Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Làm và sử dụng một số nhạc cụ gõ đệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 13 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn biện pháp
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thuận lợi
2.2. Khó khăn
2.3. Nguyên nhân của thực trạng
3. Các biện pháp
3.1. Biện pháp 1: Vận dụng mơ hình giáo dục stem vào dạyhọc Âm nhạc
3.2. Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng tự làm
3.3. Biện pháp 3: Tuyên dương khen thưởng học sinh làm đồ
dùng phục vụ việc tự học Âm nhạc
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
1. Kết quả
2. Ứng dụng
IV. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa
2. Bài học kinh nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
3
3
4


4
4
4
4
4
5
5
5
6
6
6
11
12
12
12
13
13
15
15
17

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn biện pháp
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đã xác định mục tiêu của bậc tiểu
học là: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và
lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để
học tiếp các bậc học trên để đi vào cuộc sống lao động ”. Âm nhạc có vai trò


2

tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học. Trẻ em tham gia ca hát
là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh bản thân mình.
Qua tìm hiểu về nhạc cụ gõ đệm phục vụ cho bộ môn âm nhạc, tôi nhận
thấy, hầu như mọi vật liệu sẵn có trong thiên nhiên đều có thể trở thành nhạc cụ
gõ đệm, dưới những đôi tay khéo léo của những nhạc công. Tất cả các nguyên
vật liệu từ thực vật, động vật cho đến khoáng sản đều được họ khai thác để làm
nhạc cụ, tạo nên những màu âm đa dạng và mang tính đặc trưng của âm nhạc
Việt Nam. Bên cạnh những nhạc cụ cổ truyền đa dạng phong phú về loại hình,
cấu trúc, âm sắc, âm lượng là sự đa dạng về phương thức, kĩ thuật diễn tấu cũng
như tập quán sử dụng mang một nét đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân
tộc mỗi vùng miền.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy mơn âm nhạc, tơi nhận thấy: để giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời phát huy tính tích cực, rèn luyện sự khéo
léo, tỉ mỉ, lịng kiên trì và óc sáng tạo cho cả người dạy và người học thì người
giáo viên cần phải coi trọng việc chế tạo và sử dụng đồ dùng dạy học một cách
thường xun và nghiêm túc. Qua đó khơng những đạt được mục tiêu: “ Đổi
mới phương pháp là đổi mới đồ dùng dạy học” mà còn mang lại hiệu quả cao
cho các tiết dạy âm nhạc, tạo khơng khí sơi nổi trong tiết học, tạo hứng thú,
niềm đam mê cho các em học sinh Tiểu học; các em có ý thức học tập và u
thích bộ mơn Âm nhạc hơn.
Vì lý do trên, tôi chọn biện pháp: “ Làm và sử dụng một số nhạc cụ gõ đệm
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc ở trường Tiểu học” với mong
muốn đem đến những tiết học âm nhạc đạt hiểu quả cao nhất cho học sinh ở các
khối lớp tiểu học đối với đơn vị trường học mà bản thân tơi trực tiếp giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra một số giải pháp làm và sử dụng một số nhạc cụ gõ đệm nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc ở trường Tiểu học.
- Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trước mọi người. Góp phần nâng cao
chất lượng học tập cho các em học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình
sách giáo khoa hiện nay.



3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu và nắm được đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, đặc biệt là
học sinh tiểu học.
- Tìm hiểu cơ sở lí luận cho việc hình thành và phát triển năng lực của học
sinh, đặc biệt là năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Tiến hành khảo sát học sinh để đánh giá thực trạng từ đó đưa ra biện
pháp khắc phục.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Làm và sử dụng một số nhạc cụ gõ đệm nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc ở trường Tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 3.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
- Phương pháp dạy thực nghiệm;
- Phương pháp trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp;
- Phương pháp thống kê số liệu;
- Phương pháp dạy học thực hành, sáng tạo;
- Phương pháp dạy học đa phương tiện;
- Phương pháp hỏi - đáp;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
Âm nhạc là bộ môn rất cần thiết đối với học sinh bậc Tiểu học, nó cung
cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về cái đẹp trong cuộc sống mà con người
có thể tác động đến và điều khiển chúng phục vụ lợi ích cho mình. Ngồi ra, Âm
nhạc cịn trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về nghệ thuật. Từ
đó giúp các em biết vận dụng vào thực tế, góp phần vào mục tiêu đào tạo con

người trong thời đại mới. Bên cạnh đó mơn học này khơng chỉ giúp học sinh
hình thành các năng lực mà còn cả phẩm chất của con người nhằm đáp ứng với
xu hướng giáo dục hiện nay. Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy


4
học kết hợp lồng ghép thảo luận và thực hành nghệ thuật, học sinh thường xuyên
được tham gia trao đổi, chia sẻ về các tác giả, nhạc sĩ, về tác phẩm, sản phẩm
Âm nhạc, … tạo nên kết quả học tập của nhóm dựa trên những cách thức hợp
tác khác nhau qua đó hình thành và phát triển ở các em năng lực giao tiếp và
hợp tác
2. Cơ sở thực tiễn
2. 1. Thuận lợi:
- Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng về
chuyên ngành Âm nhạc và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác giảng
dạy Âm nhạc ở trường Tiểu học. Tơi ln nhiệt tình trong cơng tác, ln nêu cao
tinh thần tận tụy với nghề, luôn phấn đấu học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức
cho bản thân.
- Học sinh u thích học mơn Âm nhạc.
2.2. Tồn tại, khó khăn:
- Năm học 2022 – 2023 tổng số học sinh của nhà trường là 649 học sinh.
Song các thiết bị dạy học mơn Âm nhạc có rất ít, thậm trí có loại khơng có để
học sinh thực hành. Cụ thể:
+ Trống: 15 cái;
+ Thanh phách: 5 đôi;
+ Nhạc cụ malacass: không có.
+ Song loan: 17 cái
- Nhiều em con lúng túng khi sử dụng các bộ nhạc cụ liên quan đến
bài học.
2.3. Ngun nhân:

- Do kinh phí của nhà trường cịn hạn hẹp nên chưa đáp ứng đủ đồ dùng
dạy – học mơn Âm nhạc.
- Do số lượng đồ dùng ít, không đủ để mỗi em được thực hành nhiều lần.
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
3.1. Biện pháp 1: Vận dụng mơ hình giáo dục stem vào dạy - học môn
Âm nhạc


5
Để có đủ đồ dùng dạy - học tơi đã cùng học sinh tận dụng những phế liệu,
vật liệu có sẵn trong đời sống hằng ngày để tái chế, sáng tạo ra một số nhạc cụ
gõ đệm, trống, thanh phách, nhạc cụ maracas.,... phục vụ cho việc dạy - học bộ
mơn của mình đạt hiệu quả.

Cơ và trị làm một số nhạc cụ gõ
1. Bộ gõ tự chế bằng hộp nhựa:
- Nguyên vật liệu: Vỏ chai nhựa hoặc các hộp nhựa có hình dáng đẹp,
cứng, màu sắc đẹp, sơn dầu các màu hoặc giấy Decal, bi ve hoặc sỏi.
- Cách thực hiện: Chọn hộp nhựa có hình dáng đẹp, kích thước vừa phải,
tách lớp bao ngoài, rửa sạch. Dùng sơn xịt trang trí cho vỏ hộp hay dùng Decal
màu cắt hoa văn hay cắt thành từng miếng dài quấn quanh vỏ hộp, lấy bi ve hay
sỏi bỏ vào trong hộp sau đó đóng nắp hộp lại, và trang trí nắp hộp lại ta được
trống lắc tuyệt đẹp, mỗi lần chúng ta lắc âm thanh rất hay do sự xáo trộn của các
viên bi (sỏi) va đập vào nhau, ma sát với thành chai tạo sự hoà quyện âm thanh.


6

Bộ gõ tự chế bằng hộp nhựa
- Cách sử dụng: Một tay cầm trống và gõ trống vào lòng bàn tay kia tạo

nên âm thanh hòa quyện vang lên hay dùng hai cái gõ vào nhau hoặc dùng một
cái lắc lên lắc xuống theo nhịp, theo phách để giữ nhịp cho bài hát và làm đạo cụ
cho các em biểu diễn bài hát tạo cho khơng khí lớp học vui tươi, các em khơng
cịn rụt rè, nhút nhát mà tự tin hơn trong cách thể hiện gõ đệm theo bài hát.

Học sinh thực hiện hát kết hợp với bộ gõ tự chế bằng hộp nhựa
2. Bộ gõ tự chế bằng vỏ lon bia, lon nước ngọt.


7
- Nguyên vật liệu: Vỏ lon bia, lon nước ngọt, giấy Decal các màu, kéo,
bi, chai hoặc sỏi.
- Cách thực hiện: Dùng vỏ lon bia cắt lon bia ra thành 2 phần theo chiều
ngang chọn phần đáy lon, lấy 2 phần đáy lon bỏ bi chai hoăc sỏi vào, lồng vào
nhau ta được bộ gõ nhịp. Muốn đẹp hơn ta trang trí theo các màu cho bộ gõ tùy
theo màu sắc của vỏ lon, … Gắn thanh tre làm tay cầm. Với 1vỏ lon ta làm được
một nhạc cụ để gõ nhịp thay cho thanh phách, song loan mà âm thanh vang lên
nghe rất hay. Cứ tiếp tục làm ta sẽ được nhiều bộ gõ cho nhiều học sinh và tạo
được sự thích thú học tập cho học sinh.
- Cách sử dụng: Tay cầm vào tay cầm và lắc để tạo ra âm thanh.

Bộ gõ tự chế bằng vỏ lon

Học sinh thực hiện hát kết hợp với bộ gõ tự chế bằng vỏ lon bia

3. Nhạc cụ Maracas.


8
- Nguyên liệu: Chai nhựa, lõi cuộn giấy, băng dính, kéo, giấy mầu, hình

dán, một số loại hạt như lạc, đậu, đỗ, gạo, sỏi.
- Cách thực hiện: Cho các hạt vào chai (khơng q ít hoặc q nhiều)
dùng kéo cắt lõi cuộn giấy theo chiều dọc rồi lồng vào cổ chai và lấy băng dính
cuốn chặt lại để làm cán Maracas, rồi dùng giấy màu hoặc hình dán trang trí cho
đẹp.
- Cách sử dụng: Nhạc cụ này thường chơi theo cặp, âm thanh được tạo ra
thuần khiết, sôi động với nhịp điệu và theo sự chuyển động của người dùng, tạo
được sự hứng thú cho học sinh.

Nhạc cụ Maracas tự chế
4. Thanh phách
Vật liệu: Một số đoạn tay tre hoặc thân tre.
Cách làm: Lấy đoạn tre đẽo sạch, cắt sao cho 2 thanh bằng nhau rồi dùng
giấy nhám trà cho bóng. Hai thanh tre là một cặp thanh phách.


9
Cách sử dụng: Bộ thanh phách tôi dùng cho học sinh sử dụng gõ đệm,
giữ nhịp, phách, tiết tấu cho các bài hát, bài tập đọc nhạc trong các tiết học
âm nhạc.
Đối với các nhạc cụ gõ: GV sử dụng để hướng dẫn học sinh gõ theo
phách, nhịp, tiết tấu hoặc gõ 2 âm sắc…vừa giữ nhịp cho các em khi hát, vừa
làm đạo cụ cho các em biểu diễn bài hát tạo cho khơng khí lớp học vui tươi, các
em khơng cịn rụt rè, nhút nhát mà tự tin hơn trong cách thể hiện bài hát:
VD: Khi gõ phách cho câu hát:
Vui đến trường lòng rộn ràng như hoa nở.
X

x


X

x

X

x

X

x

Giáo viên có thể cho các em dùng thanh phách gõ vào phách mạnh, còn
các em khác cầm song loan hoặc trống lắc thì đệm vào phách nhẹ. Khi các em
biểu diễn bài hát theo nhóm, giáo viên nên cho các em sử dụng phối hợp nhiều
nhạc cụ với nhiều cách đệm khác nhau như: Đệm theo tiết tấu, phách, nhịp sẽ
làm cho các em hát tốt hơn, giọng hát các em bay bổng hơn.

Thanh phách làm bằng một số thanh tre


10

Học sinh sử dụng nhạc cụ gõ bằng thanh phách
3.2. Biện pháp 2: Sử dụng hiệu quả đồ dùng tự làm
Trong q trình dạy học bản thân tơi vừa tìm tịi, thử nghiệm, chế tạo và đưa vào
sử dụng nó một cách hiệu quả giáo viên cần phải:
- Thường xuyên cho học sinh sử dụng các thiết bị dạy học.
- Học sinh biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo các TBĐD dạy học,
mà cụ thể là các nhạc cụ gõ đệm của môn âm nhạc.

- Hướng dẫn, khuyến khích động viên học sinh sử dụng nhạc cụ gõ tự làm
một cách hiệu quả nhất.
3.3. Biện pháp 3: Tuyên dương, khen thưởng học sinh làm đồ dùng phục
vụ việc tự học môn Âm nhạc.
Đây cũng là một biện pháp giúp cho học sinh có được sự phấn khởi, tích
cực và hứng thú trong học tập bởi vì lứa tuổi của các em thích được khen nhiều
hơn chê. Các em nếu trả lời được câu hỏi, giải được bài tập đúng được cơ giáo
khen ngợi trước tập thể lớp thì sẽ tạo cho các em được lòng tự tin và ngày càng
mạnh dạn, thích thú ham muốn được học hỏi, được khám phá và mối quan hệ
giữa giáo viên và học sinh ngày càng gần gữi gắn bó.


11
Để có được những nhạc cụ gõ tự làm đẹp có chất lượng tơi thường tổ
chức tun truyền, phát động thi đua làm giữa các nhóm trong lớp, các lớp trong
khối và các khối trong trường.
Sơ kết, tổng kêt, khen thưởng những cá nhân, nhóm, lớp làm sản phẩm
đẹp: Sau khi tổng kết phát động làm nhạc cụ gõ giáo viên nhận xét, đánh giá,
chọn những sản phẩm đẹp tuyền truyền nêu gương động viên khích lệ các em.
Ngồi ra cịn khun khích các em khơng chỉ làm đồ dùng mơn âm nhạc mà cịn
làm ở các mơn khác. Q đó góp một phần rất nhỏ làm nên sự thành cơng của
chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
1. Kết quả
Khi áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy:
- Học sinh rất hứng thú, tiếp thu bài nhanh và u thích mơn học hơn.
- Học sinh tự tin hào hứng với tiết học âm nhạc
- Học sinh rất thích các đồ dùng được trang trí đẹp mắt, phù hợp với tâm
lí, lứa tuổi HS.
- Khi hát kết hợp gõ đệm các em thực hiện chuẩn xác hơn.

- Các em tiến bộ rõ rệt qua các tiết dạy.
Cuối năm học 2022-2023 tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn Âm nhạc
đối với HS khối 3 trường tôi đang công tác và thu được kết quả như sau:
Tổng số

Hoàn

học sinh

thành tốt

146 em

105

Tỉ lệ
72%

Hoàn
thành
41

Chưa
Tỉ lệ

hoàn

Tỉ lệ

28%


thành
0

0

2. Ứng dụng:
Từ kết quả thu được sau khi áp dụng biện pháp, tơi thấy biện pháp này áp
dụng có hiệu quả cho tất cả đối tượng học sinh từ lớp 1, 2, 3, 4, 5 trong dạy học
môn Âm nhạc. Giải pháp đã được nhà trường đánh giá cao có thể nhân rộng.
IV. KẾT LUẬN


12
1. Ý nghĩa:
Qua việc làm và sử dụng nhạc cụ gõ, khơi gọi cho học sinh khả năng sáng
tạo, giúp học sinh phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức thơng qua học
tập, vui chơi góp phần hồn thiện bản thân các em. Đây chính là tiền đề vơ cùng
quan trọng để giúp các em học tập các môn học khác, học lên các lớp trên. Đồng
thời nó cũng góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện thành cơng đổi mới chương
trình giáo dục phổ thơng 2018.
2. Bài học kinh nghiệm:
Âm nhạc là một mơn học mang tính nghệ thuật, việc giảng dạy cho học
sinh cấp tiểu học đòi hỏi phải có những phương pháp đặc thù riêng. Hơn nữa
người giáo viên còn phải biết lưa chon và áp dụng các phương pháp sao cho phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân, với một số biện pháp nêu
trên, qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy hiệu quả của các phương
pháp này là khá cao.
Trong q trình dạy học bản thân tơi vừa tìm tịi, thử nghiệm, chế tạo và
đưa vào sử dụng các thiết bị, đồ dùng mà tơi vừa trình bày như trên. Tôi rút ra

bài học: Để làm tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học và sử dụng nó một cách hiệu
quả trong quá trình dạy học âm nhạc, giáo viên cần phải:
- Thường xuyên sử dụng các thiết bị dạy học.
- Biết cách sử dụng và sử dụng thành thạo các TBĐD dạy học, mà cụ thể
là các nhạc cụ gõ đệm của mơn âm nhạc.
- Kiên trì, tỉ mỉ, có óc thẩm mĩ, khéo léo, sáng tạo.
- Khơng ngừng tìm tịi, học hỏi. Biết tận dụng các vật liệu có sẵn, dễ kiếm
và thân thiện với mơi trường để chế tạo.
- Hướng dẫn, khuyến khích động viên học sinh cùng tham gia vào việc
làm đồ dùng.
- Cách chế tạo phải đơn giản, dễ hiểu, dễ làm.
- Biết trang trí các TBĐD đẹp mắt, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi HS.


13
- Biết phối hợp sử dụng trong tất cả các hoạt động dạy học chính khóa
cũng như các hoạt động ngoại khóa, làm tăng thêm giá trị sử dụng cho các nhạc
cụ gõ.
Đây là một trong những phương tiện dạy học quan trọng góp phần làm
nên sự thành cơng của tiết dạy. Đặc biệt là những đồ dùng dạy học do giáo viên
và học sinh tự thiết kế và chế tạo ra, nó khơng chỉ đơn giản, dễ tìm, dễ làm mà
nó cịn vừa thân thiện với mơi trường vừa tránh lãng phí. Những thiết bị như bộ
nhạc cụ gõ đệm được làm từ phế phẩm nhưng rất sinh động, đẹp mắt lại có giá
trị sử dụng cao trong giảng dạy và hoạt động vui chơi của trẻ, giúp trẻ giảm bớt
căng thẳng trong quá trình học tập, khơi dậy trong các em sự say mê học tập, rèn
luyện tai nghe, tạo ra sự nhanh nhẹn hoạt bát tự tin trước đám đơng. Từ đó, các
em dần u thích và gắn bó với mơn học. Tuy nhiên, các nhạc cụ gõ đệm kể
trên địi hỏi người giáo viên ngồi việc khơng ngừng tìm tịi nghiên cứu sáng tạo
mà cịn phải biết tận dụng thời cơ để khuyến khích các em cùng tham gia vào
công việc sưu tầm nguyên vật liệu và chế tạo những nhạc cụ phục vụ cho dạy và

học. Sau thời gian nghỉ tết là thời điểm các em làm kế hoạch nhỏ thu gom phế
liệu để xây dụng cơng trình măng non. Chúng ta nên tận dụng thời đểm này để
chọn lựa nguyên vật liệu và hướng dẫn các em tự làm cho riêng mình bộ nhạc cụ
gõ đệm. Đây không chỉ là việc làm đem lại sự phong phú cho các thiết bị dạy và
học của thầy và trị trong nhà trường mà cịn kích thích niềm đam mê sáng tạo
ra các nhạc khí có giá trị hoàn thiện hơn về sau, kế thừa truyền thống của cha
ông ta trong việc sáng chế ra những nhạc cụ mang đậm bản sắc dân tộc Việt.
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế tôi đã chắt lọc được trong q
trình giảng dạy, song đó là kinh nghiệm của riêng tơi trong phạm vi dạy học tại
trường, khó tránh khỏi sai sót. Mong rằng Thầy cơ cùng các bạn đồng nghiệp sẽ
có những ý tưởng bổ ích để góp ý những ý tưởng của tôi vừa nêu trên để tơi
được hồn thiện hơn trong việc giảng dạy trong những năm tới.
Xin trân trọng cảm ơn!



×