Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt " MS5 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 57 trang )


Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh
long cho các hộ nông dân sản
xuất nhỏ thông qua Thực Hành
Nông Nghiệp Tốt
Campbell J, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Hữu Hoàng
Tháng 5, 2010
Báo cáo được chuẩn bị cho:
Tổ chức quốc tế Hassall và Associates
Campbell, J
Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm, Nelson
Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Hữu Hoàng
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, Việt nam
SPTS Số 3991
PFR Báo cáo khách hàng số 27977
PFR Hợp đồng số 22663


ĐIỀU KIỆN KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM
Trừ phi được chấp thuận, nếu không thì Viện Nghiên cứu Rau quả và Thực phẩm New Zealand không chịu bất kỳ trách nhiệm nào
được báo trước, quyền lợi có liên quan đến sự chính xác hay nhân chứng cho bất cứ hình thức sử dụng nào về bất kỳ thống tin hay
kết quả khoa học hoặc kết quả khác được đề cập trong báo cáo này. Viện Nghiên cứu Rau quả và Thực phẩm hay b
ất kỳ nhân viên
nào của Viện Nghiên cứu Rau quả và Thực phẩm sẽ không chịu trách nhiệm về chi phí (bao gồm cả chi phí pháp lý), yêu cầu bồi
thường, trách nhiệm pháp lý, mất mát, hư hại hay trường hợp tương tự cho những ai trực hoặc gián tiếp cung cấp thông tin cho bài
báo cáo này.

Báo cáo này do Viện Nghiên Cứu Rau Quả và Thực Phẩm New Zealand Ltd (HortResearch) biên soạn,
văn phòng đại diện 120 Mt Albert Rd, Mt Albert, Auckland.
Báo cáo được phê chuẩn bởi:


John Campbell
Nghiên cứu viên
Ngày: 4 tháng 6, 2010

Louise Malone
Trưởng nhóm khoa học, Ứng dụng côn trùng học
Ngày: 4 tháng 6, 2010
1

Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn

Báo Cáo Tiến Độ

029/07/VIE
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ
nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông
Nghiệp Tốt

MS5: BÁO CÁO ĐỊNH KỲ SÁU THÁNG LẦN THỨ 3




Tháng 10, 2009
















Nội Dung



1 Thông tin về Tổ Chức 1
2 Tóm Tắt Dự Án 2
3 Tóm Tắt Hoạt Động Triển Khai 3
4 Giới Thiệu & Cơ Sở 5
5 Tiến Độ Thực Hiện 7
5.1 Các nhiệm vụ chính đã thực hiện 7
5.1.1 Nhà đóng gói thí điểm tiến đến đạt tuân thủ chứng nhận BRC 7
5.1.2 Lập hồ sơ số lượng và sản lượng thanh long từ các hộ sản xuất nhỏ 8
5.1.3 Dự án kết nối hộ nông dân trồng thanh long, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu
và tiến trình liên kết với thị trường 9

5.1.4 Phát triển tiếp cận cộng đồng từ việc triển khai mô hình thí điểm đạt được
trước đây 10

5.1.5 Đánh giá lại thực hành bảo quản sau thu hoạch, đưa ra các khuyến cáo
để cải thiện tức thời, và các cơ hội nghiên cứu sâu hơn về bảo quản sau
thu hoạch cho trái thanh long 11


5.2 Lợi ích của các hộ nông dân sản xuất nhỏ 14
5.3 Nâng cao năng lực 15
5.4 Ấn phẩm 17
5.5 Quản lý dự án 17
6 Báo Cáo Về Các Vấn Đề Liên Quan 18
6.1 Môi Trường 18
6.2 Giới Tính và Các Vấn Đề Xã Hội 18
7 Triển Khai Thực Hiện & Các Vấn Đề Bền Vững 19
7.1 Các Vấn Đề Nãy Sinh và Trở Ngại 19
7.2 Những Lựa Chọn 19
7.3 Tính Bền Vững 19
8 Các Bước Chính Tiếp Theo 20
9 Kết luận 21
10 Công bố theo quy định luật pháp 22
Phụ lục 1: Giấy Chứng Nhận GlobalGAP #4049928422903 cho nhà
đóng gói tuân thủ bằng cách đánh dấu Có (Yes) trên thùng
sản phẩm 29
Phụ lục 2: Dalice thông qua khẩu hiệu ‘KHÔNG AN TOÀN=KHÔNG
KINH DOANH’ (“NOT SAFE=NO TRADE”) 32
Phụ lục 3: Tiểu Chuẩn VietGAP 35
Phụ lục 4: Tiêu Chuẩn Phân Loại Chất Lượng Trái Thanh Long
bằng Hình Ảnh 36
Phụ lục 5: Danh sách thành viên tham dự lớp tập huấn và cấp giấy
chứng nhận do SOFRI thực hiện 37
Phụ lục 6: Trại Thực Nghiệm SOFRI và Định Hướng Tổng Quát Dự
Án 42
Phụ lục 7: Bảng tin của Mạng Lưới Quốc Tế Trái Cây Nhiệt Đới,
bài báo của Nguyễn Văn Hoà 50




Thuật Ngữ

APHIS Cục thanh tra sức khỏe động thực vật của USDA
BRC Hiệp hội nhà bán lẻ Anh quốc: Tiêu chuẩn toàn cầu - THỰC
PHẨM
CARD Hợp tác về Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CAR Phiếu Yêu Cầu Hành Động Khắc Phục
DARD Sở Nông Nghiệp & PTNT
DF Trái thanh long
EUREPGAP Nhóm làm việc các nhà bán lẻ sản phẩm của châu Âu; Thực
Hành Nông Nghiệp Tốt
GA
3
Gibberellic Acid (C
19
H
22
O
6
)
GAP Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
GlobalGAP Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn Cầu
HACCP Phân Tích Các Mối Nguy & Các Điểm Kiểm Soát Mấu Chốt
HAI Tổ chức quốc tế Hassall and Associates
ICM Quản Lý Mùa Vụ Tổng Hợp
IPM Quản Lý Dịch Hại Tổng Hợp
P&FR Viện Nghiên Cứu Cây Trồng và Thực Phẩm của New Zealand
PPD Phòng Bảo Vệ Thực Vật

SGS Société Générale de Surveillance
SOFRI Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (tiền thân là Viện Nghiên Cứu
Cây Ăn Quả
Miền Nam)
TORs Điều khoản tham khảo
UK Vương quốc Anh
USA Hoa Kỳ
USDA Sở Nông Nghiệp Hoa Kỳ
VIETGAP Tiêu chuẩn VietGAP
WTO Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
YPRMS Chuyên gia quản lý nghiên cứu chuyên nghiệp trẻ



Trang 1
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

1 Thông tin về Tổ Chức
Tên dự án Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh
long cho các hộ nông dân sản xuất
nhỏ thông qua Thực Hành Nông
Nghiệp Tốt (GAP)
Tổ chức Việt Nam
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam
Điều phối dự án phía Việt Nam
Nguyễn Văn Hoà
Tổ chức Úc
Viện Nghiên Cứu Cây Trồng và Thực
Phẩm New Zealand
Nhân sự phía Úc

John Campbell, Allan Woolf và
Leonie Osborne
Ngày khởi động
Tháng 02, 2008
Ngày hoàn thành (theo phê duyệt)
Tháng 02, 2010
Ngày hoàn thành (được gia hạn)

Báo cáo định kỳ
Cột mốc số 5: Báo cáo định kỳ sáu
tháng lần thứ 3-Báo Cáo Tiến Độ
Hàng Tháng – Tháng 10, 2009

Liên lạc
Phía Úc: Trưỏng Nhóm
Tên
John Campbell
Telephone:
+64 3 9073602
Chúc vụ
Trưởng dự án
Fax:
+64 3 9073596
Tổ chức
Viện Nghiên Cứu Cây
Trồng và Thực Phẩm
New Zealand
Email:




Phía Úc: Liên lạc hành chánh
Tên
Leonie Osborne
Telephone:
+64 9 925 7232
Chúc vụ
Trợ lý
Fax:
+64 9 925 8626
Tổ chức
Viện Nghiên Cứu Cây
Trồng và Thực Phẩm
New Zealand
Email:



Phía Việt Nam
Tên
TS Nguyễn Minh Châu
Telephone:
+84 73 893 129
Chúc vụ
Trưởng dự án
Fax:
+84 73 893 122
Tổ chức
Viện Cây Ăn Quả Miền
Nam (SOFRI)

Email:





Trang 2
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
2 Tóm Tắt Dự Án











Người trồng thanh long ở Việt Nam đã bị mất một khoảng thu nhập do giá bán trái thanh
long giảm 60% kể từ năm 2000, đó là một phần dẫn đến sự phụ thuộc vào thị trường nội
địa và xuất khẩu lân cận của trái thanh long. Có khoảng 10 nhà xuất khẩu chính ở Việt
Nam nhưng phần lớn sản lượng được thu mua từ các nhà vườn sản xuất nhỏ. Trong suốt
thời gian thự
c hiện dự án GAP cho trái thanh long trước đây, dự án 037/04VIE, các nhà
vườn đã được đánh giá thông qua điều tra so sánh lợi thế để xác định hiện trạng cuả người
sản xuất thanh long trên cơ sở tiêu chuẩn yêu cầu cuả các thị trường xuất khẩu giá trị cao.
Dự án sau đó đã xúc tiến áp dụng các hệ thống chất lượng được thể hiện qua văn bản, tập
huấn và định h

ướng trong một mô hình “Thí Điểm” gồm có nhà xuất khẩu, nhà đóng gói
và các hộ sản xuất thanh long nhỏ đáp ứng được tiêu chuẩn BRC Global – Food ở cấp độ
nhà đóng gói và EUREPGAP trên trang trại. Việc xây dựng “mô hình vận hành chất
lượng” hiện đang ở vào thời kỳ kiểm chứng bởi các thị trường giá trị cao cuả Vương Quốc
Anh và Châu Âu. Dự án này, “Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân
s
ản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt (GAP)”, sẽ hoàn thiện các mối liên
kết với thị trường giá trị cao, củng cố cho nhóm thí điểm nhằm đả bảo sự bền vững, tạo ra
sự mở rộng hoạt động của nhóm thí điểm và thiết lập thêm các hoạt động mang tín chất
thương mại cho các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Một số lớn các nhà vườn
sản xuấ
t quy mô nhỏ sẽ có cơ hội để thâm nhập được các thị trường mang lại lợi nhuận
cao cho sản phẩm trái thanh long. Chuyển giao kỹ thuật đạt được trong quá trình thực hiện
dự án thanh long đang thực hiện và được áp dụng cho các loại cây trồng khác.


Trang 3
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt


3 Tóm Tắt Hoạt Động Triển Khai

Báo cáo này, Báo cáo giai đoạn 5 của dự án thanh long mới 029/07VIE, bao hàm giai đoạn
mô tả “Báo cáo định kỳ sáu tháng lần thứ 3”.

Toàn bộ cán bộ tham gia dự án trước vẫn giữ nguyên nhiệm vụ, trách nhiệm trong dự án mới
này. Do sự thăng tiến trong công việc và sự gia tăng trách nhiệm của các đối tác của chủ
nhiệm dự án, TS Hòa và ông Hoàng, sự phát triển nhân sự kế cận cho dự án đã được SOFRI
lưu ý và nhóm dự án thanh long trướ
c đây vẫn là một phần của nhóm thực hiện dự án.


Nhà đóng gói của dự án thí điểm ở Trang trại thanh long Hoàng Hậu đã được thanh tra theo
tiêu chuẩn toàn cầu BRC – Phiên bản 5. Nhà đóng gói tương đương với tiêu chuẩn nhưng do
đầu vào của nhà đóng gói tăng lên một cách đáng kể và có nhu cầu tăng cường kỹ thuật và
năng lực của công nhân sẽ trì hoãn nỗ lực chứng nhận cho tới khi nhà
đóng gói diện tích lớn
hơn, với các thiết bị chống côn trùng xâm nhập và kho lạnh được lắp đặt và đi vào hoạt động.
Nhà đóng gói của dự án thí điểm đạt được chứng nhận GlobalGAP trên trạng trại.

Nhóm thực hiện dự án của SOFRI tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho nhà đóng gói nhằm đảm bảo
hoạt động nhà đóng gói hướng đến vận hành theo tiêu chuẩn BRC. Chuy
ển giao hệ thống
chất lượng có ràng buộc trách nhiệm cho nhà đóng gói của nhóm thực hiện dự án SOFRI là
rất tiến bộ và trở thành đơn vị phía thứ 3 tập huấn về các hợp phần chuyên biệt cho hệ thống
chất lượng ví dụ như: 2 nhân viên của nhà đóng gói đạt được chứng chỉ HACCP và Thanh tra
nội bộ từ SGS Việt nam.

Dự án thí điểm, nhóm nông dân sản xuất thanh long Hoàng Hậu đ
ã tái đạt chứng nhận
GlobalGAP như đã báo cáo trước đây và cũng đã vượt qua được cuộc thanh tra ngẫu nhiên
không báo trước do SGS Việt nam tiến hành vào tháng 10. Có hai Phiếu yêu cầu hành động
khắc phục (CAR) được xác định trong quá trình thanh tra và sau đó đã được tiến hành khắc
phục.

Gần đây, có một sự thay đổi lớn trong về nguy cơ và sự cần thiết cho ngành sản xuất rau quả
của Việt Nam về an toàn thự
c phẩm trong khu vực và đặc biệt là yêu cầu của Trung Quốc là
họ sẽ chỉ cho phép nhập khẩu trái cây của những hộ nông dân, nhà đóng gói và xuất khẩu có
đăng ký để đảm bảo tính an toàn và có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách đầy đủ.


Ngay từ dự án thanh long đầu tiên, thì việc phát triển năng lực cho nhân sự dự án đã được kết
hợp thực hiện trong chương trình tiếp c
ận cộng đồng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ tập huấn của
SOFRI. SOFRI đã được trang bị rất tốt và đáp ứng thách thức trong việc cung cấp các hướng
dẫn và tập huấn nhằm đảm bảo cho càng nhiều hộ nông dân sản xuất cây ăn trái được được
học về các kỹ năng cần thiết để họ có thể tiến tới đạt tuân thủ GAP. Chương trình ti
ếp cận
cộng đồng của dự án đang nhân rộng áp dụng từ mô hình của dự án thanh long thí điểm đầu
tiên sang toàn bộ diện tích mà dự án đã chọn và nhóm thực hiện dự án thanh long đang có rất
nhiều yêu cầu để hỗ trợ phát triển GAP. Động lực từ mô hình GAP đầu tiên ở Việt nam đã
tăng lên và việc triển khai đang được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn cho từng trườ
ng hợp cụ
thể ví dụ như: VietGAP cho thị trường nội địa và các thị trường xuất khẩu gần, GlobalGAP,
BRC, USA, và các tiêu chuẩn khác mà thị trường đòi hỏi dành cho các thị trường xuất khẩu
giá trị cao.




Trang 4
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
Nhà đóng gói/xuất khẩu thanh long có thể thỏa mãn các tiêu chuẩn của thị trường và sẵn sàng
đầu tư vào phát triển các trang trại nhỏ để giúp họ cung ứng sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn
GlobalGAP và công việc này đang được tiếp tục xác định và hỗ trợ tập huấn.

Kỹ năng và cơ sở vật chất của SOFRI cho các dịch vụ tập huấn/chứng nhận chất lượng cho
ngành rau quả, khoa h
ọc để giải quyết vấn đề, liên tục cải thiện ngành sản xuất, các dịch vụ
phân tích chẩn đoán, nguồn tư liệu cho tập huấn và giảng viên, v.v… tiếp tục mở rộng.


SOFRI và SGS Việt nam là một tổ chức chứng nhận cho việc thanh tra, chứng nhận và tập
huấn đã có những buớc hợp tác và đã tập huấn về ngành rau quả, kỹ thuật và chất lượ
ng cho
các chuyên gia của SGS, nhân viên của SOFRI và các cá nhân khác trong ngành sản xuất rau
quả.

Chuyên gia về bảo quản sau thu hoạch của Viện Nghiên Cứu Cây Trồng & Thực Phẩm , TS
Allan Woolf, tiếp tục làm cố vấn cho cán bộ đầu ngành về bảo quản sau thu hoạch của
SOFRI, TS Nguyễn Văn Phong, để phát triển và đưa vào ứng dụng những chương trình
nghiên cứu nhằm xác định phương pháp kéo dài thời gian bảo quản trái thanh long và để đáp
ứng các vấn đề
trong việc thâm nhập thị trường. TS Phong, được hỗ trợ bởi Dự Án Song
Phương CARD, đã đến Viện Nghiên Cứu Cây Trồng & Thực Phẩm ở Auckland trong một
chuyến tham quan học tập vào tháng 6 2009 nơi mà chương trình nghiên cứu sau thu hoạch
của dự án thanh long đạt được những sự tiến bộ. Một sự tiến bộ đáng kể đã được TS Phong
thực hiện dù chỉ trong một thời gian hạn h
ẹp nhưng đạt được kết quả làm tăng thời gian tồn
trữ, thời gian bảo quản sau thu hoạch cho trái thanh long, phát triển tiêu chuẩn phân loại trái
thanh long và đóng góp kết quả về bảo quản sau thu hoạch cho việc tiếp cận hệ thống ứng
dụng chất lượng của dự án.




















Trang 5
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

4 Giới Thiệu & Cơ Sở

Dự án này là một sự tiếp nối của dự án trước đây: “Xây dựng hệ thống Thực Hành Nông
Nghiệp Tốt (GAP) cho người trồng và xuất khẩu thanh long ở tỉnh Bình Thuận và Tiền
Giang” 037/04VIE. Mục tiêu của dự án này là cũng cố các hoạt động liên quan đến GAP của
dự án trước, đem lại lợi nhuận từ thị trường giá trị cao để gia tăng số lượng các hộ nông dân
sản xu
ất nhỏ ở Tiền Giang và Long An cũng như ở tỉnh Bình Thuận, tăng cường năng lực
của nhân sự trong việc áp dụng hệ thống GAP theo tiêu chuẩn thị trường thế giới và xây
dựng cá chương trình cải tiến trong thực hành và xử lý sau thu hoạch.

Các mục tiêu cụ thể của dự án gồm:

Mục tiêu 1
Xây dựng và duy trì mô hình thí điểm liên kết nhóm GAP thanh long hướng đến mục tiêu vì
thị trường tiêu thụ giữa nhà xuất khẩu, đóng gói và người sản xuất để:

¾ Đạt Chứng Nhận BRC cho nhà đóng gói thí điểm

¾ Duy trì sự tuân thủ GLOBALGAP (EUREPGAP) cho nhóm nông dân
¾ Liên kết trái thanh long đạt tiêu chuẩn của nhóm thí điểm với các thị trường xuất khẩu
giá trị cao
¾ Mở rộng mô hình thí điể
m trên diện tích rộng hơn cho vùng trồng sản xuất thanh long
Bình Thuận và cho cả các tỉnh Tiền Giang và Long An.

Mục tiêu 2
Phát triển các mô hình bảo quản sau thu hoạch và sản xuất để hỗ trợ cho cá hộ sản xuất thanh
long nhỏ có thể thâm nhập được các thị trường giá trị cao:
¾ Nhân rộng các mô hình thí điểm hệ thống chất lượng để đảm bảo tuân thủ mục tiêu
thị trường và nhằn hỗ tr
ợ người nông dân thâm nhập được thị trường giá trị cao
¾ Tạo ra một môi trường hệ thống chất lượng cho mỗi nhóm mới hình thành nhằm tạo
ra sự tiên phong về mặt kỹ thuật và chất lượng để hỗ trợ cho các hộ sản xuất thanh
long đáp ứng và duy trì các tiêu chuẩn cần thiết trong việc xuất khẩu đến các thị
trường giá trị cao
¾ Xây dựng các phương thức nh
ằm giảm thiểu các trở ngại là rào cản cho nông dân sản
xuất thanh long thâm nhập thị trường giá trị cao (ví dụ: vai trò của người thu mua và
sự phá vỡ khả năng truy vết của sản phẩm).

Mục tiêu 3
Phát triển năng lực chuyển giao kỹ thuật hệ thống chất lượng cho SOFRI và khu vực tư nhân:
¾ Khuyến khích các mối liên kết giữa SOFRI và khối tư nhân để mở rộng mô hình thí
điể
m thanh long
¾ Định hướng năng lực kỹ thuật chuyển giao GAP cho SOFRI
¾ Định hướng việc áp dụng kỹ năng bảo quản sau thu hoạch cho SOFRI để áp dụng
trực tiếp nhằm cải thiện chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản và giải quyết các vấn

đề trở ngại.

Cách tiếp cận và phương pháp của dự án này sẽ tương tự với dự án trước đây. Ví dụ
:



Trang 6
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
¾ Nhóm thực hiện dự án phía New Zealand sẽ Định hướng về GAP, hiểu biết về các hệ
thống chất lượng và chuyển giao kỹ thuật cho các nhân sự dự án cũng như nhân sự
khác của SOFRI
¾ Nhân sự của SOFRI thể hiện những kỹ năng của họ về hệ thống chất lượng GAP và
kỹ thuật cho ngành trồng thanh long
¾ Khối tư nhân đã tiếp nhậ
n kỹ thuật và mở rộng/cải tạo mô hình theo một cấp độ yêu
cầu bời những thị trường xuất khẩu giá trị cao
¾ Các hệ thống được áp dụng có thể hỗ trợ cho các hộ nông dân trồng thanh long nhỏ
tăng thêm thu nhập khi sản phẩm trái thanh long đạt tiêu chuẩn được xuất khẩu
¾ Theo tiến độ của dự án, nhóm thự hiện dự án phía New Zealand sẽ giảm bớt nhi
ệm vụ
điều hành dự án và tăng thêm vai trò định hướng.


Trang 7
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt


5 Tiến Độ Thực Hiện
5.1 Các nhiệm vụ chính đã thực hiện

5.1.1 Nhà đóng gói thí điểm tiến đến đạt tuân thủ chứng nhận BRC
(Sản phẩm 1.1, Hoạt động 1.1.1, 1.1.2, 1.1.3, 1.1.4)

Hiện tại, nhà đóng gói/xuất khẩu thí điểm không còn yêu cầu dự án hỗ trợ nhằm thâm nhập
thị trường giá trị cao bởi họ đang có động lực kinh tế rõ ràng để tự mình duy trì hệ thống chất
lượng. Nhà đóng gói/xuất khẩu thanh long Hoàng Hậu tiếp tục với thị trường UK, châu Âu,
Trung quốc và các thị trường khác; heọ cũng xuất khẩu trái thanh long xử lý chiếu xạ sang
Hoa kỳ
và đang chuẩn bị xuất khẩu sang Nhật bản. Các hệ thống chất lượng được dự án thiết
lập ở mô hình thí điểm có thể giúp cho công việc kinh doanh để thâm nhập vào các thị trường
và những lựa chọn có tính quyết định về thương mại.

Có những sự phát triển đáng kể ở nhà đóng gói thí điểm Hoàng Hậu được đề cập trong các
báo cáo trước. Vùng sản xuấ
t thanh long cung cấp cho nhà đóng gói thí điểm (đặc biệt là diện
tích trồng của chủ nhà đóng gói) đã tăng lên đáng kể và hiện đang cho sản lượng ổn định.
Nhà đóng gói thí điểm quy mô nhỏ mà dự án từng hỗ trợ để ứng dụng và vận hành theo tiêu
chuẩn BRC, có thể không còn đủ khả năng đáp ứng được lượng trái mà nhà đóng gói đang
tiếp nhận và xử lý đóng gói.

Hoàng Hậu đã xây dựng nhà đóng gói mới lớn hơn để tiến tới mở rộng quy mô nhưng cơ sở
này vẫn chưa hoàn thành và đưa vào hoạt động. Trong giai đoạn chuyển tiếp, nhà đóng gói
thí điểm Hoàng Hậu đóng gói trái thanh long gần tương đương với tiêu chuẩn BRC cung cấp
cho thị trường giá trị cao và lượng sản phẩm từ nhà đóng gói trước đây đang sử dụng phiên
bản cải tiến từ hệ thống cũ.

Cơ bản, chủ ý của chủ nhà đóng gói là sử dụng nhà đóng gói mới, diện tích lớn hơn để đóng
gói toàn bộ trái thanh long mà nhà đóng gói thu mua.

Ông Hiệp, chủ nhà đóng gói Hoàng Hậu, hiện đưa ra quyết định không đầu tư để đạt Chứng

nhận BRC cho nhà đóng gói nhỏ nhưng sẽ áp dụng Tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói mới,
lớn h
ơn khi nó đi vào hoạt động.

Nhân dịp chuyến làm việc của TS Allan Woolf, nhóm thực hiện dự án, đặc biệt là lĩnh vực
sau thu hoạch được dẫn dắt bởi TS Phong và TS Allan Woolf, đã góp phần hỗ trợ Hoàng Hậu
với những ý tưởng và khuyến cáo để phát triển nhà đóng gói. Dự đoán trước cho thấy, Hoàng
Hậu sẽ có bước tiên phong cho các hệ thống chất lượng của họ, huấn luyện và phát triển nhân
sự, và cách thức vận hành cho nhà đóng gói mới nhằm chuẩn bị cho việc Chứng nhận tiêu
chuẩn BRC một khi đi vào hoạt động.

Sự phát triển là một điều đáng tiếc cho nhóm thực hiện dự án thanh long trong nỗ lực đạt
được tiêu chuẩn BRC cho nhà đóng gói thí điểm, nhưng đây là nhà đóng gói thương mại và
quyết định nằm ngoài tấm ảnh hưởng của nhóm thực hiện d
ự án. Trưởng dự án hiểu được
tình hình và ủng hộ cho quyết định đó, đặc biệt nếu chủ nhà đóng gói ccó những quan tâm
sớm hơn về việc cải thiện nhân sự để nàh đóng gói có thể vận hành theo tiêu chuẩn BRC.




Trang 8
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
Trong giai đoạn tái chứng nhận GlobalGAP cho nhóm nông dân thí điểm, thanh tra viên bên
ngoài của tổ chức chứng nhận SGS Việt nam nhận định rằng nhà đóng gói đang vận hành
theo tiêu chuẩn BRC và ngay sau đó đã chứng nhận nhà đóng gói theo tiêu chuẩn GlobalGAP
đóng gói trên trang trại. Có thể xem bản sao giấy chứng nhận ở Phụ lục 1 Chứng nhận
GlobalGAP #4049928422903.



Nhà đóng gói mới của Hoàng Hậu


Thanh tra nội bộ Hoàng Hậu & Thiết bị được sửa chữa để bảo trì và giảm tiếng ồn
5.1.2 Lập hồ sơ số lượng và sản lượng thanh long từ các hộ sản xuất nhỏ
(Sản phẩm 1.2, Hoạt động 1.2.1, & 1.2.2)

Những nỗ lực để tiếp cận tài liệu về số lượng và sản lượng thanh long từ các hộ sản xuất nhỏ
đã không mấy thành công. Sở NN &PTNT Bình Thuận đã đồng ý cung cấp số liệu thống kê
chính thức khi trưởng dự án đến làm việc nhưng dự án đã không nhận được thông tin đó.

Việc thu thập số liệu đáng tin cậy từ thị trường về s
ản lượng và lợi nhuận trực tiếp từ nhà
đóng gói/xuất khẩu cũng rất khó khăn bởi theo họ đây là những thông tin kinh doanh rất nhạy
cảm.

Một số ít thông tin về thay đổi/tiến trình thâm nhập thị trường đã được báo cáo trong báo cáo
cáo cột mốc của dựa án trước đây; thật sự thì sự khủng hoảng toàn cầu đã gia tăng áp lực và
sự thuận lợi trong liên kế
t thị trường thông qua các nhà xuất khẩu thanh long. Giá thu mua
trái thanh long từ nông dân giảm đã được báo cáo và hiện tại thì sự gia tăng về số lượng các
hộ nông dân sản xuất nhỏ thâm nhập được thị trường giá trị cao là điều khó xảy ra.



Trang 9
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt


Phát triển nhà đóng gói ở Long An – thiết kế và vận hành theo Tiêu chuẩn GlobalGAP


5.1.3 Dự án kết nối hộ nông dân trồng thanh long, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu và tiến trình
liên kết với thị trường
(Sản phẩm 1.1, Hoạt động: 1.1.1 & 1.1.4 và Sản phẩm 1.2; Hoạt động 1.2.1 & 1.2.2)

Trên bình diện chung, nhu cầu cho dự án xác định sự gia tăng của các mối liên kết thị trường
là không cần thiết, do tình hình như đã được nói đến trong báo cáo Cột mốc số 4. Dự án
thanh long đã tập trung nỗ lực của mình vào việc tăng cường áp dụng GAP và năng lực cho
cán bộ. Ví dụ như:

• Nhóm thực hiện dự án của SOFRI đã có công trong việc phát triển Tiêu chuẩn
VietGAP mới, hiện được ch
ấp nhận như một tiêu chuẩn về an toàn, hợp pháp và chất
lượng cao cho trái cây ở thị trường nội địa; nó cũng đáp ứng được những điều kiện
tiên quyết để có được sự xâm nhập vào thị trường Trung quốc và các thị trường lân
cận như thông tin trên phương tiện truyền thông địa phương (Phụ lục 2 & 3)
• Phát triển năng lực quốc gia để vận hành tiêu chuẩ
n VietGAP thông qua tập huấn; ở
cấp độ trang trại, nhà đóng gói, Tổ chức chứng nhận và các dịch vụ thanh tra và việc
phát triển cơ sở hạ tầng đã có những bước tiến rất tốt
• Mở rộng GlobalGAP thông qua tập huấn từ áp dụng cho thanh long ở vùng Bình
Thuận cho đến thanh long Tiền Giang và Long An và cho cả các loại cây trồng khác.

Một điều đáng lưu ý là sự khủng hoảng củ
a nền kinh tế toàn cầu đã gây không ít khó khăn
cho các nhà xuất khẩu thanh long trong việc có được giá bán tốt nhất cho sản phẩm của họ.
Ông Hiệp, chủ doanh nghiệp Hoàng Hậu, cho rằng vẫn duy trì tiêu chuẩn GLOBALGAP cho
trang trại/nhà đóng gói/nhà xuất khẩu để phục vụ cho thị trường giá trị cao đã được thiết lập
từ lâu và đang tiếp tục tiến hành công việc kinh doanh với ông ta từ khi các thị trường không
đòi hỏi GlobalGAP

đang biến mất dần.



Trang 10
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

5.1.4 Phát triển tiếp cận cộng đồng từ việc triển khai mô hình thí điểm đạt được trước đây
(Sản phẩm 1.2, Hoạt động 1.2.1 & 1.2.2, Sản phẩm 2.1 Hoạt động 2.1.1)

Triển khai chương trình tiếp cận cộng đồng của dự án được dựa trên dự án thí điểm áp dụng
cho tỉnh Tiền Giang và Long An đã có những bước tiến bộ. Báo cáo Cột mốc số 6 có bao
gồm các nổ lực trong việc tập huấn GAP thực hiện bởi nhóm dự án thanh long, Chuyên Viên
Trẻ của CARD và đối tác của cô, các cán bộ khác của SOFRI và Sở NN & PTNT Bình
Thuận. Việc tập huấn không chỉ giới hạn cho cây thanh long; mà còn bao g
ồm cả các loại cây
trồng khác như xoài (GlobalGAP), nhãn (VietGAP), chôm chôm (VietGAP), bưởi
(VietGAP) và khóm/dứa (Chứng nhận VietGAP cho 20 ha).

Tóm tắt về việc mở rộng mô hình thí điểm:

Bình Thuận:
• Hỗ trợ để nâng cao nhận thức cho nhóm thí điểm để mở rộng hoạt động do những
diện tích trồng mới đang trưởng thành và sự gia tăng đầu vào của nhà đóng gói
• Nhóm nông dân cung ứng thanh long và đóng gói của Ticay đạt chứ
ng nhận
GlobalGAP tiếp tục vận hành tuân thủ tiêu chuẩn và bán cho thị trường nội địa và thị
trường xuất khẩu giá trị cao
• Sáng kiến của Sở NN & PTNT nhằm tập huấn và có trên 3000 ha thanh long Bình
Thuận đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP và hiện đã có >300 ha đạt tiêu chuẩn

• Nhóm dự án thanh long tiếp tục xác định các hộ nông dân trồng thanh long nhỏ và tập
huấn theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Tiền Giang:
• Nhóm thực hiệ
n tiếp tục tập huấn cho HTX thanh long Chợ Gạo nhằm phát triển tuân
thủ theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Tập huấn đặc biệt vào các lĩnh vực:
o IPM; ICM; An toàn trang trại; Sơ cấp cứu
o Hoàn thành hai lần Thanh tra nội bộ
o Đã xây dựng kho phân thuốc và nhà vệ sinh
• Tỉnh đang xúc tiến cấp kinh phí để hỗ trợ nông dân và nhà đóng gói áp dụng GAP
• Dự án cũng tiến hành liên kết với thị trườ
ng/nhà xuất khẩu với Ông Long, chủ công
ty Ticay nhưng chưa có kết quả cụ thể.

Long An:
• SOFRI đã ký hợp đồng thực hiện dự án với tỉnh để hỗ trợ, phát triển GAP theo Tiêu
chuẩn GlobalGAP. Xác định nhóm nông dân gồm:
o 60 hộ nông dân trồng thanh long nhỏ với diện tích 30 ha
o Phát triển 1,8 ha thanh long theo tiêu chuẩn GAP làm mô hình trang trại du
lịch
o HTX Dương Xuân Hội có 37 nông dân và 38,25 ha
o Nhóm nông dân An Lục Long gồm 9 nông dân và 9,55 ha.



Trang 11
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt



Long An: tập huấn nhóm nông dân


Trực tiếp chuyển giao sáng kiến thanh long GAP cho cây có múi

5.1.5 Đánh giá lại thực hành bảo quản sau thu hoạch, đưa ra các khuyến cáo để cải thiện tức
thời, và các cơ hội nghiên cứu sâu hơn về bảo quản sau thu hoạch cho trái thanh long
(Mục tiêu 2, Sản phẩm 2.1, Hoạt động 2.1.1, 1.1.4)

TS Nguyen Van Phong, phụ trách lĩnh vực sau thu hoạch được cố vấn bởi TS Allan Woolf,
áp dụng chương trình nghiên cứu theo kế hoạch nhằm kéo dài thời gian tồn trữ trái thanh
long. Dự án đã mua thiết bị theo dõi và ghi nhận nhiệt độ để giúp TS Phong đo đạc các
nghiệm thức thí nghiệm tại phòng lab từ đó áp dụng chúng cho nhà đóng gói trong điều kiện
thương mại (tham khảo Phần 10 Công bố theo quy định luật pháp; Phần Thiết bị
và các Dịch
vụ khác).

Một loạt các thí nghiệm về sau thu hoạch với mục tiêu là kéo dài thời gian bảo quản trái
thanh long sau thu hoạch, xử lý nhiệt độ lạnh để chống nhiễm sâu bệnh và các nghiệm thức
kiểm soát thối trái đã được tiến hành, và kết quả sẽ được báo cáo đầy đủ trong báo cáo kết
thúc của dựa án. Bài báo khoa học cũng đang được biên soạn từ hợp phần sau thu hoạch của
dự án thanh long và các thí nghiệm ban đầu cho thấy các kết quả đạt được trong bảo quản sau



Trang 12
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
thu hoạch của trái thanh long có thể đạt được và được khẳng định thông qua cá thí nghiệm
vận chuyển bằng đường thủy.


Phát triển năng lực sau thu hoạch cho SOFRI để hỗ trợ ngành sản xuất
Có hai hợp phần hiện tại đang được SOFRI phát triển (bao gồm nhân sự của dự án thanh
long) ở tại Viện để nâng cao năng lực về sau thu hoạch cho Viện nhằm hỗ trợ ngành sản xuất
rau quả. Cả hai đều có sự đóng góp của nhóm thực hiện dự án SOFRI:

1. Phát triển nhà đóng gói phù hợp với khả năng của SOFRI, cơ sở chế biến và bảo quản
sau thu hoạch để thực hiện các thí nghiệm và phục vụ cho các loại cây trồng ở trại
thực nghiệm SOFRI. Mục tiêu đề ra trong giai đoạn thực hiện dự án thanh long là là
xây dựng nhà đóng gói theo tiêu chuẩn GobalGAP. Thông qua vận hành nhà xưở
ng,
nhân viên của SOFRI sẽ không chỉ tiến hành các nghiên cứu mà sẽ còn phát triển ccá
kỹ năng sau thu hoạch từ những yêu cầu của nàgnh sản xuất để có những ý tưởng/hệ
thống/quy trình mới và giải quyết các vấn đề nãy sinh. Một điều cần làm sáng tỏ là
việc chuyển giao kỹ thuật và giá trị bổ sung cho các sản phẩm của SOFRI sẽ đem lại
thêm thu nhập cho SOFRI

2. Phát triển Trạ
i Thực Nghiệm để phục vụ nghiên cứu và sản xuất thương mại: ví dụ;
sản phẩm từ các giống cây trồng mới được phóng thích từ các chương trình lai tạo
giống sẽ được đóng gói ngay tại nhà xưởng và bán cho các thị trường giá trị cao. Tạo
ra một khu vực an toàn cho việc thu thập quỹ gene và sản xuất cây giống chất
lượng/có chứng nhận sức khỏe cây trồng và đúng giống
để phục vụ sản xuất đại trà.


Nhà đóng gói dự kiến của SOFRI; Nhà đóng gói dự kiến trước đây

Sự kết hợp hai sáng kiến sẽ giúp SOFRI xuất khẩu và xác định các bước riêng biệt trong
chuỗi giá trị trong khi vẫn còn chịu trách nhiệm sở hữu sản phẩm. Trách nhiệm của người
nông dân gắn liền với sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng là một hệ thống mà dự án thanh

long liên tục nỗ lực để áp dụng nhưng chưa thể đạt được bởi nhà đóng gói/xuất khẩu vẫn
chưa chấp nhận. So sánh các lợi thế/bất lợi của việc nông dân sở hữu sản phẩm khi đến tay
người tiêu dùng so với việc làm hiện tại là sản phẩm được mua ngay tại trang trại là rất cần
thiết để chấp nhận rằng cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ đang có được sự kinh doanh bình
đẳng. Việc so sánh sẽ làm nỗi bật ra nếu hiện tại những lợi nhuận thích
đáng thuộc về nhà
đóng gói/nhà xuất khẩu và qua nghiên cứu có thể nâng thu nhập thông qua lợi nhuận thu về
cho người nông dân.


Trang 13
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt


Quy trình xử lý sau thu hoạch, dây chuyền lạnh và những cải thiện về thời gian tồn trữ

Xây dựng Tiêu chuẩn phân loại trái
Cùng với việc xây dựng chương trình nghiên cứu ứng dụng sau thu hoạch, TS Phong và
trưởng dự án cũng đã xây dựng Bảng Phân Loại Tiêu Chuẩn Trái Thanh Long từ những
thông tin có sẵn về sau thu hoạch và các hình ảnh của dự án. Bảng phân loại định nghĩa các
cấp độ cho mỗi đặc tính chất lượng trái thanh long thu hoạch và nó bao gồm:

¾ Độ chín: xác định bằng số ngày sau khi hoa nở; đối với Bình Thu
ận và Tiền
Giang/Long An (chỉ khác biệt khoảng 2 ngày giữa các tỉnh)
¾ Bảng phân loại không dựa vào tác động chín của hóa chất
¾ Xử lý GA
3
có ảnh hưởng lên độ chín của trái
¾ Hình dạng trái

¾ Mức độ bóng sáng của trái (skin blemishes)
¾ Tổn thương vật lý
¾ Thâm tím trái
¾ Vết cắt, thủng trái
¾ Vết cắn của chim và côn trùng
¾ Trái bị nứt
¾ Vết thương tổn do rệp sáp gây ra.

Một số phần chưa hoàn chỉnh của bảng phân loại bao gồm:
¾ Màu sắc tai trái (giai đoạn chuyể
n màu sắc sau khi có các kết quả thí nghiệm tồn trữ)
¾ Đặc điểm cuống trái (cần thay đổi kỹ thuật thu hoạch)
¾ Đặc điểm phần cuối của phát hoa
¾ Tổn thương lạnh (và tổn thương do bị đông lạnh trái).

Bảng phân loại sẽ được kết hợp với phần văn bản mô tả cho mỗi hạng/loại trái (chưa hoàn
tất) và bao g
ồm thông tin về khoảng thời gian ngày từ khi hoa nở (khác nhau tùy theo từng
địa phương); các chỉ tiêu chất lượng thịt trái như hàm lượng TSS, độ pH, độ chắc thịt trái,
v.v

Bảng tiêu chuẩn là một “văn bản mở” và sẽ được SOFRI rà soát và biên soạn nâng cao theo
định kỳ. Theo dự kiến thì bảng phân loại trái sẽ được đưa lên website của SOFRI, thuộc mục
Tiêu Chuẩn Phân Loại Trái dành cho các loại trái cây khác nhau mà sẽ được xây dựng tiếp
theo. Trang website của SOFRI
đang được xây dựng lại và sẽ bao gồm Tiêu Chuẩn Trái Phân
Loại thanh long. SOFRI cũng sẽ duy trì hợp phần các Tiêu Chuẩn Phân Loại Trái và tiến tới
mở rộng sang các loại trái cây khác của Việt nam. Tham khảo Phụ lục 4 Tiêu Chuẩn Phân
Loại Trái thanh long và cách sử dụng.





Trang 14
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
5.2 Lợi ích của các hộ nông dân sản xuất nhỏ
(Mục tiêu 2, Sản phẩm 2.1, Hoạt động 2.1.1; Mục tiêu 3, Sản phẩm 3.1,Hoạt động 3.1.1, 3.1.2)

Các hộ nông dân sản xuất thanh long quy mô nhỏ đang được hưởng lợi từ các hoạt động của
dự án thông qua các sáng kiến về chất lượng nông sản trên tòan quốc, hiện bao gồm một số
Tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế phù hợp cho việc sản xuất các loại nông sản và được áp
dụng/chứng nhận sẽ tạo điều kiện thâm nhập cho hầu hết/tất cả các thị tr
ường. Như đã báo
cáo trước đây, các tiêu chuẩn đã được chấp nhận cho dự án thanh long và tiếp theo đó là mở
rộng ra gồm:

• VietGAP; phần lớn được xây dựng bởi nhóm thực hiện dự án thanh long SOFRI: Tiêu
chuẩn VietGAP phù hợp cho thị trường nội địa Việt nam và các thị trường xuất khẩu
lân cận
• GlobalGAP; áp dụng bởi nhóm thực hiện dự án thanh long cho các nhóm nông dân và
đóng gói trên trang trại: Tiêu chuẩ
n GlobalGAP thích hợp cho việc thâm nhập các thị
trường giá trị cao
• BRC; áp dụng bởi nhóm thực hiện dự án thanh long: Tiêu chuẩn BRC thích hợp cho
các hoạt động đóng gói và xuất khẩu cao cấp và hoàn toàn có thể cho phép thâm
nhập trực tiếp vào các thị trường hàng đầu cũng như các thị trường khác có yêu cầu
tiêu chuẩn thấp hơn
• Các tiêu chuẩn do quốc gia – và thị trường – yêu cầu; USA – xử lý dịch hại bằng
chi
ếu xạ cho trái thanh long; Japan – xử lý dịch hại bằng hơi nước nóng includes heat

treatment disinfestation; Tesco’s, Marks and Spencers, BioGro, Fair Trade, v.v Các
tiêu chuẩn của thị trường này là những bổ sung cho tiêu chuẩn vận hành như
GlobalGAP.

SỰ phát triển theo cấp độ tiêu chuẩn từ VietGAP thông qua GlobalGAP đến BRC và các tiêu
chuẩn hàng đầu cấp quốc gia- và thị trường-yêu cầu được chấp nhận bởi dự án thanh long để
“phù hợp” với mức độ yêu cầu của thị trường và tiến
độ áp dụng tiêu chuẩn chất lượng GAP
cho ngành sản xuất nông sản của Việt nam. VietGAP là một tiêu chuẩn ưu tú cho sản phẩm
an toàn, hợp pháp và chất lượng cao ở cấp độ thị trường nội địa và tạo ra một địa bàn sản
xuất an toàn hơn và có trách nhiệm với môi trường cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ và cho
gia đình sinh sống. Tiêu chuẩn VietGAP là một văn bản tương thích với tiêu chuẩn
GlobalGAP và nó tương
đối đơn giản để tiến từ mức dễ sang khó hơn. Áp dụng tương tự khi
nâng cao từ GlobalGAP lên BRC.

Nhóm thực hiện dự án thanh long SOFRI nhận thức đầy đủ các loại tiêu chuẩn khác nhau, đã
có đủ điều kiện để trở thành người tập huấn và thanh tra viên và rất thành thạo trong việc áp
dụng các tiêu chuẩn ở các cấp độ vận hành khác nhau và cho tất cả các loại cây trồng. Nhóm
này đã xây dựng cẩ
m nang chất lượng cho dự án thanh long. Hiện nay SOFRI tiếp tục duy trì
việc chuyển giao kỹ thuật GAP dựa trên những kỹ năng có được khi thực hiện dự án thanh
long. Đây là một phần hoạt động thường xuyên của SOFRI và đựoc công nhận trong việc
thăng tiến trong việc và trách nhiệm của nhân viên nhưng cho đến giai đoạn này vẫn chưa đạt
được một đơn vị chuyển giao kỹ thuật GAP ở cấ
p độ thương mại.

Cả hai dự án thanh long đều có sự tiến bộ rõ rệt và tính bền vững cho phép các hộ nông dân
sản xuất thanh long quy mô nhỏ thâm nhập được các thị trường giá trị cao. Tóm lại, những
kết quả chung đạt được gồm:



Trang 15
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

• Phát triển năng lực cấp quốc gia về khả năng nhận thức, áp dụng, duy trì các hệ thống
chất lượng, đây là những tiêu chuẩn mang tính đáp ứng nhu cầu thị trường và cho
phép thâm nhập thị trường ở các cấp độ khác nhau, cho ngành sản xuất nông sản của
Việt nam, bước đầu là tập trung vào ngành sản xuất thanh long
• Áp dụng các tiêu chuẩn được lựa chọn theo cấp độ ch
ứng nhận để thể hiện tầm quan
trọng của tiêu chuẩn vận hành và để thâm nhập các thị trường thông qua sự phát triển
của sự liên kết các mô hình tuân thủ
• Thông tin, cập nhật các nhu cầu cho các sáng kiến chất lượng GAP ở các cấp độ
chính quyền, địa phương, ngành, nhà xuất khẩu, đóng gói và người nông dân
• Phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ và duy trì các mô hình GAP
• Triể
n khai mở rộng các mô hình GAP thông qua các dự án tiếp cận cộng đồng và
khuyến khích khối tư nhân/thương mại để theo đuổi các mô hình chất lượng GAP
• Đạt đến số lượng lớn và định hướng bền vững.

Các tiêu chuẩn khác nhau đang dần dần được áp dụng cho ngành sản xuất nông sản của Việt
nam đang tăng lên mạnh mẽ ngay cả vào thời điểm khủng hoảng kinh tế
toàn cầu khi mà giá
trái cây bị giảm mạnh. Dự kiến việc áp dụng chất lượng GAP sẽ nhanh chóng tăng lên khi mà
giá bán cao trở lại.

Dự án sau thu hoạch và các mô hình sáng kiến khác (định hướng) đang thực hiện nhằm giảm
tỉ lệ tổn thất và giải quyết các trở ngại của ngành sản xuất, khi đã được giải quyết, có tiềm
năng tăng lợi nhuận rất cao. Các cải thiện này c

ần được chuyển giao đến người nông dân thì
như vậy có thể hy vọng các đối tượng trong ngành sản xuất sẽ tự nguyện chuyển sang sản
xuất theo chất lượng GAP.

5.3 Nâng cao năng lực
(Mục tiêu 3, Sản phẩm 3.1, Hoạt động 3.1.1, 3.1.2)

Xây dựng năng lực quốc gia tiếp tục tiếp theo như mô tả trong báo cáo trước đây (Báo cáo
cột mốc số 4). Mặc dù nhóm thực hiện dự án thanh long là không thay đổi kể từ báo cáo sau
cùng trước đây, các thành viên cao cấp của nhóm dự án thanh long SOFRI đã được thăng tiến
nghiệp vụ:

• TS Hoà đã được bổ nhiệm làm Phó-Viện trưởng của SOFRI, trách nhiệm tăng lên
• Ông Hoàng đã được bổ
nhiệm làm Phó trưởng phòng Quản lý khoa học và hợp tác
quốc tế. Ông ta đã được nâng cao về chuyên môn phụ trách về “chuyên gia thực hành
chất lượng” tại SOFRI; với sự hỗ trợ từ Viện trưởng; có các bài báo cáo và ấn phẩm
cho bộ NN&PTNT và quốc tế, phát triển các tiêu chuẩn và chịu trách nhiệm chuyển
giao kỹ thuật
• Phát triển năng lực quốc gia cho lớp kế cận cho SOFRI đã được xác định bởi nhóm
thực hiện dự án thanh long trước đây như là một phần triển khai dự án. Bao gồm tăng
cường trách nhiệm dự án cho Ông Hiếu, danh hiệu và TS Phong, phụ trách về sau thu
hoạch



Trang 16
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt
• Hiện nay SOFRI đã được công nhận là một Tổ chức Chứng Nhận tiêu chuẩn
VietGAP. SOFRI đã tập huấn và được công nhận thanh tra viên có giấy chứng nhận

và Thanh tra viên nội bộ, HACCP và quản lý Trang trại an toàn và Sơ cấp cứu ban
đầu. Danh sách các thành viên tham gia lớp tập huấn xem ở Phụ lục 5

Giấy chứng nhận của Cục trồng trọt Việt nam phê chuẩn SOFRI thành Tổ Chức Chứng Nhận tiêu chuẩn
VietGAP

Checklist Thanh tra chứng nhận dành cho Rau và Quả theo tiêu chuẩn VietGAP


Trang 17
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

• SOFRI đang tiến gần hơn ngành sản xuất nông sản thương mại thông qua các hoạt
động của dự án thanh long và thông qua các nghiên cứu đang được tiến hành để tăng
thời gian bảo quản trái thanh long
• Hợp tác giữa SOFRI và SGS tiếp tục mở rộng
• Trưởng dự án tiếp tục cố vấn cho sự phát triển các kết quả chính thức đạt được để
công nhận Thực Hành Sản Xu
ất Nông Nghiệp Tốt cho ngành nông sản Việt Nam,
như được trình bày ở Phục lục 6 trại thực nghiệm SOFRI và dự án cố vấn tổng quát.

5.4 Ấn phẩm
Ấn phẩm có được thông qua dự án thanh long này gồm:
¾ TS Hoà on TV on October ?? – reason??
¾ TS Nguyễn Văn Hòa: Bài báo đăng ở: Tropical Fruit Net, số phát hành 12, tháng
giêng, 2009
(Phục lục 7)
¾ Ông Nguyễn Hữu Hoàng báo cáo tại hội nghị quốc tế về cây ăn trái nhiệt đới
(Tropical Fruit Net) tại Malaysia, với TS Nguyễn Minh Châu, 17-20/8/2009
¾ Ông Nguyễn Hữu Hoàng báo cáo tại Hội nghị vùng APEC về Phát triển và áp dụng

hệ thống truy nguyên nguồn gốc trong thương mại nông nghiệp và sản xuất, Hà nội,
27-29/8/2009
¾ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm và làm việc tại SOFRI, 30/7/2009

5.5 Quản lý dự án
(Mục tiêu 3)

Nhóm điều hành dự án thanh long SOFRI là không thay đổi kể từ báo cáo sau cùng trước đây
nhưng đã phát triển về chiều sâu và cả kỹ năng cùng với nâng cao kỹ năng cho Ông Hiếu và
TS Phong.

Rõ ràng rằng dự án thanh long đã nâng cao năng lực của cán bộ lãnh đạo dự án của SOFRI
và một điều lưu ý rất hài lòng là việc ghi nhận những kỹ năng đóng góp cho việc thăng tiến
trong nghề nghiệp. Đổ
i lại, sự thăng tiến của nhóm thực hiện dự án SOFRI đạt được các chức
vụ mới đồng thời trách nhiệm cũng tăng lên để triển khai thực hiện cho SOFRI và ngành sản
xuất nông sản GAP theo cách mà sẽ làm gia tăng các cơ hội cho sự bề vững của mô hình dự
án thanh long.

Trưởng dự án tiếp tục chuyển giao thêm trách nhiệm cho nhóm thực hiện dự án SOFRI trong
giai đoạn báo cáo này và chịu trách nhiệm đị
nh hướng về chất lượng kinh nghiệm thực hành
cho nhân viên SOFRI, nông dân và nhà đóng gói trong các dịp đến làm việc của dự án.



Trang 18
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt

6 Báo Cáo Về Các Vấn Đề Liên Quan

6.1 Môi Trường
Dự án này được xây dựng để đưa vào áp dụng các hệ thống chất lượng ở mức độ tối thiểu
đáp ứng tiêu chuẩn BRC Tòan Cầu – Thực Phẩm cho nhà xuất khẩu/nhà đóng gói và
GLOBALGAP (EUREPGAP) cho toàn bộ hộ nông dân sản xuất, cung ứng trái thanh long.

Là một phần của các tiêu chuẩn, có các hệ thống ghi chép, lưu trữ hồ sơ để đảm bảo các vấn
đề có ảnh hưởng đến môi trường được
đánh giá, xác định các vấn đề liên quan, thực thi các
biện pháp khắc phục/giảm thiểu nguy cơ/ và lập hồ sơ lưu trữ.

Dứ án mới này tiếp tục huấn luyện cho các đối tượng hưởng lợi dự án để tiếp nối cải thiện
các tiêu chuẩn và nhằm quản lý các hoạt động của họ theo cách trong đó việc tác động lên
môi trường là tối thiểu nhất. Dự án cũng s
ẽ tiếp tục tìm ra các giải pháp nhằm giàm thiểu
những sai xót lặp lại cho riên ngành GAP thanh long.
6.2 Giới Tính và Các Vấn Đề Xã Hội
Trong suốt thời gian thực hiện cả hai dự án CARD thanh long, việc triển khai thực hiện đã
được đề cập một cách có hệ thống đối với các vấn đề gới tính và xã hội. Ví dụ, Thực Hành
Nông Nghiệp Tốt (GAP) yêu cầu có những điều kiện làm việc tốt, việc đối xử với công nhân
lao động phải đúng theo khuôn khổ quy định, giám sát các thao tác bảo đảm sức khỏe tốt và
an toàn, và cơ
hội là đồng đều cho cả nam và nữ giới. Những điều kiện này đang được cũng
cố xuyên suốt việc triển khai các tiêu chuẩn chất lượng của GLOBALGAP (EUREPGAP) và
BRC. Bên cạnh những yêu cầu về tiêu chuẩn cơ bản này, các tiêu chuẩn nâng cao của
Tesco’s, Marks và Spencers, v.v… sẽ đảm bảo những điều kiện ưu thế làm việc tốt người lao
động và sẽ được khẳng định thông qua sự kế
t luận của đơn vị thanh tra thứ ba.

Hồ sơ lưu trữ các điều kiện làm việc tốt, trách nhiệm và quyền hạn thể hiện bằng văn bản đó
là cuốn Cẩm Nang Chất Lượng Trái Thanh Long, cụ thể là trong phần mô tả chức năng

nhiệm vụ.

Nhà đóng gói thí điểm đang sử dụng một số lượng công nhân nữ nhiều hơn nam gi
ới làm
việc trong điều kiện rất tốt và đang được cải thiện nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn BRC; một mô
hình mà sẽ được khuyến khích trong chương trình tiếp cận cộng đồng.


Trang 19
Mở rộng cơ hội xuất khẩu thanh long cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua Thực Hành Nông Nghiệp Tốt


7 Triển Khai Thực Hiện & Các Vấn Đề Bền Vững
7.1 Các Vấn Đề Nãy Sinh và Trở Ngại
Các vấn đề nãy sinh và trở ngại đã được xác định trong dự án trước và được đề cập trong báo
cáo trước đây vẫn còn liên quan tới dự án này và cùng với dự án trước đây, các vấn đề đó
đang được nắm bắt một cách có hệ thống, đầu tiên là bởi dự án và các đối tượng của dự án
nhưng sau đó sẽ là trách nhiệm của cả toàn ngành để giải quyết các vấn đề nãy sinh c
ủa
ngành sản xuất.
7.2 Những Lựa Chọn
Cả hai dự án thanh long đã tạo lập một cơ sở vững chắc cho việc mở rộng các mô hình GAP
ở Việt nam. Nhân sự của quốc gia về sau có thể áp dụng các mô hình chất lượng và có những
kỹ năng để hướng dẫn nhằm mở rộng mô hình sau này và giải quyết các khó khăn gặp phả.

Một điều hài lòng khi nhìn thấy các vấn đề nỗi bật được đề cập đế
n trong báo cáo trước đây
đã được nắm bắt. Điều này rõ ràng rằng cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, sự hỗ trợ từ
ngành sản xuất và các kế hoạch của cấp tỉnh để làm nguồn hỗ trợ cho các nhóm nông dân
tuân thủ theo các tiêu chuẩn được lựa chọn.

7.3 Tính Bền Vững
Việc triển khai thực hiện đầy đủ các mặt của dự án như đã được mô tả trong văn kiện dự án
sẽ xây dựng một ngành sản xuất thanh long GAP có động lực cùng với các thị trường lớn
mạnh và nhân lực được huấn luyện để sẽ tạo ra cơ hội tốt nhất cho sáng kiến chất lượng GAP
này trở nên bền vững.

Nhân sự quốc gia, cả
khối tư nhân và nhà nước đều rất mong muốn duy trì sự bền vững của
các mô hình GAP mà dự án thanh long đã xây dựng ở cấp độ thương mại và các dịch vụ hỗ
trợ để có thể xử lý các thách thức.

×