Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Rèn luyện kỹ năng giải toán dạng bài nhiều hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 11 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn tên biện pháp
2. Mục đích nghiên cứu
3. Điểm mới nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Trang
3
3
3
3
3

1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
3. Nguyên nhân
4. Các biện pháp thực hiện

4
4
4-5

4.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc bản chất của dạng

6 - 10

toán bằng nhiều cách.


4.2. Biện pháp 2: giúp học sinh tính nhanh và cẩn thận hơn.
III. HIỆU QUẢ VÀ ỨNG DỤNG CỦA BIỆN PHÁP.

10 - 11

1. Hiệu quả của biện pháp
2. Ứng dụng của biện pháp
IV. KẾT LUẬN

11
11
12


2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn tên biện pháp
Theo Chương trình GDPT 2018, dạng tốn nhiều hơn, ít hơn ở lớp 2 là
mảng kiến thức mang tính thực tiễn cao, giúp học sinh nhận biết và so sánh số
lượng của sự vật trong cuộc sống. Để dạy tốt dạng tốn này, mỗi giáo viên đều
cần suy nghĩ và tìm ra phương pháp mới phù hợp đối với mỗi dạng bài tập. Học
sinh ở mỗi lớp chất lượng thường không đồng đều, mức độ nhận thức khác
nhau. Chính vì thế người giáo viên lại càng phải tìm ra nhiều phương pháp dạy
toán để giúp học sinh học tập hiệu quả dạng tốn này. Từ lí do đó, tơi mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp “Rèn luyện kỹ năng giải tốn dạng bài nhiều hơn, ít
hơn cho học sinh lớp 2”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh có kỹ năng giải tốn dạng nhiều hơn, ít hơn nắm chắc
được bản chất của bài từ đó giúp học sinh giải toán đúng hơn, tốt hơn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng: Rèn luyện kĩ năng giải toán dạng bài nhiều hơn, ít hơn cho
học sinh lớp 2.
- Phạm vi: Học sinh lớp 2B trường tôi đang công tác.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu và sách tham khảo có liên
quan và phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê phân loại: Phân tích hệ thống hóa tài liệu thu thập
được.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: Tổ chức khảo sát nắm chất lượng, đối
chiếu so sánh kết quả.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy thực nghiệm.
- Phương pháp rút kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận


3
Tốn lớp 2 là một bộ phận của chương trình Tốn Tiểu học và là sự tiếp
tục của chương trình tốn lớp 1. Chương trình này kế thừa và phát triển những
thành tựu về dạy học Toán lớp 2, thực hiện những đổi mới về cấu trúc nội dung
để tăng cường thực hành và ứng dụng kiến thức mới.
Trong các dạng tốn có lời văn nói chung ở lớp 2 thì dạng tốn nhiều hơn,
ít hơn nói riêng, tương đối khó đối với HS. Việc giúp các em phân tích, nắm
vững bản chất của bài tốn, tìm ra mối liên hệ giữa các dữ kiện trong bài để
từ đó tìm ra cách giải sẽ rèn cho HS các thao tác tư duy: phân tích - tổng hợp, so
sánh, suy luận - khái quát. Điều này sẽ phát triển tư duy cho các em, giúp các
em
khơng chỉ học tốt mơn Tốn mà cịn học tốt các mơn học khác. Đó cũng là nền
tảng để các em học tốt bậc học trên.
2. Cơ sở thực tiễn

Bằng kinh nghiệm giảng dạy thực tế của mình, khi dạy dạng tốn nhiều
hơn, ít hơn cho học sinh lớp 2, tơi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
*Thuận lợi:
- Chương trình dạy học Tốn lớp 2 theo chương trình mới đã tinh giản các
nội dung lí thuyết, tăng cường luyện tập và thực hành, mức độ của bài tập và bài
học phù hợp với chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học. Nội dung các bài toán
phong phú, đa dạng gần gũi thực tế đời sống của học sinh.
- Phương tiện dạy học hiện đại và đầy đủ.
- 100% học sinh học 2 buổi/ ngày.
*Khó khăn:
- HS lúng túng, lẫn lộn khi giải các bài tốn có nội dung nhiều hơn, ít hơn.
- Học sinh nắm được cách giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn theo mẫu có
sẵn một cách rập khn, máy móc (bài tốn có chữ nhiều hơn làm tính cộng, ít
hơn làm tính trừ).
- Nhiều em khi giải xong rồi, dù thừa thời gian nhưng khơng có thói quen
kiểm tra lại bài giải.
3. Nguyên nhân


4
- Do các em chưa có thói quen tóm tắt bài toán để xác định dạng toán
cũng như kĩ năng phân tích lơgic của các em chưa thành thạo.
- Do các em chưa nắm chắc bản chất bài toán.
- Do các em chưa có thói quen cẩn thận sau khi làm xong bài.
* Biểu hiện trong quá trình học sinh làm bài:

HS: Thùy Dương viết sai câu trả lời - > Do chưa nắm được nội dung của bài
toán và chưa chú ý đến câu hỏi của bài toán.

HS: Ngọc Lan nêu được phép tính đúng nhưng cộng sai -> Do chưa cẩn thận.

Cụ thể trước khi áp dụng biện pháp:


5
Kỹ năng
Học sinh chưa hiểu bản chất còn sai lời giải,

Số lượng

Tỉ lệ

18/35

51,4%

17/35

48,6%

phép tính, danh số
Học sinh hiểu bài
4. Các biện pháp thực hiện

4.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm chắc bản chất của dạng toán
bằng nhiều cách.
*Bước 1: Hướng dẫn các em đọc và tìm hiểu đề tốn
- Đọc và tìm hiểu đề tốn (có thể đọc nhiều lần)
- Gạch chân các từ khóa quan trọng, các số liệu hoặc cụm từ “ít hơn”,
“nhiều hơn” đề các em dễ cô đọng yêu cầu.
- Suy nghĩ và phân biệt được cái gì đã biết và cái gì phải tìm.

*Bước 2: Giúp học sinh tóm tắt được đề tốn
Việc tóm tắt đề tốn mặc dù khơng bắt buộc nhưng nó lại rất quan trọng
đối với các em. Tóm tắt đề toán là lược bớt câu chữ, để đề toán trở nên ngắn
gọn, qua đó học sinh dễ nhận thấy số đã cho và số phải tìm. Khi đã tóm tắt được
đề toán cũng là lúc học sinh đã hiểu bài một cách kĩ lưỡng, biết được bản chất.
Khi hướng dẫn học sinh tốm tắt bài tốn tơi thường hướng dẫn học sinh
bằng nhiều cách tóm tắt:
+) Cách 1: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
Với bài toán về nhiều hơn, ít hơn thì phải xem cái gì so sánh với cái gì,
cái được so sánh nhiều hơn hay ít hơn cái so sánh. Phân biệt rõ cho học sinh
phát hiện cụm từ cần lưu ý trong bài toán và gạch chân ln dưới từ cần lưu ý.
Ví dụ 1:
Hà năm nay 9 tuổi, Hà ít hơn Na 5 tuổi. Hỏi Na năm nay bao nhiêu tuổi?
Hà năm nay 9 tuổi, Na ít hơn Hà 5 tuổi. Hỏi Na năm nay bao nhiêu tuổi?
Hà năm nay 9 tuổi, Hà nhiều hơn Na 3 tuổi. Hỏi Na bao nhiêu tuổi?
Hà năm nay 9 tuổi, Na nhiều hơn Hà 3 tuổi. Hỏi Na bao nhiêu tuổi?
Ví dụ 2:
- Đọc bài tốn:


6
Hàng trên có 6 con chim, hàng dưới có 4 con chim. Hỏi hàng trên hơn
hàng dưới bao nhiêu con? (bài 1 trang 16 Toán 2 tập 1 bộ sách Kết nối tri
thức với cuộc sống)
?
Hàng trên:

|-----------------|-------|

6 con chim


Hàng dưới: |-----------------|

4 con chim

- Khi này cho học sinh nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng nêu lại bài toán. Như
vậy học sinh sẽ nắm được bài tốn cho biết gì và bài tốn hỏi gì. Qua đó giúp
học sinh nắm được nội dung của đề bài và xác định được dạng tốn gì.
+) Cách 2: Tóm tắt bằng hình tượng trưng
* Với các bài tốn mới hình thành:
Ví dụ 1:
- Đọc bài toán
(bài 1 trang 16 Toán 2 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tiếp tục với đề bài tốn ở tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng thì học sinh sẽ tư duy
được sang tóm tắt bằng hình ảnh tượng trưng như hình vẽ trên nhằm giúp học
sinh sáng tạo và làm cho học sinh có sự tị mị về các dạng tóm tắt khác nhau về
1 bài tốn. Nhìn vào tóm tắt bằng hình tượng trưng trên học sinh nêu được bài
toán cụ thể và biết được bài tốn cho biết gì và bài tốn hỏi gì. Từ đó học sinh sẽ
biết được bài tốn thuộc dạng tốn gì.
* Bước 3: Học sinh giải tốn.


7
Khi các em đã làm tốt bước 1 và bước 2 thì khi thức hiện bước 3 tơi tiến
hành cho các em giải tốn. Tơi hướng dẫn các em trình bày bài làm sao cho
chính xác và khoa học.
- Khi viết câu lời giải, tơi khuyến khích các em trả lời bằng nhiều cách
khác nhau và trình bày sao cho câu lời giải cân đối với vở.
VD: Hàng trên có 6 con chim, hàng dưới có 4 con chim. Hỏi hàng trên

hơn hàng dưới bao nhiêu con chim?
Với câu hỏi trên, các em có thể có các câu trả lời khác nhau như:
Cách 1: Hàng trên hơn hàng dưới số con chim là:
Cách 2: Số con chim hàng trên hơn số con chim hàng dưới là:
- Khi viết phép tính, để kết quả của phép tính đúng tơi u cầu các em dựa
vào dạng toán đã xác định ở bước 2 để lựa chọn phép tính (cộng, trừ) sao cho
chính xác. Sau đó, thực hiện tính trước ra nháp để tìm kết quả rồi mới viết vào
vở.
Qua biện pháp này tôi thấy các em đã nắm được bản chất của bài tốn và
xác định rất chính xác dạng tốn. Từ đó phát triển năng lực tính tốn, tự chủ và
tự học và giải quyết vấn đề sáng tạo.
Biểu hiện qua các bài làm của học sinh


8

4.2. Biện pháp 2: Giúp học sinh tính nhanh và cẩn thận hơn.
- Áp dụng 4 bước giải bài toán khi làm các bài tập để học sinh hình thành
thói quen trình bày một cách khoa học, rõ ràng và cẩn thận.
+ Bước 1: Đọc và hiểu đề toán
+ Bước 2: Tóm tắt đề tốn
+ Bước 3: Tìm cách giải và trình bày cách giải.
+ Bước 4: Thử lại đáp số.
- Khi thực hiện phép tính tơi hướng dẫn học sinh nắm chắc cách thực hiện
tính và tính nhẩm ra nháp trước khi viết vào bài làm.
- Đối với học sinh chậm, nhận thức cịn hạn chế thì việc tính nhẩm rất khó
khăn với các em, lúc này tơi cùng phụ huynh kết hợp để giúp các em ôn tập kĩ
các bảng cộng, bảng trừ hằng ngày để các em dần ghi nhớ. Ngồi ra tơi cũng
hướng dẫn các em cách đếm hoặc sử dụng que tính để giúp các em đưa ra kết
quả. Bên cạnh đó tơi tổ chức các “cặp đôi cùng tiến” để giúp đỡ lẫn nhau trong

học tập.
- Khi các em làm bài xong tôi luôn cho học sinh tự kiểm tra lại bài của
mình bằng cách đọc lại đề và đọc lại bài làm của mình và kiểm tra cho nhau từ


9
đó các em phát hiện ra lỗi sai của mình và các bạn để tự sửa bài. Khi học sinh
làm tốt tôi luôn khen ngợi các em trước lớp để các bạn khác học tập.
Khi áp dụng biện pháp này tơi thấy bài làm của các em đã trình bày cẩn
thận hơn, kết quả bài tốn chính xác hơn và rất ít em bị sai. Từ đó phát triển
năng lực tính tốn và năng lực giao tiếp tốn học. Đồng thời phát triển chẩm
chất chăm chỉ, nhân ái.
III. HIỆU QUẢ VÀ ỨNG DỤNG CỦA BIỆN PHÁP.
1. Hiệu quả của biện pháp
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy:
- Các em đã có sự tư duy lơgic hơn, sáng tạo hơn, biết phân tích để thể
hiện dữ liệu bài toán.
- Các em nắm được bản chất bài toán, phân biệt được các dạng tốn.
- Các em có nhiều lời giải hay, trình bày rõ ràng, cẩn thận và chính xác.
- Các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn nên dễ dàng hoàn thành các bài tập
một cách dễ dàng mà khơng cần hướng dẫn.
- Giờ học tốn trở nên sôi nổi hào hứng đối với mỗi học sinh.
Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả giải toán dạng nhiều hơn, ít hơn trước
và sau khi áp dụng biện pháp:
Trước khi áp dụng
Kỹ năng

biện pháp
Số lượng
Tỉ lệ


Sau khi áp dụng
biện pháp
Số lượng
Tỉ lệ

Học sinh chưa hiểu bản chất
còn sai lời giải, phép tính, danh

18/35

51,4%

5/35

14,2%

17/35

48,6%

30/35

85,8%

số
Học sinh hiểu bài

Một số bài làm của học sinh sau khi nắm chắc được bản chất dạng tốn nhiều
hơn, ít hơn.



10

2. Ứng dụng của biện pháp
Từ kết quả thu được sau khi áp dụng biện pháp trên, tôi thấy biện pháp
này có thể áp dụng với tất cả các lớp trong khối 2 trường tôi đang công tác và
các trường tiểu học khác.
IV. KẾT LUẬN
Như đã trình bày ở trên, các bài tốn dạng nhiều hơn, ít hơn là một dạng
tốn rất lí thú và lơi cuốn đối với học sinh. Song, ở lứa tuổi này các em cịn nhỏ,
trí nhớ cịn chưa bền. Vì vậy, để giúp các em có được kĩ năng thực hành, vận


11
dụng tính một cách thuần thục khơng phải là dễ cần có một đam mê học tốn và
khơng thể nóng vội làm trong ngày một, ngày hai mà đó phải là cả một quá trình
rèn luyện của cả học sinh kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên dạy sự phối
hợp của gia đình.
+ Qua thực tế dạy học, tôi nhận thấy rằng để giúp cho học sinh lớp 2 có
được kĩ năng làm dạng tốn nhiều hơn, ít hơn thì trước hết giáo viên cần thực
hiện một số việc sau:
- Giáo viên phải là người làm chủ được bài dạy, nắm được cách làm của
từng dạng bài nhiều hơn, ít hơn, có như vậy khi truyền thụ cho học sinh mới hệ
thống kiến thức một cách chặt chẽ.
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, mức độ
tiếp thu của từng học sinh để xây dựng kế hoạch dạy học các dạng bài nhiều
hơn, ít hơn cơ bản và nâng cao phù hợp.
- Khi phân tích ví dụ trong thực tiễn, cần hướng dẫn các em nắm chắc về
bản chất tránh tình trạng học vẹt, nhớ một cách máy móc.

- Sắp xếp bài tập theo từng dạng bài nhiều hơn, ít hơn với mức độ nâng
cao dần để giúp các em đi từng bước từ dễ đến khó. Sau mỗi bài cần củng cố
kiến thức, để học sinh ghi nhớ dạng bài và cách giải của từng dạng.
- Thường xuyên ra các đề kiểm tra khảo sát nhanh bài tập nhiều hơn, ít
hơn để nhận được thông tin phản hồi từ học sinh, để có sự điều chỉnh cách dạy
cho phù hợp.
Tơi xin chân thành cảm ơn!



×