Tải bản đầy đủ (.pdf) (285 trang)

tuyển tập 25 đề thi hsg sinh học 10 năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.11 MB, 285 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
TỈNH BĂC GIANG
ĐỀ SỐ 1

KỲ THI CHỌN HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI &
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2023
Môn thi: Sinh học - Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: Thành phần hóa học tế bào (2
điểm)
Glycogen (và amylopectin) là polymer của
glucose có phân nhánh. Chuỗi mạch thẳng
của các polymer này bao gồm các liên kết α
(1 → 4) và chuỗi phân nhánh được hình
thành bởi liên kếtα (1 → 6) (Hình 1). Trong
quá trình phân giải trong tế bào, các gốc
glucose được giải phóng lần lượt từ đầu tận
cùng của chuỗi bởi enzyme phosphorylase
cho đến phía vị trí phân nhánh. Sau đó, liên
kết α (1 → 6) của nhánh bị cắt bởi enzyme
cắt nhánh.
a. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí
tưởng trong tế bào động vật là glycogen mà
không phải là đường glucose?
b. Cho một phân tử glycogen gồm 10000
gốc glucose, cứ 10 gốc thì phân nhánh, vậy
có khoảng bao nhiêu chuỗi nhánh ở đầu tận
cùng được cắt bởi phosphorylase?
c. Để phân giải glycogen này bằng
phosphorylase ở nồng độ dư thừa hoặc bằng


enzyme cắt nhánh ở nồng độ dư thừa, hãy
chọn một đồ thị thích hợp cho sự phân cắt
của mỗi enzyme (phosphorylase và enzyme
cắt nhánh) từ các đồ thị bên. Giả sử rằng
phosphorylase phân cắt lần lượt tất cả các
gốc glucose của một chuỗi thẳng không
phân nhánh.
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự tham gia của hai thành phần thuộc hệ thống
khung xương tế bào. Đó là hai thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành phần đó dựa trên các tiêu chí:
cấu trúc và hoạt động tham gia trong chu kỳ tế bào.
b. Hãy cho biết những trường hợp sau đây là do sự khiếm khuyết ở những bào quan nào? Giải thích.
- Những người đàn ông mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển động được.
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng chuỗi dài),
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên glycerol.
- Bệnh viêm phổi ở những người thợ mỏ.
Câu 3.(2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
a.Quan sát đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ của 2 chất trong chu trình Canvin. Theo em, (1) và (2)
là chất gì? Giải thích.

1


b. Năm 1952, David Keilin tiến hành thí nghiệm quan sát các băng hấp
thụ ánh sáng của các cytochrome a3, b, c của ti thể. Theo đó, sự hấp thụ
ánh sáng tạo nên các băng màu tối trên dải quang phổ. Kết quả thu được
cho thấy sự xuất hiện của 3 băng màu tối trong điều kiện kị khí (hình A).
Sự bổ sung các chất như O2, Urethane (một chất ức chế chuỗi truyền
điện tử) vào mơi trường thí nghiệm làm thay đổi kết quả ban đầu (hình
B, C). Một kết quả khác thu được khi Keilin tiến hành thí nghiệm chỉ

với cytochrome c trong mơi trường có bổ sung O2 (hình bên).

A. Khơng O2
a3
bc
B. Có O2

C. Có O2 + Urethane
D. Cytochrome c, có O2

b1. Các cytochrome hấp thụ ánh sáng khi ở trạng thái khử hay oxi hóa?
b2. Sắp xếp thứ tự các cytochrome trên trong chuỗi truyền điện tử.
Câu 4 (2 điểm). Quang hợp và hô hấp ở thực vật
1. Trong hơ hấp hiếu khí, chu trình Krebs được coi là một chuỗi các bước nhỏ. Một trong những bước
này là chuyển đổi succinate thành fumarate bởi một enzyme succinate dehydrogenase.
a. Nêu vai trò của enzym dehydrogenase trong chu trình Krebs và giải thích ngắn gọn tầm quan trọng
của vai trò này trong việc sản xuất ATP.
b. Một cuộc điều tra đã được thực hiện về ảnh hưởng của nồng độ khác nhau của các ion nhôm đối với
hoạt động của succinate dehydrogenase. Nồng độ enzyme và tất cả các điều kiện khác được giữ không
đổi. Biểu đồ dưới đây cho thấy kết quả của cuộc điều tra này.

Hãy mô tả ảnh hưởng của ion nhôm tại các nồng độ khác nhau lên tốc độ sản xuất fumarate. Giải thích.
2. Đồ thị dưới đây cung cấp thơng tin về đặc tính quang hợp ở 1 lồi thực vật C3. Trong bóng tối cây
khơng thực hiện q trình quang hợp.

2


a. Dựa vào đồ thị, hãy xác định điểm bù ánh sáng của lồi thực vật trên. Giải thích.
b. Trong mỗi giai đoạn A và B, hãy xác định yếu tố giới hạn quy định cường độ quang hợp của lồi

thực vật trên.
Câu 5 (2 điểm) Truyền tin tế bào
Hình 2 mô tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào khi thụ thể βadrenergic gắn đặc hiệu với adrenalin. Thụ thể β-adrenergic là loại protein đa xuyên màng kết cặp với
GDP-protein khi thụ thể chưa được phối tử hoạt hóa. Adenylatecyclase tạo ra cAMP từ ATP khi được
hoạt hóa bởi GTP-protein. Protein kinase A (PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau tạo; cuối cùng khởi sự đáp
ứng của tế bào. Một số bước chính trong con đường truyền tin nội bào của adrenalin được kí hiệu từ 1
đến 5 trong hình 2.

Hình 2

a) Hãy cho biết chất nào là chất truyền tin thứ hai của adrenalin: G-protein, ATP, cAMP hay PKA?
Giải thích.
b)Giải thích tại sao thụ thể β-adrenergic cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưnglại tạo ra đáp
ứng khác nhau trên mỗi loại tế bào này?
c) Timolol có khả năng tạo liên kết với thụ thể β-adrenergic nhưng khơng làm thay đổi cấu hình của
thụ thể. Hãy cho biết timolol có làm thay đổi mức đáp ứng của tế bào với tác dụng của adrenalin hay
không? Giải thích.
d) Có hai dịng đột biến đơn lẻ (m1, m2) trong con đường truyền tin nội bào: dòng m1 có thụ thể khơng
tháo rời phối tử sau đáp ứng; dịng m2 có miền liên kết với cơ chất ATPcủa adenylate cyclase bị sai
hỏng. Hãy cho biết ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt adrenalin,
PKA có được hoạt hóa hay khơng? Tại sao?

3


Câu 6. (2 điểm) Phân bào
1. Nghiên cứu của Kinoshita và cs. (20012002) ở dịch chiết tế bào ếch đang trong giai
đoạn nguyên phân, quan sát tính động của vi
ống tubulin có liên quan đến 2 loại protein là
kinesin-13 và XMAP215 (protein MAP của

ếch), được biểu diễn trên hình 6.1. Dựa vào
thơng tin trong hình, hãy trình bày vai trị của
kinesin-13 và XMAP215 đối với tính động của
vi ống trong nguyên phân.

Hình 6.1

2. Hình 6.2 cho thấy các chuyển động diễn ra
Hình 6.2
trong tế bào khi tế bào thực hiện trình nguyên
phân (trên thang thời gian, thời điểm 0 đánh dấu
thời điểm các NST xếp hàng trên mặt phẳng xích
đạo). Ba đường cong trong đồ thị cho thấy
khoảng cách giữa:
(1)tâm động của các cromatid chị em
(2)trung thể ở hai cực của tế bào
(3)tâm động và các trung thể ở hai cực của tế
bào.
Hãy xác định các đường cong A, B, C tương
ứng với các khoảng cách nào nói trên? Giải
thích.
Câu 7 (2,0 điểm) Cấu trúc, dinh dưỡng CHVC ở VSV
Trong cuộc sống, vi khuẩn ngày càng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ điều trị
y tế cho đến giảm thiểu ô nhiễm chất thải độc hại. Để xác định lồi vi khuẩn nào thích hợp cho một
mục đích cụ thể địi hỏi phải áp dụng những kiến thức đa dạng về đặc điểm kiểu hình của các vi khuẩn
này.
Bảng dưới đây thể hiên một số đặc điểm nổi bật của bốn loại vi khuẩn được nghiên cứu gồm:
Clostridium novyi, Thermus aquaticus, Paracoccus denitrificans và Trichodesmium thiebautii.
Loại vi khuẩn
C. novyi

T. aquaticus
P. denitrificans
T. thiebautii
Kiểu trao đổi chất

Kị khí bắt
Hiếu khí bắt buộc Kị khí khơng bắt
Kị khí khơng bắt
buộc
buộc
buộc
Gram
+



Nhiệt độ tối ưu (0C)
10 – 400C
50 – 800C
5 – 300C
10 – 300C
Mơi trường sống điển Trên mặt đất
Dưới nước
hình
Dưới nước
Dưới nước
Đặc tính riêng
Khơng có
Hướng hố
Khử nitơ

Cố định đạm
a.Xét nghiệm cho thấy nồng độ nitrat trong mẫu nước thải của khu vực đô thị cao hơn mức cho phép.
Vi khuẩn nào thích hợp nhất để giảm nồng độ nitrat? Giải thích.
b.Vì các khối u thường phát triển nhanh hơn nhiều so với khả năng cung cấp dinh dưỡng và ôxi của
máu, chúng thường lan ra cả những vị trí có nồng độ ơxi rất thấp. Ngồi khu vực này thì điều kiện
thiếu ơxi nói chung là khơng tìm thấy ở nơi khác trong cơ thể. Người ta có thể tận dụng tính chất bất
thường này để tiêm vi khuẩn đặc biệt nhắm vào các tế bào ung thư và ít gây ảnh hưởng đến phần
còn lại của cơ thể. Loại vi khuẩn nào thích hợp nhất cho ứng dụng này? Giải thích.
c.Thêm một lượng nhỏ amoni làm tăng sản lượng sơ cấp của hệ sinh thái dưới nước, nhưng hiệu quả
chỉ kéo dài trong thời gian tương đối ngắn. Dựa trên phát hiện đó, loại vi khuẩn nào có khả năng cải
thiện sản lượng sơ cấp của hệ sinh thái?
d. Kháng sinh vancomycin ức chế tổng hợp peptidoglycan ở vi khuẩn có thành tế bào dày với nhiều
peptidoglycan. Vi khuẩn nào rất có thể nhạy cảm với kháng sinh này? Giải thích.
4


Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
Beadle và Tatum đề xuất rằng một gen tạo ra một enzyme. Họ đã gây đột biến nấm mốc và quan

sát thấy các khuẩn lạc khác nhau cần chất bổ sung khác nhau trong mơi trường bình thường để tồn tại
(Hình 1).
a. Những đột biến nào có cùng nhu cầu dinh dưỡng giống như tế bào kiểu dại?
b. Những khuẩn lạc nào được sử dụng để phát hiện các gen tham gia vào con đường tổng hợp
arginine? Giải thích.
c. Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học lấy một nhóm các thể đột biến khác và cấy chúng
lên đĩa như trong Hình 2. Những khuẩn lạc nào (1-8) trong Hình 2 khơng thể sản xuất arginine?

Câu 9 (2,0 điểm): Virut
1.Giải thích tại sao virus SARS-CoV-2 lại có tốc độ biến đổi rất nhanh? Nếu dùng vaccine SARSCoV-2 của chủng cũ để tiêm phịng chống biến chủng mới có được khơng? Giải thích. Có thể dùng
thuốc kháng sinh penicilin để tiêu diệt virut này không?

2. Hãy so sánh cơ chế di truyền ngang và di truyền dọc của virut khảm thuốc lá (TMV). Về mặt trực
quan, TMV có thể phân lập được từ tất cả các sản phẩm thuốc lá thương phẩm, nhưng tại sao TMV
không gây nguy hiểm đối với người dùng thuốc?
Câu 10 (2,0 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khống
Biểu thức tính sức hút nước của tế bào thực vật là S = P – T ; trong đó S là sức hút nước của tế
bào, P là áp suất thẩm thấu, T là sức căng trương nước. Cho các tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ
của cùng một loại mơ có áp suất thẩm thấu là 1,5 atm, T = 0,5 vào một dung dịch có áp suất thẩm thấu
lần lượt là 0,8 và 1,2 atm.
a. Hỏi nước sẽ dịch chuyển như thế nào?
b. Giải thích tại sao tế bào thực vật không bị vỡ khi đặt trong môi trường nhược trương và không bị
biến dạng trong môi trường ưu trương?
c. Khi cùng bị mất nước đột ngột (ví dụ vào buổi trưa nắng to, nhiệt độ cao, có gió khơ và mạnh …)
cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non?

5


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
Câu 1: Thành phần hóa học tế bào (2 điểm)
Glycogen (và amylopectin) là polymer của glucose có
phân nhánh. Chuỗi mạch thẳng của các polymer này bao
gồm các liên kết α (1 → 4) và chuỗi phân nhánh được
hình thành bởi liên kếtα (1 → 6) (Hình 1). Trong quá
trình phân giải trong tế bào, các gốc glucose được giải
phóng lần lượt từ đầu tận cùng của chuỗi bởi enzyme
phosphorylase cho đến phía vị trí phân nhánh. Sau đó,
liên kết α (1 → 6) của nhánh bị cắt bởi enzyme cắt
nhánh.
a. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong
tế bào động vật là glycogen mà không phải là đường

glucose?
b. Cho một phân tử glycogen gồm 10000 gốc glucose, cứ
10 gốc thì phân nhánh, vậy có khoảng bao nhiêu chuỗi nhánh ở đầu tận cùng được cắt bởi
phosphorylase?
c. Để phân giải glycogen này bằng phosphorylase ở nồng
độ dư thừa hoặc bằng enzyme cắt nhánh ở nồng độ dư
thừa, hãy chọn một đồ thị thích hợp cho sự phân cắt
của mỗi enzyme (phosphorylase và enzyme cắt nhánh)
từ các đồ thị bên. Giả sử rằng phosphorylase phân cắt
lần lượt tất cả các gốc glucose của một chuỗi thẳng
không phân nhánh.

1a

1b

1c

Nội dung
- Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ơxi hóa tạo năng lượng. Mặt khác chúng có
tính khử, dễ hịa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng tế bào nên rất dễ bị hao hụt.
- Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể động vật. Động vật
thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều => cần nhiều năng lượng cho hoạt động sống:
+ Glycôgen có cấu trúc đại phân tử, đa phân tử, đơn phân là glucozơ. Các đơn phân liên
kết với nhau bởi liên kết glucôzit => Dễ dàng bị thuỷ phân thành glucơzơ khi cần thiết.
+ Glycơgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế bào.
+ Glycơgen khơng có tính khử, khơng hồ tan trong nước nên không làm thay đổi áp suất
thẩm thấu của tế bào.
Số chuỗi nhánh ở đầu tận cùng được cắt bởi phosphorylase khoảng: 10000/10 = 1000 
1000/2 = 500.

Giải thích: enzyme phosphorylase thủy phân các gốc glucose ở nhánh đến gần điểm chia
nhánh thì dừng lại, sau đó enzyme cắt nhánh hoạt động (enzyme cắt nhánh có 2 hoạt tính:
chuyển nhánh α1-4 và cắt nhánh α1-6), enzyme cắt nhánh chuyển monomer còn lại sang
nhánh còn lại và thủy phân glucose ở vị trí α1-6. Vì lý do đó số chuỗi nhánh ở đầu tận
cùng đc cắt bởi phosphorylase chỉ bằng 1 nửa số lần phân nhánh của phân tử glycogen.
Enzyme phosphorylase: đồ thị (3), như giải thích ở ý b, hoạt động của enzyme
phosphorylase chỉ cắt 1 nửa số nhánh ở đầu tận cùng nên khi số polymer của glucose còn
lại bằng một nửa so với ban đầu.
Enzyme cắt nhánh: đồ thị (1) do enzyme chỉ cắt các nhánh α1-6 và chuyển nhánh với các
gốc α1-4 chứ không thủy phân tạo monomer nên số polymer của glucose giữ nguyên.

6


Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự tham gia của hai thành phần thuộc hệ thống
khung xương tế bào. Đó là hai thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành phần đó dựa trên các tiêu chí:
cấu trúc và hoạt động tham gia trong chu kỳ tế bào.
b. Hãy cho biết những trường hợp sau đây là do sự khiếm khuyết ở những bào quan nào? Giải thích.
- Những người đàn ơng mắc hội chứng Kartagener bị vô sinh do tinh trùng không chuyển động được.
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên oleat (một acid béo dạng chuỗi dài),
- Nấm men bị đột biến không thể sinh trưởng trên glycerol.
- Bệnh viêm phổi ở những người thợ mỏ.
Câu 2.
Đáp án

a

- Hai yếu tố đó là vi ống và vi sợi.
- Phân biệt:

Tiêu chí
Vi ống

Vi sợi

Cấu trúc

- Tiểu đơn vị: α và β tubulin
- Tiểu đơn vị actin
- Cấu tạo từ 13 tiểu đơn vị - Hai sợi polymer xoắn lấy nhau
tubulin
Hoạt động
Các vi ống thể động và giúp các Vi sợi actin tương tác với các
NST chuyển động về các cực phân tử myosin làm cho vịng
trong q trình phân chia tế bào. actin co lại => rãnh phân cắt sâu
Các vi ống không thể động trượt hơn => phân chia tế bào chất.
lên nhau giúp tế bào dãn dài về 2
cực.
b
- Dị tật này có thể do nguyên nhân: gen qui định vi ống bị đột biến tạo ra vi ống có
hoạt động chức năng kém hoặc khơng hoạt động được.
- Ta thấy nấm men không thể sinh trưởng trên oleat nghĩa là oleat không cung cấp
năng lượng cho hoạt động của tế bào nên chắc chắn sẽ xảy ra đột biến khiếm khuyết ở
ty thể và peroxisome.
+ Oleat là một acid béo dạng chuỗi dài nên chúng được β-oxy hóa tại peroxisome, cắt
oleat là thành acetyl-CoA.
+ Sau đó acetyl-CoA được đưa vào ty thể thực hiện chu trình Krebs cung cấp năng
lượng cho tế bào.
- Ty thể vì đây là bào quan chuyển hóa các phân tử carbon ngắn. Glycerol được phân
cắt tạo thành acetyl-CoA, tạo năng lượng thông qua chu trình Krebs và chuỗi truyền

electron.
- Hỏng bào quan lizoxom. Do người thợ mỏ làm việc trong mơi trường có nhiều ion
kim loại nặng làm hỏng màng lizoxom → các enzim lizoxom phá hủy các tế bào niêm
mạc đường hô hấp và phổi → dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm phổi
Câu 3.(2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
a.Quan sát đồ thị biểu diễn sự thay đổi nồng độ của 2 chất trong chu trình Canvin. Theo em, (1) và (2)
là chất gì? Giải thích.

7


b. Năm 1952, David Keilin tiến hành thí nghiệm quan sát các băng hấp
thụ ánh sáng của các cytochrome a3, b, c của ti thể. Theo đó, sự hấp thụ
ánh sáng tạo nên các băng màu tối trên dải quang phổ. Kết quả thu được
cho thấy sự xuất hiện của 3 băng màu tối trong điều kiện kị khí (hình A).
Sự bổ sung các chất như O2, Urethane (một chất ức chế chuỗi truyền
điện tử) vào mơi trường thí nghiệm làm thay đổi kết quả ban đầu (hình
B, C). Một kết quả khác thu được khi Keilin tiến hành thí nghiệm chỉ
với cytochrome c trong mơi trường có bổ sung O2 (hình bên).

A. Khơng O2
a
b c
B. Có
O
2
3

C. Có O2 + Urethane
D. Cytochrome c, có O2


b1. Các cytochrome hấp thụ ánh sáng khi ở trạng thái khử hay oxi hóa?
b2. Sắp xếp thứ tự các cytochrome trên trong chuỗi truyền điện tử.
Nội dung
a.
- 1- APG, 2- Ri1,5dP
- Vì khi che tối khơng có NADPH và ATP do pha sáng cung cấp để chuyển hóa APG thành AlPG
nên APG dư thừa, đồng thời khơng có AlPG nên khơng tái tạo được chất nhận Ri1,5dP nên Ri1,5dP
giảm.
b.
b1.
- Khi khơng có O2 làm chất nhận e cuối cùng, các cytochrome tồn tại ở trạng thái mang e, tức trạng
thái khử. Lúc này, theo hình A, các cytochrome hấp thụ ánh sáng.
- Khi có O2 làm chất nhận e cuối cùng, các cytochrome tồn tại ở trạng thái mất e, tức trạng thái oxi
hóa. Lúc này, theo hình B, các cytochrome khơng hấp thụ ánh sáng.
b2.
- Khi có O2 và Urethane, chỉ cytochrome b ở trạng thái khử, chứng tỏ Urethane chặn sự truyền e từ
cytochrome b đến các cytochrome còn lại, và cytochrome b là thành phần đầu tiên của chuỗi.
- Khi chỉ có cytochrome c và O2, cytochrome c ở trạng thái khử, chứng tỏ khơng có sự truyền e từ
cytochrome c cho O2. Như vậy, cytochrome c không phải là cytochrome cuối cùng.
- Vậy, sắp xếp được thứ tự các cytrochrome như sau: b – c – a3
Câu 4 (2 điểm). Quang hợp và hô hấp ở thực vật
1. Trong hô hấp hiếu khí, chu trình Krebs được coi là một chuỗi các bước nhỏ. Một trong những bước
này là chuyển đổi succinate thành fumarate bởi một enzyme succinate dehydrogenase.
a. Nêu vai trị của enzym dehydrogenase trong chu trình Krebs và giải thích ngắn gọn tầm quan trọng
của vai trị này trong việc sản xuất ATP.
b. Một cuộc điều tra đã được thực hiện về ảnh hưởng của nồng độ khác nhau của các ion nhôm đối với
hoạt động của succinate dehydrogenase. Nồng độ enzyme và tất cả các điều kiện khác được giữ không
đổi. Biểu đồ dưới đây cho thấy kết quả của cuộc điều tra này.


8


Hãy mô tả ảnh hưởng của ion nhôm tại các nồng độ khác nhau lên tốc độ sản xuất fumarate. Giải thích.
2. Đồ thị dưới đây cung cấp thơng tin về đặc tính quang hợp ở 1 lồi thực vật C3. Trong bóng tối cây
khơng thực hiện q trình quang hợp.

a. Dựa vào đồ thị, hãy xác định điểm bù ánh sáng của lồi thực vật trên. Giải thích.
b. Trong mỗi giai đoạn A và B, hãy xác định yếu tố giới hạn quy định cường độ quang hợp của loài
thực vật trên.
Nội dung
1. a. - Cung cấp hydro để khử NAD và FAD
- NADH và FADH2 chuyển sang chuỗi vận chuyển điện tử.
- Cung cấp năng lượng cho quá trình tổng hợp ATP trong q trình phosphoryl hóa oxy hóa và cơ
chế hóa thẩm;
b. - tăng nồng độ của các ion nhơm từ 0 đến 40 µmol làm tăng tốc độ sản xuất fumarate;
- tăng từ 40 đến 120 µmol có ít ảnh hưởng;
- nhơm liên kết với enzyme / tham chiếu đến cofactor; tối ưu hóa hình dạng của trang web đang hoạt
động;
0
a. vì điểm bù ánh sáng là giá trị của cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp = hơ hấp
b. – Trong giai đoạn A, yếu tố ánh sáng là yếu tố giới hạn.
- Trong giai đoạn B, nồng độ CO2 là yếu tố giới hạn.
Câu 5 (2 điểm) Truyền tin tế bào
Hình 2 mơ tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào khi thụ thể βadrenergic gắn đặc hiệu với adrenalin. Thụ thể β-adrenergic là loại protein đa xuyên màng kết cặp với
GDP-protein khi thụ thể chưa được phối tử hoạt hóa. Adenylatecyclase tạo ra cAMP từ ATP khi được
hoạt hóa bởi GTP-protein. Protein kinase A (PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau tạo; cuối cùng khởi sự đáp
ứng của tế bào. Một số bước chính trong con đường truyền tin nội bào của adrenalin được kí hiệu từ 1
đến 5 trong hình 2.


9


Hình 2
a) Hãy cho biết chất nào là chất truyền tin thứ hai của adrenalin: G-protein, ATP, cAMP hay PKA?
Giải thích.
b)Giải thích tại sao thụ thể β-adrenergic cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưnglại tạo ra đáp
ứng khác nhau trên mỗi loại tế bào này?
c) Timolol có khả năng tạo liên kết với thụ thể β-adrenergic nhưng khơng làm thay đổi cấu hình của
thụ thể. Hãy cho biết timolol có làm thay đổi mức đáp ứng của tế bào với tác dụng của adrenalin hay
khơng? Giải thích.
d) Có hai dịng đột biến đơn lẻ (m1, m2) trong con đường truyền tin nội bào: dòng m1 có thụ thể khơng
tháo rời phối tử sau đáp ứng; dịng m2 có miền liên kết với cơ chất ATPcủa adenylate cyclase bị sai
hỏng. Hãy cho biết ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dịng m1 và m2, khi có mặt adrenalin,
PKA có được hoạt hóa hay khơng? Tại sao?

Nội dung
a) cAMP là chất truyền tin thứ hai.
- Bởi vì: như mơ tả ở hình 2, cAMP được tạo thành từ sự liên kết cộng hóa trị vịng giữa nhóm
phosphate với đường ribose trong phân tử ATP nhờ enzyme adenylate cyclase. Bởi vì ATP trong tế
bào có hàm lượng lớn, khi adenylate cyclase được khởi động, nó xúc tác tạo thành hàng loạt
cAMP → khuếch đại con đường truyền tín hiệu về sau.
(Chú ý: mặc dù ATP cũng có hàm lượng lớn nhưng nó chỉ được sử dụng làm môi giới tạo thành
cAMP chứ khơng trực tiếp tham gia q trình truyền tin của tế bào).
b)Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trên hai loại tế bào này là khác nhau
và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng khơng hồn tồn giống nhau → khi
adrenalin gắn trên thụ thể chung của cả hai tế bào, chúng được hoạt hóa theo các hướng khác
nhau hoặc thay đổi hoạt tính của các protein đáp ứng vốn dĩ có chức năng khác biệt → đáp ứng là
khác nhau.
c) Timolol làm giảm mức đáp ứng sinh học của tế bào đối với adrenalin.

Bởi vì: timolol cạnh tranh với adrenalin khi gắn vào thụ thể β-adrenergic nhưng timolol lại không
làm thay đổi cấu hình khơng gian của thụ thể → nó khơng khởi phát được con đường truyền tín
hiệu nội bào → đáp ứng của tế bào đối với adrenalin bị suy giảm.
d) Protein kinase A khơng được hoạt hóa.
- Bởi vì: mặc dù đột biến m1 dẫn đến adrenalin vẫn duy trì trạng thái gắn của nó trênthụ thể →
liên tục hoạt hóa G-protein gắn với adenylate cyclase; tuy nhiên, đột biến m2kèm theo làm miền
liên kết với cơ chất ATP của enzyme này bị sai hỏng → cAMP khơng được tạo ra cho dù enzyme
đã được hoạt hóa bởi GTP-protein.
- Nói cách khác, đột biến m2 xảy ra ở sau bước của đột biến m1 → dòng đột biến kép mang cả
đặc điểm của đột biến m1 và đột biến m2 sẽ có kết quả khơng hoạt hóa được protein kinase A.
Câu 6. (2 điểm) Phân bào
1. Nghiên cứu của Kinoshita và cs.

Hình 6.1
10


(2001-2002) ở dịch chiết tế bào ếch đang
trong giai đoạn ngun phân, quan sát
tính động của vi ống tubulin có liên quan
đến 2 loại protein là kinesin-13 và
XMAP215 (protein MAP của ếch), được
biểu diễn trên hình 6.1. Dựa vào thơng
tin trong hình, hãy trình bày vai trị của
kinesin-13 và XMAP215 đối với tính
động của vi ống trong ngun phân.

2. Hình 6.2 cho thấy các chuyển động diễn ra
Hình 6.2
trong tế bào khi tế bào thực hiện trình nguyên

phân (trên thang thời gian, thời điểm 0 đánh dấu
thời điểm các NST xếp hàng trên mặt phẳng xích
đạo). Ba đường cong trong đồ thị cho thấy khoảng
cách giữa:
(4) tâm động của các cromatid chị em
(5) trung thể ở hai cực của tế bào
(6) tâm động và các trung thể ở hai cực của tế bào
Hãy xác định các đường cong A, B, C tương ứng
với các khoảng cách nào nói trên? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
- Ở kỳ trung gian: sự có mặt của cả kinesin-13 và XMAP215 hoạt tính cao → độ bền của vi ống
tăng → tính động giảm.
- Ở giai đoạn nguyên phân: Do sự phosphorin hóa làm bất hoạt XMAP215 nên hoạt tính giảm,
trong khi hoạt tính của kinesin-13 không thay đổi trong suốt chu kỳ tế bào
→ độ bền của vi ống giảm → tính động tăng.
- Như vậy: vai trị của kinesin-13 góp phần giải trùng hợp vi ống trong phân bào, trong khi
XMAP215 giữ vai trò là prôtêin làm bền vi ống, ức chế tác động của kinesin-13.
- A – 2; B – 1; C – 3
- Sau thời điểm 0 (thời điểm các NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo) tức là kì giữa, các cromatid
tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào
+, khoảng cách giữa tâm động của các cromatid chị em tăng dần từ 0  ứng với đường B
+, khoảng cách giữa trung thể ở hai cực của tế bào tăng dần khi TB bước vào kì sau, cuối  ứng
với đường A
+, khoảng cách giữa tâm động và các trung thể ở hai cực của tế bào bắt đầu giảm khi TB bước vào
kì sau  ứng với đường C
Câu 7 (2,0 điểm) Cấu trúc, dinh dưỡng CHVC ở VSV
Trong cuộc sống, vi khuẩn ngày càng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ điều trị
y tế cho đến giảm thiểu ô nhiễm chất thải độc hại. Để xác định loài vi khuẩn nào thích hợp cho một
mục đích cụ thể địi hỏi phải áp dụng những kiến thức đa dạng về đặc điểm kiểu hình của các vi khuẩn
này.

Bảng dưới đây thể hiên một số đặc điểm nổi bật của bốn loại vi khuẩn được nghiên cứu gồm:
Clostridium novyi, Thermus aquaticus, Paracoccus denitrificans và Trichodesmium thiebautii.
Loại vi khuẩn
C. novyi
T. aquaticus
P. denitrificans
T. thiebautii
Kiểu trao đổi chất

Kị khí bắt
Hiếu khí bắt buộc
buộc
Gram
+

0
0
Nhiệt độ tối ưu ( C)
10 – 40 C
50 – 800C
Môi trường sống điểnTrên mặt đất
Dưới nước
11

Kị khí khơng bắt
buộc

5 – 300C

Kị khí khơng bắt

buộc

10 – 300C


hình
Đặc tính riêng

Khơng có

Dưới nước
Khử nitơ

Hướng hố

Dưới nước
Cố định đạm

a.Xét nghiệm cho thấy nồng độ nitrat trong mẫu nước thải của khu vực đô thị cao hơn mức cho phép.
Vi khuẩn nào thích hợp nhất để giảm nồng độ nitrat? Giải thích.
b.Vì các khối u thường phát triển nhanh hơn nhiều so với khả năng cung cấp dinh dưỡng và ôxi của
máu, chúng thường lan ra cả những vị trí có nồng độ ơxi rất thấp. Ngồi khu vực này thì điều kiện
thiếu ơxi nói chung là khơng tìm thấy ở nơi khác trong cơ thể. Người ta có thể tận dụng tính chất bất
thường này để tiêm vi khuẩn đặc biệt nhắm vào các tế bào ung thư và ít gây ảnh hưởng đến phần
còn lại của cơ thể. Loại vi khuẩn nào thích hợp nhất cho ứng dụng này? Giải thích.
c.Thêm một lượng nhỏ amoni làm tăng sản lượng sơ cấp của hệ sinh thái dưới nước, nhưng hiệu quả
chỉ kéo dài trong thời gian tương đối ngắn. Dựa trên phát hiện đó, loại vi khuẩn nào có khả năng cải
thiện sản lượng sơ cấp của hệ sinh thái?
d. Kháng sinh vancomycin ức chế tổng hợp peptidoglycan ở vi khuẩn có thành tế bào dày với nhiều
peptidoglycan. Vi khuẩn nào rất có thể nhạy cảm với kháng sinh này? Giải thích.

Câu 7
Nội dung
a
a. P. denitrificans ;
vì chúng sống trong nước và có khả năng khử nito
b
C. novyi;
vì chúng sống trong giới hạn nhiệt độ của cơ thể sống, sống kỵ khí nên khơng ảnh hưởng
đến các TB lành.
c
T. thiebautii,
vì chúng có khả năng cố định nito khơng khí tạo NH3
d
C. novyi;
vì chúng là các vi khuẩn G+ nên mẫn cảm với kháng sinh
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
Beadle và Tatum đề xuất rằng một gen tạo ra một enzyme. Họ đã gây đột biến nấm mốc và quan
sát thấy các khuẩn lạc khác nhau cần chất bổ sung khác nhau trong môi trường bình thường để tồn tại
(Hình 1).
a. Những đột biến nào có cùng nhu cầu dinh dưỡng giống như tế bào kiểu dại?
b. Những khuẩn lạc nào được sử dụng để phát hiện các gen tham gia vào con đường tổng hợp
arginine? Giải thích.
c. Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học lấy một nhóm các thể đột biến khác và cấy chúng
lên đĩa như trong Hình 2. Những khuẩn lạc nào (1-8) trong Hình 2 khơng thể sản xuất arginine?
Câu 8 (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
a. Môi trường 2 là môi trường tối thiểu mà vẫn thấy vi khuẩn 1,7 sống được nên vi khuẩn 1,7 có
nhu cầu dinh dưỡng giống kiểu dại.
b. Sử dụng legend 5 để xác định vi khuẩn nào tham gia vào con đường tổng hợp arginine
Giải thích : Vì khuẩn lạc 5 có mơi trường tối thiểu + arginine mà chủng 1, 4, 6, 7 vẫn sinh
trưởng được.

c. Trong mơi trường khơng có arginine chỉ có khuẩn lạc 1, 4, 6, 7 mọc được => chỉ có những
khuẩn lạc này sản xuất được arginine, còn khuẩn lạc 2, 3, 5, 8 không thể mọc được => không
thể sản xuất arginine.
X là mọc, O: không mọc
1

2

3

4

5

6

7

8

1

X

O

O

O


O

O

X

O

2

O

O

O

X

O

X

O

O

12


3


O

X

X

O

X

O

O

X

Câu 9 (2,0 điểm): Virut
1.Giải thích tại sao virus SARS-CoV-2 lại có tốc độ biến đổi rất nhanh? Nếu dùng vaccine SARSCoV-2 của chủng cũ để tiêm phòng chống biến chủng mới có được khơng? Giải thích. Có thể dùng
thuốc kháng sinh penicilin để tiêu diệt virut này không?
2. Hãy so sánh cơ chế di truyền ngang và di truyền dọc của virut khảm thuốc lá (TMV). Về mặt trực
quan, TMV có thể phân lập được từ tất cả các sản phẩm thuốc lá thương phẩm, nhưng tại sao TMV
không gây nguy hiểm đối với người dùng thuốc?
Ý
Nội dung
1.
- Vật chất di truyền của virus SARS là ARN và nó được nhân bản nhờ ARN
polymerase phụ thuộc ARN (dùng ARN làm khuôn để tổng hợp nên ADN hay sao
chép ngược).
- Enzyme sao chép ngược khơng có khả năng tự sửa chữa nên vật chất di truyền của

virus rất dễ đột biến. Tốc độ đột biến của virut này khá cao (1,05.10-3 – 1,26.10-3).
- Thường là không hiệu quả.
+ Nếu chủng cũ → vẫn dùng vaccine cũ được.
+ Nếu xuất hiện chủng đột biến mới thì thường vaccine cũ khơng có hiệu quả, hoặc
hiệu quả thấp => phải dùng vaccine mới.
- Khơng thể dùng kháng sinh để tiêu diệt virut, vì: Chất kháng sinh penicilin chỉ tác
động lên thành tế bào, mà virut khơng có thành.
2.
- So sánh:
Di truyền ngang
Di truyền dọc
Từ cây này sang cây khác
Từ cây mẹ sang cây con
Gây ra bởi các lồi động vật ăn thực vật
Thơng qua sinh sản
Qua các vết chích, đốt…của động vật
Qua hạt, hoặc cành ghép, chiết
- Người khơng thuộc lồi vật chủ của virut TMV nên virut này không truyền nhiễm ở
người.
Câu 10 (2,0 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
Biểu thức tính sức hút nước của tế bào thực vật là S = P – T ; trong đó S là sức hút nước của tế
bào, P là áp suất thẩm thấu, T là sức căng trương nước. Cho các tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ
của cùng một loại mơ có áp suất thẩm thấu là 1,5 atm, T = 0,5 vào một dung dịch có áp suất thẩm thấu
lần lượt là 0,8 và 1,2 atm.
a. Hỏi nước sẽ dịch chuyển như thế nào?
b. Giải thích tại sao tế bào thực vật không bị vỡ khi đặt trong môi trường nhược trương và không bị
biến dạng trong môi trường ưu trương?
c. Khi cùng bị mất nước đột ngột (ví dụ vào buổi trưa nắng to, nhiệt độ cao, có gió khơ và mạnh …)
cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non?
Câu

Nội dung
10
a
a. Muốn biết nước dịch chuyển như thế nào, ta phải so sánh S của TB và S của dd, biết
Stb = 1,5-0,5 =1, Sdd = Pdd
- TH1: Đặt TBTV vào dd có P = 0,8 : STB> Sdd-> Nước đi vào TB
- TH2: Đặt TBTV vào dd có P = 1,2 -> Nước đi ra khỏi TB
b
- TB không bị vỡ khi hút nước là do TB xuất hiện sức căng trương nước T của thành TB
chống lại sức căng trương nước-> TB dừng hút nước trước khi đạt tới sự cân bằng về
nồng độ.
- TB không bị biến dạng khi mất nước là do không bào mất nước, chất nguyên sinh tách
dần khỏi thành-> thành TB khơng bị biến dạng-> TB giữ ngun hình dạng.
c
- Khi bị mất nước, các tế bào thực vật có hiện tượng co nguyên sinh. Nếu bị mất nước
đột ngột, không bào và chất nguyên sinh co nhanh, có thể kéo thành tế bào cùng bị co
vào làm tế bào giảm thể tích  bộ phận cơ thể hoặc cả cơ thể bị giảm thể tích  xuất
hiện hiện tượng héo.
13


- Ở cây non hoặc bộ phận cơ thể còn non, thành xelluozo còn mỏng, yếu nên dễ bị kéo
vào khối chất nguyên sinh  dễ biểu hiện héo.
- Ở các tế bào già, thành xelluozo dày, cứng  khó bị kéo vào hơn  tế bào vẫn giữ
được nguyên thể tích  khơng biểu hiện héo.

TRƯỜNG THPT CHUN
CHU VĂN AN

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT

CHUYÊN

KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XIV, NĂM 2023
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC – LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm) Thành phần hóa học tế bào
1.1. Tế bào mỡ (Adipocyte) là những tế bào
được tìm thấy trong mơ mỡ ở động vật có vú.
Những tế bào này hấp thụ glycerol và acid béo
để tạo ra triglyceride (chất béo trung tính) để
lưu trữ lâu dài. Hình 1.1 thể hiện một phân tử
glycerol và ba acid béo (X, Y và Z). Hình 1.2
là phân tử triglyceride được hình thành từ các
thành phần này.
a) Nêu tên liên kết hình thành giữa glycerol
và acid béo, tên của kiểu phản ứng hình thành
liên kết này.
b) Chỉ ra sự khác biệt giữa các acid béo X, Y
Hình 1.1
Hình 1.2
và Z được thể hiện trong hình 1.1.
c) Giải thích tại sao triglyceride khơng thích hợp như một thành phần của màng bề mặt tế bào.
1.2. Sau khi làm biến tính enzyme A với nhiệt độ, người ta tiếp tục tiến hành thí nghiệm như sau:
- Thí nghiệm 1: Cho enzyme A vào mơi trường có nhiệt độ, pH và độ muối thích hợp, sau đó bổ
sung thêm enzyme X có vai trị nối các cầu disulfide thì người ta thấy enzyme A phục hồi được 100%
hoạt tính.
- Thí nghiệm 2: Cho xử lí trực tiếp enzyme A với enzyme X, sau đó đưa vào mơi trường có nhiệt
độ, pH và độ muối thích hợp như trên thì người ta thấy enzyme A chỉ phục hồi được 1% hoạt tính.

Giải thích kết quả thí nghiệm trên.
Câu 2: (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào
2.1. Bảng 2 dưới đây thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung hợp tế bào của người
và chuột trong các điều kiện khác nhau:
Bảng 2
Thí
Nhiệt
Mơ tả
Kết quả
nghiệm
độ
Các protein màng trộn lẫn với
1
Dung hợp tế bào người và chuột
37oC
nhau
Dung hợp tế bào người và chuột, bổ
Các protein màng trộn lẫn với
2
37oC
sung chất ức chế tổng hợp ATP
nhau
Khơng có sự trộn lẫn protein
3
Dung hợp tế bào người và chuột
4oC
màng
Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích.
14



2.2. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự tham gia của hai thành phần thuộc hệ
thống khung xương tế bào. Hãy cho biết đó là hai thành phần nào và phân biệt hai thành phần đó về
cấu trúc và chức năng trong chu kì tế bào động vật.
Câu 3: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa + Dị hóa)
Bảng 3
Ống
Chất ức chế
Tác động
nghiệm
I
Atractyloside
Ức chế protein vận chuyển ADP/ATP
II
Butylmalomate
Ức chế vận chuyển succinate vào ti thể
III
Cyanine
Ức chế phức hệ cytochrome c oxidase
IV
FCCP
Làm cho proton thấm được qua màng
V
Oligomycin
Ức chế phức hệ ATP synthase

3.1. Trong một nghiên cứu về chức năng của ti thể, người ta phân lập và chuyển ti thể vào trong một
mơi trường đệm thích hợp có succinate là nguồn cung cấp điện tử duy nhất cho chuỗi hô hấp. Sau 5
phút ADP được bổ sung vào môi trường. Khoảng 1 phút tiếp theo mỗi chất ức chế (trình bày ở Bảng 3)
được bổ sung vào từng ống nghiệm riêng rẽ, sau 10 phút thí nghiệm kết thúc.

Nồng độ O2 trong môi trường của từng ống nghiệm thay đổi như thế nào trong suốt thời gian thí
nghiệm? Hãy giải thích.
3.2. Các nhà khoa học đã tạo ra các túi màng nhân tạo chứa
bacteriorhodopsin - một bơm H+ hoạt động nhờ ánh sáng được
tinh sạch từ một vi khuẩn quang hợp và ATP synthase tinh
sạch từ ti thể của tim bò. Giả sử rằng tất cả các phân tử
bacteriorhodopsin và ATP synthase được định hướng như
trong hình 3, khi đó các proton được bơm vào túi và ATP
được tạo ra ở phía bên ngồi túi.
a) Nếu chuẩn bị các túi màng mà không loại bỏ hết chất tẩy
rửa một cách cẩn thận làm cho lớp kép phospholipid bị rị rỉ
proton thì có ATP có được tổng hợp không?
b) Hãy cho biết trong mỗi trường hợp dưới đây quá trình tổng
hợp ATP thay đổi như thế nào so với trường hợp ban đầu?
Giải thích.
(1)Nếu các phân tử ATP synthase được định hướng ngẫu
nhiên sao cho khoảng một nửa hướng ra bên ngoài túi và một
nửa hướng vào bên trong.
(2)Nếu các phân tử bacteriorhodopsin được định hướng ngẫu
nhiên.
c) Có thể rút ra được điều gì khi sử dụng bacteriorhodopsin và
ATP synthase có nguồn gốc từ hai lồi khác nhau? Giải thích.
Câu 4: (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực
hành
Hình 3
4.1. Hình 4.1 mơ tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp
ứng sinh học được khơi mào khi thụ thể β-adrenergic gắn đặc hiệu với adrenaline. Thụ thể βadrenergic là loại protein đa xuyên màng kết cặp với GDP-protein khi thụ thể chưa được phối tử hoạt
hóa. Adenylate cyclase tạo ra cAMP từ ATP khi được hoạt hóa bởi GTP-protein. Protein kinase A
15



(PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau; cuối cùng tạo ra đáp ứng của tế bào. Một số bước chính trong con
đường truyền tin nội bào của adrenaline được kí hiệu từ 1 đến 5 trong hình 4.1.

Hình 4.1
a) Giải thích tại sao thụ thể β-adrenergic cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưng lại tạo ra
đáp ứng khác nhau trên mỗi loại tế bào này.
b) Có hai dịng đột biến đơn lẻ (m1, m2) trong con đường truyền tin nội bào: dịng m1 có thụ thể khơng
tháo rời phối tử sau đáp ứng; dịng m2 có miền liên kết với cơ chất ATP của adenylate cyclase bị sai
hỏng. Hãy cho biết ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt adrenalin,
PKA có được hoạt hóa hay khơng? Tại sao?
4.2. Hình 4.2 cho thấy các dụng cụ đơn giản được một học sinh sử dụng để đo tốc độ hô hấp của nấm
men Saccharomyces cerevisiae. Huyền phù nấm men hoạt động có
màu kem nhạt, được được chuẩn bị bằng cách trộn men khô,
glucose và nước và để trong 1 giờ ở 30°C. Dung dịch xanh
methylene đóng vai trị là chất nhận điện tử và trở nên khơng màu
khi bị khử.
a) Giải thích tại sao cần có lớp dầu trong thí nghiệm này.
b) Trong một khảo sát thêm nữa, sinh viên đã kiểm tra khả năng sử
dụng các loại đường khác nhau của nấm men. Huyền phù nấm men
hoạt động được trộn với dung dịch 2% của sáu loại đường khác
nhau. Nấm men được cho phép để chuyển hóa đường ở nhiệt độ tối
Hình 4.2
ưu và carbon dioxide giải phóng được thu thập trong khoảng thời
gian 10 phút. Bảng 4 cho thấy kết quả thu được.
Bảng 4
Thể tích CO2 giải phóng trong 10 phút (cm3)
Các monosaccharide
Các disaccharide
Glucose

Fructose
Galactose
Sucrose
Maltose
Lactose
(glu)
(fru)
(gal)
(glu + fru)
(glu + glu)
(glu + gal)
1
2,0
1
5,0
1
0,1
1
3,0
1
1,4
1
0,3
2
2,2
2
3,8
2
0,3
2

2,6
2
1,7
2
0,4
3
2,4
3
4,6
3
0,2
3
3,6
3
1,3
3
0,6
Trung
Trung
Trung
Trung
Trung
Trung
2,2
4,5
0,2
3,1
1,5
0,4
bình

bình
bình
bình
bình
bình
Đưa ra giải thích cho các kết quả này.
Câu 5: (2,0 điểm) Phân bào
5.1. Một nhóm nghiên cứu muốn tạo giống lợn siêu cơ bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào sinh dưỡng
(soma). Trong kĩ thuật này, nhân của nguyên bào sợi nuôi cấy được chuyển vào tế bào trứng đã loại bỏ
nhân và hoạt hóa để phát triển thành phơi mà khơng qua thụ tinh. Để tế bào trứng được chuyển nhân có
khả năng phát triển thành phơi cao nhất thì nhân ngun bào sợi phải được lấy ở pha nào của chu kì tế
bào? Giải thích.
5.2.
Ngun
phân
khơng được kiểm sốt

thể gây ung thư ở
người. Paclitaxel là một
loại thuốc được sử dụng
để
16


điều trị một số dạng ung thư. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát tác dụng của Paclitaxel đối với chu kỳ tế
bào phân bào của tế bào ung thư như sau: các tế bào ung thư được nuôi cấy trong hai ngày và sau đó
được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được xử lí với nồng độ Paclitaxel khác nhau. Sau 28 giờ (một
chu kỳ tế bào), các nhà nghiên cứu xác định phần trăm số tế bào trong các giai đoạn của nguyên phân
(đường nét đứt) và tỉ lệ giữa số lượng tế bào trong kỳ sau so với số lượng tế bào trong kỳ giữa (đường
nét liền). Từ kết quả khảo sát được thể hiện trong Hình 5, hãy mô tả kết quả và đề xuất giải thích về tác

dụng của Paclitaxel đối với
chu kỳ tế bào.

Câu 6: (2,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật
Một nghiên cứu được tiến hành để tìm hiểu mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài (vi khuẩn lam, vi
khuẩn không lưu huỳnh màu lục, vi khuẩn khử sulfate) cùng sinh sống ở một hồ nước. Cho biết cả vi
khuẩn lam và vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục đều có thể tổng hợp lipid khi có mặt nguồn carbon và
năng lượng thích hợp; H2S ở hồ nước tạo thành từ hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn khử sulfate.
Hình 6 mơ tả mức tổng hợp lipid của vi khuẩn lam và vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục cũng như sự
thay đổi về lượng H2S của nước trong hồ ở những thời điểm khác nhau trong ngày; cho rằng 6:00 và
18:00 mỗi ngày là các thời điểm giàu ánh sáng đỏ xa trong ngày.
a) Hãy nêu những điểm khác nhau về kiểu hô hấp, nguồn carbon và nguồn năng lượng chủ yếu của vi
khuẩn lam, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn khử sulfate.
b) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự thay đổi về lượng H2S tương đối của nước trong hồ.
Câu 7: (2,0 điểm) Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Efrotomycin là kháng sinh tạo ra từ vi khuẩn Streptomyces lactamdurans, thường được sản xuất
trong công nghiệp dược phẩm. Khi nuôi cấy S. lactamdurans trong môi trường dinh dưỡng với thành
phần gồm: glucose, maltose, dầu đậu nành, (NH 4)2SO4, NaCl, K2HPO4 và Na2HPO4 ở 28oC và đảm bảo
thống khí, người ta thu được đồ thị về thành phần môi trường (Hình 7.1) và sự tăng trưởng của vi
khuẩn (Hình 7.2) theo thời gian như ở dưới đây:

Hình 7.1
Hình 7.2
a) Efrotomycin được tạo ra nhiều nhất trong giai đoạn nào? Giải thích.
b) Vi khuẩn sử dụng đường glucose hay maltose trước? Giải thích tại sao lượng O 2 tiêu thụ bắt đầu tăng
dần trong giai đoạn 60 – 300 giờ sau khi nuôi cấy mà không phải ngay từ đầu?
c) Các thành phần được nêu ở trên có vai trị gì trong mơi trường ni cấy?
Câu 8: (2,0 điểm) Virus
17



a)
b)

c)

a)
b)

a)
b)

Virus HIV có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải ở người (AIDS) thuộc nhóm retrovirus có tế bào chủ là
tế bào lympho T-CD4+. Trong chu trình xâm nhập của virus vào
tế bào chủ, gai glycoprotein (gp120) của HIV gắn đặc hiệu với
thụ thể CD4 và đồng thụ thể CCR5 trên màng sinh chất của tế bào
chủ. Hình 8 biểu thị mối liên kết giữa gai gp120 và các thụ thể
trong chu trình xâm nhập của HIV vào tế bào.
Dựa trên các đặc điểm của virus HIV, hãy cho biết tại sao đến
ngay nay người ta vẫn chưa thể tìm ra được loại vaccine hiệu quả
trong phịng ngừa bệnh do virus HIV gây ra?
Hãy cho biết nếu số lượng thụ thể CD4 trên màng tế bào lympho
T-CD4+ tăng đáng kể nhưng số lượng thụ thể CCR5 không thay
đổi thì khả năng xâm nhập của virus HIV vào tế bào này có thay
đổi như thế nào so với tế bào lympho T-CD4 + ban đầu? Giải
thích.
Hình 8
Maraviroc là loại thuốc có khả năng bám vào đồng thụ thể CCR5
và làm thay đổi vị trí gắn của thụ thể với gai gp120. Những nhà khoa học đã thấy rằng một số trường

hợp virus HIV vẫn có khả năng xâm nhập vào tế bào lympho T mặc dù có mặt của maraviroc gắn trên
thụ thể CCR5. Hãy nêu ra 2 giả thuyết khác nhau giải thích hiện tượng này.
Câu 9: (2,0 điểm) Trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật
9.1. Một số lồi thực vật sống ở mơi trường đất bị nhiễm mặn như đầm ngập mặn hay các bãi bồi ven
biển. Hãy nêu ít nhất 02 cơ chế mà các loài thực vật sống ở đầm ngập mặn hay bãi bồi ven biển có thể
thích nghi được trong điều kiện đất bị nhiễm mặn? Giải thích.
9.2. Một nhà thực vật học tiến hành phân tích đặc điểm mẫu đất trồng trong các chậu cây sinh trưởng
chậm, lá màu tía ở ngoại vi (rìa lá) và màu xanh đậm ở trung tâm (gân lá), tỉ lệ ra hoa kém hơn so với
các chậu cây khác. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất vẫn đầy đủ nhưng
pH của đất trồng là 8.
Nguyên nhân nào dẫn đến cây trồng ở các chậu này có các biểu hiện nói trên? Giải thích.
Khi cấy chuyển một lồi nấm rễ vào đất trồng của các chậu cây này thì những biểu hiện nói trên của
cây giảm dần. Hiện tượng này có thể được giải thích như thế nào?
Câu 10: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (Quang hợp + Hô hấp)
10.1. Các nhà khoa học đã khảo sát ảnh hưởng
của nhiệt độ và cường độ ánh sáng đến tốc độ
quang hợp của cây Kalmia procumbens thuộc họ
Đỗ quyên. Họ đã khảo sát ảnh hưởng của nhiệt
độ đến tốc độ quang hợp ở ba cường độ ánh sáng
khác nhau, đồng thời họ cũng khảo sát ảnh
hưởng của nhiệt độ đến tốc độ hô hấp. Kết quả
được thể hiện ở biểu đồ Hình 10.
Chỉ ra 2 nhân tố giới hạn cường độ quang hợp
của cây K. procumbens trong khoảng giữa điểm
X và điểm Y. Giải thích.
Cây K. procumbens là một loại cây mọc trên núi
Hình 10
cao. Các nhà khoa học dự đoán rằng ở khu vực
nơi lồi cây này phát triển, nhiệt độ trung bình vào mùa hè có thể tăng từ 20°C lên 23°C và cũng có
khả năng trở nên nhiều mây hơn. Mơ tả và giải thích những thay đổi này có thể ảnh hưởng như thế nào

đến sự phát triển của cây K. procumbens.
10.2. Những năm trước đây, người ta quan niệm hơ hấp sáng là q trình bất lợi do nó có thể làm giảm
đến 25% lượng CO2 cố định ở pha tối quang hợp. Gần đây, các nhà thực vật học nhận ra hô hấp sáng
không phải là một phản ứng bất lợi đối với thực vật C3 nên vẫn được giữ lại sau hàng triệu năm tiến
hóa. Tại sao lại có sự thay đổi trong quan điểm về vai trị của hơ hấp sáng đối với thực vật C3?
----------HẾT---------18


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
CHU VĂN AN
HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(HDC gồm 07 trang)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT
CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XIV, NĂM 2023
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC – LỚP 10

Câu 1: (2,0 điểm) - Thành phần hóa học tế bào
Câ Ý
Nội dung
u
1
a - Liên kết ester.
- Phản ứng trùng ngưng (condensation)/phản ứng tách (loại) nước (dehydrat
hóa).
(HS cần nêu đúng tên của liên kết và tên của phản ứng mới được 0,25 điểm)
b - Độ dài của chuỗi hydrocarbon: Y > X > Z; Y dài nhất, Z ngắn nhất.
- Z là acid béo bão hòa (no), Y và Z là các acid béo chưa bão hịa (chưa no).

- X có 3 liên kết đơi C=C (khơng bão hịa đa), Y có 1 liên kết đơi (khơng bão
hịa đơn); Z có 0 liên kết đôi/chỉ Z chỉ chứa liên kết đơn (C-C).
(HS chỉ cần nêu đúng 02 trong số các điểm khác biệt nêu trên; mỗi ý đúng được
0,25 điểm)
c Triglyceride (triacylglycerol) là phân tử kị nước hồn tồn, thiếu các nhóm
đầu phân cực  chúng khơng thể hình thành các tương tác ưa nước 
không định hướng thành lớp kép với chuỗi acyl hướng vào trong và nửa
glycerol của chúng hướng lên bề mặt giống như trong cấu trúc của màng sinh
chất. Thay vào đó, các phân tử hồn tồn kị nước như vậy tập hợp lại với nhau
để hạn chế sự tiếp xúc của chúng với các phân tử nước xung quanh.
2
- Thí nghiệm 1: Trong mơi trường có nhiệt độ, pH và độ muối thích hợp thì
enzyme A biến tính trở về cấu hình bình thường, sau đó khi bổ sung enzyme
X thì các cầu nối disulfide được nối đúng vị trí làm enzyme A phục hồi được
100% hoạt tính.
- Thí nghiệm 2: Khi xử lí enzyme A biến tính trực tiếp với enzyme X trước, do
enzyme A chưa trở về cấu hình bình thường nên các cầu disulfide được nối
một cách ngẫu nhiên, xác suất nối đúng vị trí là thấp. Vì vậy khi đưa vào mơi
trường nhiệt độ, pH và muối thích hợp thì phần lớn enzyme A khơng trở về
được cấu hình bình thường, dẫn đến khả năng phục hồi hoạt tính của enzyme A
thấp (1%).
Câu 2: (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào
Câ Ý
Nội dung
u
1
- Khi bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP (thí nghiệm 2) các protein màng vẫn
trộn lẫn với nhau chứng tỏ sự chuyển động của protein màng khơng địi hỏi
năng lượng.
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp (4 oC ở thí nghiệm 3) ta không thấy sự trộn lẫn

19



u

2

Ý

Nội dung
protein màng ở tế bào dung hợp, chứng tỏ sự chuyển động của protein màng rất
nhạy cảm (phụ thuộc) với nhiệt độ.
- Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng tính lỏng của màng là kết quả của sự
khuếch tán thụ động, vì sự di chuyển của các thành phần màng tế bào không
cần năng lượng và chịu ảnh hưởng bởi nhiệt.
- Hai thành phần đó là: vi ống và vi sợi.
- Phân biệt:
Vi ống
Vi sợi
- Thành phần protein: Tubulin - Thành phần protein: Actin
(α-tubulin, β-tubulin)
(G-actin)
- Ống rỗng, thành được cấu tạo - Hai sợi xoắn lấy nhau, mỗi
Cấu trúc
từ 13 chuỗi protein tubulin; kích sợi là một chuỗi polymer gồm
thước lớn (25 nm có khoang các tiểu đơn vị actin; kích
rỗng 15 nm).
thước nhỏ (khoảng 7 nm)
Vi ống cấu trúc nên thoi phân Vi sợi actin tương tác với các

bào, gồm:
phân tử myosin làm cho vòng
- Các vi ống thể động và giúp actin co lại  rãnh phân cắt
Chức năng
các NST chuyển động về các cực sâu hơn  phân chia tế bào
trong chu
trong quá trình phân chia tế bào. chất ở tế bào động vật.
kì tế bào
- Các vi ống không thể động
trượt lên nhau giúp tế bào giãn
dài về 2 cực.
(Với mỗi điểm phân biệt, HS phải nêu đúng nội dung ở cả vi ống và vi sợi mới
được 0,25 điểm)

Câu 3: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa + Dị hóa)
Câu Ý
Nội dung
3.1
- Trong tất cả các thí nghiệm khi mới bắt đầu nồng độ oxygen trong môi trường
giảm dần do hô hấp tế bào sử dụng succinate, khi cho thêm ADP thì sự tổng hợp
ATP tăng, tăng hoạt động của chuỗi truyền điện tử.
- Ở ống nghiệm I, khi bổ sung chất ức chế atractyloside làm cho quá trình vận
chuyển ADP đi vào và ATP đi ra ti thể bị ức chế làm giảm quá trình tổng hợp
ATP do đó mức độ tiêu thụ oxygen chậm dần  nồng độ oxygen giảm
chậm. Ở ống nghiệm IV, khi bổ sung chất ức chế oligomycin giống ống
nghiệm I.
- Ở ống nghiệm II, khi bổ sung chất ức chế butylmalomate và cyanine đều ức
chế chuỗi truyền điện tử làm ngừng quá trình tiêu thụ oxygen nên nồng độ
oxygen ngừng giảm.
- Ở ống nghiệm III, khi bổ sung chất ức chế FCCP làm nồng độ oxygen giảm

nhanh do làm tăng tính thấm của màng với proton làm tăng nồng độ H + ở chất
nền và làm tăng hoạt động chuỗi truyền điện tử nên tăng lượng tiêu thụ
oxygen  nồng độ oxygen giảm nhanh.
3.2
a Nếu các túi bị rò rỉ đối với các proton  không tạo ra sự chênh lệch nồng độ
H+ do proton được bacteriorhodopsin bơm vào các túi sẽ ngay lập tức thốt ra
ngồi mà khơng tạo ra sự khác biệt về nồng độ H+  không thể tổng hợp ATP
b (1) Nếu các phân tử ATP synthase được định hướng sao cho khoảng một nửa
hướng ra bên ngoài túi và một nửa hướng vào bên trong, ATP vẫn được tổng
hợp, nhưng với tốc độ chỉ bằng một nửa. Các phân tử ATP synthase được
định hướng chính xác sẽ tạo ra ATP; các phân tử định hướng ngược lại sẽ
không tạo ATP.
20


Câu

Ý

Nội dung
(2) Nếu bacteriorhodopsin được định hướng ngẫu nhiên, ATP có thể được tổng
hợp hoặc khơng/ít hơn so với ban đầu.
+ Trong các túi có số lượng phân tử bacteriorhodopsin định hướng quay ra bên
ngoài và quay vào trong bằng nhau, sẽ không tạo ra sự chênh lệch pH khi tiếp
xúc với ánh sáng vì bơm proton theo cả hai hướng sẽ bằng nhau  không tạo ra
ATP.
+ Trong các túi số lượng phân tử bacteriorhodopsin định hướng quay ra bên
ngoài lớn hơn so với số quay vào trong  sự chênh lệch pH sẽ sai hướng để
được ATP synthase sử dụng  khơng có ATP nào được tạo ra.
+ Trong các túi số lượng phân tử bacteriorhodopsin định hướng quay vào trong

lớn hơn so với số quay ra ngoài  tạo ra sự chênh lệch pH theo đúng hướng 
những túi đó sẽ có khả năng tổng hợp ATP.
d Bởi vì hai protein đến từ các nguồn khác nhau nên rất khó có khả năng chúng
hình thành tương tác chức năng trực tiếp. Do vậy thí nghiệm này chứng minh
rằng hai quá trình bơm H+ (của bacteriorhodopsin) và tổng hợp ATP (của
ATP synthase) là độc lập với nhau.
Câu 4: (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
Câu Ý
Nội dung
4.1
a Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trên hai loại tế
bào này là khác nhau và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng
khơng hồn tồn giống nhau → khi adrenalin gắn trên thụ thể chung của cả
hai tế bào, chúng được hoạt hóa theo các hướng khác nhau hoặc thay đổi hoạt
tính của các protein đáp ứng vốn dĩ có chức năng khác biệt → đáp ứng là khác
nhau.
b - Protein kinase A khơng được hoạt hóa.
- Bởi vì: Mặc dù đột biến m1 dẫn đến adrenalin vẫn duy trì trạng thái gắn của nó
trên thụ thể → liên tục hoạt hóa G-protein gắn với adenylate cyclase; tuy nhiên,
đột biến m2 kèm theo làm miền liên kết với cơ chất ATP của enzyme này bị sai
hỏng → cAMP không được tạo ra cho dù enzyme đã được hoạt hóa bởi GTPprotein  PKA khơng được hoạt hố)
(HS có thể trả lời: Đột biến m2 xảy ra ở sau bước của đột biến m1 → dòng đột
biến kép mang cả đặc điểm của đột biến m1 và đột biến m2 sẽ có kết quả khơng
hoạt hóa được protein kinase A, nhưng chỉ được 0,25 điểm)
4.2
a - Tốc độ hô hấp của nấm men được đo bởi tốc độ khử xanh methylene/thời gian
đổi màu của xanh methylen từ màu xanh thành khơng màu.
- Do đó, lớp dầu có tác dụng ngăn oxygen đi vào  ngăn tái oxy hóa xanh
methylene/ngăn cản ảnh hưởng của oxygen đến tốc độ khử xanh methylene.
b - Nấm men có thể sử dụng/chuyển hóa fructose, glucose sucrose và maltose 

nấm men có (các) enzyme để sử dụng (các) loại đường trên (fructose, glucose
sucrose và maltose); ít/không sử dụng galactose và lactose.
- Nấm men ưu tiên sử dụng fructose/sử dụng fructose với tỷ lệ cao nhất vì đây là
monosaccharide dễ hấp thu, trong khi đó maltose và sucrose là disaccharide lớn
hơn nên mất nhiều thời gian hơn để hấp thụ và phải được thủy phân  tốc độ
chuyển hoá 2 loại đường này chậm hơn glucose và fructose.
- Đồng thời sucrose có tỷ lệ chuyển hố cao hơn so với maltose và lactose vì nó
có thể bị thuỷ phân tạo thành fructose nên đóng vai trị như một nguồn fructose.
Câu 6: (2,0 điểm) Phân bào
Câ Ý
Nội dung
u
5.1
a - Nhân nguyên bào sợi phải được lấy ở pha G1 của chu kì tế bào.
- Giải thích:
21



u

Ý

Nội dung

+ Nhân của tế bào ở G1 đang ổn định ở cấu trúc 2n đặc trưng của lồi, khơng có
sự biến động về vật liệu di truyền, cấu trúc nhân ổn định.
+ Pha S thì đang xảy ra hoạt động nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể, tác động tới
nhân ở giai đoạn này có thể gây bất thường về cấu trúc DNA dẫn tới không phát
triển.

+ Pha G2 và M thì nhiễm sắc thể đã nhân đơi, khi chuyển vào tế bào trứng có thể
khơng có bộ máy phân bào phù hợp sẽ gây hiện tượng tứ bội hoặc tế bào đi vào
con đường tự chết.
5.2
b - Khi nồng độ Paclitaxel tăng lên:
+ Tỷ lệ tế bào trong kỳ sau so với tế bào trong kỳ giữa giảm/có tỷ lệ tế bào
trong kỳ giữa lớn hơn so với trong kỳ sau;
+ Tỷ lệ tế bào trong quá trình nguyên phân tăng lên;
 Khi nồng độ tăng lên, nhiều tế bào hơn dừng lại ở kỳ sau/ dành nhiều thời
gian hơn cho kỳ giữa/ít tế bào hơn có thể chuyển sang kỳ sau  tăng tỉ lệ số tế
bào đang ở trong nguyên phân.
- Đề xuất các cơ chế tạm dừng trong kỳ giữa: tâm động không phân tách; ngăn
chặn sự rút ngắn/tăng độ bền sợi thoi phân bào,…  ngăn chặn sự di chuyển
của các nhiễm sắc tử sang các cực đối diện (vì các nhiễm sắc thể chị em vẫn giữ
với nhau)  các tế bào không vượt qua điểm kiểm sốt M  dừng lại trước
kì sau của nguyên phân.
Câu 6: (2,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi ainh vật
Câu Ý
Nội dung
6
a - Vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng, nguồn carbon là CO 2 và
nguồn năng lượng là ánh sáng; kiểu hơ hấp là hơ hấp hiếu khí.
- Vi khuẩn khơng lưu huỳnh màu lục có kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng
hoặc quang dị dưỡng, nguồn carbon là CO2 hoặc chất hữu cơ, nguồn năng lượng
là chất vô cơ hoặc ánh sáng; kiểu hô hấp là hô hấp kị khí.
- Vi khuẩn khử sulfate có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng, nguồn carbon là
chất hữu cơ, nguồn năng lượng là chất hữu cơ; kiểu hô hấp là hơ hấp kị khí.
b - Nhận xét: Lượng H2S cao nhất vào buổi sáng sớm, giảm dần vào ban ngày,
thấp nhất vào đầu giờ chiều và tăng dần vào ban đêm.
- Giải thích:

+ Vào ban ngày, vi khuẩn lam sẽ sử dụng ánh sáng và CO2 để tổng hợp chất hữu
cơ, lượng chất hữu cơ tăng dần → ban đêm, vi khuẩn khử sulfate sử dụng nguồn
hợp chất hữu cơ tạo ra từ vi khuẩn lam cho quá trình sinh trưởng của chúng và
qua đó sinh H2S → lượng H2S tăng dần vào ban đêm và đạt đỉnh vào 6 giờ.
+ Vào ban ngày, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục chủ yếu thực hiện kiểu dinh
dưỡng là hóa tự dưỡng, sử dụng nguồn H 2S là chất cho điện tử (nguồn cung cấp
năng lượng) cho quá trình sinh trưởng của chúng → lượng H2S giảm dần vào
ban ngày và đạt thấp nhất vào 18 giờ.
Câu 7: (2,0 điểm) Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Câu Ý
Nội dung
7
a - Khoảng 100 ̶ 250 giờ sau khi nuôi cấy.
- Ở cuối pha cân bằng/đầu pha suy vong, efrotomycin (sản phẩm chuyển hoá
thứ cấp) được tiết ra để ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn khác và duy trì ưu
thế của S. lactamdurans trong môi trường.
b - Glucose trước. Vì lượng maltose bắt đầu giảm sau khoảng 25 giờ trong khi
lượng glucose giảm ngay từ khi bắt đầu nuôi cấy.
- Vì trong giai đoạn này chỉ có lipid là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho
vi khuẩn, oxy hố lipid lúc này cần tiêu thụ O2. Trước đó vi khuẩn lên men
22


Câu

Ý

Nội dung
glucose nên không cần O2.
c - Glucose, maltose, dầu đậu nành: nguồn carbon

- (NH4)2SO4: nguồn nitrogen và lưu huỳnh
- NaCl: nguồi muối khoáng, cân bằng áp suất thẩm thấu
- K2HPO4 và Na2HPO4: nguồn phosphorus đồng thời cân bằng pH môi trường
nuôi cấy.
Câu 8: (2,0 điểm) Virus
Câ Ý
Nội dung
u
8
a - Enzyme DNA polymerase phụ thuộc RNA (enzyme phiên mã ngược) có hoạt
tính sửa sai kém  dễ phát sinh đột biến mới trong q trình tái bản.
- Có rất nhiều phân type dưới nhóm của HIV  khó tìm ra được một loại
vaccine hoàn hảo bao phủ được toàn bộ phân type của HIV.
b - Tăng khả năng xâm nhập của virus HIV vào tế bào.
- Tăng thụ thể CD4 trên bề mặt dẫn đến tăng khả năng hay xác suất kết cặp
thành công giữa thụ thể với gp120 của virus tạo điều kiện kết cặp với đồng thụ
thể CCR5 dẫn đến virus xâm nhập vào tế bào
c - Giả thuyết 1: Virus đột biến làm thay đổi hình dạng của gai glycoprotein làm
nó có khả năng liên kết được với đồng thụ thể CCR5 đã gắn với maraviroc.
- Giả thuyết 2: Virus đột biến làm thay đổi hình dạng của gai glycoprotein dẫn
đến nó có thể dùng đồng thụ thể khác (khơng phải CCR5) để thực hiện q trình
xâm nhập.
Câu 9: (2,0 điểm) Trao đổi nước, dinh dưỡng khoáng ở thực vật
Câu Ý
Nội dung
9.1
- Thực vật tích cực bơm ion khống vào khơng bào ở rễ  tăng áp suất
thẩm thấu cao ở rễ  tăng cường khả năng hấp thu nước trong môi trường
đất bị nhiễm mặn.
- Thực vật phát triển cơ quan đào thải ion khoáng dư thừa như các "tuyến

muối" ở lá hoặc cô lập ion khống dư thừa vào khơng bào ở lá rồi kích hoạt
sự rụng lá như cơ chế đào thải muối.
- Thực vật hồn tất chu kì sống ngắn ngủi trong mùa mưa (thời điểm mà mơi
trường đất có nồng độ muối là thấp nhất).
- Thực vật tạo ra các protein và enzyme khơng bị biến tính trong mơi
trường có nồng độ muối cao.
(HS chỉ cần nêu được 02 cơ chế trong số các cơ chế nêu trên; mỗi cơ chế đúng
được 0,5 điểm)
9.2
a - Cây trồng nhiều khả năng đang thiếu nguyên tố P hấp thu từ đất trồng.
- Giải thích:
+ Thiếu P làm cây sinh trưởng chậm và có tỉ lệ ra hoa kém hơn, tăng cường
tổng hợp sắc tố anthocyanin làm rìa lá có màu tím và tăng lượng diệp lục tố
làm gân lá (trung tâm) có màu xanh đậm.
+ pH đất trồng kiềm hóa (pH là 8), P chủ yếu ở dạng PO 43- liên kết với các ion
kim loại như Fe, Al trong đất → tạo tinh thể và ngăn cản cây hấp thu P từ đất.
b - Lồi nấm rễ được cấy có khả năng cộng sinh với loài thực vật trong chậu.
- Nấm rễ tiết ra acid hữu cơ làm phá vỡ cấu trúc tinh thể, giải phóng P đang kết
hợp với ion kim loại → cung cấp P cho cây; các sợi nấm rễ cịn làm tăng diện
tích bề mặt hấp thu → tăng cường hấp thu P.
Câu 10: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật (Quang hợp + Hô hấp)

23



u
10.1

Ý


Nội dung

a

- Nhân tố thứ nhất giới hạn cường độ quang hợp là nhiệt độ vì sự gia tăng nhiệt
độ sẽ làm tăng cường độ quang hợp từ X đến Y, do tăng tốc độ phản ứng sinh
hóa và khả năng hấp thu CO2.
- Nhân tố thứ hai giới hạn cường độ quang hợp là ánh sáng vì sự gia tăng ánh
sáng làm tăng lượng năng lượng cung cấp cho quá trình quang hợp.
- Tốc độ sinh trưởng và năng suất tại khu vực này thường thấp.
- Nhiệt độ cao và ít ánh sáng (do mây che phủ) sẽ làm cường độ quang hợp
giảm và cường độ hô hấp tăng lên. Lượng sinh khối tích lũy suy giảm dẫn đến
sinh trưởng chậm và năng suất thấp.
- Khi nhiệt độ môi trường cao, CO2 giảm và O2 tăng → đây là điều kiện bất lợi
của cây → enzyme RubisCO sử dụng O 2 để tạo ra một phần sản phẩm quang
hợp; qua đó tạo ra một số amino acid (glycine, serine) cung cấp cho cây.
- Bảo vệ thực vật trước điều kiện ánh sáng mạnh. ATP và NADPH không tái tạo
lại ADP và NADP+ → điện tử giải phóng từ diệp lục tố do kích thích ánh sáng
có thể tạo thành các gốc chức tự do (ROS, reactive oxygen species) hoặc giải
phóng năng lượng ở dạng nhiệt → tổn thương cây. Hơ hấp sáng duy trì pha tối,
phục hồi ADP và NADP+ → đảm bảo hoạt động pha sáng diễn ra bình thường.

b

10.2

------------------HẾT------------------

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT CHUN
BẮC NINH
ĐỀ SỐ 3

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÙNG DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Sinh học lớp 10

Câu 1: Thành phần hóa học của tế bào (2.0 điểm)
Biểu đồ sau đây thể hiện nồng độ của một số acid amin tự do ở thực vật thích nghi với ánh sáng và
thích nghi với bóng tối.

a. Trong số các amino acid đã trình bày, amino acid nào chi phối nhiều nhất tới sự thích nghi sáng –
tối?
b. Đề xuất một lời giải thích sinh hóa cho sự khác biệt nhận thấy được.
24


c. Măng tây trắng, là kết quả của việc trồng măng tây trong bóng tối. Theo bạn, chất nào tạo nên hương
vị chính của măng tây trắng?
Câu 2: Cấu trúc tế bào (2.0 điểm)
Hai mẫu tế bào người khác nhau (loại tế bào A và loại tế bào B) từ cùng một cơ thể người đã tiếp xúc
với một chất hóa học làm phá vỡ màng huyết tương của họ, sau đó các mẫu được quay tuần tự trong
máy siêu ly tâm để cô lập các lớp của các thành phần dưới tế bào. Dưới đây là biểu đồ cho thấy kết quả
của thử nghiệm này:

a. Mô tả sự khác biệt chính giữa tế bào A và tế bào B dựa trên biểu đồ này.
b. Dựa vào đâu để cho thấy sự khác nhau về chức năng giữa tế bào A và tế bào B.
c. Dựa trên dữ liệu được cung cấp, hãy dự đoán các tế bào A và B thuộc loại tế bào nào, giải thích vì

sao.
d. Giải thích làm thế nào mà 2 loại tế bào này có thể có DNA giống hệt nhau nhưng lại có đặc điểm tế
bào khác nhau.
Câu 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa, dị hóa) (2.0 điểm)
Chu trình Krebs là trung tâm của mọi hoạt động chuyển hóa tế bào. Cho biết Succinate (COO --CH2CH2-COO-), fumarat (COO--CH=CH- COO-), malat (COO--CHOH- CH2-COO-) và oxaloacetate
(COO--CO- CH2-COO-) là bốn chất trung gian của các phản ứng chuyển hóa trong chu trình Krebs;
NAD+ và FAD là những chất nhận điện tử từ sự oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Sau đây là hai phản ứng
của chu trình Krebs:
(1) Succinate + FAD  fumarate + FADH2
(2) Malate + NAD+  oxaloacetate + NADH + H+
a. Tại sao khí O2 không phải là nguyên liệu của tất cả các phản ứng trong chu trình Krebs nhưng nếu
khơng có mặt O2 thì chu trình Krebs cũng bị ngừng lại.
b. Một trong hai phản ứng nói trên (phản ứng 1 hoặc 2) bị ức chế khi có mặt malonat ở chất nền ti thể.
Hãy cho biết nhiều khả năng phản ứng (1) hay (2) là phản ứng bị ức chế khi có mặt malonate? Tại sao.
c. Giả sử các nhà sinh học tạo ra được hai loại dehydrogenase “nhân tạo” vừa gắn được với NAD +, vừa
gắn được với FAD nhưng một loại enzyme có cơ chất là succinate, loại cịn lại có cơ chất là malate.
Nếu thay thế FAD bằng NAD+ hoặc ngược lại cho mỗi phản ứng nói trên nhưng sử dụng hai loại
dehydrogenase “nhân tạo” tương ứng thì mỗi phản ứng (1), (2) có xảy ra hay khơng? Tại sao?
Câu 4: Truyền tin tế bào + phương án thực hành (2.0 điểm)
1- Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò của hệ thống tín
hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của các phân tử quan trọng như inositol
triphosphates (IP3) và diacylglycerol (DAG). Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào chất mà ở đó duy trì nồng độ
cao của ion Ca2+?
Thuốc thử
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Dung dịch iôt
Dung dịch Benedict

Phản ứng Biuret

Nâu

Nâu

Xanh đen

Xanh đen

Đỏ gạch

Xanh da trời

Xanh da trời

Đỏ gạch

Tím

Tím

Xanh da trời

Tím

25



×