Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tìm hiểu nguyên lý hoạt động và những ứng dụng khai thác của các khối trong tổng đài axe 810

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.27 KB, 39 trang )

Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay với thời đại Công Nghệ Thông Tin thì nghành Điện Tử -Viễn Thông
là một ngành không kém phần quan trọng trong đời sống của con người. Điện Tử -
Viễn Thông góp phần cho Công Nghệ Thông Tin phát triển. Có Viễn Thông chúng ta
mới có thể liên lạc với nhau một cách nhanh chóng mà không nhất thiết phải gặp
nhau.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ Điện Tử - Viễn Thông thế
giới, với kế hoạch tăng tốc phát triển của ngành viễn thông mạng viễn thông ở Việt
Nam ngày càng hiện đại hơn đòi hỏi những người làm chủ mạng lưới phải nắm vững
chắc các kiến thức cơ bản bản về Công Nghệ Viễn Thông hiện đại, trong đó có lĩnh
vực về tổng đài nội bộ PABX. Trong lĩnh vực Điện Tử - Viễn Thông của nước ta đã
thực hiện chiến lược phát triển tăng tốc toàn mạng lưới Viễn Thông, cùng với các
trang thiết bị tổng đài điện tử, hệ thống cáp quang, hệ thống thông tin vệ tinh và hệ
thống vi ba số cấp cao,…là những thành tựu mà ngành đã đạt được trong những năm
gần đây. Với các thiết bị hiện đại của các tập đoàn viễn thông hàng đầu của thế giới
đã cung cấp nhiều loại dịch vụ phong phú đa dạng và chất lượng, đáp ứng các nhu cầu
ngày càng cao trong xã hội. Trong số các loại tổng đài được sử dụng tại Việt Nam có
tổng đài AXE của hãng Ericsson, Thuỵ Điển. AXE là loại tổng đài đa năng có thể
dùng làm tổng đài quá giang, tổng đài cửa quốc tế trong PSTN và ISDN, mạng nội hạt
trong PSTN và ISDN, các nút chuyển mạch trong PLMN, MSC …
Về phạm vi triển khai hệ thống AXE có thể triển khai ở cả hai vùng thành thị
có mật độ sử dụng thuê bao lớn và vùng nông thôn có mật độ thuê bao thấp, tùy thuộc
vào dung lượng mà triển khai hệ thống. Nó có thể phục vụ cho các thuê bao thương
mại và thuê bao thường. Ngoài ra hệ thống AXE còn cung cấp một số dịch vụ cho
người sử dụng như: Chuyển cuộc gọi, báo thức, chặn cuộc gọi đến.v.v…
Hiện tại em đang là học sinh thực tập tại Đài Host Hội An công việc
của em là tìm hiểu nguyên lý hoạt động và những ứng dụng khai thác của các khối
trong tổng đài AXE 810.
Cấu trúc đề tài thực tập gồm 5 chương, trong đó tập trung ở chương


Chương I : Tổng quan hệ thống AXE tai Host Hội An
Chương II : Hoạt động hiện nay của Host Hội An
Chương III : Khai thác vận hành và bảo dưỡng hệ thống
Để hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này em xin chân thành
cảm ơn: Các anh trong tổ chuyển mạch đài Host Hội An đã tạo điều kiện giúp
đỡ em tích luỹ kiến thức, tận tình hướng dẫn trong quá trình thưc tập.
Vì thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài này sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cùng toàn
thể các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 1
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Chương I: Tổng Quan Hệ Thống AXE Tại Host Hội An
I. Lịch sử phát triển:
- AXE là một sản phẩm tổng đài điện tử của hãng Ericsson, thụy Điển.
- AXE được bắt đầu phát triển từ năm 1970 và liên tục được cải tiến kể từ sản
phẩm đầu tiên. Sự phát triển của AXE được tiếp tục cho đến hiện nay, thế kỷ
21, phản ánh nhu cầu ngày càng biến đổi của thế giới thông tin.
- Năm 1975: Tổng đài AXE,một hệ thống tổng đài nội hạt điều khiển bằng máy
tính được giới thiệu vào thị trường.
- Năm 1977: Hệ thống AXE bắt đầu xâm nhập thị trường thế giới.
- Năm 1991: Ericsson lắp đặt hệ thống GSM đầu tiên, dựa trên AXE.
- Năm 1992: AXE được lắp ở 101 quốc gia.
- Năm 1996 : Được lắp đặt ở tỉnh Bình Phước và một số tỉnh khác pleiku…
- Năm 1998: Số đường dây AXE (nội hạt và trung kế ) đã lắp đặt hàng trên 134
triệu. Các nút AXE triển khai trong các mạng di động trên 125 nước.
II. Xu hướng phát triển:
- AXE phát triển theo hướng một hệ thống mở, bao gồm.
- Phát triển phần mềm theo hướng module ứng dụng.
- Tiếp tục phát triển phần cứng, tiến hành giảm kích thước và giảm ảnh hưởng
tĩnh điện EMC (Elector Magnetic Compatibility) ở mức board mạch và mức

cabinet ( tủ máy) tốt hơn.
- Phát triển bộ xử lý mạnh hơn, bao gồm bộ xử lý trung tâm CP và bộ xử vùng
RP.
- Bảo dưỡng và điều khiển AXE qua hệ thống vào/ ra (I/O) chuẩn,dựa trên
chương trình xử lý phụ trợ AP được lập trình bằng C++,windows và Java.
- Cung cấp tốt nền tảng cho I/O, AP sẽ được dùng cho các ứng dụng khác như
tính cước.
- Chuyển mạch nhóm phát triển thành nền chuyển mạch đa cấu trúc, có khả năng
xử lý tất cả các loại định dạng thông tin từ băng hẹp cho đến băng rộng, phát
triển tăng dung lượng của chuyển mạch nhóm.
III. Các ứng dụng của tổng đài AXE:
- AXE là một dạng truyền thông đa phương tiện, đa ứng dụng, là sản phẩm
chuyển mạch số không giới hạn dành cho các mạng truyền thông công cộng. Nó
có khả năng xử lý thời gian thực và có thể xử lý lưu lượng mật độ cao.
- AXE được sử dụng một cách có hiệu quả đối với các mạng như :
+ PSTN : Public Swiching Telephone Network – Mạng điện thoại công
cộng.
+ PLMN : Public Land Mobile Network – Mạng di động công cộng.
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 2
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
+ Business communications : Truyền thông thương mại.
+ IN : Intelligent Network – Mạng thông minh.
AXE Có Thể Đảm Trách Các Loại Dich Vụ Sau:
► Báo thức (Wake up)
Thuê bao có thể hẹn giờ để đánh thức tự động trong máy của thuê bao bằng
cách chọn một chữ số đặc biệt và bốn chữ số xác định thời gian ( 2 chữ số giờ, 2 chữ
số phút ). Khi đó số liệu được tổng đài ghi giữ và tổng đài sẽ gửi dòng chuông đến
thuê bao vào thời điểm đã hẹn.
► Chuyển cuộc gọi tạm thời (Call tranfer)
Thuê bao có dịch vụ này có thể thực hiện chuyển các cuộc gọi vào máy của

mình đến một máy nào đó trong mạng theo yêu cầu khi thuê bao vắng mặt (chuyển
nếu bận, chuyển sau một số hồi chuông mà không trả lời…)
► Quay số tắt (Abbreviated Dialing )
Một mã ngắn thay cho một số dài hoặc một số được thuê bao sử dụng một cách
thường xuyên. Khả năng chứa tối đa là 100 số trên một thuê bao.
► Đường dây nóng (Hot line )
Thuê bao có dịch vụ này chỉ cần nhấc tổ hợp lên là được nối trực tiếp tới một
thuê bao khác theo yêu cầu (ví dụ sau 5 giây ) mà không cần quay số. Nếu trước 5
giây mà thuê bao ấn phím để tạo cuộc gọi thì cuộc gọi được thiết lập theo cách thông
thường.
► Chờ cuộc gọi (Call waiting )
Khi có một cuộc gọi gọi đến một thuê bao nào đó đang bận thì các số liệu chọn
số được lưu ở bộ nhớ của thiết bị điều khiển trung tâm chờ đến khi thuê bao rỗi thì
cuộc gọi được đấu nối.
► Hội thoại (Conference call )
Dịch vụ này cho phép thuê bao chọn một chữ số theo quy định và địa chỉ các
thuê bao liên quan để tổ chức thông tin hội nghị.
► Ngoài ra AXE còn phục vụ cho nhiều loại dịch vụ khác.

Hình 1: Tổng quan về các ứng dụng hỗ trợ của APZ.
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 3
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
IV. Cấu trúc tổng đài AXE:
1. Các thành phần hệ thống Tổng Đài AXE.
1.1. Thành phần chuyển mạch:
Chia thành các khối chuyển mạch sau :
► Khối chuyển mạch thuê bao ( Subsciber Switch)
Chức năng hoạt động của khối này bao gồm cấp nguồn cho các đường dây
thuê bao, chuyển đổi từ tín hiệu tương tự sang tín hiệu số, báo hiệu, kết nối giữa
các thuê bao và tập trung các thuê bao đưa vào tầng chuyển mạch nhóm.

Khối chuyển mạch thuê bao được xây dựng từ nhiều đơn vị module, bao
gồm:
Module đặt tại tổng đài nội hạt được gọi là chuyển mạch thuê bao trung
tâm CSS.
Module đặt xa tổng đài là chuyển mạch thuê bao trung tâm ở xa RSS.
Các thuê bao được kết cuối tại RSS hoặc CSS, và cả hai module này tập
trung lưu thoại đưa vào tầng chuyển mạch nhóm.
► Khối chuyển mạch nhóm. (Group Switch).
Chức năng chính của tầng Group switch là để thiết lập, giám sát và giải toả
cuộc gọi với node khác trong mạng.
Chức năng chuyển mạch thuê bao liên quan đến việc kết nối các khe thời
gian ngõ vào với các khe thời gian ngõ ra để truyền thoại hoặc truyền dữ liệu.
Khối chuyển mạch nhóm cũng có thiết kế module và có cấu hình đa dạng
phục vụ cho các nhu cầu về dung lượng chuyển mạch khác nhau.
1.2. Thành phần trung kế và báo hiệu:
► Báo hiệu liên quan đến việc trao đổi thông tin giữa các phần chức năng khác
nhau trong mạng thông tin.
► Giao diện của tầng trung kế và báo hiệu giữa cho phép các node AXE giao
tiếp với node khác trong mạng để.
► Trao đổi thông điệp báo hiệu.
► Trao đổi lưu lượng thoại hoặc dữ liệu.
► Một số luồng PCM ngõ ra từ tầng chuyển mạch nhóm và các luồng PCM ngõ
vào từ các tổng đài khác được đưa vào tầng trung kế và báo hiệu.
1.3. Thành phần đồng bộ:
► Tất cả các tổng đài số yêu cầu phải có đồng bộ, trong đó là việc định thời
hoặc các cấp xung clock để điều khiển, ví dụ đọc và viết của thông tin thoại
trong hệ thống được lưu trữ. Các tín hiệu định thời hoặc xung clock được
cung cấp trong AXE bằng ba module đồng bộ.
► Ngoài ra các node trong mạng viễn thông phải được đồng bộ với nhau để
truyền thông tin dạng số.

HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 4
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
1.4. Thành phần điều khiển:
► Điều khiển của hệ thống AXE được hỗ trợ bởi cấu trúc phân tán có khả năng
xử lý cao và cấu hình mạnh. cấu trúc này liên quan đến bộ xử lý trung tâm
CP xử lý những kênh thời gian với nhiệm vụ phức tạp và sử dụng nhiều bộ
xử lý vùng. Các bộ xử lý được nối vời nhau bằng các bus.
► Hệ thống xuất nhập (I/O): là thành phần của hệ thống điều khiển hỗ trợ
truyền thông tin giữa người và máy trong node AXE. hệ thống xuất nhập
được nối với máy tính, thiết bị tập tin ( như ổ đĩa cứng). nó đóng vai trò giao
tiếp giữa thiết bị với người khai thác vận hành và bảo dưỡng liên quan đến
việc khai báo thuê bao, tìm ra lỗi, thống kê lưu thoại và quản lý mạng.
► Hệ thống bên ngoài bao gồm trung tâm xử lý cước và trung tâm vận hành và
bảo dưỡng (OMC).


HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 5
Hình 2 : Mô tả APT và APZ trong tổng đài AXE
Lệnh Dữ liệu
THIẾT BỊ CHUYỂN
MẠCH
Trung kế vào/ra các
tổng đài khác
HỆ THỐNG MÁY
TÍNH
APT
APZ
BỘ NHỚ
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
2. Các phân hệ trong AXE 810:

CP-A : Central Processor A - Bộ xử lý trung tâm A.
CP-B : Centtral Processor B - Bộ xử lý trung tâ B.
CPS : Central Processor Subsystem - Hệ thống con xử lý trung tâm.
CPU : Central Processor Unit – đơn vị xử lý trung tâm.
SCR : Code Sender Receive - Bộ nhận thu mã.
FMS : File Management Subsystem - hệ thống con quản lý file.
LI2 : Line Interface – Giao tiếp đường dây.
LIC : Line Interface Cricuit - mạch giao tiếp đường dây.
LIR : Regional Soflware For LI2 - Phần mềm vùng cho LI2.
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 6
Mức hệ thống 1
AXE
APT APZ
TSS SSS OMS FMS MSC CPS
LI2 CPU
LIC LIR LIU
CP-B
Hardware
CP-B
Hardware
CP-A
Hardware
CP-A
Hardware
Mức đơn vị
chức năng
Mức khối
chưc năng

Mức hệ thống 2

Mức hệ
thống con
Hình 3 : Các mức chức năng từng khối trong AXE.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
LIU : Central Soflware For LI2 -Phần mềm trung tâm cho LI2.
MCS : Man – machine Comunication Subystem - Hệ thống con giao tiếp người máy.
OMS ; Operation And Maintenace Sybsystem - Hệ thống con điều hành và bảo
dưỡng.
SSS : Subcriber Switching Subsystem - Hệ thống con chuyển mạch thuê bao.
TSS : Trunk And Signalling Subsystem Hệ thống con trung kế và báo hiệu.
2.1. Các phân hệ trong APT :
► BGS ( Business Group Subsystem : Phân hệ thương mại )
Cung cấp các chức năng cho thông tin thương mại như : Chức năng PABX trong
AXE.
► CCS ( Common Channel Signalling Subsystem : Phân hệ báo hiệu kênh
chung )
Phân hệ này bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm , bao gòm cả hai laoij hệ thống
báo hiệu số 6 và hệ thống báo hiệu số 7. CCS chứa các chức năng để định tuyến ,
giám sát và kết nối các bản tin.
► CHS ( Charging Subsystem : Phân hệ tính cước )
Chỉ có phần mềm. phân hệ này sử lí các chức năng tính cước cuộc gọi , có hai
phương pháp tính cước đó là : pulse metering và toll ticketring.
► DTS ( Data Transmision Subsystem : Phân hệ truyền dữ liệu )
Cung cấp các dịch vụ kiểu gói ISDN cơ bản dựa trên lưu lượng kênh D.
► ESS ( Extended Switching Subsystem : Phân hệ chuyển mạch mở rộng )
Cung cấp kết nối và các bản tin đã ghi.
► GSS ( Group Switching Subsystem : Khối chuyển mạch nhóm )
Bao gồm cả phần cứng và phần mềm , nhiệm vụ của GSS là thiết lập , giám sát và
xóa các kết nối qua chuyển mạch nhóm. Việc chọn đường qua chuyển mạch nhóm
được thực hiện bằng phần mềm. GSS cũng cung cấp sự đồng bộ cho khối chuyển

mạch tổng đài và mạng.
► NMS (Network Management Subsystem: Phân hệ quản lí mạng )
Chỉ có phần mềm, phân hệ này chứa các chức năng để giám sát luồng lưu lượng
qua tổn đài, và thông báo các thay đổi tạm thời trong luồng đó. Ngoài ra, nó còn
quản lí mạng, các số liệu thống kê và điều khiển luồng lưu
► OMS (Operation and Maintenance Subsystem: Khối vận hành và bảo dưỡng)
Gồm cả phần cứng và phần mềm, phân hệ này chứa các chức năng khác
nhauliên quan đến các số liệu thống kê và giám sát. Ngoài ra, nó còn cung cấp
sự vận hành và bảo dưỡng của tổng đài.

► OPS (Operator Subsystem: Phân hệ vận hành )
Cung cấp các dịch vụ vận hành như: Yêu cầu về số điện thoại và thông tin về giá
cước
► RMS (Remote Measurement Subsystem: Phân hệ đo từ xa )
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 7
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Đo các mạch điện giữa các tổng đài
► SCS (Subscriber Control Subsystem: Khối điều khiển thuê bao )
Cung cấp các chức năng để điều khiển lưu lượng và dịch vụ hổ trợ cho các thuê
bao
► SES (Service Provisioning Subsystem: Khối cung cấp dịch vụ )
Cung cấp các dịch vụ mạng thông
► SSS (Subscriber Switching Subsystem: Khối chuyển mạch thuê bao )
Gồm cả phần cứng và phần mềm. Khối này xử lí lưu lượng đến và đi từ các thuê
bao đến tổng.
► STS (Statistics and Traffic Measurement Subsystem: Khối thống kê số liệu và
đo lưu lượng )
Cung cấp toàn bộ dữ liệu và xử lí tất cả các loại lưu lượng
► SUS (Subscriber Services Subsystem: Khối dịch vụ thuê bao)
Chỉ có phần mềm. Các dịch vụ thuê bao như quay số tắt, được thực hiện trong

SUS
► TCS (Tranffic Control Subsystem: Khối điều khiển lưu lượng )
Chỉ có phần mềm. TCS là bộ phận trung tâm của APT và có thể nói là nó thay thế
cho khai thác viên trong tổng đài nhân công. Nó bao gồm các chức năng:
- Thiết lập, giám sát và xóa các cuộc gọi
- Chon lựa các tuyến ngõ ra
- Phân tích các số ngõ vào
- Lưu trữ các loại thuê bao
► TSS (Trunk and Signalling Subsystem: Khối trung kế và báo hiệu )
Gồm cả phần cứng và phần mềm. Phân hệ này xử lí báo hiệu và giám sát các kết
nối giữa các tổng đài.


HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 8
Phần cứng
Phần mềm
vùng
Phần mềm
trung tâm
Chương trình
Dữ liệu
Chương trình
Dữ liệu
Hình 4 : Giao tiếp phần cứng và phần mềm trong 1 khối chức năng.
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Tổng đài AXE là tổng đài điện tử số điều khiển bằng chương trình lưu trữ sẵn có
cấu trúc xử lý tập trung, mọi hoạt động đều được lưu trữ trong máy tính, điều khiển
hoạt động của thiết bị chuyển mạch.
AXE có cấu trúc phân cấp thành các chức năng, mức cao nhất gồm hai phần:
APT là phần chuyển mạch thực hiện các chức năng chuyển mạch thông tin cho hệ

thống.
APZ là phần điều khiển gồm các chương trình phần mềm để điều khiển phần
chuyển mạch.
APT và APZ lại được chia thành các hệ thống con, mỗi hệ thống con thực hiện
một nhiệm vụ nhất định, mỗi hệ thống con được thiết kế hoàn chỉnh và kết nối với các
hệ thống con khác thông qua giao diện chuẩn.
Mỗi hệ thống con được chia thành các khối chức năng, ở mức chức năng thấp nhất
khối chức năng lại được chia thành các đơn vị chức năng, một đơn vị chức năng có
thể bao gồm cả phần cứng và phần mềm. tất cả các khối chức năng muốn liên hệ với
nhau đều phải thông qua CPU.
Các hệ thống con của APT có thể chia thành 3 nhóm :
Truy cập và các dịch vụ (SSS,SCS,SUS,BGS).
Chuyển mạch và báo hiệu (GSS,TCS,TSS,CCS, ES).
Điều hành, bảo trì và quản lý (OMS,NMS,STS,CHS).
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 9
TCS
TSS
GSSSSS OMS
CCS CHSMTS NMS
SUS
Hình 5 :Các hệ thống con điều khiển trong APT
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
2.2. Phần tử đièu khiển APZ:

Yếu tố quan trọng phía sau tính linh hoạt của AXE là cấu trúc hệ thống điều khiển
APZ, gồm hai lớp cấu trúc là điều khiển trung tâm và điều khiển phân phối, bảo đảm
tính tin cậy và khả năng xử lý cuộc gọi cao.
APZ, trung tâm của nền AXE, liên tục được phát triển để cung cấp hệ thống điều
khiển mạnh và linh hoạt thông tin rộng, kết quả sự phát triển này tương hợp với các
thế hệ trước, do đó việc nâng cấp lắp đặt AXE thực hiện dễ dàng. APZ hoạt động tin

cậy và dễ dàng quản lý.
2.2.1 Hệ thống con điều khiển APZ bao gồm:
Hệ thống con điều khiển xử lý trung tâm CPS (central processor subsystem).CPS
có cả phần cứng và phần mềm, thực hiện chức năng quản lý công việc, điều hành, lưu
giữ, nạp và thay đổi chương trình.
Hệ thống con bảo dưỡng MAS (Maintenance subsystem).MAS có cả phần cứng
và phần mềm thực hiện nhiệm vụ định vị sai hỏng phần cứng và các lỗi phần mềm để
làm tối thiểu ảnh hưởng của chúng.
Hệ thống con quản lý cơ sở dữ liệu DBS (Data Base Management subsystem).
Cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu mở rộng, hỗ trợ những yêu cầu về thời gian thực hiện
của hệ thống.
Hệ thống con xử lý vùng RPS ( Regional Processor Subsystem). Phần cứng RPS
là các bộ xử lý vùng, phần mềm là các chương trình quản lý.
Các hệ thống con vào/ra (I/O).
Hệ thống con xử lý phụ trợ SPS ( Support Processor Subsystem)
Hệ thống con giao tiếp người và máy MCS (Man- machine Communication
subsystem).
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 10
Hình 6: Sơ đồ khối của APZ.
RS
RPU
SPU
IPU
DS PS
CP-A
RS
RPU
SPU
IPU
DS PS

CP-B
Tới/ từ RP Tới/ từ RP
UMB-
I
UMB-
S
MAU
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Hệ thống con giao tiếp số liệu DCS (Data Communication subsystem).
Hệ thống giao tiếp thông tin mở OCS (Open Communication Subsystem).
Hệ thống con quản lý file FMS (File Management Subsystem).
2.2.2 Hệ thống điều khiển trong tổng đài AXE:
Tiến trình xử lý trong AXE được xử lý bởi phần điều khiển của AXE đó là APZ,
các bộ xử lý được dùng trong hệ thống AXE hiện nay đó là APZ 210,APZ 211,APZ
212, APZ 213…
Dung lượng các bộ xử lý như sau:
APZ BHCA Số thuê bao cực đại
APZ 210 144000 40000
APZ 211 150000 40000
APZ 212 800000 200000
APZ 213 11000 2000
BHCA : Busy Hour Call Attempts.
APZ 212 là hệ thống mạnh nhất, hiện tại Host AXE 810 Hội An đang sử dụng hệ
thống xử lý APZ 212 33.
Hệ thống điều khiển xử lý trong AXE có cấu trúc phân bố, bộ xử lý trung tâm CP
(Central Processor) thực hiện chức năng phức tạp chủ yếu là các quá trình phân tích
và giám sát, và một số lớn các bộ xử lý vùng RP ( Regional Processor) thực hiện
nhiệm vụ đơn giản thông thường. Tuy nhiên sau này khi RP trở nên mạnh hơn có thể
nhận các công việc phức tạp.


Chương II: Hoạt Động Hiện Nay Của Host Hội An
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 11
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

► Host Hội An bao gồm các thành phần sau : Tổng Đài MDF và DDF , Phòng
Truyền Dẫn
► Hiện nay Host đang sử dụng 24 subrack với mỗi subrack chứa 17 card AUP42
mỗi card chứa 30 thuê bao , ngoài ra còn có 2 card TAU2 bao gồm 1 card
TAU2 nguồn và 1 card TAU2 giám sát , 2 card AUC2 làm nhiệm vụ điều
khiển và giao tiếp với luồng E1 và với các thiết bị bên ngoài.
► Host Hội An có dung lượng vào khoản trên 100.000 thuê bao và hiện nay đã và
đang khai thác trên 40.000 thuê bao thoại.
► Host chủ yếu sử dụng công nghệ của Ericson và hiện nay đang sử dụng hệ
thống AXE810. hệ thống này bao gồm 2 thành phần chủ yếu đó là khối APZ
và khối APT
► Khối APT chủ yếu đảm nhiệm chức năng chuyển mạch ở phương diện phần
cứng , công nghệ chuyển mạch ở Host chủ yếu là chuyển mạch TS.
► Khối APZ có bộ phận điều khiển : chứa các chương trình phần mềm để điều
khiển bộ phận chuyển mạch
► APZ và APT được chia thành các phân hệ , mỗi phân hệ có một chức năng đặc
biệt, mỗi phân hệ được thiết kế với độ tự quản cao và được kết nối với các
phân hệ khác qua giao diện chuẩn . Tên của mổi phân hệ phản ánh chức năng
của nó.
► Trong mỗi phân hệ lại được chia ra thành các khối chức năng , sự phân chia
này cũng có quan hệ về chức năng, tên của chức năng phản ánh chức năng của
nó.
► Ở chức năng thấp nhất khối chức năng lại được phân chia thành các đơn vị
chức năng , mỗi đơn vị chức năng có thể là phần cứng hoặc phần mềm.
► Trên phương diện truyền dẫn hiện nay Host đang sử dụng các luồng truyền
SDH sau đây :

Luồng C7 kí hiệu UPETIN 3 : 84 luồng
Luồng vệ tinh kí hiệu ETRST : 103 luồng
Luồng STM1 155,5Mb : 4 luồng
Luồng ISDN 30B+D kí hiệu ETPRAPS
Luồng V5.2 kí hiệu ETV5G : 13 luồng
Trong đó luồng STM 1 có thể rớt xuống các luồng E1 dùng cho trung kế C7
và trung kế ASM.
► Ngoài ra còn có khoản 30% luồng dự phòng cho các luồng.
I: Module Truy Nhập(ASM):
● ASM(Access Swith Module): Được xây dựng để kết nối thuê bao với dịch vụ
băng hẹp.
● Tủ ASM gồm 4 khung, khung đầu tiên có 17 card AU, 3 khung còn lại có
18 card AU ,mỗi card AU kết nối 1 luồng E1, tổng số thuê bao trong một tủ
là: 17 x 30 + 3 x 18 x 30 = 2130 thuê bao. Các khung được đấu vòng với
nhau thông qua bus, trên khung đầu tiên có một bo mạch TAU2 dùng chung
cho toàn bộ ASM, các khung còn lại không có bo mạch này và được thay thế
bằng bo mạch thuê bao (AU).
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 12
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Cấu Trúc Của Một Khung Trong Thùng ASM:
1.T ổ ng Quan :
Mỗi một khung ASM bao gồm:
● 18 card AU ( 17 card AU nếu có card TAU2)
● 1 card AUS-C2,1 card AUS2
● 1 card TAU-C2.
● Có thể có 1 card TAU2
Hinh 1 :Cấu trúc của 1 khung ASM
Hình 2. Giao diện của các card
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 13
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Mỗi 1 card sẽ được kí hiệu riêng trên thùng ASM
Product name: Product number
ASM unequipped subrack 2/BFD 518 007
AUS2 ROJ 208 215/1
AUS-C2 ROJ 208 216/1
AUP42, 30 line PSTN with 2x400 current feed ROJ 208 217/1
AUBA43, 15 line ISDN/BA ROJ 208 232/1
TAU-C2 ROJ 208 218/1
TAU2 ROJ 208 219/1
2.Card AUS2(Access Unit Swith):
Được ký hiệu trên card là ROJ 208 215/1.
Là đơn vị trung tâm trong node truy nhập thực hiện chức năng chuyển mạch,kết
nối và tập trung lưu lượng của các đơn vị truy nhập dưới sự điều khiển phần mềm
của tổng đài AXE, AUS2 có 28 ports ET định dạng giống luồng E1,được xắp xếp như
sau:5 port đầu tiên từ 0→4 được dùng để kết nối tới các AUS khác ,18 ports tiếp theo
từ 5→22 tương ứng với mỗi AU,5 ports cuối cùng 23→27 được bố trí ở trên board
AUS-C2 để kết nối với tổng đài AXE.
Hình 3 :Bảng mô tả cấu tạo của board AUS2
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 14
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
2.1 Các khối chức năng bên trong bo mạch AUS2:
Hình 4: Sơ đồ kết nối các card
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 15
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Chuyển mạch thời gian có thể điều khiển 1024 kênh 64 kbit/s.
Đồng hồ (Clock): có một AUS trong nút truy cập có đồng hồ chủ, tất cả các
đồng hồ trong nút truy cập hoạt động theo đồng hồ chủ này, đồng hồ trong AUS2
khác ở chế độ Stand-by. Thông tin đồng bộ được phân phối tới các khối qua bus riêng
mà phần cứng có tên là VCXO (Voltage Controlled Crystal Oscilator) tần số 16,384
Mhz.

Đầu cuối tổng đài ET (Exchange Terminal):dùng để kết nối các luồng 2 Mbit/s
theo khuyến nghị của ITU.
Điều khiển luồng dữ liệu mức cao (HDLC - High-level Data Link Control):
khối này được tích hợp trong một bộ vi xử lý. Phần cứng có thể điều khiển 32 kênh
HDLC và được sử dụng cho giao tiếp giữa STC và STR.
Tín hiệu mã đa tần (DTMF): phần cứng này có chức năng nhận tín hiệu mã đa
tần và xử lý, có thể chứa tới 32 khối KRC (khối này dùng để thu chữ số và gửi tone
đi)
Hệ thống điều khiển AUS: đó là một EMRP-T mới mạnh hơn thay thế cho
EMRP, phần mềm thực thi ở EMRP mới được viết bằng ngôn ngữ C.
3.AUS-C2(Access Unit Swith connection Board0) :Thiết bị kết nối của AUS
● Được ký hiệu trên card là - ROJ 208 216/1,
● Có 5 ngluồng E1 kết nối tới AXE nó cho phép các AUS2 kết nối với nhau,và
kết nối tới AXE.
●Cả 2 giao diện cân bằng (120Ω), giao diện không cân bằng(75Ω) đều được sử
dụng
● Ở phía ngoài còn có đồng hồ(đèn led) đồng bộ ngõ vào sử dụng giao diện ISI,
và đồng hồ(đèn led) đồng bộ ngõ ra sử dụng giao diện OSI.
4.TAU-C2, Test And Administration Unit Connection Board:Thiết bị kết nối của
TAU
• Được ký hiệu trên card là - (ROJ 208 218/1)
• Dùng để kiểm tra và bảo dưỡng được điều khiển bởi board TAU2,
• Nó còn phân bổ điện thế -48V tới các board khác trong khung,ngoài ra nó
tạo ra và phân bổ 2 điện thế VB1 và VB2 để nuôi đường dây,tín hiệu
chuông.tín hiệu PRM cho các board AU,
• Một thiết bị báo lỗi ở trên mỗi khung được kích hoạt bởi TAU-C2 nhưng
được điều khiển bởi TAU2 sử dụng giao diện LCOM,
• Kết nối quạt (FAN) điều khiển và nhận các cảnh báo về quạt.
5. TAU2(Test Administration And Maintenance Unit ):
• Được ký hiệu trên card là-ROJ 208 219/1

• Thực hiện chức năng bảo dưỡng,quản lý cấu hình các node từ xa.
• Là đơn vị quản lý kiểm tra và bảo dưỡng, có chức năng kiểm tra đường dây
thuê bao, mạch đường dây thuê bao, cấu hình hệ thống, phát hiện lỗi và đưa
ra cảnh báo.
• TAU2 thông tin với phần mềm trung tâm thông qua AUS, TAU kết nối tới
các bo mạch AUS thông qua đường 2 Mbit/s và tới các bo mạch khác thông
qua 2 bus riêng (Bus ACOM và LCOM).
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 16
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
6. AUP42( Access Unit For PSTN Lines) :Bộ phận truy cập dùng trong hệ
thốngPSTN
• Một Test bus được kết nối với TAU-C2 để kiểm tra việc truy nhập của các thuê
bao
• TAU-C2 có 1 giao diện kiểm tra về phía AUP42.Nó được sử dụng để tải dữ liệu,
để ứng dụng chương trình trong quá kiểm tra
• Sử dụng nguồn -48V,VB1,VB2 do TAU-C2 cung cấp để cấp điện cho đường dây
thuê bao,nuôi tín hiệu chuông và tín hiêu PRM
• Giao diện E1 để tích hợp các kênh thoại ở đây là 30 kênh,và còn mang thông tin
lưu lượng,và đồng bộ
• 1 AUP42 bao gồm 5 khối:
Hình 5:Cấu tạo chung của 1 AUP42
• Giao diện đường dây(LI):Giao diện vật lý về phía thuê bao
• Đơn vị truy nhập điều khiển(AUC):Là đơn vị điều khiển các board
• Thiết bị đầu cuối mạng(NT):Giao diện về phía AUS2
• TFT Test Feed and Termination: Kết nối bus kiểm tra với TAU-C2
• Nguồn(power):cung cấp nguồn điện cho hệ thống
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 17
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 6: Tủ ASM

II: Module Chuyển Mạch (Group switch)
1.Giới thiệu:
Trong tất cả hệ thống tổng đài AXE thì chuyển mạch nhóm(Group Switch) là bộ
phận trung tâm dùng để kết nối 2 hay nhiều thêu bao với một thuê bao.
Chức năng chính:
- Lựa chọn kết nối,hủy kết nối thoại hoặc đường truy nhập thông qua chuyển
mạch
- Giám sát các giao diện DL(digital link) để chuyển mạch
- Bảo dưỡng sự ổn định và chính xác tần số giữ nhịp để đồng bộ.
Ở GS890 chuyển mạch được nén lại với những đặc tính kết nối tạo ra một thế hệ
chuyển mạch nhóm mới thích nghi được với mạng viễn thông tương lai.
GS890 là thế hệ chuyển mạch nhóm mới có một số cải tiến:
- Lõi chuyển mạch mới
- Bộ đồng hồ mới là CL890
- Giao diện DL-34 có hiệu quả cao trong việc kết nối các thiết bị tới chuyển
mạch nhóm
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 18
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
2.Mô tả tổng quan hệ thống:

- Gồm Có:
● ET155 (Exchange Terminal 155Mbit): Kết cuối liên đài tốc độ 155Mbit/s.
● TRA (Transcode) : Bộ chuyển mã.
● ECP (echo canceller): Bộ triệt tiếng dội.
● DLEB (Digital Link Handler for Existing Equipment Board): Xử lý liên kết số
cho các bo mạch thiết bị hiện có.Được sử dụng chủ yếu kết nối với ETC-5
● CLM (module Clock): Module đồng hồ.
GS890 được xây dựng trên cơ sở một kết cấu không gian TS
Băng thông (n×64kbi/s,n=2,3,4… ,32).
GS890 bao gồm có card XDB dùng để chuyển mạch với dung lượng

16KMUP,cùng với đồng hồ đồng bộ và các thiết bị trong GEM. Chuyển
mạch nhóm được hoạt động theo 2 kiểu chuyển mạch:
• Tốc độ bình thường là 64kbit/s
• Tốc độ phụ là 8kbit/s
DL-34
Là giao diện mới ,tối ưu hóa liên lạc giữa GS890 và các thiết bị tốc cao
khác,dung lượng biến thiên vào khoảng 128 và 2688 time slot với bước nhảy là 128
time slot,dung lượng biến thiên của DL-34 làm cho nó cho phép sử dụng tối đa,nó
được hình thành bằng cách trộn các dung lượng cao,thấp và bình thường trong
GEM,không làm tổn hao dung lượng GS(group switch)
Băng tần DL-34 về phía thiết bị được tự động phân tán bởi GS(group switch)
DL-34 được thực thi bằng 1 giao diện back-plane có tốc độ vật lý là 222.2Mbit/s
DLEB
Có khả năng với các thế hệ tổng đài sau,là một trong những phần cơ bản luôn đi
theo tổng đài AXE 810
Dùng để chuyển 4 đường DL-3 thành đường DL-34
Bản sao DLEB trong tương lai sẽ đạt được sự hỗ trợ cả DL-3 và DL-34
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 19
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Khi kêt nối với ET-155-7(thế hệ ET 155 theo chuẩn ETSI),DLEB là dụng cụ
bảo vệ cho card LOT(Low Order Termination:thiết bị đầu cuối bậc thấp)
Chức năng CLOCK
Hệ thống phụ GSS bao gồm chức năng đồng bộ thông qua sử dụng các thiết bị
sau:
- CLM(clock module) là đồng hồ chính xác
- ICM(Incoming Clock Conversion Modules) dùng để kết nối với đồng hồ
tham chiếu
- RCM(Reference Clock Modules) đồng hồ tham chiếu.
3.Cấu trúc phần cứng của GS890:
Hình 8:Cấu trúc phần cứng

Cấu trúc phần cứng GS 890 được chỉ ra ở đây là hai GEM, mỗi GEM 16K dung
lượng tổng là 32K và có cấu trúc ghép đôi (mặt A và mặt B) trong cùng một GEM.Có
thể tăng dung lượng chuyển mạch lên 512KMUP bằng cách ghép 32 card XDB.
Ngoài ra còn có kết nối tín hiệu đồng hồ, kết nối với GDM qua DLEB và các thiết bị
khác.
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 20
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Kết cuối mạng chuyển mạch (SNT) có chức năng giám sát đường số (DIP) kết
nối với GS. Ví dụ như đường đường kết nối giữa ETC (Exchange Terminal Circuit)
với GS
SNT được dùng để miêu tả kết nối của những loại thiết bị khác nhau với GS,
gồm cả kết nối vật lý tới GS và phần mềm chuyển mạch nhóm ,có 3 loại là ET4-
1,ET155,ETC5
XDB thực hiện chức năng chuyển mạch, MUX5 thực hiện chức năng ghép
kênh. MUX5 thực thi phân phối khe thời gian đến giao diện DL5 (giao diện giữa
trường chuyển mạch và đường DL34) và cuối cùng là thiết bị.
4.Phần mở rộng của GS890:
GS890 thực hiện chuyển mạch bằng card XDB có dung lượng là 16KMUP đó
là tốc độ tối đa cho mỗi 1 card XDB.Nếu yêu cầu dịch vụ tăng vì vậy cần phải mở
rộng dung lượng chuyển mạch tối đa lên tới 512KMUP bằng cách ghép tương ứng 32
card XDB,tất cả các XDB phải được kết nối với nhau bằng dây cáp.
Tuy nhiên việc ghép các card XDB phải được sắp xếp giống như ma trận
logic:gồm có 4 hàng,8 cột,mỗi XDB phải được kết nối với tất cả các XDB khác trong
ma trận chuyển mạch.

Hình 9: Mô hình mở rộng của GS890
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 21
Thiết bị khác
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
- Có 2 kiểu kết nối mở rộng trường chuyển mạch: mở rộng theo chiều ngang và

theo chiều dọc.
+ Kết nối ngang là nối bo mạch chuyển mạch này với bo mạch chuyển mạch
khác trên cùng một hàng bằng các đường kết nối ngang.
+ Kết nối dọc là nối bo mạch chuyển mạch này với bo mạch chuyển mạch
khác trên cùng một cột bằng các đường kết nối đứng.

Hình 10: Cáp kết nối ngang và dọc.
Hình 11: Vị trí cáp kết nối trên bo mạch XDB.
+ Ba vị trí kết nối dọc.
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 22
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
+ Bảy vị trí kết nối ngang.
+ Hai vị trí kết nối tín hiệu đồng hồ.
- Việc mở rộng chuyển mạch G890 phải dựa trên nguyên lý sau:cấu
hình của các theo chiều dọc. cột phải giống nhau,các modum chuyển mạch
phải được liên kết với nhau.
5. Module đồng hồ CL890:
► Hệ thống đồng bộ mới được phát triển cùng với subrack GEM và nó là phần
cứng mới trong chuyển mạch nhóm GS. CLM (module Clock) có dạng kép
trong cùng một subrack GEM (hoặc trong subrack GEM khác), trong CLM có
hai khối đồng hồ để đảm bảo độ tin cậy.Từ hai CLM này tín
hiệu đồng bộ sẽ được chuyển đến khối chuyển mạch, điều này
không có trong các thế hệ trước đó.
► CLM thực hiện đồng bộ chủ tớ và cung cấp đồng hồ chất lượng cao cho tổng
đài phù hợp với tiêu chuẩn của ITU-T. ICF (Incoming Clock Reference) thực
hiện chức năng đồng bộ mạng bằng việc tham khảo đồng hồ từ các luồng tín
hiệu đưa đến
Hình 12: Kết nối kép của CGB

HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 23

Thiết bị khác
Thiết bị khác
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Hình 13: Mô hình CLM890
- Việc đồng bộ mạng được thực hiện theo nhiều đường khác nhau, hệ thống đồng hồ
trong CL890 cho phép:
+ Đồng hồ tham chiếu nội bộ: Chức năng tham chiếu này được thực hiện
trong môđun tham chiếu đồng hồ RCM (Reference Clock Module) và phần cứng là
bo mạch tham chiếu nội bộ LRB (Local Reference Board). Điều này cho phép sự
ổn định lâu dài hơn so với khi chỉ có CLM.
+ Tham chiếu ngoài từ đường PCM đưa tới: Những tham chiếu này được kết
nối với 1 hoặc 2 bo mạch tham chiếu đến IRB (Incoming Reference Board) tín
hiệu này được chuyển đổi thành nguồn 8KHz. ICF nhận tín hiệu từ bên ngoài gọi
là CLREF chuyển thành dạng thích hợp và phân phối cho CLM. Những CLREF có
thể có nhiều dạng khác nhau, thí dụ như tín hiệu 8KHz xuất phát từ ETC.
+ Đồng hồ độc lập: Lấy tín hiệu đồng hồ từ CBC (Centrar Building Clock)
hoặc từ GSC (GPS System Clock), GPS (Global Positioning System).
- Ba chức năng ICF được đặt trong bo mạch IRB. Tối đa là 6 CLREF có thể kết nối
tới hệ thống trên mỗi IRB. Những tín hiệu chuyển đổi được phân phối từ IRB
đến CGB. RCM được thực hiện trên một bo mạch riêng là LRB.
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 24
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
III: Hệ Thống Điều Khiển:
1.Khái Quát:
Hệ thống điều khiển ngày nay phải có khả năng dáp ứng được các tiến bộ về
công nghệ.Trong tổng đài thì hệ thống điều khiển được gọi là APZ,nó có chức năng
cung cấp khả năng truy xuất thời gian thực được yêu cầu bằng các giao tiếp ứng
dụng,giao tiếp giữa người và máy cũng được thực hiện bằng APZ.
APZ được thiết kế theo định hướng là cung cấp một hệ thống điều khiển linh
hoạt,tức là nó đảm bảo việc quản lý và vận hành được thực hiện tốt trên một phạm vi

rộng của ứng dụng bởi tổng đài AXE ,hơn thế nữa APZ có thể liên kết được tới những
PC,các thiết bị chuyên dụng khác.
Hình 14:Cấp bậc xử lý
HSTT: Phạm Doãn Thịnh Trang 25

×