Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Chương trình đào tạo và khuyến nông phát triển chăn nuôi bò thịt bền vững quy mô xã tại Tỉnh Nghệ An - MS7 " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.38 KB, 18 trang )


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn





VIE 10/06
Chương trình đào tạo và khuyến nông phát
triển chăn nuôi bò thịt bền vững quy mô xã
tại Tỉnh Nghệ An













MS7: Báo cáo Kỹ thuật của Dự án







09/2008



2
Mục Lục

KHả NĂNG PHÁT TRIểN CHĂN NUÔI BÒ THịT ở TỉNH NGHệ AN 3
Giới thiệu 3
1. Quy mô sở hữu đất đai của nông dân: 3
2. Diện tích đất chăn thả công cộng ngày càng giảm: 3
3. Thiếu tiềm năng di truyền trong các giống bò thịt địa phương: 4
4. Thiếu sự lựa chọn các giống cỏ chất lượng cao: 4
5. Thiếu thức ăn dự trữ chất lượng cao cho mùa đông: 5
6. Thiếu vốn: 5
7. Sự sở hữu bò thịt: 5
8. Thiếu hạ tầng cơ sở khuyến nông: 6
9. Thiếu thị trường ổn định: 6
10. Rủi ro vì bệnh tật: 6
Dự ĐOÁN NHữNG THAY ĐổI TRONG Hệ THốNG CHĂN NUÔI BÒ THịT 7
Thay đổi về mức độ dinh dưỡng 2000 - 2008 7
Ảnh hưởng của việc cải tạo giống: 8
Khả năng nâng cao năng suất và lợi nhuận 9
Sử DụNG “Hệ THốNG ĐựC GIốNG TạI XÔ: 11
CÁC GIốNG Cỏ VÀ CÂY Họ ĐậU NHIệT ĐớI MớI 12
Số liệu về năng suất cỏ 13
BÁO CÁO Về VấN Đề TậP HUấN CHO NÔNG DÂN Dự ÁN 15
Sử dụng nông dân nòng cốt là phương pháp khuyến nông trong dự án 15
Chương trình đào tạo cho dự án: 17
TÓM TắT BÁO CÁO Dự ÁN: 18

Kết luận: 18


Các chữ viết tắt
AI Thụ tinh nhân tạo
BCFRC
Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng
cỏ Ba Vì
Co Công ty
Demo Trình diễn
DM Vật chất khô
g Gram
Ha Hectare
Kg Kilogram
KjME Kilojoules Năng lượng Trao đổi
Ltd Hữu hạn
LWT Khối lượng sống
ME Năng lượng Trao đổi
PA /Nắm
ToT Tập huấn viên của tập huấn viên
W/S Hội thảo
WM Chất xanh (chất tươi)
Yr Năm


3
Khả năng phát triển chăn nuôi bò thịt ở Tỉnh Nghệ An
Giới thiệu

Dự án AusAID đã tiến hành đánh giá khả năng phát triển chăn nuôi bò thịt ở Nghệ

An và cũng đặt cơ sở cho việc mở rộng phát triển của ngành sản xuất này.

Tháng 2 năm 2007, nhiều cuộc hội thoại tay đôi và nhiều cuộc hội thảo với bà con
nông dân đã được tổ chức để đánh giá những khó khăn và trở ngại trong việc phát
triển chăn nuôi bò thịt trong vùng. Nh
ững vấn đề tồn tại chủ yếu được tổng kết như
sau:-
1. Thiếu đất để phát triển trang trại chăn nuôi bò
2. Diện tích đất đai chăn thả tự nhiên ngày càng giảm
3. Thiếu tiềm năng di truyền (Thiếu bò giống chất lượng cao)
4. Thiếu giống cây thức ăn gia súc, đặc biệt là các giống cỏ mới
5. Thiếu các loại thức ăn gia súc chất lượng cao vào mùa đ
ông.
Đội ngũ dự án trong 12 tháng qua đã chú trọng vào các vấn đề khó khăn cho
sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt này và thấy rằng các biện pháp kỹ thuật
tiên tiến có thể giúp bà con nông dân vượt qua được các rào cản này.
6. Thiếu vốn
7. Quan điểm truyền thống coi việc nuôi bò giống như là bỏ ống tiết kiệm mà
không coi việc nuôi bò là một hoạt động kinh doanh thương mại.
8. Thiếu cơ sở hạ tầng khuy
ến nông
9. Thiếu thị trường ổn định
10. Tồn tại nhiều rủi ro.

1. Quy mô sở hữu đất đai của nông dân:
Quy mô sở hữu đất đai của bà con nông dân trong vùng dao động từ 2,500m
2

30,000 m
2

. Phần lớn đất đai được sử dụng cho mục đích trồng trọt các loại hoa màu
hoặc cây thức ăn gia súc. Bò được nuôi để lấy sức kéo, được chăn thả và trong các
tháng mùa đông được cho ăn các loại phụ phẩm nông nghiệp dưới dạng khô. Số
lượng bò được nuôi trong hộ gia đình phụ thuộc vào khả năng sẵn có của đất đai
chăn thả, khả năng cung c
ấp thức ăn vào mùa đông, số lượng lao động trong gia
đình và thu nhập bằng tiền của gia đình.

Dự án nhận thấy rằng những hộ gia đình nông dân có khoảng 3,000 m
2
đất đai có
thể nuôi 5-6 bò thịt có hiệu quả miễn là họ có thể thu dụng được phụ phẩm từ các hộ
gia đình nông dân khác. Số bò này cao gấp đôi so với số lượng bò thường được
nuôi ở các hộ nông dân quy mô nhỏ không có khả năng tiếp cận tới các diện tích đất
chăn thả công cộng.
2. Diện tích đất chăn thả công cộng ngày càng giảm:
Việc sử dụng đất trồng theo hướng thâm canh, trồng rừng và trồng cho các mục
đích khác có ảnh hưởng đáng kể tới sự thu hẹp đất chăn thả tự nhiên. Đồng thời số
lượng nhân khẩu và hộ khẩu trong vùng ngày càng tăng lên cũng là một nguyên
nhân chủ yếu khác. Những nơi mà trước đây bà con nông dân có thể đưa gia súc
của họ tới chăn thả tự do thì ngày nay ngày càng thu hẹp lại và nông dân ngày càng
ph
ải dựa vào phương thức nuôi nhốt hay trồng các loại hoa màu đặc biệt để sử
dụng trong chăn nuôi gia súc của họ.


4
Trong một xã của vùng dự án trước đây có một hợp tác xã chăn nuôi 120 trâu bằng
cách chăn thả trên các diện tích đất công còn dư thừa. Hợp tác xã này đã phải giải
tán vào năm 2000 vì sự sụt giảm diện tích đất chăn thả công cộng do số đất này

được sử dụng để trồng các loại hoa màu khác nhau và trồng rừng.

Việc giới thiệu các kỹ thuật mới liên quan tới việc chế
biến và bảo quản các loại cây
cỏ dùng làm thức ăn gia súc sẽ giúp bà con nông dân thực hiện được phương thức
nuôi nhốt toàn bộ đàn gia súc của họ trong tương lai (Xem phần Lao động và phần
Sản xuất cây thức ăn gia súc).

3. Thiếu tiềm năng di truyền trong các giống bò thịt địa phương:
Nhiều yếu tố đã được kiểm soát cũng như sự sẵn có và sự chọn lọc cơ sở di truyền
bò thịt đã được bà con nông dân sử dụng. Yếu tố chủ yếu trong quá khứ là mức độ
dinh dưỡng cung cấp cho gia súc vào các tháng mùa đông rất thấp, điều này có
nghĩa là chỉ các gia súc có tầm vóc nhỏ bé mới có thể tồn tại qua vụ đông.

Ngày nay có nhiều nguồn gen mới
ở Việt nam, đó là các giống bò Brahman,
Droughtmaster, Simmental, Angus Đỏ và Sindhi. Tốc độ cải tiến các loại gen di
truyền cần phải đi song song với (1), các mức độ dinh dưỡng sẵn có; (2) khả năng
bò mẹ địa phương nhỏ bé có thêr đẻ ra bê con có tầm vóc to hơn thông thường; và
(3) bò mẹ địa phương có khả năng nuôi bê con được lấy giống từ bò đực giống mới.
Chương trình cải tiến đàn bò là một công việc mạo hi
ểm dài hạn. Dự án đã giới thiệu
bò đực giống Red Sindhi ở giai đoạn 1. Khi bê cái hậu bị lai giông Red Sindi trưởng
thành, sẽ có cơ hội để giới thiệu giống thứ ba, đó là Droughtmaster và Red Angus.
Một dự án nhỏ có thời gian kéo dài 3 năm chỉ có thể bắt đầu khởi động một chương
trình cải tiến giống và cần được sự hỗ trợ tiếp theo để đạt được hiệ
u quả.

4. Thiếu sự lựa chọn các giống cỏ chất lượng cao:
Bà con nông dân chăn nuôi bò theo kiểu truyền thống hầu như không có kiến thức

về cân bằng dinh dưỡng hay nhu cầu cần được cung cấp các khẩu phần ăn có hàm
lượng protein cao một cách ổn định cho gia súc. Trong vùng dự án, rơm lúa, thân
cây ngô khô, bột ngô, ngọn mía và lá chuối là khẩu phần chính cho bò vào mùa đông.

Các kỹ thuật mới đã làm thay đổi hoàn toàn điều đó và giờ đây nông dân đã có thể
lựa chọn các loại cây thức ăn khác nhau nh
ư:

Giống cỏ Năng suất cao có thể đạt
được
Sản lượng ước tính
hàng năm
Cỏ voi 80,000 kg chất xanh/ha 50,000 kg DM/Năm
Mulatto II 42,000 kg chất xanh/ha 40,000 kg DM/Năm
Paspalum 48,000 kg chất xanh/ha 42,000 kg DM/Năm
Thân cây ngô (3 vụ/năm) 30,000 kg chất xanh/ha 35,000 kg DM/Năm
Cao lương Chưa biết
DM = chất khô

Những giống cỏ mới này đang làm nên cuộc cách mạng trong chăn nuôi bò ở các
vùng nhiệt đới trên thế giới. Lĩnh vực liên quan lớn nhất hiện nay là huấn luyện bà
con nông dân quản lý được việc trồng các loại cỏ này và tối đa hoá chất lượng cỏ
cũng như việc sử dụng làm thức ăn gia súc trong mùa mưa và chế biến bảo quản
cho gia súc vào mùa khô; bao gồm cả việc giúp cho bà con nông dân hiể
u rằng việc

5
tối đa hoá năng suất chất xanh không cung cấp cho gia súc khẩu phần ăn có chất
lượng cao.


5. Thiếu thức ăn dự trữ chất lượng cao cho mùa đông:
Phương pháp bảo quản cây thức ăn và phụ phẩm nông nghiệp truyền thống trước
đây bà con vùng dự án thường sử dụng đó là phơi khô rơm lúa và cây ngô. Cỏ khô
làm từ các loại cỏ dại cũng là một nguồn thức ăn chính cho gia súc. Chất lượng của
các loại thức ăn này rất thấp, thậm chí cung cấp ít chất dinh dưỡng cho gia súc hơn
các nguồn thức ăn xơ thô khác.

Dự án đ
ã giới thiệu kỹ thuật ủ cỏ tươi cho bà con nông dân. sự tiếp thu và áp dụng
kỹ thuật mới này trong số bà con tham gia dự án khác nhau, tuy vậy, những nông
dân tích cực nhất đã có được nhiều lợi ích lớn. Các loại hỗn hợp cỏ ủ chua tốt nhất
đó là:
1. Cỏ voi 70% lá sắn 30%
2. Thân cây ngô 60% lá và ngọn sắn 40%
3. Ngọn mía 70% lá và ngọn sắn 30%
4. Cỏ voi với các chất phụ gia

Toàn bộ 4 công thức nêu trên đều nâng cao hàm l
ượng dinh dưỡng của cỏ được dự
trữ cao hơn so với bất cứ phương pháp truyền thống nào. Các biện pháp bảo quản
và dự trữ thức ăn này cũng làm giảm tỷ lệ xơ thô và nâng cao lượng thu nhận thức
ăn. Giá thành của cả 4 loại thức ăn đều thấp (chỉ khoảng 500 đến 600 đồng/kg chất
khô).

6. Thiếu vốn:
Thiếu vốn và thu nhập từ chăn nuôi bò thịt thấp đã và vẫn là một cản trở chính cho
việc phát triển ngành chăn nuôi này.

Trong tương lai sắp tới, một thị trường ổn định và niềm tin vào các kỹ thuật mới sẽ
thay đổi sự sẵn sàng đáp ứng về vốn. Hiện nay các nông dân đều báo cáo rằng họ

thu được 1,5 đến 3 triệu đồng lợi nhuận từ mỗi bò mẹ
sinh sản sau khi đã trừ bỏ các
chi phí về thức ăn và công lao động.

7. Sự sở hữu bò thịt:
Nông dân vùng dự án có cách tiếp cận với hệ thống chăn nuôi bò thịt rất khác so với
kiểu chăn nuôi thương mại của phương tây. Nông dân Việt Nam coi việc nuôi bò
giống như việc “bỏ ống tiết kiệm” và là một phương pháp để tiết kiệm tiền dành cho
việc sử dụng vào các việc lớn trong gia đình như việc cưới hỏi, ma chay hay đầu tư
vào các việc khác.

Các ví dụ mà dự án cập nhậ
t được cho đến nay là:
(1). Bán khoảng 60% tổng đàn bò để xây một ngôi nhà mới
(2). Bán 40% tổng đàn bò để xây dựng một cửa hàng nhỏ
(3). Bán 50% số bò đang có để đầu tư xây dựng một trạm bán xăng
(4). Bán 50% số bò đang nuôi để tổ chức đám cưới cho con
(5). Bán 100% số bò đang có để cho con trai mua xe tải đi chở hàng thuê và để
chữa bệnh cho người bố, lao động chính trong gia đình, đã già cả ốm y
ếu.


6
Tám trong số 9 hộ gia đình nông dân cơ bản của dự án đều muốn tiếp tuch chăn
nuôi bò thịt và tăng số lượng bò trong đàn trong thời gian tới. Tất cả đều tự tin sẽ
tiếp tục phát triển chăn nuôi bò và đều nhận được sự ủng hộ tích cực từ lãnh đạo
của các xã.

8. Thiếu hạ tầng cơ sở khuyến nông:
Huyện Nghĩa Đàn thiếu các cán bộ khuyến nông có trình độ cao trong chuyên ngành

chăn nuôi gia súc. Chỉ có một Trạm khuyến nông ở Thị trấn Thái Hoà nằm cách xa
trung tâm vùng dự án 20km, trong khi đó, trạm khuyến nông này chỉ có thể cung cấp
dịch vụ hỗ trợ cho số bà con nông dân chăn nuôi trong phạm vi xung quanh thị trấn
và ít hỗ trợ cho nông dân ở vùng dự án. Tuy vậy trong mỗi xã đều có lãnh đạo của
Hội nông dân nhưng họ tập trung chủ yếu vào các lĩ
nh vực trồng trọt bà chính sách,
họ không có hiểu biết sâu về lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò thịt.

Lãnh đạo của các xã đều ủng hộ tích cực cho dự án nhưng họ đều không phải là các
kỹ thuật viên chăn nuôi có trình độ tay nghề. Hiện nay hoạt động khuyến nông tích
cực nhất được thực hiện bởi các nông dân nòng cốt của dự án và các thành viên
của đội ngũ dự án.
Ở vùng dự án không có nhiều cán bộ khuyến nông có thể trở
thành huấn luyện viên cho các người đi tập huấn ( các TOT). Đây là nhược điểm lớn
nhất của dự án. Dự án chỉ đào tạo được 4 cán bộ kỹ thuật làm huấn luyện viên cho
người đi tập huấn, đó là ông Toản, ông Lý, ông Dương và ông Lưu.

9. Thiếu thị trường ổn định:
Thị trường bò thịt trong vùng vẫn còn kém phát triển dẫn tới việc toàn bộ nông dân
trong vùng đều bán gia súc của họ cho một lò giết mổ nhỏ tại địa phương hoặc bán
cho thương lái. Ít bò được nuôi tới khi đạt khối lượng giết mổ trưởng thành. Phần
lớn nông dân bán bê khi chúng đạt tới khối lượng khoảng 100-180kg. Trong vùng dự
án không có hộ nông dân nào nuôi vỗ béo bò chuyên nghiệp và nuôi bò khi đạt tới
khối lượng trưởng thành chất lượng cao.

Rõ ràng, tại vùng dự án có cơ hội rất lớn để thành lập các hợp tác xã để cải thiện
thu nhập cho bà con nông dân địa phương trong hệ thống cung cấp chăn nuôi bò thịt.
Dự án đang xem xét hệ thống cung cấp và khả năng thành lập hợp tác xã cho bà
con nông dân chăn nuôi bò thịt.
10. Rủi ro vì bệnh tật:

Trong vùng dự án, dịch bệnh “lở mồm long móng” là bệnh cần đề phòng nhất có
mức độ rủi ro cao. Hàng năm cán bộ kỹ thuật của Trạm thú y huyện có tiến hành
tiêm vắc xin, tuy vậy, có một số xã vùng sâu vùng xa công tác tiêm phòng chưa
được chú trọng đôi khi còn bị làm ngơ, điều này gây mất ổn định cho thị trường.
Các bệnh khác cũng là những vấn đề cần lưu ý, bao gồm:
¾ Nhiệt thán
¾ Lao
¾
Xảy thai truyền nhiễm
¾ Nhiễm độc máu
¾ Bệnh Lepto
¾ Sán lá gan
¾ Nội ký sinh trùng
¾ Ngoại ký sinh trùng
¾ Stress nhiệt

7
Dự đoán những thay đổi trong hệ thống chăn nuôi bò thịt
Thay đổi về mức độ dinh dưỡng 2000 - 2008

Dự án đã tiến hành đánh giá giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần thức ăn xơ thô
khác nhau trong năm thứ hai của dự án. Bà con nông dân được yêu cầu nêu lên một
khẩu phần ăn đặc trưng cho một bò cái sinh sản (không tiết sữa). Mỗi nông dân đã
được đề nghị đưa ra một khẩu phần tiêu biểu vào các giai đoạn trước 2000, trước
khi có dự án (2005) và sau khi có dự án (từ đầu mùa đông đến cu
ối mùa đông) năm
2008.
Đơn vị thức ăn được cung cấp là kg chất xanh/bò/ngày. Các khẩu phần từ mỗi hộ
nông dân cung cấp được đặt vào trong một kiểu mẫu phân tích dinh dưỡng (xem
phụ lục 1) để đánh giá số kg chất khô (DM), số gram protein, Năng lượng trao đổi

(KJ), số gram xơ thô. Phương trình phân tích đã lấy các giá trị được đánh giá từ các
bảng phân tích thức ăn tiêu chuẩn. Bảng 1 so sánh các kết quả và tỷ
lệ phần trăm
của các sự thay đổi trong các giai đoạn trước năm 2000, trước khi có dự án (2005)
và sau khi có dự án (2008). Các số liệu khẩu phần ăn vào giai đoạn sau khi có dự án
so sánh các mức độ dinh dưỡng vào đầu mùa đông và cuối mùa đông (mùa khô).

Bảng 1.
Đánh giá mức độ dinh dưỡng cung cấp cho bò cái giống
( Khối lượng 280kg)

Khẩu phần mùa đông
Kg chất
xanh/ngày
Kg
DM/ngày
Thu
nhận
Protein
Năng
lượng
TĐ (KJ)
Xơ thô
(g/day)
Khẩu phần truyền thống trước
năm 2000 12.7 3.5 448 33 912
Khẩu phần truyền thống trước
dự án 14.7 4.5 581 43 1236
Khẩu phần sau khi có dự án
đầu mùa đông 23.6 4.7 895 47 852

Khẩu phần sau khi có dự án
cuối mùa đông
20.2 4.4 823 47 934
% thay đổi so với trước 2000

Khẩu phần truyền thống trước
khi có dự án (2005) 16% 28% 30% 27% 36%
Khẩu phần đầu mùa đông sau
khi có dự án (2008)
85% 33% 100% 41% -7%
Khẩu phần cuối mùa đông sau
khi có dự án (2008) 59% 26% 84% 41% 2%

% thay đổi so với trước khi
có dự án (2005)

Khẩu phần đầu mùa đông sau
khi có dự án 60% 4% 54% 11% -31%
Khẩu phần cuối mùa đông sau
khi có dự án 37% -1% 42% 11% -24%

Phương trình phân tích cho thấy rằng có một số sự thay đổi so với khẩu phần truyền
thống giai đoạn trước năm 2000 và trước khi dự án bắt đầu 2005; sự thay đổi này
rất có ý nghĩa. Tuy vậy, cũng có sự thay đổi đáng kể giữa giai đoạn trước khi có dự
án và sau khi có dự án. Thay đổi quan trọng nhất là lượng protein thu nhận tăng lên
và lượng xơ thô thu nhận giảm xuống. Sự
thay đổi này đã dẫn tới khả năng tăng
trọng hàng ngày đạt khá cao, những nông dân tham gia dự án tốt nhất có đàn bò đạt

8

khả năng tăng trọng hàng ngày tới 680 gam/ngày, cao gấp đôi so với tốc độ tăng
trọng thông thường của đàn bò nuôi theo phương pháp truyền thống.

Sự thay đổi về khẩu phần dinh dưỡng cung cấp cho bò thịt là cần thiết để không
những góp phần đạt được tốc độ tăng trọng và năng suất cao mà còn nâng cao khối
lượng và tầm vóc của bò thịt trưởng thành trong tương lai tớ
i.

Ảnh hưởng của việc cải tạo giống:
Chương trình cải tiến giống được thực hiện trước và sau khi có dự án có ý nghĩa
rằng khối lượng bò cái tơ trưởng thành sẽ có khả năng đạt tới 300kg – 400kg trong
giai đoạn 20 năm tới. Khối lượng bò tăng lên này sẽ dẫn tới kết quả là nhu cầu thức
ăn chăn nuôi sẽ tăng lên khoảng 32% (Xem bảng 2).

Bảng 2.
Ước tính sự thay đổi về khối lượng của đàn bò thịt Việt Nam
trong 20 năm tới (Đơn vị: kg)
Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 2025 % Thay đổi
Khối lượng bò cái trưởng thành 295 330 354 378 405 37%
Nhu cầu NLTĐ cho duy trì (KJ) 40 44 46 48 50 24%
Năng lượng trao đổi (NLTĐ) trung bình 10.2 10.4 10.6 10.8 11.0 8%
Năng suất sữa cao nhất 11 12 13 14 15 37%
Nhu cầu NLTĐ cho sản xuất sữa (KJ) 55 61 65 70 75 37%
Tổng số nhu cầu NLTĐ (KJ) 95 105 111 118 125 32%

Bảng 2 cho thấy khả năng tăng lên về khối lượng của bò cái trưởng thành trong
vòng 20 năm tới do hiệu quả của chương trình cải tiến giống và sự thay đổi của chế
độ dinh dưỡng cung cấp cho gia súc. Mẫu phân tích giả thiết rằng sự tăng lên về
năng lượng trao đổi trong thức ăn cung cấp cho gia súc và sự cải tạo giống sẽ làm
năng suất sữa của bò sinh s

ản tăng lên. Đây là điều rất quan trọng vì những sự thay
đổi này sẽ làm tăng thêm hiệu quả của ngành sản xuất. Sự thay đổi về giống và dinh
dưỡng nói trên sẽ kéo theo sự tăng lên của tốc độ tăng trưởng của bê con và sự
tăng lên của nhu cầu năng lượng trao đổi.

Bảng 3.
Ước tính sự thay đổi của khối lượng bê con 6 tháng tuổi

Chỉ tiêu 2005 2010 2015 2020 2025 % Thay đổi
Khối lượng bê 6 tháng tuổi (kg) 70 90 120 125 130 86%
Tăng trọng trung bình hàng ngày (kg/ngày) 0.30 0.41 0.58 0.61 0.63 111%
Nhu cầu NLTĐ cho duy trì (KJ) 13 16 20 20 21 57%
Năng lượng trao đổi trung bình (KJ) 10.2 10.4 10.6 10.8 11.0 8%
Nhu cầu NLTĐ cho tăng trưởng (KJ) 10 14 19 20 21 111%
Tổng số nhu cầu NLTĐ (KJ) 33 40 50 51 53 58%

Bảng 3 cho thấy khả năng thay đổi về khối lượng của bê con 6 tháng tuổi trong vòng
20 năm tới và cùng với chỉ tiêu này là nhu cầu năng lượng trao đổi. Yêu cầu cung
cấp năng lượng trao đổi cần tăng lên 58% để đạt được sự thay đổi này. Ngược lại
cũng cần thấy rằng sự thay đổi sẽ góp phần làm tăng năng suất và hiệu quả chăn
nuôi từ đ
ó làm tăng lợi nhuận và thu nhập cho nông dân.

Bảng 4
2005 2010 2015 2020 2025 % thay đổi
Thời gian và thức ăn cần thiết để sản xuất bò thương phẩm 280 kg
Số tuần cần thiết đạt 280 kg 13397696663 -53%

9
Nhu cầu NLTĐ (KJ) 31189 27247 24006 23654 23327 -25%

Nhu cầu thức ăn cho 1 bò mẹ + 1 bê con/năm
Nhu cầu NLTĐ/năm (KJ) 46900 52948 58734 61776 64965 39%
Khối lượng sản xuất (kg/năm) 130 170 231 241 251 94%
Hiệu quả
Gram tăng trọng /KJ NLTĐ 2.7612 3.2117 3.9311 3.9017 3.8662 40%

Bảng 4 thể hiện hiệu quả bằng hai cách; trước hết là số tuần cần thiết để đạt được
bò thương phẩm có khối lượng 280kg và thứ hai là số gam tăng trọng so với số
NLTĐ cần thiết để đạt được sự tăng trọng đó. Mẫu phân tích dự đoán số tuần cần
thiết để đạt được mục tiêu giảm 53% và hiệu qu
ả chăn nuôi đo bằng số gam tăng
trọng so với nhu cầu NLTĐ tính bằng KJ tăng lên 40%.

Những mẫu phân tích này chỉ là ước tính cho sự thay đổi; nhưng giúp làm nổi bật
một số vấn đề mà nông dân cần phải vượt qua trong giai đoạn này, cũng như tầm
quan trọng của việc cải thiện chế độ dinh dưỡng cân bằng cần cung cấp cho gia súc,
nếu bà con nông dân Nghệ An cần phải
đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về chăn
nuôi bò thịt.

Vấn đề lớn cần đặt ra là làm thế nào để những thay đổi này trở thành nguồn tăng lợi
nhuận từ đó tăng thu nhập cho nông dân địa phương.

Khả năng nâng cao năng suất và lợi nhuận
Việc ước tính giá thức ăn và hiệu quả chăn nuôi về khía cạnh lợi nhuận là rất khó
khăn vì bà con nông dân không tính toán giá trị thời gian lao động của họ và phần
lớn các loại cây thức ăn gia súc có trong khẩu phần ăn được trồng tại nhà. Một bài
học nữa là sự khác nhau về giá trị của bột ngô (thức ăn tinh) về số lượng và năng
lượng trao đổi so với giá thành của phụ ph
ẩm hay cỏ ủ si-lô (230 đồng/kg ME so với

130 đồng/kg ME).

Ở 3 xã dự án, theo ước tính, có 4270 hec-ta đất trồng trọt trong đó có 660ha trồng
ngô, 413 ha trồng sắn là các nguồn phụ phẩm chính. Cỏ voi và các giống cỏ nhiệt
đới khác đều có khả năng cung cấp năng suất chất xanh rất cao (Xem bảng V). Việc
kết hợp các giống cỏ mới và dự trữ các loại phị phẩm tạo cho những hộ nông dân có
quy mô nhỏ (có 5,000m
2
đất) khả năng phát triển đàn bò từ quy mô 2-3 con lên tới 6-
8 con với các mức cung cấp dinh dưỡng sau khi có dự án cao hơn 30-50% và tốc độ
tăng trưởng nhanh hơn 50-100% so với trước đây.
.
Bảng V.
Dữ liệu cơ sở cho vùng dự án
Chỉ tiêu
Nghĩa
Sơn
Nghĩa
Lâm
Nghĩa
Yên
Tổng
Đất trồng trột (ha) 1177 1808 1283 4268
Số hộ gia đình 880 1560 1178 3618

Số nhân khẩu 3980 7558 5786 17324
Số lao động 1405 1605 2000 5010
Diện tích đất trồng/hộ GĐ (ha) 1.3 1.2 1.1 1.2
Lao động/hộ GĐ 1.6 1.0 1.7 1.4
Số hộ gia đình nuôi trâu, bò 400 774 863 2037

Tổng số đầu bò thịt 332 720 503 1555

10
Tổng số trâu 725 1602 1595 3922
0
Diện tích trồng ngô (ha) 205 250 205 660
Diện tích trồng sắn (ha) N/A 108 305 413
Diện tích trồng mía (ha) 89 459 880 1428
Diện tích trồng cam (ha) 264 94 41 399
Diện tích trồng hoa màu khác (ha) 437 357 345 1139
Diện tích trồng cỏ (ha) 16 N/A 1.5 17.5
Diện tích trồng rừng (ha) 376 497 886 1759

Việc kết hợp các loại kỹ thuật khác nhau có khả năng làm tăng năng suất trong các
hộ gia đình nông dân lên tới 100% đến 200% mà không làm tăng giá thành sản xuất
các loại cây thức ăn gia súc; tức là từ 1555 tới trên 3000 con bò. Một đánh giá kinh
tế sâu hơn sẽ được thực hiện khi kết thúc dự án, tuy vậy, các chỉ tiêu ban đầu đã
cho thấy rằng chăn nuôi bò thịt ở vùng dự án là có lợi.

11

Sử dụng “hệ thống đực giống tại xã”:
Ba bò đực lai Sin và Brahman (75% Brahman và 25% lai Sin) đã được ông Toản,
điều phối viên dự án, chuyển tới vùng dự án vào ngày 7 tháng Sáu năm 2008.
Chúng có tuổi và khối lượng tương đương nhau (19 đến 20 tháng tuổi); (cân nặng
340 đến 350 kg), và màu sắc khá giống nhau (nâu đỏ) (xem ảnh bên dưới). Tất cả
ba bò đực này đều có thể trạng ngoại hình rất tốt. Nông dân của dự án được phép
đưa bò cái của họ tới phối giống miễn phí với số bò đực giố
ng nói trên, trong khi đó
nông dân ngoài dự án phải trả 50,000 đồng cho mỗi lần đưa bò tới phối giống thành

công (so với 70,000 đồng là giá phổ biến cho dịch vụ này hiện nay ở trong vùng và ở
thị trấn Thái Hòa). Ông Toản đã cung cấp cho ba hộ nông dân nhận nuôi bò đực
giống sổ sách ghi chép và tài liệu hướng dẫn cách nuôi bao gồm các hướng dẫn về
cách cho ăn và thức ăn trên cơ sở cỏ tươi (hay cỏ khô) hoặc kết hợ
p cả hai loại cỏ
và các công thức phối trộn thức ăn tinh. Cho tới 25 Tháng Sáu, số bò trên đã phối
giông cho một số bò cái địa phương; ví dụ bò do gia đình ông Hiệp nhận nuôi đã
phối giống được cho 2 bò cái. Trong một chuyến đi thăm nông dân ngoài dự án ở
gần thị trấn Thái Hòa, cách xa Công ty 19/5 12 km, chúng tôi đã gặp một gia đình
nông dân nuôi một bò đực giống Red Sindi mà có thể phối giống cho 45 bò cái địa
phương trong một tháng.





1. Đực giống ở Nghĩa Sơn (gia đình
ông Hiệp)
2. Đực giống nuôi ở gia đình ông Minh
3. Đực giống ở Nghĩa Yên (gia đình
ông Tứ)

Dự án đã cung cấp cho vùng dự án tinh bò giống và các dụng cụ thụ tinh nhân tạo
năm 2007. Dự án đã thuê một dẫn tinh viên có nhiều kinh nghiệm để huấn luyện một
dẫn tinh viên khác trong vùng và bố trie một khoá tập huấn 30 ngày cho người dẫn
tinh viên này. Trong thời gian người dẫn tinh viên có kinh nghiệm làm việc tại vùng
dự án, công tác thụ tinh nhân tạo đã thành công nhưng cũng chỉ truyền giống nhân
tạo cho một số lượng bò rất h
ạn chế của nông dân dự án. Hệ thống thụ tinh nhân
tạo cho bò sụp đổ sau 3 tháng khi người dẫn tinh viên có kinh nghiệm này rời khỏi

3
2
1

12
vùng dự án vì lý do riêng khi mà vùng dự án lúc đó chưa có sự ủng hộ tích cực và
thiếu cơ sở hạ tầng cho công tác truyền giông nhân tạo Không có trại bò giống
mạnh mẽ và sự ủng hộ tích cực, việc sử dụng dịch vụ thụ tinh nhân tạo rất bị hạn
chế.

Dự án chuyển đổi sang phương pháp sử dụng “đực giống nuôi tại xã”, mua 3 đực
giồng lai Red Sindi và ký hợ
p đồng với một số nông dân ngay tại các xã dự án để họ
nuôi, chăm sóc và làm dịch vụ phối giống cho bò cái địa phương. Phương pháp này
đã thành công với gần 50 bò cái địa phương đã được phối trực tiếp trong vòng 4
tháng kể từ khi đực giống được đưa về địa phương. Bà con nông dân trở nên ngày
càng tin tưởng vào hệ thống và ngày càng có nhiều nông dân đưa bò của họ tới phối
giống trực tiếp t
ừ những bò đực giống của dự án. Tỷ lệ bò phối giống có chửa đạt
trên 95%; vào mùa khô tỷ lệ bò phối có chửa giảm thấp hơn mùa mưa vì hàm lượng
dinh dưỡng trong thức ăn giảm. Khi bò hậu bị lai Red Sindi được sử dụng trong hệ
thống, phương pháp lai 3 máu sử dụng các giống Red Angus, Droughtmaster, và
Brahman rất dễ trở thành hiện thực.

Khả năng ổn định của phương pháp “đự
c giống nuôi tại xã” phụ thuộc vào việc các
“chủ bò” có thể tiếp cận được các nguồn gen chất lượng cao hay không. Đồng thời
phụ thuộc vào việc họ có thu nhập từ dịch vụ và có lợi hay không. Chương trình thụ
tinh nhân tạo ngắn hạn hy vọng sản xuất được một số bê đực có giá trị cao có thể
dùng làm bò đực giống tại địa phương. Người ta đang lập kế hoạch thành l

ập một
trạm bò giống trong vùng vào năm 2009 mà hy vọng rằng nó cho phép bò đực giống
tốt trở nên sẵn có trong tương lai và hỗ trợ cho dịch vụ thụ tinh nhân tạo áp dụng
phương pháp lai ba máu.

Các giống cỏ và cây họ đậu nhiệt đới mới
Kể từ khi trồng thử nghiệm lần đầu tiên các giống cỏ nhiệt đới mới (Mulato II,
paspalum Ubon và Stylo Ubon) nhập khẩu từ Thái Lan đến nay đã được gần 12
tháng. Tất cả các giống cỏ mới đều đã được trồng vào tháng Tư và tháng Năm năm
2008 ở các trang trại của bà con nông dân d]j án ở các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lâm và
Nghĩa Yên với số hạt giống được mua tại Thái Lan vào tháng Ba năm 2008. Cùng
thời gian này, mộ
t chuyến tham quan Thái Lan đã được tổ chức cho một số cán bộ
khuyến nông và nông dân nòng cốt của dự án. Năm 2007 các thí nghiệm quy mô
nhỏ trồng các giống cỏ nói trên đã được thực hiện cho kết quả tốt là các thảm cỏ đã
được tạo lập.
Chất lượng tốt của hạt giống cũng như tốc độ nảy mầm, sinh trưởng và tạo
thảm nhanh của các giống c
ỏ mới đã tạo ấn tượng rất tốt cho bà con nông dân tham
gia dự án. Nhận xét chi tiết của bà con nông dân được báo cáo ở phụ lục 2.


13




1 Cỏ Mulato II tám tuần tuổi được thu cắt luân phiên ở vườn nhà ông Hà.
2. Cỏ Mulato II 6 tuần tuổi được trồng xen giữa các hàng cao su của Cty 19/5
3. Cỏ Mulato II (phải) và stylo Ubon (trái) được trồng ở vườn nhà ông Tứ

4. Cỏ Mulato II 90 ngày tuổi trồng ở nhà ông Tràn Xuân Thuỷ (xã Nghĩa Yên).



Cỏ paspalum Ubon được cấy sau khi hạt được gieo tại vườn ươm của Cty 4 đến 6
tuần.

Số liệu về năng suất cỏ
Số liệu về năng suất các giống cỏ mới được trồng ở vùng dự án được thu thập
thường xuyên. Tháng 9 năm 2008, bốn vị trí khác nhau trồng các giống cỏ mới được
thu cắt để tính năng suất chất xanh khi cỏ được 25 đến 35 ngày tuổi. Năng suất đã
được tính toán và bảng 6 dưới đây đã cho thấy năng suất rất cao dao động trong
khoảng 5 đến 12,5 tấn chấ
t khô trong giai đoạn đã được hiệu chỉnh là 30 ngày tuổi.


14
Bảng VI. Năng suất của cỏ ở vùng dự án vào mùa mưa ở Việt nam (Tháng 9)

Kg chất
NS chất
xanh Tỷ lệ NS chất khô
xanh/m
2

Ngày
tuổi kg/ha/day DM%
kg/DM 30
ngày
Cỏ voi 8.1 35 2314 18% 12500

ổiC Paspalum 4.1 25 1640 16% 7870
Cỏ Mulato II (vị trí1) 2.8 25 1120 15% 5040
Cỏ Mulato II (vị trí2) 4.2 31 1355 15% 6100
Số liệu được T Harvey thu thập ngày24/9


Năng suất cỏ Mulato II có nhiều hứa hẹn dao động từ 1200 kg DM/tháng vào tháng 2
tới 6000 kg DM/tháng vào tháng 9 (xem đồ thị dưới đây)


NS Mulato II ơ Vietnam (KgDM/cat/thang)
0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

2
3
4

5
6 7

8
9
10
11
12
1

Thang
Kg
DM
/
th
an
g

Kg DM


15
Báo cáo về vấn đề tập huấn cho nông dân dự án


Nông dân dự án tham gia tập huấn ở Ubon Ratchathani – Thailand


Từ tháng 3 năm 2007, chương trình tập huấn dựa trên cơ sở các chuyến đi thực tế
đã được tổ chức như một phần hoạt động của dự án. Đào tạo tập huấn được chia

thành 5 loại: hội thảo, tập huấn đầu bờ, thử nghiệm trình diễn, huấn luyện chuyên
ngành và thực tập ở n
ước ngoài. 33 hoạt động đào tạo tập huấn đã được thực hiện
trong 18 tháng qua. 356 người đã được tham gia các khoá tập huấn trong đó có 209
nông dân và 136 cán bộ kỹ thuật với tổng số giờ đào tạo tập huấn là 471 giờ.

Các hoạt động tập huấn được tiến hành ở các xã dự án cũng như tại Trung tâm
Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba vì. Một trong những điểm nổi b
ật nhất của hoạt động
tập huấn là đợt tập huấn kéo dài 5 ngày tại trường Đại học Ubon Ratchathani ở Thái
Lan. Đợt tập huấn đã được Tiến sỹ Michael Hare tổ chức và hướng dẫn. Khoá tập
huấn tập trung vào việc sử dụng các giống cỏ nhiệt đới, chăn nuôi gia súc và sản
xuất hạt giống cỏ.

Sử dụng nông dân nòng cốt là phương pháp khuyến nông trong dự án
Nghĩa Đàn là huyện rất rộng và khu vực dự án là khu vực ít nhận được sự hỗ trợ về
lĩnh vực chăn nuôi. Một huyện mới đang được thành lập, huyện này bao gồm vùng
dự án; tuy vậy điều này ít có ảnh hưởng tới hoạt động của dự án trong nhiều năm tới.

Một trong những điểm yếu của dự án là việc thiếu các cán b
ộ kỹ thuật (giáo viên) để
nhân rộng kỹ thuật của dự án xung quanh huyện. Việc sử dụng các nông dân nòng
cốt và các khu vực trình diễn cũng như các cán bộ kỹ thuật của hội nông dân đã
được thực hiện có hiệu quả nhưng việc kết nối liên lạc vẫn còn hạn chế.

Trong số 9 nông dân nòng cốt của dự án, có 3 người đã tiếp thu và thực hiện rất tốt
các k
ỹ thuật của dự án, chấp nhận các thay đổi và thử thách; bốn người tiếp nhận
các kỹ thuật chậm hơn, một người không tích cực thực hiện và một người đã rút
khỏi dự án vì sức khoẻ yếu.



16
Công ty 19/5 thiếu cơ cấu hoặc thiếu kỹ năng cơ bản để có thể phát triển một trang
trại kiểu mẫu. Đây là điều đáng thất vọng vì người ta đã từng hy vọng rằng công ty
19/5 sẽ cung cấp cho huyện một trang trại kiểu mẫu lớn cũng như cung cấp các con
giống trong tương lai. Công ty đang phát triển một số kỹ năng chăn nuôi và đã phát
tri
ển được một đàn 34 con bò sữa, trong đó có 16 con bò đang vắt sữa. Trình độ
quản lý đang được cải thiện và người ta vẫn có thể hy vọng rằng công ty sẽ thực
hiện được nhiều loại kỹ thuật mới.

Các nông dân nòng cốt đã tham gia rất tích cực trong các hoạt động tập huấn cùng
các nông dân địa phương, đặc biệt trong các hoạt động của dự án như ủ cỏ, gieo
trồng và thu hoạch các giống cỏ mới. Các nông dân nòng cốt đã được dự án cung
cấp máy băm cỏ, bể ủ cỏ, các giống cỏ mới, số tai để gắn cho bò của họ, và thước
đo vòng ngực bò để ghi lại sự tăng trọng của bò. Năm tới sáu nông dân nòng cốt
thường xuyên tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong các hội thảo được dự án tổ
chức trong phạm vi huyện. Điề
u này trở thành một trong các khía cạnh tốt đẹp nhất
của chương trình vì nông dân của dự án. Năm nông dân nòng cốt đã được chọn để
đi thực tế ở Thái Lan tháng Tư năm 2008. Đây là hoạt động rất có hiệu quả và
khuyến khích các nông dân vùng dự án và thể hiện nhiều cơ hội phát triển ngành
chăn nuôi bò thịt.

Nhiều kỹ thuật trong số các kỹ thuật được giới thiệu là hoàn toàn mớ
i đối với bà con
trong vùng và đây là điều rất quan trọng để thử nghiệm các kỹ thuật và đảm bảo
chắc chắn rằng các kỹ thuật mới là công hiệu và thích hợp.


Cỏ Mullato II và cỏ Paspalum Ubon chưa bao giờ được trồng ở Việt Nam cho tới khi
dự án bắt đầu. Việc trồng cỏ voi thâm canh để làm thức ăn gia súc cũng mới chỉ bắt
đầu. Việc ủ cỏ
chưa bao giờ được thực hiện trong ba xã của dự án. Việc lai tạo
giống bò cũng là việc làm mới và nông dân
hầu như chưa có hiểu biết gì về cân bằng dinh
dưỡng.

Dự án (thông qua các nông dân tham gia dự
án) giờ đây đang tạo nên các ví dụ thể hiện
hiệu quả của một số các kỹ thuật cơ bản rất
quan trọng đó là làm cỏ ủ từ các phụ phẩ
m,
các giống cỏ mới, lai tạo giống và nâng cao
tốc độ sinh trường cho bò. Những ví dụ này
giờ đây đang bắt đầu được chấp nhận và thực
hiện rộng rãi hơn.


Vào tháng Tư năm 2009, dự án sẽ tổ chức 4
cuộc hội thảo lớn với sự tham gia của khoảng
300 nông dân mới trong địa bàn huyện. Mục
đích nhằm đạt được là đến tháng 6 nă
m 2009,
có 100 nông dân thường xuyên sử dụng và
trồng các giống cỏ mới. Hiện nay có 20 nông
dân đang thường xuyên ủ cỏ từ cỏ trồng và
các phụ phẩm với khoảng 100 nông dân đang
sử dụng các bò đực Sindhi giống mà dự án
cung cấp. Tiến bộ này đang tạo nền móng

cho sự thay đổi.


17
Chương trình đào tạo cho dự án:
Ngay thang
Đ
ia Điem LoaI Nguoi gioi thieu Chu đe So nguoi tham gia Nong dan CB ky thuat Thoi han Ngay tap huan
12/03/00 Cty 19/5 Dau bo Harvey/Rolston Dinh duong, u co 38 30 8 4 19
05/03/07 Cty 19/5 Hoi thao Tim Harvey Quan ly trang traI 14 14 4 7
12/07/07 Cty 19/5 Trinh dien Phil Rolston Thanh lap dong co 5 5 4 2.5
13/07/07 Cty 19/5 Hoi thao Phil Rolston Muc tieu du an 20 15 5 4 10
17/07/07 Nghia Son Trinh dien Tim Harvey U chua 8 6 2 2 2
17/07/07 Nghia Son Trinh dien Tim Harvey U chua 8 7 1 2 2
17/07/07 Nghia Son Trinh dien Tim Harvey U chua 9 6 3 2 2.25
18/07/07 Nghia Lam Trinh dien Tim Harvey U chua 5 4 1 2 1.25
18/07/07 Nghia Lam Trinh dien Tim Harvey U chua 9 6 3 2 2.25
18/07/07 Nghia Lam Trinh dien Tim Harvey U chua 8 6 2 2 2
19/07/07 Nghia Yen Trinh dien Tim Harvey U chua 4 3 1 2 1
19/07/07 Nghia Yen Trinh dien Tim Harvey U chua 7 6 1 2 1.75
19/07/07 Nghia Yen Trinh dien Tim Harvey U chua 8 7 1 2 2
18/09/07 Cty 19/5 Hoi thao Michael Hare Dong co nhiet doi 8 5 3 4 4
20/09/07 Cty 19/5 Trinh dien Michael Hare Quan ly vuon uom 10 10 4 5
22/09/07 Nghia Son Trinh dien Tim Harvey U chua 12 10 2 2 3
24/09/07 Cty 19/5 Hoi thao Averill Ramsey-Ev
a
Quan ly du lieu chan nuoi 4 4 4 2
26/09/07 Cty 19/5 Dau bo Tim Harvey Tinh điem the trang 12 2 10 4 6
28/09/07 Nghia Lam Trinh dien Tim Harvey U chua 7 3 4 2 1.75
28/09/07 Nghia Yen Trinh dien Tim Harvey U chua 6 2 4 2 1.5

29/09/07 Cty 19/5 Hoi thao Tim Harvey Chuong trinh tap huan 20 10 10 4 10
12/08/07 BCFRC Hoi thao Cán b? BCFRC Thu tinh nhan tao 1 1 250 31.25
02/10/07 BCFRC Hoi thao Cán b? BCFRC Giong bo thit 25 15 5 16 50
30/11/07 Vung du an Thuc hanh Mr Hoa Thu tinh nhan tao 10 9 1 100 125
15/03/08 Thái Lan Chuyen de Michael Hare Co nhiet doi va trang traI 12 3 9 25 37.5
19/03/08 Cty 19/5 Hoi thao Tim Harvey Co nhiet doi va trang traI 15 3 12 4 7.5
20/03/08 Cty 19/5 Hoi thao Tim Harvey Co nhiet doi va trang traI 30 25 5 4 15
19/06/08 Cty 19/5 Hoi thao Rolston/Hare Co nhiet doi va trang traI 34 26 4 8 34
20/09/08 Cty 19/5 Trinh dien Tim Harvey Quan ly dong co 5 0 5 4 2.5
23/09/08 Cty 19/5 Trinh dien Tim Harvey U chua 10 8 2 4 5
26/09/08 Cty 19/5 Trinh dien Tim Harvey Quan ly dong co 22 16 6 4 11
27/09/08 Thái Hòa Hoi thao Tim Harvey Chan nuoi bo thit 26 14 12 6 19.5
0
So lop 33 354 209 136 471 391
So tham gia TB 13
Chuong trinh đao tao tai Viet Nam cho Du an Card Vie 10/06

18
Tóm tắt báo cáo dự án:
Dự án đã xác định nhiều kỹ thuật có khả năng giúp cho việc tăng cường đáng kể cho
sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt ở Nghệ An.

Ở vùng đất màu mỡ này, cỏ voi đạt được năng suất từ 50-80 tấn DM/ha; Mulatto II
đạt 25-40 tấn DM/ha; và Paspalum đạt 25-40 tấn DM/ha. Với năng suất này, mỗi ha
có thể nuôi 6-10 con bò khi mà các hộ nông dân tiếp tục thực hiện phương thức
trồng trọt và chă
n nuôi kết hợp trong trang trại của mình.

Trong hầu hết các xã đều rất sẵn có ngô, mía, sắn và các loại phụ phẩm từ các cây
trồng này mặc dù trong quá khứ các loại phụ phẩm này ít khi được sử dụng. Việc dự

trữ và bảo quản cỏ voi, ngô, lá sắn bằng cách sử dụng kỹ thuật ủ chua có thể được
thực hiện ở tất cả các xã. Kỹ thuật này có thể cải thiệ
n chế độ dinh dưỡng cung cấp
cho gia súc vào mùa đông và tăng số bò được nuôi lên gấp đôi qua mùa đông ở hầu
hết các xã.

Thông qua việc sử dụng giống lai và các nguồn gen mới có thể làm cho chỉ tiêu tăng
trọng hàng ngày của bò tăng lên 100% nếu bò được cung cấp dinh dưỡng tốt hơn.
Thực trạng chăn nuôi bò thịt theo kiểu truyền thống là không bền vững vì đất đai
chăn thả công cộng giả
m 10-20% hàng năm ở nhiều vùng. Chăn nuôi bò thịt cần
phải trở nên chuyên nghiệp hơn và mang tính thâm canh để tạo ra lợi nhuận tốt và
tăng thu nhập cho bà con nông dân. Có tiềm năng để thành lập nên các trang trại
nuôi bò thịt vỗ béo quy mô 20-50 con ở trong vùng.

Các yếu tố rủi ro vẫn còn nhiều và làm chậm tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi
bò thịt. Thị trường bò thịt phát triển kém và giá cả còn thường xuyên bị dao động. Vì
rủi ro do bệ
nh dịch cao, nông dân thường bán gia súc của họ sớm trước khi chúng
đạt tới khối lượng giết mổ tối đa. Ít có sự liên kết giữa các nhà máy chế biến súc sản
ở miền nam và nông dân chăn nuôi bò nên thương lái thường áp đặt giá.

Dịch vụ khuyến nông và hỗ trợ ở một số vùng trong huyện Nghĩa Đàn còn chậm
phát triển. Tuy vậy, ở một số các thị trấn và thị xã có nhiều kỹ thuậ
t viên năng động,
có trình độ và nhiều kinh nghiệm.

Kết luận:
Huyện Nghĩa Đàn là một địa phương có tiềm năng lớn để phát triển ngành chăn nuôi
bò thịt theo phương thức thâm canh và chuyên sâu. Nếu bà con nông dân mạnh dạn

chuyển đổi phương thức chăn nuôi truyền thống sang việc áp dụng các kỹ thuật mới
và địa phương xây dựng được thị trường bò thịt ổ định, ngành chăn nuôi bò thịt nhất
định sẽ phát triển với tốc độ cao trong vài nă
m tới.

×