Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam " BÁO CÁO ĐỊNH KỲ LẦN 4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 48 trang )



Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chính phủ Úc
Cơ quan Phát triển quốc tế của chính phủ Úc



023/07VIE

Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại
thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam



BÁO CÁO ĐỊNH KỲ LẦN BỐN



Ngày 5 tháng 12 năm 2008
Mục lục
Thông tin về các tổ chức tham gia dự án 1
Tóm tắt dự án 2
Tóm tắt quá trình thực hiện 2
Thông tin cơ bản về dự án 3
Quá trình thực hiện theo thời gian 4
1. Những điểm nổi bật 4
2. Lợi ích các chủ rừng thu được 5
3. Xây dựng năng lực 5
4. Xuất bản 5
5. Quản lý dự án 5
Báo cáo về các vấn đề liên quan 5


1. Môi trường 5
2. Vấn đề giới và xã hội 5
Những vướng mắc trong quá trình thực hiện và cách giải quyết 5
1. Vướng mắc 5
2. Lựa chọn 6
3. Hướng giải quyết 6
Những bước then chốt tiếp theo 6
Kết luận 6
Cam kết 6
Thông tin về các tổ chức tham gia dự án
Tên dự án
Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải
thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam
Cơ quan tham gia dự án
(phía Việt Nam)
Phòng N/C Bảo vệ thực vật rừng;
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Chủ dự án phía Việt Nam
Tiến sĩ Phạm Quang Thu
Cơ quan tham gia dự án
(phía Úc)
Văn phòng chuyên viên cao cấp về Bảo vệ thực vật;
Cục Nông Lâm, thủy sản
Chủ dự án phía Úc
Tiến sĩ Ian Naumann
Ngày bắt đầu
Tháng 3 năm 2008
Ngày kết thúc (ban đầu)
Tháng 6 năm 2010
Ngày kết thúc (đã chỉnh

sửa)
Tháng 2 năm 2010
Kỳ báo cáo
8 tháng (đến tháng 11 năm 2008)

Cán bộ liên lạc
Phía Úc: Chủ dự án
Tên:
Tiến sĩ Ian Naumann
Điện thoại
+612 6272 3442
Chức vụ:
Giám đốc chương trình tăng cường
nguồn năng lực về bảo vệ thực vật

Fax:
+612 6272 5835
Tổ chức
Văn phòng chuyên viên cao cấp về
Bảo vệ thực vật; Cục Nông Lâm,
thủy sản
Email:


Phía Úc: Quản lý hành chính
Tên:
Bà Wendy Lee
Điện thoại:
+61 2 6272 3670
Chức vụ:

Điều phối viên chương trình tăng
cường nguồn năng lực về bảo vệ thực
vật

Fax:
+61 2 6272 5835
Tổ chức
Văn phòng chuyên viên cao cấp
về Bảo vệ thực vật; Cục Nông
Lâm, thủy sản
Email:


Phía Việt Nam
Tên:
Phó GS, Tiến sĩ Phạm Quang Thu
Điện thoại:
+84 4 836 2376
Chức vụ:
Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu
bảo vệ thực vật rừng
Fax:
+84 4 838 9722
Tổ chức
Phòng Nghiên cứu bảo vệ thực vật
rừng; Viện Khoa học Lâm
nghiệpViệt Nam
Email:



1
Tóm tắt dự án












Sự gia tăng một cách nhanh chóng độ che phủ rừng của Việt Nam, đưa ra nhiều cơ hội cho thị
trường xuất khẩu thế giới mới về các sản phẩm gỗ xây dựng. Tuy nhiên, những rủi ro của các loài
sâu bệnh gây hại lâm nghiệp sẽ tăng và xuất hiện mới. Điều tra một cách chặt chẽ và đưa ra một
cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại là điều cần thiết để xây dựng danh mục sâu bệnh hại, phát hiện sự
xâm hại của chúng, và quản lý dịch bệnh.
Mục tiêu của dự án này nhằm thiết lập một cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại, bộ sưu tập mẫu, đào tạo
các kỹ năng điều tra sâu bệnh hại, đánh giá rủi ro, và thiết lập một mạng lưới chuẩn các trung tâm
quan sát được hỗ trợ bởi mối liên kết giữa các tổ chức vùng và quốc gia có liên quan. Đầu ra của
dự án sẽ hỗ trợ cho việc quản lý và phát hiện sâu bệnh hại rừng cũng như là cung cấp kiến thức
chuyên môn và hồ sơ để làm tăng cơ hội thâm nhập thị trường.
Những thành tựu chính trong kỳ báo cáo:
• Xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra sâu bệh hại rừng và phiếu điều tra ngoài hiện trường cho
các trung tâm vùng.
• Chuẩn bị sang Việt Nam để triển khai cơ sở dữ liệu và đánh giá bộ mẫu.
• Xây dựng các mẫu phiếu điều tra và mẫu câu hỏi.
• Mua sắm trang thiết bị.


Tóm tắt quá trình thực hiện
Quá trình thực hiện dự án trong 6 tháng đầu phù hợp với kế hoạch ban đầu, cụ thể:
• Xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra sâu bệnh hại rừng và phiếu điều tra ngoài hiện trường
• Chuẩn bị cho đoàn cán bộ dự án phía Úc sang công tác tại Việt Nam để triển khai cơ sở dữ
liệu và đánh giá bộ mẫu
• Xây dựng các mẫu phiếu điều tra và phác thảo mẫu câu hỏi; và
• Mua sắm trang thiết bị.
Những nhiệm vụ chính cần thực hiện trong 6 tháng tiếp theo bao gồm: tổ chức và thực hiện các lớp
tập huấn về điều tra sâu bệnh hại rừng cho các cán bộ thuộc các Trung tâm vùng của Viện Khoa học
lâm nghiệp Việt Nam, và tổng hợp kết quả điều tra ban đầu.

2
Thông tin cơ bản về dự án
Mục tiêu dự án và kết quả dự kiến:
Mục tiêu 1 Thiết lập cơ sử dữ liệu về sâu bệnh hại rừng và bộ sưu tập mẫu.
Kết quả 1.1 Cở sở dữ liệu về sâu bệnh hại rừng được thiết lập trên cơ sở các mẫu sâu bệnh hại
thu được.
Kết quả 1.2 Xác định các loài sâu bệnh hại chủ yếu cho từng loài cây trồng rừng chính ở Việt
Nam; xây dựng lý lịch mẫu cho những loài này.
Mục tiêu 2 Mở các khóa đào tạo về điều tra sâu bệnh hại rừng, đánh giá thiệt hại, phân tích rủi ro, thu
thập, bảo quản mẫu, giám định mẫu và biện pháp diệt trừ; nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về
điều tra sâu bệnh hại giữa các thành viên tham gia.
Kết quả 2.1 Chương trình đào tạo về điều tra sâu bệnh hại cho các cán bộ ở các Trung tâm
vùng.
Kết quả 2.2 Theo dõi sự nhận thức, hiểu biết, quan điểm và quá trình thực hiện của các thành
viên tham gia chính về vấn đề điều tra sâu bệnh hại rừng ở Việt Nam.
Kết quả 2.3 Tài liệu bổ trợ sẽ cung cấp chi tiết các triệu chứng và các lựa chọn quản lý các
loài sâu bệnh hại chính.
Mục tiêu 3 Trang bị thiết bị và thiết lập mạng lưới điều tra sâu bệnh hại dựa trên các Trung tâm vùng

của Viện KHLN VN và được phối hợp với các Chi cục BVTV.
Kết quả 3.1 Thiết lập mạng lưới điều tra với đầy đủ trang thiết bị tại 3 Trung tâm vùng.
Kết quả 3.2 Tiếp tục điều tra sâu bệnh hại rừng, bước đầu thiết lập chương trình đặt bẫy côn
trùng tại các Trung tâm vùng.
Kết quả 3.3 Soạn thảo sách hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng từ dữ liệu sẵn có và các dữ liệu
thu thập trong quá trình tập huấn.
Mục tiêu 4 Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ quan Nông, lâm nghiệp và kiểm dịch ở Việt Nam với
các tổ chức vùng và quốc tế.
Kết quả 4.1 Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT cùng được đào tạo về việc điều tra và chẩn
đoán sâu bệnh hại.
Kết quả 4.2 Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT thường xuyên trao đổi thông tin.
Mục tiêu 5 Quản lý và báo cáo của dự án.
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu để đạt được những mục tiêu và nội dung trên, bao gồm:
• Xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu về điều tra sâu bệnh hại rừng, kết hợp chặt chẽ với
những tài liệu có sẵn từ bộ mẫu và hồ sơ mẫu của Viện KHLN VN, đồng thời kết hợp chặt
chẽ với hồ sơ mới về sâu bệnh hại rừng.
• Đánh giá và giám định bộ mẫu sâu hại có sẵn tại Việt Nam.
• Tổ chức các lớp tập huấn ở Úc và Việt Nam về kỹ năng điều tra sâu bệnh hại, có tài liệu hỗ
trợ.
• Chuẩn bị các tài liệu và hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng cho các cán bộ thuộc Viện KHLN
VN và các chủ rừng.


3
Quá trình thực hiện theo thời gian
1. Những điểm nổi bật
Phần chung
• Tiến sĩ Judy King và tiến sĩ Manon Griffiths sang Hà Nội công tác từ ngày 20-25 tháng 10
năm 2008, và tiến hành đánh giá, làm lại mẫu và vào cơ sử dữ liệu cho bộ mẫu côn trùng có
tại Viện KHLN. (Phụ lục 1).

• Một số mẫu côn trùng chưa được xác định tên đã được mang sang Úc để giám định (Phụ lục
2)
• Hướng dẫn cán bộ thuộc Viện KHLN VN sử dụng cơ sở dữ liệu về điều tra sâu bệnh hại (Phụ
lục 3).

Mục tiêu 1
Kết quả 1.1
Cở sở dữ liệu về sâu bệnh hại rừng được thiết lập trên cơ sở các mẫu thu được
• Xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu sâu bệnh hại rừng của Viện KHLN VN trên máy tính tại
Viện KHLN VN.
• Bộ mẫu côn trùng của Viện KHLN VN đã được bổ xung và vào máy tính bằng chương trình
Excel.
• Hai cán bộ thuộc Viện KHLN VN đã được đào tạo và chịu trách nhiệm việc sử dụng cơ sở dữ
liệu và các hướng dẫn về lớp tập huấn đã được cung cấp.
• Bộ mẫu côn trùng của Viện KHLN VN đã được lạm lại và chuyển sang tủ lưu giữ mẫu mới.
Các mẫu côn trùng đã được định danh, có khoảng 50 mẫu đã được mang sang Úc để giám
định. Những mẫu côn trùng này sau khi được định danh sẽ được chuyển về Việt Nam.

Output 1.2 Xác định các loài sâu bệnh hại chủ yếu cho từng loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam
• Đối chiếu sơ bộ với danh sách sâu hại từ nguồn có sẵn, bao gồm danh sánh sâu hại của Bộ
NN và PTNT, cơ sở dữ liệu về sâu hại Keo và Bạch đàn của dự án ACIAR và bộ mẫu của
Viện KHLN VN (Phụ lục 4).
• Xem xét lại bộ mẫu sâu hại của Viện KHLN VN tại Hà Nội, tổng cộng có 760 mẫu, trong đó
401 mẫu đã xác định tên khoa học đến giống hoặc loài. 710 mẫu sâu hại đã xác định được cây
chủ bị hại.

Mục tiêu 2
Output 2.1 Các chương trình đào tạo về điều tra sâu bệnh hại cho các cán bộ thuộc các Trung tâm
vùng
• Lớp tập huấn tại Úc được tổ chức vào ngày 16-24 tháng 2 năm 2009, thư mời và bản lý lịch

của các cán bộ tham dự đã được gửi về Viện KHLN VN và Bộ NN và PTNT (Phụ lục 5 và 6).
• Địa điểm của lớp tập huấn: các buổi tập huấn sẽ diễn ra tại phòng thí nghiệm của Cục Nông
lâm Thủy sản bang Queensland, Indooroopilly và đi hiện trường tại Beerburrum, Traveston,
Imbil và Gympie, Queensland.
• Chương trình hội thảo đã được chuẩn bị (Phụ lục 7).
• Các trang thiết bị phục vụ tập huấn đã được mua.

Kết quả 2.2 Theo dõi sự nhận thức, hiểu biết, quan điểm và quá trình thực hiện của các thành viên
tham gia chính về vấn đề điều tra sâu bệnh hại rừng ở Việt Nam.

4
• Các phiếu điều tra ban đầu đã được chuẩn bị, phân phát, hoàn thiện và gửi trở lại Viện KHLN
VN tại Hà Nội. Những phần quan trọng của các phiếu điều tra đã được dịch sang tiếng anh và
gửi sang Úc trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm khung logics báo cáo tiến độ để biết thêm chi tiết.
2. Lợi ích các chủ rừng thu được
Đợt điều tra các chủ rừng đã được xây dựng dựa trên việc đánh giá hiểu biết hiện tại và nhu cầu trong
tương lai của các chủ rừng về vấn đề sâu bệnh hại rừng.
3. Xây dựng năng lực
Các hoạt động xây dựng năng lực bước đầu đã được thực hiện trong đợt công tác tại Việt Nam của
tiến sĩ Judy King and Manon Griffiths vào tháng 10 năm 2008, bao gồm: đào tạo các cán bộ của Viện
KHLN VN tại Hà Nội sử dụng cơ sở dữ liệu sâu bệnh hại của Viện và làm mẫu. Một trong thành phần
chính của xây dựng năng lực của dự án sẽ là hội thảo về điều tra sâu bệnh hại được tổ chức tại
Brisbane vào tháng 2 năm 2009. Tham dự hội thảo này có 8 cán bộ Việt Nam, đây là những người
trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra sâu bệnh hại. Sự chuẩn bị cho hội thảo này đang được gấp
rút chuẩn bị.
4. Xuất bản
Sau khi hội thảo kết thúc sẽ đóng góp với chương trình CARD để xuất bản.
5. Quản lý dự án

Sự liên lạc giữa các cán bộ thuộc dự án ở Úc (Brisbane và Canberra) và Việt Nam là rất tốt. Chuyến
công tác tại Việt nam của tiến sĩ Judy King and Manon Griffiths là cơ hội rất tốt để gặp gỡ và làm
việc với các cán bộ có lien quan. Giáo sư Phạm Quang Thu và các cộng sự rất nhiệt tình và làm việc
không biết mệt mỏi trong thời gian này, vì vậy thời gian tuy ngắn nhưng đã đạt được những kết quả to
lớn. Bản báo cáo thể hiện được những vấn đề nhỏ còn tồn tại đã được chỉ ra bởi báo cáo đánh giá mốc
hoạt động (tháng 10 năm 2008).
Báo cáo về các vấn đề liên quan
1. Môi trường
Đến thời điểm báo cáo, chưa có bất kỳ vấn đề gì xấu xét về yếu tố môi trường xảy ra có liên quan tới
dự án.
2. Vấn đề giới và xã hội
Đến thời điểm báo cáo, dự án chưa có cơ hội để đánh giá những tác động về giới hoặc xã hội. Thành
phần tham gia hội thảo tại Úc sẽ có sự góp mặt của một số phụ nữ.
Những vướng mắc trong quá trình thực hiện và cách giải quyết
1. Vướng mắc
Đến thời điểm báo cáo, chỉ có sự chậm trễ trong việc thu thập các phiếu điều tra ban đầu. Các phiếu
điều tra đã được hoàn thành, nhưng có sự chậm trễ trong việc dịch sang tiếng anh. Các cán bộ của

5
Viện KHLN VN chịu trách nhiệm công việc này và thời gian hoàn thành lâu hơn mong đợi. Tóm tắt
kết quả đợt điều tra sẽ được tổng hợp trong tháng 12. Sự chậm trễ này không ảnh hưởng đến bất kỳ
hoạt động khác của dự án.
2. Lựa chọn
Không có gì để báo cáo đến giai đoạn này.
3. Hướng giải quyết
Không có gì để báo cáo đến giai đoạn này.
Những bước then chốt tiếp theo
Những bước then chốt tiếp theo của dự án:
• Tiếp tục giám định tên khoa học các mẫu côn trùng của bộ mẫu của Viện KHLN VN.
• Chuẩn bị và tiến hành tổ chức lớp tập huấn tại Brisbane, Úc vào tháng 2 năm 2009.

Kết luận
Dự án đang được triển khai đúng kế hoạch, tất cả các hoạt động đều đã hoàn thành hoặc sắp hoàn
thành theo đúng kế hoạch.
Cam kết
Hợp đồng này dựa trên cơ sở của chương trình CARD. Chương trình CARD không yêu cầu các cơ
quan tham gia dự án phải nộp các giấy biên nhận (các cơ quan tham gia dự án sẽ giữ các giấy biên
nhận cho mục đích kiểm toán và thuế). Chương trình CARD không cần đảm bảo chi tiết số ngày tham
gia dự án của các cán bộ trong kế hoạch làm việc đã ký được kết. Điều này được đảm bảo dựa trên
bản cam kết sau đây.

6

BẢN CAM KẾT

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP
Tên dự án: Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu
bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam.
Mã số dự án: 023/07VIE
Chúng tôi đã ký vào báo cáo này cam kết rằng trong thời gian từ tháng 3/2008 đến tháng /8/2008
chúng tôi đã đóng góp thời gian (xem bảng sau) để tham gia dự án.
1: SỐ NGÀY THAM GIA
Cán bộ tham gia phía Úc (Tên) Số ngày tham gia
ở Việt Nam
Số ngày tham gia ở
Úc
Công tác tại Việt
Nam
Simon Lawson 0 3 0
Manon Griffiths 5 5 1
Judy King 5 5 1

Ross Wylie 0 2 0
Bruce Hogg 0 2 0
Total 10 17 2

Cán bộ tham gia phía Việt
Nam (Tên)
Số ngày tham gia
ở Việt Nam
Phạm Quang Thu 15
Đào Ngọc Quang 21
Lê Văn Bình 9
Nguyễn Mạnh Hà 9
Nguyễn Hoài Thu 9
Ngô Văn Cầm 12
Bùi Quang Tiếp 12
Phạm Tiến Hùng 12
Tổng cộng 99

2: TRANG THIẾT BỊ VÀ CÁC DỊCH VỤ KHÁC
Mô tả trang thiết bị và các dịch vụ khác Số tiền (đô la Úc)
Trang thiết bị phục vụ hội thảo $1205.05
Tổ chức hội thảo $ 540.00
TỔNG CỘNG $1745.05

7

8

Cơ quan tham gia phía Úc
Người làm chứng


Tiến sĩ Simon Lawson, Chủ dự án Khoa học
về sức khỏe rừng, nghề làm vườn và lâm
nghiệp, Cục Lâm nghiệp và Thủy sản


John Chapman, Giám đốc, Khoa học
nghề làm vườn và lâm nghiệp, Cục Lâm
nghiệp và Thủy sản



3; BÀN GIAO CÁC THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ

Chúng tôi chứng thực đã giao cho các cán bộ số ngày như đã được đề cập ở trên để tham gia dự
án, và trang thiết bị phục vụ dự án như đã đề cập đã được bàn giao cho Viện KHLN VN.
Cơ quan tham gia phía Việt Nam



Người làm chứng




Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thu,
Trưởng phòng Phòng N/C Bảo vệ thực vật
rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam



Trần Thanh Trăng, Phòng N/C Bảo vệ
thực vật rừng, Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam


Tiến triển của dự án so sánh với các mục tiêu, kết quả, hoạt động và đầu vào đã đề xuất
Tên dự án: Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam
Cơ quan thực hiện phía Việt Nam: Phòng N/C Bảo vệ thực vật rừng, Viện KHLN VN

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN
Chi tiết Thông tin Đánh giá Kết quả
Thông tin
Mục tiêu 1
Thiết lập dữ liệu về sâu bệnh hại rừng và
bộ sưu tập mẫu.
Dữ liệu được xây dựng
và sử dụng bởi các
thành viên tham gia dự
án; bổ sung lý lịch mẫu
và bảo quản các tiêu
bản.
Việc đào tạo cung
cấp cho các thành
viên tham gia dự án
biết cách sử dụng và
duy trì cơ sở dữ liệu
và bộ sưu tập mẫu.
Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.

Kết quả 1.1
Cở sở dữ liệu về sâu bệnh hại rừng được
thiết lập trên cơ sở các mẫu thu được.

Cở sở dữ liệu về sâu
bệnh hại rừng được xây
dựng, kiểm tra và được
sử dụng một cách hiệu
quả bởi các thành viên
tham gia dự án của Viện
KHLN VN.
Mẫu vật có thể được
giám định chính xác.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 1.1.1 Xây dựng cở sở dữ liệu về sâu bệnh hại
rừng cho Việt Nam: xây dựng các khóa
đào tạo tập huấn.
Xây dựng cở sở dữ liệu
phù hợp với số liệu điều
tra sâu bệnh hại rừng.
Tổ chức các buổi gặp
mặt để lên kế hoạch và
tập huấn.
Sự tương thích về
mặt dữ liệu có thể đạt
được giữa dữ liệu
điều tra sâu bệnh hại
rừng và dữ liệu sinh
vật gây hại quốc gia.
• Cơ sở dữ liệu về sâu bệnh hại của Viện KHLN VN được xây dựng dựa

trên cơ sở dữ liệu đã có về điều tra của Cục Lâm nghiệp và Thủy sản
bang Queensland với sự điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng Việt Nam,
bao gồm:
o Thêm tên tất cả các tỉnh, huyện và xã.
o Thêm danh sách các cây chủ đã ghi nhận bởi Bộ NN và PTNT và
cơ sở dữ liệu của dự án ACIAR.
o Ghi tất cả các địa điểm thu mẫu của các mẫu côn trùng đã gửi sang
Úc để giám định tên khoa học.
o Điều chỉnh tất cả các khái niệm để đảm bảo rằng có liên quan tới
tình trạng của Việt Nam, đặc biệt là tình trạng cây chủ, lập địa ban
đầu và xử lý lập địa.
• Đánh giá các mẫu côn trùng của Viện KHLN VN và nhập các dữ liệu
bằng phần mềm Excel bởi các cán bộ của Viện KHLN VN, sau đó
chuyển sang cơ sở dữ liệu điều tra sâu bệnh hại.
• Hai cán bộ của Viện KHLN VN đã được đào tạo để nhập dữ liệu, sử
dụng, tìm kiếm và tóm tắt. khả năng sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung cho
3 cán bộ nữa. Hướng dẫn đào tạo (Phụ lục 3) đã được cung cấp như tài
Department of Agriculture, Fisheries and Forestry 9
liệu tham khảo và đào tạo cho các cán bộ.
Nội dung 1.1.2 Đối chiếu, kiểm tra và phê chuẩn giá trị
của bộ tiêu bản sâu bệnh rừng ở Việt Nam.
Bộ tiêu bản sâu bệnh
rừng sẽ được Cục Lâm
nghiệp và Thủy sản
bang Queensland và các
chuyên gia quốc tế khác
kiểm tra và phê chuẩn.
Bộ sưu tập mẫu về
sâu bệnh hại sẽ được
thu thập đầy đủ để

làm nền tảng cho các
khóa đào tạo về chẩn
đoán.
• Bộ mẫu côn trùng của Viện KHLN VN đã được đánh giá và sửa chữa qua
thời gian công tác tại Việt Nam của tiến sỹ Judy King và Manon Griffiths,
20-25 tháng 10 năm 2008 (Phụ lục 1). Bộ mẫu không đươco bảo quản
trong điều kiện tốt trong những năm gần đây. Một số mẫu đã bị hư hỏng ít
nhiều. Một số mẫu làm chưa đúng hoặc không có lý lịch mẫu. Bộ mẫu đã
được sắp xếp lại theo bộ, làm lại và gắn thêm lý lịch mẫu. Trong một số
trường hợp, những mẫu quá cũ nát hoặc không có lý lịch mẫu đều đã hủy
bỏ. Do thời gian hạn chế và số lượng mẫu quá nhiều nên không thể hoàn
thành được hết toàn bộ mẫu.
• Tổng cộng có 50 mẫu đã được mang sang Úc để giám định tên khoa học
(Phụ lục 2), những mẫu này sau khi được giám định sẽ được gửi trở lại
Việt Nam.
• Những biện pháp bảo quản đã được thảo luận, các cán bộ của Viện KHLN
VN đã được đào tạp về cách làm mẫu. Những kỹ năng này sẽ tiếp tục
được đào tạo thêm thong qua lớp tập huấn vào tháng 2 năm 2009.
Nội dung 1.1.3 Liên tục cập nhật cơ sở dữ liệu sâu bệnh
hại rừng.
Bổ xung vào cơ sở dữ
liệu các số liệu về phân
loại, không gian và thời
gian.
Công việc điều tra
sâu bệnh hại được
thực hiện bởi các cán
bộ của các Trung tâm
vùng.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.

Kết quả 1.2
Xác định các loài sâu bệnh hại chính cho
từng loài cây trồng rừng chính ở Việt
Nam; Xây dựng lý lịch mẫu cho những
loài này.
Xác định dang mục các
loài sâu bệnh hại rừng
phục vụ các lớp tập
huấn trong tương lai và
soạn thảo các tài liệu bổ
sung.
Xây dựng bộ mẫu
chuẩn.
Sâu bệnh hại được
đánh dấu tạo thuận
lợi cho các lớp tập
huấn chẩn đoán ở
Việt Nam.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 1.2.1 Xác định các loài sâu bệnh hại chính dựa
trên các số liệu thu thập từ hiện trường và
các số liệu có sẵn.
Danh mục các loài sâu
bệnh hại để thống kê
thiệt hại và khả năng
bùng phát.
Số liệu về sâu bệnh
hại thu thập ngoài
hiện trường có thể
được so sánh đối

chiếu.
Danh sách sâu hại sơ bộ được đối chiếu với nguồn có sẵn bao gồm:
• Bộ sưu tập mẫu côn trùng của Viện KHLN VN.
• Danh sách sâu hại cây Keo và Bạch đàn thuộc dự án ACIAR.
• Danh sách sâu hại rừng của Bộ NN&PTNT.
• Cơ sở dữ liệu của mạng lưới thong tin đa dạng sinh học toàn cầu.

Nội dung 1.2.2 Thiết lập lý lịch các mẫu tiêu bản cho các
loài sâu bệnh hại chính tại Viện KHLN
VN.
Các mẫu tiêu bản đáp
ứng các tiêu chuẩn
trưng bày hiện đại.
Có các thiết bị lưu
giữ mẫu tiêu bản phù
hợp.
Bộ sưu tập mẫu côn trùng của Viện KHLN VN hiện tại có 760 mẫu thu thập từ
năm 1987 đến 2008. Trong đó có 401 mẫu đã xác định tên khoa học đến giống,
loài, 710 loài đã xác định được cây chủ bị hại. Một số mẫu được mang sang Úc
để giám định tên khoa học sẽ
được gửi trở lại Việt Nam và đưa vào bộ mẫu
của Viện KHLN VN.
Mục tiêu 2
Thành lập các khóa đào tạo về điều tra sâu
bệnh hại rừng, đánh giá thiệt hại, phân tích
rủi ro, thu thập và bảo quản mẫu, giám
định mẫu và biện pháp diệt trừ, và nâng
Các thành viên tham gia
dự án của Việt Nam
được đào tạo về kỹ

năng điều tra, xác định
Việc thay đổi cán bộ
dự án có thể ảnh
hưởng các kết quả
thu được và thực hiện
Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.
Department of Agriculture, Fisheries and Forestry 10
cao sự nhận thức và hiểu biết về sâu bệnh
hại rừng giữa các thành viên tham gia.

các loài sâu bệnh hại
chính, và nâng cao hiểu
biết, nhận thức về sâu
bệnh hại rừng giữa các
thành viên tham gia.
các kỹ năng yêu cầu.
Đồng thời, dang mục
sâu bệnh hại sẽ
không thể đạt được
như đã dự kiến.
Kết quả 2.1
Chương trình đào tạo về điều tra sâu bệnh
hại cho các cán bộ ở các Trung tâm vùng
của Viện KHLN Việt Nam.
Mở các khóa đào tạo
trong năm thứ nhất (tại
Úc) và năm thứ 2 tại
Việt Nam cho 70 cán bộ
tham gia dự án của Viêt

Nam.
Các cán bộ phù hợp
sẽ được lựa chọn cho
các lớp tập huấn.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 2.1.1 Lớp tập huấn thứ nhất (tại Úc). Các cán bộ của Viện
KHLN VN và ba Trung
tâm vùng sẽ tham dự
lớp tập huấn kỹ thuật về
các loài sâu bệnh hại
chính (ở Úc).
Các lớp tập huấn ở
Úc thích hợp với hệ
thống rừng ở Việt
Nam.
• Thời gian của lớp tập huấn tại Úc đã được xác định (từ 16-26/22009).
• Thư kêu gọi các thành viên tham gia lớp tập huấn đã được gửi cho Viện
KHLN VN và Bộ NN và PTNT, bao gồm những thông tin của thành viên
tham gia để lựa chọn và xây dựng chương trình tập huấn.
• Địa điểm tập huấn: các buổi tập huấn tổ chức tại các phòng thí nghiệm
của Cục Lâm nghiệp và Thủy sản bang Queensland, Indooroopilly nhằm
tiếp cận các bộ mẫu sâu, bệnh hại, trang thiết bị của phòng thí nghiệm và
lớp học.
• Đi thực địa tại Beerburrum, Traveston, Imbil và Gympie.
• Trang thiết bị phục vụ tập huấn đã được mua, bao gồm: dụng cụ thí
nghiệm, dụng cụ thu mẫu ngoài hiện trường, hướng dẫn.
• Chương trình tập huấn sơ bộ đã được chuẩn bị (Phụ lục 7).
Kết quả 2.2
Theo dõi sự nhận thức, hiểu biết, quan
điểm và quá trình thực hiện của các thành

viên tham gia chính về vấn đề điều tra sâu
bệnh hại rừng ở Việt Nam.
Nâng cao hiểu biết và
nhận thức, đáp lại thích
hợp từ các thành viên
tham gia.
Kết quả cuộc điều tra
không ảnh hưởng đến
sự mong đợi giữa các
thành viên tham gia.
Đợt điều tra ở năm
cuối của dự án sẽ
phản ánh sự thay đổi
về quan điểm của họ.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 2.2.1 Điều tra về nhận thức, quan điểm và khả
năng thực hiện giữa các thành viên tham
gia.
Phản hồi từ tất cả các
nhóm tham gia.
Các thành viên tham
gia tham dự điều tra.
• Các phiếu điều tra ban đầu đã được chuẩn bị, gửi sang Việt Nam, dịch
sang tiếng việt và gửi cho các cán bộ của Viện KHLN VN và các chủ
rừng ở 3 Trung tâm vùng: TT khoa học và sản xuất LN Đông bắc bộ,
Vĩnh Phúc; TT khoa học và sản xuất LN Bắc trung bộ, Quảng Trị và TT
LN nhiệt đới, Gia Lai. Tổng cộng có 60 phiếu điều tra về các cán bộ và 60
phiếu điều tra về các hộ trồng rừng đã hoàn thành. Các cán bộ của Viện
KHLN VN gửi các phiếu điều tra cho các hộ trồng rừng và cùng ngồi với
họ trong quá trình hoàn thiện phiếu điều tra.

• Các phiếu điều tra hoàn thành đã gửi trở lại Viện KHLN VN và đang
được dịch sang tiếng anh để gửi sang Úc. Quá trình dịch và gửi các phiếu
điều tra tiến hành lâu hơn mong đợi. Các phiếu điều tra sẽ được dịch và
gửi sang Úc vào cuối tháng 11 và tổng hợp kết quả vào cuối tháng 12 năm
2008.
Department of Agriculture, Fisheries and Forestry 11
Mục tiêu 3
Trang bị thiết bị và thiết lập mạng lưới
điều tra sâu bệnh hại dựa trên các Trung
tâm vùng của Viện KHLN Việt Nam và
được phối hợp với các Chi cục BVTV.
Mạng lưới điều tra sâu
bệnh hại chuẩn tại các
trung tâm được thiết lập
và trang bị đầy đủ trang
thiết bị cho phù hợp với
nhu cầu của từng vùng.
Các Trung tâm vùng
có đủ nguồn nhân lực
để thực hiện công
việc điều tra.
Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.
Kết quả 3.1
Thành lập mạng lưới điều tra với đầy dủ
trang thiết bị tại 3 Trung tâm vùng.
Có mạng lưới điều tra
vùng chuẩn.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 3.1.1 Mua và cung cấp các thiết bị cho các

Trung tâm vùng.
Các trung tâm nghiên
cứu vùng được trang bị
các thiết bị nghiên cứu
cần thiết để điều tra sâu
bệnh hại và thực hiện
các hoạt động đặt bẫy
côn trùng.
Có nguồn nhân lực
và thiết bị phù hợp
cho việc giữ và bảo
quản các thiết bị.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Kết quả 3.2
Tiếp tục điều tra sâu bệnh hại rừng, bước
đầu thiết lập chương trình đặt bẫy côn
trùng tại các Trung tâm vùng.
Các thiết bị phù hợp
luôn sẵn sàng cho
việc thu thập mẫu,
nuôi sâu và cất giữ
các mẫu sâu bệnh.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 3.2.1 Tiếp tục các chương trình điều tra sâu
bệnh hại rừng được bắt đầu tại các Trung
tâm vùng.
Sau các đợt hập huấn
điều tra sâu bệnh hại,
một chương trình điều
tra được thiết lập cho

các Trung tâm vùng
trong năm thứ 2.
Các Trung tâm vùng
và các Lâm trường
quốc doanh duy trì
nhiệm vụ lập kế
hoạch sau khi kết
thúc dự án.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Nội dung 3.2.2 Lặp đặt các bẫy côn trùng tại các Trung
tâm vùng.
Hệ thống phát hiện sớm
các loài sâu bệnh hại
rừng ngoại lai được đặt
tại các Trung tâm vùng,
hệ thống bẫy sẽ đựoc
tiến hành theo từng giai
đoạn trong suốt năm thứ
2.
Hệ thống bẫy sẽ có
hiệu quả cho các
nhóm côn trùng chủ
yếu ở Việt Nam.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Nội dung 3.3
Xây dựng hướng dẫn về sâu bệnh hại rừng
từ dữ liệu sẵn có và dữ liệu thu được thông
qua các lớp tập huấn.
Hướng dẫn về sâu bệnh
hại rừng bao gồm: tất cả

các loài sâu bệnh hại
chính, thông tin chẩn
đoán (hình ảnh minh
họa và tài liệu), và các
thông tin về cây chủ và
cật hậu học. Hoàn thành
và dịch sang tiếng Việt
vào cuối năm thứ 2.
In các ấn phẩm phục
vụ chẩn đoán tất cả
các loài sâu bệnh hại
chính.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Department of Agriculture, Fisheries and Forestry 12
Department of Agriculture, Fisheries and Forestry 13
Nội dung 3.3.1 Tập hợp các dữ liệu, bao gồm cả ảnh ngoài
hiện trường.
Ảnh ngoài hiện trường
phải phù hợp để có thể
xuất bản.
Ảnh về các loài sâu
bệnh hại chính.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Mục tiêu 4
Thiết lập mối quan hệ giữa các cơ quan
kiểm dịch Nông Lâm nghiệp ở Việt Nam
với các tổ chức quốc tế và vùng.
Thiết lập mối liên kết
giữa Bộ NN&PTNT,
Viện KHLN VN, các

Trung tâm vùng và các
Lâm trường quốc
doanh.
Các mối liên kết
được duy trì sau khi
kết thúc dự án.
Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.
Kết quả 4.1
Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT cùng
được đào tạo về việc điều tra và chẩn đoán
sâu bệnh hại.
Các cán bộ chính của
Viện KHLN VN và Bộ
NN&PTNT sẽ được tập
huấn tại Việt Nam.
Các cán bộ có đủ
năng lực luôn sẵn
sàng.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.

Nội dung 4.1.1 Tập huấn về điều tra và chẩn đoán sâu
bệnh hại tại Úc.
Tập huấn bao gồm cả
phân tích rủi ro.
Đầy đủ thông tin phù
hợp để phân tích sự
rủi ro.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Kết quả 4.2

Viện KHLN VN và Bộ NN&PTNT
thường xuyên trao đổi thông tin.
Các thông tin về sâu
bệnh hại trao đổi giữa
Viện KHLN VN và Bộ
NN&PTNT phải nhất
quán với Tiêu chuẩn
quốc tế về giới hạn các
sinh vật gây hại số 8.
Các thông tin toàn
diện.
Kết quả đúng như đề xuất và có thể đạt được.
Nội dung 4.1.1 Cập nhật số liệu cho cơ sở dữ liệu sâu
bệnh hại rừng.
Tất cả các hồ sơ được
cung cấp dưới dạng file
điện tử cho Cơ sở dữ
liệu sâu bệnh hại quốc
gia.
Sự tương thích giữa
cơ sở dữ liệu sâu
bệnh hại rừng và Cơ
sở dữ liệu sinh vật
gây hại quốc gia.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Nội dung 4.1.2 Các báo cáo của Việt nam về các loài xâm
hại rừng cho mạng lưới các loài sâm hại
vùng.
Báo cáo về các loài xâm
hại ở rừng trồng Việt

Nam hiện nay sẽ được
gửi đến Mạng lưới các
loài xâm hại rừng vùng
Châu Á Thái Bình
Dương.
Việt Nam gửi đại
diện đến Mạng lưới
các loài xâm hại rừng
vùng Châu Á Thái
Bình Dương.
Chưa thực hiện trong thời gian báo cáo.
Mục tiêu 5
Quản lý và báo cáo của dự án. Báo cáo định kỳ 6 tháng
đầu năm và báo cáo
cuối năm.
Các báo cáo phải
được quản lý chương
trình CARD.
Mục tiêu của dự án đúng như đề xuất.
Không cần thay đổi khung logic.

Phụ lục 1: Báo cáo chuyến công tác tại Viện KHLN VN
Hà Nội, 20-25 tháng 10 năm 2008

Tiến sĩ Judy King và Tiến sĩ Manon Griffiths
Cục lâm nghiệp và Thủy sản bang Queensland

Lịch trình
Ngày Địa điểm
20 tháng 10 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV)

21 tháng 10 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD); FSIV
22 tháng 10 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
23 tháng 10 Viện bảo vệ thực vật (NIPP); Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
24 tháng 10 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Chuyến công tác tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV), Hà Nội, được thực hiện
như là một phần của dự án CARD 023/07VIE: Đảm bảo năng suất rừng trồng, thu nhập và
thương mại thông qua cải thiện quản lý sâu bệnh hại rừng trồng ở Việt Nam.

Mục đích:
• Làm bộ mẫu côn trùng hại cây rừng tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và định
danh tên khoa học, và chuyển bộ mẫu sang tủ lưu giữ mẫu được dự án cung cấp.
• Xây dựng cơ sở dữ liệu về sâu hại cây rừng, đặc biệt là đối với rừng trồng ở Việt
Nam.

Xây dựng cơ sở dữ liệu và định danh tên khoa học sẽ được tiếp tục thực hiện như điều tra
sâu bệnh hại và đào tạo.


Hoạt động
Buổi đầu tiên tại Viện KHLN VN, chúngt tôi đã thảo luận với PGS Thu và các đồng nghiệp về
những vấn đề chung về đề tài, và mục đích của chuyến. Thời gian làm việc tại Viện KHLN VN
trông đợi ở 2 cuộc họp – xem them ‘Các Viện nghiên cứu khác’ bên dưới.

Xử lý và đánh giá bộ mẫu
Trong vài năm gần đây bộ mẫu côn trùng của Viện KHLN VN không được quan tâm nhiều
nên không được tốt lắm. Những mẫu được cắm ghim và lưu giữ trong cồn được giữ trong
phòng thí nghiệm chung, điều hòa nhiệt độ không được hoạt động liên tục. Số mẫu được
cắm ghim vào khoảng 3.500 được giữ trong 50 hộp gỗ, dặt trong tủ ấm ở nhiệt độ 40
0

C. Với
điều kiện này chỉ ngăn chặn được sự xâm nhập của nấm mốc, không ngăn chặn được sự
xâm hại của các sing vật khác, bộ mẫu bị ảnh hưởng và hư hại nặng (Hình 1). Một số mẫu
được cắm bằng ghim côn trùng quá nhỏ, hoặc kim khâu, một số ghim đã bị gẫy. Một số mẫu
không có lý lịch mẫu hoặc có lý lịch mẫu nhưng không phù hợp.

Hai ngày đầu tiên chúng tôi sắp xếp lại các hộp gỗ lưu giữ mẫu, loại bỏ những mẫu bị hư
hỏng quá nặng, và làm lại lý lịch mẫu. Sau khi sắp xếp lại, các hộp gỗ được phun thuốc diệt
côn trùng và dặt trong tủ lạnh sâu trong 24 giờ để loại bỏ sự ảnh hưởng của các loài sinh vật
khác. Những mẫu được giữ lại được sắp xếp lại theo bộ, họ… làm mềm và cắm lại ghim nếu
cần. Tất cả các mẫu được phun thuốc diệt côn trùng lần nữa và đặt trong các khay có nhãn
mác trong tủ lưu giữ mẫu được dự án cung cấp (Hình 2). Các mẫu được gắn lý lịch mẫu với
số thứ tự của Viện KHLN VN (Hình 3) và tất cả dữ liệu được nhập vào máy tính bằng phần
mềm Excel. Dữ liệu này sẽ được chuyển sang cơ sở dữ liệu điều tra sâu bệnh hại cây rừng.

Bộ mẫu bay giờ hiện có 760 mẫu được thu thập từ năm 1987 - 2008. 401 mẫu đã được định
danh tên khoa học tới giống hoặc loài. Phần lớn số mẫu (710) đã xác định được cây chủ bị
hại. Có 50 mẫu được mang sang Úc để giám định tên khoa học (Phụ lục 2). Quá trình định
danh những mẫu này đang được tiếp tục. Trước khi sang Ha Nội, một danh sách về sâu hại
cây rừng đã được sưu tập từ những hồ sơ của Bộ Nông nhiệp và PTNT và từ dự án trước

của ACIAR. Hồ sơ này rất có giá trị trong việc định danh tên khoa học một số mẫu. Tiến sĩ
Judy King không thể làm lại được toàn bộ bộ mẫu do thời gian hạn chế và số lượng mẫu quá
nhiều. 5 hộp gỗ chứa các mẫu kiến và 1 hộp gỗ chứa mẫu côn trùng khác, chủ yếu là những
côn trùng nhỏ, không bị ảnh hưởng nhiều nhưng không được sắp xếp lại và lưu giữ trong tủ
lưu giữ mẫu. Bộ mẫu lưu giữ trong cồn đã được kiểm tra qua.

Vấn đề bảo quản bộ mẫu trong thời gian tới đã được thảo luận. Một cán bộ của Viện KHLN
VN đảm bảo rằng sẽ cho them cồn vào trong các lọ đựng mẫu để bảo quản, các hộp gỗ lưu
giữ mẫu còn lại sẽ được bảo quản và kiểm tra định kỳ. Số lượng Naphthalene trong các khay

đựng mẫu sẽ được định kỳ kiểm tra và cho thêm nếu thiếu hụt. Các mấu sẽ được theo dõi,
kiểm tra xem có bị nấm mốc không. PGS Thu giải thích rằng, phòng thí nghiệm mới được xây
dựng ngay bên cạnh phòng thí nghiệm cũ trong năm tới. Bộ mẫu sẽ được đặt trong phòng thí
nghiệm mới trong điều kiện điều chỉnh nhiệt độ. Trong thời gian này các trang thiết bị hiện tại
đang trong điều kiện rất an toàn và được khóa cẩn thận khi hết giưof làm việc. Như vậy các
trang thiết bị của dự án luôn được an toàn.

Trong gian đoạn này, các cán bộ của Viện KHLN VN sẽ được đào tạo về xử lý mẫu, và cung
cấp các hướng dẫn về thu mẫu và bảo quản mẫu. Khóa đào tạo này sẽ được tiếp tục trong
thời gian tập huấn vào tháng 2 năm 2009.



















Hình 1: Bộ mẫu của Viện KHLN VN trong hộp gỗ lưu giữ mẫu trước khi được xử lý.





















Hình 2: Bộ mẫu của Viện KHLN VN trong các khay đựng mẫu sau khi được xử lý.




















Hình 3: Mẫu côn trùng với lý lịch mẫu mới và số hiệu mẫu của Viện KHLN VN.


Triển khai cơ sở dữ liệu
Một cơ sở dữ liệu mới về điều tra sâu bệnh hại cây rừng đã được xây dựng và copy vào một
máy tính của Viện KHLN VN. PGS Thu và Ông Đào Ngọc Quang được xác định là những
người chịu trách nhiệm vào dữ liệu và được đào tạo sử dụng cơ sở dữ liệu, bao gồm vào dữ
liệu, viết báo cáo và sử dụng cơ sưor dữ liệu như người điều hành. Một bản hướng dẫn (Phụ
lục3) đã được cung cấp như tài liệu tham khảo và để đào tạo các cán bộ khac trong tương
lai. Viện KHLN VN đã cung câos danh sách đầy đủ về tỉnh, huyện và xã phục vụ cơ sở dữ
liệu và danh sách các khái niệm đã được chỉnh sữa cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
PGS Thu đặc biệt quan tâm tới khả năng cho thêm các hình ảnh minh họa vào cơ sử dữ liệu
và xem đây là một phần rất quan trọng của dự án.

Trước khi sang Hà Nội, dữ liệu về 470 mẫu sâu hại cây rừng từ dự án trước của ACIAR “Mối
đe dọa tiềm ẩn của sâu haij tới rừng trồng Keo và bạch đàn vùng nhiệt đới Châu Á” đã được
nhập vào cơ sở dữ liệu mới. Hồ sơ này bao gồm bộ mẫu hoàn chỉnh và các thông tin về chẩn
đoán sâu bệnh hại. Không may mắn rằng chỉ còn lại 101 mẫu, số còn lại đã bị thất lạc, hư
hỏng hoặc không có lý lịch mẫu cũng như số hiệu. Hồ sơ mẫu mới đã được đánh số lại đã
vào máy tính bằng phần mềm Excel và đang đợi để chuyển sang cơ sơ dữ liệu (Hình 4).























Hình 4: Thu (FSIV) nhập dữ liệu vào máy tính.

Điều tra ban đầu
Điều tra ban đầu đã hoàn thiện và gửi lại Viện KHLN VN, Hà Nội nhưng đang trong giai đoạn
dich sang tiếng anh. Tổng cộng có 60 phiếu điều tra về các cán bộ và 60 phiếu điều tra về
các hộ trồng rừng từ 3 Trung tâm vùng đã hoàn thành. Ba Trung tâm vùng đã tiến hành điều
tra:


• TT khoa học và sản xuất LN Đông bắc bộ, Vĩnh Phúc
• TT khoa học và sản xuất LN Bắc trung bộ, Quảng Trị
• TT Lâm nghiệp nhiệt đới, Gia Lai

Một số Viện nghiên cứu khác

Viện Bảo vệ thực vật (NIPP) bộ mẫu côn trùng

Chúng tôi đã thăm bộ mẫu của Viện Bảo vệ thực vật cùng với PGS Thu và Ông Quang (Viện
KHLN VN). Bộ mẫu này được thu từ năm 1967, chủ yếu là côn trùng thuộc nhóm chân đót
hại cây nong nghiệp và cây ăn quả, chỉ có số lượng nhỏ là côn trùng hại cây gỗ. Bộ mẫu
được xử lý bởi Tiến sĩ Quách Thị Ngọ. Bộ mẫu được lưu giữ trong hộp gỗ và bảo quản trong
điều kiện rất tốt. Có một số mẫu được lưu giữ trong cồn nhưng chúng tôi không được xem.
Chúng tôi đã đuuwocj xem bộ mẫu (Bộ cánh cứng và bộ cánh nửa) trong các khay gỗ với đầy
đủ tên khoa học và lý lịch mẫu (Hình 5). Các mẫu ở đây trong điều kiện rất tốt, không có dấu
hiệu nào bị ảnh hưởng hay phá hại của các loài sinh vật khac, chúng tôi không được phép
mở nắp các khay này mà chỉ được nhìn từ bên ngoài. Tiến sĩ Ngọ chỉ có thể tiếp chúng tôi
trong thời gian 1 giờ. Những mẫu của Viện Bảo vệ thực vật đã rất hữu ích trong việc định
danh một số mẫu của Viện KHLN VN, hy vọng rằng điều này sẽ rất hữu ích trong những
chuyến viếng thăm tới.





















Hình 5: Khay đựng mẫu thuộc họ xén tóc tại Viện Bảo vệ thực vật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nong thôn, Cục Bảo vệ thực vật
Ông Quang đã đưa chúng tôi gặp Ông Khương Quang Việt (Trưởng phòng Phòng Quản lý
sâu hại rừng), Ông Tăng và bà Hạnh. Ông Việt giải thích rằng Phòng Quản lý sâu hại rừng
thuộc Bộ NN và PTNT, chịu trách nhiệm cung cấp thong tin và đưa ra những khuyến cáo các
cơ quan cấp tỉnh về vấn đề sâu hại rừng. Các cán bộ của Cục tiến hành các đợt điều tra về
sâu hại trên toàn bộ 64 tỉnh thành của Việt Nam và viết các báo cáo, một số nơi có cả rừng
trồng và rừng tự nhiên. Các mẫu sâu hại cây rừng sẽ được chuyển sang Viện KHLN VN để
định danh tên khoa học. Đối với rừng trồng, các biện pháp mới để phòng trừ sâu hại rừng đã
được áp dụng, ví dụ như sử dụng thuốc trừ sâu sinh học. Ông Việt và bà Hạnh rất quan tâm
tới việc xây dựng phương pháp điều tra mới và sử dụng các loại bẫy để theo dõi một số loài
sâu hại chính.

Lịch trình thăm Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật và văn phòng CARD tại Hà Nội đãbij hủy
bỏ do PGS Thu có một số cuộc họp đột xuất.

Một số vấn đề về sâu hại nổi cộm:
Rừng trồng cây gỗ thân cứng: Trong hai năm trở lại đây, một loài sâu, Phalera grotei
Hübner (Lepidoptera: Notodontidae), (Hình 6) đã trở thành loài sâu hại nguy hiểm hại rừng

trồng cây Keo lá chàm (Acacia auriculiformis) ở miền trung Việt nam, đặc biệt là ở tỉnh Quảng
trị. Hiện nay loài sâu hại này đã di chuyển sang những vùng lân cận và tấn công cả các loài
keo khác. Sâu non ăn trụi lá cây keo, gây hại và xóa sổ diện tích rộng145ha rừng trồng 8 tuổi.
Loài sâu hại này có nguồn gốc từ Ấn Độ, di chuyển qua Đông Nam Á, và được ghi chép là
xuất hiện ở những vùng rừng có độ cao thấp. Không thấy có ghi chép nào nói về cây chủ bị
hại, tuy nhiên loài khác Phalera spp. được ghi chép hại cây Leguminosae. Loài sâu hại này
gây hại trong suốt thời gian trong năm. Có 3 thế hệ trong 1 năm, và sự gia tăng về mật độ rất
nhanh; Thế hệ sâu từ tháng 9 đến tháng 10 gây hại nhiều nhất. Phòng trừ loài sâu này đang
gặp rất nhiều khó khăn, biện pháp hiện nay đang ấ dụng là sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt
và chặt tất cả những cây bị hại.





Hình 6: Sâu non, Phalera grotei, ăn trụi lá rừng trồng Keo lá tràm Acacia auriculiformis.






Rừng trồng cây gỗ thân mềm: Sâu róm thong, Dendrolimus punctatus (Walker)
(Lepidoptera: Lasiocampidae), đã gây hại 40.000ha rừng trồng Thông đuôi ngựa, Pinus
massoniana, ở trung tâm Việt Nam, bây giờ đã thấy xuất hiện ở phía Bắc Việt Nam. Sự lan
rộng của loài sâu này đang được theo dõi.



Appendix 2: List of FSIV insect specimens brought to Australia for identification.



Appendix 3: FSIV Forest Health Database Training Manual.





CARD
Forest Health Surveillance Database
(Version 2)



User Guide
(Oct 2008)


Introduction
These notes provide a guide to using the FSIV FHS database. The database was
developed under the CARD project “Protecting productivity, incomes and trade
through improved health surveillance of Vietnams plantations” to store Health
Surveillance records. It is designed for data entry from the Forest Health
Surveillance Field Form.

The database was developed at the Department of Primary Industries and Fisheries,
Gympie, Queensland Australia by Mr Bruce Hogg. The database was developed in
Access 2003. These notes do not contain instructions on the general use of Access.
Users are referred to software manuals, online help and Microsoft website for such
information.


If you have any problems using the database or generating reports or any
suggestions for improving use of the database please contact Manon Griffiths
() or Simon Lawson ()
including a full description of the problem or suggestion. We will consult with Bruce
Hogg and get back to you as soon as possible with any solutions.


Logging onto the database

On first opening the database you will see the FSIV Forest Health Database Login
window, requesting User name and Password. The Database Administrator will enter
this information at commencement of the project and update it as required during the
course of the project. Each user can change their own password at any time.
Individual user names and passwords are important as this information is stored by
the database to record data entry details.





After logging in the available functions of the database depend on the level of access
of each user. There are three levels of database users:



Administrator
Administrators have access to all elements of the database. Administrators can input
data, produce reports and carry out administrative functions including adding new
users, viewing host and agent records, and verifying host records. We suggest only

one or at the most two people be given Administrator rights to reduce the risk of
incorrect data entry.


Data Entry
Data entry would be the most common level of access. This allows data entry and
production of reports and data summaries, and limited Administrative rights, allowing
the user to change their own password and to view the list of already used Form
numbers. Users with Data Entry access can add new host and agent records during
the data entry process but these records should be verified by the Administrator
periodically.

Data retrieval
Data retrieval is the most restricted level of database usage, allowing the user to
produce reports but preventing data entry. Administrative rights are again restricted
to changing password and checking Form numbers.


×