Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Giải pháp góp phần nâng cao năng lực viết đoạn mở bài trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 24 trang )

1
MỤC LỤC
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Trang
3

1. Lí do chọn đề tài

3

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Đối tượng nghiên cứu

4

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

4

5. Phương pháp nghiên cứu

4

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5



I.

Cơ sở lí luận

5

II.

Cơ sở thực tiễn

5

III.

Các giải pháp giúp học sinh lớp 4 viết tốt đoạn mở bài
trong văn miêu tả

6

1. Giải pháp 1: Rèn kĩ năng phân tích đề

8

2. Giải pháp 2: Giúp học sinh hiểu và lựa chọn được cách mở bài
cho riêng mình

9

3. Giải pháp 3: Tích cực hóa vốn từ cho học sinh


15

4. Giải pháp 4: Khích lệ, động viên học sinh và phối hợp với phụ
huynh cùng giúp đỡ học sinh trong học tập

17

IV. Kết quả thực nghiệm
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

A. PHẦN MỞ ĐẦU

20
22


2
1. Lý do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học bao gồm nhiều phân mơn
khác nhau như: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện…
Mỗi phân mơn có một nhiệm vụ riêng song đều nhằm mục đích rèn luyện cho
học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, phân mơn Tập làm văn có vị
trí hết sức quan trọng, góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn
luyện tư duy lơ- gic, tư duy hình tượng; bồi dưỡng hình tượng; bồi dưỡng tâm
hồn, cảm xúc, thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh .
Dạy tập làm văn lớp 4 và đặc biệt là văn miêu tả nhằm trang bị kiến
thức, kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống,
rèn luyện tư duy lơ gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm
mĩ, hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Thông qua việc dạy tập làm văn

các em thấy được vẻ đẹp của thế giới xung quanh: một cây phượng ra hoa, một
chú mèo, chú cún,… Từ đây tâm hồn và nhân cách của các em được hình thành
và phát triển.
Tập làm văn là một trong những mơn khó đối với cả người dạy và
người học. Trong đó phần mở bài là một trong những yếu tố quan trọng giúp
học sinh vào đề, giới thiệu vấn đề một cách nhẹ nhàng gây ấn tượng cho
người đọc. Với yêu cầu đặt ra của việc viết đoạn mở bài một cách nhanh chóng,
đảm bảo các yêu cầu chức năng của nó làm cho khơng ít học sinh cảm thấy khó
khăn. Nhiều học sinh chỉ biết viết theo khn mẫu như: “Con vật mà em yêu
thích nhất là...”; hay “Trường của em là trường Tiểu học…..” ….. Vì vậy, là
giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy lớp 4, tơi khơng khỏi băn khoăn: Phải làm
gì? Làm như thế nào? để học sinh hứng thú hơn khi học phân mơn được coi là
rất khó này. Cần phải có biện pháp nào để các em viết được những mở bài hay,
sáng tạo, sinh động, hồn nhiên mà lại có nét độc đáo riêng để lôi cuốn, tạo ấn
tượng cho người đọc ngay từ lúc ban đầu.
Xuất phát từ lí do trên, tơi xin đưa ra giải pháp “Giải pháp góp phần
nâng cao năng lực viết đoạn mở bài trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4”.
2. Mục đích nghiên cứu


3
Trong những năm dạy học lớp 4, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh khi
đứng trước một đề văn, phần mở bài thường là phần khiến nhiều bạn cảm
thấy lúng túng không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào? Vì vậy, trên cơ
sở điều tra thực trạng về chất lượng học phân môn tập làm văn lớp 4, tơi đề
xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực viết đoạn mở bài trong văn
miêu tả.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Các giải pháp nâng cao năng lực viết đoạn mở bài trong bài văn miêu tả.
- Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 4B, trường tơi cơng tác.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng của việc học tập làm văn lớp 4 nói
chung và viết đoạn mở bài trong văn miêu tả nói riêng.
- Đề xuất một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh nhằm
nâng cao chất lượng viết đoạn mở bài trong văn miêu tả của học sinh lớp 4.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tơi đã sử dụng những phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp quan sát, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp Điều tra, khảo sát, tổng kết, rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


4
I. Cơ sở lí luận
Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại
Tập làm văn. Ở lớp 4 văn miêu tả có 30/ 62 tiết, chiếm gần 50% thời lượng tồn
bộ chương trình tập làm văn. Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác
nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4 bao gồm: Tả đồ
vật, tả cây cối và tả con vật. Mặc dù đây là những đối tượng khá gần gũi và quen
thuộc với các em song các em lại thiếu vốn từ ngữ để diễn tả những điều mình
quan sát được. Hơn thế nữa, ở lớp 2,3 học sinh mới chỉ được viết đoạn văn nên
khi lên lớp 4 các em chưa biết sắp xếp các ý thành dàn bài để viết thành bài văn
hoàn chỉnh. Bởi thế nên hầu hết các em chưa biết diễn đạt, kiên kết câu văn
thành một đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài văn hoàn chỉnh.
Một bài văn hoàn chỉnh với đầy đủ cả 3 phần (Mở bài – Thân bài – Kết
bài). Mở bài là phần đầu tiên (vị trí của nó bao giờ cũng nằm ở phần đầu bài), là
phần trước nhất đến với người đọc, dẫn người đọc đến với “vườn văn” của

mình. Một bài văn, dù cho có hay đến đâu nhưng nếu phần Mở bài không hấp
dẫn, không lôi cuốn sẽ dẫn đến sự mất tập trung ở người đọc. Do vậy, đối với
tơi, phần mở bài có một vai trị và tầm quan trọng khá đặc biệt. Vì một mở bài
hấp dẫn sẽ gây được cảm tình ở người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt.
Đối với bài văn miêu tả, ngoài cách mở bài trực tiếp, sách giáo khoa lớp
Bốn còn giới thiệu thêm cho học sinh cách mở bài gián tiếp. Tuy nhiên, phần
giới thiệu mở bài (nhất là gián tiếp) ở sách giáo khoa cịn mang tính chung
chung. Mà học sinh chúng ta cịn rất bé, tư duy mang tính trực quan nên chưa
hình dung được hết thế nào là mở bài gián tiếp chỉ với một vài dẫn chứng trong
sách giáo khoa. Chúng ta cần phải giới thiệu thêm cho các em nhiều cách cụ thể
để các em có thể dần tiếp cận, phân tích, cảm nhận và trình bày được những
cách mở bài khác nhau.
II. Cơ sở thực tiễn
Qua thực tế dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4, nhất là ở thể loại văn
miêu tả, tơi nhận thấy chỉ có một số ít học sinh có tính sáng tạo viết theo cách
của riêng mình. Đặc biệt, khi viết phần mở bài của bài văn, đa số các em phải


5
dựa vào văn mẫu trên mạng hoặc sách mẫu để viết mà chưa hiểu rõ làm thế nào
để viết cho đủ ý, cho hay để lôi cuốn người đọc.
Từ tuần 14, học sinh lớp 4 được tìm hiểu về thể loại văn miêu tả với dạng
bài văn miêu tả đồ vật. Sang tuần 15, tôi cho học sinh làm bài thực hành viết
Tập làm văn với đề bài sau:
Đề bài : Em hãy tả một món đồ chơi mà em yêu thích.
Kết quả khảo sát thực tế bài làm của học sinh
Số học sinh chưa
Số học
sinh


xác định được

Số học sinh viết được

trọng tâm của bài,

đoạn mở bài nhưng

giới thiệu lạc đề,

theo khuôn mẫu

Số học sinh biết
viết đoạn mở bài
sáng tạo, có cảm

xa đề.
34

4 = 11,7%

24 = 70,5%

Dưới đây là một số phần mở bài trong bài viết của học sinh:

( Học sinh viết đoạn mở bài bị lạc đề, xa đề)

xúc
6 = 17,8 %



6

( Học sinh viết được đoạn mở bài theo khuôn mẫu)

( Học sinh viết được đoạn mở bài sáng tạo, có cảm xúc)


7
Qua khảo sát tôi thấy khả năng làm bài văn của các em còn nhiều hạn chế.
Số học sinh làm bài đúng trọng tâm không cao. Số học sinh viết được mở bài
sáng tạo có cảm xúc cịn q ít. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất: Nhiều học sinh chưa xác định được trọng tâm của đề bài nên
các em không biết viết bắt đầu từ đâu, viết như thế nào nên rơi vào lạc đề, xa đề.
- Thứ hai: Khi viết đoạn mở bài nhiều học sinh gặp lúng túng khi phân
biệt đâu là mở bài trực tiếp, đâu là mở bài gián tiếp, Vì vậy, đoạn mở bài của các
em chưa gây được ấn tượng cho người đọc và kết quả không cao.
- Thứ ba: Vốn từ của các em cịn ít, cịn nghèo nên chất lượng bài viết
chưa cao: nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng, thiếu tính sáng tạo…
III. Các giải pháp giúp học sinh lớp 4 viết tốt đoạn mở bài trong văn
miêu tả
1. Giải pháp 1: Rèn kĩ năng phân tích đề
Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩ năng phân tích đề, xác định được đúng đối
tượng, phạm vi miêu tả tránh xa đề, lạc đề không đúng trọng tâm của đề bài.
Ví dụ: Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn (búp bê,
chong chóng, rơ bốt, gấu bơng...) (SGK TV4 Tập 1, trang 154)
Để tránh việc học sinh lạc đề, tôi làm như sau:
Cách 1: Tôi sử dụng hệ thống các câu hỏi như:
+ Đây là kiểu bài văn gì?
+ Đối tượng miêu tả là gì?

+ Em chọn đồ chơi nào?
+ Đồ chơi đó ai tặng hay mua cho em? Vào dịp nào?
- Học sinh phải đọc và phân tích đề, xác định được trọng tâm của đề dựa
vào các câu hỏi gợi ý của giáo viên như ở trên.


8
Cách 2: Tôi hướng dẫn học sinh minh họa bằng hình ảnh, sơ đồ tư duy
- Sau khi đọc xong đề bài, học sinh có thể chọn đối tượng và phạm vi
miêu tả bằng cách viết ra được sơ đồ tổng quát (có thể là sơ đồ tư duy) cho phần
mở bài của bản thân như sau:


9
2 Giải pháp 2: Giúp học sinh hiểu và lựa chọn được cách mở bài cho
riêng mình
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các cách mở bài khác nhau, chọn ra
cách viết mở bài phù hợp với bản thân.
Cách làm:
Cách 1: Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường cho học sinh phân
tích các dạng mở bài mẫu. Ví dụ:
1. Nhà em được đặt tại một vùng nông thôn n

2. Mỗi con vật đều có một “tài năng” riêng.

bình, nơi mà bình minh mở ra một khung cảnh tĩnh

Con chó thì giữ nhà. Chim bồ câu thì đưa thư.

lặng và hồ quyện với thiên nhiên. Căn nhà nhỏ


Cịn chú mèo - lồi vật em thích nhất thì có

nằm giữa một khu vườn xanh mướt, được bao

thể bắt chuột. Nhà em đang nuôi một chú

quanh bởi những hàng cây cổ thụ và những cánh

mèo xinh xắn, tên của chú là Miu.

đồng mênh mông. Đây là nơi em sống cùng với ông
bà nội yêu thương. Trong căn nhà rộng rãi ấy, cuộc
sống trôi qua trong sự yên tĩnh và thấm đẫm tình
thân gia đình. Ơng bà em là những người u thiên
nhiên và động vật, và họ đã nuôi rất nhiều con vật
khác nhau để thêm phần phong cảnh nông thôn
truyền thống. Trong số các con vật đó em thích
nhất là con mèo.

GV đặt câu hỏi:
+ Con thích mở bài nào hơn? Vì sao?
(Mở bài 2 hay hơn vì nó ngắn gọn, xúc tích, ý văn tự nhiên và nêu bật
được đối tượng miêu tả. Còn mở bài một quá dài dịng khơng có chi tiết độc đáo
gây chú ý đến người đọc)
+ Khi viết mở bài cần lưu ý những gì?
(Cần viết ngắn gọn, xúc tích, tự nhiên và nêu bật được đối tượng miêu
tả).
Từ đó học sinh sẽ rút được những điều cần thiết khi viết mở bài:
- Nêu đúng đối tượng miêu tả được đặt ra trong đề bài.

- Chỉ được phép nêu những ý khái quát về đối tượng miêu tả.
Ví dụ:


10

Cách 2: Đưa ra các ví dụ để học sinh phân biệt được kiểu mở bài trực tiếp,
mở bài gián tiếp. Từ đó, học sinh lựa chọn cách mở bài cho bài văn của mình.
Bước 1: Đưa ra ví dụ để học sinh phân biệt được kiểu mở bài trực tiếp và
mở bài gián tiếp.
Ví dụ: Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích (SGK Tiếng Việt 4 tập 1, trang
162) mở bài theo hai cách như sau:
+ Mở bài trực tiếp: Trung thu vừa qua, chú Cường làm cho em một chiếc
diều rất đẹp.
+ Mở bài gián tiếp: Ở nhà em, mỗi người có một sở thích riêng. Bố em
u bóng đá. Mẹ em thích nấu ăn. Anh trai em mê vi tính. Cịn em thì thích nhất
lad đồ chơi. Cũng như các bạn gái, em có một “cơ” búp bê và gắn bó với cơ
bạn ấy st ba năm nay.
Từ ví dụ trên học sinh tự nhận ra có hai cách mở bài và sự khác biệt
giữa hai kiểu mở bài ấy:
- Mở bài trực tiếp: Là cách giới thiệu vào thẳng vấn đề do đề bài nêu ra.
( Kiểu mở bài này ngắn gọn, dễ làm, đi thẳng vào vấn đề nên tránh được
sự lan man, xa đề hoặc lạc đề; dễ vận dụng đối với các học sinh có kỹ năng lập
luận yếu. Tuy nhiên, nó ít tạo được khơng khí lơi cuốn cho người đọc.)


11
- Mở bài gián tiếp: Không giới thiệu ngay vào vật định tả mà là cách mở
bài đi từ xa đến gần, nói chuyện khác để dẫn vào chuyện của mình, nêu ra những
ý liên quan đến đối tượng cần miêu tả để dẫn đến đối tượng cần miêu tả.

(Với kiểu mở bài này, học sinh rất hứng thú khi viết được một mở bài
theo ý mình và có nhiều ý tưởng mới lạ, sáng tạo đến bất ngờ. Nếu viết khéo,
mở bài sẽ sinh động, gây hứng thú cho người đọc. Tuy nhiên, có thể sẽ mất
nhiều thời gian và nếu viết không khéo, mở bài sẽ lan man, dài dịng, khơng giới
thiệu đúng trọng tâm của đối tượng cần miêu tả, làm phân tán sự chú ý của
người đọc.)
Bước 2: Giúp học sinh biết cách viết mở bài tực tiếp, mở bài gián tiếp
* Cách viết kiểu mở bài trực tiếp (dành cho những học sinh viết chậm,
vốn từ chưa phong phú)
Cách làm:
Ví dụ: Đề bài: Viết mở bài cho bài văn tả con vật nuôi trong gia đình em.
- Trước tiên tiên, học sinh phân tích đề, xác định đối tượng, phạm vi miêu tả.
- Sau đó, học sinh đọc và gạch chân các từ ngữ trọng tâm.
Đề bài: Viết mở bài cho bài văn tả con vật ni trong gia đình em.
- Chỉ ra đối tượng, phạm vi miêu tả mà mình lựa chọn:

Chú thỏ
Tả con vật

Bố mua cho dịp sinh nhật
Rất đáng yêu, như người bạn

- Cuối cùng, học sinh hoàn chỉnh đoạn mở bài.
Học sinh có thể sắp xếp ý theo cách riêng của mình:


12

Như vậy, cũng là cách viết mở bài trực tiếp nhưng lại có những cách thể
hiện khác nhau. Từ đó học sinh sẽ có cách viết riêng của mình khơng đóng theo

một khn mẫu, khơng bị trùng lặp với bạn. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta
cũng phải trình bày cho đủ ý, khơng nói thiếu nhưng cũng khơng nên nói hết nội
dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài. Giới thiệu đối tượng
miêu tả theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy
nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết. Những bạn viết
chậm, vốn từ chưa phong phú nên mở bài theo cách này.


13
* Cách viết kiểu mở bài gián tiếp (khuyến khích học sinh sáng tạo phát
triển ngôn ngữ)
Phần giới thiệu mở bài (nhất là gián tiếp) ở sách giáo khoa còn mang tính
chung chung. Chúng ta cần phải giới thiệu thêm cho các em nhiều hướng, nhiều
cách cụ thể để các em có thể dần tiếp cận, phân tích, cảm nhận và trình bày được
những cách mở bài khác nhau. Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu, hướng dẫn
thêm cho học sinh một số cách mở bài gián tiếp bằng cách đưa ra:
1. Một âm thanh
2. Một câu nói (câu cảm, câu kể hoặc câu hỏi, phủ định để khẳng định
một vấn đề...)
3. Một đoạn thơ, một câu hát, một câu đố.
4. Một mẩu chuyện, một liên tưởng...
Cách làm:
- Trước tiên, học sinh phân tích đề, xác định đối tượng, phạm vi miêu tả.
Đọc và gạch chân các từ ngữ trọng tâm. Ví dụ:
Đề bài: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật ni trong gia đình em.
- Sau đó, tìm cách dẫn dắt vào vấn đề, đối tượng miêu tả.
Cách 1: Phát phiếu bài tập để học sinh về nhà sưu tầm ghi lại theo yêu cầu.
Ví dụ:
PHIẾU BÀI TẬP
Để chuẩn bị cho bài văn tả con vật mà em u thích, em hãy tìm và

điền vào bảng sau:
Con
vật em

Các ý tìm được
Dựa vào con vật tả hãy tìm:

định tả
1. Một câu nói (câu cảm, câu kể hoặc câu hỏi)
về con vật
2. Một đoạn thơ, ca dao về con vật
3. Một câu hát về con vật đó
4. Một câu đố về con vật đó

Cách 2: Đưa một số bài viết của học sinh năm học trước để học sinh
tham khảo


14
Ví dụ:

Qua việc sử dụng đoạn mở bài tham khảo giúp học sinh học tập cách dùng
từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật để vận dụng vào bài làm của mình.
Với cách hướng dẫn cụ thể như trên có thể sẽ mất nhiều thời gian cho bài
học đầu tiên. Người giáo viên chỉ cần hướng dẫn kĩ cho học sinh bài đầu tiên. Khi


15
học sinh đã nắm được tinh thần các cách mở bài, thì ở những đề bài khác, dạng
bài khác giáo viên chỉ cần đưa ra những gợi ý là học sinh có thể làm được ngay.

3. Giải pháp 3: Tích cực hóa vốn từ cho học sinh
Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có
vị trí, ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể
diễn đạt và diễn đạt tố nội dung, ý kiến của mình. Những kiến thức lơ mơ, thiếu
vốn từ sẽ khơng làm bài văn hay được. Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn:
giao tiếp hàng ngày, đọc sách báo, trao đổi bạn bè, qua học các phân môn Tập
đọc, Luyện từ và câu...
* Chẳng hạn, ở phân môn Tập đọc (CT GDPT 2018 là phân môn Đọc),
tôi cho học sinh tìm các từ ngữ hay trong các văn bản đọc.
Ví dụ: Ở bài tập đọc “Chú Đất Nung” ( Tiếng Việt 4 tập 1 trang)

Để cung cấp các từ giới thiệu các đồ chơi tôi đưa ra các câu hỏi sau:
+ Tìm phần mở bài của bài đọc Chú Đất Nung.
+ Các đồ chơi của cu Chắt được giới thiệu như thế nào?( chàng kị sĩ rất
bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng; nàng cơng chúa mặt trắng, ngồi trong mái
lầu son).
Tôi sẽ nhấn mạnh cho học sinh các từ ngữ dùng để giới thiệu khái quát
như: rất bảnh, mặt trắng.


16
* Đối với phân môn Luyện từ và câu:
Phân môn Luyện từ và câu có tác dụng hỗ trợ rất đắc lực cho phân mơn
Tập làm văn, nó cung cấp vốn từ, cách sử dụng từ và câu. Vì thế, khi dạy phân
môn luyện từ và câu tôi đã thay đổi một phần nội dung để hỗ trợ cho học sinh
làm Tập làm văn.
Chẳng hạn, khi học về câu kể Ai là gì?, học sinh hiểu tác dụng, cấu tạo
của kiểu câu này, biết nhận ra nó trong đoạn văn. Từ đó, tơi hướng cho học sinh
đặt các câu để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người, một vật.
Ví dụ: Hoa đào là biểu tượng của ngày Tết.

Chú thỏ là người bạn đáng u.
Chó là lồi vật trung thành nhất....
* Ở phân môn Kể chuyện (CT GDPT 2018 là Nói và nghe):
Ví dụ: Bài “Kể chuyện đã nghe đã đọc” - Tiếng việt 4- Tập 1-Trang 148
Bài tập 1: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được đọc hay được nghe có nhân
vật là những đồ chơi của trẻ em.
Với đề bài này học sinh có thể kể những câu chuyện như “ Chú lính chì dũng
cảm-An-đéc –xen” ; “ Chú đất nung - Nguyễn Kiên ....”
Tóm lại, mỗi phân mơn của mơn Tiếng Việt có nội dung riêng, phương
pháp riêng nhưng chúng khơng hồn tồn độc lập với nhau mà luôn bổ sung cho
nhau, kiến thức của phân môn này hỗ trợ cho việc học những phân môn khác.
Với phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của những phân
môn khác, muốn học tốt Tập làm văn học sinh cần học tốt các phân mơn cịn lại.
* Ngồi ra, tơi cịn sử dụng phương pháp dạy học đảo ngược. Đó là,
cho một đề bài sau đó yêu cầu học sinh về nhà viết trước phần mở bài ở nhà rồi
gửi Zalo cho cô giáo. Khi nhận được bài làm của học sinh, tơi sẽ góp ý cho học
sinh. Buổi sau đến lớp tôi sẽ tổ chức cho học sinh chia sẻ bài làm với nhau.


17

Làm kĩ giải pháp này giáo viên góp phần cung cấp cho các em những từ
ngữ hay, hình ảnh đẹp, làm giàu vốn từ, giúp các em có thể học tập áp dụng vào
bài viết của mình, qua đó bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh.
4. Giải pháp 4: Khích lệ, động viên học sinh và phối hợp với phụ
huynh cùng giúp đỡ học sinh trong học tập
Để học sinh có thêm sự tự tin, có động lực học tập hơn, tôi thường xuyên
khen thưởng, động viên các em khi các em có bài viết tốt hoặc có sự tiến bộ.



18
Đồng thời, tôi tư vấn cho phụ huynh cách hướng dẫn con học ở nhà, các
tài liệu cần thiết để tham khảo, động viên con kịp thời để con có điều kiện học
tập tốt hơn:
- Đối với nhóm học sinh chậm tiến, tôi thường xuyên trao đổi với phụ
huynh về khả năng tiếp thu kiến thức của các em. Tôi đặt các câu hỏi gợi ý nhỏ
cho từng dạng bài tập, phối hợp với phụ huynh khi hướng dẫn con học ở nhà,
yêu cầu các em đọc kĩ đề bài, đọc các câu hỏi gợi ý mà giáo viên đưa ra, khuyến
khích các em đặt câu hỏi thắc mắc qua Zalo cho giáo viên. Trao đổi với phụ
huynh nên tạo điều kiện tốt nhất cho các con học tập. Ví dụ, phụ huynh có thể
giúp con tra google hình ảnh một số con vật, đồ vật, cây cối mà ở nhà khơng có
hoặc tìm các bài văn trên mạng để học tập.

- Đối với nhóm học sinh đã đạt chuẩn kiến thức, tôi động viên các em
cần cố gắng để các em linh động hơn trong việc dùng từ, đặt câu để viết được
những mở bài gián tiếp hay, có cảm xúc để các em có được những bài viết chất
lượng hơn.


19

- Đối với nhóm đối tượng học sinh có năng khiếu, tôi trao đổi với phụ
huynh của các em về năng khiếu làm văn của các em, động viên phụ huynh tạo
điều kiện học tập tốt nhất để học sinh có điều kiện phát phuy năng khiếu của
mình. Động viên, khuyến khích học sinh tham gia Câu lạc bộ Bồi dưỡng mơn
Tiếng Việt, tích cực tham gia các cuộc thi trên mạng như cuộc thi Đại sứ văn
hóa đọc...


20


(2 em học sinh đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi Giao lưu học sinh giỏi)
IV. Kết quả thực nghiệm
Tôi đã áp dụng những biện pháp này trong các tiết Tập làm văn miêu tả.
Kết quả cho thấy các em rất tiến bộ trong giờ văn nói riêng và trong giao tiếp
nói chung. Giờ học Tập làm văn đã trở nên nhẹ nhàng hơn đối với học sinh. Các
em hào hứng chuẩn bị bài chu đáo, hăng hái trình bày những phần chuẩn bị của
mình, đặc biệt là biết khoe với bạn bè những chi tiết hay, độc đáo.
Kết quả khảo sát cuối năm học, học sinh lớp tôi đã đạt được như sau:
Đề bài: Tả một con vật mà em thích.
Số

Số học sinh chưa xác định Số học sinh viết Số học sinh biết

học

được trọng tâm của bài, được đoạn mở bài viết đoạn mở bài

sinh

giới thiệu lạc đề, xa đề

theo khuôn mẫu

sáng

tạo,

xúc
34

0
Dưới đây là một số phần mở bài trong bài viết của học sinh:
15 = 44,1%

19 = 55,9%

cảm



×