Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các nhiệm vụ dạy học SH ở trường THCS doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.84 KB, 4 trang )

Các nhiệm vụ dạy học SH ở trường
THCS
Trong dạy học SH, GV phải tạo cơ hội thuận lợi để HS tập dượt,
phát triển các kĩ năng và phẩm chất trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả nhận
thức, để HS rèn luyện các thao tác, kĩ năng, kĩ xảo, xây dựng thói quen
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Việc phát triển các kĩ năng cần tuân theo quy luật tâm lí của quá
trình nhận thức đó là đi từ nhận thức cảm tính (Quan sát, chú ý, ghi nhớ)
đến nhận thức lí tính (So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cá
biệt hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, hệ thống hóa)
Trong QTDH, nhiệm vụ phát triển bao gồm hai mặt liên quan chặt
chẽ với nhau: Phát triển năng lực nhận thức và phát triển năng lực hành
động.
Năng lực nhận thức: Bao gồm hệ thống các kĩ năng giúp cho quá
trình nhận thức thuận lợi và có hiệu quả hơn, như: kĩ năng quan sát, KN
làm thí nghiệp, KN suy luận, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa,…
Năng lực hành động: Đó là các phẩm chất tư duy, biểu hiện ở tính
tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập: Tự học, tự nghiên cứu, năng
lực phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tế.
Trong quá trình thực hiện chương trình SH ở THCS, GV cần chú ý
phát triển các kĩ năng nhận thức sau:
a. Kĩ năng quan sát:
Rèn luyện cho HS biết quan sát tinh tường, đi sâu vào từng chi tiết,
tập trung vào nhữug chi tiết quan trọng nhất của đối tượng. Từ quan sát
bằng mắt, đến quan bằng kính lúp, kính hiển vi. Từ quan sát mẫu vật
sống đến các vật tượng hình. Cùng với quan sát là rèn luyện cho HS kĩ
năng mô tả sự vật, hiện tượng quan sát được, từ việc mô tả bằng ngôn
ngữ thông thường đến việc sử dụng các thuật ngữ SH ngày càng chính
xác.
Đồng thời tập dượt cho HS các kĩ năng thu lượm mẫu vật, nhận
dạng, phân loại, cố định các mẫu vật sống, làm các bộ sưu tập mẫu vật


về các nhóm TV, ĐV, hay thu thập tranh ảnh về TV, ĐV.
b. Kĩ năng làm thí nghiệm:
Để rèn luyện kĩ năng này cho SH, GV cần phải thực hiện các thí
nghiệm ở trên lớp bằng cách biểu diễn, làm mẫu, từ đó HS bắt chước,
làm theo. Việc rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm cần phải có thời gian,
và nên phát huy thế mạnh của các nhóm HS. Song song với việc làm thí
nghiệm là rèn luyện các kĩ năng liên quan: đề xuất giả thuyết, bố trí thí
nghiệm, thay đổi đối tượng và điều kiện thí nghiệm, quan sát kết quả thí
nghiệm bằng cách so sánh với đối chứng, kiểm tra giả thuyết và cuối
cùng là rút ra kết luận.
c. Kĩ năng suy luận quy nạp:
Các kiến thức thu được nhờ quan sát và thí nghiệm chỉ là những
kiến thức sự kiện, cụ thể, riêng lẻ, chúng cần phải được khái quát hóa,
trừu tượng hóa thành những kiến thức lí thuyết (khái niệm, quy luật).
Việc này có thể được thực hiện bằng cách rèn luyện cho HS kĩ năng suy
luận quy nạp.
Quy nạp có thể hiểu đơn giản là đi từ những cái cụ thể, riêng lẻ
thành cái mang tính khái quát, chung cho tất cả những cái cụ thể, riêng
lẻ đó.
Quy nạp là suy lí bắt đầu từ việc so sánh các nhóm đối tượng cùng
loại để tách ra các dấu hiệu chung, các thuộc tính bản chất của chúng,
đây chính là con đường hình thành các khái niệm, quy luật.
Ví dụ: Khi dạy về tính hướng sáng của cây. (SGK)
Kết luận rút ra từ suy lí quy nạp chỉ có giá trị khái quát khi đã dựa
trên một số lượng đủ lớn các sự kiện. Tuy nhiên trong dạy học người ta
cho phép dùng quy nạp đơn cử, nghĩa là chỉ dựa trên một vài hiện tượng,
thí nghiệm để rút ra kết luận. Đó là vì các kiến thức này đã được các nhà
khoa học kiểm chứng nhiều lần, mặt khác trong 1 tiết học thời gian có
hạn không thể tái hiện lại quá trình phát hiện của các nhà khoa học được.
Khi sử dụng quy nạp đơn cử, GV tránh để HS hiểu sai là các kiến thức

này được rút ra một cách đơn giản như vậy. Mendel làm thí nghiệm
trong 8 năm liền, với 7 cặp tính trạng, đã phân tích trên 1 vạn cây lai mới
rút ra được các định luật, nhưng trong mấy tiết học chúng ta chỉ đơn cử
một vài thí nghiệm để rút ra các định luật của ông!
Khi vận dụng các khái niệm, quy luật vào các trường hợp cụ thể thì lại
cần đến kĩ năng suy lí diễn dịch, tức là đi từ cái chung, khái quát đến cái
cụ thể, riêng lẻ. Trong dạy học 2 kĩ năng này luôn bổ sung cho nhau và
đều cần cho quá trình vận động của tư duy. Tuy nhiên do đặc điểm của
quá trình nhận thức của HS THCS, GV cần chú trọng phát triển tư duy
thực nghiệm quy nạp trên cơ sở rèn luyện kĩ năng quan sát, thí nghiệm.

×