Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Phần 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.45 KB, 8 trang )

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ (Phần 1)
Câu 1 hân tích những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay sự thể hiện
nhũng đặc trưng đó như thế nào?
Kinh tế là sử dụng tổng thể các quan hệ xã hội ,nhất là trong lịch sử hoặc chế
độ kinh tế phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, giao lưu, mua bán …hàng
hóa.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Ở đó thị
trường quyết định về sản xuất và phân phối. Là 1 quá trình vận động phát
triển dựa trên quy luật của thị trường trong đó quan hệ hàng hóa , tiền tệ trở
nên bao quát hầu hết các lĩnh vực kinh tế.
Dù là nền kinh tế nào đi chăng nữa thì cũng sẽ mang những đặc trưng nhất
định và nền kinh tế thị trường cũng vậy. Chúng ta có thể xem xét một số đặc
trưng như:
Một là quá trình lưu thông sản phẩm vật chất và phi vật chất từ sản xuất đến
tiêu dùng phải được thực hiện chủ yếu bàng phương thức mua – bán trên thị
trường, chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường. Thị trường có tác động tới
việc phân phối các nguồn lực (vật chất , trí tuệ). Vì sao lại như vậy ? . Đó là
do sự phân công chuyên môn hóa trong việc sản xuất . Do vậy sản phẩm
trước khi trở thành hữu ích cho đời sống sản xuất cần được gia công qua
nhiều công đoạn khác nhau.Bên cạnh đó các doanh nghiệp không thể tự
mình sản xuất ra hầu hết tất cả các sản phẩm được do đó sẽ dẫn tới việc trao
đổi sản phẩm hàng hóa, và nó sẽ chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường.
Hai là người sản xuất và trao đổi hàng hóa được tự do , tự chủ khi tham gia
vào thị trường cũng như trong sản xuất kinh doanh. Tự do lựa chọn hình
thức vốn có của nền KTTT , không chỉ trong lưu thông mà cả trong sản xuất
tiêu và tiêu dùng. Đó chính là sự khác biệt so với nền kinh tế chỉ huy ( mọi
việc sản xuất tiêu dùng điều tuân thủ kế hoạch của nhà nước)
Người sản xuất và trao đổi có thể tự do trên một số vấn đề: tự do lựa chọn


nội dung sản xuất và trao đổi. tự do lựa chọn đối tác trao đổi. tự do thỏa
thuận giá cả trao đổi theo cách “ thuận mua vừa bán”. Tự do cạnh tranh sản
xuất và trao đổi.
Ba là hoạt động mua bán được thực hiện thường xuyên rộng khắp trên cơ sở
kết cấu hạ tầng tối thiểu, đủ để việc mua và bán diễn ra thuận lợi , an toàn
với một hình thức thị trường ngày càng đầy đủ, trở thành đầu mối của sự
hoạt động quay lại của nền kinh tế - xã hội.
Bốn các đối tác hoạt động trong nền KTTT đều theo đuổi lợi ích riêng của
mình. Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế. Tuy
nhiên phải quan tâm tới việc vì quá theo đuổi lợi ích của bản thân mà làm
ảnh hưởng tới người tiêu dùng thậm chí là người cùng cạnh tranh mặt hàng
với mình.
Năm tự do cạnh tranh là thuộc tính cơ bản của nền kinh tế thị trường , là
động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội nâng cao chất lượng sản
phẩm. Đó là việc tạo ra những công cụ sản xuất tiên tiến để nâng cao chất
lượng và năng suất sản phẩm.
Sáu vận động theo quy luật khách quan của thị trường , tác động vào hành vi
, thái độ ứng xử của chủ thể tham gia thị trường nhờ đó hình thành một trật
tự nhất định của thị trường từ sản xuất đến lưu thông phân phối sản phẩm và
tiêu dùng.
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của nền KTTT. Tuy nhiên chúng ta
đang tiến vào quá trình hội nhập toàn cầu vì vậy ngoài những đặc trưng cơ
bản trên thì chúng ta còn có thêm đặc trưng của nền KTTT hiện đại .
Một có sự xích lại gần nhau giữa các mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội.
Hai có sự quản lý của nhà nước ( bàn tay hữu hình ). Nhà nước dựa vào quy
luật vận hành của KTTT thực hiện việc điều chỉnh và khống chế vĩ mô , cần
thiết hữu hiệu sự phát triển kinh tế của thị trường.
Ba có sự chi phối mạnh mẽ của phân công và hợp tác quốc tế , vượt ra khỏi
biên giới quốc gia. Quá trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia diễn ra với
quy mô và tốc độ ngày càng nhanh , mạnh mẽ làm cho nền kinh tế thế giới

ngày càng trở thành một chỉnh thể thống nhất. trong đó mỗi quốc gia vừa là
một bộ phận gắn bó hữu cơ với bộ phận khác , vừa độc lập , vừa phụ thuộc
vừa hợp tác , vừa đấu tranh. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát
triển của thế giới. xu thế hội nhập là tất yếu khách quan và tại đại hội Đảng 6
– 1986 đã khẳng định “ KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là kiểu tổ
chức tế vừa tuân theo quy luật thị trường vừa có định hướng bởi các nguyên
tắc CNXH thực hiện ở mục tiêu, chế độ , tổ chức quản lý , phân phối “. Nền
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết của nhà nước XHCN.
Phát triển nền kinh tế TT định hướng XHCN ở nước ta đã bỏ qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa. Trên cơ sở học tập những kinh nghiệm quản lý
của nền kinh tế đó chúng ta đã chọn lọc và điều chỉnh để phù hợp với con
đường phát triển của đất nước, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
, chăm lo đời sống cộng đồng và người lao động , tạo môi trường phát triển
bền vững. quá trình hình thành và phát triển nền KTTT ở nước ta bắt nguồn
từ sự đổi mới từ nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa khoa học tập trung sang nền
KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nước ta còn gặp nhiều
khó khăn. Bên cạnh những đặc trưng chung của nền KTTT thì nền kinh tế
của nước ta cũng mang những nết riêng biệt về đặc trưng của nền KTTT.
Một Nhà Nước xã hội chủ nghĩa đại diện lợi ích chính đáng cho người dân
lao động và xã hội , thực hiện quản lý ở tầm vĩ mô đối với KTTT trên cơ sở
học tập , vận dụng kinh nghiện của các nước TBCN , có chọn lọc , điều
chỉnh , giáo dục đạo đức kinh doanh phù hợp , thống nhất điều hành điều tiết
và hướng dẫn sự vận hành nền kinh tế cả nước theo đúng mục tiêu phát triển
KT – XH.
Hai KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam vừa ra sức phát triển kinh tế nhà
nước
, vừa ra sức phát triển kinh tế tư nhân dựa trên chế độ đa sở hữu , đa thành
phần. KTNN giữ vai trò chủ đạo , các thành phần kt vừa độc lập vừa xen kẻ ,
thâm nhập vào nhau hoat động theo nguyên tắc và pháp luật của NN , chịu

sự kiểm tra giám sát lãnh đạo và điều hòa của NN.
Ba bảo đảm giải phóng lực lượng sản xuất , đồng thời xây dựng lực lượng
sản xuất mới kết hợp với sự hoàn thiện quan hệ sản xuất, xây dựng qhsx phù
hợp , giải quyết những nhiệm vụ chính trị , xã hội ,văn hóa , môi trường. tạo
sự phat triển bên vững.
Bôn KTTT ở nước ta dựa vào sự phát huy tối đa nguồn lực trong nước và
tranh thủ nguồn lực nước ngoài theo phương châm “ kết hợp sức mạnh của
dân tộc và sức mạnh của thời đại “ sử dụng một cách hiệu quả hợp lý .
Năm mang tính cộng đồng cao theo truyền thống của nước ta , phải có sự
tham gia của cộng đồng , vì lơi ích công đồng. Chính vì vậy mà mục tiêu
phát triển của nước ta là xây dựng nhà nước “ dân giàu , nước mạnh , xã hội
công bằng , dân chủ văn minh”.
Đó là những đặc trưng của nền KTTT ở nước ta. Sự phát triển và đi lên của
đất nước luôn là điều mong mỏi của tất cả mọi người. Để làm được như vậy
nhà nước phải tạo những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển tuy
nhiên sự phát triển đó không được đi chệch so với định hướng XHCN của
chúng ta.

Câu 2 : Phân tích những ưu , nhược điểm của kinh tế thị trường . Để khắc
phục những nhược điểm đó, nhà nước cần tập trung giải quyết những vấn đề
gì. Cho ví dụ minh họa.

1. Ưu điểm của nền kinh tế thị trường, đó là: (6)

+ Năng động và thích ứng cao với đòi hỏi của thị trường, đáp ứng được các
nhu cầu có thể thanh toán được của xã hội một cách tự động mà không một
bộ máy hoạch định nào có thể thay thế được;

+ Huy động tối đa mọi tiềm năng của xã hội;


+ Tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp đạt
hiệu quả cao và thông qua phá sản tạo ra cơ chế đào thải các doanh nghiệp
yếu kém;

+ Phản ứng nhanh nhạy trước các thay đổi trong nhu cầu xã hội và các điều
kiện kinh tế trong nước và quốc tế;

+ Buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên học hỏi lẫn nhau, hạn chế các
sai lầm trong kinh doanh diễn ra trong thời gian dài và trên qui mô lớn;

+ Tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ -
kỹ thuật làm cho nền kinh tế năng động và đạt hiệu quả cao.

2. Nhược điểm của nền kinh tế thị trường: (5)

Nền kinh tế thị trường tuy có nhiều ưu điểm nhưng nó không phải luôn hoàn
hảo, mà bản thân nó chứa đầy những mặt trái, những nhược điểm rất cơ bản.
Và cũng chính vì những khuyết tật này mà nó làm cho kinh tế thị trường
chứa đựng cả những yếu tố đi ngược chiều với mục tiêu mà chúng ta đang
hướng tới. Những khuyết tật, mặt trái của kinh tế thị trường được thể hiện ở
các nội dung sau:

+ Động cơ lợi nhuận dễ đẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật như kinh
doanh lừa đảo, làm hàng giả; tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị tàn
phá, huỷ hoại 1 cách nghiêm trọng và lan rông; tham nhũng, hối lộ, tệ nạn xã
hội, thương mại hoá các giá trị đạo đức và đời sống tinh thần;

+ Kinh tế thị trường tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, dẫn
đến phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng.


+ Do theo đuổi lợi ích cá nhân tối đa, nên lợi ích chung của xã hội không
được chăm lo, nhiều trường hợp các nhà kinh doanh có thể đưa vào sản xuất
những sản phẩm đem lại tác hại cho xã hội và nhân loại như hàng giả, thuốc
tây giả, ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ ; để khắc phục tình trạng này cần
phải có sự can thiệp tích cực của nhà nước.

+ Sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường dẫn đến độc quyền, do vậy sẽ hạn
chế nghiêm trọng các ưu điểm của kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh không tổ
chức dẫn đến mất cân đối vĩ mô, gây ra những hậu quả tiêu cực về xã hội
nhưng tình trạng thất nghiệp, lạm phát, phát triển kiểu chu kỳ.

+ Kinh tế thị trường làm sản sinh và dẫn đến các cuộc chiến tranh kinh tế.

3. Nhà nước cần tập trung giải quyết những vấn đề sau để khắc phục những
nhược điểm của nền kinh tế thị trường: (7)

+ Nhà nước cần tập trung vào việc xây dựng 1 hệ thống thị trường đồng bộ
gồm những thị trường bộ phận như: thị trường vốn, thị trường lao động

+ Các chủ thể kinh tế phải được tự do, bình đẳng trong hoạt động kinh tế.

+ Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật.

+ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để định hướng cho sự vận động
và phát triển của nền kinh tế.

+ Nhà nước phải kết hợp nhiều hình thức phân phối theo yêu cầu của nền
kinh tế thị trường, đó là phân phối theo lao động, phân phối theo tài sản và
vốn, phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội để giảm khoảng cách giàu nghèo.


+ Phải chú trọng vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, bởi nếu cơ sở hạ tầng yếu
kém sẽ làm cho giá thành sản phẩm cao, hiệu quả mua bán kém, do vậy
không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, sẽ khó thu hút đầu tư kinh tế
từ nước ngoài.
+ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
chống nạn tham nhũng, lãng phí cạnh tranh không lành mạnh, hàng lậu,
hàng giả ).
Ví dụ :
+ về vấn đề tạo môi trường pháp lý : nhà nước đã có những văn bản pháp lý
được sủa đổi và hoàn thiện để phát triển kinh tê như luật doanh nghiệp năm
2005, luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1996 sủa đổi năm 2000.

+ hiện nay thì nhà nước ta có chính sách phát triển kinh tế ở các vùng miền
núi, bước đầu đang tiến hành xây dựng về cơ sở hạ tầng. để đảm bảo phát
triển đồng điều giữa các vùng.

×