Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Giúp học sinh lớp 5 phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề trong phân môn luyện từ và câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 14 trang )

1
MỤC LỤC
Nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trang
3

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

4

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4

5. Phương pháp nghiên cứu

4

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cở sở lý luận

4

2. Cơ sở thực tiễn



5

3. Các biện pháp
Biện pháp 1: Khi xây dựng kế hoạch bài học tiết Luyện từ và
câu chú trọng phần Kiến thức có liên quan; chủ động bồi bưỡng
kiến thức cũ bị rỗng cho học sinh.
Biện pháp 2: Giúp học sinh tích cực, mạnh dạn chia sẻ trong
khi học tiết Luyện từ và câu
Biện pháp 3: Giúp học sinh phát hiện những tình huống mới
liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải
quyết khi học tiết Luyện từ và câu.

6
9
11

III. KẾT QUẢ VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Kết quả khi thực hiện biện pháp

13

2. Phạm vi áp dụng biện pháp

14

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

14


2. Kiến nghị

15

I. PHẦN MỞ ĐẦU


2
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Tiểu học là bậc học mà mọi quốc gia đều quan tâm. Bậc học này
giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ thuật cơ bản để phát
triển năng lực cá nhân; tính năng động, sáng tạo và hình thành nhân cách con
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Có thể nói mơn Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học giúp học sinh biết đọc
thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách chuẩn xác và có kĩ năng giao tiếp
trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những kiến thức của môn Tiếng Việt là tiền
đề là cơ sở cho học sinh tiếp cận với các môn học khác. Trong chương trình mơn
Tiếng Việt ở Tiểu học, Luyện từ và câu được tách thành một phân môn độc lập, có
vị trí ngang bằng với các phân mơn khác như Tập đọc, Chính tả, Tập làm
văn...Ngồi ra Luyện từ và câu cịn được đặt trong các phân mơn khác thuộc môn
Tiếng Việt và trong giờ học của các môn khác...Như vậy nội dung dạy về luyện từ
và câu trong chương trình mơn Tiếng Việt nói riêng, các mơn học nói chung ở Tiểu
học, chiếm một tỷ lệ đáng kể. Điều đó nói lên ý nghĩa quan trọng của việc dạy
luyện từ và câu ở Tiểu học.
Thế nhưng, việc sử dụng vốn từ trong học tập và trong giao tiếp của các em còn
nhiều hạn chế. Các em gặp khó khăn để nắm được kiến thức khi giáo viên hướng dẫn
và càng khó khắc sâu mạch kiến thức đó. Các em không chuyển kiến thức thành kĩ
năng, kĩ xảo trong cuộc sống và trong giao tiếp. Từ những suy nghĩ trên, tôi luôn trăn
trở “ Làm thế nào để học sinh chủ động với phân môn Luyện từ và câu? Cần làm gì

để các em có thể hiểu và học tốt Luyện từ và câu? Để các em ghi nhớ ứng dụng vào
cuộc sống tốt hơn?”. Vậy trong tiết học, chỉ có việc tự học và tự giải quyết vấn đề của
học sinh mới giải quyết hết những thắc mắc đó. Do đó, tơi mạnh dạn nghiên cứu và
chọn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Giúp học sinh lớp 5 phát triển năng lực tự học,
tự giải quyết vấn đề trong phân mơn Luyện từ và câu”
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm thay đổi thực trạng, khắc phục những hạn chế, nhược điểm hay mắc
của học sinh khi học Luyện từ và câu


3
- Phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề khi học sinh học Luyện từ
và câu.
- Giúp các em yêu thích chủ động và tích cực khi học Luyện từ và câu. Học
sinh cập được một số yêu cầu cần đạt đáp ứng yêu cầu chương trình DGPT 2018.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm cơ sở lý luận của vấn đề phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề
thông qua môn học cụ thể (Luyện từ và câu)
- Điều tra thực trạng: Tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế trong quá trình dạy
và học của giáo viên và học sinh liên quan đến phân môn Luyện từ và câu.
- Đưa ra một số biện pháp để phát huy các ưu điểm đó và đặc biệt là đề ra
biện pháp để khắc phục những hạn chế khi học Luyện từ và câu.
- Thực nghiệm vào thực tế lớp 5A đưa ra kết quả của biện pháp, đối chiếu với
thực trạng ban đầu để điều chỉnh và kết luận biện pháp.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là vấn đề là phát triển năng lực tự học, tự giải quyết
vấn đề thông qua môn học cụ thể (Luyện từ và câu)
- Phạm vi nghiên cứu là 34 học sinh lớp 5A Trường tiểu học nơi tôi đã công
tác trong năm học 2022 - 2023.
5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát điều tra thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp thống kê
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
Theo thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ giáo dục và
đào tạo ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học, trong điều 8 có hướng dẫn:
Tự học và giải quyết vấn đề là khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên
lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc khơng cần giúp


4
đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả
nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo
viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng
những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát
hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách
giải quyết.
Để giúp học sinh phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề thông qua
phân mơn Luyện từ và câu địi hỏi người giáo viên phải đổi mới các hình thức dạy
học linh hoạt và phù hợp. Các hình thức dạy học phát huy tối đa hoạt động học của
học sinh đặc biệt là ba bước học tập. Nội dung học tập càng hấp dẫn thì học sinh
càng có hứng thú và hiệu quả học tập càng cao, việc học gắn với thực hành thì sẽ
giúp cho học sinh nhớ lâu và biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng giao tiếp vào
các tình huống giải quyết các vấn đề cụ thể. Ngoài ra việc học sinh chủ động tìm
kiếm sự trợ giúp của bạn và thầy cô khi cần là một việc làm hết sức quan trọng.
2. Cơ sở thực tiễn
Thông qua tiết LTVC tôi khảo sát thấy:


TSH
S
34

HS tự thực
hiện nhiệm
vụ học tập
cá nhân khi
có u cầu
TS
%
20
58,8

Khi gặp vấn
đề khó HS
biết tự tìm
kiếm sự trợ
giúp
TS
%
15
44,1

Hs mạnh dạn, chủ
động chia sẻ kết
quả học tập (nhóm
đơi; nhóm lớn
hoặc trước lớp)

TS
%
17
50

Hs biết phát hiện
những tình huống mới
liên quan tới bài học
hoặc trong cuộc sống
và tìm cách giải quyết
TS
%
5
17,7

*Một số tồn tại, hạn chế của học sinh lớp 5A trong giờ Luyện từ và câu;
nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó.
Năm học 2022- 2023 tơi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A.
Sau 3 tuần học đầu tiên tôi nhận thấy học sinh lớp tôi có một số tồn tại, hạn chế khi
học Luyện từ và câu như sau:
- Một số em đôi lúc chưa thể hiện sự tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân khi
giáo viên đã giao nhiệm vụ. Đây chính là bước học tập đầu tiên trong ba bước học
tập của học sinh. Nguyên nhân là do vốn từ trong các chủ đề đã học còn hạn chế;


5
Chưa nắm chắc kiến thức về cấu trúc ngữ pháp câu; nhiều nội dung kiến thức cũ có
liên quan cịn bị rỗng.
- Khi thực hiện bước thứ hai trong ba bước học tập, một số em chưa biết tìm
kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn của giáo viên do tâm lý e ngại bạn hoặc do bạn

chưa có cách giải quyết một cách thuyết phục để dễ hiểu.
- Trong bước học tập thứ ba, một số em chưa mạnh dạn khi chia sẻ kết quả
học tập với bạn, với cả nhóm; hoặc tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả
trong nhóm hoặc trước lớp. Nguyên nhân là do các em thiếu tự tin; cũng có thể là
do thói quen của năm học trước giáo viên ít dành cơ hội cho đối tượng này sợ các
em khơng chia sẻ được.
- Việc phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc
sống và tìm cách giải quyết của nhiều học sinh đều gặp khó khăn. Ngun nhân là
do trình độ nhận thức của các em có khác nhau; sự tư duy trừu tượng còn hạn chế
các em chỉ quen với sự tư duy trực quan cụ thể.
3. Các biện pháp
3.1. Biện pháp 1: Khi xây dựng kế hoạch bài học tiết Luyện từ và câu chú
trọng phần Kiến thức có liên quan; chủ động bồi bưỡng kiến thức cũ bị rỗng
cho học sinh.
*) Đối với tiết Luyện từ và câu dạng bài Mở rộng vốn từ, trước khi thiết kế
bài học tôi chủ động tìm hiểu về chủ đề cần học để chuẩn bị đồ dùng trực quan
hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà chuẩn bị. Việc làm này giúp bổ trợ cho
học sinh những kiến thức có liên quan để các em tự chủ động và tự tin để giải
quyết nhiệm vụ học tập mới.
Ví dụ1: Mở rộng vốn từ “ Hịa bình”
Bài tập 3. Em hãy viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình
của một miền q hoặc thành phố mà em biết.
Tơi sử dụng trực quan “tranh phong cảnh của một miền quê’
- Cho HS quan sát tranh và nhận xét và tìm hình ảnh miêu tả sự thanh bình
trong bức tranh; Hs ghi lại những từ ngữ thuộc chủ đề có thể sử dụng
- Hs viết đoạn văn; tôi chụp bài của HS và cho các em chia sẻ trước lớp


6
- Khi sửa bài tôi hướng cho các em tập làm quen với hoạt động học tập “Tự ghi

chép” để cập và đáp ứng với chương trình GDPT 2018 bằng cách: HS tự ghi ra sổ tay
Em yêu Tiếng Việt ( những từ ngữ miêu tả cảnh thanh bình thuộc chủ đề đã học)

Ví dụ 2: Mở rộng vốn từ “Nhân dân”
Trước khi học tôi giao nhiệm vụ về nhà các em tìm hiểu về nghề nghiệp của
những người em biết và xung quanh nơi em ở (có thể tham khảo bố mẹ)
Khi vào học, HS báo cáo và Gv ghi lại được rất nhiều từ như: giáo viên, thợ
điện, thợ cơ khí, học sinh tiểu học, thợ cấy, học sinh mầm nao, bác sĩ, công an, kĩ sư.
Tiểu thương, chủ tiệm…. Sau đó tơi cho HS làm phiếu BT: Xếp các từ trên vào nhóm:
- Cơng nhân
- Nơng dân
- Doanh nhân
- Tri thức
- Học sinh
*) Đối với tiết liên quan đến dạng từ (Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa, từ nhiều nghĩa) tôi bù đắp những kiến thức cũ có liên quan mà học sinh nắm
chưa chắc như từ loại (danh từ, động từ, tính từ). Thơng qua bài tập học sinh ôn tập
và cuảng cố lại kiến thức về từ loại. Khi HS nắm chắc kiến thức này khiến cho các
em sẽ tích cực và chủ động trong việc tự học và tự giải quyết vấn đề mà giáo viên
đưa ra.


7
Ví dụ : Khi dạy bài: Từ đồng âm (Tiếng Việt 5, tập 1 - trang 51)
* Từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa
(theo SGK TV5 - tập 1 - trang 51). Tơi hướng học sinh phân biệt thơng qu từ loại.
Ví dụ:
- “bò” trong kiến bò: chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền
bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn.(thuộc từ loại động từ)
- “bị” trong trâu bị: chỉ lồi động vật nhai lại, sừng ngắn, lơng thường có

màu vàng, được ni để lấy sức kéo, thịt, sữa...( Thuộc từ loại Danh từ)
- “Câu” trong câu cá: chỉ hoạt động dùng cần để nhử cá cắn mồi rồi giật cá
lên khỏi mặt nước. (thuộc từ loại động từ)
- “Câu ” trong câu văn: chỉ một đơn vị lời nói đủ ý hồn chỉnh. Thuộc từ
loại danh từ)
Đây là kiến thức cô đọng, súc tích nhất dành cho học sinh tiểu học ghi nhớ,
vận dụng khi làm bài tập, thực hành.

3.2. Biện pháp 2: Giúp học sinh tích cực, mạnh dạn chia sẻ trong khi
học tiết Luyện từ và câu


8
*) Rèn cho HS mạnh dạn hỏi điều muốn biết (Tự biết tìm kiếm sự trợ
giúp)
- Việc bố trí chỗ ngồi cho HS tôi luôn chú ý đến những đối tượng có biểu
hiện nhút nhát xếp chỗ cho các em ngồi cùng những bạn học nhanh hơn.
- Tôi trao đổi với bạn “hỗ trợ” hãy nhẹ nhàng, kiên trì, lắng nghe khi giúp đỡ bạn
“được hỗ trợ”; đừng để các bạn có khoảng cách hay ngại mỗi khi bạn muốn hỏi.
- Trong tiết Luyện từ và câu tôi luôn quan sát xem các em có chủ động tìm
kiếm sự trợ giúp hay khơng? Nếu có tơi sẽ gọi bạn đó trả lời và khen bạn học có
tiến bộ mặc dù tơi biết bạn đó đã nhờ sự trợ giúp từ bạn khác. Sau khi được khen
các em như được tiếp thêm động lực để chủ động vào việc tự học nhiều hơn.
Ví dụ: Tiết LTVC: Câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ
Với yêu cầu: Đặt câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ “tương phản”
Tôi quan sát một số em đã biết tự tìm kiếm sự trợ giúp, tơi đốn các em gặp
khó khăn khi chưa nhớ lại quan hệ “tương phản” là như thế nào? Chúng dùng cặp
từ gì?

*) Rèn cho Hs mạnh dạn khi chia sẻ trước nhóm hoặc trước lớp

- Các em đã là HS lớp 5 cuối cấp việc chia sẻ trước nhóm và trước lớp
không chỉ dừng lại ở một chiều chia sẻ mà phải có đối thoại giữa HS với Hs; giữa
Gv với HS mang màu sắc của đối thoại khám phá ( Đối thoại khám phá tức là HS
lắng nghe một cách phản biện nhưng mang tính xây dựng, người nói có thể làm rõ
suy nghĩ của mình thơng qua đối thoại.)


9
- Khi Hs chia sẻ, bước đầu tôi chỉ lắng nghe các em chia sẻ nếu việc chia sẻ
đó có chiều sâu, HS nói rõ được lý do hay cách làm, giải thích tường minh thuyết
phục thì tơi khen và không tham gia chia sẻ cùng. Nhưng trong trường hợp vấn đề
khó HS giải thích chưa rõ, các bạn khác cũng đối thoại chưa ra được vấn đề khi đó
tơi sẽ dùng câu hỏi gợi mở xin được chia sẻ cùng các em.
Ví dụ 1: Tiết LTVC: Ơn tập từ loại
Bài tập 4. Đặt câu có danh từ tham gia bộ phận vị ngữ trong kiểu câu Ai là gì?
HS chia sẻ câu:

HS 1. Bạn cho tôi biết tại sao bạn cho rằng câu trên thuộc kiểu câu Ai là gì?
HS 2. Bạn hãy nêu chủ ngữ trong câu trên?
HS 3. Bạn hãy chia sẻ danh từ nào tham gia bộ phận vị ngữ?
Ví dụ 2. Tiết LTVC: Tổng kết vốn từ
Bài tập 2. Cô Chấm trong đoạn văn sau là người có tính cách như thế nào?
Nêu những chi tiết và hình ảnh minh họa cho nhận xét của bạn.
Đây là một dạng bài có nội dung “mở” tức là có rất nhiều đáp án. Do vậy
việc Hs chia sẻ kết quả học tập cũng phải mang tính “mở”, tôi không áp đặt HS
phải theo một khuôn mẫu nào, các em có quyền chia sẻ những điều em suy nghĩ và
nhận xét về cô Chấm trong bài
- HS 1 nhận xét “ Cơ Chấm là người thẳng tính”
HS nêu chi tiết hình ảnh minh họa cho nhận xét trên (dám nhìn thẳng, dám
nói, nghĩ thế nào nói thế, nói ngay, nói thẳng băng….)

- HS 2 nhận xét “ Cơ Chấm là người kiên cường vượt khó”
HS nêu chi tiết hình ảnh minh họa cho nhận xét trên (như một cây xương
rông, cần cơm và lao động để sống, ra đồng từ sớm mồng hai…)


10
- HS 3 nhận xét “ Cô Chấm là người có đức tính giản dị”
HS nêu chi tiết hình ảnh minh họa cho nhận xét trên ( khơng đua địi may
mặc, mộc mạc như hòn đất…)
- HS 4 nhận xét “ Cô Chấm là người sống nội tâm”
HS nêu chi tiết hình ảnh minh họa cho nhận xét trên (hay nghĩ ngợi, dễ
thương cảm, khóc khi xem phim…)
- HS 5 nhận xét “ Cơ Chấm là người sống giàu tình cảm”
HS nêu chi tiết hình ảnh minh họa cho nhận xét trên hay nghĩ ngợi, dễ
thương cảm, khóc trong giấc mơ…)
3.2. Biện pháp 3: Giúp học sinh phát hiện những tình huống mới liên
quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết khi học tiết
Luyện từ và câu.
Một trong những yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018 mà HS lớp
5(đang học chương trình 2006) cần hướng đến và cập nhật để đáp ứng chính là
việc
“ Mang bài học vào cuộc sống” tức là giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ
năng đã học vào giải quyết các vấn đề có tính chất thực tiễn hoặc đưa ra yêu cầu
hay dự án học tập nhỏ để HS thực hiện theo hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
Do đó trong những tiết Luyện từ và câu tơi thường dùng nhiều phương pháp
và hình thức tổ chức dạy học khác nhau để học sinh tự phát hiện những tình huống
mới liên quan đến bài học và tự trao đổi tìm hướng giải quyết ( nêu vấn đề; so
sánh; trị chơi…)
Ví dụ 1: Khi học bài LTVC: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Để học
sinh có thể ghi nhớ kiến thức, biết dùng QHT, cặp QHT thể hiện đúng các quan hệ

điều kiện, giả thiết – kết quả, thì tơi đã đặt vấn đề: “Vậy nếu trong một câu chưa
hoàn chỉnh, vế thứ nhất đã có điều kiện hoặc giả thiết, thì vế cịn lại chúng ta sẽ
làm thế nào?”. Lúc này học sinh rất háo hức muốn khám phá, tự suy nghĩ rồi trao
đổi với bạn để đưa ra câu trả lời (viết thêm vào chỗ trống ở vế còn lại để tạo thành
một câu ghép chỉ điều kiện - kết quả, hoặc giả thiết - kết quả)


11

Ví dụ 2: Khi dạy bài MRVT: Bảo vệ mơi trường (Tiếng Việt 5, tập 1 - trang 126)
+ Trò chơi: Xếp cánh hoa
- Mục đích: Học sinh hiểu được các hành động bảo vệ môi trường. Thời
gian chơi 5 – 7 phút.
- Chuẩn bị:
Các hình trịn màu vàng, màu đỏ (nhụy hoa), Hình trịn màu vàng ghi: Hành
động bảo vệ mơi trường. Hình trịn màu đỏ ghi: Hành động phá hoại môi trường.

Hành động
bảo vệ môi
trường

Hành động
phá hoại
môi trường

Các cánh hoa, trong mỗi cánh hoa ghi từ đã cho trong bài tập.

phá
rừng


Xả rác
bừa bãi

trồng
cây

đánh cá
bằng
mìn

Đốt
nương

Săn bắn
thú rừng

trồng
rừng

Phủ
xanh đồi
trọc

Bn
bán
động vật
hoang

Đánh cá
bằng

điện


12

+ Cách chơi:
Mỗi nhóm được nhận 10 cánh hoa và hai nhụy hoa. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là
tìm xem cánh hoa nào ứng với từ chỉ hành động bảo vệ mơi trường thì đính vào
nhụy hoa màu vàng, cịn cánh hoa nào ứng với hành động phá hoại môi trường thì
đính vào nhụy hoa màu đỏ. Đại diện một nhóm đính trên bảng. Giáo viên kiểm tra
các nhóm. Tun dương nhóm xếp cánh hoa đúng, nhanh, đẹp.
+ Luật chơi: Nhóm nào xong trước, đúng, đẹp thì nhóm đó thắng cuộc
Thơng qua trị chơi “Xếp cánh hoa” khơng những giúp học sinh biết hợp tác với
nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập, tạo một môi trường thân thiện cho các em học
sinh mà các em còn biết ứng dụng kiến thức đã học về chủ đề vào đời sống thực tế
của bản thân.
III. KẾT QUẢ VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Kết quả khi thực hiện biện pháp
Vào thời điểm cuối năm học, qua tiết Luyện từ và câu tôi khảo sát việc học
của các em và thu được kết quả như sau:

TSH
S

34

HS tự thực
hiện nhiệm
vụ học tập
cá nhân khi

có u cầu

Khi gặp vấn
đề khó HS
biết tự tìm
kiếm sự trợ
giúp

Hs mạnh dạn, chủ
động chia sẻ kết
quả học tập (nhóm
đơi; nhóm lớn
hoặc trước lớp)

TS

%

TS

%

TS

%

34

100


30

88,2

25

73,5

Hs biết phát hiện
những tình huống
mới liên quan tới bài
học hoặc trong cuộc
sống và tìm cách giải
quyết
TS
%
20

58,8

Sau khi tôi áp dụng biện pháp trên, vào thời điểm cuối năm học, chất lượng
phân mơn Luyện từ và câu đóng góp rất nhiều đến chất lượng của mơn Tiếng Việt
nói chung. Tôi nhận thấy:

- Các em đã thể hiện sự tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân khi giáo viên đã
giao nhiệm vụ. Các em có thói quen thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm thơng tin kiến
thức liên quan đến bài học.


13

- Khi thực hiện bước thứ hai trong ba bước học tập, các em rất chủ động biết
tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn của giáo viên.
- Trong bước học tập thứ ba, các em đã mạnh dạn khi chia sẻ kết quả học tập
với bạn, với cả nhóm; hoặc tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong
nhóm hoặc trước lớp. Các em biết sử dụng đối thoại khám phá.
- Việc phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc
sống và tìm cách giải quyết của nhiều học sinh đã được hình thành và phát triển.
Tóm lại, khi áp dụng biện pháp này trong tiết Luyện từ và câu ngoài việc
các em lĩnh hội được rất nhiều kiến thức khoa học, các em còn được phát triển
năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; cập được một số yêu cầu đáp ứng chương
trình GDPT 2018.
2. Phạm vi áp dụng biện pháp
- Áp dụng với học sinh lớp 5A năm học 2022-2023 do chính bản thân tơi
đang chủ nhiệm và giảng dạy.
- Biện pháp thành cơng có thể áp dụng vào học sinh khối 5 của Trường Tiểu
học nơi tôi đang công tác hoặc các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình vận dụng thực hành trực tiếp trên lớp về dạy phân môn Luyện
từ và câu, bản thân tôi đã ra những bài học kinh nghiệm sau đây:
- Một là, khi xây dựng kế hoạch bài học tiết Luyện từ và câu chú trọng phần
Kiến thức có liên quan; chủ động bồi bưỡng kiến thức cũ bị rỗng cho học sinh.
- Hai là, giúp học sinh tích cực, mạnh dạn chia sẻ trong khi học tiết Luyện từ
và câu (Rèn cho HS mạnh dạn hỏi điều muốn biết; Tự biết tìm kiếm sự trợ giúp;
Rèn cho Hs mạnh dạn khi chia sẻ trước nhóm hoặc trước lớp)
- Ba là, giúp học sinh phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học
hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết khi học tiết Luyện từ và câu.
2. Kiến nghị:
Đề nghị nhà trường, phòng giáo dục trong các buổi sinh hoạt chuyên môn
tăng cường thêm nội dung chia sẻ các chuyên đề để giáo viên được trao đổi về các



14
biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy và học. Qua đó, giúp giáo viên nâng cao
được trình độ kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ.



×