tổ
chức kinh tế có qui mô lớn, vừa, nhỏ. Các yếu tố của cơ chế kinh tế có mối
quan hệ qua lại, tương tác lẫn nhau, phản ảnh sự tác động của cung cầu, của
giá cả, của lãi suất tín dụng Đây là 1 dạng cơ chế phức tạp nhất trong cơ
chế kinh tế, vì nó là sự hội tụ của hàng loạt biến số, trong đó mỗi biến số
đồng thời là hàm số của các biến số khác.

3. Cơ chế quản lý kinh tế là cách thức quản lý kinh tế của nhà nước. Đó là 1
hệ thống các nguyên tắc, các hình thức, phương pháp và các công cụ quản lý
mà nhà nước sử dụng để tác động vào nền kinh tế nhằm đạt được các mục
tiêu đã đề ra.

Các yếu tố cấu thành cơ chế quản lý kinh tế bao gồm: Mục tiêu của quản lý
kinh tế, chức năng, nguyên tắc, phương thức, các công cụ và hướng vận


dụng chúng trong quản lý kinh tế.

II. Những nội dung đổi mới cơ chế quản lý hiện nay so với cơ chế quản
lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây:

1. Về mục tiêu:

+ Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây là nhằm xây dựng
1 nền kinh tế XHCN, có lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất tiến
tiến. Trong đó, mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng cuộc sống ấm
no, hạnh phúc và khẳng định phải xây dựng ngay 1 nền kinh tế chỉ có 1
thành phần kinh tế với 2 hình thức sở hữu toàn dân và tập thể.

+ Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay là xây dựng 1 nền kinh tế XHCN, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Và khẳng định để
đạt được mục tiêu đó cần phải xây dựng 1 nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.

2. Về chức năng quản lý:

+ Trước đây, Nhà nước can thiệp 1 cách trực tiếp, toàn diện, triệt để và sâu
rộng vào mọi lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế. Nhà nước đóng vai trò
người chỉ huy trực tiếp tất cả các hoạt động kinh tế. Các cơ quan Nhà nước
tập trung trong tay mình cả 3 quyền chi phối, đó là quyền quản lý nhà nước
về hành chính kinh tế, quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với các doanh
nghiệp và quyền quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp.

+ Nay nhà nước đóng vai trò điều hành vĩ mô (vạch ra định hướng, hỗ trợ,
giúp đỡ và điều tiết), có sự phân định, có sự tách bạch ngày càng rõ 3 quyền

để tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Các quyền quản lý nhà nước về hành
chính kinh tế đối với các loại hình doanh nghiệp và quyền quản lý với tư
cách là chủ sở hữu và đại diện của chủ sở hữu đối với vốn và tài sản của nhà
nước trong các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của các cơ quan nhà nước.
Còn quyền điều hành hoạt động xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc
bộ máy quản lý của các doanh nghiệp. Như vậy có nghĩa là nhà nước chỉ
quản lý ở tầm vĩ mô, định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế, tạo lập
môi trường, điều chỉnh, điều tiết và kiểm tra giám sát.

3. Về nguyên tắc quản lý:

+ Trước đây, vận dụng nguyên tắc tập trung cao độ nên dẫn đến tệ quan liêu,
cửa quyền của nhà nước, tính thụ động ỷ lại, nạn hối lộ, móc ngoặc của các
đơn vị kinh tế.

+ Nay, vận dụng đồng thời các nguyên tắc: Tập trung dân chủ, kết hợp quản
lý theo ngành và theo lãnh thổ, phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế với
quản trị kinh doanh, bảo vệ quyền lợi và quyền làm chủ cho người lao động,
tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý kinh tế.

4. Về hình thức quản lý:

+ Trước đây, theo kiểu "cấp phát - giao nộp", đó là 1 nền kinh tế hiện vật,
cấp phát hiện vật, giao nộp hiện vật; về tài chính thực hiện "cơ chế xin -
cho"; về thực hiện "hạch toán kinh tế là hình thức".

+ Nay theo cơ chế "nghĩa vụ và trách nhiệm"; thực hiện tự chủ về tài chính;
thực hiện chế độ hạch toán thực chất thể hiện trên 4 nguyên tắc: tự bù đắp và
có lãi; đảm bảo tính độc lập về tài chính; chịu trách nhiệm vật chất và được

khuyến khích bằng lợi ích vật chất; thực hiện giám đốc bằng đồng tiền đối
với hoạt động của doanh nghiệp.

5. Về phương pháp quản lý:

+ Trước đây, dựa vào mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, các phương pháp rất
ít được vận dụng.

+ Nay có sự kết hợp đồng bộ các phương pháp, đó là: phương pháp hành
chính, phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục.

6. Về công cụ quản lý:

+ Trước đây, chủ yếu sử dụng công cụ kế hoạch pháp lệnh mang tính áp đặt
từ cấp trên xuống cấp dưới trong việc giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
bằng 1 hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh.

+ Nay nhà nước sử dụng 1 hệ thống đồng bộ các công cụ kinh tế vĩ mô để
quản lý nền kinh tế, đó là: Đường lối phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, pháp lệnh
kinh tế, các chính sách kinh tế và các công cụ của các chính sách kinh tế.

×