Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Học thuộc dễ dàng hơn với sơ đồ cây pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.48 KB, 4 trang )

Học thuộc dễ dàng hơn với sơ đồ cây
Chỉ với vài phút bỏ ra bạn đã có ngay một sơ đồ kiến thức, vừa dễ nhìn lại vừa dễ
học.
Học thuộc lòng đã trở thành nỗi khiếp sợ của rất nhiều bạn học sinh hiện nay bởi
không phải ai cũng có khả năng học thuộc nhanh. Tuy nhiên, cũng có một cách
giúp bạn học thuộc lòng dễ dàng hơn việc bạn phải ngồi mò mẫm, lẩm nhẩm nhiều
lần, đó là sử dụng sơ đồ cây để hệ thống hóa kiến thức. Nhiều bạn do lười hệ
thống lại nên sách vở viết theo trình tự như thế nào thì mình cứ học theo đúng
từng câu, từng chữ như vậy. Điều này rất mất thời gian và tốn công sức. Chỉ với
vài phút bỏ ra bạn đã có ngay một sơ đồ kiến thức, vừa dễ nhìn lại vừa dễ học.
Phương pháp tạo sơ đồ kiến thức

Một sơ đồ cây môn sinh học
Trước tiên để lập được sơ đồ thì bạn cần phải biết kiến thức mình đang học thuộc
dạng nào, công thức hay chữ viết, sau đó là phải nắm được ý chính của nội dung
bằng cách đọc thật kĩ bởi chỉ khi hiểu rõ bản chất của vấn đề thì bạn mới dễ dàng
hệ thống được nó theo cách hiểu của mình.
Bắt đầu với tựa bài. Tựa bài là phần rất quan trọng bởi nó bao quát toàn bộ nội
dung bài học, do đó bạn cần phải nắm bắt được thì mới khái quát được những nội
dung tiếp theo. Sau đó là quá trình xử lý thông tin.
Sơ đồ cây được tạo nên bởi các nhánh chính, từ các nhánh chính sẽ cho ra những
nhánh phụ tương ứng với nội dung nào quan trọng sẽ ở nhánh chính, trong những
nhánh chính sẽ là những nội dung nhỏ là các nhánh phụ. Bạn phải xác định được
đâu là ý chính, đâu là ý phụ rồi điền vào sao cho tương ứng là được. Tránh tình
trạng tham lam mà cho tất cả kiến thức vào sơ đồ khiến nó bị rối tung với hàng
loạt nhánh, cành lung tung và rất khó nhìn, khó học.
Thêm vào đó bạn cũng không nhất thiết phải ghi câu cú một cách quá nắn nót, cẩn
thận, vì là viết ra cho mình học nên bạn chỉ cần viết sao cho mình có thể hiểu là
được, điều đó cũng không có nghĩa là bạn được phép cẩu thả.
Phương pháp học thuộc bằng sơ đồ


Khi đã có một sơ đồ ưng ý, dễ hiểu thì việc học với bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Trước khi bắt tay vào học thuộc, bạn nên đọc lướt lại một lượt để chắc rằng bạn
không bỏ sót ý nào quan trọng.
Đọc qua vài lần và mường tượng lại chúng trong đầu. Ban đầu sẽ là những nhánh
chính, sau khi thuộc hết nhánh chính thì chuyển sang nhánh phụ. Bạn cũng nên tập
tư duy một cách chủ động: tức là khi xây dựng sơ đồ cây, giữa các ý sẽ không có
nối kết, do đó khi học bạn sẽ phải tự thêm các nối kết ở đó. Điều này giúp bạn tư
duy tốt hơn và dễ nhớ hơn bởi ngay lúc học thuộc não của mình đã phải vận động
rất nhiều. Nếu cứ học thụ động kiểu sách, vở viết gì mình học theo đó như học vẹt
thì sẽ rất nhanh quên.
Dù là sơ đồ cây dễ nhìn, dễ học thuộc hơn nhưng bạn nên học phần nào dứt điểm
phần đó. Tránh tình trạng chưa học hết phần này đã tham lam nhảy sang phần kia.
Ôm đồm cùng lúc nhiều phần sẽ khiến tất cả chẳng đi vào đâu, thậm chí có thể bị
“râu ông này cắm cằm bà kia”.
Khi học xong bài thì cũng cần phải ôn lại thường xuyên. Nếu như học theo sách,
vở thì mỗi lần ôn lại bạn phải đọc lại từ đầu mới nhớ được thì với sơ đồ cây, bạn
chỉ cần lướt qua là có thể nắm được ý chính, sau đó thì não bạn sẽ phải vận động
để nhớ những nhánh phụ tiếp theo là như thế nào. Tránh tình trạng chủ quan học
xong rồi để đó, không ôn lại. Dù là dễ nhớ đến đâu nhưng nếu không được ôn lại
thì nó cũng sẽ nhanh quên.
Với phương pháp lập sơ đồ cây để học thuộc này, không khó để học thuộc bài,
đúng không nào! Hãy chọn cho mình một phương pháp học thật hợp lý và phù hợp
với bản thân, và đừng quên lập sơ đồ cây nếu thấy nó phù hợp với mình vì nó rất
hữu dụng trong việc học thuộc lòng đấy!

×