Ministry of Agriculture & Rural Development
Báo cáo tiến độ
MS3
: Báo cáo 6 tháng lần thứ hai
001/07/VIE
Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá Tra ở đồng
bằng sông Cửu Long, Việt Nam
26/01/2009
2
Mục lục
1. Thông tin chung 3
2. Tóm tắt dự án 4
3. Tóm tắt quá trình làm việc 4
4. Bối cảnh và những thông tin chung 5
5. Tiến độ thực hiện 6
5.1 Kết quả nổi bật 6
5.2 Lợi ích đối với nông hộ nhỏ 7
5.3 Xây dựng năng lực 7
5.4 Thông tin tuyên truyền 8
5.5 Quản lý dự án 8
6. Những vấn đề khác có liên quan 9
6.1 Môi trường 9
6.2 Vấn đề xã hội và giới tính 9
7. Vấn đề triển khai và tính bền vững 9
7.1 Hạn chế 9
7.2 Sự lựa chọn 9
7.3 Tính bền vững 9
8. Các hoạt động quan trọng tiếp theo 9
9. Kết luận 9
10. Chứng thực Error! Bookmark not defined.
3
1. Thông tin chung
Tên dự án
Xây dựng các biện pháp nuôi tốt cho cá tra
ở đồng bằng sông Cửu Long (BMP), Việt
Nam
Cơ quan phối hợp triển khai dự án phía
Việt Nam
Viện nghiên cứu NTTS 2
Trưởng nhóm dự án phía Việt Nam
TS. Nguyễn Văn Hảo
Cơ quan đại diện phía Ôx-trây-lia
Vụ Công nghiệp cơ sở Vic-to-ria, Victoria
Nhân sự đại diện phía Ôx-trây-lia
Ông Geoff Gooley
Thời gian bắt đầu
Tháng 1/2008
Thời gian kết thúc dự án
Tháng 1/2010
Báo cáo định kỳ
Tháng 6-12/2008
Địa chỉ liên hệ:
Tại Ôx-trây-lia: Trưởng nhóm
Họ và tên:
Geoff Gooley
Điện thoại:
+61 3 5976 6218
Chức danh:
Quản đốc dự án
Fax:
+61 3 5975 4943
Địa chỉ:
Phòng nghề cá, Vụ Công
nghiệp cơ sở Vic-to-ria
Email:
Tại Ôx-trây-lia: Hành chính
Họ và tên:
Pam Shrimpton
Điện thoại:
03 52580111
Chức danh:
Quản lý kinh doanh
Fax:
03 52580270
Địa chỉ:
Tổ nghiên cứu thủy sản, Phòng
nghề cá, Vụ Công nghiệp cơ sở
Vic-to-ria
Email:
Tại Việ
t Nam
Họ và tên:
TS Nguyễn Văn Hảo
Điện thoại:
+84 8 822 6496
Chức danh:
Giám đốc
Fax:
+84 8 822 6807
Địa chỉ:
Viện nghiên cứu NTTS 2
Email:
4
2. Tóm tắt dự án
3. Tóm tắt quá trình làm việc
Trong đợt báo cáo này, nhóm cộng tác phía Ôx-trây-lia (Vụ công nghiệp cơ sở
Victoria và NACA) đã thực hiện chuyến thăm đến Việt Nam như sau:
• Đợt công tác thứ 3: từ 3-11 tháng 12, 2008, bao gồm:
o Họp bàn về lập kế hoạch tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần
Thơ và Hội thảo chuyên đề tại Trường Đại học Cần Thơ từ 3-4/12 và
8-11/12/2009;
o Tham dự Hội nghị chuyên đề quốc tế
về “Nuôi cá Tra ở Châu Á” tại
Trường Đại học Cần Thơ từ 5-7/12/2008.
Mục đích của những cuộc họp trên và hội thảo chuyên đề là rà soát lại tiến độ thực
hiện của nhóm thực hiện dự án Việt Nam (RIA2 và Trường Đại học Cần Thơ) về dữ
liệu đầu vào cũng như phân tích kết quả điều tra kinh tế xã hội nghề nuôi cá Tra ở khu
vự
c Đồng bằng sông Cửu Long, các hoạt động nghiên cứu và phát triển chủ yếu ở giai
đoạn đầu dự án trước khi chuẩn bị dự thảo tài liệu hướng dẫn Thực hành Quản lý nuôi
tốt hơn (BMP). Rà soát lại quy trình đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng
(QAQC) nhằm đảm bảo tính xác thực của dữ liệu và cần đảm bảo an toàn trong suốt
quá trình phân tích dữ liệu và hoàn thiện các bài trình bày tạ
i hội nghị “Nuôi cá da
trơn ở chấu Á” (bản tóm lược được đính kèm theo báo cáo này).
• Thực hành nuôi cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) ở Đồng bằng sông Cửu
Long (Phan Thanh Lâm và cộng sự)
• Sản xuất giống của cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam (Bùi Minh
Tâm và cộng sự).
Các thành viên dự án từ Trường Đại học Cần Thơ, Viện II và NACA cũng tham gia
trong ban tổ chức và hội đồng khoa học cho hội nghị chuyên đề
cũng như Hội thảo
của Mạng lưới các cơ quan nghiên cứu thủy sản Việt nam (ViFINET) tổ chức đồng
Nuôi cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một trong những ngành công nghiệp
nuôi thủy sản nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Ngành công nghiệp này đã đạt mức dự báo
đến năm 2010 về sản lượng 1 triệu tấn và giá trị xuất khẩu đạt 1 tỷ USD. Phương thức
nuôi hiện tại của bà con cần được thay đổi theo hướng tích cực về nhiều mặt, đặc biệt là ý
thức bả
o vệ môi trường nhằm đảm bảo cho nghề nuôi cá tra tiếp tục phát triển theo hướng
bền vững. Chính vì vậy, dự án này được triển khai nhằm xây dựng và hướng dẫn các
hộ/chủ trang trại nuôi cá Tra áp dụng BMP giúp họ tăng lợi nhuận và hiệu quả đầu tư (đặc
biệt là các nông hộ nhỏ), đồng thời giảm thiểu rủi ro và ảnh hưởng đến môi trường.
Những hoạt động chính
đã thực hiện từ khi bắt đầu dự án đến nay bao gồm:
• Hoàn thành việc nhập số liệu và phân tích sơ bộ số liệu điều tra kinh tế xã hội về
nghề nuôi cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
• Hoàn thành chuyến công tác lần 3 đến Việt Nam theo kế hoạch dự án, tham gia
hội nghị chuyên đề quốc tế về “Nuôi cá da trơn ở Châu Á” tại Trường Đại học Cầ
n
Thơ; và tại hội nghị này dự án đã trình bày 2 báo cáo về kết quả sơ bộ của các đợt
điều tra
5
thời diễn ra đồng thời tại Trường Đại học Cần Thơ ở mức độ khác nhau (ngày 5-
8/12/2008).
Các hoạt động tiếp theo bao gồm giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở dữ liệu kết
quả điều tra kinh tế xã hội liên quan đến tiến trình nhập dữ liệu và hợp tác giữa các
nhóm với nhau. Những vấn đề này đã được giải quyết và nh
ững phân tích cuối cùng
đang được hoàn thiện trước khi nộp báo cáo.
Các thành viên phía Ôx-trây-lia (NACA) đã tiến hành những chuyến tham quan khác
đến Việt Nam để tiến hành các hoạt động quản lý/truyền thông theo lộ trình dự án và
một thành viên của Trường Đại học Cần Thơ đã tới NACA (Băng Kốc) hoàn tất quá
trình phân tích số liệu điều tra kinh tế xã hội và giải quyết vấn đề còn vướng mắc.
Những hoạt động chính khác củ
a dự án trong thời gian báo cáo bao gồm:
• Ông Phan Thanh Lâm (Viện II) đã làm việc với TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ tại
NACA từ ngày 22/11 đến 04/12/2008 và phát triển cơ sở dữ liệu.
• Thành viên nhóm dự án phía Ôx-trây-lia (cán bộ của NACA) tiếp tục tham
gia hội nghị “Hội thoại về nghề nuôi cá Tra (PAD)”. NACA đã đại diện dự án
tại Cuộc họp Nhóm Hỗ trợ vào ngày 2/12/2008 và cuộc họp PAD lần thứ 3 tại
Cần Thơ, ngày 3-4/12/2009. D
ự án cũng chia sẻ các danh sách nông dân được
phỏng vấn tại Đồng Tháp và Vĩnh Long cho PAD nhằm tiến hành điều tra sơ
bộ sự hưởng ứng/ tán thanh tiêu chuẩn PAD.
• Hoàn thiện kế hoạch chuyến tham quan học tập dự kiến cho người Việt Nam -
những nông dân tham gia mô hình trình diễn nuôi cá tra sẽ học tập các “câu
lạc bộ nuôi thủy sản” ở Ấn Độ trong năm 2009. Đây là một phần trong hợp
phầ
n đào tạo của dự án.
• Hoàn thiện kế hoạch xây dựng dự thảo Chiến lược truyền thông nhằm hỗ trợ
thực hiện BMP tại Đồng bằng sông Cửu Long.
• Thảo luận sơ bộ với Ban quản lý hợp phần dự án Phát triển NTTS bền vững
(SUDA) của DANIDA (Tổ chức Phát triển quốc tế Đan Mạch) về sự hỗ trợ
vốn cho giai đoạn thực hiện hậu CARD về BMP ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Các bên tham gia đã đề nghị Viện II và Trường Đại học Cần Thơ cùng
nộp hồ sơ dự thầu cho SUDA thông qua Bộ NN và PTNT để có thể khởi động
trong năm 2010 khi dự án CARD kết thúc.
• Thêm vào đó, NACA cũng là một đối tác của dự án, cùng với các Tổ chức
của Việt Nam và Tổ chức Châu Âu (ví dụ
như trường đại học Ghent) đã nộp
đơn tới EU yêu cầu hỗ trợ cho chương trình NTTS và An toàn Thực phẩm
năm 2009, trong đó hoạt động khuyến ngư và củng cố BMP trong nuôi cá Tra
ở Đồng bằng sông Cứu Long được coi là hợp phần chính. Hy vọng rằng kết
quả lựa chọn sẽ được công bố vào cuối tháng 3.
4. Bối cảnh và những thông tin chung
Mục tiêu của dự án là:
• Xây dựng chương trình BMP cho vùng nuôi cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu
Long dựa trên các tiêu chí như thực hành nuôi, quản lý sức khoẻ cá, lựa chọn địa
điểm, quản lý môi trường, quản lý đàn cá bố mẹ, chất lượng con giống, thức ăn,
cách cho ăn.
6
• Nâng cao năng lực cho các hộ nuôi quy mô nhỏ thông qua việc tạo điều kiện thuận
lợi để các hộ nuôi ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long dần thay đổi tập quán canh
tác và chấp nhận áp dụng BMP.
Kết quả chính của dự án:
• Đánh giá hiện trạng của nghề nuôi cá Tra vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm
cả hiện trạng quản lý đàn cá bố mẹ tại trại giống và tập quán nuôi cá Tra thương
phẩm (trong ao hầm và lồng bè).
• Xây dựng và triển khai BMPs cho vùng nuôi cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu
Long cũng như tuyên truyền, phổ biến đến tất cả các bên liên quan.
• Đào tạo kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác này t
ại Việt Nam, Ôx-trây-lia,
Thái Lan trong việc ứng dụng và triển khai BMP ở vùng nuôi cá Tra khu vực đồng
bằng sông Cửu Long.
Tóm lại, phương pháp dự kiến để triển khai dự án này trình bày trong Phụ lục B.
5. Tiến độ thực hiện
5.1 Kết quả nổi bật
Kết quả nổi bật nhất trong giai đoạn báo cáo này là dự án đã trình bày kết quả sơ bộ
của các đợt khảo sát kinh tế xã hội ở hội nghị chuyên đề quốc tế về “Nuôi cá da trơn ở
Châu Á” tại Trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ (hoạt động được hoàn
thành như một phần trong chuyến công tác lần 3 t
ừ 3 đến 11 tháng 12 năm 2008). Hai
bài trình bày do các đối tác phía Việt Nam thực hiện (có phụ lục tóm tắt đính kèm).
• Thực hành nuôi cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) ở Đồng bằng sông
Cửu Long (Phan Thanh Lâm và cộng sự)
• Sản xuất giống của cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam (Bùi Minh
Tâm và cộng sự).
• Ngoài ra, Giáo sư Sena S De Silva – Giám đốc điều hành NACA cũng đã
được mời trình bày chủ đề “Nghề nuôi cá tra: Những thách thức cho phát triển
và b
ền vững - Một quan điểm của tổ chức liên chính phủ”.
Tại Hội nghị chuyên đề “Nuôi cá da trơn ở Châu Á” có 65 báo cáo, bài viết liên quan
tới các chủ đề như Quản lý sức khỏe động vật, Sinh lý học và dinh dưỡng, Sản xuất
giống, Hệ thống nuôi và Đa dạng sinh học, Tác động môi trường, Kinh tế và thị
trường được trình bày cho hơn 200 đại biểu quốc tế và trong nước. Hội nghị
chuyên
đề này đã nhấn mạnh nhu cầu ngày càng tăng của ngành Thủy sản Việt Nam về Tiêu
chuẩn Thực hành nuôi tốt nhất được quốc tế công nhận và những các quy chuấn
chứng nhận có lien quan để duy trì thị trường và giải quyết những vấn đề hiện đang
cản trở sự mở rộng của ngành do các ngành khác và nền kinh tế cạnh tranh. BMP là
bước đầu tiên hướng tới hình thành những tiêu chuẩn
được quốc tế công nhận.
Những bài trình bày được các đại biểu nhiệt liệt hưởng ứng, và kết quả điều tra kinh
tế xã hội của dự án được công khai lần đầu tien, và đây cũng làbuổi trình bày ở hội
nghị chính thức đầu tiên của nhóm dự án phía Việt Nam. Vai trò chủ yếu của dự án là
cung cấp những số liệu chính xác và hợp lệ để xác định quy mô, nguồn lợi, tr
ạng thái
và năng suất của ngành, và hiện trạng, năng lực, rủi ro, tác động và khát vọng của
nông dân đã được khẳng định sau những rà soát và ý kiến phản hồi đóng góp từ phía
các đại biểu tham dự.
7
Những hoạt động khác của dự án được tiến hành trong chuyến công tác thứ 3 (ngày 3-
11/12/2008) gồm:
• Dự thảo về chiến lược truyền thông và hỗ trợ về khuyến ngư để ứng dụng
BMP của dự án
• Xây dựng quy trình lựa chọn và khung logic để triển khai các mô hình trình
diễn/mô hình thí điểm, và xúc tiến cho chuyến tham quan học tập “Câu lạc bộ
thủy sản” tại Ấ
n Độ.
• Giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và hướng dẫn QAQC về điều tra
kinh tế xã hội.
• Lên kế hoạch thực hiện dự án cho giai đoạn đến cuối tháng 6/tháng 7/2009
5.2 Lợi ích đối với nông hộ nhỏ
Đại diện một số nông hộ nuôi Tra quy mô nhỏ ở Đồng bằng sông Cửa Long đã được
cán bộ dự án thuộc Viện II và Trườ
ng Đại học Cần Thơ lựa chọn tham gia chuyến
tham quan học tập kinh nghiệm về mạng lưới và các hiệp hội (như “Câu lạc bộ thủy
sản”) tại Ấn Độ như một mô hình điểm phù hợp với sự phát triển và thực hiện tại
Đồng bằng sông Cửu Long. Những hộ nông dân này được xem như người đầu tiên sử
dụng kết quả của dự
án, trong đó có BMP. Để đạt được mục tiêu đó, kinh nghiệm mô
hình các CLB nuôi tôm ở Ấn Độ sẽ là những bài học hướng dẫn hiệu quả. Quá trình
lựa chọn cuối cùng những người tham gia chuyến tham quan học tập ở Ấn Độ sẽ cùng
được thực hiện bởi đối tác dự án tại Viện II và Trường Đại học Cần Thơ, tuân thủ
theo những tiêu chí được các thành viên dự án thông qua trong các cuộc hội thả
o kết
thúc trong thời gian tiến hành chuyến công tác lần 3.
Điều nổi bật rõ ràng tại hội nghị chuyên đề ‘Nuôi cá da trơn ở châu Á” là một vài
phần của chuỗi thị trường trong nuôi cá Tra tại Đồng bằng sông Cửu Long đã được tổ
chức theo đúng chức năng và thành công, tuy nhiên vẫn còn một số phần còn thiếu sót
về thông tin thị trường và hỗ trợ kỹ thuật (điển hình cho những hộ nuôi quy mô nh
ỏ).
Cần tập trung phát triển toàn chuỗi thị trường hướng tới mô hình chuỗi giá trị. Dự án
“Thực hành Quản lý nuôi Tốt nhất” của AusAid/CARD sẽ cung cấp cơ sở cho toàn bộ
ngành nhằm hướng tới đạt được chuỗi giá trị trong giai đoạn từ 3-5 năm tới.
5.3 Xây dựng năng lực
Như báo cáo trước, luôn có sự liên lạc thường xuyên giữa nhóm thực hiện dự án phía
Ôx-trây-lia (DPI và NACA) và nhóm dự án phía Việ
t Nam (Viện II và Trường Đại
học Cần Thơ), bao gồm chuyến công tác lần 3 gần đây do thành viên của DPI và
NACA thực hiện. Qua nhiều phương tiện liên lạc điện tử khác nhau, các bên đã có
nhiều đối thoại và chia sẻ thông tin giữa các thành viên dự án, từ đó đã giúp nâng cao
năng lực giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam về lĩnh vực Thực hành Quản lý nuôi tốt
nhất (BMPs). Ngay trước chuyến công tác lần 3, một thành viên dự
án thuộc Viện NC
NTTS II đã tới NACA tại Băng Cốc (từ 24 tháng 11 đến 3 tháng 12/2008) làm việc
với một số thành viên của NACA để chuẩn bị những bài trình bày trong hội nghị
chuyên đề “Nuôi cá da trơn ở Châu Á” và đánh giá cơ sở dữ liệu của các cuộc điều
tra.
Trong cuộc điều tra kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long này, rất nhiều hộ
nông dân được phỏng vấ
n. Số lượng cụ thể như sau:
8
Số lượng nông hộ nuôi cá Tra quy mô nhỏ tham gia phỏng vấn
Tỉnh
Hình thức
nuôi
Đồng Tháp
08 -18/Tháng 7
Vĩnh Long
29/T6- 5/T7
An Giang
23-29/tháng 6
Cần Thơ
26-22/Tháng 6
Nuôi thương
phẩm
30 20 24 16
Ương giống
30 0 9 8
Trại giống
30 0 14 1
5.4 Thông tin tuyên truyền
Một trang web chuyên dụng cho dự án đã được xây dựng trên trang web của NACA
phục vụ mục đích thông tin liên lạc rộng rãi gồm những phần như mô tả dự án tóm tắt
và phổ biến những kết quả của dự án và BMPs (xem phụ lục đính kèm C) trong
tương lai. Có thể truy cập theo địa chỉ sau:
/>. Cho tới ngày
7/2/2009 trang web đã có 4065 lượt truy cập góp ý.
Hai báo cáo đã được các thành viên dự án trình bày trong hội nghị chuyên đề quốc tế
“Nuôi cá da trơn ở Châu Á” tại Trường Đại học Cần Thơ, thành phố Cần Thơ, ngày
5-7 tháng 12 năm 2008 (xem phụ lục tóm tắt).
Bản dự thảo chiến lược truyền thông cho dự án được xây dựng nhằm hỗ trợ mở rộng
kết quả/đầu ra chính của dự án bao gồm BMP – và tài li
ệu đã được chuẩn bị như là
một phần của gói BMP dự thảo để thông báo cho những hộ nuôi chủ chốt tại khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long. Chiến lược này liên quan đến những điểm trình diễn theo
dự kiến về BMP tại những khu vực đã được lựa chọn, như đã được trình bày trong
khung lôgic Sự kiện #5 (kết quả đầu ra 1.2). Các đầu ra của bản phác th
ảo chiến lược
được đính kèm theo báo cáo này.
5.5 Quản lý dự án
Quản lý và thực hiện dự án đã tiến triển theo kế hoạch đề ra, ngoại trừ một số sự kiện
sau:
• #4 (kết quả đầu ra 1.1) Điều tra cơ bản (tháng 7/2008) – sự kiện này đã bị trì
hoãn do sự chậm trễ khi giải quyết các vấn đề kỹ thuật về cơ sở dữ li
ệu và
giám sát dữ liệu QAQC, phân tích và biên dịch báo cáo và một số yếu tố
khác. Kế hoạch đề ra ban đầu đã không đánh giá đúng mức những khó khăn
trong khâu chuẩn bị và quản lý một bộ dữ liệu rất lớn và cũng không định
trước được những vấn đề ngẫu nhiên xảy ra liên quan đến kỹ thuật (trì hoãn
06 tháng so với thời gian ban đầu trong khung lôgic các hoạt động). Một yêu
cầu chính thức đ
ã được đề xuất nhằm gia hạn cho sự kiện này kết thúc vào
tháng 4/2009.
• #5 (kết quả đầu ra 1.2) Sổ tay và tài liệu hướng dẫn BMP (tháng 9/2008) –
hoạt động này đã bị trì hoãn theo hiện tượng “dây chuyền” khi sự kiện số #4
bị trì hoãn. Không thể tiến hành được hoạt động này cho đến khi kết quả điều
tra được phân tích và báo cáo đầy đủ và phải hoàn thiện bản đánh giá rủi ro
chính thức về ph
ương pháp nuôi hiện tại, các tiêu chuẩn và các ấn phẩm. Một
yêu cầu chính thức đã được đề xuất nhằm ra hạn cho sự kiện này kết thúc vào
tháng 5/2009.
9
6. Những vấn đề khác có liên quan
6.1 Môi trường
Như đã biết ở báo cáo trước (Báo cáo 6 tháng thực hiện dự án lần 1), hoạt động ngoài
hiện trường của dự án đã chỉ ra thực tế rằng cần phải giải quyết các tác động trước
mắt về thay đổi khí hậu đối với nghề nuôi cá da trơn ở
khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, đặc biệt là nguy cơ nước biển dâng cao và độ mặn tăng lên tại hạ nguồn sông
Cửu Long. Những mối nguy hại này kết hợp với tác động của sự thay đổi khí hậu ở
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã được nhiều đại biểu thảo luận trong hội nghị
chuyên đề. NACA đang chủ trì thực hiện một dự án m
ới có thời gian 4 năm do
NORAD tài trợ về lĩnh vực này. Dự án được thiết kế nhằm phát triển, mô mình hóa và
đánh giá các chiến lược cấp khu vực cho sự thích nghi bền vững đối với thay đổi thời
tiết. Dự án này sẽ có một nghiên cứu về nghề nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu
Long, với sự hợp tác của các thành viên dự án, và sẽ đưa vào ứng dụng thực tế của
BMP và tiề
m năng sử dụng BMP tại các điểm trình diễn.
6.2 Vấn đề xã hội và giới tính
Chưa có hoạt động nào liên quan đến xã hội và giới tính.
7. Vấn đề triển khai và tính bền vững
Thành viên thực hiện dự án tin rằng với sự hợp tác chặt chẽ giữa cộng đồng người
nuôi cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các cấp chính quyền địa phương
và trong giai đoạn vừa qua s
ẽ giúp việc triển khai BMP dễ dàng và do đó sẽ đạt được
tính bền vững lâu dài hơi trong lĩnh vực này. Chưa có vấn đề gì trong công tác triển
khai dự án tính đến ngày viết báo cáo.
7.1 Hạn chế: Không có vấn đề liên quan đến hạn chế trong giai đoạn này.
7.2 Sự lựa chọn: Không có vấn đề liên quan đến lựa chọn trong giai đoạn này.
7.3 Tính bền vững: Không có vấn đề liên quan đến tính bề
n vững trong giai
đoạn này.
8. Các hoạt động quan trọng tiếp theo
Những hoạt động chính trong 6 tháng tiếp theo như sau:
• Hoàn thành nhập dữ liệu điều tra kinh tế xã hội, phân tích và viết báo cáo.
• Hoàn thiện báo cáo đánh giá rủi ro dựa trên kết quả điều tra kinh tế xã hội.
• Xây dựng và đăng tải bản phác thảo BMP trên phương tiện truyền thông.
• Chuẩn bị xây dựng mô hình trình diễn áp dụ
ng BMP và làm thử nghiệm.
• Chuẩn bị chuyến thăm quan học tập/tập huấn cho cán bộ Việt Nam tại Úc,
Thái Lan và Ấn Độ.
9. Kết luận
Chưa thể kết luận gì trong thời điểm này.