Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NUÔI CÁ TRA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LCA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.12 KB, 2 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hà Minh
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nhiều năm qua, nuôi trồng - chế biến - xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở
khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng và
xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ lại kéo theo các tác
động môi trường diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng. Điều giúp cho mọi người
biết về nguy cơ tiềm ẩn của ngành này và đưa ra các biện pháp giải quyết triệt để chính là các kết
quả đánh giá tác động môi trường đất, nước, không khí, v.vv.. Báo cáo đánh giá tác động môi
trường (ĐTM) có khuynh hướng đưa ra các bằng chứng khách quan về mối liên hệ giữa ngành
nuôi trồng cá Tra với các tác động môi trường do nó gây ra. Báo cáo ĐTM còn góp phần vào việc
đưa ra phương hướng thiết lập các chính sách có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm. Đã có nhiều ĐTM
được thực hiện trước đây với nhiều phương pháp sử dụng (như phân tích hệ thống, sử dụng hệ
thống thông tin môi trường địa lý...), kèm theo là các tác động khác nhau và vẫn đang tiếp tục
được bổ sung (FAO, 2007).
Đề tài “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NUÔI CÁ TRA Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP LCA” được thực hiện nhằm đánh giá tác
động môi trường của ngành nuôi cá Tra theo phương pháp mới, không chỉ gói gọn trong giới hạn
ao nuôi của các hộ dân mà còn mở rộng đến quy trình sản xuất các nguyên vật liệu cung cấp cho
quá trình nuôi cá như sản xuất thức ăn, con giống, hóa chất, thuốc... Mục tiêu mong đợi của đề tài
này là sự đánh giá sâu và rộng hơn các tác động của ngành nuôi cá Tra đến môi trường sống theo
các tiêu chí của Đánh giá vòng đời sản phẩm.
1.2 NỘI DUNG THỰC HIỆN
Các nội dung thực hiện trong giai đoạn thực tập này chính là khối lượng công việc như đã được đề
cập trong nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp. Nội dung thực hiện bao gồm:
1. Viết đề cương nghiên cứu;
2. Thu thập các số liệu, thông tin về qui trình nuôi cá Tra, các tác động môi trường, phương pháp
LCA;
3. Khảo sát thực tế các vấn đề liên quan đến việc nuôi cá Tra, tác động môi trường và phương
pháp LCA;


4. Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp.
1.3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
• Bước 1: Xác định khu vực nghiên cứu
• Bước 2: Khảo sát trực tiếp 4 trại nuôi cá Tra tại xã Mỹ Hòa Hưng, Thành phố Long Xuyên,
Tỉnh An Giang với tổng cộng 23 ao nuôi và 8 đăng quầng. Việc khảo sát được thực hiện bằng
các phương pháp:
Phỏng vấn trực tiếp hộ nuôi
Phiếu khảo sát
Lấy mẫu nước phân tích
1-1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Hà Minh
Quan sát, ghi nhận thông tin
Nội dung nghiên cứu bao gồm: các khía cạnh về đặc điểm ao nuôi, kỹ thuật nuôi, tình hình sử
dụng năng lượng và vận chuyển trong quá trình nuôi cá thương phẩm.
Trong quá trình nuôi trồng, chế biến sản phẩm thủy sản cũng như các quá trình sản xuất các thành
phần liên quan phục vụ cho ngành thủy sản, người ta phải sử dụng rất nhiều năng lượng như điện,
dầu, gas…Còn giao thông, vận chuyển lại là “chiếc xương sống” nối liền các hoạt động sản xuất
với nhau. Nói chung, vai trò của giao thông và năng lượng là rất quan trọng trong ngành thủy sản.
Thế nên trong giai đoạn thực tập này, các thông tin về tình hình sử dụng năng lượng và giao thông
trong quá trình nuôi cá Tra sẽ được ưu tiên thu thập và xử lý số liệu trước.
• Bước 3: Tổng hợp và xử lý số liệu điều tra.
• Bước 4: Trình bày kết quả điều tra và đánh giá kết quả thu được.
1.4 CÁC ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
Xin xem trong Nhật ký thực tập được đính kèm trong báo cáo.
1.5 CẤU TRÚC BÁO CÁO
Bài báo cáo gồm 6 chương:
• Chương 1: Giới Thiệu Chung
• Chương 2: Ngành Nuôi Trồng Cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
• Chương 3: Giới Thiệu Về Phương Pháp LCA
• Chương 4: Tác Động Môi Trường Ngành Nuôi Cá Tra

• Chương 5: Kế Hoạch Công Việc Sắp Tới
• Chương 6: Kết Luận Và Kiến Nghị
1-2

×