Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI THÚ Y, GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.78 KB, 16 trang )

Collaboration for Agriculture and Rural Development (CARD) Program

Bộ Nông nghiệp và PTNT






CÁC ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI
THÚ Y, GIAI ĐOẠN 2008 - 2012









HỘI THẢO XẾP HẠNG ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU
TẠI HÀ NỘI














Tháng 12- 2007
Livestock Research and Development Priorities
i
Mục lục

1 Giới thiệu 1
2 Phương pháp Error! Bookmark not defined.
2.1 Mục đích Error! Bookmark not defined.
2.2 Khung ưu tiên nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
2.3 Chuẩn bị trước Hội thảo Error! Bookmark not defined.
Tổ chức và kế hoạch
Tập huấn về phương pháp xác định ưu tiên
Các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu (ARDOs) 2
Bảng số liệu, phiếu đánh giá và tài liệu hướng dẫn hội thảo 4
2.4 Tổ chức Hội thảo 5
Địa điểm và cách tổ chức Hội thảo 5
Chủ tọa và người hướng dẫn thảo luận nhóm 5
Quy trình Hội thảo
3 Kết quả Hội thảo 5
3.1 Lợi nhuận thu được nếu đầu tư nghiên cứu 5
3.2 Tính hấp dẫn 7
3.3 Tính khả thi 9
4 Các ưu tiên nghiên cứu trong từng ARDO 11
5 Danh mục đầu tư cho nghiên cứu 13
6 Các bước tiếp theo 14


Tài liệu đính kèm
Tài liệ
u hướng dẫn cách xác định ưu tiên nghiên cứu cho ngành Chăn nuôi thú y
Bản thông tin và số liệu dùng để xác định ưu tiên nghiên cứu cho ngành Chăn nuôi thú y

Livestock Research and Development Priorities
1
1 Giới thiệu
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những kỳ vọng của
chính phủ đối với Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Năm 2007 Bộ NN&PTNT đã
vạch ra các mục tiêu cho ngành Chăn nuôi theo đó đến năm 2010 tổng đàn lợn của cả
nước sẽ đạt 35-40 triệu con, trâu 2,8-3 triệu con, bò thịt 6,5 triệu con, bò sữa 200 ngàn
con và sản xuất 300 ngàn tấn sữa tươi, và gia cầm là 380-390 triệu con. Để đạt được các
mục tiêu này đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có mức tăng trưởng 12-15%/năm trong khi tốc
độ tăng trưởng của toàn ngành nông nghiệp là 3-5%/năm.
Việt Nam hiện vẫn đang là nước nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi và với mức thu nhập
bình quân đầu người ngày càng tăng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi đặc biệt là
thịt đỏ (trâu, bò, lợn, dê, cừu) được dự đoán sẽ vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở
sản xuất trong nước. Sự thay đổi lớn trong cơ cấu ngành chăn nuôi vẫn còn xảy ra với tốc
độ chậm nhưng với riêng chăn nuôi lợn và gia cầm thì chăn nuôi thâm canh qui mô lớn
đang ngày càng phát triển. Xu hướng thay đổi cơ cấu này rất có thể sẽ được đẩy nhanh và
đòi hỏi mức đầu tư vốn tăng lên đáng kể.
Nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi có truyền thống là tập trung vào các hệ thống chăn
nuôi qui mô nhỏ nhưng trong những năm gần đây các nghiên cứu đã có những đóng góp
nhất định vào sự phát triển của các hệ thống chăn nuôi thâm canh qui mô lớn. Đối với đại
gia súc khả năng cung cấp đầy đủ thức ăn có chất lượng đảm bảo đang là yếu tố chính
cản trở sản xuất và sự phát triển của chăn nuôi bò sữa và bò thịt sẽ phụ thuộc rất lớn vào
việc nâng cao khả năng sử dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt, sự phát triển sản xuất
các loại thức ăn bổ sung với giá thành hợp lí và việc đưa vào sản xuất cũng như phát triển
các loại cây thức ăn mới hoặc các giống đã được cải tiến. Đối với gia súc nhỏ, lợn và gia

cầm, cũng cần phát triển các hệ thống nhân giống, chăn nuôi và vỗ béo thâm canh. Khả
năng cạnh tranh với các sản phẩm chăn nuôi ngoại nhập có giá thành thấp hơn và chất
lượng cao hơn của Việt Nam còn thấp và nếu sức cạnh tranh không được cải thiện đáng
kể thì cái giá mà Việt Nam phải trả cho việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi sẽ còn
tiếp tục tăng lên. Trên tất cả, Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các đợt dịch bệnh truyền
nhiễm có thể gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi và mang đến mối
đe dọa cho sức khỏe cộng đồng. Việc xây dựng các cơ chế kiểm soát và phòng bệnh mới,
được cải tiến sẽ là công việc tối quan trọng để Việt Nam có thể đạt
được các mục tiêu sản
xuất đề ra.
Các cơ hội để nghiên cứu đóng góp vào sự phát triển của ngành chăn nuôi, qua đó nâng
cao hơn nữa mức đóng góp của chăn nuôi cho tổng GDP của cả nước, đã tăng lên và các
vấn đề nghiên cứu đã trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên có sự hạn chế đối với nguồn lực
nghiên cứu (nhân lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng) mà có thể sử dụng để đem lại các lợi ích từ
nghiên cứu. Vì nguồn lực còn hạn chế nên cộng đồng các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực
chăn nuôi cần phải lựa chọn đầu tư các nguồn lực đó vào các chương trình nghiên cứu ưu
tiên, có khả năng mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất. Câu hỏi quan trọng nhất về mặt
chính sách là nên đầu tư vào nghiên cứu cái gì. Việc xây dựng trình tự các ưu tiên và
danh mục vốn đầu tư cho nghiên cứu là khâu đầu tiên của một chiến lược nghiên cứu sẽ
mang lại những cải thiện cho tính thích hợp và mức độ tác động của nghiên cứu. Do đó,
việc định ra các ưu tiên nghiên cứu là một khâu quan trọng của quá trình phân bổ nguồn
lực nghiên cứu. Phương pháp sử dụng để xác định ưu tiên nghiên cứu đã được điều chỉnh
Livestock Research and Development Priorities
2
cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Nông
nghiệp và PTNT (CARD) do AusAID tài trợ.
Báo cáo này trình bày chi tiết phương pháp đã sử dụng và những kết quả đạt được từ Hội
thảo xác định ưu tiêu nghiên cứu trong lĩnh vực Chăn nuôi thú y tổ chức tại Hà Nội ngày
12 tháng 12 năm 2007. Các ưu tiên nghiên cứu được xác định tại Hội thảo này là bước
khởi đầu cho việc định ra các Chương trình nghiên cứu và việc xác định danh mục vốn

đầu tư cho nghiên cứu. Ngay sau khi công việc này được hoàn thành Bộ NN&PTNT sẽ
xây dựng và và công bố Kế hoạch nghiên cứu trung hạn cho lĩnh vực Chăn nuôi thú y.

2 Phương pháp
2.1 Mục đích
• Đưa ra phương pháp xác định ưu tiên hợp lý và phù hợp để Bộ NN và PTNT sử
dụng trong tương lai
• Xác định các lĩnh ưu tiên để đầu tư trong số những lĩnh vực cơ hội nghiên cứu và
phát triển (sau đây xin được viết tắt là ARDO) cho Chăn nuôi Thú y
• Xác định ưu tiên giữa các đối tượng trong từng ARDO
• Phác thảo những bước tiếp theo trong việc xây dựng chiến lược nghiên cứu đối
với các Chương trình nghiên cứu được ưu tiên cao và xây dựng Kế hoạch nghiên
cứu Trung hạn
2.2 Khung ưu tiên nghiên cứu
Phân tích ưu tiên được dựa vào Khung phân tích các Tiêu chí đã được chấp nhận ở nhiều
điều kiện khác nhau tại các nước đang phát triển.

Khung khái niệm được trình bày trong Sơ đồ 1.


Livestock Research and Development Priorities
3
Sơ đồ 1 Khung ưu tiên nghiên cứu

Lợi ích/Tác động tiềm năng
Tính hấp dẫn
Các yếu tố thúc đẩy và ngăn
cản khả năng đạt được Lợi
ích tiềm năng




Lợi nhuận từ đầu tư
cho nghiên cứu và
phát triển
Đóng góp tiềm năng của
Nghiên cứu đối với phát triển
NN và nông thôn
Tính khả thi



Năng lực nghiên cứu

Phương pháp đã được trình bày cụ thể trong Tài liệu Hội thảo (Tài liệu 1) với trợ giúp
của các Bản Thông tin và Dữ liệu về các ARDO (Tài liệu 2).

Mục đích của Hội thảo là tạo quyền sở hữu qua việc xây dựng sự nhất trí giữa người sử
dụng kết quả nghiên cứu và người cung cấp kết quả nghiên cứu đối với các lĩnh vực ưu
tiên nghiên cứu. 60 đại biểu đại diện cho nghiên cứu và quản lý nghiên cứu, cán bộ
khuyến nông, trường đại học và nghiên cứu, công ty Nhà nước, tư nhân đã tham dự Hội
thảo.

Hội thảo yêu cầu đại biểu đọc Tài liệu và cho điểm từng ARDO theo 4 Tiêu chí và mang
kết quả cho điểm sơ bộ đến Hội thảo. 4 Tiêu chí gồm (i) Lợi ích tiềm năng; (ii) Khả năng
(hoặc những cả
n trở) để đạt được Lợi ích tiềm năng; (iii) Tiềm năng nghiên cứu; và (iv)
Năng lực nghiên cứu. Hội thảo chia đại biểu thành các Nhóm làm việc. Mỗi Nhóm được
một cán bộ (của Vụ KHCN và Viện nghiên cứu) điều khiển, các cán bộ này đã được tập
huấn cách hướng dẫn Nhóm. Trong từng Nhóm, đại biểu trình bày lý do cho điểm từng

ARDO và sau khi thảo luận họ có thể sửa lại
điểm đã chấm nếu thấy cần thiết. Các bảng
điểm được thu lại và được nhập vào phần mềm Excel.

Sau khi đã xếp hạng các ARDO, các đối tượng trong mỗi ARDO cũng được xác định ưu
tiên. Đây là bước đầu tiên hướng tới việc xây dựng các Chương trình nghiên cứu tổng
hợp (đa ngành).
Livestock Research and Development Priorities
4
2.3 Chuẩn bị trước Hội thảo
Tổ chức và lập kế hoạch
Bộ NN và PTNT đã thành lập Nhóm xây dựng ưu tiên nghiên cứu và phát triển. Nhóm có
nhiệm vụ đưa ra những căn cứ và hướng dẫn xây dựng các ưu tiên cho nghiên cứu nông
nghiệp. Một Hội thảo phác thảo quy trình xây dựng ưu tiên đã được trình bày với Nhóm
và từng thành viên của Nhóm giúp họ đảm trách việc thúc đẩy tiến độ và điều khiển, chủ
trì các Hội thảo xây dựng ưu tiên.
Tập huấn Phương pháp xác định ưu tiên
Bộ NN và PTNT đã thành lập Mạng lưới Theo dõi và Đánh giá (M&E). Mạng lưới bao
gồm các cán bộ của Vụ KHCN và của các Viện nghiên cứu với trách nhiệm theo dõi và
đánh giá. Đã tổ chức 2 Hội thảo tập huấn với Nhóm này. Trong hai Hội thảo, 12 thành
viên của Nhóm từ Bộ NN và PTNT và Bộ Thủy sản đã thể hiện sự hiểu biết về phương
pháp. Sau đó các thành viên của Nhóm đã điều khiển các Hội thảo xác định ưu tiên và
hướng dẫn nhóm trong các Hội thảo xác định ưu tiên.
Các lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu (ARDOs)
Hội thảo lần thứ nhất gồm các cán bộ chủ chốt của các Cục, Viện nghiên cứu trong lĩnh
vực Chăn nuôi và thú y đã thảo luận và thống nhất danh mục các lĩnh vực cần ưu tiên
nghiên cứu trong Chăn nuôi và thú y.
Bảy lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu đã được xác định. Mẫu viết Bản thông tin dữ liệu và
đánh giá đã được thiết kế cho các ARDO. Các cán bộ chủ chốt có kiến thức rộng về sâu
về ngành chăn nuôi của các Cục và Viện nghiên cứu được chỉ định thu thập và viết bản

Thông tin, dữ liệu và đánh giá cho từng ARDO.
Bảy ARDO đó là:
ARDO 1: Đại gia súc
ARDO 2: Tiểu gia súc nhai lại
ARDO 3: Chăn nuôi lợn
ARDO 4: Chăn nuôi gia cầm
ARDO 5: Côn trùng hữu ích (ong và tằm)
ARDO 6: Vaxin và thuốc thú y
ARDO 7: Chế biến và bảo quản thức ăn gia súc
Bản thông tin dữ liệu và tài liệu hướng dẫn hội thảo
Sau khi nhận được các tài liệu Thông tin và Dữ liệu về các ARDO do người viết gửi tới,
Văn phòng CARD biên tập lại để đảm bảo các thông tin dữ liệu cần thiết đã được cung
cấp và các tài liệu đã viết theo cùng mẫu.
Tài liệu Thông tin và Dữ liệu của 7 ARDO được in riêng theo từng ARDO (Phụ lục 1 và
2), sau đó in thành tập và gửi tới đại biểu tham dự Hội thảo trước ngày họp. Tài liệu gửi
đại biểu có nêu phương pháp xác định ưu tiên, cách cho điểm và yêu cầu đại biểu đọc các
Bản Thông tin dữ liệu về 7 ARDO và cho điểm sơ bộ từng ARDO dựa theo 4 Tiêu chí.
Livestock Research and Development Priorities
5
2.4 Tổ chức Hội thảo
Địa điểm và cách tổ chức Hội thảo
Hội thảo được tổ chức tại Khách sạn La Thành, Hà Nội vào ngày 12 tháng 12 năm 2007.
Chủ trì và người hướng dẫn thảo luận nhóm
Ông Hoàng Kim Giao (Cục Chăn nuôi) và Ông Lê Văn Bầm (Vụ Khoa học và Công
nghệ) đồng chủ tọa Hội thảo xác định các ưu tiên nghiên cứu.
Trước Hội thảo, thành viên của Nhóm Theo dõi và Đánh giá và một số cán bộ được tuyển
chọn của các Viện nghiên cứu đã gặp Điều phối viên kỹ thuật của CARD để nắm nội
dung Hội thảo và phác thảo quá trình điều khiển Nhóm làm việc trong Hội thảo.
Danh sách hướng dẫn thảo luận Nhóm gồm:
Ông Vũ Chí Cương, Viện Chăn Nuôi

Ông Phạm Sĩ Tiệp, Viện Chăn Nuôi
Ông Tống Xuân Chinh, Cục Chăn Nuôi
Ông Trịnh Phú Ngọc, Viện Thú y
Ông Nguyễn Viết Hải, Vụ Khoa học và Công nghệ
Tiến trình Hội thảo:
Hội thảo đã tiến hành theo trình tự như sau:
1. Đưa ra cách thức và tiến trình Hội thảo, giới thiệu tóm tắt phương pháp và phác
thảo Khung ưu tiên
2. Mô tả cụ thể tiêu chí đánh giá Lợi ích tiềm năng trong đó có những nội dung đánh
giá chủ yếu
3. Đại biểu cho điểm sơ bộ tiêu chí Lợi ích tiềm năng của từng ARDO
4. Thảo luận Nhóm về lý do cho điểm cao nhất và thấp nhất về Lợi ích tiềm năng.
Sau đó đại biểu xem lại điểm mình đã chấm và điều chỉnh nếu thấy cần
5. Thu bản chấm điểm của đại biểu và nhập điểm vào excel cho tiêu chí Lợi ích tiềm
năng
6. Lặp lại các bước từ 2 đến 5 cho 3 tiêu chí đánh giá còn lại (Khả năng đạt được
Lợi ích tiềm năng, Tiềm năng nghiên cứu và Năng lực nghiên cứu)
7. Chia lại các đại biểu theo các Nhóm chuyên ngành (theo ARDO) để xác định ưu
tiên cho các đối tượng/sản phẩm trong mỗi ARDO
8. Trình bày kết quả Hội thảo
9. Phác thảo Những Bước Cần Thiết Tiếp Theo để xây dựng các ư
u tiên nghiên cứu
3 Kết quả Hội thảo
3.1 Lợi nhuận thu được nếu đầu tư nghiên cứu
Lợi nhuận thu được nếu đầu tư nghiên cứu được xác định từ Tính hấp dẫn và Tính khả thi
của hoạt động đầu tư nghiên cứu. Lợi nhuận tương đối của khoản đầu tư ở mỗi ARDO
được trình bày vắn tắt dưới đây

Livestock Research and Development Priorities
6


Nhận xét
Những điểm chính cần lưu ý trong kết quả đánh giá của Hội nghị đối với lợi nhuận có thể
thu được nếu đầu tư đem nghiên cứu là:
Nhóm các ARDO có lợi nhuận cao nhất
• ARDO 6 (Vaxin và thuốc thú y) được đánh giá là có khả năng thu lợi nhuận cao
nhất từ đầu tư nghiên cứu. Lợi nhuận cao do tiềm năng nghiên cứu đóng góp vào
nâng cao năng suất của ngành chăn nuôi là khá lớn. Mức lợi nhuận do đầu tư đem
lại có thể còn tăng cao hơn nữa nếu tính hấp dẫn (tương đối thấp do khả năng khai
thác bị đánh giá là thấp và năng lực nghiên cứu của ARDO này đã được cải thiện)
có thể đạt được. Có thể dễ dàng nhận thấy khả năng thu được lợi nhuận cao nếu
đầu tư vào ARDO này vì nguy cơ gia súc chết hàng loạt do bệnh truyền nhiễm ở
Việt Nam cao và vì bệnh dịch có ảnh hưởng rất lớn đối với năng suất vật nuôi.
• Lợi nhuận từ đầu tư nghiên cứu ARDO 3 và 4 (Lợn và Gia cầm) là tương tự nhau
và chỉ thấp hơn một chút so với ARDO 6. Điều này có thể giải thích dựa trên qui
mô của chăn nuôi lợn và gia cầm và tiềm năng nâng cao năng suất khi thay đổi
phương thức chăn nuôi theo hướng thâm canh qui mô lớn để dễ áp dụng công
nghệ tiên tiến hơn. Tuy nhiên, do tiềm năng nghiên cứu tương đối thấp nên mức
lợi nhuận có thể thu được từ đầu tư nghiên cứu bị kéo xuống thấp hơn. Tiềm năng
nghiên cứu thấp có thể do mức đầu tư nghiên cứu vào lĩnh vực này trước đây đã
khá cao và cũng có thể đối với hệ thống chăn nuôi truyền thống thì lợi nhuận tăng
thêm nhờ nghiên cứu sẽ bị hạn chế trong khi hệ thống chăn nuôi thâm canh qui
mô công nghiệp có khuynh hướng nhập khẩu công nghệ, thiết bị và tự trang bị
năng lực nghiên cứu cho riêng mình.

Nhóm các ARDO có lợi nhuận trung bình
Livestock Research and Development Priorities
7
• Nhóm này bao gồm ARDO 1 (Đại gia súc) và ARDO 7 (Chế biến và bảo quản
thức ăn chăn nuôi).

• Cả hai ARDO này đều có điểm về tính khả thi tương đối cao nhưng tính hấp dẫn
ở mức trung bình. Kết quả đánh giá từng chỉ tiêu cho thấy trong khi Lợi ích tiềm
năng, Tiềm năng nghiên cứu và Năng lực nghiên cứu là tương đối cao thì Khả
năng khai thác được các tiềm năng này lại tương đối thấp. Các lí do cho khả năng
khai thác thấp bao gồm qui mô chăn nuôi đại gia súc còn nhỏ nên khó cải tiến
năng suất thông qua chọn lọc và lai tạo, những khó khăn trong việc tiếp cận và
bảo quản cũng như gia tăng giá trị cho các phụ phẩm của ngành trồng trọt sử dụng
làm thức ăn gia súc, thiếu diện tích chăn thả đặc biệt là trong mùa vụ trồng lúa, sự
kiểm soát ngành công nghiệp sản xuất thức ăn gia súc của các công ty lớn với đa
phần là công ty nước ngoài thống trị, và sự thiếu hụt nguồn lực để tiếp thu và sử
dụng các hệ thống sản xuất và bảo quản thức ăn thô.
Nhóm các ARDO có lợi nhuận thấp nhất
• Lợi nhuận thu được nếu đầu tư cho nghiên cứu của ARDO 2 (Tiểu gia súc) và
ARDO 5 (Côn trùng hữu ích) là thấp ngang nhau. Tuy nhiên tiềm năng nghiên
cứu cho côn trùng hữu ích đạt mức trung bình cho thấy sự đa dạng hóa các sản
phẩm từ ngành nuôi ong và việc tạo ra các giống tằm có năng suất cao hơn có thể
mang đến cơ hội nhỏ cho đầu tư nghiên cứu.
3.2 Tính hấp dẫn
Tính hấp dẫn là sự ước tính thực tế phần lợi ích tương đối có thể đạt được. Tính hấp dẫn
được đánh giá bằng cách xây dựng đồ thị mô tả mối quan hệ giữa Lợi ích tiềm năng của
ARDO với Khả năng khai thác lợi ích tiềm năng đó. Đồ thị dưới đây trình bày các giá trị
trung bình của điểm số do các thành viên tham gia Hội thảo chấm.
Nhận xét:
Những điểm chính cần lưu ý trong kết quả đánh giá của Hội nghị đối với tính hấp dẫn của
nghiên cứu là:
Livestock Research and Development Priorities
8


Nhóm các ARDO có tính hấp dẫn cao

Chăn nuôi lợn là ngành có tính hấp dẫn cao nhất ở Việt Nam. Điều này phản ánh qui mô
của ngành công nghiệp này, sự thay đổi cơ cấu đang diễn ra với sự phát triển các hệ
thống chăn nuôi thâm canh có qui mô lớn hơn. Tính hấp dẫn của ngành chăn nuôi gia
cầm cũng cao nhưng thấp hơn so với lợn. Mặc dù sự thay đổi trong cơ cấu của ngành
chăn nuôi gia cầm diễn ra sớm hơn với sự tham gia của các công ty thương mại qui mô
lớn nhưng lợi ích tiềm năng thấp hơn có thể là do tác động tiềm ẩn của dịch bệnh chẳng
hạn dịch cúm gia cầm và đánh giá cho rằng chăn nuôi gia cầm có mức rủi ro cao hơn
chăn nuôi lợn.
Hội thảo đã đánh giá và cho rằng khả năng khai thác lợi ích tiềm năng của ngành chăn
nuôi lợ
n và chăn nuôi gia cầm là cao và điều này có thể là do hầu hết các hộ chăn nuôi ở
khu vực nông thôn đã có nhiều kinh nghiệm với các hệ thống chăn nuôi lợn và chăn nuôi
gia cầm truyền thống cũng như mức độ tiếp thu công nghệ của các hệ thống chăn nuôi
qui mô lớn hơn nhìn chung là nhanh.
Nhóm các ARDO có tính hấp dẫn trung bình
Nhóm ARDO tiếp theo bao gồm Vaxin và thuốc thú y, Đại gia súc và Chế biến và bảo
quản thức ăn gia súc.
• ARDO 6 (Vaxin và thuốc thú y) có lợi ích tiềm năng cao (tương đương với lợn và
gia cầm). Tính hấp dẫn thấp hơn, theo đánh giá của các thành viên tham gia Hội
thảo, có thể do nhìn chung ngành chăn nuôi khó thu được lợi ích đem lại bởi
những tiến bộ trong sản xuất các sản phẩm thú y và các kỹ năng quản lí gia súc.
Điều này có thể có thể do công nghệ phức tạp hơn với những khó khăn trong việc
chẩn đoán, phân phát, điều trị và xác định thời điểm sử dụng vaxin và thuốc thú y
Livestock Research and Development Priorities
9
thích hợp và nhìn chung người chăn nuôi không có khả năng nhận ra tác động của
các bệnh ở thể nhẹ đối với năng suất vật nuôi. Bất cứ hoạt động nào nhằm cải
thiện khả năng khai thác lợi ích tiềm năng của ARDO 6 đều có thể cải thiện đáng
kể tính hấp dẫn của ARDO này.
• Đại gia súc và Chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi có tính hấp dẫn tương

đương. Cả hai ARDO này đều gắn liền với sự phát triển hơn nữa của ngành chăn
nuôi đại gia súc dựa vào sự cải tiến các hệ thống nuôi dưỡng, bao gồm các loại
thức ăn bổ sung, khả năng sử dụng tốt hơn các phụ phẩm của ngành trồng trọt,
chế biến thức ăn, chất lượng thức ăn, sản xuất thức ăn thô và bảo quản thức ăn.
Những cải tiến này cũng đòi hỏi phải áp dụng các công nghệ tân tiến và phức tạp
hơn và điều này có thể là lí do làm cho khả năng khai thác lợi ích tiềm năng của
các ARDO này bị giảm xuống.
Nhóm các ARDO có tính hấp dẫn thấp
• Các ARDO có tính hấp dẫn kém nhất bao gồm tiểu gia súc nhai lại và côn trùng
hữu ích. Qui mô của các ngành này nhỏ là lí do chính dẫn đến lợi ích tiềm năng
thấp vì thậm chí nếu sản lượng của các ngành này có tăng trưởng mạnh thì tác
động của ngành đối với tổng sản phẩm chăn nuôi vẫn không đáng kể.
• Lợi ích tiềm năng của chăn nuôi tiểu gia súc nhai lại cao hơn của côn trùng hữu
ích nhưng khả năng thu lợi nhuận từ việc cải tiến công nghệ của ngành côn trùng
hữu ích lại cao hơn của tiểu gia súc nhai lại. Tính đa dạng của sản phẩm côn trùng
hữu ích được cải tiến sẽ có khả năng cải thiện lợi ích tiềm năng và do đó cải thiện
tính hấp dẫn và đây là cơ hội để nghiên cứu khai thác.
3.3 Tính khả thi
Tính khả thi tương đối là sự ước tính thực tế khả năng mà nghiên cứu có thể đóng góp để
kích hoạt các tác động tiềm tàng. Tính khả thi được xác định bằng cách xây dựng đồ thị
mô tả mối quan hệ giữa tiềm năng nghiên cứu với năng lực nghiên cứu. Đồ thị dưới đây
mô tả kết quả tóm tắt của Hội thảo.

Nhận xét:
Livestock Research and Development Priorities
10


Những điểm chính cần lưu ý trong kết quả đánh giá của Hội nghị bao gồm:


Tiềm năng nghiên cứu và phát triển
• Nghiên cứu trong lĩnh vực Vaxin và thuốc thú y được cho là có đóng góp tương
đối cao trong việc kích hoạt các tác động tiềm tàng. Điều này là rõ ràng vì Việt
Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm như cúm
gia cầm, lở mồm long móng, lưỡi xanh có thể gây tỷ lệ gia súc chết cao. Việt
Nam cũng luôn tiềm ẩn nhiều bệnh ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi mà rất
nhiều trong số đó có thể được kiểm soát bằng tiêm phòng vaxin hoặc điều trị bằng
các loại thuốc thích hợp. Rất nhiều vaxin và thuốc thú y được nhập khẩu và có
quan điểm cho rằng các sản phẩm này có thể sản xuất được ở Việt Nam với chi
phí thấ
p hơn và hiệu lực đối với các chủng bệnh địa phương cao hơn.
• Tiềm năng để nghiên cứu đóng góp vào việc kích hoạt các tác động tiềm tàng đối
với hai ARDO liên quan đến nhau (Đại gia súc và Chế biến và bảo quản thức ăn)
là tương đương nhau nhưng thấp hơn ARDO Vaxin và thuốc thú y. Các công
nghệ nghiên cứu cần để đem lại sự cải tiến ở hai ARDO này có thể không phức
tạp bằng công nghệ cần cho nghiên cứu vaxin và thuốc thú y và có thể sẽ tập
trung vào việc cải tiến khâu nhân giống, thích nghi, hệ thống nuôi dưỡng và các
kỹ năng quản lí.
• Hội thảo đã đánh giá và cho rằng tiềm năng nghiên cứu và phát triển của bốn
ARDO (tiểu gia súc nhai lại, côn trùng hữu ích, chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia
cầm) là tương đối thấp. Các nghiên cứu trên lợn và gia cầm đã được tập trung
Livestock Research and Development Priorities
11
triển khai nhiều trong quá khứ và tiềm năng nghiên cứu thấp hơn có thể phản ánh
quan điểm cho rằng trong tương lai việc nghiên cứu sẽ khó có thể mang lại những
cải tiến hơn nữa trong hai lĩnh vực chăn nuôi này. Tiềm năng nghiên cứu của hai
ARDO này thấp hơn cũng có thể phản ánh thực tế là các hệ thống chăn nuôi thâm
canh lợn và gia cầm qui mô thương mại có xu hướng nhậ
p khẩu công nghệ từ
nước ngoài và tự tiến hành các nghiên cứu. Do đó trong rất nhiều trường hợp đã

dẫn đến tình trạng các Viện nghiên cứu của nhà nước phải đuổi theo thay vì đi
tiên phong trong việc phát triển các công nghệ hiện đại.

Năng lực nghiên cứu và phát triển
Có quan điểm cho rằng năng lực nghiên cứu có thể được nâng cao hơn nữa đối với tất cả
các ARDO. Tuy nhiên nguồn lực sẵn có để cải thiện năng lực nghiên cứu trong tất cả các
ARDO là hạn chế. Vì vậy vấn đề chính ở đây là phải xác định được các ưu tiên cho phát
triển năng lực nghiên cứu là những cái gì?
Phát triển năng lực nghiên cứu nên song hành cùng các ưu tiên nghiên cứu và các ARDO
nằm phía trên đường chéo trên đồ thị mô tả tính khả thi có thể được cải thiện bằng cách
nâng cao các kỹ năng và tăng cường các nguồn lực nghiên cứu.
Kết quả của Hội thảo phản ánh khá rõ ràng là nếu năng lực nghiên cứu ở ARDO 6 (Vaxin
và thuốc thú y) có thể được cải thiện đáng kể thì tính khả thi của các nghiên cứu trong
lĩnh vực này sẽ được nâng lên rất nhiều. Và điều này sẽ lại cải thiện đáng kể mức lợi
nhuận mà đầu tư nghiên cứu có thể mang lại của ARDO này (vốn đã được đánh giá là
cao nhất).
Đối với các ARDO nằm ở phía dưới đường chéo của đồ thị trên, kết quả đánh giá của Hội
thảo cho thấy đã có đủ năng lực để cho phép khai thác toàn bộ tiềm năng nghiên cứu dự
đoán.
Trong quá trình xây dựng các kế hoạch phát triển năng lực nghiên cứu, các kết quả này
gợi ý rằng có thể có tiềm năng để chuyển giao một phần năng lực nghiên cứu hiện có
trong lĩnh vực chăn nuôi lợn và gia cầm sang các lĩnh vực khác (rõ nhất là lĩnh vực vaxin
và thuốc thú y, và ở mức độ thấp hơn là ARDO 1, 7 và 5). Việc cải thiện năng lực nghiên
cứu ở các ARDO này đòi hỏi phải có thời gian và có vẻ như việc sử dụng nguồn lực hạn
hẹp để tiếp tục đầu tư phát triển năng lự
c nghiên cứu trên lợn và gia cầm là việc không
nên làm.
4 Các ưu tiên nghiên cứu trong từng ARDO
Các thành viên tham gia Hội thảo đã sắp xếp theo mức độ quan trọng các sản phẩm đầu
ra (giống/sản phẩm vv…) trong mỗi ARDO. Việc sắp xếp trình tự này là khâu đầu tiên

của quá trình xây dựng các Chương trình ưu tiên nghiên cứu. Tuy nhiên để có thể hoàn
thành Kế hoạch nghiên cứu chăn nuôi trung hạn thì sẽ còn nhiều việc phải làm để trước
hết xây dựng các chiến lược nghiên cứu cho các Chương trình có mức ưu tiên cao. Bảng
1 liệt kê các chương trình ưu tiên nghiên cứu trong mỗi ARDO ưu tiên.

Bảng 1. Các Chương trình ưu tiên trong các ARDO ưu tiên (Bản thảo thứ nhất)

Livestock Research and Development Priorities
12
Các ARDO được ưu tiên
(Sắp xếp theo thứ tự từ
cao xuống thấp của mức
lợi nhuận thu được nếu
đầu tư nghiên cứu)
Các Chương trình ưu tiên nghiên cứu (Sắp xếp trong từng
ARDO)
Số
ARDO

6
Vaxin và thuốc
thú y
Các bệnh nguy hiểm: Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, PRRS
ect…
Các bệnh truyền nhiễm khác: virus ký sinh, vi khuẩn
Các loại vaxin và thuốc thú y phòng trị bệnh
Các sản phẩm sinh học (kháng huyết thanh, các kit chẩn đoán,
sinh học trị liệu)
Dịch tễ học của các bệnh nguy hiểm chủ yếu
Quản lí thực phẩm vệ sinh, an toàn, không có chất tồn dư

3
Chăn nuôi lợn
Cải tiến giống bao gồm cả các giống ngoại
Dinh dưỡng
Vệ sinh thú y
Xử lí chất thải
4
Chăn nuôi gia
cầm
Gà:
Gà ta: nhân giống, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật nuôi dưỡng, thú
y.
Gà thả vườn: nhân giống, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật nuôi
dưỡng, thú y.
Gà công nghiệp: nhân giống, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật nuôi
dưỡng, thú y.
Vịt:
Các hệ thống chăn nuôi, thú y và kỹ thuật nuôi vịt thịt
Các hệ thống chăn nuôi, thú y và kỹ thuật nuôi vịt lấy trứng
Các hệ thố
ng chăn nuôi, thú y và kỹ thuật nuôi vịt kiêm dụng
Ngan:
Các hệ thống chăn nuôi, thú y và kỹ thuật nuôi ngan Pháp
Các hệ thống chăn nuôi, thú y và kỹ thuật nuôi ngan nội
Livestock Research and Development Priorities
13
1
Đại gia súc
Bò:
Cải tiến giống (thụ tinh nhân tạo)

Các hệ thống chăn nuôi bò sữa
Các hệ thống chăn nuôi bò thịt
Trâu:
Trâu thịt và trâu cày kéo
Ngựa: Ngựa thồ cưỡi và ngựa thịt
7
Chế biến và bảo
quản thức ăn gia
súc
Chế biến và bảo quản các loại thức ăn gia súc
Các loại thức ăn bổ sung, phụ phẩm trồng trọt và chất phụ gia
Các hệ thống đồng cỏ và cây thức ăn
Bảng nhu cầu thức ăn cho bò
5
Côn trùng hữu
ích
Công nghệ nhân giống dâu có năng suất và chất lượng cao,
giống tằm và ong phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Bệnh trên ong và cây dâu, các kỹ thuật quản lí để đảm bảo sản
phẩm an toàn, chất lượng cao.
Công nghệ xử lí nâng cao giá trị tơ tằm
Đa dạng hóa/khai thác các sản phẩm ong mật chất lượng cao
Vai trò thiên địch của ong trong việc nâng cao năng suất và chất
lượng các sản phẩm trồng trọt
2
Tiểu gia súc
nhai lại
Dê: thịt và sữa
Thỏ: thịt, da, lông
Cừu: thịt, lông

Hươu: thịt, nhung

5 Danh mục vốn đầu tư cho nghiên cứu
Một trong những mục tiêu của việc xác định ưu tiên nghiên cứu là nhằm cho phép đánh
giá và điều chỉnh (nếu cần thiết) các nguồn vốn sẵn có cho các nghiên cứu trong chăn
nuôi. Mục đích là để cải thiện tính hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực cho nghiên
cứu. Việc kiểm tra lại quá trình sử dụng các nguồn lực nghiên cứu dựa trên các chương
trình ưu tiên nên được thực hiện th
ường xuyên (3-5 năm một lần). Các ưu tiên cho phát
triển năng lực nghiên cứu và cung cấp trang thiết bị chuyên dụng cũng nên gắn với các
chương trình ưu tiên nghiên cứu.
Một cách để xây dựng danh mục vốn đầu tư là phân bổ kinh phí rộng rãi (đối với tất cả
các nguồn lực sử dụng cho nghiên cứu) dựa trên các ARDO được ưu tiên. Các quyết định
phân bổ này là trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu nhưng có thể
lấy kết quả sắp xếp mới nhất thứ tự ưu tiên của các ARDO làm ví dụ để xây dựng kế
hoạch phân bổ kinh phí mang tính định hướng trong tương lai. Đem mức phân bổ kinh
Livestock Research and Development Priorities
14
phí này so sánh với phân bổ kinh phí hiện tại và kết quả so sánh này có thể được dùng để
điều chỉnh kinh phí theo thời gian (3-5 năm).
Với giả thiết việc dành 5% nguồn kinh phí hiện có làm kinh phí dự phòng (sẽ được dùng
cho các nghiên cứu cụ thể chẳng hạn do Bộ trưởng chỉ định hoặc để hỗ trợ các ý tưởng
mới và sáng tạo nhưng không nằm trong các Chương trình nghiên cứu) thì ví dụ mang
tính gợi ý cho Bảng danh mục vốn đầu tư cho nghiên cứu giai đoạn 2008-2012 của các
ưu tiên nghiên cứu trong chăn nuôi có thể được thể hiện như ở Bảng 2.

Bảng 2: Danh mục vốn đầu tư cho nghiên cứu trong tương lai của các ưu tiên trong
lĩnh vực chăn nuôi (% tổng ngân sách sẵn có)



ARDO (Trình tự ưu tiên) Kinh phí dự kiến
trong tương lai (%)(*)
ARDO 1: Đại gia súc 15
ARDO 2: Tiểu gia súc nhai lại 2
ARDO 3: Chăn nuôi lợn 20
ARDO 4: Chăn nuôi gia cầm 19.5
ARDO 5: Côn trùng hữu ích 2.5
ARDO 6: Vaxin và thuốc thú y 21
ARDO 7: Chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi 15
Vốn dự phòng 5
Tổng 100
(*) Tỷ lệ kinh phí dựa vào Hội thảo đánh giá về Lợi nhuận từ Đầu tư. Kế hoạch chính thức sẽ
được quan chức và các nhà ra quyết định về Chính sách của Bộ quyết định.
6 Các bước tiếp theo
Việc định ra các Chương trình ưu tiên nghiên cứu trong từng ARDO ưu tiên sẽ dẫn đến
kết quả là có nhiều Chương trình ưu tiên cao trong các ARDO có mức độ ưu tiên cao
được cấp kinh phí hơn so với các Chương trình ưu tiên cao nhưng thuộc các ARDO có
mức độ ưu tiên nghiên cứu thấp hơn.
Các bước tiếp theo bao gồm
:
1. Thành lập các tổ chuyên gia cho mỗi Chương trình ưu tiên nghiên cứu đã được
thống nhất và lựa chọn.
2. Xác định mục tiêu của Chương trình (Kết quả mong muốn) cho mỗi chương trình
ưu tiên nghiên cứu.
3. Đảm bảo Mục tiêu của Chương trình sẽ đem đến hướng tiếp cận đa ngành để đạt
được các kết quả mong muốn thông qua việc xác định và ưu tiên các chiến lược
nghiên cứu (các ngành, chủ đề nghiên cứu).
4. Tiến hành lựa chọn và ký kết hợp đồng nghiên cứu theo hình thức đấu thầu rộng
rãi để khuyến khích sự sáng tạo và hợp tác giữa các bộ phận trong cùng cơ quan
nghiên cứu cũng như giữa các cơ quan nghiên cứu khác nhau.

×