Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam " MS6 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.77 KB, 14 trang )



Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



Báo cáo tiến độ thực hiện dự án CARD


001/07/VIE
Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá Tra ở đồng
bằng sông Cửu Long, Việt Nam


MS6: Báo cáo thực hiện dự án sáu tháng
lần thứ ba



Ngày 09 tháng 8 năm 2009

Mục lục
1. Thông tin chung 1
2. Tóm tắt dự án 2
3. Tóm tắt quá trình làm việc 2
4. Bối cảnh và những thông tin chung 3
5. Tiến độ thực hiện 3
5.1 Kết quả nổi bật 3
5.2 Lợi ích đối với nông hộ nhỏ 5
5.3 Xây dựng năng lực 6
5.4 Thông tin tuyên truyền 6


5.5 Quản lý dự án 7
6. Những vấn đề khác có liên quan 8
6.1 Môi trường 8
6.2 Vấn đề xã hội và giới tính 8
7. Vấn đề triển khai và tính bền vững 8
7.1 Hạn chế 8
7.2 Sự lựa chọn 8
7.3 Tính bền vững 8
8. Các hoạt động quan trọng tiếp theo 8
9. Kết luận 8
1
1. Thông tin chung
Tên dự án
Xây dựng các biện pháp nuôi tốt cho cá tra
ở đồng bằng sông Cửu Long (BMP), Việt
Nam
Cơ quan phối hợp triển khai dự án phía
Việt Nam
Viện nghiên cứu NTTS 2
Trưởng nhóm dự án phía Việt Nam
TS. Nguyễn Văn Hảo
Cơ quan đại diện phía Ôx-trây-lia
Vụ Công nghiệp cơ sở Vic-to-ria, Victoria
Nhân sự đại diện phía Ôx-trây-lia
Ông Geoff Gooley
Thời gian bắt đầu
Tháng 1/2008
Thời gian kết thúc dự án
Tháng 1/2010
Báo cáo định kỳ

Tháng 6-12/2008

Địa chỉ liên hệ:
Tại Ôx-trây-lia: Trưởng nhóm
Họ và tên:
Geoff Gooley
Điện thoại:
+61 3 5976 6218
Chức danh:
Quản đốc dự án
Fax:
+61 3 5975 4943
Địa chỉ: Phòng nghề cá, Vụ Công
nghiệp cơ sở Vic-to-ria
Email:

Tại Ôx-trây-lia: Hành chính
Họ và tên:
Pam Shrimpton
Điện thoại:
03 52580111
Chức danh:
Quản lý kinh doanh
Fax:
03 52580270
Địa chỉ:
Tổ nghiên cứu thủy sản, Phòng
nghề cá, Vụ Công nghiệp cơ sở
Vic-to-ria
Email:



Tại Việ
t Nam
Họ và tên:
TS Nguyễn Văn Hảo
Điện thoại:
+84 8 822 6496
Chức danh:
Giám đốc
Fax:
+84 8 822 6807
Địa chỉ:
Viện nghiên cứu NTTS 2
Email:




2
2. Tóm tắt dự án
























3. Tóm tắt quá trình làm việc
Trong giai đoạn báo cáo này, nhóm cộng tác phía Ôx-trây-lia (Vụ công nghiệp cơ sở Victoria
và NACA) đã thực hiện những chuyến thăm như sau:
• Từ 15-21 tháng 1/2009, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Thuỷ (NACA) đến Việt Nam:
o Họp bàn với nhóm thực hiện dự án phía Việt Nam (Viện nghiên cứu NTTS II
và Đại học Cần Thơ) tập trung đánh giá, xem xét lại cơ sở dữ liệu điều tra
chuỗi thị trườ
ng và tiến hành phân tích tổng hợp số liệu để chuẩn bị viết báo
cáo.
• Từ 12-24 tháng 2/2009, Tiến sỹ B. Ingram (DPI) và ông Phan Thanh Lâm (Viện 2),
ông Bùi Minh Tâm (Đại học Cần Thơ) đến làm việc tại Thái Lan (NACA):
o Họp bàn với nhóm dự án tại NACA nhằm mục đích hoàn thành số liệu điều
tra, phân tích số liệu và phác thảo báo cáo, lên kế hoạch tổ chức hội thảo cấp
vùng/quốc gia sơ bộ dự ki
ến tổ chức trong tháng 10, 2009 tại Việt Nam.
• Từ 27/6/2009 đến 02/07/2009, một đoàn 12 người dự án bao gồm 2 người NACA, 1

người Viện II, 1 người Trường đại học Cần Thơ và 8 nông dân nuôi cá Tra tham gia
chuyến thăm quan học tập tại Andhra Pradesh, Ấn Độ:
o Mục đích của chuyến thăm quan học tập là gặp gỡ nông dân nuôi tôm Ấn Độ
và đào tạo những nông dân nuôi cá Tra tiên phong ở đồng bằng sông Cửu
Long về áp dụng BMP cũng như chức năng của Câu lạc bộ NTTS trong
Mục đích của dự án này là xây dựng và hướng dẫn các hộ/chủ trang trại nuôi cá Tra ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam áp dụng BMP nhằm giúp họ tăng lợi nhuận và
hiệu quả đầu tư (đặc biệt là các nông hộ nhỏ) đồng thời giảm thiểu rủi ro và ảnh hưởng
đến môi trường. Ngoài ra, việc áp dụng BMP giúp đảm bảo cho nghề nuôi cá Tra tiếp tục
phát triển theo bền vữ
ng hơn. Những hoạt động chính được thực hiện trong thời điểm báo
cáo lần 3 này bao gồm:
• Hoàn thành việc phân tích rủi ro để xác định những điểm yếu trong quá trình nuôi
cá Tra mà dự án cần can thiệp thông qua BMP.
• Hoàn thành báo cáo điều tra kinh tế xã hội và điều tra chuỗi thị trường của nghề
nuôi cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
• Phác thảo tài liệu Hướng dẫn BMP cho cá Tra khu vực đồng b
ằng sông Cửu Long
cũng như chuẩn bị tổ chức hội thảo quốc gia và hội thảo khu vực trong thời gian 2-
12 tháng 10 năm 2009 nhằm đưa ra bản BMP và thu thập ý kiến phản hồi của các
bên liên quan cũng như thiết kế, xây dựng mô hình áp dụng BMP thí điểm và xây
dựng chiến lược khuyến khích áp dụng BMP và tài liệu liên quan.
• Nâng cao năng lực cho người nuôi cá Tra và các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý
Việt Nam về
BMP, xây dựng câu lạc bộ NTTS thông qua việc tổ chức thành công
chuyến thăm quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm tại Ấn Độ.
3
khuyến ngư để xúc tiến việc triển khai BMP và thay đổi phương thức canh tác
so với hiện nay (dựa trên kinh nghiệm học hỏi từ nông dân nuôi tôm Ấn Độ về
BMP/câu lạc bộ NTTS).

Những hoạt động dự án khác mà các nhóm thực hiện dự án như Đại học Cần Thơ, Viện 2,
NACA đã triển khai trong giai đoạn báo cáo này gồm:
• Hoàn thành báo cáo điều tra kinh tế xã hội và điều tra chuỗi th
ị trường của nghề nuôi
cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long (xem phụ lục A);
• Hoàn thành báo cáo phân tích rủi ro để xác định những điểm yếu trong quá trình nuôi
cá Tra mà dự án cần can thiệp thông qua BMP (xem phụ lục B);
• Phác thảo tài liệu Hướng dẫn BMP cho cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long
cũng như chuẩn bị tổ chức hội thảo quốc gia và hội thảo khu vực trong thời gian 2-12
tháng 10 năm 2009 nhằm đư
a ra bản thảo BMP chính thức và thu thập ý kiến phản
hồi của các bên liên quan cũng như thiết kế, xây dựng mô hình áp dụng BMP thí điểm
và xây dựng chiến lược khuyến khích áp dụng BMP và tài liệu liên quan.
4. Bối cảnh và những thông tin chung
Mục tiêu của dự án là:
• Xây dựng chương trình BMP cho vùng nuôi cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa
trên các tiêu chí như thực hành nuôi, quản lý sức khoẻ cá, lựa chọn địa điểm, quản lý môi
trường, quản lý đàn cá bố mẹ, chất lượng con giống, thức ăn, cách cho ăn.
• Nâng cao năng lực cho các hộ nuôi quy mô nhỏ thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi để
các hộ nuôi ở khu vực đồng bằ
ng sông Cửu Long dần thay đổi tập quán canh tác và chấp
nhận áp dụng BMP.

Kết quả chính của dự án:

• Đánh giá hiện trạng của nghề nuôi cá Tra vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm cả hiện
trạng quản lý đàn cá bố mẹ tại trại giống và tập quán nuôi cá Tra thương phẩm (trong ao
hầm và lồng bè).
• Xây dựng và triển khai BMPs cho vùng nuôi cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long
cũng như tuyên truyền, phổ biến đến tất cả các bên liên quan.

• Đào tạo kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác này t
ại Việt Nam, Ôx-trây-lia, Thái Lan
trong việc ứng dụng và triển khai BMP ở vùng nuôi cá Tra khu vực đồng bằng sông Cửu
Long.
Tóm lại, phương pháp dự kiến để triển khai dự án này trình bày trong Phụ lục C.

5. Tiến độ thực hiện
5.1 Kết quả nổi bật
Kết quả nổi bật nhất trong giai đoạn báo cáo này là hoàn thành chuyến thăm quan học tập tại
Andhra Pradesh (AP), Ấn Độ do dự án tổ chức cho các đối tác dự án và đại diện nông dân
nuôi cá Tra tiêu biểu khu vực đồng bằng sông Cửu Long (những người được lựa chọn do vai
trò xuất sắc của họ trong công tác khuyến ngư và xây dựng mô hình trình diễn BMP). Kết
quả nổi bật củ
a chuyến thăm quan học tập này được tóm tắt như sau:
1. Mục đích của chuyến thăm quan học tập này là giới thiệu bà con nông dân nuôi cá
Tra ở đồng bằng sông Cửu Long với nông dân nuôi tôm ở AP và các hiệp hội/hội
4
nghề nghiệp của họ (bao gồm cả Câu lạc bộ NTTS, để nắm được cách thức điều hành
và hoạt động của các câu lạc bộ và hiệu quả của việc áp dụng BMP cho nghề nuôi
tôm. Chuyến thăm này ưu tiên tập trung thảo luận về phương thức quản lý các Hiệp
hội, Hội nghề nghiệp ở AP – một hiệp hội được xem là một ví dụ tiêu biểu trên th
ế
giới thúc đẩy việc áp dụng BMPs một cách hiệu quả, cũng như khả năng tiếp cận
những thị trường chính và mới.
2. Tham gia chuyến thăm quan học tập gồm 8 nông dân đại diện cho những người nuôi
cá Tra Việt Nam ở 4 tỉnh có nghề nuôi cá Tra tập trung, cán bộ quản lý nhà nước cấp
huyện/tỉnh, và đại diện nhóm thực hiện dự án (NACA, Đại học Cần Thơ, Vi
ện 2).
3. Thăm Hội Nghề cá Chinavasala – làng Chinavasala có 5 Hội nghề cá với 84 hội viên
là nông dân tham gia. Mỗi hội viên có diện tích nuôi tôm là 1 ha. Làng này bắt đầu

nghề nuôi tôm từ giữa những năm 80, đến đầu thập niên 90, khoảng 70-80% trang trại
bị tấn công bởi virus gây bệnh đốm trắng và từ bỏ nghề nuôi. Năm nay, với sự hỗ trợ
của MPEDA (5.000 đô la Mỹ cho 5 Hội nghề cá để mua bộ thử nhanh chất lượng
nước và những trang thiết bị cần thiết khác) và cơ sở kinh doanh đáng tin cậy (đầu tư
giống theo yêu cầu), 5 Hội nghề cá đã được thành lập và nghề nuôi tôm đã được phục
hồi. Năm nay, chỉ có 3 trong số 84 hộ nuôi bị bệnh tôm.
4. Thăm Hội nghề cá Venketawara – 1 nhóm liên kết chặt chẽ với sự tham gia của 25 hộ
nuôi. Điểm nổi bật của chuyến thăm này là s
ự chứng minh/minh hoạ thực tế của hộ
nuôi về những phương pháp đảm bảo an toàn sinh học, lưới giăng bên trên ao để ngăn
chim xâm nhập, tránh lây lan bệnh từ ao này sang ao khác - cho tất cả hội viên của
Hội nghề cá. Sự lựa chọn của hộ dân đó dựa trên tình hình nuôi chung của cả tập thế,
và điều này đã chứng minh cách làm của NaCSA để có thể nhân rộng và tuyên truyền
những phương pháp/bi
ện pháp mới nhằm cải thiện hệ thống canh tác hơn nữa thông
qua Hội nghề cá.
5. Thăm trại giống hợp đồng bán tôm cho các hiệp hội nuôi tôm: trại giống đặc biệt này
đã được chứng nhận và là “trại giống uy tín” được NaCSA lựa chọn để cung cấp
giống theo nhu cầu và yêu cầu của người nuôi trong khu vực. Trại sản xuất giống này
áp dụng biện pháp nuôi lưu giữ tách biệ
t đàn bố mẹ - những đàn có nguồn gốc xuất
xứ khác nhau và ghi chép tổng hợp thông tin liên quan đến đàn bố mẹ, các thế hệ tiếp
theo và tiến hành kiểm tra PCR.
6. Tham quan văn phòng của NaCSA – nhân dịp này CEO, Sri NR Umesh đã có bài
trình bày cung cấp những thông tin hữu hiệu và được nhiều người hoan nghênh, tiếp
theo đó là phần thảo luận và giải đáp thắc mắc. Ngoài các chuyến tham quan thực địa,
các nông dân Việt Nam còn nắm bắt
được các hoạt động, kinh nghiệm trong sản xuất
thực tế và vai trò của NaCSA và Hội Nông dân. Bài trình bày cũng đề cập chi tiết đến
cách thức phát triển thị trường sau khi áp dụng BMPs và kết quả là đem lại các sản

phẩm sạch hơn và xanh hơn.
7. Chuyến tham quan tại Lakshmi (huyện Krishna), Hội nghệ cá Narasima - chuyến
tham quan này có mục đích là tham gia lễ khởi công phục hồi lại các trại nuôi tôm ở
một làng đã bị
bỏ hoang 5-7 năm do tôm bị bệnh quá nhiều, người dân ở đây không
5
còn bất cứ hoạt động sinh kế nào và thu nhập cho cộng đồng. Chuyến tham quan có
sự tham gia của hơn 500 nông dân. Huyện đặc biệt này là cái nôi của các hoạt động
nuôi tôm trong quá khứ nhưng tất cả trại với diện tích nuôi ước tính khoảng 29.000 ha
trong tình trạng xuống cấp, đang được vận động phục hồi việc nuôi tôm.
8. Hội nuôi tôm Nellore cũng tại huyện này, chúng tôi đã có dịp chứng kiến hình thức
nuôi thâm canh h
ơn trước kia đạt năng suất trung bình trên 2 tấn/ha nhưng vẫn áp
dụng BMP và tiếp tục cải thiện.
9. Những điểm nổi bật khác bao gồm việc hoàn thành báo cáo (Phần chính = Phần nuôi
thương phẩm; cộng với dữ liệu bổ sung trong lĩnh vực trại giống và ương ấp) về điều
kiện kinh tế, xã hội cơ bản và khảo sát chuỗi thị trường củ
a nghề nuôi cá tra tại khu
vực ĐBSCL. Hợp phần nuôi thương phẩm trong báo cáo này đã được gửi tới Tạp chí
chuyên ngành “Aquaculture” để công bố – bài báo đã được chấp nhận công bố trên
tạp chí sau vài chỉnh sửa nhỏ. Đây là xuất ấn phẩm đầu tiên về lĩnh vực này được
công bố và là xuất bản phẩm đầu tiên do nhóm thực hiện dự án và các tác giả từ Viện
2 và Đại học Cần Thơ
thực hiện trong lĩnh vực này. Báo cáo xem ở phụ lục A.
10. Một vài điểm nổi bật khác trong giai đoạn báo cáo này là hoàn thành việc đánh giá rủi
ro khi áp dụng BMPs trong nghề cá tra ở ĐBSCL và viết báo cáo. Báo cáo đánh giá
này dựa trên một phần kinh nghiệm tổng hợp của nhóm chuyên gia và thông tin có
được từ các buổi làm việc kết hợp với một số hợp phần/cơ quan khác có liên quan đến
nghề cá tra ở ĐBSCL cũng nh
ư những kết quả của báo cáo điều tra cơ bản được đề

cập ở trên. Chi tiết báo cáo xem phụ lục B

5.2 Lợi ích đối với nông hộ nhỏ
Lợi ích của các nông hộ quy mô nhỏ đã được xác định trong giai đoạn báo cáo này liên quan
tới chuyến thăm quan Ấn Độ và sự trao đổi thông tin giữa nông dân Việt Nam và nông dân
Ấn Độ về chứng minh lợi ích khi áp dụng BMPs ở quy mô sản xuất công nghi
ệp. Nông dân
VN được tận mắt xem cách thức triển khai BMP tại Ấn Độ một cách hoàn chỉnh từ cách ghi
chép số liệu trong quá trình nuôi, lưu giữ, cách thức thu thập thông tin theo cách tổng hợp và
những lợi ích của việc hình thành các hiệp hội, tổ chức như:
o Năng suất cao hơn,
o Giảm chi phí quản lý/hoạt động,
o Dễ dàng tiếp cận các thị trường tương đối có lợi,
o
Dễ dàng tiếp cận Chính phủ, ngân hàng và các tổ chức/cơ quan quan tâm khác -
những cơ quan có nguyên vọng góp phần phát triển nông thôn
o Giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, và
o Hầu hết đạt được tính bền vững
Nông dân Việt Nam tiếp tục so sánh và đối chiếu những trường hợp khác để họ hiểu được
rằng một hệ thống như vậy không tồn tại ở VN và được thuyết ph
ục về những lợi ích to lớn
khi tổ chức lại thành nhóm hơn là một người riêng lẻ. Nhìn chung, đây đã là một bước tiến
6
quan trọng của dự án. Rõ ràng rằng, sự khác biệt văn hóa không là rào cản cản trở sự trao đổi
thông tin giữa các nông dân sản xuất quy mô nhỏ lẻ. Trong trường hợp này, việc trao đổi
thông tin đã được thực hiện tương đối hiệu quả qua ba thông dịch viên (tiếng Việt dịch sang
tiếng Anh, từ tiếng Anh dịch sang tiếng Thelugu và ngược lại). Tính hiệu quả của nó cũng
được minh chứng rõ ràng qua việc hàng trăm th
ắc mắc của nông dân Việt Nam được giải đáp
đầy đủ. Hơn thế, nông dân Việt Nam cũng được thuyết phục về tầm quan trọng của việc xây

dựng và áp dụng BMP, lợi ích của nó sẽ giúp mọi người có những thảo luận/đối thoại thuận
lợi hơn khi kết thúc bản phác thảo BMP dành cho cá Tra.
5.3 Xây dựng năng lực
Đại diện những người nuôi cá Tra Việt Nam tham gia chuyến tham quan Andhra Pradesh,
Ấn
Độ đã thu được những thông tin và kinh nghiệm quý giá về quá trình xây dựng, thực hiện
và mô hình hóa BMPs, dựa trên những kinh nghiệm nuôi tôm của người Ấn Độ. Như đã đề
cập tại Mục 5.2, họ đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm có thể giúp họ tăng cường năng lực
tổng hợp về lĩnh vực giới thiệu chuyển giao BMPs trong nuôi cá Tra ở ĐBSCL. Năng lực đó
sẽ đượ
c dự án chủ động sử dụng trong giai đoạn làm mô hình thử nghiệm và khuyến khích
nhân rộng (giai đoạn này chưa được quyết định), như một phần trong hội thảo BMP tổ chức
vào tháng 10 và các mô hình trình diễn BMP đề xuất. Mỗi nông dân tham gia chuyến đi Ấn
Độ sẽ xây dựng các mô hình áp dụng BMP ở đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn này
(theo kế hoạch 10/2009).

Như đã báo cáo ở phần trướ
c, sẽ có sự liên lạc thường xuyên và tiếp tục giữa nhóm chuyên
gia phía Ôx-trây-lia (DPI và NACA) và nhóm dự án phía Việt Nam (Viện 2 và Đại học Cần
Thơ), bao gồm chuyến đi gần đây của nhóm thực hiện dự án phía DPI và nhóm thực hiện dự
án phía Việt Nam tới làm việc tại văn phòng NACA, Thái Lan. Chuyến đi này được tổ chức
nhằm thu thập thêm các thông tin tổng hợp và phân tích số liệu điều tra kinh tế xã hội cơ bản
và khảo sát chuỗi thị trường nghề nuôi cá Tra ở ĐBSCL. Đặc biệt, việc các thành viên chủ
chốt của dự án cùng tham gia thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu đã bảo đảm các tiêu chuẩn
phù hợp của QAQC và các phương pháp phân tích chính xác đã được sử dụng phù hợp cho
nhiệm vụ này. Ngay trước khi tham quan, một thành viên nhóm dự án phía Ôx-trây-lia
(NACA) cũng đã tới Việt Nam để làm việc với các thành viên khác của Viện 2 và Đại học
Cầ
n Thơ để sắp xếp cơ sở dữ liệu điều tra theo mẫu hợp lý, vì vậy đã giúp tăng cường hiệu
quả thu thập thông tin và quản lý dữ liệu.

5.4 Thông tin tuyên truyền
Một trang web chuyên dụng cho dự án đã được xây dựng trên trang web của NACA phục vụ
mục đích thông tin liên lạc rộng rãi gồm những phần như mô tả dự án tóm tắt và phổ biến
những kết quả
của dự án và BMPs (xem phụ lục đính kèm C). Có thể truy cập theo địa chỉ
sau: />. Cho tới ngày
12/8/2009, số lượt truy cập trang web cụ thể như sau:
Tổng số lượt truy cập từ khi bắt đầu dự án:

• Trang thông tin về cá Tra của dự án: 5.902 lượt truy cập từ 6/2/2008.
• Tin: Khởi động dự án BMP cá Tra Việt Nam: 2.615 lượt truy cập từ 6/2/2008.
7
• Tin: Xây dựng BMP cho cá Tra ở Việt Nam - kết quả điều tra phương thức quản lý:
2,123 lượt truy cập từ 8/6/2008.
• Bài viết trên tạp chí Aquaculture Asia: Thực hành quản lý nuôi tốt hơn cho cá Tra
Việt Nam: phát hành 3.246 bản.
Tổng số khoảng 13.886 tài liệu dự án được phát hành tính đến thời điểm hiện nay.

Số lượng truy cập tính từ lần báo cáo trước (6 tháng trước):

• Trang chủ dự án về BMP cá Tra: 1.837 lượt
• Tin Khởi động dự án BMP cá Tra Việt Nam: 575 lượt
• Tin: Xây dựng BMP cho cá Tra ở Việt Nam - kết quả điều tra phương thức quản lý:
416 lượt
• Bài viết trên tạp chí Nuôi trồng thủy sản Châu Á: Thực hành quản lý nuôi tốt hơn cho
cá Tra Việt Nam: phát hành 741 bản (bao gồm hình thức tải từ mạng về).

Tổng số 3.569 tài liệu dự án khác được phát hành tính từ
lần báo cáo trước.


Hoàn thành bản phác thảo và đệ trình lên tạp chí chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản bài viết
có tiêu đề Hiện trạng nuôi cá Tra Pangasianodon hypophthalmus
tại khu vực đồng bằng
sông Cửu Long, Việt Nam. Bài báo đồng tác giả này do nhóm dự án thực hiện đã được chấp
nhận đăng trên tạp chí chuyên ngành sau 1 vài chỉnh sửa nhỏ. Đây là bài báo đầu tiên do
nhóm thực hiện dự án được xuất bản/công bố trên tạp chí chuyên ngành thế giới và cũng là
bài báo đầu tiên viết về vấn đề này được công bố.

Nhóm đối tác dự án phía Việt Nam (Viện 2 và Đại học Cầ
n Thơ) đã chuẩn bị pano/áp phích
mô tả kết quả sơ bộ thu được từ điều tra kinh tế xã hội và điều tra chuỗi thị trường cá Tra
đồng bằng sông Cửu Long và trình bày trong Hội thảo CARD BMP tại Nha Trang từ 2-3
tháng 7 năm 2009.

5.5 Quản lý dự án
Quản lý và thực hiện dự án đã tiến triển theo kế hoạch đề ra, ngoại trừ một số sự kiện sau:


#5 (kết quả đầu ra 1.2) Sổ tay và tài liệu hướng dẫn BMP (tháng 9/2008) – hoạt động
này đã bị trì hoãn theo hiện tượng “dây chuyền” khi sự kiện số #4 bị trì hoãn. Không
thể tiến hành được hoạt động này cho đến khi kết quả điều tra được phân tích và báo
cáo đầy đủ và phải hoàn thiện bản đánh giá rủi ro chính thức về phương pháp nuôi
hiện tại, các tiêu chuẩn và các ấn phẩm. Một yêu cầu chính thức đã
được đề xuất
nhằm gia hạn cho sự kiện này kết thúc vào tháng 5/2009. Tuy nhiên, sự kiện này bị
trì hoãn lâu hơn do chuyến thăm quan của đoàn Việt Nam đến Ấn Độ tổ chức trong
tháng 6, 7 năm 2009 và nhóm cán bộ dự án Việt Nam đến thăm Ôx-trây-lia dự kiến
trong tháng 8/2009. Trong thời gian chuyển tiếp, dự thảo báo cáo BMP đã được
chuẩn bị và hiện đang xin ý kiến nội bộ các thành viên trước khi phát hành (gửi) tới
các bên xin góp ý cho kị

p tổ chức hội thảo trong tháng 10. Báo cáo này sau khi được
chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của các bên liên quan sẽ được gửi đến CARD dự kiến
vào tháng 11 năm 2009.
8
6. Những vấn đề khác có liên quan
6.1 Môi trường
Không có hoạt động nào mới trong giai đoạn báo cáo này.

6.2 Vấn đề xã hội và giới tính
Chưa có hoạt động nào liên quan đến xã hội và giới tính.
7. Vấn đề triển khai và tính bền vững
Thành viên thực hiện dự án tin rằng với sự hợp tác chặt chẽ giữa cộng đồng người nuôi cá
Tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các cấp chính quyền địa phương và trong giai
đoạn vừa qua sẽ giúp việc triển khai BMP dễ dàng và do đó sẽ đạt được tính bền vững lâu dài
hơi trong lĩnh vực này. Chưa có vấn đề gì trong công tác triển khai dự án tính đến ngày viết
báo cáo.
7.1 Hạn chế
Không có vấ
n đề liên quan đến hạn chế trong giai đoạn này.
7.2 Sự lựa chọn
Không có vấn đề liên quan đến lựa chọn trong giai đoạn này.
7.3 Tính bền vững
Không có vấn đề liên quan đến tính bền vững trong giai đoạn này.
8. Các hoạt động quan trọng tiếp theo
Những hoạt động chính trong 6 tháng tiếp theo như sau:
• Tư vấn và góp ý cho bản phác thảo BMP, bao gồm các ý kiến đóng góp khác để phù
hợp với mục tiêu Hội thảo BMP cấp quốc gia/cấp vùng.
• Hoàn thành việc chuẩn bị Hội thảo BMP cấp quốc gia/cấp vùng tại Việt Nam trong
thời gian 2-12 tháng 10 năm 2009.
• Hoàn thành việc chỉnh sửa bài viết về BMP và công bố trên tạp chí chuyên ngành

Nuôi trồng thủy sản.

Tổ chức chuyến thăm quan Ôx-trây-lia cho các thành viên dự án (Viện 2, Trường Đại
học Cần Thơ và NACA) về nội dung áp dụng BMP và thảo luận thoả thuận chiến
lược với chính quyền và các cơ sở sản xuất ở bang Vic-to-ria
• Chuẩn bị xây dựng tài liệu khuyến ngư về áp dụng BMP
• Chuẩn bị xây dựng mô hình trình diễn áp dụng BMP và làm thử nghiệm.
9. Kết luận
Chưa thể kết luận gì trong thời điểm này.


9
Tiến độ triển khai dự án dựa trên mục tiêu, kết quả hoạt động và đầu vào
Tên dự án: Xây dựng BMP cho nghề nuôi cá tra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt nam
Cơ quan triển khai dự án tại Việt Nam: Viện nghiên cứu NTTS 2 (RIA2)
ĐỀ CƯƠNG Báo cáo tiến độ
Diễn giải Thông tin cần thiết Phương pháp
thực hiện
Giả định Thông tin cần thiết
Mục tiêu




• Mục tiêu #1











• Mục tiêu
#2

• Lập danh sách mục tiêu, người hưởng lợi lĩnh hội các công
nghệ và kiến thức, thành quả của dự án

Hoạt động chính là điều tra kinh tế xã hội và các thông tin liên
quan đến 3 khía cạnh chính của ngành công nghiệp nuôi cá Tra
ở 4 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc điều tra này
sẽ cung cấp:
• Thông tin về kỹ thuật nuôi hiện tại
• Xác định những rủi ro chính có thể x
ảy ra và biện pháp can
thiệp khi triển khai BMP
• Phạm vi/quy mô triển khai dự án phụ thuộc vào sản lượng,
giá trị, nguồn lực, đào tạo và chính sách cần thiết.

• Xác định người tham gia tập huấn/nâng cao năng lực và tác
động của dự án
Những hoạt động cung cấp dựa trên kỹ năng và tập huấn về
“Câu lạc bộ thuỷ sản” nhằm lựa chọn các trưởng câu l
ạc bộ
những người nuôi cá Tra; tập trung vào những người tham gia
trình diễn BMP. Tập huấn dựa trên tham quan học tập cho
những lãnh đạo tham gia dự án phía Việt Nam (nhà khoa học,

nghiên cứu viên) về chính sách và bối cảnh triển khai và phát
triển BMP.


Lập danh sách các
phương pháp thực
hiện để đạt mục
tiêu đề ra

Một số cuộc điều
tra khảo sát đã
hoàn tất bao gồm
cả danh sách
nh
ững người tham
gia phỏng vấn ở 4
tỉnh điều tra trên cả
3 khía cạnh chính
của ngành công
nghiệp nuôi cá Tra.


Số lớp tập huấn, số
học viên và số
ngày học



Những giả định chính


Những người được phỏng
vấn là đại diện cho tỉnh nói
riêng và ngành công nghiệp
nuôi cá Tra nói chung

Chuyến đi khảo sát được
thiết kế cẩn thận, có tính
chuyên môn cao và khả thi
nên nhóm thực hiện dự án đã
thu thập đầy đủ thông tin cần
thiết như kỹ thuật nuôi, rủi
ro, biện pháp can thiệp có
thể phân tích và viết báo cáo


Tập huấn dựa trên kỹ năng
khiến cán bộ chủ chốt và
người nuôi cá Tra hưởng lợi
nhiều hơn từ trí tuệ những
người thày và mạng lưới hỗ
trợ ‘đào tạo tập huấn viên’


Góp ý chỉnh sửa mục tiêu dự án và khung hành động

Phần đi điều tra kinh tế xã hội và điều tra chuỗi thị trường
ngành công nghiệp nuôi cá Tra ở đồ
ng bằng sông Cửu Long
đã hoàn thành (xem báo cáo này). Báo cáo đánh giá rủi ro
khi ứng dụng BMP đã hoàn thành (xem báo cáo này). Chuẩn

bị bản phác thảo BMP đang được tiến hành. Kế hoạch có sự
thay đổi như sau:
• Sự kiện #5 bị hoãn từ tháng 9/2008 đến tháng
5/2009; trì hoãn đến tháng 11 năm 2009

Hoạt động đào tạo chính được hoàn thành như 1 phần của
chuyến thăm quan học tập đến Andhra Pradesh, Ấn Độ được
tổ chứ
c cho các nông dân nuôi cá Tra Việt Nam và cán bộ
tham gia thực hiện dự án trong tháng 6-7/2009 (xem báo cáo)
Đầu ra

Tương quan giữa kết quả đầu ra với mục tiêu dự án:
• Dùng các giả thuyết khoa học để diễn giải/giải thích các đầu
ra dự kiến của dự án.
• BMP do dự án xây dựng góp phần củng cố sự phát triển của
ngành công nghiệp nuôi cá Tra ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long và giúp người nuôi, đặc biệt những hộ nuôi quy
Liệt kê các phương
pháp nhằm đạ
t kết
quả đề ra


Chuẩn bị bản phác
Những giả định chính





BMP sẽ giải quyết các vấn
• Góp ý chỉnh sửa kết quả/đầu ra và phương pháp triển
khai
• Nhận diện các mối nguy liên quan đến tiến độ triển khai,
chất lượng đầu ra của dự án

• Phương pháp, thời gian thực hiện để đạt kết qu
ả của từng
10
mô nhỏ có thể thích nghi với sự thay đổi của thị trường, môi
trường và các tình huống khác.

• Liệt kê những cơ quan được nâng cao năng lực thông qua
việc triển khai dự án.
Dự án hợp tác với hai cơ quan đầu ngành về lĩnh vực phát triển
nông thôn ở Việt nam là Viện nghiên cứu NTTS 2 và Trường
Đại học Cần Thơ. Những cơ quan này có mối quan hệ về công
việc chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và PTNT – cơ quan đầu não
của Chính phủ trong lĩnh vực Thuỷ sản.
• Thống kê lợi ích tài chính của ngành công nghiệp nuôi cá Tra
dự kiến mang lại.
Năm vừa qua, ngành công nghiệp nuôi cá Tra của Việt nam đạt
giá trị 1 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng ổn định. Sự tăng trưởng
ổn định của ngành công nghiệp này là nhân tố đảm bảo tính khả
thi của việc ứng dụng BMP, đảm bảo tiếp cận thị trường an toàn
và tận dụng nguồn lự
c cho sự phát triển bền vững.
• Sản phẩm xuất khẩu xác định lợi ích kinh tế (tính cạnh tranh
trên thị trường quốc tế). Xem phía trên - hầu hết sản phẩm cá
Tra của Việt nam là xuất khẩu.

• Mô tả tính bền vững sẽ đạt được
Tính bền vững của 3 lĩnh vực mấu chốt (kinh tế, xã hội, môi
trường) sẽ đạt được thông qua việc xây dựng, tri
ển khai BMP.
BMP giúp người ứng dụng chương trình này dễ dàng quản lý
nước nguồn, nước thải, giống thả, thức ăn và chọn địa điểm
nuôi.

thảo BMP









Báo cáo chuyến đi
(xem chi tiết ở phụ
lục).


đề chính do dự án đề xuất
cũng như nhu cầu của các
nông hộ nuôi cá Tra và phân
tích rủi ro




Hầu hết người nuôi cá
Tra/người sả
n xuất khu vực
đồng bằng sông Cửu Long sẽ
áp dụng BMP.

đầu ra là thích hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dự án mới
đang triển khai giai đoạn đầu nên chưa đánh giá được các
ảnh hưởng lâu dài mà chỉ có thể đánh giá tác động trong
thời gian ngắn.


Hoạt động

Những hoạt động liên quan đến kết quả đầu ra.
• Lập bảng gồm các nội dung như: hoạt động, khung thời gian
(bắt đầu-kết thúc) để thực hiện hoạt động đó.
• Các hoạt động cụ thể, ví dụ: hoàn thành việc thiết kế dự án,
chỉ định nhân sự dự án, gặp gỡ với những người hưở
ng lợi
hoàn thành việc nghiên cứu cụ thể/nhiệm vụ tập huấn, đào
tạo, thiết kế các thử nghiệm ngoài thực tế/hoàn thành, phân
tích kết quả, hội thảo và ấn phẩm.
• Các hoạt động nên gắn kết với thông tin tuyên truyền, phổ
biến kiến thức nhằm thúc đẩy qúa trình tiếp nhận kết quả dự
án xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của Việt Nam.
- Nhóm thực hiện dự án phía Ôx-trây-lia (DPI và NACA) đã tổ

Báo cáo kết quả
chuyến đi (Phụ lục

đính kèm).


Nhập dữ liệu tin
cậy tạo cơ sở dữ
liệu ban đầu cho
dự án bao gồm
việc sử dụng nước,
lập bản đồ chuỗi
thị trường, phân

Việc lên kế hoạch khảo sát
được xây dựng kỹ càng do
đó các yếu t
ố rủi ro và bản
phác thảo BMP có thể tin
cậy được.


Số liệu thu thập được có thể
phân tích và trình bày dưới
dạng miêu tả thực trạng của
nghề nuôi cá tra, yếu tố rủi
ro và bản thảo BMP.
Tiến độ chi tiết hoàn thành các hoạt động.

• Một cán bộ của DPI/NACA đến Việt Nam từ 15-21/6/09
để lập kế hoạch dự án và ưu tiên làm việc về cơ
sở dữ
liệu sau khi đi điều tra để chuấn bị nội dung cho hội thảo

sau đó ở NACA liên quan đến phân tích và viết báo cáo
kết quả điều tra.
• 2 người thuộc nhóm dự án phía NACA, 2 người thuộc
nhóm dự án phía Việt Nam (Viện 2 và Trường Đại học
Cần Thơ) cùng với 8 nông dân nuôi cá Tra tham gia
chuyến thăm quan học tập tại Ấn Độ từ 27/6 đến 2/7/09.
Mục đích c
ủa chuyến thăm quan học tập này là trao đổi
với nông dân nuôi tôm và các hiệp hội ở Ấn Độ về xây
11
chức hội thảo, làm việc, đi thực tế tại Việt nam.

- Hội thảo thành công và chuyến đi thực tế kết hợp đánh giá rủi
ro và xác định BMP ban đầu cho vùng nuôi cá Tra ở đồng bằng
sông Cửu Long.

Báo cáo kết quả điều tra kinh tế xã hội và hiện trạng nuôi cá Tra
được hoàn thành vào cuối tháng 4 năm 2009.










tích dữ liệu và hiện
trạng BMP tại

vùng dự
án, báo
cáo đầy đủ và đăng
tin trên phương
tiện truyền thông.



Viết bài và đăng
tin trên trang web

Các nhà sản xuất, người nuôi
có thể truy cập thông tin có
liên quan và tham gia tập
huấn kỹ thuật cũng như được
hỗ trợ về khuyến ngư để
triển khai BMPs


dựng và triển khai BMP.
• 1 cán bộ Viện 2, 1 cán bộ Trường Đại học Cần Thơ và 1
cán bộ của DPI đến làm việ
c tại NACA, Thái Lan từ 12-
24 tháng 2 năm 09 để được hỗ trợ phân tích số liệu điều
tra kinh tế xã hội và chuẩn bị viết báo cáo điều tra.

Kết quả chính đạt được:
• Hoàn thành phác thảo báo cáo điều tra kinh tế xã hội và
điều tra chuỗi thị trường cá Tra ở khu vực đồng bằng
sông Cửu Long (xem báo cáo này)

• Hoàn thành bản báo cáo về những khám phá khi đi điều
tra BMP dựa trên báo cáo trên và g
ửi đến tạp chí chuyên
ngành Aquaculture.
• Hoàn thành việc xác định yếu tố rủi ro khi triển khai
BMP và viết báo cáo
• Góp ý về thời gian hoàn thành công việc/hoạt động của
dự án và các vấn đề có liên quan. Xác định bất kỳ nhân
tố ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công việc và các
yếu tố ảnh hưởng bên ngoài đến thành quả của dự án.
Dự án thực hiện theo đúng kế hoạch đặt ra, tuy nhiên sự
kiện
#4 và 5 dự kiến chính thức thay đổi để xem xét các vấn đề về
tính logic và hiện trạng nuôi như hiện nay cũng như sắp xếp
theo thứ tự các hoạt động theo lịch trình có hệ thống. Sự kiện
#5 bị trì hoãn đến tháng 11/2009 (xem chi tiết ở báo cáo này).
Đầu vào
• Lên danh sách dự kiến các đầu vào cung cấp trong suốt quá
trình triển khai dự án.
• Nhân sự dự án: Việt nam và phía Ôx-trây-lia (DPI/NACA)
• Hoạt động dự án (xem bản kế hoạch)
• Kinh phí dự án


• Các đầu vào chi tiết và thời gian đề duy trì các đầu vào đó
Các đầu vào được cung cấp như dự kiến, thời gian của các
đầu vào được trình bày chi tiết trong bản thoả thuận dự án,
ngoại trừ sự kiện 4, 5 bị trì hoãn.
• Xác định các vấn đề liên quan đến việc cung cấp đầu vào
và tác động lên hiệu quả dự án

• Không có
12



Phụ lục C

































Sơ đồ C1. Tóm tắt phương pháp dự kiến để triển khai các hoạt động dự án
Những phát hiện
của dự án
Các Hội thảo quốc gia
Xây dựng những khuyến
cáo cần can thiệp (BMPs)
vào quá trình nuôi phù hợp
với nông hộ nuôi cá Tra quy
mô nhỏ
Lựa chọn trưởng
nhóm và cán bộ
khuyến ngư có khả
năng để thực hiện mô
hình thí điểm BMP
Tuyên truyền:
• Các tài liệu in ấn
• Tin tức trên các phương tiện
truyền thông
• Các cuộc họp của Hội nông
dân nuôi cá Tra thường
xuyên/cập nhật thông tin mới
Khuyến ngư thực

địa:
• Thăm mô hình
thường xuyên
• Tư vấn cho các
Hội/ Nhóm
• Thay đổi cơ
chế chính sách?
Cải thiện:
• Sản phẩm và giá bán
• An toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm
• Tiếp cận thị trường và giá trị
• Năng suất nuôi/hiệu quả
• Environmental performance
• Lợi nhuận
• Đảm bảo kinh tế cho người nuôi
Điều tra thực địa
về phương thức
nuôi cá Tra, tư
vấn cho người
dân, báo cáo hiện
trạng và phân tích
chuỗi thị trường
Xác định các yếu
tố rủi ro khi phát
triển nghề nuôi cá
Tra theo hướng
bền vững– tư vấn
cho nông dân
Thử nghiệm (BMP) trên
thực tế

Hình thành các Hội
nông dân/ CLB
NTTS
BMP cá Tra được thông
qua và khung phát triển
chuỗi thị trường cũng như
đánh giá về kinh tế xã hội
có tính khả thi

×