Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (Phần 5) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.02 KB, 7 trang )

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KINH TẾ (Phần 5)

Câu 10 : Trình bày sự cần thiết khách quan của QLNN đối với nền kinh tế.
Bằng lý thuyết và thực tiễn chứng minh vai trò QLKT của nhà nước càng
quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
1.nhà nước.
ta có thể thấy nhà nước xuất hiện khi giai cấp và tư hưu về tư liệu sản xuất.
nhà nước một mặt( là một thiết chế quyền lực chính trị) là cơ quan thống trị
giai cấp của một(một nhóm) giai cấp này đối với một (hoặc toàn bộ giạ cấp
khác trong xã hội ); mặt khác nó còn là quyền lực công đại diện cho lợi ích
chung của cộng đồng xã hội nhằm duy trì và phát triển xã hội trước lịch sử
và các nhà nước khác.
Nhà nước nào cũng có hai thuộc tính cơ bản: thuộc tính giai cấp và thuộc
tính xã hội. nhà nước tồn tại đóng vai trò là chủ thể lớn nhất, quyết định nhất
trong việc quản lý xh và là nhân tố cơ bản giúp cho xã hội tồn tại, hoạt đông,
phát triển hay suy thoái. Nhà nước có hai chức năng cơ bản là: đối nội và đối
ngoại.
trong chức năng đối nội thì có chức năng tổ chức và quản lý kinh tế đó là
chức năng rất quan trọng, chức năng này nhằm vào các nhiện vụ:
- tạo lập, bảo đảm các tiền đề để ổn định để các chủ thể yên tâm đầu tư vào
sản xuất kinh doanh
- giải phóng sức sx, khai thác tiềm năng của đất nước, đảm bảo sự bình
đẳng, khả năng phát triển có hiệu quả của các thành phần kinh tế
- củng cố, phát triển các hình thức sở hữu trên cơ sở giữ vững vai trò chủ
đạo của sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể
- tạo tiền đề và đảm bảo các đk để các thành phần kinh tế tham gia có hiệu
quả vào hợp tác kinh tế quốc tế.
1. sự cần thiết khách quan.
- xuất phát từ chức năng của nhà nước, ta thấy rằng nhà nước có rất nhiều


chức năng và nhà nước thực hiện tất cả các chức năng ấy nhằm cho đất nước
phát triển và một chức năng đóng vai trò chủ đạo là chức năng quản lý nền
kinh tế, để thực hiện tốt các chức năng này thì nhà nước đã phải đưa ra
khung pháp lý,các chính sách tổng thể và cụ thể …
- sự phát triển của sx hàng hóa và sự ra đời của KTTT đòi hỏi phải nâng cao
hiệu lực quản lý xã hội của nhà nước trên cả 2 phương diện có quan hệ gắn
bó với nhau đó là: quản lý hành chính và quản lý kinh tế.
- nền KTTT xuất hiện như một yêu cầu khách quan, cơ chế thị trường là một
cơ chế kích thích và điều tiết kinh tế có hiệu quả nhưng cơ chế KTTT cũng
không phải là vạn năng, hoàn hảo mà nó còn những khuyết tật cố hữu của
nó, chính vì vậy để đảm bảo là cơ chế KTTT đi đúng hướng thì cần phải có
sự quản lý đúng đắn và chỉ có nhà nước mới có thể đứng ra quản lý được.
- vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hường xã hội chủ
nghĩa: nền kinh tế nước ta chịu sự điều tiết, cần sự quản lý của nhà nước có
các lý do sau:
+ nhà nước phải khắc phục những hạn chế của việc điều tiết của thị trường
bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xh đã đề ra. Thị trương không
phải là nơi có thể đạt được sự hài hòa trong việc phân phối thu nhập xã hội,
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống…nền kinh tế thị trương cũng
không thể tự khắc phục được những hạn chế của mình, điều đó nó không
phù hợp và nó sẽ cản trở mục tiêu kt-xh đã đặt ra.cho nên trong quá trình
vận hành kinh tế cần có sự quản lý của nhà nước để bù đắp những khuyết
điểm của nền kinh tế và điều chỉnh nền kinh tế đi đúng với định hướng, mục
tiêu đã đề ra.
+ nhà nước bằng quyền lực, chính sách và sức mạnh kinh tế của mình, nhà
nước giải quyết những mâu thuẫn lợi ích kinh tế phổ biến, thường xuyên và
cơ bản trong nền kinh tế quốc dân. khi vận động nền kinh tế có một số mâu
thuẫn sau:
Thứ nhất: mâu thuẫn giữa các doanh nhân với nhau trên thương trường. mâu
thuẫn này xuất hiện trong các chao đổi hàng hóa, các doanh nhân ví “thương

trường như chiến trường”.việc mâu thuấn này thể hiện ở việc ăn cắp mẫu
mã, kiểu dáng sản phẩm, mua tranh bán cướp, bán phá giá, sự tranh giành
quyền quản lý công ty của các cổ đông…
Thứ hai: mâu thuấn giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp. điều này xảy ra
là điều tất yếu trong nền tế thị trường vì các doanh nhân thì muốn sản xuất ra
nhiều sản phẩm với giá thành rẻ nhất còn người công nhân thì muốn lương
cao, làm it… chính vì vậy mà mâu thuẫn này ngày càng nhiều và sâu sắc
hơn, mâu thuẫn này bùng nổ với các cuộc đình công, đập phá máy móc…
Thứ 3: mâu thuẫn giữa giới sx kinh doanh với toàn thể cộng đồng. mâu
thuẫn này xảy ra khi các nhà xs sử dụng tài nguyên và môi trường không
hợp lý và không tính đến lợi ích của nhân dân, khi cung ứng những dịch vụ,
hàng hóa kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
Thứ 4: một số các mâu thuẫn khác như mâu huẫn giữa cá nhân, công dân với
nhà nước hay giữa các địa phương với nhau…những mâu thuẫn này xảy ra
thường xuyên và liên tục, những mâu thuẫn này ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phát triển, ổn định của nền kt-xh, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước.
chỉ có nhà nước mới có thể giải quyết được những mâu thuẫn này, và điều
hòa được nền kinh tế.
+ tính khó khăn phức tạp của sự nghiệp kinh tế. hoạt động kt cần nhiều điều
kiện chủ quan, đó chính là phải có ý trí làm giàu tuy nhiên muốn làm giàu
còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có sự tin tưởng vào chế độ
kinh tế, chính trị, vào tính đúng đắn của sự lựa chọn đầu tư, lựa chọn giải
pháp … những điều này phụ thuộc rất lớn vào nhà nước và chế độ xh.
Ta phải có tri thức làm giàu, người làm kinh doanh cần phải có 2 nhóm tri
thức cơ bản đó là: tri thức về sản xuất kinh doanh và thông tin toàn diện về
trong và ngoài nước có liên quan đến việc làm kinh tế. tri thức về sản xuất
kinh doanh bao gồm những kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất
có thể học từ các trường lớp, sách vở và thực tiễn, còn nhóm thứ 2 bao gồm
nhiều thông tin như kinh tế kỹ thuật, chính trị, quân sự trong và ngoài nước,
giá cả, quy hoạch… chỉ ccos nhà nước mới có. Do đó nếu khong có nhà

nước thì chắc chắn các nhà doanh nghiệp không đủ tầm nhìn thấy tương lai.
Phải có phương tiện sản xuất kinh doanh, đầu tiên là vốn bất kỳ một doanh
nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi muốn thành lập hay hoạt động thì đều cần
phải có nguồn vốn, các doanh nhân có thể huy động vốn từ nhiều nguồn
nhưng các nhà doanh nhân vẫn vay vốn nhà nước vì chỉ có nhà nước mới
thực sự làm cho các doah nhân thấy yên tâm khi sử dụng nguồn vốn. phải có
môi trường kinh doanh đó là môi trương bè bạn và môi trường an toàn cho
sx, các nhà doanh nghiệp muốn hoạt động dc thì cần có đối tác mà tự thân
các nhà doanh nghiệp khó có thể tìm thấy, do vậy nhà nước là một chỗ dựa
quan trọng cho các nhà doanh nghiệp. ngoài ra còn môi trường an toàn cho
tính mạng và tài sản của doanh nhân, chỉ có nhà nước mới bảo vệ tốt nhất,
hơn nữa môi trường an toàn ngừa được thiên tai…,sự an toàn này trừ nhà
nước ra không ai tạo ra dược cho doanh nhân.
+ tính giai cấp trong kinh tế và bản chất giai cấp của nhà nước. nhà nước
hình thành tư khi xh có giai cấp. nhà nước bao giờ cung đại diện cho lợi ích
của giai cấp thống trị nhất định, trong đó có lợi ích kinh tế. nhà nước VN là
nhà nước của dân, do dân, vì dân chính vì vậy mục tiêu phát triển của kt-xh
là làm cho dân giàu xh công bằng dân chủ văn minh. Trong cuộc đấu tranh
trên mặt trận kinh tế nhà nước phải thể hiện bản chất giai cấp của mình để
bảo vệ lợi ích của dân tộc và của nhân dân ta, chỉ có nhà nước moias có thể
làm được điều đó.
2. bằng lý thuyết và thực tiễn chứng minh vai trò quản lý kinh tế của
nhà nước càng quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền hinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thực tiễn phát triển nền kinh tế thị trường hơn 20 năm đổi mới cho thấy,
Nhà nước ta đã có nhiều tác động tích cực trong việc bảo đảm định hướng xã
hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển nền kinh tế này. Việc từng bước
hoàn thiện hệ thống chính sách về chế độ sở hữu và cơ cấu thành phần kinh
tế đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch theo hướng tạo động lực và điều kiện

thuận lợi hơn cho khai thác các tiềm năng trong và ngoài nước để phát triển
kinh tế- xã hội. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhìn chung, không
ngừng được nâng cao: thời kỳ 1986 – 1990, tăng trưởng GDP bình quân đạt
4,5%/năm; 1996 – 2000: 7%/năm; 2001 – 2005: 7,5%/năm; năm 2007 đạt
8,48%. Năm 2008, dù phải đối mặt với không ít khó khăn, nhưng Việt Nam
vẫn đạt mức tăng trưởng GDP là 6,23%.
Để góp phần giữ vững độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế, từ đó có độc
lập tự chủ trên con đường phát triển đất nước nói chung, Nhà nước đã có
nhiều chính sách phát huy vai trò các nhân tố nội lực, coi trọng tích lũy từ
nội bộ nền kinh tế. Trong năng lực nội sinh, chúng ta coi trọng trước hết
nhân tố con người. Do vậy, Nhà nước đã có nhiều chính sách về giáo dục –
đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Số lao động tốt nghiệp phổ
thông trung học từ 13,5% năm 1996 tăng lên 19,7% năm 2005. Năm 1996
mới có 12,31% lực lượng lao động được đào tạo, đến nay, tỷ lệ này đạt 31%.
Về nỗ lực nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế: năm 1990, tỷ lệ tích lũy so
với GDP mới đạt 2,9%, năm 2004 là 35,15% và những năm gần đây đều có
xu hướng tăng lên…
Nhà nước cũng có nhiều chính sách khai thác ngoại lực, biến ngoại lực thành
nội lực cho sự phát triển. Biểu hiện rõ nhất là Nhà nước đã hoàn thiện Luật
Đầu tư, thu hút được nhiều vốn ODA, FDI,… Từ năm 1988 đến hết năm
2006, có hơn 8.000 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đăng ký 74 tỉ USD. Năm
2006, khu vực FDI đóng góp gần 30% cho tăng trưởng kinh tế; xuất khẩu
của khu vực này chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước;
cung cấp việc làm cho khoảng 50 vạn người và việc làm gián tiếp cho 2,5
triệu người; đào tạo được 8.000 cán bộ quản lý, 30.000 cán bộ kỹ thuật. Năm
2007, nguồn vốn ODA từ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế cấp cho
Việt Nam đạt hơn 40 tỉ USD, trong đó, 80% là nguồn vốn vay ưu đãi. Năm
2008, dù kinh tế thế giới suy thoái, nhưng nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam lại tăng kỷ lục: vốn đăng ký 64 tỉ USD, trong đó các dự án mới chiếm
60,2 tỉ USD.

Một tiêu chí quan trọng đánh giá tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền
kinh tế là hướng sự phát triển của nó vào việc nâng cao đời sống của nhân
dân. Nhìn lại hơn 20 năm đổi mới, thu nhập của nhân dân đã có bước cải
thiện đáng kể. Năm 1995, GDP bình quân đầu người mới đạt 289 USD; năm
2005: 639 USD; năm 2007: 835 USD. Năm 2008, GDP bình quân theo đầu
người đã đạt trên 1.000 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam vượt qua
ngưỡng nước thu nhập thấp
(2)

Vai trò của Nhà nước ta đối với kinh tế càng bộc lộ rõ nét trong ban hành,
thực thi các chính sách khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế gần đây. Trên
cơ sở tiên định những diễn biến xấu có thể xảy ra, Nhà nước đã đưa ra 8
nhóm giải pháp cấp bách, và bằng việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các
giải pháp đó, Nhà nước đã góp phần tích cực vào việc kiềm chế lạm phát,
chỉ số giá tiêu dùng không ngừng giảm: tháng 9-2008 tăng 0,18%, tháng 10
giảm 0,19%, tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%. Kinh tế vĩ mô ổn
định: thu chi ngân sách được cân đối; tổng thu ngân sách nhà nước vượt mức
dự toán cả năm, tăng 26,3% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9
tỉ USD, vượt kế hoạch đề ra; kim ngạch nhập khẩu đạt 80,4 tỉ USD, tăng
28% so với năm 2007. Những thành tựu này có vai trò to lớn trong việc giữ
vững ổn định xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

×