Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Biện pháp xây dựng môi trường hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi a5 theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và tiếp cận steam ở trường mầm non ngọc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 16 trang )

0
PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở lứa tuổi mầm non, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là “học mà chơi, chơi
mà học”. Vì vậy, hoạt động học của trẻ thường được tổ chức thơng qua trị chơi.
Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ. Trong đó,
hoạt động góc là một trong những hoạt động quan trọng.
Muốn trẻ hoạt động góc có hiệu quả thì cần phải có một mơi trường hoạt
động đa dạng, phong phú, nhiều hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Trong những
năm gần đây, STEAM đang trở thành phương pháp giáo dục được nhiều
trường mầm non quan tâm. STEAM là phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên
thực hành và các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Tạo mơi trường hoạt động
góc theo hướng tiếp cận STEAM mang đến môi trường hoạt động vui chơi
thoải mái, tự do, đầy sáng tạo và thú vị với những hoạt động thực hành, trải
nghiệm và khám phá. Qua đó trẻ được phát triển tư duy logic và kỹ năng sáng
tạo, gây hứng thú, kích thích tính tích cực, chủ động của trẻ. Giúp trẻ thỏa mãn
nhu cầu vui chơi, tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá một cách chủ động, tích
cực, phát huy tối ưu tiềm năng sẵn có của trẻ. Thơng qua chơi, nhân cách của
trẻ được hình thành và phát triển tồn diện.
Trên thực tế, tôi đã biết cách xây dựng môi trường góc cho trẻ hoạt động
theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhưng áp dụng chưa hiệu quả. Môi trường hoạt
động góc của lớp tơi chưa thực sự phong phú, đa dạng, cách bố trí các góc hoạt
động chưa linh hoạt, đồ dùng đồ chơi chủ yếu là trưng bày, chưa gắn vào các sự
kiện để trẻ khám phá, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng
tường, đồ dùng đồ chơi.
Vậy làm thế nào để tạo mơi trường hoạt động góc phong phú, nhiều hoạt
động trải nghiệm và thực hành? Đây là điều tôi băn khoăn và trăn trở bấy lâu
nay. Vì vậy, tơi đã mạnh dạn đưa ra “Biện pháp xây dựng môi trường hoạt động
góc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A5 theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và tiếp cận
STEAM ở Trường Mầm non ...” để nghiên cứu và áp dụng vào thực hiện tại lớp
mình phụ trách với mục đích giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động tại
các góc và giúp trẻ sử dụng mơi trường hoạt động góc một cách hiệu quả.




1
PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác tạo mơi trường hoạt động góc cho trẻ tại lớp
mẫu giáo 5 - 6 tuổi A5 theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và tiếp cận
STEAM ở Trường Mầm non ....
1.1. Ưu điểm
1.1.1. Giáo viên
- Bản thân tơi đã có nhiều năm dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi và rất có tâm
huyết với nghề, ln tìm tịi những phương pháp để giảng dạy tốt hơn.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình cũng như nhận thức về việc học tập của con
mình, sẵn sàng hỗ trợ cũng như ủng hộ phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi.
- Được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, dự giờ, học tập đồng
nghiệp về hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo.
- Có khả năng sáng tạo và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ.
1.1.2. Trẻ em
- Tất cả trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi nên đều kiện phát triển tâm lý
tương đối đồng đều thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động góc của giáo viên.
1.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1.2.1. Giáo viên
- STEAM là phương pháp giáo dục mới, chủ yếu tôi nghiên cứu qua tài
liệu, internet nên trong quá trình tiếp cận và áp dụng phương pháp này vào xây
dựng môi trường hoạt động góc cịn gặp khó khăn.
- Bản thân tơi cịn lúng túng trong việc tạo mơi trường hoạt động góc để
trẻ được hoạt động, trải nghiệm.
- Mơi trường hoạt động góc mang tính chất trang trí là chủ yếu, cách
bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng
của các góc, các mảng tường và đồ dùng đồ chơi.
- Nguyên vật liệu mở, nguyên vật liệu từ thiên nhiên còn hạn chế. Các loại

đồ dùng, đồ chơi tự tạo chưa thật sự phong phú về chủng loại, chưa đáp ứng
được nhu cầu khám phá và sáng tạo của trẻ.
1.2.2. Trẻ em


2
- Khả năng tiếp thu, tập trung của trẻ còn hạn chế, nhận thức chưa được
đồng đều, tính tự nguyện chưa cao.
- Một số trẻ khơng hứng thú, lại có một số trẻ chưa biết sử dụng các loại
đồ dùng đồ chơi đúng mục đích, trẻ cịn nhiều lúng túng với một số học liệu cơ
chuẩn bị, điều đó dẫn đến giờ hoạt động chơi chưa đạt hiệu quả cao.
Từ thực trạng trên tôi tiến hành khảo sát trên trẻ:

TT
1
2

Bảng khảo sát đầu năm học 2022 - 2023
Trẻ đạt
NỘI DUNG
Số lượng
Tỉ lệ
Trẻ hứng thú, tích cực hoạt
động tại các góc
Trẻ sử dụng mơi trường
hoạt động góc có hiệu quả

Trẻ chưa đạt
Số
Tỉ lệ

lượng

14/30

46,7%

16/30

53,4%

12/30

40%

18/30

60%

2. Biện pháp tạo mơi trường hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
A5 theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và tiếp cận STEAM
2.1. Biện pháp 1: Thiết kế các góc hoạt động theo hướng giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm và tiếp cận STEAM.
2.1.1. Nội dung biện pháp:
- Bố trí, sắp xếp các góc chơi trong lớp phù hợp, thuận tiện, đa dạng, phong phú.
- Trang trí góc chơi theo hướng tiếp cận STEAM.
- Sắp xếp nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi thuận tiện cho trẻ dễ lấy, dễ
cất, dễ sử dụng.
2.1.2. Cách thức, q trình áp dụng biện pháp:
- Tơi bố trí, sắp xếp các góc chơi hợp lý, thuận tiện, đa dạng, phong phú
bằng cách: Bố trí những góc hoạt động tương đồng ở gần nhau. Góc yên tĩnh

xa góc ồn ào. Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau thuận tiện cho
trẻ liên kết góc chơi. Hai góc này tơi bố trí gần cửa ra vào, có khoảng khơng
gian rộng rãi cho trẻ hoạt động và có ánh sáng tự nhiên. Góc thư viện và góc
nghệ thuật bố trí gần nhau ở nơi n tĩnh; góc khám phá, trải nghiệm được bố
trí ở ngồi hành lang giúp trẻ có khoảng khơng gian thoải mái để thực hành trải


3
nghiệm với các thí nghiệm thú vị, khơng ảnh hưởng đến các góc khác yên tĩnh
trong lớp.
- Các góc có khoảng rộng phù hợp để trẻ hoạt động, khoảng cách giữa các
góc hợp lý để bảo đảm an tồn cho trẻ mỗi khi hoạt động ở các góc.
- Tạo ranh giới giữa các góc chơi và giới hạn các lối đi giữa các góc để giúp
trẻ nhận dạng phạm vi góc từ đâu đến đâu. Ví dụ: Sử dụng giá đựng đồ chơi thành
ranh giới chơi giữa các góc. Ranh giới ở các góc khơng che tầm nhìn của trẻ và
khơng cản việc quan sát của giáo viên.
- Vị trí các góc chơi được thay đổi sau mỗi chủ đề để trẻ khơng bị nhàm
chán ngược lại cịn khơi gợi trí tị mị thích khám phá, kích thích hứng thú của trẻ.

(Ảnh vị trí góc chơi thay đổi qua 2 chủ đề)
- Bên cạnh việc bố trí, sắp xếp các góc chơi phù hợp, thuận tiện, đa dạng,
phong phú tơi cịn trang trí các góc chơi nổi bật, đẹp mắt, thu hút trẻ. Tơi chia
góc làm hai phần đó là phần tên góc và phần tổ chức các hoạt động trong góc.
- Phần tên góc: Tên góc tơi chọn tên góc đơn giản, dễ hiểu. Tên góc có thể
đặt chính giữa phần tường của góc hoặc đặt lệch (sang phải hoặc trái của góc)
tùy theo khơng gian của từng góc hoạt động. Độ cao của tên góc tơi dán cao hơn
giá góc, thấp hơn phần “Tên chủ đề chính”, vừa tầm nhìn của trẻ. Tơi sử dụng
các phơng chữ phổ biến như: TimenewRoman, Arial,… kiểu chữ in hoa hoặc in
thường, cỡ chữ phù hợp với diện tích của góc, đồng đều về kiểu và cỡ chữ, màu



4
sắc rõ nét. Phía dưới mỗi tên góc bằng Tiếng Việt tơi để tên góc bằng Tiếng
Anh. Tên góc được dán hoặc viết trên nền bìa catton, mành chiếu hoặc mành tre,
thanh gỗ và treo ở góc để dễ dàng thay đổi vị trí góc theo chủ đề tạo sự mới mẻ
cho trẻ.
+ Hình ảnh trang trí góc được đặt dưới tên góc hoặc xung quanh tên góc
sao cho phù hợp với khơng gian của góc và đảm bảo tính thẩm mỹ. Hình ảnh
trang trí góc với nội dung hình ảnh là hành động chơi trong góc rất sinh động,
ngộ nghĩnh, đảm bảo tính thẩm mỹ. Tơi khơng sử dụng hình ảnh trang trí q
nhiều, q dày mà khi trang trí chú ý tới độ thống của góc chơi. Một số hình
ảnh trang trí góc tơi sử dụng bìa catton phù hợp với màu sắc STEAM. STEAM
mang đến cho chúng ta màu sắc mới mẻ với các tone màu chủ đạo phổ biến như:
nâu, đen. Kết hợp với các tone màu khác nhưng khơng q sặc sỡ, lịe loẹt.

(Hình ảnh phần tên góc)
- Phần tổ chức các hoạt động trong góc: tùy vào nội dung, khơng gian, diện
tích của mỗi góc hoạt động tơi chia góc thành 2 khu đó là khu để kệ, giá góc và
khu bố trí mảng hoạt động của trẻ.
+ Khu để kệ, giá góc: tơi kê kệ, giá góc ngay phía dưới tranh trang trí góc để
để đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho các hoạt động của trẻ. Đồ dùng đồ chơi
được sắp xếp gọn gàng, dễ lựa chọn, dễ lấy và dễ cất.
+ Khu bố trí mảng hoạt động của trẻ: Là mảng tường mở, có độ cao tương
đương với khu giá, kệ góc; tùy thuộc vào đặc trưng của từng góc mà tôi thiết kế
các mảng tường mở khác nhau theo nội dung các chủ đề.


5
Ngồi ra, tơi chú ý sắp xếp ngun vật liệu, đồ dùng đồ chơi thuận tiện cho
trẻ dễ lấy, dễ cất, dễ sử dụng.

Khi tiếp cận STEAM, tôi đã nghiên cứu và chọn lọc những nội dung áp
dụng vào xây dựng mơi trường hoạt động góc phù hợp với điều kiện thực tế ở
lớp tơi. Điển hình ở các góc sau:
- Góc xây dựng: Tơi thiết kế mành vừa tầm tay với trẻ. Tôi treo những
dụng cụ xây dựng như: Xe rùa, dao xây, bàn xoa, cào, thước dây, xô, mũ bảo hộ,
…để trẻ dễ dàng nhận biết, dễ lấy, dễ cất mỗi khi sử dụng.

(Góc xây dựng)
- Góc khám phá trải nghiệm: Tôi đặt ở hành lang với khoảng khơng gian
rộng để trẻ có khơng gian để thực hiện các thí nghiệm nhỏ với các đồ dùng gần
gũi: Các loại hạt, cốc nhựa, màu nước, nước, phễu, kính lúp, sỏi, lá cây, rơm,…
Ngồi ra tơi bổ sung thêm những đồ dùng thật để trẻ khám phá như: bát, đũa,
xoong, chảo, máy xay sinh tố, máy ép hoa quả,…Đồ dùng đồ chơi được sắp xếp
gọn gàng, vừa tầm với của trẻ, thuận tiện cho trẻ sử dụng.


6

(Góc khám phá trải nghiệm)
- Góc nghệ thuật: Tơi chuẩn bị những nguyên vật liệu tái chế như: chai, lọ,
vỏ sữa chua, cốc nhựa, cốc giấy, lõi giấy, bảng gỗ, bìa catton, nắp chai nhựa,
xốp bọc hoa quả,…Nguyên vật liệu thiên nhiên như: lá cây, cành cây, hoa khô,
các loại hạt, rơm,…Cùng các nguyên vật liệu khác như: kim sa, màu sáp, màu
nước, keo dán, băng dính 2 mặt,…để trẻ sáng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp.

(Góc nghệ thuật)
- Góc thư viện: Tôi mua và sưu tầm những đồ dùng như: Quả địa cầu,
thước đo, cân thăng bằng, cân đĩa, đồng hồ, lịch bàn, lịch lock, thẻ số,…Tơi bố
trí ở gần cửa sổ với nguồn ánh sáng tự nhiên thuận tiện cho trẻ hoạt động.



7

(Góc thư viện)
- Góc phân vai: Tơi sử dụng mành treo để treo những mặt hàng cho trẻ chơi
bán hàng như: Các món ăn, rau củ quả, túi xách, các mặt hàng từ mây tre đan
như rổ, rá, nơm,…để trẻ có thể sử dụng ln mảng tường này để hoạt động.

(Góc phân vai)
2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp:
Việc thiết kế các góc hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm và theo hướng tiếp cận STEAM đã tạo được không gian lớp học gọn gàng,
đẹp mắt, các góc chơi nổi bật, đủ ánh sáng giúp trẻ dễ dàng nhận ra các góc mà


8
mình thích chơi, trẻ hứng thú tham gia chơi, trẻ ln cảm thấy có sự mới mẻ đối
với các góc chơi ở lớp. Thiết kế góc theo hướng tiếp cận STEAM là một cách
tuyệt vời để giúp cuốn hút trẻ hứng thú hoạt động, giúp trẻ trở nên năng động và
sáng tạo từ những bài học đơn giản trong khi hoạt động góc. STEAM mang đến
cho trẻ khơng gian hoạt động cực kỳ thú vị và đầy kích thích.
2.2. Biện pháp 2: Tạo góc chơi phong phú về nguyên vật liệu mở và đồ dùng
đồ chơi.
2.2.1. Nội dung biện pháp:
- Tích cực làm đồ dùng đồ chơi bổ sung ở các góc phù hợp với chủ đề, tận
dụng nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.
- Sưu tầm nguyên vật liệu từ thiên nhiên cho trẻ hoạt động tại các góc.
2.2.2. Cách thức thực hiện biện pháp
Ngoài những vật liệu phải mua như xốp dạ, giấy màu, bút màu, đề can...để
làm thì tơi tận dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm như thùng, bìa cát tông, xốp,

đĩa CD, lõi giấy, chai nước, hộp sữa chua...Tận dụng những nguyên vật liệu thiên
nhiên sẵn có ở địa phương như: rơm, lá cây, hạt na, hạt gấc, vỏ ngao, vỏ trai trai,
quả chè, lõi ngô khô, hoa khô,… để làm đồ dùng học liệu cho trẻ.
Với nguồn nguyên vật liệu đầy đủ, đa dạng này tôi lựa chọn những
nguyên vật liệu phù hợp với chủ đề để và từng góc hoạt động. Từ các vật liệu
này, khi về các góc chơi trẻ tự sáng tạo sản phẩm theo ý tưởng và đem trưng bày
ở các góc chơi, bằng cách này trẻ sẽ hứng thú với những sản phẩm mình làm ra
và tham gia vào các góc chơi một cách nhiệt tình hơn.
Ví dụ: Ở chủ đề “Nghề nghiệp” tôi tận dụng nguyên vật liệu từ phế liệu như:
hộp giấy, lõi giấy, bóng đồ chơi đã hỏng… kết hợp cùng xốp màu, tôi cùng trẻ
tạo ra những đồ dùng đồ chơi như: túi xách, dép, mũ, quà,…. sử dụng trong góc
phân vai.
Góc nghệ thuật tơi chuẩn bị ngun vật liệu từ thiên nhiên, nguyên vật liệu
tái chế như: hạt na, hạt gấc, vỏ lạc, vỏ ngao, lõi giấy, bìa catton, đĩa CD, nắp
nhựa, lõi giấy, chai lọ, cốc giấy, bảng gỗ, vỏ ốc, hoa khô… và các nguyên vật
liệu khác như: Kim tuyến, màu nước, màu sáp, keo sữa, keo dán, keo nến, dây


9
ruy băng, dây gai, len để trẻ sáng tạo nên những bức tranh đẹp tặng chú bộ đội:
tranh trang trí xe tăng từ hạt và len, bức tranh lá cờ tổ quốc từ vỏ ngao, chế tạo

(Góc nghệ thuật chủ đề nghề nghiệp)
Ở chủ đề “Gia đình” từ những chiếc ống hút nhiều màu sắc, vỏ can nước
giặt hay những vỏ sữa probi, hộp váng sữa, cơ và trị lớp tôi đã làm nên những
đồ dùng phục vụ cho hoạt động góc như: ngơi nhà, cái làn, phích nước, bộ cốc
chén, bát, cái tủ, cái quạt, giường,…những đồ dùng đồ chơi này có thể sử dụng
ở góc phân vai hay góc xây dựng.



10

(Đồ dùng cơ và trẻ tự làm ở góc nghệ thuật chủ đề gia đình)
Ở góc nghệ thuật tơi chuẩn bị cho trẻ những nguyên vật liệu thiên nhiên,
những nguyên vật liệu tái sử dụng như: vỏ cam, vỏ trứng, que kem để trang trí
ngơi nhà từ vỏ trứng sắc màu hay làm gáo múc nước từ vỏ cam.

(Góc nghệ thuật sử dụng nguyên vật liệu thiên nhiên ở chủ đề gia đình)
Chủ đề động vật, ở góc nghệ thuật tôi chuẩn bị cho trẻ những nguyên vật
liệu thiên nhiên như: củ khoai, củ hành tây, ống tre, đũa tre, lá cây; những
nguyên vật liệu tái sử dụng như: bìa catton, vỏ sữa susu, ống hút,…bổ sung băng
dính 2 mặt, keo dán,… để trẻ sáng tạo ra những con vật ngộ nghĩnh như con
trâu, con sư tử,…


11

Trẻ làm con trâu từ NVL thiên nhiên ở góc nghệ thuật

Trẻ làm đèn lồng từ NVL thiên nhiên ở góc nghệ thuật
2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp:


12
Với việc cô và trẻ cùng nhau sưu tầm nguyên vật liệu bổ sung vào các góc
chơi và cùng nhau tạo ra các đồ dùng đồ chơi và chơi với đồ chơi mình tạo ra,
trẻ rất hứng thú với các thành quả lao động của mình và thấy hãnh diện về sản
phẩm mình tạo ra, có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Bên cạnh đó việc tạo ra
các đồ dùng tự tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên hoặc các phế liệu có sẵn sẽ
làm phong phú hơn kho đồ dùng đồ chơi, giúp trẻ tham gia vào hoạt động góc

một cách hoạt động chủ động, tích cực, đạt được mục tiêu giáo dục.
2.3. Biện pháp 3: Tiếp cận STEAM tạo cơ hội và khuyến khích trẻ sử
dụng mơi trường hoạt động góc có hiệu quả.
2.3.1. Nội dung biện pháp
- Tạo cơ hội để trẻ được nói lên ý tưởng chơi với những đồ dùng đồ chơi
cô đã chuẩn bị tại các góc.
- Cho trẻ được lựa chọn và trải nghiệm, sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên
vật liệu phong phú tại các góc có hiệu quả.
- Khuyến khích trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu một cách
sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau.
2.3.2. Cách thức thực hiện biện pháp
Để hoạt động góc có hiệu quả theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, trẻ
khai thác mơi trường hoạt động có hiệu quả, tích cực, ở mỗi buổi chơi tơi đều có
các thủ thuật và cách thức khác nhau để cuốn hút trẻ vào hoạt động bằng cách
dùng trò chơi vận động, trò chơi dân gian hay vận động âm nhạc... để dẫn dắt trẻ
vào chủ đề chơi một cách nhẹ nhàng, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ quan sát, phát hiện các
góc chơi có đồ dùng, đồ chơi gì. (Video gây hứng thú bằng điệu nhảy sôi động)
Với cách làm như vậy, trẻ hào hứng chọn trị chơi, nói lên ý tưởng chơi,
cách chơi với những đồ dùng, đồ chơi mà tôi đã chuẩn bị tại các góc. (Video
trẻ nói lên ý tưởng chơi)
Trong q trình trẻ chơi, tơi quan sát q trình hoạt động của trẻ để có sự
hỗ trợ, định hướng kịp thời khi trẻ gặp khó khăn để cho buổi chơi có hiệu quả,
khai thác hiệu quả sử dụng đồ dùng, đồ chơi, cụ thể:


13
- Khi về góc chơi tơi để trẻ tự lựa chọn đồ dùng, đồ chơi mà trẻ thích và
sử dụng chúng có hiệu quả. Với những đồ dùng đồ chơi mới mà trẻ chưa biết
sử dụng đúng mục đích tơi sẽ gợi ý, hướng dẫn trẻ sử dụng. Tôi luôn khuyến
khích trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu sáng tạo bằng nhiều cách

khác nhau. Đặc biệt sản phẩm trẻ làm ra sẽ được sự khuyến khích, động viên
kịp thời của giáo viên.
Ví dụ: Ở góc xây dựng chủ đề “Gia đình” tơi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng đồ
chơi như: gạch, cổng, hàng rào từ vỏ sữa, ngơi nhà, cây xanh, rau,…Bên cạnh
đó ở mảng tường mở tôi và trẻ đã xây dựng bản thiết kế công trình ngơi nhà của
bé rất đẹp. Về góc chơi này trẻ sẽ tự phân vai chơi và lựa chọn đồ dùng, đồ chơi
đã chuẩn bị và sử dụng chúng để xây nên cơng trình ngơi nhà của bé sáng tạo và
đẹp mắt. (Video trẻ phân vai chơi và chơi ở góc xây dựng)
- Ở góc học tập chủ đề “Thực vật” tôi chuẩn bị cho trẻ những bài tập với
các chữ cái h, k; tạo chữ cái từ hoa xốp; bài tập với số lượng 9 trên giấy và ở
mảng tường mở, sách, tranh về cây xanh, hoa, rau, củ, quả…Trẻ tự lựa chọn
nội dung chơi, đồ dùng đồ chơi mà trẻ thích và tích cực chơi. (Video trẻ lựa
chọn đồ chơi và chơi ở góc học tập)
- Ở góc khám phá chủ đề “Nghề nghiệp” tôi chuẩn bị cho trẻ những chiếc
áo, quần, hoa, nguyên liệu đan tết. Ngoài ra cịn có ngun vật liệu từ thiên
nhiên như: rơm nếp, cùi ngô, đỗ, gạo,..Với những đồ dùng đồ chơi, nguyên vật
liệu phong phú này trẻ sẽ say sưa, sáng tạo làm nên những sản phẩm đẹp mắt.
(Video trẻ chơi ở góc khám phá)
Với những đồ chơi, trị chơi khó, kỹ năng phức tạp hay trị chơi áp dụng
nhiều tính năng khác nhau thì tơi dạy cho một vài trẻ nhanh nhẹn thuần thục để
cùng cô hướng dẫn bạn cùng chơi. Không chỉ hướng dẫn trẻ chơi đơn thuần với
đồ chơi mà trong khi hướng dẫn tuỳ từng loại đồ chơi khác nhau cơ có thể hỏi
trẻ xem ngồi cách chơi mà cơ hướng dẫn ra thì trẻ cịn phát hiện ra xem có cách
chơi nào khác khơng?
Đặc biệt, khi hướng dẫn trẻ chơi tôi khéo léo chọn hỗ trợ, tác động cho trẻ
đúng lúc, đúng thời điểm để tránh làm trẻ mất hứng thú.


14
2.2.3. Kết quả của biện pháp

Việc được lựa chọn góc chơi, nội dung chơi, đồ dùng đồ chơi theo ý
thích và nói lên ý tưởng chơi giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
góc. Trước khi áp dụng biện pháp, trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
góc là 46,7%. Sau khi thực hiện biện pháp, trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt
động góc là 93,3%. Qua đó, trẻ thể hiện kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi,
nguyên vật liệu, các mảng tường tại các góc có hiệu quả. Thể hiện ở tỉ lệ phần
trăm trẻ sử dụng mơi trường có hiệu quả trước khi áp dụng biện pháp là 43,4%.
Sau khi thực hiện biện pháp, trẻ sử dụng mơi trường có hiệu quả đạt 90%.
PHẦN C. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
1. Hiệu quả của biện pháp
1.1. Đối với giáo viên
- Môi trường sạch sẽ, an tồn, có sự bố trí các góc hợp lý, kích thích trẻ

hoạt động tích cực, sáng tạo giúp cho giáo viên: Có kiến thức, phương pháp phù
hợp xây dựng môi trường lớp học.
1.2. Đối với trẻ
Môi trường hoạt động góc theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và tiếp cận
STEAM giúp trẻ hứng thú, tích cực, sử dụng mơi trường hoạt động góc có
hiệu quả.
Q trình áp dụng giải pháp, tôi đã thu được kết quả khá khả quan. Thể
hiện qua các bảng so sánh kết quả so với đầu năm học như sau:
Bảng so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện biện pháp

TT

NỘI DUNG

Trước khi áp
Sau khi áp
dụng biện pháp dụng biện pháp


Tỉ lệ
tăng

Số
trẻ đạt

Tỉ lệ

Số
trẻ đạt

Tỉ lệ

28/30

93,3%

46,6%

90%

50%

1

Trẻ hứng thú, tích cực
hoạt động tại các góc.

14/30


46,7%

2

Trẻ sử dụng mơi
trường hoạt động góc

12/30

40%

27/30


15
có hiệu quả.
2. Văn bản, tài liệu tham khảo
STT

Ngày ra văn bản

1

07/03/2017

Tên văn bản, tài liệu tham khảo
Kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 20162020


2

Chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28

3

Sách: Xây dựng môi trường giáo dục trong trường
mầm non theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm
Giáo dục STEAM/ STEAM từ trải nghiệm thực
hành đến tư duy sáng tạo.
PHẦN D. CAM KẾT
“Biện pháp xây dựng môi trường hoạt động góc cho trẻ 5 - 6 Tuổi A5

theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và tiêp cận STEAM ở Trường Mầm Non ...”
đã được tôi áp dụng có hiệu quả. Biện pháp này có tính khả thi khi áp dụng cho
các lớp mẫu giáo trường Mầm Non ... và các trường Mầm Non trong tồn
huyện.
Tơi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; không sử dụng biện
pháp đã được đề xuất để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó; các
biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về kết quả, sự tiến bộ của trẻ
em là trung thực.



×