Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

LẠM PHÁT VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỒNG LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.82 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
LẠM PHÁT VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỒNG LẠM PHÁT
CỦA VIỆT NAM

SVTH : Nguyễn Thị Thu Hoài
Lớp : T06
GVHD: ThS. Trần Mạnh Kiên
Năm học: 2011 - 2012
Nguyễn Thị Thu Hoài, Lớp_T06
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
LẠM PHÁT VÀ CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT
CỦA VIỆT NAM
Nguyễn Thị Thu Hoài, Lớp_T06
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT
1. Khái niệm lạm phát
Quan điểm phổ thông cho rằng: Lạm phát là hiện tượng tăng lên của mức giá
chung tại một thời điểm.Theo quan điểm này thì tăng giá là lạm phát. Tuy nhiên, không
phải mọi sự tăng lên của mức giá đều đáng lo ngại. Nếu giá cả chỉ tăng tạm thời, trong
ngắn hạn, sau đó lại giảm xuống thì đó là kết quả của những biến động cung cầu tạm
thời. Điển hình là hầu hết các mặt hàng đều tăng giá trước và trong dịp tết nhưng sau tết
giá cả lại giảm xuống khi lượng cầu giảm.
Theo quan điểm của Milton Friedman: “Lạm phát là hiện tượng cung tiền tệ
tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh tồn tại trong một thời gian
dài”.Đây là quan điểm khái quát nhất về lạm phát và được nhiều nhà kinh tế đồng ý.
Nói tóm lại, lạm phát được hiểu đơn giản là mức giá cả chung của nền kinh tế
tăng lên hay trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay là giảm sức
mua của đồng tiền
2. Các chỉ số đo lường lạm phát
- Chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) (là chỉ số đo lường thông dụng nhất, cơ bản nhất):
đo giá cả của một sự lựa chọn các hàng hóa hay được mua bởi “người tiêu dùng thông


thường”.
- Chỉ số điều chỉnh GDP dựa trên việc tính toán tổng sản phẩm quốc nội: Nó dựa
trên tỉ lệ của tổng giá trị tiền được tiêu vào GDP (GDP danh nghĩa) với phép đo GDP đã
điều chỉnh lạm phát (giá cố định hay GDP thực).
- Chỉ số giá bán buôn WPI đo sự thay đổi trong giá cả của một tổ hợp các hàng
hóa bán buôn (thông thường là giá bán trước thuế).
- Chỉ số giá sản xuất PPI đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được.Nó khác với
CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều làm gia sinh ra bởi nhà
sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán
- Chỉ số đo lường lạm phát ở Việt Nam : nước ta dùng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
để đo lường lạm phát. Đây là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến
đổi giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hóa dịch vụ ( được gọi là rổ
hàng hóa) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng.
Nguyễn Thị Thu Hoài, Lớp_T06
3. Phân loại lạm phát
3.1Dựa vào định lượng
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các
nhà kinh tế thường dựa vào tỉ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành ba
mức độ khác nhau:
- Lạm phát vừa phải (mild -inflation):
Là lạm phát ở mức độ thấp còn gọi là lạm phát một con số. Biểu hiện ở giá cả
hàng hóa tăng chậm trong khoảng 10% trở lại (<10%).Trong đó tổng số tiền mất giá
không lớn, chưa ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh.Loại lạm phát này thường
được các nước có nền kinh tế phát triển duy trì như một chất xúc giác cho nền kinh tế
phát triển.
- Lạm phát cao (lạm phát phi mã) (strato – inflation):
Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hằng năm
(từ 10% - 99% một năm). Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế
-xã hội.
- Siêu lạm phát (hyper - inslation):

Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm
trở lên. Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc. Nếu trong có điều gì tốt khi nền
kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Người ta thường ví siêu lạm phát như bệnh ung
thư gây chết người, có những tác hại rất lớn đến kinh tế - xã hội
3.2 Dựa vào định tính
- Lạm phát thuần túy
Đây là một trường hợp đặc biệt của lạm phát,khi đó giá hang hóa sản xuất
và hàng tiêu dùng tăng cùng tỷ lệ trong một đơn vị thời gian
- Lạm phát cân bằng và không cân bằng
+ Lạm phát cân bằng
Lạm phát tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động và phù
hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó không
ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung
+ Lạm phát không cân bằng
Lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động.
Trên thực tế loại lạm phát nay cũng thường hay xảy ra
- Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường
+ Lạm phát dự đoán trước được
Nguyễn Thị Thu Hoài, Lớp_T06
Là loại lạm phát xảy ra hằng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ
lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể dự doán trước được tỷ lệ
của nó trong các năm tiếp theo.Về mặt tâm lý,người dân đã có sự chuẩn bị trước
do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế
+ Lạm phát bất thường
Xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện được. Loại này ảnh
hưởng đến tâm lý đời sống của người dân vì họ chưa kịp thích nghi,do đó loại
lạm phát này sẽgây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân
đối với chính quyền có phần giảm sút
4. Nguyên nhân của lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát trong đó “lạm phát do cầu kéo” và

“lạm phát do chi phí đẩy” được coi là 2 nguyên nhân chính
a) Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát cầu kéo diễn ra tổng cầu tăng nhanh hơn tiềm năng sản xuất của
một quốc gia.Khi đó giá cả thị trường tăng lên để cần bằng tổng cung và tổng cầu
Tổng cầu tăng có thể do một hoặc một số các yếu tố như chi tiêu hộ gia đình
(C) ,chi tiêu chính phủ (G), đầu tư (I) và xuất khẩu (NX) tăng lên hoặc ngân hàng Trung
(NHTW) ương thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, giảm lãi xuất
b) Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát này xuất hiện khi chi phí đầu vào cho sản xuất tăng hoặc năng lực
sản xuất của nền kinh tế giảm sút
Chi phí đầu vào tăng có thể do giá các nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
tăng. Điều kiện khai thác khó khăn hơn đòi hỏi nhiều chi phí, thiên tai,lũ lụt,động đất
làm giảm năng lực sản xuất.Các chi phí sản xuất tăng làm tăng giá thành sản phẩn và
buộc doanh nghiệp phải tăng giá bán để bù đắp chi phí và lạm phát xuất hiện
Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là khi giá xăng tăng làm tăng chi phí sản
xuất của hầu hết các ngành sản xuất làm cho giá cả thị trường tăng lên đáng kể
Lạm phát chi phí đẩy dù ở bất cứ cấp độ nào cũng đều không tốt ,vì bản thân nó
đã mang trong mình sự suy thoái kinh tế
c) Lạm phát do quán tính ( Lạm phát ỳ )
Lạm phát do quán tính là tỷ lệ lạm phát hiện thại mà mọi người dự kiến nó sẽ tiếp
tục trong tương lai. Tỷ lệ này được đưa vào các hợp đồng kinh tế,các kế hoạch hay các
loại thỏa thuận khác. Và chính vì mọi người đưa tỷ lệ này vào mọi hoạt động của mình
nên cuối cùng nó trở thành hiện thực.
Lạm phát do quán tính thường xảy ra ở các nước công nghiệp ,nơi lạm phát có
tính ỳ cao .Tỷ lệ lạm phát quán tính đôi khi ngụ ý lạm phát cơ bản hay cốt lõi.
Nguyễn Thị Thu Hoài, Lớp_T06
Một ví dụ điển hình cho hiện tượng lạm phát này là khi nền kinh tế đang bị lạm
phát cao, mọi người có xu hướng giữ lại một lượng tiền mặt tối thiểu để chi tiêu hàng
ngày, họ đem tiền đổi lấy đồng tiền khác mạnh hơn, vàng hay các loại hàng hóa để tích
lũy giá trị, làm tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường, càng làm đồng tiền mất giá và

tăng lạm phát
CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2010
Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) theo tháng năm 2010
Ta có thể thấy lạm phát tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm, mức tăng
có sự chênh lệch lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%. 3
tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức
0%, sau đó lại vượt lên trên 1% vào 4 tháng còn lại của năm. Các tháng từ tháng 9 đến
tháng 11, mức tăng đều đạt mức kỉ lục của 15 năm trở lại đây.
Nhóm hàng giáo dục có tốc độ tăng cao nhất ở mức 19,38%, do tác động của
tăng học phí từ học kỳ I năm học 2010 - 2011;
Nhóm lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng ở mức 16,18% do
thiên tai, bệnh dịch liên tiếp xảy ra và giá lương thực, thực phẩm xuất khẩu tăng cao;

×