Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
1
Dựa vào các lớp “Huấn luyện đồng ruộng” nhằm tăng cường kỹ năng và
kiến thức về quản lý sản phẩm cây có múi trong tiến trình
“Thực hành Nông nghiệp tốt” ở các tỉnh phía Nam
Hồ Văn Chiến & Lê Quốc Cường (1),
Oleg Nicetic, Debbie Rae & Robert Spooner-Hart & (2)
Trần Văn Hai & Dương Minh (3)
(1) Trung tâm Bảo vệ thực vật – phía Nam,
(2) Trường Đại học Tây Sydney - Úc
(3) Trường Đại học Cần Thơ
Tóm lược
Đánh giá tác động thật chi tiết của hơn 50 FFS tại 11 tại tỉnh mà qua đó đã huấn luyện được trên
2000 nông dân từ năm 2005 đến 2006 đã cho thấy có nhiều tác động có lợi. Các nông dân đã gia
tăng được kiến thức và kỹ năng của họ trong việc trồng và bảo vệ cây có múi đồng thời gia tăng ý
thức về việc ghi chép, bảo quản sau thu hoạch, về thị trường và đặc biệt là thay đổi trong thực hành
canh tác một cách đáng kể sau khi tham gia FFS. Những thực hành được thay đổi đáng kể ở đây bao
gồm việc giảm sử dụng thuốc trừ dịch hại, thay đổi bằng việc sử dụng các loại thuốc ít độc hại hơn,
quản lý đất trồng trọt tốt hơn bằng việc gia tăng sử dụng các chất liệu hữu cơ và quản lý tán cây
được tốt hơn. Chính nhờ vào những thay đổi này mà phần lớn nông dân đều cho rằng lợi nhuận của
họ đã gia tăng. Sự tham gia vào FFS cũng đã được báo cáo rằng sức khoẻ của người nông dân và
sức khoẻ của hệ sinh thái trong vườn cây có múi đã được cải thiện. Những lợi ích về xã hội của sự
tham gia trong FFS bao gồm gia tăng sự tôn kính lẫn nhau giữa các thành viên FFS và làm cho
mạng lưới nông dân được mạnh mẽ hơn kết quả là họ đã thành lập các câu lạc bộ nông dân và các
hợp tác xã.
I. Phần giới thiệu
Trong những thập niên 1980, Việt Nam là một nước còn rất nghèo, kém phát triển và nền
kinh tế phụ thuộc rất nặng vào sản xuất nông nghiệp; có hơn 80% dân số nông thôn sống về nghề
nông. Rau màu và các loại cây ăn trái được xem như là những cây trồng phụ. Diện tích trồng cây ăn
trái rất manh múng, nhỏ, nhiều chủng loại, thậm chí cây ăn trái trồng xen canh rất nhiều loại.
Từ sau năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã thay đổi m
ạnh mẽ chính sách về nông nghiệp. Tại
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhiều hộ nông dân đã cải tạo vườn tạp, diện tích trồng cây ăn trái
được mở rộng hơn và nhiều chủng loại hơn như trồng xen canh cây ăn trái với lúa hoặc trồng
chuyên các vườn cây ăn trái mới như Nhãn, Ổi, Sầu riêng và cây có múi với phương thức canh tác
độc canh hay xen canh. Vào giai đoạn nầy người nông dân trồng cây ăn trái với ý thứ
c tự phát, chưa
định hướng được theo thị trường, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp; kỹ thuật canh tác lạc hậu
bón phân thiếu, không cân đối và gặp rất nhiều rủi ro trong đó có sự đóng góp của dịch hại. Tuy
nhiên, thông qua nhiều mô hình cho thấy người nông dân trồng cây ăn trái đã có thu nhập rất cao.
Trong những thập niên 1990, nông dân trồng cây ăn trái vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
càng ngày càng được phát triển hơn về diện tích, chủng loại và lợi nhuận. Bên cạnh đó Nhà nước
Việt Nam đã đầu tư mạnh vào lãnh vực nông thôn như thuỷ lợi, đường xá, thuốc BVTV, phân bón
mà đặc biệt là hệ thống Khuyến nông trong đó có Khuyến nông về Bảo Vệ Thực Vật đã có bước
chuyển mạnh vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật mới về cây ăn trái.
Riêng đối với cây có múi thì cũng tương tự như những cây trồng khác nông dân gia tăng
diện tích trồng, đầu tư phân bón nhiều hơn, năng suất cao hơn, có được lợi nhuận cao hơn nhưng giá
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
2
cả thì không ổn định. Tuy nhiên, khi năng suất gia tăng thì dịch hại trên cây có múi cũng gia tăng
theo. Những dịch hại quan trọng xuất hiện và gây hại nặng như Nhện, Fusarium, Phytophthora,
Tristeza và đặc biệt nhất là bệnh vàng lá “Greening” (Huanglongbing) với diện tích nhiễm bệnh
ngày càng rộng, nguồn bệnh luôn duy trì trong thực tiễn canh tác, là một loại bệnh khó phòng trị vì
“Vector” truyền bệnh có cây ký chủ rất phong phú, rất linh hoạt và di chuyển xa. Tuy nhiên, trên
thực tế khi nông dân chuyển cây cam sang trồng qua cây bưởi và quít Tiều thì vấn đề phòng trị rầy
chổng cánh (Diaphorina citri) tương đối dễ dàng hơn và chúng cho sản lượng cũng tương đối ổn
định.
Hiện nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long tổng diện tích trồng cây có múi khoảng 68.000ha.
nông dân trồng cây có múi muốn học hỏi nhiều hơn về tỉa cành tạo tán, quản lý dịch hại, đất và
phân bón. Nông dân trồng cây có múi cũng cố gắng sản xuất theo hướng bền vững ít ảnh hưởng
nhất đến môi trường. Một số chương trình bao gồm “Gắn liền trang trại và môi trường”, “Rau quả
an toàn” và mới đây là “GlobalGAP” và “VietGAP” đang giúp nông dân ghi nhận được những mục
tiêu của những chương trình nầy nhằm có được những sản phẩm tốt trên thị trường.
Từ năm 2001 dự án AusAID CARD đầu tiên và tiếp theo đó là các dự án 036/04 VIE và
037/06 VIE, những cộng sự từ trường Đại Học Tây Sydney và phía Việt Nam gồm Cục BVTV và
Trường Đại học Cần Thơ đã có những đóng góp rất có ý nghĩa trong việc huấn luyện nông dân về
kỹ thuật canh tác cây có múi và việc quản lý dịch hại tổng hợp. Dự án đầu tiên đã được thực hiện từ
năm 2001 đến 2003, nội dung chính trong dự án này là đã đưa ra một chương trình huấn luyện IPM
trên cây có múi theo kiểu thực nghiệm trên đồng ruộng cho nông dân (FFS) và cung cấp những kiến
thức cơ bản cho các huấn luyện viên thông qua các giáo trình. Dự án AusAID CARD thứ hai đặt
trọng tâm vào việc huấn luyện FFS và in ấn nhiều sách tiếng Việt. Dự án hiện tại là thực hiện IPM
được định hướng theo “GlobalGAP” và trong những hợp tác xã tiêu biểu đang thực hành theo
“GlobalGAP”. Tại Huyện Bình Minh thuộc Tỉnh Vĩnh Long (ĐBSCL), từ năm 2005 chúng tôi đã
hướng dẫn được 12 FFS, trong đó 9 FFS được AusAID CARD tài trợ kinh phí và 3 FFS chính
quyền Tỉnh tài trợ kinh phí. Kết quả là cho đến nay có gần 150 ha trong số 250 ha cây có múi của
huyện này đã áp dụng IPM. Các nông dân gia nhập vào các Hợp Tác Xã và Hợp Tác Xã Mỹ Hoà đã
được Metro tài trợ cải thiện kho tồn trữ và hướng dẫn những biện pháp bảo quản sau thu hoạch rất
căn bản. Hiện nay nông dân ở đây đang bán sản phẩm cho Metro và xuất đi các nước Hà Lan, Pháp,
và Nga (gần 120 tấn từ nữa năm qua). Hai mươi sáu nông dân từ các Hợp Tác Xã đã học xong FFS
ở năm 2007 sẽ được chứng nhận đạt Global GAP vào cuối năm nay. Chúng tôi đã thuyết phục chính
quyền địa phương tiếp tục tài trợ kinh phí cho các nông dân để họ có thể cải thiện nhà vệ sinh của
họ (toilets), vì đây là trở ngại chính trong số các tiêu chuẩn của GAP.
Việc đánh giá kết quả của dự án hiện tại này sẽ được thực hiện vào năm 2010 vì thế trong
phần báo cáo này chúng tôi sẽ trình bày những kết quả tác động của dự án thứ 2.
Vật liệu và phương pháp
Phương pháp đánh giá tác động của FFS thì vẫn còn đang phát triển cũng như chưa được định
hình một cách thống nhất (van den Berg and Jiggins 2007). Tuy nhiên nhìn chung rằng đánh giá tác
động của FFS là một công việc rất phức tạp bởi vì tính đa dạng của những tham số và phối cảnh
khác nhau của các đối tác (van den Berg and Jiggins 2007). Những đánh giá tác động được trình
bày trong báo cáo này và phương pháp đã sử dụng dựa trên những đánh giá tác động đã được thực
hiện bởi những người đã thực hiện trước đây, bao gồm tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Những
đánh gía bao gồm sự tự đánh giá bởi những người nông dân và sự tự đánh giá bởi những đối tác
trong dự án để đảm bảo rằng những tham số mà đã đưa ra để đánh giá này thì đáng tin cậy nhất cho
những đối tác. Theo kiểu đánh giá này thì cũng có mộ
t giới hạn của nó đó là những hiệu quả của các
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
3
FFS đôi khi bị tác động bởi những biến động tạm thời chẳng hạn như sự khác nhau ở các tỉnh khác
nhau, trên các chủng loại cây có múi khác nhau (cam, quýt, bưởi), trong năng suất, giá cả thị trường
từ năm này sáng năm khác
Tuy nhiên, kết quả điều tra cơ bản đã là một kinh nghiệm rất quan trọng cho cả hai điều phối
viên dự án phía Úc và Việt Nam từ đó giúp chúng tôi hiểu được nhiều hơn về những gì mà người
nông dân trồng cây có múi ở những vùng khác nhau của Việt Nam cần đến .
Với mục tiêu là Quản lý dịch hại tổng hợp theo định hướng “GlobalGAP” dựa trên
“VietGAP”, 30 nông dân đã học xong “FFS” và có những vườn cây có múi trồng gần với nhau đã
được chọn lựa để tiếp tục thực hiện “GlobalGAP”.
Khảo sát và phân tích Kiến Thức Quan điểm và Thực tiễn
Một cuộc khảo sát KAP (Ki
ến thức, quan điểm, và thực tiễn ) đã được thực hiện với tất các
các học viên tham dự FFS. Khảo sát trước khi tham gia chương trình được thực hiện ngay khi khai
mạc FFS và khảo sát sau khi tham dự chương trình được tiến hành trong buổi họp mặt cuối cùng
của FFS. Những bảng khảo sát được in ra và được các huấn luyện viên phát cho các tham dự viên
FFS, các huấn luyện viên sẽ đọc và giải thích mỗi câu hỏi và cho nông dân có thời gian để viế
t ra
những quan điểm cá nhân của mình. Khi khảo sát xong thì các huấn luyện viên sẽ thu lại các bài
khảo sát ấy và gửi trở về Trung tâm BVTV phía Nam để phân tích. Tất cả các câu trả lời được mã
hoá và nhập số liệu vào trong chương trình Excel của máy tính và sử dụng SPSS để phân tích
(V11.5). Các khảo sát này được thực hiện với tất cả nông dân tham gia FFS của 8 tỉnh ĐBSCL ở cả
2 năm 2005 và 2006 và từ 4 tỉnh trong năm 2005 và 3 tỉnh duyên hải miền Trung trong năm 2006.
Tất cả những số liệu này được tính toán gộp chung theo vùng (ĐBSCL và Duyên hải miền Trung).
Đánh giá những tác động của dự án đến kinh tế, xã hội và môi trường qua kết quả phỏng vấn
Vì cây có múi là loại cây lâu năm với mùa vụ kéo dài trong năm nên không thể ước lượng
những ảnh hưởng của FFS trong khoảng thời gian của lớp FFS. Bởi vậy những ảnh hưởng về kinh
tế, xã hội và môi trường được ước lượng một năm sau khi hoàn thành lớp FFS bằng cách sử dụng
một biểu mẫu chung để phỏng vấn từng nông dân riêng lẻ.Việc phỏng vấn được kiểm soát thông
qua 1 người dịch với ích nhất là 5 nông dân mỗi tỉnh, người dịch này đã tham gia FFS một năm sau
khi hoàn thành khoá huấn luyện. Biểu mẫu để phỏng vấn chung này có thể giúp cho nông dân nhận
ra những thay đổi trong kỹ thuật canh tác của họ, những ảnh hưởng kinh tế chính yếu, những sự
thay đổi môi trường của họ và để diễn tả ảnh hưởng của FFS đến đời sống gia đình và mối quan hệ
cộng đồng của họ. Những lưu ý được ghi nhận dưới những dạng chính sau: sự thay đổi trong canh
tác, những tác động về kinh tế, những tác động về xã hội, và những tác động về môi trường. Việc
đòi hỏi những người được điều tra phải chứng minh bằng những sổ ghi chép thực hành trong trang
trại khi có thể. Tuy nhiên những người được điều tra thường không có giữ sổ chi chép và đã báo cáo
bằng nhận thức của họ. Những ghi chép của người được điều tra được ghi nhận lại khi họ đưa ra sổ
ghi chép của mình. Ở mỗi xã được tham quan, nhóm nông dân cũng được điều tra
để xác định thái
độ của họ đối với việc sử dụng thuốc BVTV. Việc điều tra nhóm gồm có 7 câu hỏi và được hướng
dẫn bằng cách đọc từng câu hỏi và yêu cầu giơ tay trả lời 1 trong 3 đáp án (không đúng, có lẻ đúng,
hoàn toàn đúng). Những nông dân được yêu cầu để chọn câu trả lời tiêu biểu nhất theo thái độ của
họ, và số lượng nông dân lựa chọn câu trả lời cho mỗi câu hỏi được ghi nhận lại.
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
4
Kết quả và thảo luận
Điều tra và phân tích Kiến thức Thái độ và Thực tiễn (KAP)
Ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng, các tham dự viên FFS đã được điều tra vào
năm 2005 và 2006. Tổng cộng có 1061 kết quả khảo sát trước và sau tham dự FFS đã được phân
tích từ 530 nông dân trong năm 2005 và 2181 khảo sát trước và sau đã được phân tích từ 1059 nông
dân ở năm 2006. Ở miền Trung những tham dự viên FFS đã được khảo sát gồm các tỉnh Khánh
Hoà, Bình Định, Quảng Nam và Nghệ An trong năm 2005 và tổng cộng có 360 khảo sát trước và
sau đã được phân tích từ 180 nông dân. Năm 2006 những người tham dự viên các tỉnh Khánh Hoà,
Bình Định và Nghệ An đã được khảo sát với tổng cộng gồm 600 phiếu khảo sát trước và sau khi
tham dự FFS đã được phân tích từ từ 300 nông dân.
Người trồng cây có múi ở ĐBSCL có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây có múi trung
bình là 7 năm kinh nghiệm so với nông dân miền trung là 5.3 năm kinh nghiệm. Phần lớn nông dân
ở cả 2 miền đều là thành viên thuộc hội nông dân với tỷ lệ lần lượt là 58% và 63% ở miền Trung và
ĐBSCL.
Ở ĐBSCL loại cây có múi chiếm ưu thế là bưởi (34.9%) theo sau là cam (32.7%), quýt
(22.5%) và chanh (9.9%). Ở ĐBSCL người ta đã xếp một giống cây có múi mà có tên gọi thông
thường là “Cam Sành” vào trong nhóm cam theo như số liệu đã được đánh giá như trên. Nhưng
thực ra “Cam sành” xét về các đặc tính thực vật học thì nó thuộc về nhóm quýt. Nếu cam sành mà
được xếp chung với nhóm Quýt Tiều thì chúng sẽ là nhóm cây có múi chiếm ưu thế ở ĐBSCL tiếp
theo sau là cây bưởi. Ở miền Trung, cam là loại cây có múi được nông dân trồng chiếm ưu thế
(41.0%) kế đến là cây chanh (24.4%), bưởi (23.8%) và quýt (10.8%). Trung bình tuổi cây ở ĐBSCL
là 4.25 năm trong khi ở miền Trung là 5.2 năm. Mật độ cây có sự khác biệt cao một cách có ý nghĩa
giữa ĐBSCL so với miền Trung. Ở ĐBSCL quýt và cam được trồng với mật độ trung bình là 1600
cây/ha (2.5 x 2.5) và bưởi với mật độ là 493 cây/ha (4.5 x 4.5). Ở miền Trung cây quýt được trồng
với mật độ trung bình là 714 cây/ha (3.5 x 4), cam ở mật độ là 550 cây/ha (4 x 4.5) và bưởi 330
cây/ha (5.5 x 5.5).
Ở ĐBSCL vật liệu giống cây trồng được sản xuất bởi chính người nông dân là phổ biến nhất
(46.1%) hoặc có nguồn gốc từ hàng xóm (16.3%) tổng cộng là 62.4%. Chỉ 8.7% người trả lời đã
trồng cây giống được xác nhận có nguồn gốc từ các Viện hoặc những vườn ươm được quản lý của
nhà nước (Trung Tâm giống) (5.3%) và vườn ươm tư nhân (3.4%). Hơn 1/4 số người trả lời là
không biết nguồn gốc (28.9%). Những nông dân không biết nguồn gốc cây trồng có thể mua trên
ghe của thương buôn mà những người này chạy ghe trên sông để bán giống cây cho các nông dân ở
những huyện và những tỉnh khác. Ở miền Trung đa số giống cây trồng đều được mua từ các Viện
hoặc vườn ươm của nhà nước (Trung tâm giống) (20.5%) và vườn ươm tư nhân (16.7%) tổng cộng
gồm 37.2%. Các nông dân đã tự sản xuất giống cây trồng chiếm 26.5% và 14.9% mua từ hàng xóm
tổng cộng gồm 41.4%. Còn lại 21.4% người trả lời không biết nguồn gốc giống cây trồng.
Cả hai miền đều sử dụng phân hoá học rất cao, 95% nông dân ở ĐBSCL và 88% ở miền
Trung. Việc sử dụng phân hữu cơ ở miền Trung cao hơn chiế
m 91% so với 60% ở ĐBSCL. Việc
sử dụng phân bón lá cao hơn ở ĐBSCL chiếm 51% và ở miền Trung chỉ có 24% người trả lời đã sử
dụng phân bón lá.
Số lần phun thuốc BVTV trung bình mỗi năm ở ĐBSCL lúc mới bắt đầu FFS năm 2005 là 7
lần và giảm xuống còn 6.5 lần sau khi lớp FFS hoàn tất. Năm 2006 số lần phun thuốc trước FFS là
7.7 lần và sau khi lớp FFS hoàn tất số lần phun thuốc giả
m còn 6 lần. Ở miền Trung năm 2005 số
lần phun thuốc trung bình là 3.3 trước lớp FFS và tăng lên 4 lần khi sau khi FFS hoàn thành, trong
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
5
khi năm 2006 ở số lần phun thuốc trung bình ở miền Trung là 5 lần trước lớp FFS và giảm xuống 4
lần sau lớp FFS. Sự thay đổi số lần phun thuốc từ 2005 đến 2006 ở miền Trung xảy ra là do ở tỉnh
Quảng Nam có số lần phun thuốc rất thấp, không được tính trong điều tra năm 2006. Nhìn chung số
lần phun thuốc ở mỗi mùa vụ không cao và thực sự không hy vọng rằng nó có thể được giảm hơn
nữa vì căn cứ vào việc tính toán số đợt chồi của mỗi năm và tình hình sâu bệnh phức tạp của Việt
Nam. Tuy nhiên, số lần phun thuốc ở tỉnh Đồng Tháp cao hơn những nơi khác với 20 lần/năm thì
không có gì lạ, nhưng sau FFS số lần phun thuốc giảm xuống còn 12 - 15 lần mỗi năm. Số nông dân
sử dụng dầu khóang thì tăng từ 38% trước FFS đến 52.2% sau lớp FFS ở ĐBSCL và từ 16.6% trước
FFS đến 61.1% sau FFS ở miền Trung. Điều đó chứng tỏ có sự chuyển từ thuốc BVTV mang tính
phá huỷ môi trường sang các loại thuốc BVTV có thể chịu đựng hơn.
Phần lớn nông dân cho rằng cách huấn luyện như thế, thực hành ngoài đồng và báo cáo
chuyên đề là cách tốt nhất để truyền đạt kiến thức mới đến nông dân với 46.1% nông dân lựa chọn
những phương pháp này ở ĐBSCL và 54.9% ở miền Trung. Chỉ 11.2% nông dân ở ĐBSCL và
8.9% ở miền Trung nghĩ rằng điểm trình diễn là cách tốt để học những kỹ thuật mới.
Việc thay đổi niềm tin điển hình khác là dinh dưỡng cho cây trồng, cách trồng cây có múi
được khảo sát giữa 2 vùng. Có một sự gia tăng đáng kể trong việc đồng ý trồng cây giống sạch
bệnh sẽ cho năng suất cao hơn đối với nông dân miền Trung nhưng không có sự thay đổi niềm tin
đối với nông dân ĐBSCL sau khi tham dự lớp FFS (Bảng 1). Mức độ không đồng ý rằng mật độ
cây càng cao sẽ cho năng suất cao hơn thì cao hơn một cách có ý nghĩa ở nông dân ĐBSCL nhưng
vẫn không thay đổi ở nông dân miền Trung. Mặc dù tất cả nông dân không chắc chắn rằng lượng
phân bón vô cơ càng cao hơn sẽ cho năng suất cao hơn, niềm tin đã thay đổi một cách có ý nghĩa
với nông dân ĐBSCL và nông dân dân miền Trung ở năm 2005 đối với nông dân ĐBSCL số lượng
không đồng ý cao hơn sau khi tham dự FFS và với các nông dân miền Trung số lượng đồng ý thấp
hơn có ý nghĩa (Bảng 1). Có một sự giảm đáng kể trong việc đồng ý cho rằng phun phân bón lá sẽ
gia tăng năng suất ở nông dân ĐBSCL và việc đồng ý gia tăng đáng kể ở nông dân miền Trung sau
khi tham dự lớp FFS.
Việc thay đổi thái độ về những sâu bệnh chính tương đối phù hợp giữa hai vùng. Có sự gia
tăng đáng kể về nhận thức những biện pháp có hiệu quả cho việc quản lý bệnh vàng lá gân xanh và
rầy chổng cánh là tác nhân truyền bệnh ở cả hai vùng . Cũng đã có sự gia tăng đáng kể trong việc
đồng ý rằng việc gây thiệt hại của sâu vẽ bùa có thể làm tăng bệnh loét, mặc dù sự gia tăng này
không ý nghĩa ở nông dân ĐBSCL năm 2005 . Ở miền Trung đã có một sự gia tăng đáng kể trong
việc đồng ý cho rằng những cây bị sâu vẽ bùa tấn công sẽ cho năng suất thấp hơn trong khi niềm
tin vẫn không thay đổi ở ĐBSCL. Mặc dù đa số nông dân đồng ý rệp mụôi phải được kiểm soát
bằng thuốc trừ sâu ngay khi chúng xuất hiện trên cây, trong năm 2006 có một sự giảm có ý nghĩa
trong việc đồng ý ở nông dân ĐBSCL và có sự gia tăng có ý nghĩa trong việc đồng ý ở nông dân
miền Trung . Những sự khác biệt này phản ánh ảnh hưởng của những hoàn cảnh khác nhau giữa các
địa phương và tầm quan trọng của các huấn luyện viên.
Sự tham gia FFS phần lớn đã tác động mạnh đến niềm tin về những phương pháp kiểm soát
dịch hại với một sự thay đổi có ý nghĩa về mọi mặt tr
ừ một trường hợp. Tất cả nông dân trở nên
nhận thức nhiều hơn về tác hại của thuốc BVTV có thể gây hại cho sức khoẻ con người và thiên
địch có ích. Tất cả nông dân đều gia tăng trình độ của họ trong việc đồng ý rằng thuốc BVTV có thể
làm cho sự bộc phát trở lại của dịch hại và giảm sự đồng ý rằng sử dụng thuốc BVTV sẽ làm tăng
năng suất và nông dân tiến bộ sử dụng nhiều thuốc trừ dịch hại. Cũng có sự không đồng ý gia tăng
rằng thuốc BVTV rẽ và dễ sử dụng đối với nông dân ĐBSCL và nông dân miền Trung năm 2005.
Bệnh vàng lá gân xanh là nỗi lo chính của vùng ĐBSCL và không thay đổi sau khi tham dự lớp
FFS, mặc dù dành ưu tiên cho những dịch hại và bệnh khác đã thay đổi không đáng kể. Vào nă
m
2005 nông dân ở miền Trung cũng lo ngại về bệnh vàng lá gân xanh cả trước và sau khi tham dự
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
6
FFS. Sự lo sợ về các loại dịch hại đứng thứ hai là bệnh thối rễ và mức độ lo sợ thì không thay đổi.
Tuy nhiên, vào năm 2006 nông dân ở miền Trung thì lo sợ hơn về nhện ở trước khi tham dự FFS và
họ trở nên lo sợ hơn về sâu vẽ bùa sau khi tham dự FFS .
Bảng 1: Quan điểm của những người tham gia FFS về kỹ thuật trồng và bón phân cho cây có múi
Tỷ lệ trung bình
1
ĐBSCL 2005
DH miền trung
2005
ĐBSCL 2006
DH miền trung
2006
Câu hỏi khảo sát về Kiến thức,
thái độ và thực tiễn (KAP)
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Trồng cây con sạch bệnh sẽ
mang lại năng suất cáo hơn
4.20
4.16 4.34 4.52
*
4.24 4.28 4.08 4.45
**
Trồng cây với mật độ dày sẽ cho
năng suất cao hơn
2.46 2.20
**
2.01 2.07 2.29 2.00
**
2.23 2.18
Bón phân nhiều sẽ cho năng suất
cao hơn
2.95 2.79
*
3.27 3.16
*
2.95 2.61
**
3.17 3.34
*
Phun nhiều phân bón qua lá sẽ
làm tăng năng suất
3.64 3.50
*
3.76 3.98
*
3.73 3.41
**
3.55 4.12
*
* ý nghĩa ở 0.05%; **ý nghĩa ở 0.01%
1
Các con số thể hiện là số liệu trung bình: điểm số giữa 0 và 2.50 cho thấy sự không đồng ý với câu hỏi đặt
ra, điểm số càng thấp cho thấy rằng mức độ không đồng ý càng cao hơn; điểm số giữa 2.50 và 3.50 cho thấy
rằng họ còn lưỡng lự trong suy nghĩ của họ hoặc là số câu trả lời đồng ý và không đồng ý với câu hỏi đặt ra
tương đương nhau; Con số
giữa 3.5 và 5 chỉ cho thấy sự đồng ý với câu hỏi đặt ra, con số này càng cao cho
thấy mức độ đồng ý càng cao hơn .
Bảng 2: Quan điểm của những người tham gia FFS về các dịch hại và bệnh chính trên cây có múi
Tỷ lệ trung bình
1
ĐBSCL 2005
DH miền Trung
2005
ĐBSCL 2006
DH miền Trung
2006
Câu hỏi khảo sát về Kiến thức,
thái độ và thực tiễn (KAP)
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Bệnh vàng lá greening có thể
được quản lý bằng việc sử dụng
cây giống sâch bệnh và quản lý
vườn bằng cách phòng trừ rầy
chổng cánh
3.61 3.89
**
3.65 4.21
**
3.78 4.12
**
3.36 4.41
**
rầy chổng cánh là côn trùng
truyền bệnh greening trên cây có
múi
4.23 4.45
**
3.92 4.44
**
4.14 4.64
**
3.98 4.70
**
Tác hại cỷa sâu vẽ bùa có thể sẽ
làm gia tăng tác hại của bệnh loét
do vi khuẩn
3.73 3.82 3.54 4.11
**
3.57 3.80
**
3.45 4.02
**
Cây bị tấn công bởi sâu vẽ bùa sẽ
cho năng suất thấp hơn
4.24 4.18 3.94 4.30
**
4.11 4.09 3.95 4.30
**
Kiểm soát nhện chỉ quan trọng
trong mùa khô
3.39 3.40 3.37 3.17 3.53 3.62 3.41 3.35
Rầy mềm phải được phòng trị
ngay bằng thuốc hoá học khi
chúng vừa mới xuất hiện trên cây
4.20 4.12 3.96 3.92 4.19 3.95
**
3.72 3.96
**
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
7
*ý nghĩa ở 0.05%; ** ý nghĩa ở 0.01%
1
Các con số thể hiện là số liệu trung bình: điểm số giữa 0 và 2.50 cho thấy sự không đồng ý với câu hỏi đặt
ra, điểm số càng thấp cho thấy rằng mức độ không đồng ý càng cao hơn; điểm số giữa 2.50 và 3.50 cho thấy
rằng họ còn lưỡng lự trong suy nghĩ của họ hoặc là số câu trả lời đồng ý và không đồng ý với câu hỏi đặt ra
tương đương nhau; Con số
giữa 3.5 và 5 chỉ cho thấy sự đồng ý với câu hỏi đặt ra, con số này càng cao cho
thấy mức độ đồng ý càng cao hơn .
Bảng 3: Quan điểm của những người tham gia FFS về phương pháp quản lý dịch hại
Tỷ lệ trung bình
1
ĐBSCL 2005
DH miền Trung
2005
ĐBSCL 2006
DH miền
Trung 2006
Câu hỏi khảo sát về Kiến thức, thái
độ và thực tiễn (KAP)
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Phun thuốc trừ sâu sẽ làm tăng
năng súât
3.54 3.18
**
3.77 3.32
**
3.57 2.74
**
3.25 3.22
**
Dùng thuốc trừ sâu để bảo vệ cây
trồng của bạn sẽ ảnh hưởng đến
sức khoẻ
4.43 4.49
**
4.22 4.49
**
4.35 4.63
**
4.33 4.67
**
Dùng thuốc trừ sâu sẽ gây tái phát
dịch hại
3.01 3.31
**
2.67 3.49
**
2.79 3.48
**
2.85 4.05
**
Dùng thuốc trừ sâu sẽ làm gảim
thiên địch (côn trùng có lợi)
4.12 4.25
**
3.72 4.33
**
4.06 4.49
**
4.06 4.65
**
Nếu bạn sử dụng cây giống sâch
bệnh và quan lý vườn thật tốt thì
việc sử dụng thuốc trừ sâu là
không cần thiết
3.56 3.82
**
3.42 3.78
**
3.60 3.82
**
3.62 4.10
**
Phàn lớn nông dân đều sử dụng
nhiều loại thuốc trừ sâu
2.63 2.28
**
2.24 1.92
**
2.52 2.08
**
2.19 1.77
**
Thuốc trừ sâu thì rẽ và dễ áp dụng 2.46 2.33
**
2.20 1.80
**
2.63 2.15
**
2.27 2.37
* ý nghĩa ở 0.05%; **ý nghĩa ở 0.01%
1
Các con số thể hiện là số liệu trung bình: điểm số giữa 0 và 2.50 cho thấy sự không đồng ý với câu hỏi đặt
ra, điểm số càng thấp cho thấy rằng mức độ không đồng ý càng cao hơn; điểm số giữa 2.50 và 3.50 cho thấy
rằng họ còn lưỡng lự trong suy nghĩ của họ hoặc là số câu trả lời đồng ý và không đồng ý với câu hỏi đặt ra
tương đương nhau; Con số
giữa 3.5 và 5 chỉ cho thấy sự đồng ý với câu hỏi đặt ra, con số này càng cao cho
thấy mức độ đồng ý càng cao hơn .
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
8
Bảng 4: Các loại dịch hại và bệnh trên cây có múi làm người nông dân lo lắng.
Tỷ lệ nông dân lo ngại đối với các loại các loại dịch hại hay bệnh liên
quan
ĐBSCL 2005
Duyên hải miền
Trung 2005
ĐBSCL 2006
Duyên hải
miền Trung
2006
Dịch hại hay bệnh
Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau
Rầy chổng cánh n/a n/a n/a n/a 10.2 13.2 6.6 22.2
Rệp (bao gồm các loại rệp sáp) 14.7 9.7 3.9 1.1 15.8 12.8 11.8 4.2
Sâu vẽ bùa 4.6 4.7 15.1 15.6 4.8 3.6 20.7 23.9
Nhện 11.9 12.6 15.6 10.1 12.7 13.7 21.8 19.7
Sâu đục cành 0 0.4 15.6 11.7 0.8 0.1 5.2 2.8
Bọ xít xanh 1.5 1.2 2.8 2.2 1.6 0.8 0 0.7
Bệnh Greening
43.9 49.4 27.4 31.8 27.0 31.9 17.0 15.5
Thối rễ 16.2 14.0 17.9 17.9 14.5 10.4 10.3 7.7
Rệp dính 1.5 3.5 0 1.7 3.0 4.0 1.8 0.4
Khác 5.7 4.5 1.7 7.9 9.6 9.5 4.8 2.9
1
Số liệu ở 2005 gồm cho thấy nông dân đã trả lời về bệnh greening và rầy chổng cánh, Số liệu năm 2006 cho
thấy nông dân chỉ lo ngại về bệnh greening
Đánh giá những tác động về kinh tế, xã hội và môi trường qua việc phỏng vấn
Tổng số có 53 nông dân đã được phỏng vấn một cách riêng lẽ và 132 đã được phỏng vấn theo
nhóm từ 13 địa điểm trong tháng 11 năm 2006.
Thay đổi trong kỹ thuật canh tác
Ít nhất mỗi nông dân ở mỗi tỉnh đều đề cặp đến sự giảm số lần phun thuốc nhưng thay đổi
được báo cáo phổ biến nhất trong kỹ thuật phun thuốc là sự thay đổi chủng loại thuốc trừ dịch hại.
Thuốc trừ dịch hại thế hệ mới được chấp nhận nhiều nhất là dầu khoáng PSO với 20 báo cáo cho
thấy rằng chỉ sử dụng dầu khoáng để phun mà không có kết hợp với một loại thuốc nào khác, và
thêm 8 báo cáo khác là sử dụng dầu khoáng kết hợp với những nông dược khác. Imidacloprid là loại
thuốc trừ dịch hại được chấp nhận phổ biến nhất với 16 báo cáo được đề cặp đến. Sự gia tăng lớn
nhất trong việc sử dụng PSO đó chính là kết quả của sự tài trợ và tác động mạnh mẽ của công ty
thuốc BVTV Sài Gòn (SPC) tại thành phố Hồ Chí Minh. SPC đã tài trợ những sản phẩm cho những
thực nghiệm trình diễn tại các FFS nhưng quan tr
ọng hơn chính là công ty đã tổ chức phân phối sản
phẩm PSO đến các đại lý thuốc BVTV trong tỉnh nơi các FFS đã được tổ chức. Họ đã phối hợp tổ
chức các hoạt động tiếp thị của họ với những hoạt động của dự án và in ấn những vật liệu tiếp thị
mà có sự kết hợp chặt chẽ với chương trình IPM để phân phát nông dân trong các FFS. Ch
ỉ có 11
báo cáo nói về việc gia tăng sử dụng phân bón nhưng hầu hết chỉ có 4 lần sử dụng trong khi nhiều
báo cáo khác thì nói nhiều về các loại phân hữu cơ. Một loạt những vật liệu hữu cơ khác cũng đã
được phối trộn với nhau và đôi khi cả với Trichoderma cũng đã được người nông dân sử dụng. Sự
thay đổi quan trọng khác trong quá trình canh tác của họ nữa đó là việc ghi chép lại và chính họ có
khả năng nhận diện ra được những loại dịch hại và bệnh cũng như biết điều tra phát hiện được các
loại dịch hại.
Những tác động kinh tế
Tác động nổi trội về kinh tế đã được ghi nhận bởi nông dân tham gia FFS ở năm 2005 là sự
giảm chi phí đầu vào. Hầu hết ở tất cả các tỉnh đều cho rằ
ng chi phí đầu vào giảm 12 lần, chi phí
thuốc trừ sâu giảm 8 lần, chi phí công lao động giảm 5 lần, kết quả là 47% nông dân cho rằng giảm
chi phí đầu vào. Chỉ có tỉnh Bến Tre là không có ý kiến về việc làm giàm giảm chi phí đầu vào. Gia
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
9
tăng năng suất cũng đã được ghi nhận ngoại trừ với nông dân tỉnh Vĩnh Long. Mặc dù tất cả nông
dân đều nhận biết được sự gia tăng năng suất và chất lượng quả nhưng chỉ có vài báo cáo về sự gia
tăng giá bán quả và lợi nhuận . Thực sự không thể xác định tỷ lệ nào của việc gia tăng năng suất
theo như khai báo là nhờ vào việc thay đổi kỹ thuật quản lý và bao nhiêu là do sự biến động của
mùa vụ. Nếu như cho rằng tất cả những sự gia tăng này là nhờ vào sự tham gia theo như trả lời của
những người tham gia trong FFS thì sẽ có một sự đánh giá quá cao về lợi ích của FFS, thực sự thì sự
tham gia đó chỉ đóng góp một phần vào việc làm gia tăng năng suất và thu nhập của họ như là đã
được báo cáo.
Những tác động về xã hội
Tác động chủ yếu về mặt xã hội được quan tâm đối với người nông dân là việc chia sẽ kiến
thức và kinh nghiệm giữa các nông dân tham gia FFS với nhau, giữa những người xóm giềng, các
thành viên câu lạc bộ nông dân và cả trong phạm vi gia đình. Chỉ có các nông dân từ tỉnh Đồng
Tháp đã không đề cập đến tác dụng làm gia tăng việc chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm bởi vì tất cả họ
đều là thành viên của câu lạc bộ người trồng cây có múi vì vậy quả thực họ đã tuyên truyền, chia sẽ
kiến thức và kinh nghiệm cho nhau tác động qua lại và tạo ra nhiều quyết định chung mà được áp
dụng trong việc quản lý vườn tại nhiều vườn cây có múi khác nhau. Việc chia sẽ kiến thức thường
xuất hiện gắn kết với việc gia tăng các hoạt động xã hội đã được báo cáo có liên quan đến các việc
như uống cà phê, nhậu. Sự tham dự ở các FFS cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc gia tăng
những hoạt động của câu lạc bộ những người làm vườn bao gồm việc trồng cây cũng như việc thành
lập những hợp tác xã nông dân (Bảng 8). Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy rằng việc tham dự FFS
cũng là một cơ hội để giúp sự truyền đạt kinh nghiệm quản lý vườn từ cha đến con trai, chồng đến
vợ và cha đến con gái.
Những tác động về môi trường
Một năm sau khi tham dự FFS và thực hành họ đã học, nhiều nông dân đã báo cáo về việc gia
tăng các sinh vật trong vườn của họ ít nhất một nông dân trong một tỉnh đã đề cập về sự gia tăng các
sinh vật có lợi trong vườn của họ. Các nông dân từ Tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ và Sóc
Trăng cũng cho thấy rằng sự gia tăng số lượng cá cũng như họ có thể nuôi được cá trong các kênh
mương mà trước đó thì không thể. Các loài sinh vật có lợi khác mà luôn luôn được đề cập đến đó là
kiến vàng và ong mật. Sáu nông dân cho thấy rằng cây trồng của họ được cải thiện về sức khoẻ và 5
người thì đề cập đến sức khoẻ của chính họ được cải thiện. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý nhất của
chương trình huấ
n luyện FFS này là sự nhận diện ra được các loại dịch hại và bệnh cũng như các
loại sinh vật có ích điều đó chứng tỏ rằng trong số các điều gia tăng mà được thừa nhận đó là kết
quả của sự gia tăng về năng lực cho những người tham gia để họ có thể nhận biết được các sinh vật
có ích.
Phân tích so sánh lợi nhuận thực sự từ việc sản xuất cây có múi và chi phí của FFS
Lợi nhuận thực của việc sản xuất cây có múi
Qua kết quả của việc phỏng vấn giữa kỳ, các nông dân đã ước lượng thu nhập thực của họ.
Thực sự rất khó để kiểm tra lại những điều khai báo của họ bởi vì họ đã không giữ lại những sổ
sách ghi lại các chi phí của việc đầu tư vào cũng như thu nhập một cách chính xác. Tuy nhiên người
thực hiện cuộc phỏng vấn đã kiểm tra lại với mỗi một người nông dân bằng cách thảo luận với họ
về thu nhập thực tế của họ chứ không phải là tổng thu nhập. Cũng thật là khó để kiểm tra lại với
mỗi nhóm nông dân bởi vì việc đánh giá thu nhập thực tế theo miêu tả sự khác biệt giữa tổng trị giá
quả được bán và chi phí đầu vào trực tiếp như phân bón, nông dược, chi phí tưới tiêu, chi phí xăng
dầu đã được sử dụng trong sản xúât, chi phí thuê công lao động, chi phí đóng gói, chi phí vận
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
10
chuyển đi bán. Trong việc tính toán lợi nhuận thực sự, những người nông dân hầu như không tính
toán về chi phí sức lao động của chính họ cũng như những công lao động khác trong gia đình của
họ, khấu hao thiết bị sử dụng, vườn cây ăn quả, tiền lãi do vay vốn đầu tư. Đánh giá giá trị lợi
nhuận thực tế được thể hiện trong bảng 9 đã được tính toán lại dựa trên những kết quả phỏng vấn
được từ nông dân và quy đổi ra giá trị trên mỗi ha để so sánh giữa các nông dân.
Có một mức độ chuyên biệt về giống cây có múi rất cao ở một vài tỉnh ở Việt Nam như ở
Đồng Tháp chỉ có một giống quýt duy nhất (quýt Tiều) và ở Nghệ An cũng chỉ có duy nhất một
giống cam. Bưởi thì được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh và đã gia tăng diện tích trong mười năm qua.
Kết quả quá trình khảo sát cho thấy rằng việc trồng những giống cây có múi khác nhau sẽ cho
người nông dân sự thu nhập khác nhau. Để kiểm tra giả thuyết lợi nhuận thực tế tuỳ thuộc vào
giống cây có múi được trồng, các số liệu lợi nhuận thực tế từ các chủng loại cây có múi khác nhau
đã được thu thập qua cuộc khảo sát giữa kỳ để phân tích thống kê. Trong phân tích này thì giống
được gọi là “Cam sành” ở Việt Nam thực sự về phân loại thực vật học nó thuộc vào nhóm Quýt.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa trong mối quan hệ về vị trí địa lý (F
3, 19
=1.091, p=0.356) và chỉ
có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị thu nhập thực tế của nông dân giữa các chủng loại cây có múi
(F
2, 28
=5.442, p=0.010). Trắc nghiệm Duncan đã cho thấy rằng trồng bưởi và quýt có lợi nhuận
thực tế cao hơn cam. Không có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê về quy mô bình quân
của chủng loại cây có múi được trồng (F
2, 28
=0.227, p=0.797). Bình quân lợi nhuận thực tế được
tính trung bình giữa các chủng loại cây có múi và ở các tỉnh là 78,620,000 đồng VN. Người nông
dân trồng quýt trung bình có tiền lãi là 100,000,000 đồng VN tiếp theo là trồng bưởi với lợi nhuận
trung bình là 93,330,000 đồng VN. Các nông dân trồng cam có lợi nhuận trung bình chỉ 37,880,000
đồng VN. Không có gì ngạc nhiên với lợi nhuận cao nhất trên 100,000,000 đồng VN đã được ghi
nhận tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp bởi vì phần lớn ở đây đều trồng quýt. Lợi nhuận thấp nhất
được ghi nhận ở tỉnh Bến Tre. Hầu hết là có sự trùng hợp rất cao giữa lợi nhuận trung bình được
khai báo bởi người nông dân và những đánh giá được thực hiện bởi các nhân viên chi cục BVTV
tỉnh nhưng chỉ với 2 tỉnh cho thấy rằng lợi nhuận thực tế được ghi nhận qua phỏng vấn thì ngoài
tầm những đánh giá của các nhân viên chi cục BVTV tỉnh. Ở tỉnh Bến Tre sự không trùng khớp này
là do sự biến động quá lớn giữa thu nhập của các nông dân được phỏng vấn với hệ số biến động là
108% và ở tỉnh Vĩnh Long sự khác biệt là do kích cở mẫu quá nhỏ (chỉ với 2 nông dân) và lợi
nhuận thực tế ghi nhận được bởi các nhân viên chi cục BVTV tỉnh là dựa trên lợi nhuận đạt được từ
người trồng bưởi chứ không phải dựa trên bình quân của tất cả các nông dân.
So sánh với lợi nhuận thực tế từ lúa lãi thu được từ trồng cây có múi là cao hơn 3-6 lần. Số
liệu cũng cho thấy rằng lãi của việc trồng lúa thì không có sự biến động giữa các tỉnh lân cận nhiều
như là lãi của việc trồng cây có múi.
Sự liên quan giữa lợi nhuận của việc sản xuất và chi phí của FFS
Lợi nhuận trung bình được tính cho mỗi ha được
đánh giá là 78.620.000 đồng Viêt Nam cho
năm (= A$ 6,401.19). Diện tích trung bình của mỗi nông trang là 0.69 ha. Lợi nhuận trung bình thực
tế cho mỗi hộ nông dân là 54,247,800 đồng VN. Chi phí FFS cho mỗi tham dự viên là 1.60% lợi
nhuận thực tế của họ. Thật là hợp lý để thừa nhận rằng chỉ cần tiết kiệm trong chi phí cho thuốc trừ
dịch hại cũng như kết quả của việc giảm số lần phun thuốc thì cao hơn là việc đầu tư
mở FFS.
Ghi chú
1
Suốt trong thời gian tiến hành dự án tỷ giá giữa đồng đô la Úc và đồng Viêt Nam có sự biến động
từ 11,372 đồng VN cho A$ 1 đến 13,200 đồng VN cho A$1 do đó giá trị trung bình sẽ là 12,282.09
đồng VN cho A$ 1. Giá trị tỷ giá trung bình sẽ được sử dụng cho tất cả những sự tính toán trình bày
trong báo cáo này.
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
11
2
Các chi phí mở lớp không bao gồm chi phí cho các nhà khoa học Úc tham gia trong dự án . Dự án
này là một dự án nghiên cứu mà trong đó FFS là mục tiêu chính của dự án vì thế đầu tư của các
nhân viên phía Úc trong chương trình huấn luyện TOT trên thực tế thì không kể đến và không tính
toán trong chi phí huấn luyện.
Bảng 5: Bình quân lợi nhuận thực của các vườn cây có múi mỗi năm
Tỉnh N
Diện tích
(ha)
Lợi nhuận
rồng do nông
dân khai báo
(VND/năm)
Lợi nhuận rồng
được đánh giá bởi
cán bộ tỉnh
(VND/năm)
Lợi nhuận so với
trồng lúa được đánh
giá bởi cán bộ tỉnh
(VND/năm)
Kanh Hoa 3
1.63
1
(0.84)
2
38,330,000
1
(7,265,000)
2
Nghe An 4
0.85
(0.087)
44,000,000
(5,492,000)
30-50,000,000 10-12,000,000
Ben Tre 5
0.54
(0.137)
34,600,000
(16,798,000)
50 -70,000,000 18,000,000
Tien Giang 6
0.73
(0.193)
134,330,000
(33,200,000)
100-150,000,000
Dong Thap 4
0.31
(0.072)
115,000,000
(8,660,000)
100-120,000,000
Tra Vinh 2
0.58
(0.131)
83,250,000
(6,848,000)
Vinh Long 2
1.25
(0.250)
85,000,000
(15,000,000)
150,000,000 21,000,000
Can Tho 4
0.30
(0.041)
61,250,000
(13,288,000)
60-70,000,000 20-24,000,000
Soc Trang 2
0.43
(0.075)
97,500,000
(52,500,000)
50-200,000,000 15,000,000
Total 34
0.69
(0.100)
78,620,000
(9,167,000)
30-200,000,000 10-24,000,000
3
1
Số liệu được tính toán trung bình từ lợi nhuận thực tế mà đã được khai báo qua cuộc phổng vấn
từng nng dân ở cuộc phỏng vấn giữa kỳ.
2
Số liệu trong dấu ngoặt đơn là trung bình sai lệch chuẩn
3
Lợi nhuận thực tế trên lúa cho mỗi ha thu hoạch theo khai báo là từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng
VN. Ở ĐBSCL nông dân có thể có 3 vụ thu hoạch mỗi năm và ở duyên hải trung bộ chỉ có 2 vụ đó
chính là điều làm cho sự khác biệt có ý nghĩa trong thu nhập mỗi năm cho đơn vị ha.
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
12
Bảng 6: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt lợi nhuận giữa các chủng loại cây có múi
Chủng loại
cây có múi
N
Diện tích
(ha)
F test
4
Lợi nhuận
rồng qua
phỏng vấn
nông dân
(VND/năm)
Duncan test
3
Quýt
1
17
0.56
2
(0.085)
3
a
100,000,000
(14,660,000)
a
Bưởi 6
0.68
(0.215)
a
93,330,000
(13,824,000)
a
Cam
8
0.58
(0.114)
a
37,880,000
(6,346,000)
b
Tổng 31
0.59
(0.067)
82,680,000
(9,167,000)
1
Cam sành ở VN được tính toán như quýt vì đặc điểm thực vật học của nó gần với quýt hơn
2
Giá trị lợi nhuận được tính tóan là số liệu trung bình qua các lần phỏng vấn từng nông dân ở cuộc
phỏng vấn giữa kỳ.
3
Giá trị trong dấu ngoặt đơn là trung bình độ lệch chẩn.
4
Những nghiệm thức với những chữ giống nhau thì không khác biệt một cách có ý nghĩa so với các
nghiệm thức khác (p=0.05).
Kết luận
1. Các nông dân đã gia tăng kiến thức và kỹ năng của họ trong nhiều mặt của việc canh tác cây có
múi bao gồm mật độ trồng, xén tỉa cành, chế độ dinh dưỡng cho cây và quản lý dịch hại tổng
hợp. Sự nhận thức của nông dân về việc phun thuốc, ghi chép, sau thu hoạch và thị trường cũng
đã gia tăng nhưng cũng cần phải gia tăng hơn nữa trong các lĩnh vực này. Khả năng để đánh giá
quá trình sản xuất và những yếu tố sinh thái nông nghiệp của nông dân đã được cải thiện chính
là kết quả của FFS.
2. Trong năm mà sau khi FFS mở ra, những thực hành trong canh tác của nông dân đã thay đổi
đáng kể đặc biệt là việc giảm dùng thuốc BVTV, thay đồi loại thuốc được sử dụng từ loại thuốc
có phổ tác động rộng, có ảnh hưởng xấu đối vớ
i môi trường sang việc sử dụng các loại thuốc
nhẹ nhàng hơn, quản lý đất canh tác tốt hơn nhờ vào việc gia tăng sử dụng các vật liệu hữu cơ
và việc quản lý tán cây được tốt hơn.
3. Đa số nông dân đã phát biểu rằng lợi nhuận của thực tế họ được gia tăng đó chính là nhờ vào
những tập quán đã được thay đổi, chủ yếu là những chi phí đầu vào giảm và năng súât và chất
lượng quả lại gia tăng. Những lợi ích này không thể tính toán được một cách đầy đủ bởi vì việc
ghi chép của nông dân có giới hạn và thời gian trong vòng 1 năm thì quá hạn chế để có thể đánh
giá một cách đầy đủ những biến động theo thời gian về năng suất.
4. Sự tham gia vào FFS đã làm tăng các mối quan hệ giữa các tham dự viên FFS cũng như các mối
quan hệ trong gia đình và cộng đồng nông trang được rộng rãi hơn. Mạng lưới vững mạnh giữa
các nông dân làm cho thông tin giữa các câu lạch bộ nông dân, hợp tác xã mà trong đó gồm có
các tham dự viên FFS và các thành viên trong cộng đồng nông trang rộng lớn được dễ dàng hơn.
Trong các mối quan hệ này giữa các nông dân các tham dự viên FFS đóng vai trò lèo lái, hướng
dẫn như một người thuyền trưởng.
Hội thảo GAP – Bình Thuận (21-22/7/2008)
13
5. Mặc dù mức độ phụ nữ tham dự vào các FFS đặc biệt là ở phía Nam thì không cao, nhưng nó đã
tạo ra trong số những tác động chính về vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Sự tham dự ở các
FFS đã giúp cho sự chuyển công việc quản lý trang trại từ những người chồng do họ phải đi làm
thuê bên ngoài sang những người vợ của họ được dễ dàng hơn. Cũng chính cơ hội này, những
người chồng có thể tìm được những việc làm thêm bên ngoài được nhiều hơn và đòi hỏi người
phụ nữ trong gia đình phải nâng cao vai trò điều hành việc sản xuất nông nghiệp trong gia đình
của họ. Từ khía cạnh này cho thấy dự án này đã cho thấy rằng huấn luyện FFS có thể giúp cho
người phụ nữ thật là hữu hiệu.
6. Cũng có một tỷ lệ nhỏ những người con của một số nông hộ tham dự FFS và mặc dù dường như
sự tham dự của của những người con này cũng sẽ tạo ra những cơ hội tương tự về sự chuyển
công việc quản lý nông hộ mà đang được điều hành từ những người chồng hay vợ của họ, khả
năng này thì được nhận thấy không có hiệu quả
. Sự quản lý mang tính di truyền từ đời này qua
đời khác như thế thường là chủ đề của việc bất đồng, và dường như FFS đã có thể làm cho thuận
lợi hơn bất đồng này khi những người con (trai) được cho 1 phần của trang trại mà chính họ là
người quản lý độc lập.
7. Người nông dân đã nhận biết được các côn trùng có lợi và việc sử dụng những loài ăn thịt như
kiến vàng đã gia tăng, điều này chỉ cho thấy rằng sức khoẻ của hệ sinh thái nông nghiệp đã được
cải thiện. Một số nông dân cũng đã báo cáo rằng ngày nay họ có thể nuôi được cá trong các
kênh mương trong vườn và sức khoẻ của chính họ cũng như của cây trồng của họ cũng được cải
thiện. Mặc dù những sự cải thiện này thì không thể tính toán được bằng tiền, nhưng những thay
đổi này cho thấy một sự cải thiện đáng kể trong chất lượng cuộc sống của người nông dân.
8. Chi phí của FFS cho mỗi tham dự viên được ước tính là A$ 79,62, nó chỉ bằng 1,60% lợi nhuận
thực tế trung bình trên mỗi ha. Dựa vào sự ước tính này chi phí của FFS sẽ được đền bù trong
chỉ một mùa nhờ vào việc giảm chi phí đầu vào và việc gia tăng năng suất. Chi phí của FFS trên
cây có múi thì tương đương hoặc chỉ thấp hơn một ít so với lợi nhuận của việc làm lúa, trong
khi thu nhập của việc làm cây có múi thì cao hơn gấp 4-5 lần so với việc làm lúa. Điều này cho
thấy chi phí đầu tư thì thấp mà sự thu lợi thì tuyệt hảo trong việc đầu tư vào FFS, việc các nông
dân phải đóng góp một phần nhỏ vào chi phí của FFS hay nói cách khác là sự đóng góp của
nông dân khi tham gia FFS nên được xem xét trong tương lai, đặc biệt nếu như họ lại là các
thành viên của các câu lạc bộ người trồng cây có múi hay là các hợp tác xã.
9. Để duy trì được những lợi ích tạo được từ FFS, các nhóm nông trang cần sự tài trợ về tài chính
với những điều kiện thuận lợi về tín dụng để họ có thể mở những khoá học sau thu hoạch để cải
thiện việc tiếp cận thị trường. Quá trình đăng ký thuốc trừ dịch h
ại, những loại thuốc trừ dịch
hại thích hợp hiện đã được đăng ký cho việc sử dụng trên cây có múi và những thủ tục bắt buộc
cần được xem xét một cách hoàn chỉnh. Không có sự khởi đầu của chính phủ như là giới thiệu
và khuyến khích sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại thế hệ mới ít gây tác động xấu đến môi
trường, những khích lệ về tài chính đối với các công ty thuốc BVTV cho việc đăng ký những
loại thuốc này và khuyến khích các nông dân tuân thủ theo sự hướng dẫn, thì việc sử dụng
những loại thuốc trừ dịch hại thế hệ cũ sẽ tiếp tục chiếm ưu thế.
Lời cảm ơn
Các cộng sự viên phía Việt Nam: Prof. Dr. Nguyen Thi Thu Cuc, Prof. Dr. Tran Van Hai,
M.Sc. Duong Minh, Dr. Nguyen Van Hoa, Dr. Vo Mai, M.Sc. Nguyen Huu Huan, M.Sc. Ho Van
Chien.
Các cộng sự viên phía Úc: Dr. Debbie Rae, MSc. Oleg Nicetic, A/Prof Robert Spooner-Hart