Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.76 KB, 37 trang )



Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chính phủ Úc
Cơ quan Phát triển quốc tế của chính phủ Úc



023/07VIE

Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại
thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam



BÁO CÁO ĐỊNH KỲ LẦN NĂM



Ngày 31 tháng 3 năm 2009


Mục lục
Thông tin về các tổ chức tham gia dự án 3
Tóm tắt dự án 5
Tóm tắt quá trình thực hiện 5
Thông tin cơ bản về dự án 6
Quá trình thực hiện theo thời gian 7
1. Những điểm nổi bật 7
2. Lợi ích các chủ rừng thu được 9
3. Xây dựng năng lực 9
4. Xuất bản 9


5. Quản lý dự án 9
Báo cáo về các vấn đề liên quan 9
1. Môi trường 9
2. Vấn đề giới và xã hội 9
Những vướng mắc trong quá trình thực hiện và cách giải quyết 10
1. Vướng mắc 10
2. Lựa chọn 10
3. Hướng giải quyết 10
Những bước then chốt tiếp theo 10
Kết luận 10
Cam kết 10
2


Thông tin về các tổ chức tham gia dự án
Tên dự án
Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải
thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam
Cơ quan tham gia dự án
(phía Việt Nam)
Phòng N/C Bảo vệ thực vật rừng;
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Chủ dự án phía Việt Nam
Tiến sĩ Phạm Quang Thu
Cơ quan tham gia dự án
(phía Úc)
Văn phòng chuyên viên cao cấp về Bảo vệ thực vật;
Cục Nông Lâm, thủy sản
Chủ dự án phía Úc
Tiến sĩ Ian Naumann

Ngày bắt đầu
Tháng 3 năm 2008
Ngày kết thúc (ban đầu)
Tháng 6 năm 2010
Ngày kết thúc (đã chỉnh
sửa)
Tháng 2 năm 2010
Kỳ báo cáo
12 tháng (đến tháng 3 năm 2009)

Cán bộ liên lạc
Phía Úc: Chủ dự án
Tên:
Tiến sĩ Ian Naumann

Điện thoại
+612 6272 3442
Chức vụ:
Giám đốc chương trình tăng cường
nguồn năng lực về bảo vệ thực vật

Fax:
+612 6272 5835
Tổ chức
Cục Nông Lâm, thủy sản

Văn phòng chuyên viên cao cấp về
Bảo vệ thực vật

Email:




Phía Úc: Quản lý hành chính
Tên:
Bà Wendy Lee

Điện thoại:
+61 2 6272 3670
Chức vụ:
Điều phối viên chương trình tăng
cường nguồn năng lực về bảo vệ thực
vật

Fax:
+61 2 6272 5835
Tổ chức
Cục Nông Lâm, thủy sản

Văn phòng chuyên viên cao cấp
về Bảo vệ thực vật

Email:


3


Phía Việt Nam
Tên:

Phó GS, Tiến sĩ Phạm Quang Thu

Điện thoại:
+84 4 836 2376
Chức vụ:
Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu
bảo vệ thực vật rừng

Fax:
+84 4 838 9722
Tổ chức
Phòng Nghiên cứu bảo vệ thực vật
rừng;

Viện Khoa học Lâm nghiệpViệt
Nam
Email:

4


Tóm tắt dự án














Những thành tựu chính trong kỳ báo cáo:
• Tổ chức lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây rừng ở
Brisbane, Queensland, Úc”.
• Tổng hợp, đánh giá lớp tập huấn thông qua ý kiến phản hồi của các thành viên tham gia.
• Tiếp tục định danh các mẫu sâu, bệnh trong bộ mẫu của Viện KHLN VN.
• Mua sắm trang thiết bị.
Mục tiêu của dự án này nhằm thiết lập một cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại, bộ sưu tập mẫu, đào tạo
các kỹ năng điều tra sâu bệnh hại, đánh giá rủi ro, và thiết lập một mạng lưới chuẩn các trung tâm
quan sát được hỗ trợ bởi mối liên kết giữa các tổ chức vùng và quốc gia có liên quan. Đầu ra của
dự án sẽ hỗ trợ cho việc quản lý và phát hiện sâu bệnh hại rừng cũng như là cung cấp kiến thức
chuyên môn và hồ sơ để làm tăng cơ hội thâm nhập thị trường.
Sự gia tăng một cách nhanh chóng độ che phủ rừng của Việt Nam, đưa ra nhiều cơ hội cho thị
trường xuất khẩu thế giới mới về các sản phẩm gỗ xây dựng. Tuy nhiên, những rủi ro của các loài
sâu bệnh gây hại lâm nghiệp sẽ tăng và xuất hiện mới. Điều tra một cách chặt chẽ và đưa ra một
cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại là điều cần thiết để xây dựng danh mục sâu bệnh hại, phát hiện sự
xâm hại của chúng, và quản lý dịch bệnh.
Tóm tắt quá trình thực hiện
Dự án đã được thực hiện bởi Bộ phận Nông Lâm nghiệp, Cục Xúc tiến và phát triển kinh tế, việc làm
(PIF DEEDI), tiền thân là Cục Nông Lâm, Thủy sản bang Queensland. Quá trình thực hiện dự án
trong 3 tháng qua phù hợp với kế hoạch ban đầu, cụ thể:
• Tổ chức lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây rừng ở
Brisbane, Queensland, Úc”.
• Tổng hợp, đánh giá lớp tập huấn thông qua ý kiến phản hồi của các thành viên tham gia.
• Tiếp tục giám định tên khoa học các mẫu sâu, bệnh trong bộ mẫu của Viện KHLN VN.
• Mua sắm trang thiết bị.

Những nhiệm vụ chính cần thực hiện trong 6 tháng tiếp theo bao gồm: tổ chức và thực hiện các lớp
tập huấn tại Việt Nam cho các cán bộ thuộc các Trung tâm vùng của Viện KHLN VN, và chuẩn bị tài
liệu phục vụ viết quyển sách Hướng dẫn điều tra sâu bệnh hại ngoài hiện trường tại Việt Nam.
5


Thông tin cơ bản về dự án
Mục tiêu dự án và kết quả dự kiến:
Mục tiêu 1 Thiết lập cơ sử dữ liệu về sâu bệnh hại rừng và bộ sưu tập mẫu.
Kết quả 1.1 Cở sở dữ liệu về sâu bệnh hại rừng được thiết xây dựng dựa trên các mẫu sâu
bệnh hại thu được.
Kết quả 1.2 Xác định các loài sâu bệnh hại chủ yếu cho từng loài cây trồng rừng chính ở Việt
Nam; xây dựng lý lịch mẫu cho những loài này.
Mục tiêu 2 Mở các khóa đào tạo về điều tra sâu bệnh hại rừng, đánh giá thiệt hại, phân tích rủi ro, thu
thập, bảo quản mẫu, giám định mẫu và biện pháp diệt trừ; nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về
điều tra sâu bệnh hại giữa các thành viên tham gia.
Kết quả 2.1 Chương trình đào tạo về điều tra sâu bệnh hại cho các cán bộ ở các Trung tâm
vùng.
Kết quả 2.2 Theo dõi sự nhận thức, hiểu biết, quan điểm và quá trình thực hiện của các thành
viên tham gia chính về vấn đề điều tra sâu bệnh hại rừng ở Việt Nam.
Kết quả 2.3 Tài liệu bổ trợ sẽ cung cấp chi tiết các triệu chứng và các lựa chọn quản lý các
loài sâu bệnh hại chính.
Mục tiêu 3 Trang bị thiết bị và thiết lập mạng lưới điều tra sâu bệnh hại dựa trên các Trung tâm vùng
của Viện KHLN VN và được phối hợp với các Chi cục BVTV.
Kết quả 3.1 Thiết lập mạng lưới điều tra với đầy đủ trang thiết bị tại 3 Trung tâm vùng.
Kết quả 3.2 Tiếp tục điều tra sâu bệnh hại rừng, bước đầu thiết lập chương trình đặt bẫy côn
trùng tại các Trung tâm vùng.
Kết quả 3.3 Soạn thảo sách hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng từ dữ liệu sẵn có và các dữ liệu
thu thập trong quá trình tập huấn.
Mục tiêu 4 Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ quan Nông, lâm nghiệp và kiểm dịch ở Việt Nam với

các tổ chức vùng và quốc tế.
Kết quả 4.1 Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT cùng được đào tạo về việc điều tra và chẩn
đoán sâu bệnh hại.
Kết quả 4.2 Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT thường xuyên trao đổi thông tin.
Mục tiêu 5 Quản lý và báo cáo của dự án.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để đạt được những mục tiêu và nội dung trên, bao gồm:
• Xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu về điều tra sâu bệnh hại rừng, kết hợp chặt chẽ với
những tài liệu có sẵn từ bộ mẫu và hồ sơ mẫu của Viện KHLN VN, đồng thời kết hợp chặt
chẽ với hồ sơ mới về sâu bệnh hại rừng.
• Đánh giá và giám định bộ mẫu sâu hại có sẵn tại Việt Nam.
• Tổ chức các lớp tập huấn ở Úc và Việt Nam về kỹ năng điều tra sâu bệnh hại, có tài liệu hỗ
trợ.
• Chuẩn bị các tài liệu và hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng cho các cán bộ thuộc Viện KHLN
VN và các chủ rừng.

6


Quá trình thực hiện theo thời gian
1. Những điểm nổi bật
Phần chung
• Lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây rừng” đã được tổ chức
tại Brisbane, Queensland, Úc từ ngày 16 đến 24 tháng 2 năm 2009 với sự tham gia của 8
thành viên: 3 cán bộ thuộc Viện KHLN VN ở Hà Nội, 3 cán bộ thuộc các Trung tâm vùng và
1 cán bộ thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN và PTNT.
• Tiếp tục giám định tên khoa học các mẫu thuộc bộ mẫu của Viện KHLN VN.

Mục tiêu 1
Output 1.2 Xác định các loài sâu bệnh hại chủ yếu cho từng loài cây trồng rừng chính ở Việt
Nam; xây dựng lý lịch mẫu cho những loài này.

• Tiếp tục giám định tên khoa học bộ mẫu sâu hại của Viện KHLN VN đã được mang sang PIF
DEEDI. Kèm theo danh sách các mẫu đã được xác định (Phụ lục 1).

Mục tiêu 2
Output 2.1 Các chương trình đào tạo về điều tra sâu bệnh hại cho các cán bộ thuộc các Trung tâm
vùng
• Lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây rừng” đã được tổ chức
từ ngày 16 đến 24 tháng 2 năm 2009. Chương trình lớp tập huấn được đính kèm theo (Phụ lục
2). Lớp tập huấn đã được triển khai theo đúng dự kiến.
• Học viên tham dự lớp tập huấn:
o Lê Văn Bình (Phòng N/C Bảo vệ Thực vật rừng, Viện KHLN VN)
o Ngô Văn Cầm (TT Lâm nghiệp nhiệt đới, Viện KHLN VN)
o Nguyễn Mạnh Hà (Phòng N/C Bảo vệ Thực vật rừng, Viện KHLN VN)
o Lưu Thị Hồng Hạnh (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN và PTNT)
o Nguyễn Tùng Lâm (TT Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Bắc Trung bộ, Viện KHLN VN)
o Nguyễn Hoài Thu (Phòng N/C Bảo vệ Thực vật rừng, Viện KHLN VN)
o Bùi Quang Tiếp (TT Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc bộ, Viện KHLN VN)
o Đào Ngọc Quang (Phòng N/C Bảo vệ Thực vật rừng, Viện KHLN VN)
• Giảng viên trình bày tại lớp tập huấn:
o Tiến sỹ Simon LAWSON (PIF DEEDI)
o Tiến sỹ Ross WYLIE (PIF DEEDI)
o Tiến sỹ Judy KING (PIF DEEDI)
o Tiến sỹ Manon GRIFFITHS (PIF DEEDI)
o Dr Tim SMITH (PIF DEEDI)
o Tiến sỹ Geoff PEGG (PIF DEEDI)
o Bà Janet McDONALD (PIF DEEDI)
o Bà Rachel WAUGH (PIF DEEDI
• Trang thiết bị và tài liệu đã được chuẩn bị và trang bị cho các thành viên tham dự (Phụ lục 3).
Hầu hết các trang thiết bị và tài liệu này sẽ được sử dụng cho các lớp tập huấn tiếp theo tại
Việt Nam, dự kiến sẽ tổ chúc vào tháng 9, tháng 10 năm 2009. Những lớp tập huấn này sẽ là

phần bổ xungquan trọng, tạp trung chủ yếu cho các cán bộ hiện trường và chú trọng hơn đến
vấn đề thực hành.
7


• Bản đánh giá lớp tập huấn đã được gửi tới các thành viên tham dự khi bắt đầu và kết thúc lớp
tập huấn. Đây là một loạt các tình huống được các học viên tham dự đánh giá theo cách cho
điểm tùy thuộc vào mực độ tự tin của mỗi người đối với các hoạt động cụ thể. Hiệu quả của
lớp tập huấn được đánh giá thông qua so sánh bản đánh giá của các học viên trước và sau khi
kết thúc. Cách tổ chức và triển khai lớp tập huấn cũng đã được đánh giá, nhìn nhân lại với
mong muốn sẽ có được những lớp tập huấn tiếp theo thành công hơn. Bản đánh giá và tổng
hợp ý kiến được kèm theo (Phụ lục 4).
• Khi hoàn thành lớp tập huấn, các học viên đã được cấp chứng chỉ (Phụ lục 5) và đĩa CD bao
gồm tất cả các bài trình bày của các giảng viên cũng như các tài liệu có liên quan. Một đĩa CD
tương tự đã được gửi cho thư viện của Viện KHLN VN để mọi người có thể tham khảo.
• Lớp tập huấn đã lên kế hoạnh bước đầu về điều tra tình hình sâu bệnh hại tại 4 vùng sinh thái
của Việt Nam. Xác định được một số loài cây trồng chủ yếu và một số loài sâu hại chính cho
mỗi vùng; thời gian, phương pháp điều tra và số người tham gia tham gia tập huấn và điều tra
tại mỗi vùng cũng đã được xác định. Bản tóm tắt của kế hoạch này được trình bày trong phụ
lục 6.

Mục tiêu 3
Kết quả 3.1 Thiết lập mạng lưới điều tra với đầy đủ trang thiết bị tại 3 Trung tâm vùng.
• 3 Trung tâm vùng thuộc Viện KHLN VN sẽ được thiết lập mạng lưới điều tra và trang bị
trang thiết bị bao gồm:
o Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, Chi Lăng, Pleiku, Gia Lai.
o Trung tâm sản xuất khoa học lâm nghiệp Bắc Trung bộ, Đông Hà, Quảng Trị.
o Trung tâm sản xuất khoa học lâm nghiệp Bắc Trung bộ, Ngọc Thanh, Mê Linh, Vĩnh
Phúc.


Các học viên của các trung tâm này đã tham dự lớp tập huấn tại Úc và sẽ trở thành các cầu nối
quan trọng cho các lớp tập huấn tiếp theo cũng như công việc điều tra tại mỗi vùng. Một số
trang thiết bị phục vụ thu thập mẫu đã được cung cấp cho các học viên, bao gồm:
o GPS.
o Đèn bàn có gắn kính lúp.
o Hộp tiêu bản.
o Bẫy côn trùng.
Kết quả 3.2 Tiếp tục điều tra sâu bệnh hại rừng, bước đầu thiết lập chương trình đặt bẫy côn
trùng tại các Trung tâm vùng
• Các cán bộ của 3 trung tâm vùng đã được đào tạo về điều tra sâu bệnh hại và cách đặt bẫy côn
trùng. Sau khi về Việt Nam họ sẽ tiếp tục hướng dẫn, đào tạo các cán bộ khác tại trung tâm.
Tất cả các học viên đã được trang bị các tài liệu sau:
o Hướng dẫn điều tra dịch hại thực vật ở Châu Á và khu vực Thái Bình Dương (phiên bản
tiếng việt, ACIAR/RIRDC 2005).
o Cây gỗ lá rộng khỏe mạnh: Hướng dẫn cách nhận biết sâu, bệnh hại và thiếu dinh dưỡng
ở cây gỗ lá rộng vùng cận nhiệt đới (Carnegie, A., S Lawson, T Smith, G Pegg, C Stone
and J McDonald 2008).
o Đánh giá tình hình sâu, bệnh hại ở rừng trồng Bạch đàn non: Hướng dẫn đánh giá chỉ
số bị hại tán lá ngoài hiện trường (Stone, C., M Matsuki and A Carnegie 2003).
o Hướng dẫn bệnh hại cây Bạch đàn vùng Đông Nam Châu Á (Old, KM, MJ Wingfield
and ZQ Yuan 2003).
o Khóa phân loại côn trùng ( />).
8


o Sổ tay hướng dẫn thu thập mẫu côn trùng: Thu thập, xử lý, bảo quản và lưu giữ
(Smithers, CN 1982).

Mục tiêu 4
Kết quả 4.1 Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT cùng được đào tạo về việc điều tra và chẩn đoán

sâu bệnh hại.
• Lớp tập huấn được tổ chức cho 7 học viên của Viện KHLN VN và 1 học viên của Cục Bảo vệ
Thực vật. Các lớp tập huấn tiếp theo dự kiến sẽ tổ chức khoảng tháng 9 năm 2009 cho các học
viên khác của Bộ NN và PTNT.

Mục tiêu 5 Quản lý và báo cáo dự án

Tham khảo thêm khung loogic về tiến độ thực hiện dự án để biết thêm chi tiết

2. Lợi ích các chủ rừng thu được
Đợt điều tra các chủ rừng đã được xây dựng dựa trên việc đánh giá hiểu biết hiện tại và nhu cầu trong
tương lai của các chủ rừng về vấn đề sâu bệnh hại rừng.
3. Xây dựng năng lực
Lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây rừng” tổ chức tại Brisbane
tháng 2 năm 2009 là phần chủ yếu của xây dựng năng lực của dự án.
4. Xuất bản
Đã lên kế hoạch cùng với chương trình CARD để xuất bản dựa vào kết quả lớp tập huấn.
5. Quản lý dự án
Sự liên lạc giữa các cán bộ thuộc dự án ở Úc (Brisbane và Canberra) và Việt Nam là rất tốt. Các cán
bộ của Cục Nông Lâm, Thủy sản ở Canberra đã cung cấp và hỗ trợ về hành chính rất hữu ích phục vụ
cho lớp tập huấn, đặc biệt là sự chuẩn bị giấy mời, bảng câu hỏi và chứng chỉ. Việc tổ chức lớp tập
huấn nhận được sự cộng tác lớn của các học viên tham gia thông qua trao đổi email. Trong quá trình
triển khai lớp tập huấn, các học viên tham gia tích cực trong quá trình trao đổi thông tin về sâu, bệnh
hại cây rừng cũng như những cây nông nghiệp khác.
Báo cáo về các vấn đề liên quan
1. Môi trường
Đến thời điểm báo cáo, chưa có bất kỳ vấn đề gì xấu xét về yếu tố môi trường xảy ra có liên quan tới
dự án.
2. Vấn đề giới và xã hội
Đến thời điểm báo cáo, dự án chưa có cơ hội để đánh giá những tác động về giới hoặc xã hội. Trong

số 8 học viên tham dự lớp tập huấn, có 2 học viên là nữ. Để đạt được thành quả này, các người tổ
chức đã đề nghị để có thêm 1 học viên nữ nữa tham dự so với 1 học viên nữ như dự kiến ban đầu, và
đề nghị này đã được phê chuẩn.
9


Những vướng mắc trong quá trình thực hiện và cách giải quyết
1. Vướng mắc
Đến thời điểm báo cáo, không có vướng mắc nào.
2. Lựa chọn
Không có gì để báo cáo đến giai đoạn này.
3. Hướng giải quyết
Không có gì để báo cáo đến giai đoạn này.
Những bước then chốt tiếp theo
Những bước then chốt tiếp theo của dự án:
• Tiếp tục giám định tên khoa học các mẫu côn trùng của bộ mẫu của Viện KHLN VN.
• Chuẩn bị và tiến hành tổ chức các lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu
bệnh hại cây rừng” tại Việt Nam.
• Tiếp tục hợp tác và theo dõi các học viên tham dự lớp tập huấn ở Brisbane.
Kết luận
Dự án đang được triển khai đúng kế hoạch, tất cả các hoạt động đều đã hoàn thành hoặc sắp hoàn
thành theo đúng kế hoạch.
Cam kết
Hợp đồng này dựa trên cơ sở của chương trình CARD. Chương trình CARD không yêu cầu các cơ
quan tham gia dự án phải nộp các giấy biên nhận (các cơ quan tham gia dự án sẽ giữ các giấy biên
nhận cho mục đích kiểm toán và thuế). Chương trình CARD không cần đảm bảo chi tiết số ngày tham
gia dự án của các cán bộ trong kế hoạch làm việc đã ký được kết. Điều này được đảm bảo dựa trên
bản cam kết sau đây.
10




BẢN CAM KẾT
CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP
Tên dự án: Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại
rừng trồng ở Việt Nam.
Mã số dự án: 023/07VIE
Chúng tôi đã ký vào báo cáo này cam kết rằng trong thời gian từ 15/11/2008 đến 30/3/2009 chúng tôi đã đóng
góp thời gian để hỗ trự thực hiện dự án.

1: SỐ NGÀY THAM GIA
Cán bộ tham gia phía Úc (Tên) Số ngày tham gia ở
Việt Nam
Số ngày tham gia ở
Úc
Công tác tại Việt
Nam
Simon Lawson 0 16 0
Manon Griffiths 0 9 0
Judy King 0 10 0
Ross Wylie 0 9 0
Janet McDonald 0 3 0
Bruce Hogg 0 7 0
Total 0 54 0


Cán bộ tham gia phía Việt Nam
(Tên)
Số ngày tham gia ở
Việt Nam

Phạm Quang Thu 11
Đào Ngọc Quang 13
Lê Văn Bình 7
Nguyễn Mạnh Hà 7
Nguyễn Hoài Thu 7
Ngô Văn Cầm 5
Bùi Quang Tiếp 5
Phạm Tiến Hùng 5
Tổng cộng 60

2: TRANG THIẾT BỊ VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC
Mô tả trang thiết bị và các dịch vụ khác Định mức
(đô la Úc)
Thực tế
(đô la Úc)
Hướng dẫn đào tạo 6.000,00 2.900,00
Trang thiết bị phục vụ hội thảo 1.500,00 2.050,52
Chi phí cho học viên (vé máy bay và visa) 20.560,00 21.072,63
Chi phí cho học viên (ăn ở…) 14.000,00 13.971,45
Trang thiết bị cho Viện KHLN VN và các TT vùng 3.500,00 570,81
CHI PHÍ THỰC TẾ 45.560,00
*

TỔNG CỘNG 40.700,00 40.565,41
*Ghi chú: Trong hợp đồng, tổng kinh phí cho tổ chức lớp tập huấn là AUD40.700. Tuy nhiên do khủng hoảng
kinh tế nên kinh phí cho lớp tập huấn đã tăng lên AUD45.560. Để vẫn chỉ sử dụng AUD40.700 như kế hoạch
ban đầu nhưng vẫn duy trì được số lượng các học viên tham dự lớp tập huấn , chúng tôi đã điều chỉnh trong việc
cung cấp các trang thiết bị, cụ thể:
• Thu được miễn phí photo các tài liệu phục vụ lớp tập huấn: (Hướng dẫn điều tra dịch hại thực vật ở
Châu Á và khu vực Thái Bình Dương – được sự giúp đỡ của Cục Nông Lâm, thủy sản; Cây gỗ lá rộng

khỏe mạnh: Hướng dẫn cách nhận biết sâu, bệnh hại và thiếu dinh dưỡng ở cây gỗ lá rộng vùng cận
nhiệt đới - được sự giúp đỡ của Liên minh sâu bệnh hại cây rừng vùng cận nhiệt đới).
• Nguồn nguyên vật liệu sẵn có.
• Các cán bộ thuộc PIF DEEDI tham gia sắp xếp và sưu tập các nguyên vật liệu này, đặc biệt là Judy
King, Manon Griffiths và Jacinta Mills.
11


12


Cơ quan tham gia phía Úc



Người làm chứng
Tiến sĩ Simon Lawson, Chủ dự án Khoa học
về sức khỏe rừng, nghề làm vườn và lâm
nghiệp, Cục Lâm nghiệp và Thủy sản



John Chapman, Giám đốc, Khoa học
nghề làm vườn và lâm nghiệp, Cục Lâm
nghiệp và Thủy sản

Cơ quan tham gia phía Việt Nam




Người làm chứng




Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thu,
Trưởng phòng Phòng N/C Bảo vệ thực vật
rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam




Trần Thanh Trăng, Phòng N/C Bảo vệ
thực vật rừng, Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam

Chúng tôi chứng thực đã giao cho các cán bộ số ngày như đã được đề cập ở trên để tham gia dự
án, và trang thiết bị phục vụ dự án như đã đề cập đã được bàn giao cho Viện KHLN VN.

3; BÀN GIAO CÁC THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ




Tiến triển của dự án so sánh với các mục tiêu, kết quả, hoạt động và đầu vào đã đề xuất

Tên dự án: Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam
Cơ quan thực hiện phía Việt Nam: Phòng N/C Bảo vệ thực vật rừng, Viện KHLN VN



KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
Chi tiết Thông tin Đánh giá Kết quả
Thông tin
Mục tiêu 1
Thiết lập dữ liệu về sâu bệnh hại rừng và
bộ sưu tập mẫu.
Dữ liệu được xây dựng
và sử dụng bởi các
thành viên tham gia dự
án; bổ sung lý lịch mẫu
và bảo quản các tiêu
bản.


Việc đào tạo cung
cấp cho các thành
viên tham gia dự án
biết cách sử dụng và
duy trì cơ sở dữ liệu
và bộ sưu tập mẫu.
Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.
Kết quả 1.1
Cở sở dữ liệu về sâu bệnh hại rừng được
thiết lập trên cơ sở các mẫu thu được.

Cở sở dữ liệu về sâu
bệnh hại rừng được xây
dựng, kiểm tra và được

sử dụng một cách hiệu
quả bởi các thành viên
tham gia dự án của Viện
KHLN VN.


Mẫu vật có thể được
giám định chính xác.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 1.1.1 Xây dựng cở sở dữ liệu về sâu bệnh hại
rừng cho Việt Nam: xây dựng các khóa
đào tạo tập huấn.
Xây dựng cở sở dữ liệu
phù hợp với số liệu điều
tra sâu bệnh hại rừng.
Tổ chức các buổi gặp
mặt để lên kế hoạch và
tập huấn.
Sự tương thích về
mặt dữ liệu có thể đạt
được giữa dữ liệu
điều tra sâu bệnh hại
rừng và dữ liệu sinh
vật gây hại quốc gia.
Hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại rừng đã được giới thiệu
và truyền đạt cho các học viên trong lớp tập huấn từ ngày 16 đến 24
tháng 2 năm 2009 tại Brisbane. Chủ yếu tập trung vào mối liên kết giữa
việc sử dụng phiếu mô tả ngoài hiện trường và cách vào dữ liệu cho cơ sở
dữ liệu, đồng thời giải thích khả năng tạo nên các bảng tóm tắt và báo cáo
chi tiết trong phạm vi vùng và quốc gia của cơ sở dữ liệu.



Nội dung 1.1.2 Đối chiếu, kiểm tra và phê chuẩn giá trị
của bộ tiêu bản sâu bệnh rừng ở Việt Nam.
Bộ tiêu bản sâu bệnh
rừng sẽ được Cục Lâm
Bộ sưu tập mẫu về
sâu bệnh hại sẽ được
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
13

nghiệp và Thủy sản
bang Queensland và các
chuyên gia quốc tế khác
kiểm tra và phê chuẩn.


thu thập đầy đủ để
làm nền tảng cho các
khóa đào tạo về chẩn
đoán.
Nội dung 1.1.3 Liên tục cập nhật cơ sở dữ liệu sâu bệnh
hại rừng.
Bổ xung vào cơ sở dữ
liệu các số liệu về phân
loại, không gian và thời
gian.
Công việc điều tra
sâu bệnh hại được
thực hiện bởi các cán

bộ của các Trung tâm
vùng.


Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Kết quả 1.2
Xác định các loài sâu bệnh hại chính cho
từng loài cây trồng rừng chính ở Việt
Nam; Xây dựng lý lịch mẫu cho những
loài này.
Xác định dang mục các
loài sâu bệnh hại rừng
phục vụ các lớp tập
huấn trong tương lai và
soạn thảo các tài liệu bổ
sung.
Xây dựng bộ mẫu
chuẩn.


Sâu bệnh hại được
đánh dấu tạo thuận
lợi cho các lớp tập
huấn chẩn đoán ở
Việt Nam.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 1.2.1 Xác định các loài sâu bệnh hại chính dựa
trên các số liệu thu thập từ hiện trường và
các số liệu có sẵn.
Danh mục các loài sâu

bệnh hại để thống kê
thiệt hại và khả năng
bùng phát.
Số liệu về sâu bệnh
hại thu thập ngoài
hiện trường có thể
được so sánh đối
chiếu.


Xác định tên khoa học các mẫu sâu hại được mang sang PIF DEEDI, một
số mẫu đã được chuyển tới các chuyên gia phân loại. Danh sách các mẫu
đã được xác định tên khoa học đượ thể hiện trong phụ lục 1. Trong tổng
số 55 mẫu, đã có 50% số mẫu đã xác định được đến tên giống.
Nội dung 1.2.2 Thiết lập lý lịch các mẫu tiêu bản cho các
loài sâu bệnh hại chính tại Viện KHLN
VN.
Các mẫu tiêu bản đáp
ứng các tiêu chuẩn
trưng bày hiện đại.
Có các thiết bị phù
hợp lưu giữ mẫu tiêu
bản phù hợp.


Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Mục tiêu 2
Thành lập các khóa đào tạo về điều tra sâu
bệnh hại rừng, đánh giá thiệt hại, phân tích
rủi ro, thu thập và bảo quản mẫu, giám

định mẫu và biện pháp diệt trừ, và nâng
cao sự nhận thức và hiểu biết về sâu bệnh
hại rừng giữa các thành viên tham gia.

Các thành viên tham gia
dự án của Việt Nam
được đào tạo về kỹ
năng điều tra, xác định
các loài sâu bệnh hại
chính, và nâng cao hiểu
biết, nhận thức về sâu
bệnh hại rừng giữa các
thành viên tham gia.
Việc thay đổi cán bộ
dự án có thể ảnh
hưởng các kết quả
thu được và thực hiện
các kỹ năng yêu cầu.
Đồng thời, dang mục
sâu bệnh hại sẽ
không thể đạt được
như đã dự kiến.
Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.
14


Kết quả 2.1
Chương trình đào tạo về điều tra sâu bệnh
hại cho các cán bộ ở các Trung tâm vùng

của Viện KHLN Việt Nam.
Mở các khóa đào tạo
trong năm thứ nhất (tại
Úc) và năm thứ 2 tại
Việt Nam cho 70 cán bộ
tham gia dự án của Viêt
Nam.

Các cán bộ phù hợp
sẽ được lựa chọn cho
các lớp tập huấn.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 2.1.1 Lớp tập huấn thứ nhất (tại Úc). Các cán bộ của Viện
KHLN VN và ba Trung
tâm vùng sẽ tham dự
lớp tập huấn kỹ thuật về
các loài sâu bệnh hại
chính (ở Úc).

Các lớp tập huấn ở
Úc thích hợp với hệ
thống rừng ở Việt
Nam.
Lớp tập huấn “Đào tạo kỹ năng điều tra và chẩn đoán sâu bệnh hại cây
rừng” đã được tổ chức tại Brisbane, Queensland, Úc từ ngày 16 đến 24
tháng 2 năm 2009 với sự tham gia của 4 học viên của Viện KHLN VN ở
Hà Nội, 3 cán bộ thuộc các Trung tâm vùng (Gia Lai, Quảng Trị và Vĩnh
Phúc) và 1 cán bộ thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN và PTNT.
Kết quả 2.2
Theo dõi sự nhận thức, hiểu biết, quan

điểm và quá trình thực hiện của các thành
viên tham gia chính về vấn đề điều tra sâu
bệnh hại rừng ở Việt Nam.
Nâng cao hiểu biết và
nhận thức, đáp lại thích
hợp từ các thành viên
tham gia.
Kết quả cuộc điều tra
không ảnh hưởng đến
sự mong đợi giữa các
thành viên tham gia.
Đợt điều tra ở năm
cuối của dự án sẽ
phản ánh sự thay đổi
về quan điểm của họ.

Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 2.2.1 Điều tra về nhận thức, quan điểm và khả
năng thực hiện giữa các thành viên tham
gia.

Phản hồi từ tất cả các
nhóm tham gia.
Các thành viên tham
gia tham dự điều tra.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Mục tiêu 3
Trang bị thiết bị và thiết lập mạng lưới
điều tra sâu bệnh hại dựa trên các Trung
tâm vùng của Viện KHLN Việt Nam và

được phối hợp với các Chi cục BVTV.
Mạng lưới điều tra sâu
bệnh hại chuẩn tại các
trung tâm được thiết lập
và trang bị đầy đủ trang
thiết bị cho phù hợp với
nhu cầu của từng vùng.

Các Trung tâm vùng
có đủ nguồn nhân lực
để thực hiện công
việc điều tra.
Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.
Kết quả 3.1
Thành lập mạng lưới điều tra với đầy dủ
trang thiết bị tại 3 Trung tâm vùng.
Có mạng lưới điều tra
vùng chuẩn.

Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 3.1.1 Mua và cung cấp các thiết bị cho các
Trung tâm vùng.
Các trung tâm nghiên
cứu vùng được trang bị
các thiết bị nghiên cứu
cần thiết để điều tra sâu
bệnh hại và thực hiện
các hoạt động đặt bẫy
Có nguồn nhân lực

và thiết bị phù hợp
cho việc giữ và bảo
quản các thiết bị.
• GPS đã được trang bị cho các học viên: 1 GPS cho Viện KHLN VN
ở HN và 3 GPS cho mỗi vùng. Cái GPS thứ năm cũng đã được mua
nhưng bị hỏng nên đã phải trả lại. Khi nào nhận được cái mới sẽ gửi
ngay cho Viện KHLN VN ở Hà Nội.
• Trang thiết bị phục vụ thu thập và xử lý mẫu sâu, bệnh hại đã được
cấp cho các học viên.
15

côn trùng.
• Đèn bàn có gắn kính lúp, hộp tiêu bản và bẫy côn trùng đã được gửi
sang Viện KHLN VN ở Hà Nội.

Kết quả 3.2
Tiếp tục điều tra sâu bệnh hại rừng, bước
đầu thiết lập chương trình đặt bẫy côn
trùng tại các Trung tâm vùng.
Các thiết bị phù hợp
luôn sẵn sàng cho
việc thu thập mẫu,
nuôi sâu và cất giữ
các mẫu sâu bệnh.


Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 3.2.1 Tiếp tục các chương trình điều tra sâu
bệnh hại rừng được bắt đầu tại các Trung
tâm vùng.

Sau các đợt hập huấn
điều tra sâu bệnh hại,
một chương trình điều
tra được thiết lập cho
các Trung tâm vùng
trong năm thứ 2.
Các Trung tâm vùng
và các Lâm trường
quốc doanh duy trì
nhiệm vụ lập kế
hoạch sau khi kết
thúc dự án.


• Kế hoạch ban đầu về điều tra sâu bệnh hại cho mỗi vùng đã được
tiến hành.
• Kế hoạch chi tiết sẽ được xây dựng tiếp trong quá trình tổ chức các
lớp tập huấn tại Việt Nam khoảng tháng 10 năm 2009.
Nội dung 3.2.2 Lặp đặt các bẫy côn trùng tại các Trung
tâm vùng.
Hệ thống phát hiện sớm
các loài sâu bệnh hại
rừng ngoại lai được đặt
tại các Trung tâm vùng,
hệ thống bẫy sẽ đựoc
tiến hành theo từng giai
đoạn trong suốt năm thứ
2.



Hệ thống bẫy sẽ có
hiệu quả cho các
nhóm côn trùng chủ
yếu ở Việt Nam.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Nội dung 3.3
Xây dựng hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng
từ dữ liệu sẵn có và dữ liệu thu được thông
qua các lớp tập huấn.
Hướng dẫn về sâu bệnh
hại rừng bao gồm: tất cả
các loài sâu bệnh hại
chính, thông tin chẩn
đoán (hình ảnh minh
họa và tài liệu), và các
thông tin về cây chủ và
cật hậu học. Hoàn thành
và dịch sang tiếng Việt
vào cuối năm thứ 2.


In các ấn phẩm phục
vụ chẩn đoán tất cả
các loài sâu bệnh hại
chính.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 3.3.1 Tập hợp các dữ liệu, bao gồm cả ảnh ngoài
hiện trường.
Ảnh ngoài hiện trường
phải phù hợp để có thể

xuất bản.

Ảnh về các loài sâu
bệnh hại chính.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
16


Mục tiêu 4
Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ quan
kiểm dịch Nông Lâm nghiệp ở Việt Nam
với các tổ chức quốc tế và vùng.
Thiết lập mối liên kết
giữa Bộ NN&PTNT,
Viện KHLN VN, các
Trung tâm vùng và các
Lâm trường quốc
doanh.


Các mối liên kết
được duy trì sau khi
kết thúc dự án.
Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.
Kết quả 4.1
Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT cùng
được đào tạo về việc điều tra và chẩn đoán
sâu bệnh hại.
Các cán bộ chính của

Viện KHLN VN và Bộ
NN&PTNT sẽ được tập
huấn tại Việt Nam.


Các cán bộ có đủ
năng lực luôn sẵn
sàng.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.

Nội dung 4.1.1 Tập huấn về điều tra và chẩn đoán sâu
bệnh hại tại Úc.
Tập huấn bao gồm cả
phân tích rủi ro.
Đầy đủ thông tin phù
hợp để phân tích sự
rủi ro.


Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Kết quả 4.2
Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT
thường xuyên trao đổi thông tin.
Các thông tin về sâu
bệnh hại trao đổi giữa
Viện KHLN VN và Bộ
NN&PTNT phải nhất
quán với Tiêu chuẩn
quốc tế về giới hạn các
sinh vật gây hại số 8.



Các thông tin toàn
diện.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 4.1.1 Cập nhật số liệu cho cơ sở dữ liệu sâu
bệnh hại rừng.
Tất cả các hồ sơ được
cung cấp dưới dạng file
điện tử cho Cơ sở dữ
liệu sâu bệnh hại quốc
gia.
Sự tương thích giữa
cơ sở dữ liệu sâu
bệnh hại rừng và Cơ
sở dữ liệu sinh vật
gây hại quốc gia.


Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Nội dung 4.1.2 Các báo cáo của Việt nam về các loài xâm
hại rừng cho mạng lưới các loài sâm hại
vùng.
Báo cáo về các loài xâm
hại ở rừng trồng Việt
Nam hiện nay sẽ được
gửi đến Mạng lưới các
loài xâm hại rừng vùng
Châu Á Thái Bình
Dương.


Việt Nam gửi đại
diện đến Mạng lưới
các loài xâm hại rừng
vùng Châu Á Thái
Bình Dương.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
17

18

Mục tiêu 5
Quản lý và báo cáo của dự án. Báo cáo định kỳ 6 tháng
đầu năm và báo cáo
cuối năm.
Các báo cáo phải
được quản lý chương
trình CARD.

Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.

Appendix 1 – List of materials identified from FSIV insect collection

FSIV FHS Identity Authority Order & Family Determiner
Date
id
200099
Anoplophora dividis
Fairmaire Coleoptera: Cerambycidae J. King 2009

200516
Aprioma germari
Hope Coleoptera: Cerambycidae J. King 2009
200906
Aristobia approximator
(Thomson) Coleoptera: Cerambycidae J. King 2008
200913
Aristobia testudo
Voet Coleoptera: Cerambycidae J. King 2009
200920
Chlorophorus annularis
Fab. Coleoptera: Cerambycidae J. King 2009
200287 Clytini Coleoptera: Cerambycidae J. King 2009
200919
Olenecamptus bilobus
(Fab.) Coleoptera: Cerambycidae J. King 2009
200160
Pachyteria dimidiate
Westwood Coleoptera: Cerambycidae J. King 2009
200595
Trirachys bilobulartus
Gressitt and Rondon Coleoptera: Cerambycidae J. King 2009
200502
Hypomeces squamosa
Fab. Coleoptera: Curculionidae J. King 2009
200914
Hypomeces squamosa
Fab. Coleoptera: Curculionidae J. King 2009
200916
Platymycterus sieversi

Reit. Coleoptera: Curculionidae J. King 2009
200917
Platymycterus sieversi
Reit. Coleoptera: Curculionidae J. King 2009
200921
Mylabrus phalerata
Pallas Coleoptera: Meloidae J. King 2009
200912
Platypus parallelus
Fab. Coleoptera: Platypodinae J. King 2009
200714 Scarabaeinae Coleoptera: Scarabaeidae J. King 2008
200112
Xylotrupes mniszechi tonkinensis
Minck Coleoptera: Scarabaeidae J. King 2008
200268
Xylosandrus crassiusculus
Motschulsky, Coleoptera: Scolytinae J. King 2009
200018
Anoplocnemis ?castanea
Hemiptera: Coreidae J. King 2009
200925
Lawana imita
Melichar Hemiptera: Flatidae J. King 2009
200264
Dalpada oculata
Fab. Hemiptera: Pentatomidae J. King 2009
200926 Zeuzera sp. Lepidoptera: Cossidae J. King 2009
200927 Zeuzera sp. Lepidoptera: Cossidae J. King 2009
200300 Zeuzera sp.
Lepidoptera: Cossidae J. King 2009

200911
Dendrolimus punctatus
(Walker) Lepidoptera: Lasiocampidae J. King 2009
200909
Eudocima salaminia
(Cramer) Lepidoptera: Noctuidae J. King 2009
200928
Dioryctria ? rubella
Hampson Lepidoptera: Pyralidae J. King 2009
200633
Parotis altitalis
Walker Lepidoptera: Pyralidae J. King 2009
200298
Gryllotalpa africana
Beauvois Orthoptera: Gryllotalpidae J. King 2009



Appendix 2 – Workshop program







CARD Project 023/07VIE: Protecting productivity,
incomes and trade through improved health
surveillance of Vietnam’s plantations


Forest Health Surveillance
and Diagnostics Training Workshop

16 – 24 February 2009

PROGRAM



Workshop venue: DPI&F Laboratories, Indooroopilly, Brisbane,
Queensland, Australia

Field excursions: Gympie, Traveston, Imbil (south east
Queensland)

20

Delegates arrive – 1235 Sunday 15
th
February 2009
Collected from airport and taken to accommodation at Toowong Villas – maxi taxi


DAY 1 – Monday 16 February 2009
08:30 Pick up Maxi Taxi
09.00 – 09.15 Official welcome to workshop Ian Naumann
(Department of
Agriculture, Fisheries
and Forestry)
09.15 – 09.30 Introduction of the project, participants and trainees Simon Lawson

09.30 – 09.45 Forestry in Vietnam Dao Ngoc Quang
09.45 – 10.30 Introduction to workshop (scope and goals)
Assessment of skills
Simon Lawson
10.30 – 11.00 Morning tea and workshop photo
11.00 – 12.30 Introduction to symptoms and agents of timber and tree
disorders – relating symptoms to cause
Janet McDonald
12.30 – 13.30 Lunch
13.30 – 15.00 Introduction to surveillance and collection methods –
designing surveys
Janet McDonald,
Simon Lawson
15.00 – 15.30 Afternoon tea
15.30 – 17.00 Surveying for forest invasive insect species Ross Wylie, Manon
Griffiths
17.00 Finish Maxi Taxi
Accommodation – Toowong Villas
Dinner – self catering

21


DAY 2 – Tuesday 17 February 2009
08:15 Pick up Maxi Taxi
08:45 – 09.30 Recording data in the field; consideration of field form Simon Lawson,
Manon Griffiths
09.30 – 10.30 Database overview and demonstration – data extraction
and report preparation
Manon Griffiths

10.30 – 11.00 Morning tea
11.00 – 12.15 General methods for handling, preparation, storage and
rearing of pest and disease specimens
Judy King, Geoff
Pegg
12.15 – 13.00 Lunch
13.00 – 14.30 Pathogens in Forestry Geoff Pegg
14.30 Afternoon tea
14.45 – 17:30 Demonstration of trap methodology – Brisbane Botanic
Gardens, Mt Cootha
Incl. opportunity to look around Gardens
Ross Wylie, Judy
King, Manon Griffiths
Simon Lawson
17:30 Finish QG vehicles
Accommodation – Toowong Villas
Dinner – self catering

DAY 3 – Wednesday 18 February 2009
08:15 Pick up Maxi Taxi
08:30 – 12:30 Insect morphology for target groups including:
 Insect structure and classification
 Introduction to keys and key construction
 Use of dichotomous keys
 Use of interactive keys
Judy King
12.30 – 13.30 Lunch
13.30 – 17.00 Sorting and identifying trap catches from Brisbane
Botanic Gardens, Mt Cootha
Judy King, Manon

Griffiths, Ross Wylie,
17:00 Finish
Return to Toowong Villas
Maxi taxi
Accommodation – Toowong Villas
Dinner – self catering

22

DAY 4 – Thursday 19 February 2009
08:15 Pick up Maxi Taxi
08:30 – 10:30 Basic pathogen techniques for target groups
Incl. tour of glasshouse and laboratory facilities
Geoff Pegg
10.30 – 11.00 Morning tea
11.00 – 12.30 GPS Basics - incl. practical demonstration Rachel Waugh
12.30 – 13.30 Lunch
13:30 – 17:00 Nutritional symptoms and diagnosis – use of key Tim Smith
17:00 Finish
BBQ Dinner at home of Judy King
Hire bus
Accommodation – Toowong Villas

DAY 5 – Friday 20 February 2009
Field trip
08.00 Pick up
Note - we will not be returning to Toowong Villas so all
belongings must be taken with you or left at the
Indooroopilly labs
Hire bus

09:30 – 10:30 Beerburrum nursery inspection Tony Borg
10:30 – 10:50 Morning tea
10:50 – 11.00 Beerburrum Forestry Induction Michael Ramsden
11.00 – 13:00 Beerburrum pine plantation activities (surveillance
methodologies, symptom recognition, specimen collection,
data collection)
Ross Wylie, Simon
Lawson, Michael
Ramsden
13:00 – 13.30 Lunch
13.30 – 16.00 Continue Beerburrum pine plantation activities
(surveillance methodologies, symptom recognition,
specimen collection, data collection)
Ross Wylie, Simon
Lawson, Michael
Ramsden
16:00 Depart Beerburrum and travel to Imbil
Run light trap
BBQ dinner at Cabins by the Creek
Hire bus
Accommodation – Cabins by the Creek, Imbil

23


DAY 6 – Saturday 21 February 2009

Field trip
08:30 Depart Hire bus
Breakfast provided

09:00 – 09:10 Imbil Forestry Induction Geoff Pegg
09:10 – 11.00 Imbil Araucaria and Toona plantations (surveillance
methodologies, symptom recognition, specimen collection,
data collection)
Geoff Pegg, Simon
Lawson, Manon
Griffiths, Ross Wylie,
Judy King
11.00 – 11.20 Morning tea
11.20 – 12.00 Imbil Eucalypt plantations(surveillance methodologies,
symptom recognition, specimen collection, data collection)
Geoff Pegg, Simon
Lawson, Manon
Griffiths, Ross Wylie,
Judy King
12.00 – 13:00 Lunch – Imbil cafe– self catering
13.00 – 17.00 Traveston Eucalypt plantations (surveillance
methodologies, symptom recognition, specimen collection,
data collection)
Geoff Pegg, Simon
Lawson, Manon
Griffiths, Ross Wylie,
Judy King
17:00 Retrun to Gympie
Dinner – Dragon Garden Restaurant
Hire bus
Accommodation – Great Eastern Hotel, Gympie

DAY 7 – Sunday 22 February 2009


Field trip
09:00 – 16:00 Return to Brisbane via scenic and cultural attractions – to
be decided by the group.
Manon Griffiths, Judy
King
Hire bus
All meals self-catered
Accommodation – Toowong Inn
Dinner – self catering

24


DAY 8 – Monday 23 February 2009

08:15 Pick up Hire bus
08.30 – 10.30 Specimen preservation and preparation
 Correct labelling and producing labels
 Micropinning and double mounting
 Carding, including cutting triangles
 Alcohol preservation
Judy King, Ross
Wylie
10.30 – 11.00 Morning tea
11.00 – 12.30 Practical sessions: Pin, set and identify insects collected
on field trip, including use of DPI&F collections
Judy King, Ross
Wylie, Manon
Griffiths
12.30 – 13.30 Lunch

13.30 – 15.00 Practical sessions: Pin, set and identify insects collected
on field trip
Judy King, Ross
Wylie, Manon
Griffiths
15.00 – 15.30 Afternoon tea
15.30 – 17.00 Practical sessions: Pin, set and identify insects collected
on field trip
Judy King, Ross
Wylie, Manon
Griffiths
17:00 Finish
Assessment of skills (form to be completed and returned
Tuesday)
Maxi Taxi to
Toowong Inn
19:00 Workshop dinner Maxi Taxi to West
End
Taxi from restaurant or opportunity to visit South Bank Taxi to Toowong Inn
Accommodation – Toowong Inn
Dinner – Workshop dinner – West End

25

×