Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Những vấn đề lý luận chung về kinh tế tư nhân ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.48 KB, 22 trang )

Những vấn đề lý luận chung về kinh tế tư nhân ở nước ta
I - Bản chất, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
1. Quá trình phát triển, đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của kinh tế tư
nhân trong phát triển kinh tế ở nước ta
Với những thành tựu thu được sau hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh
tính đúng đắn của Đảng trong việc không ngừng đổi mới nhận thức, quan điểm,
chính sách về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên
Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trước đây, trên phương diện lý luận, chúng ta thừa nhận nền kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội có nhiều thành phần, nhưng trên thực
tế cũng như trong hành động không thực sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành
phần. Nền kinh tế được chia thành : kinh tế xã hội chủ nghĩa (gồm kinh tế quốc
doanh và kinh tế tập thể) và kinh tế phi xã hội chủ nghĩa (gồm kinh tế tư bản tư
nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ…). Với chủ trương sớm xây dựng và phát triển
kinh tế xã hội chủ nghĩa chiếm tỷ trọng lớn trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông
bằng làn sóng quốc doanh hoá, tập thể hoá thông qua các biện pháp hành chính
là chủ yếu. Các thành phần kinh tế phi XHCN thì bị ngăn cấm không cho phát
triển, bị thu hẹp dần, cải tạo và dần bị xoá bỏ… Trong khi kinh tế quốc doanh
và kinh tế tập thể, bên cạnh những thành tích đóng góp vào công cuộc bảo vệ
xây dựng miền Bắc XHCN và giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì các
khu vực này ngày càng bộc lộ những yếu kém, làm cho tình trạng trì trệ, kém
phát triển và khủng hoảng kinh tế - xã hội tăng lên và dẫn đến công cuộc đổi
mới từ năm 1986.
Sự nghiệp đổi mới, trong đó có đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo đã thừa nhận trên cả lý luận và thực tiễn của nền kinh tế nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong đó có kinh tế tư nhân.
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1986), sau khi phê
phán “những biểu hiện nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi
XHCN, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh”, mắc bệnh
“chủ quan, duy ý chí, giản đơn hoá”, “chưa thật sự thừa nhận những quy luật


của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan”. Đại hội khẳng định đường lối
đổi mới, chỉ rõ “nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của
thời kỳ quá độ”, chỉ rõ 6 thành phần kinh tế : kinh tế quốc doanh, kinh tế tập
thể, kinh tế gia đình, kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá, kinh tế tư bản tư nhân, kinh
tế tư bản Nhà nước.
Tuy nhiên, khái niệm kinh tế tư nhân được chính thức sử dụng từ Hội
nghị lần thứ 6 của Trung ương khóa VI (tháng 3 – 1989). Nghị quyết chỉ rõ :
trong điều kiện của nước ta, các hình thức kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư
bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền
kinh tế hàng hoá đi lên XHCN.
Về mặt quy định pháp lý, việc ban hành Luật công ty và Luật doanh
nghiệp tư nhân (năm 1990) đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và
phát triển các doanh nghiệp tư nhân với các loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.
Đại hội lần thứ IX của Đảng (4 – 2001) quyết định : “khuyến khích phát
triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh
doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính
sách, pháp lý để kinh tế tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của
Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; khuyến khích chuyển thành doanh
nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh liên kết với nhau,
với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh
nghiệp và người lao động”.
Trong nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Trung ương khoá IX (3 – 2002)
đã chỉ rõ : “kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển
kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN”.
2. Khái niệm và bản chất của kinh tế tư nhân
2.1. Khái niệm kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân trước hết là một đơn vị kinh tế ngoài Nhà nước, quyền sở
hữu các doanh nghiệp này thuộc cá nhân, tổ chức (những người tham gia góp

vốn), đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của pháp luật. Trong
khuôn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp của tư nhân có quyền tự do kinh doanh
và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh (trừ một số ngành nghề mà pháp
luật cấm sản xuất kinh doanh) và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền
thừa kế về vốn, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ doanh
nghiệp tư nhân, các thành viên công ty được Nhà nước bảo hộ theo pháp luật.
Ở nước ta hiện nay đang có nhiều cách lý giải khác nhau về kinh tế tư
nhân : Có người cho kinh tế tư nhân đồng nghĩa với kinh tế tư bản tư nhân, có
người lại đồng nhất kinh tế tư nhân với kinh tế ngoài quốc doanh. Quan điểm
hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ở Hội nghị Trung ương 5 khoá IX (3
– 2002) : “kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và khuyến khích tư bản
tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh
nghiệp tư nhân…” Như vậy, do chưa có sự thống nhất chung nên đến nay vẫn
có thể hiểu khái niệm kinh tế tư nhân qua các cấp độ khác nhau :
- Theo cấp độ khái quát nhất : kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm
ngoài quốc doanh (ngoài khu vực kinh tế nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp
trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư.
- Theo cấp độ hẹp hơn : kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và
kinh tế tư bản tư nhân.
Do có những quan niệm khác nhau về kinh tế tư nhân nên số liệu thống
kê về loại hình kinh tế này cũng rất khác nhau, khó theo một hệ thống nhất quán
theo các năm. Nhưng có thể khái quát chung về khái niệm kinh tế tư nhân như
sau :
Kinh tế tư nhân là loại hình kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất và tương ứng với phương thức quản lý, phân phối phù hợp với hình thức sở
hữu đó.
2.2. Bản chất của kinh tế tư nhân
Bản chất của các thành phần kinh tế do quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
quyết định. Kinh tế tư nhân dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,

lợi ích cá nhân là động lực để các cá nhân hoạt động kinh tế, sản xuất và kinh
doanh. Trong hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mục đích của sản
xuất hàng hoá không phải là sản xuất ra giá trị sử dụng mà thông qua giá trị sử
dụng để thực hiện giá trị của hàng hoá và từ đó đạt được lợi nhuận. Để làm
được điều này, trước hết phải xác định rõ quan hệ hàng hoá, sau đó mới xác
định quan hệ lợi ích được thực hiện trong hàng hóa. Do quan hệ hàng hoá được
sản xuất ra từ các tư liệu sản xuất, nên muốn xác định quan hệ hàng hoá thì phải
xác định được các quan hệ sản để sản xuất ra hàng hoá đó. Quan hệ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất cơ bản đã đáp ứng điều này vì đặc trưng của quan hệ
này là thừa nhận lợi ích cá nhân.
Trong xã hội có giai cấp, ý thức về quyền sở hữu là thuộc tính của mỗi
con người, con người chỉ cảm thấy thực sự có động cơ khi họ hoạt động “cho
mình”, tức là vì lợi ích, trước hết là lợi ích cho chính bản than, sau đó mới vì
các mục đích khác. Do đó, quyền sở hữu được coi là một quyền tự nhiên của
con người trong xã hội có giai cấp. Kinh tế tư nhân ra đời từ rất sớm, từ khi xuất
hiện chế độ chiếm hữu nô lệ, và vẫn tồn tại và phát triển đến ngày nay bởi đặc
trưng về sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Chủ doanh nghiệp của kinh tế tư nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể là những
người trực tiếp sở hữu vốn, tài sản, các quan hệ liên quan tới tài sản như thế
chấp, thuê mướn và các tranh chấp được giải quyết rõ ràng, sòng phẳng. Doanh
nghiệp của tư nhân gắn với sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên có thể truyền
lại, thừa kế cho các thế hệ con cháu, kể cả kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh
và tạo ra động lực thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh. Kinh tế tư nhân sở
hữu vốn gắn với quản lý nên quan hệ giữa quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền lợi gắn chặt với nhau, tạo ra tính chủ động, năng động trước thị trường,
bộ máy quản lý gọn nhẹ, đơn giản.
Mục đích hoạt động của kinh tế tư nhân là thu lợi nhuận tối đa; vốn, tài
sản kinh doanh là của mình nên các chủ doanh nghiệp vừa phải thận trọng
nhưng đồng thời cũng phải chớp thời cơ kinh doanh, không để mất cơ hội để có
thể kinh doanh thu lợi nhuận.

3. Các loại hình kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân được hình thành trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất. Sở hữu tư nhân được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đan xen
nhau từ đó hình thành nhiều loại hình tổ chức kinh tế tư nhân khác nhau.
Kinh tế tư nhân bao gồm : các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ và doanh
nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 đã quy định việc
thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn : công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty cổ phần
- Công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
- Nhóm công ty
3.1. Các hộ sản xuất kinh doanh cá thể tiểu chủ
Địa bàn, ngành nghề hoạt động của loại hình này chủ yếu chuyên sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp có tính chất tự sản, tự tiêu, buôn bán nhỏ. Chủ yếu
là sử dụng lao động của gia đình, quy mô nhỏ, vốn ít. Nhưng hiện nay có một số
lượng lớn hộ sản xuất kinh doanh đang hoạt động nên có một vị trí quan trọng
trong khu vực kinh tế tư nhân.
Đối với một số hộ sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn hơn như trang trại,
nuôi trồng thuỷ sản, … có thể thuê mướn thêm lao động.
3.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
3.2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong
đó :
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt
quá năm mươi
- Thành viên không chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh

nghiệp
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại
điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
3.2.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ
chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công
ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ
phần.
3.3. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số
lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế sổ lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp và có quyền tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác.
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn.
3.4. Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó phải có ít nhất hai thành viên
là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi
là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên
góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3.5. Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán
nào.
Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
3.6. Nhóm công ty
Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau :
- Công ty mẹ - công ty con
- Tập đoàn kinh tế
- Các hình thức khác
4. Tính tất yếu khách quan tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta
Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn và nhất quán của Đảng. Bởi
vì :
- Trong xã hội có giai cấp, sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân luôn mang
trong nó một động lực mạnh mẽ - động lực cá nhân, một thuộc tính tồn tại lâu
dài với đời sống con người và xã hội loài người. Việc theo đuổi lợi ích thiết thân
của bản thân con người trong thời đại hiện nay vẫn chưa thể mất đi, do đó, nó
đòi hỏi phải hình thành một cơ chế vừa có thể kích thích con người, vừa có thể
thực hiện mục tiêu xã hội. Đó chính là cơ chế thị trường cùng với sự tồn tại
khách quan của các hình thức sở hữu đa dạng, trong đó sở hữu tư nhân và tương
ứng với nó là thành phần kinh tế tư nhân được coi là động lực quan trọng của sự
phát triển.
Nếu so sánh đối chiếu với các hình thức sở hữu khác, thì các nhà kinh tế
học đã thừa nhận rằng, trong nền kinh tế thị trường, sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất là hình thức sở hữu phù hợp hơn cả.. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất đã xác định được quan hệ hàng hoá, xác định được quan hệ lợi ích
được thực hiện trong hàng hoá bởi một đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế thị
trường là thừa nhận lợi ích cá nhân. Thực tế cho thấy, nếu không có sự giao
dịch, chuyển nhượng tài sản giữa các doanh nghiệp, giữa các cá nhân sản xuất

hàng hoá, thì cũng không có cạnh tranh về giá cả và thị trường theo đúng nghĩa
của nó, do vậy, cũng không có nền kinh tế thị trường thực sự.
- Sự xuất hiện và phát triển kinh tế tư nhân là một tất yếu khách quan
trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Kinh tế tư nhân dựa trên chế độ
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, sở hữu tư nhân tồn tại cùng với sự phát triển
của lịch sử loài người. Sự phân công lao động đã làm xuất hiện chế độ tư hữu,
chế độ tư hữu đã tạo nên động lực cho con người trong việc tham gia trực tiếp
vào các hoạt động kinh tế - xã hội, gắn bó họ với các hoạt động ấy và sự quan
tâm thường xuyên của họ tới việc tạo ra của cải vật chất và bảo vệ thành quả lao
động. Ý thức về quyền sở hữu là thuộc tính của mỗi con người, con người chỉ
cảm thấy có động cơ khi họ hoạt động vì lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế
của bản thân. Nó đang tiếp tục phát huy tác dụng trong thời đại ngày nay và sẽ
còn tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Trong xã hội có giai cấp và trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự
phát triển của lực lượng sản xuất không thể tách rời sự phát triển hài hoà giữa
hai khu vực kinh tế cơ bản bản : kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân. Kinh tế

×